Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

TƯ DUY NGHỆ THUẬT của MA văn KHÁNG TRONG TIỂU THUYẾT ĐỒNG bạc TRẮNG HOA xòe và mùa lá RỤNG TRONG vườn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.01 KB, 117 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI
--------

V TH DUYN

TƯ DUY NGHệ THUậT CủA MA VĂN KHáNG
TRONG TIểU THUYếT ĐồNG BạC TRắNG HOA XòE
Và MùA Lá RụNG TRONG VƯờN
Chuyờn ngnh : Vn hc Vit Nam hin i
Mó s
: 60220121

LUN VN THC S KHOA HC NG VN

Ngi hng dn khoa hc : GS.TS Trn ng Xuyn


HÀ NỘI - 2015
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Trần Đăng Xuyền –
người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Ngữ Văn – trường
Đại học Sư phạm Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin cảm ơn phòng Sau Đại học, Thư viện trường Đại học Sư phạm
Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp nguồn tài liệu quý giá.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình thân yêu đã tạo điều kiện, động
viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 9 năm 2015


Tác giả luận văn

Vũ Thị Duyến

2


MỤC LỤC

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1.

Văn học Việt Nam vốn gắn bó chặt chẽ với đời sống và vận mệnh của dân tộc,
cũng như cuộc sống cá nhân con người. Nền văn học trước 1975 có những
vấn đề riêng của nó. Đó là toàn bộ vấn đề hiện thực đời sống được phản ánh
thông qua hệ thống phạm trù chính trị - xã hội và tư tưởng lập trường đối lập,
loại trừ nhau: địch – ta, cũ – mới. Văn học hôm nay lại hướng đến những vấn
đề nhân sinh trong nội bộ chúng ta, giữa chúng ta với nhau. Văn học trước
1975 là tiếng nói phát ngôn cho ý thức cộng đồng và những chuẩn mực quy
phạm đã được thực hiện hóa trong ý thức cá nhân. Văn học sau 1975 lại là sự
bùng nổ của ý thức cá nhân trước nhu cầu tự nhận thức, tự biểu hiện của dân
tộc và thời đại. Vậy là hai giai đoạn văn học khác nhau gắn với hai tâm thế
sáng tạo khác nhau: một đằng là sáng tác theo tinh thần và ý thức cộng đồng;
một đằng là sáng tác theo kinh nghiệm và ý thức cá nhân. Ở cả hai giai đoạn
ấy đã có những người chiến sĩ văn hóa sung sức cho cuộc chiến của dân tộc
và cả những ngổn ngang cuộc sống thời bình. Từ Nguyễn Đình Thi, Anh Đức,

Phan Tứ, Nguyễn Quang Sáng cho đến Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu,
Ma Văn Kháng, Nguyễn Mạnh Tuấn … các tác giả đã ý thức sâu sắc về trách

1.2.

nhiệm cầm bút của mình.
Duyên phận với nghề từ những năm 60, với hành trình cầm bút nửa thế kỉ Ma
Văn Kháng là cái tên đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc ở cả hai
mảng đề tài truyện ngắn và tiểu thuyết. Ông là một trong những cây bút có
đóng góp đáng ghi nhận về đề tài miền núi trước năm 1975; đồng thời mở
đường cho sự nghiệp đổi mới văn học những năm 80 của thế kỉ XX. Quả là
không quá khi đánh giá Ma Văn Kháng là một cây bút sung sức của nền văn
học Việt Nam ở cả hai giai đoạn. Sự sung sức ấy là cả một hành trình biến
chuyển của tư duy nghệ thuật. Ở đề tài dân tộc miền núi, qua những trang viết
4


của mình, nhà văn đã đưa người đọc tiếp cận với cuộc sống và con người
miền biên ải, để thấu hiểu, để trân trọng và tạo sự bình đẳng trong mối quan
hệ miền xuôi, miền ngược. Tìm đến với cảm hứng thế sự: nhà văn đã nhìn
hiện thực cuộc đời với cái nhìn nhiều chiều để thấy cả mặt bề sâu với mối
1.3.

quan hệ ngổn ngang, chồng chéo và phức tạp của nó.
Ngay từ truyện ngắn đầu tay Phố cụt đăng trên báo Văn nghệ năm 1961 đến
các tác phẩm trước năm 1975 ở cả truyện ngắn, tiểu thuyết viết về đề tài miