Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tư duy nghệ thuật “Thần linh chủ nghĩa” trong thần thoại Hy Lạp và thần thoại Ấn Độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.92 KB, 7 trang )

TƯ DUY NGHỆ THUẬT “THẦN LINH CHỦ NGHĨA”
TRONG THẦN THOẠI HY LẠP VÀ THẦN THOẠI ẤN ĐỘ
BÙI THỊ ÁNH THU – TRƯƠNG THỊ QUY
Khoa Ngữ văn

Văn học so sánh là một ngành nghiên cứu mới của lý luận thế giới, chỉ mới ra đời và
phát triển trong khoảng thế kỉ XIX nhưng đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn.
Từ chối các ranh giới để hướng đến những tập hợp văn học rộng lớn có tính quốc tế,
xích gần những hiện tượng văn học liên quốc gia vốn khá cách biệt trong không gian và
thời gian, mở rộng việc so sánh văn học với những lĩnh vực khác nhau của nghệ thuật
(âm nhạc, điện ảnh, hội họa) với các lĩnh vực diễn tả khác của nhân loại như triết học,
tôn giáo, nhân loại học, xã hội học đã trở thành một nguyên tắc của văn học so sánh.
Đồng thời văn học so sánh còn tiếp nhận vào bản thân nó những thành tựu của các lĩnh
vực nghiên cứu văn học khác như Phân tâm học, Xã hội học, Biểu tượng học… Chính
những yếu tố này mang lại những cơ sở vững chắc cho văn học so sánh phát triển nhưng
đồng thời cũng hàm chứa bên trong nó nguy cơ tự đánh mất chính mình của văn học so
sánh. Nghiên cứu và so sánh văn học dân gian ra đời cùng với sự ra đời của văn học so
sánh cũng đạt được khơng ít những thành tựu với tên tuổi của các nhà khoa học nổi
tiếng như Đinh Gia Khánh, Nguyễn Đổng Chi… và mở ra cho chúng ta những hiểu biết
về văn học dân gian một cách toàn diện, khơng cịn bị bó hẹp trong khn khổ nhất định
về lãnh thổ hay văn hóa. Đó là điều đáng mừng cho nghiên cứu văn học nước ta.
Trong tiến trình văn học nhân loại có thể xem thần thoại là những tác phẩm văn học đầu
tiên của mỗi dân tộc, khi tư duy con người cịn rất mơng muội, sơ khai và chưa có
những hiểu biết khách quan về thế giới. Từ những hướng tiếp cận khác nhau có thể có
rất nhiều những khái niệm về thần thoại hiểu theo cả nghĩa rộng lẫn nghĩa hẹp. Từ cái
tên “thần thoại” cũng đã có thể cho chúng ta một cách hiểu phổ quát rằng đó là huyền
thoại về những vị thần. Qua quá trình tìm hiểu một số giáo trình của các tác giả nghiên
cứu văn học dân gian cũng có thể đưa ra khái niệm phổ biến khác về thần thoại như sau:
Thần thoại là một thể loại của văn học dân gian kể về các vị thần, các anh hùng, những
người sáng tạo văn hóa, phản ánh lịch sử và xã hội của người xưa theo một phương
thức riêng (phương thức thần thoại). Đó là một thể loại đã được hình thành từ rất sớm.


Nhân vật chính của thần thoại là những anh hùng, các vị thần, những người có cơng lớn
với quốc gia, dân tộc. Phương thức phản ánh của nó cũng có những đặc trưng tương đối
khác biệt mà các thể loại tiếp nối hay cả các sáng tác huyền thoại thế kỉ XX khơng có
được, đó là phương thức thần thoại.
Và khi nhắc đến thần thoại, chúng ta không thể không kể đến hai bộ thần thoại nổi tiếng
trên thế giới là thần thoại Hy Lạp ở phương Tây và thần thoại Ấn Độ ở phương Đông.
Hai bộ thần thoại trên đã thu nạp vào bản thân nó những vẻ đẹp về khoa học, lịch sử,
tơn giáo, tín ngưỡng, hiểu biết… của hai dân tộc lớn thời bấy giờ. Đó là niềm tự hào
chung của văn học thế giới bởi khả năng ảnh hưởng và sức sống mạnh mẽ của nó vẫn
cịn tồn tại cho đến ngày nay.
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014
Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 12/2013, tr: 151-157


152

BÙI THỊ ÁNH THU – TRƯƠNG THỊ QUY


 

Tư duy nghệ thuật là một bộ phận của hoạt động nghệ thuật nhằm khái quát hóa hiện
thực và giải quyết những nhiệm vụ thẩm mĩ. Tư duy nghệ thuật có thể được biểu hiện
trên văn bản một cách trực tiếp hay gián tiếp nhưng phổ biến nhất là thơng qua hình
tượng nghệ thuật. Mặc dù là những sáng tác văn học thời kì đầu nhưng thần thoại cũng
chịu sự chi phối của hệ thống tư duy nghệ thuật nhất định mà theo Đặng Anh Đào nhận
định trong bộ sách Văn học phương Tây là: “Ý thức hệ trong thần thoại là ý thức hệ
thần linh chủ nghĩa. Những sinh vật, những hiện tượng tự nhiên và cả những vật thể vô
tri vô giác mà con người không hiểu nổi đều được gán cho một sức sống, một sức mạnh
nào đó”. [13, tr. 21]

Thần thoại nảy sinh do nhu cầu giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hôi con người
thời tiền sử. Họ đã phát hiện được những vấn đề mang tính khoa học đúng đắn về một
số hiện tượng tự nhiên, đồng thời cũng chứa đựng khơng ít những yếu tố hoang đường,
phi lý, thể hiện sự bất lực của con người trong quá trình chinh phục thiên nhiên. Để bù
đắp lại tất cả những điều đó thì họ đã quy tất cả vào hoạt động của các thần linh. Những
hiện tượng kì ảo, hoang đường là kết quả của sự nhào nặn thế giới tự nhiên trong trí
tưởng tượng của họ. Thần thoại, tư duy thần thoại là một hiện tượng mang tính lịch sử,
là sản phẩm của một thời đại còn hạn chế (thấp kém) về mặt tư duy trong Cơng Xã Thị
Tộc. Đồng thời, họ có một niềm tin to lớn vào thế giới thần linh mà mình dựng nên, cho
rằng vạn vật hữu linh. Như vậy có nghĩa là họ khơng chỉ tơn sùng các nhân vật thần mà
còn đưa họ lên mức cao nhất trở thành một thứ thần linh chủ nghĩa. Một hiện tượng chỉ
xuất hiện trong văn học giai đoạn đầu.
Mặc dù có sự khác biệt về văn hóa và địa lý nhưng trong quá trình sáng tác thần thoại
Hy Lạp và Ấn Độ ta vẫn nhận ra sự tương đồng trong tư duy nghệ thuật của hai dân tộc.
Đặng Anh Đào đã nêu ý kiến về hiện tượng thần hóa các yếu tố tự nhiên và con người
trong thần thoại Hy Lạp như sau: “Ý thức hệ trong thần thoại là ý thức hệ thần linh chủ
nghĩa. Những sinh vật, những hiện tượng tự nhiên và cả những vật thể vô tri vô giác mà
con người không hiểu nổi đều được gán cho một sức sống, một sức mạnh nào đó” [13,
tr. 21]. Bên cạnh đó là ý kiến của Cao Huy Đỉnh về yếu tố “thần” trong xây dựng thần
thoại Ấn Độ: “Phiếm thần luận duy tâm và lòng ngưỡng mộ thần tượng tối cao đã đưa
tới những nguyên tắc mỹ học phản hiện thực” [14, tr. 81]. Đồng thời, Ăngghen cũng
cho rằng: “Người ta đã nhân cách hóa các lực lượng thiên nhiên thành những ông thần
đầu tiên, những ông thần này trong quá trình phát triển về sau của tơn giáo, mang một
hình dáng ngày càng siêu tự nhiên” [14, tr. 39]. Từ những ý kiến trên có thể khẳng định
rằng thần thoại Hy Lạp và Ấn Độ được hình thành trên cơ sở tư duy nghệ thuật “thần
linh chủ nghĩa”.
Tiền đề chính để giải thích cho hệ tư duy thần linh chủ nghĩa trong thần thoại là thứ
nhất, người ngun thủy chưa tách mình ra khỏi mơi trường tự nhiên thuần túy và xã
hội hạn hẹp bao quanh. Thứ hai, tư duy người nguyên thủy còn giữ những đặc điểm của
sự chưa phân tách, nó hầu như chưa tách khỏi môi trường ấn tượng, tự phát. Từ những

hiểu biết ban đầu về môi trường và nhận thức của người Hy Lạp và Ấn Độ cổ đại ta có
thể nhận ra mức độ hiểu biết hạn hẹp cũng như phương thức tiếp cận hiện thực trực


TƯ DUY NGHỆ THUẬT “THẦN LINH CHỦ NGHĨA”...

153


 

quan và sáng tạo thần thoại của họ. Bên cạnh đó các nhà khoa học cũng đã có những
nghiên cứu mới nhằm giải thích cho sự tương đồng về tư duy nghệ thuật trong sáng tác
thần thoại. Trong đó phải kể đến sự lý giải của thuyết tiến hóa, một trong những lý
thuyết vĩ đại của thế kỉ XIX. Theo đó, thuyết tiến hóa giả thuyết mọi dân tộc đều trải
qua một q trình phát triển văn hóa từ trình độ dã man hay ngun thủy (savagery),
qua trình độ chưa có văn minh (civilization). Như vậy, thuyết tiến hóa khẳng định rằng
khơng có sự giao lưu hay ảnh hưởng đặc biệt nào từ các nền văn hóa lớn này dẫn đến sự
tương đồng về tư duy nghệ thuật khi sáng tác thần thoại mà chỉ có thể được giải thích
rằng mỗi dân tộc trên thế giới đều có những thời kì phát triển đồng thời, tương đối
giống nhau. Vì vậy, dù ấn Độ và Hy Lạp cách xa nhau về mặt văn hóa và địa lý nhưng
tư duy ban đầu của họ lại có sự tương đồng. Hỗ trợ cho lý thuyết này còn kể đến quan
điểm của trường phái nhân chủng học đã giải thích thần thoại như là sản phẩm của trí
tưởng tượng nhân cách hóa, của quan niệm vạn vật hữu linh, thần thoại hóa giới tự
nhiên. Nghĩa là theo họ, mọi dân tộc ban đầu khi sáng tạo ra thần thoại đều xuất phát từ
sự hư cấu. Lý thuyết trên đã góp phần khẳng định đặc trưng quan trọng của thần thoại
nói riêng và sáng tạo nghệ thuật nói chung. Tuy nhiên, trường phái này lại chưa giải
thích được vì sao con người trong giai đoạn đầu lại sử dụng tưởng tượng mà không phải
là một công cụ nào khác để lý giải tự nhiên và vì sao lại có sự tương đồng đặc biệt như
vậy giữa các hệ thống thần thoại lớn trên thế giới.

Chủ nghĩa Mác đã giải quyết vấn đề tương đồng trong tư duy nghệ thuật “thần linh chủ
nghĩa” giữa thần thoại Hy Lạp và Ấn Độ một cách triệt để hơn cả, bằng cách gắn liền
hai thần thoại với thời đại sản sinh ra nó. Đối với thần thoại Ấn Độ là khoảng thế kỉ III
trước Công nguyên và thần thoại Hy Lạp là khoảng thế kỉ IV trước Công nguyên. Ra
đời và phát triển trong xã hội nguyên thủy, thần thoại là sản phẩm của một trình độ nhận
thức của nhân loại. Ở trình độ này, do chưa hiểu được quá trình diễn tiến của tự nhiên,
xã hội và đời sống con người, người nguyên thủy đã giải quyết các quá trình ấy như là
kết quả những hoạt động của các lực lượng siêu nhiên. Lối tư duy ấy được coi là lối tư
duy thần thoại rất phổ biến trong các xã hội cổ xưa. Trong các truyện thần thoại, những
điều quan sát thực tế, những kinh nghiệm lao động và kinh nghiệm lịch sử - xã hội hòa
lẫn vào lối tư duy thần thoại, đã làm nảy sinh những hình tượng nghệ thuật thần thoại
giàu trí tưởng tượng. Đặc biệt, đối với thần thoại Hy Lạp và Ấn Độ thì khơng chỉ tồn tại
những nhân vật thần đơn lẻ mà là một hệ thống các vị thần có quan hệ gắn kết, khăng
khít với nhau.
Từ những nhận định trên chúng ta cũng có thể khẳng định rằng, khơng có sự tác động
qua lại giữa hai nền văn hóa phương Đơng và phương Tây tạo nên nét gần gũi về mặt tư
duy nghệ thuật “thần linh chủ nghĩa” trong sáng tạo thần thoại mà do quy luật phát triển
của xã hội loài người nói chung đã đạt đến sự tương đồng nhất định, sự ổn định trong
từng bước đi. Khơng chỉ có thần thoại Ấn Độ và Hy Lạp mà cịn có nhiều thần thoại của
các nước khác cũng có những nét tương đồng đặc biệt kì diệu này. Điều này chỉ có thể
lý giải được khi ta đặt các nền văn học gần lại với nhau để tiến hành so sánh và đặt văn
học trong sự liên quan với nhiều ngành khoa học khác. Đó là một bước đi cần thiết cho
các ngành khoa học nghiên cứu văn học.


154

BÙI THỊ ÁNH THU – TRƯƠNG THỊ QUY



 

Một đặc điểm nữa của tư duy nghệ thuật “thần linh chủ nghĩa” trong thần thoại cũng rất
đáng quan tâm là việc là người Hy Lạp và Ấn Độ cổ đại không coi đó là những sáng tác
nghệ thuật đúng nghĩa, nghĩa là không tự giác xây dựng và sử dụng các hình tượng thần
thoại như một phương tiện nghệ thuật để phản ánh nghệ thuật. Trí tưởng tượng của họ
cịn hịa lẫn với tư duy thần thoại. Vì vậy họ tin rằng các hình tượng thần thoại là những
hình ảnh có thực về tự nhiên và đời sống con người. Cái có thực này được bao phủ một
vầng hào quang thần thánh. Vì đó là cái có thực có tính ngun mẫu, do đó có tính chất
mẫu mực thiêng liêng. Hư cấu để sáng tạo thần thoại và giải thích thế giới bằng những
hiểu biết ngây thơ, non nớt của mình. Đồng thời, khơng xem thần thoại như sản phẩm
của trí tưởng tượng mà liên tục cố gắng hiện thực nó.
Sự tương đồng này dẫn đến hàng loạt những tương đồng khác về nhân vật, kết cấu, mơ
típ, ngơn ngữ... thần thoại. Khảo sát sự ảnh hưởng của tư duy nghệ thuật này đến hai tác
phẩm thần thoại là một cách để chúng ta khẳng định rằng: “Ý thức hệ trong thần thoại
là ý thức hệ thần linh chủ nghĩa” [13, tr. 21].
Yếu tố đầu tiên quan trọng và thể hiện rõ nhất ảnh hưởng của tư duy nghệ thuật “thần
linh chủ nghĩa” trong sáng tạo thần thoại chính là cách các tác giả dân gian xây dựng hệ
thống nhân vật của mình. Trong đó nổi bật nhất là hệ thống các nhân vật thần. Thần
thoại Hy Lạp và Ấn Độ đã xây dựng một hệ thống thần đa dạng, phong phú gắn liền với
mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội. Điều đó xuất phát từ quan niệm của người xưa: vạn
vật đều có linh hồn. Từ nhận xét này kết hợp với cách tư duy thô sơ, non nớt của các tác
giả dân gian đã tạo thành một dấu ấn đặc biệt cho thần thoại. “Trong buổi sơ khai của
lịch sử, thần thoại chính là tơn giáo của nhân dân. Trên mảnh đất văn học này, thần tồn
tại khắp nơi, lễ tế thần là những ngày hội thiêng liêng của nhân dân, trong sinh hoạt,
lao động, chiến đấu đều có sự hiện diện của thần, mỗi con suối, dịng sơng, núi, biển cả
đều có chuyện về thần. Thần là chỗ dựa về mặt tinh thần, là sự dẫn dắt của niềm tin.
Thần gắn bó với cuộc sống của con người. Thế giới quan thần linh chủ nghĩa bao trùm
lên thần thoại về các gia hệ thần. Sự tích về các thần chắc chắn được đặt ra từ lúc xa
xưa, trong cuộc sống mông muội mà tư duy của con người cịn rất hạn chế, do đó nhân

vật thần được xây dựng dựa trên cơ sở trí tưởng tượng ngộ nghĩnh, chất phác của người
xưa” [13, tr. 23]. Dạng nhân vật thần linh tồn tại một cách phong phú về số lượng cũng
góp phần khẳng định một quan niệm nâng con người ngang tầm thần thánh. Nó phản
ánh những sinh hoạt vật chất và tinh thần của người cổ đại. Người ta thờ cúng một vị
thần nào đấy thì xen lẫn cảm xúc về cái đẹp, cái anh hùng, cái cao cả trong cuộc sống, là
cảm xúc sợ hãi và sùng bái, tin tưởng vào sức mạnh siêu tự nhiên và thần bí của vị thần
đó. Nhân vật thần linh là kiểu nhân vật đặc thù của thi pháp thần thoại. Đó là kiểu giải
thích thần thánh bằng con người vì sự hiện hữu của thần thánh là khơng trơng thấy được
và không bàn cãi được, vậy nên con người, thế giới loài người trần tục là nguyên mẫu
để tư duy thần thoại sáng tạo nên thế giới thần linh.
Tư tưởng tơn giáo và triết lý thần bí giai đoạn đầu đã chi phối sâu sắc mỹ cảm của
người cổ đại, nên từ chỗ sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên, họ đã để thần thánh
can thiệp một cách sâu sắc đến vận mệnh con người, con người như chỉ là một công cụ


TƯ DUY NGHỆ THUẬT “THẦN LINH CHỦ NGHĨA”...

155


 

của thánh thần. Thần thánh trong thần thoại Ấn Độ và Hy Lạp rõ ràng đã thâm nhập khá
sâu vào cuộc sống của con người. Tất cả đều do thần định đoạt, định mệnh mạnh hơn sự
cố gắng của con người. Tư duy này xuất phát từ việc con người cổ đại đã quá đề cao
thần linh trong cuộc sống hiện thực mà tạo ra. Con người vì quá sợ hãi thiên nhiên đã
sáng tạo ra thần linh nhằm khắc phục nỗi sợ cố hữu đó nhưng rồi chính họ lại bị giam
hãm trong những gì mà mình tưởng tượng ra, đến nỗi không thể phân biệt được đâu là
thực, đâu là ảo.
Một yếu tố góp phần hình thành nên tư duy nghệ thuật “thần linh chủ nghĩa” trong thần

thoại Hy Lạp và Ấn Độ là việc xây dựng những hiện tượng tự nhiên gắn liền với thần
linh. Các yếu tố, sự vật, hiện tượng trong tự nhiên như mưa, gió, sấm, chớp, biển, trời,
đất… đều được gắn với một vị thần nhất định. Từ đó mọi biến chuyển, khai sinh, phát
triển đến mất đi của các hiện tượng tự nhiên và xã hội này đều tùy thuộc vào hoạt động
của các vị thần đó mà ra.
Bên cạnh việc xây dựng hệ thống thần linh đa dạng, phong phú thì ta cịn nhận ra sự tồn
tại của một hệ thống những nhân vật anh hùng không kém phần quan trọng. Do chịu sự
chi phối của tư duy nghệ thuật “thần linh chủ nghĩa” trong xây dựng thần thoại mà các
nhân vật này cũng ít nhiều mang dấu ấn thần linh. Loại thần thoại này nhằm mục đích
làm nổi bật những chiến cơng phi thường của những đại diện xuất sắc của con người
trong lĩnh vực sản xuất và chiến đấu. Những nhân vật anh hùng là những nhân vật có
sức mạnh vơ địch, trí tuệ tuyệt vời, đã chiến đấu và chiến thắng những kẻ thù bất chấp
khó khăn và gian lao tưởng chừng như khơng thể nào vượt qua nổi. Chính vì vậy, chiến
cơng của họ thật sự phi thường và họ là những con người trần tục nhưng sánh tựa thần
linh. Những nhân vật này ít nhiều mang dấu ấn thần linh, thể hiện trước hết ở thành
phần xuất thân. Họ đều là những con người có gốc gác thần linh, nếu không họ cũng là
những con người được thần thánh bảo trợ. Rõ ràng trong quan niệm nhân dân, những
nhân vật người có xuất thân từ thần linh hoặc đại diện cho thần linh là tiêu biểu cho toàn
thể cộng đồng, là thành phần ưu tú của xã hội. Một điều đáng chú ý là để giảm bớt tính
chất thần thoại, khiến nhân vật của mình mang hơi thở thời đại thì các tác giả dân gian
đã giảm bớt hoặc lược bỏ tính chất thần thánh ở nhân vật, kéo họ gần gũi với con người
hơn. Tuy nhiên, cũng có thể nhận thấy sự ảnh hưởng của tư duy nghệ thuật “thần linh
chủ nghĩa” trong việc xây dựng nhân vật này nhằm thỏa mãn tâm lý người nghe là trong
những chiến công, chiến thắng của họ thường phải nhận được sự phù trì, bảo hộ của
thần linh.
Yếu tố khơng gian nghệ thuật của một tác phẩm văn học cũng là cách mà các tác giả
dân gian gởi gắm tư duy nghệ thuật của một thời đại. Có thể nói không gian đặc trưng
mang dấu ấn tư duy nghệ thuật “thần linh chủ nghĩa” trong thần thoại Hy Lạp và Ấn Độ
là khơng gian thiên đường. Loại hình khơng gian này xuất hiện khá đậm nét trong thần
thoại bởi đối tượng miêu tả trực tiếp của thần thoại là thần linh và những yếu tố tồn tại

xung quanh cuộc sống của họ. Không gian tiên giới thường được miêu tả một cách đặc
biệt với tính chất rộng lớn, huyền ảo, đầy vẻ hấp dẫn. Ở đó tồn tại tất cả những gì đẹp đẽ
nhất mà trần gian có, đồng thời cũng tồn tại cả những gì mà cuộc sống trần gian không


156

BÙI THỊ ÁNH THU – TRƯƠNG THỊ QUY


 

thể có được. Đó là khơng gian mà khơng chỉ con người ham muốn, ngay cả các vị thần
cũng rất ao ước được chiêm ngưỡng và hưởng thụ. Gắn với đặc điểm của kiểu nhân vật
thần linh thì khơng gian tiên giới là một trong những đặc trưng cơ bản thật sự tạo ra sự
khác biệt giữa thần thoại và các thể loại văn học về sau. Ngồi khơng gian thiên đường
thì rất nhiều những hình thức khơng gian khác được xây dựng trong thần thoại cũng
chịu sự chi phối của tư duy nghệ thuật “thần linh chủ nghĩa”. Không gian vũ trụ được
mở rộng ra đến tận cùng, bao la, hùng vĩ nhằm thể hiện sức mạnh to lớn của các vị thần,
sự ảnh hưởng của họ đối với thiên nhiên. Khơng gian thần thoại là khơng gian vũ trụ,
khó xác định cụ thể kích cỡ, nơi chốn, vị trí. Tác giả thần thoại chỉ đề cập một cách
chung chung về loại hình khơng gian này và người đọc cũng chỉ nhận ra chúng mang
tầm kích cỡ vũ trụ.
Thời gian nghệ thuật của thần thoại chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố cấu thành tác
phẩm, đặc biệt là tư duy nghệ thuật “thần linh chủ nghĩa”. Để phù hợp với kiểu nhân vật
thần thoại cũng có một hệ thời gian thần thoại tương ứng. Thời gian trong thần thoại là
thời gian không xác định, thời gian vĩnh hằng. Các truyện không chỉ ra vào thời gian nào,
chỉ biết thuở xưa, thuở mới khai thiên lập địa. Nhưng thuở khai thiên lập địa là vào khi
nào rồi kết thúc ra sao, thần thoại khơng nói rõ bởi lẽ thế giới thần là thế giới của vĩnh
hằng. Thần khơng có tuổi, không biết thần sinh ra khi nào. Thần không bao giờ chết.

Cốt truyện thần thoại ở các quốc gia khác nhau khá đa dạng, phong phú thể hiện trình độ
phát triển nhất định của văn học dân tộc đó. Một trong những dạng kết cấu khác của thần
thoại, đó là dạng một cốt truyện mang hình thức liên kết của nhiều cốt truyện đơn, làm
nên một hệ thần thoại. Hệ thần thoại (mifologie), theo E. M. Mêlêtinxki, chính là tổng thể
những câu chuyện về các thần và các nhân vật, đồng thời là hệ thống những quan niệm
hoang đường về thế giới. Kết cấu này, nhìn chung là kết cấu của những áng sử thi - thần
thoại lớn. Ở những hệ thần thoại này, trong quá trình lưu truyền, các cốt truyện đơn có
mối liên hệ móc xích với nhau đồng thời ở mức độ nào đó chúng có tính độc lập tương
đối. Đây là kiểu cốt truyện phổ biến của thần thoại Hy Lạp và Ấn Độ mà theo nhận định
ban đầu là cốt truyện liên hoàn. Nhân vật thần linh không chỉ được xây dựng dựa trên
những câu chuyện rời rạc, thiếu sự liên kết như thần thoại một số nước mà giờ đây đã tạo
thành một hệ thống chặt chẽ, đan cài mạch lạc, thống nhất. Nhân vật thần hay người anh
hùng không chỉ xuất hiện như nhân vật chính của câu chuyện này mà cịn trở thành những
nhân vật phụ cho các câu chuyện khác, từ đó mà ta có cái nhìn tồn diện hơn về các nhân
vật này. Xuất thân, tài năng, tính cách, mặt tốt lẫn mặt xấu của họ... lần lượt được bộc lộ.
Vì vậy, người đọc khơng hề có cảm giác gượng ép khi các nhân vật này được ngợi ca hết
lời hay bị khinh thường. Họ đã chứng tỏ được tất cả các phẩm chất của mình một cách
xứng đáng thơng qua hệ thống câu chuyện liên hoàn này.
Với người Hy Lạp cổ đại, thần thoại còn là cái mà thế giới nói với con người thơng qua
những biểu tượng. Trong thế giới ln có sự tồn tại của cái sống, cái chết, của sông, núi,
cỏ cây, hoa trái, của các nghề thủ công, của làng mạc, thành phố…, và tất cả những cái
này đều là thực tại. Thần thoại vạch ra bản chất, cội nguồn của những thực tại ấy, thể hiện
chúng qua những motip văn học thường thấy. Với người Hy Lạp cổ đại, cội nguồn – đó


TƯ DUY NGHỆ THUẬT “THẦN LINH CHỦ NGHĨA”...

157



 

không chỉ đơn giản là một cái gì đó đã từng tồn tại. Do vậy, khi coi cội nguồn là cái khởi
thuỷ, bản nguyên, chủ yếu, chân thực, người Hy Lạp cổ đại đã sử dụng những cội nguồn
này để giải thích cái hiện tại. Họ đã sử dụng thần linh để giải thích cội nguồn của con
người và của vạn vật như là một cách để đề cao thần linh trong sáng tác thần thoại.
Thần thoại là bức tranh toàn cảnh của cả một thời đại huy hoàng của quá khứ xa xăm
của loài người. Nghệ thuật phản ánh chủ yếu của thần thoại là phóng đại, kỳ vĩ vì điều
này phù hợp với khung cảnh kỳ bí, hoang sơ của thiên nhiên và xã hội thời cổ đại. Đây
là một trong những đặc trưng thi pháp quan trọng của thần thoại góp phần thể hiện hình
thức của tư duy nghệ thuật “thần linh chủ nghĩa”. Nghệ thuật phóng đại đã làm cho thần
thoại thêm hấp dẫn bởi những hình tượng nhân vật mang tầm cỡ lớn lao với sức mạnh
siêu nhiên mà con người đời sau không bắt chước được. Cũng nhờ nghệ thuật phóng đại
mà các nhân vật thần thoại có được sức sống lâu bền, vượt qua mọi thời gian để cịn lại
với chúng ta ngày nay. Có thể nói phóng đại là nghệ thuật chủ yếu của thần thoại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
[7]
[8]
[9]
[10]
[11]
[12]
[13]
[14]


Bùi Mạnh Nhị (2002). Văn học dân gian những cơng trình nghiên cứu, NXB Giáo
dục.
Lương Văn Khế ( 2010). Văn hóa Châu Âu lịch sử thành tựu hệ giá trị, NXB Giáo
dục.
Nguyễn Tấn Đắc ( 2000). Văn hóa Ấn Độ, NXB Thành Phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Văn Khỏa (2012). Thần thoại Hy Lạp, NXB Văn học Đông Á.
Nhiều tác giả (2008). Almanach - Những nền văn minh thế giới, NXB Văn hóa thơng
tin.
Phạm Hồng Minh, Việt Dũng, Thu Nga (2011). Thần thoại Ấn Độ, NXB Văn hóa
thơng tin.
Trần Đình Sử (2005). Văn học so sánh nghiên cứu và triển vọng, NXB ĐHSP.
Lê Thành dịch (2005). Thần thoại Ấn Độ, NXB Mỹ Thuật.
Chu Xuân Diên (2008). Nghiên cứu văn hóa dân gian, NXB Giáo Dục.
Chu Xuân Diên (1984). Từ điển Văn học tập II, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
Đặng Nghiêm Vạn (1987). Huyền thoại về nguồn gốc các tộc người, Tạp chí Văn hóa
dân gian, Hà Nội, Số 4, trang 22 – 28
Đinh Gia Khánh (1998). Văn học dân gian Việt Nam (tái bản lần thứ 3), NXB Giáo
dục.
Đặng Anh Đào (2002). Văn học Phương Tây, NXB Giáo dục.
Lưu Đức Trung (2009). Văn học Ấn Độ, NXB Giáo dục.

BÙI THỊ ÁNH THU, SV lớp Văn 4B, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
ĐT: 0126 251 6250, Email:
TRƯƠNG THỊ QUY, SV lớp Văn 4A, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
ĐT : 0122 556 255, Email:




×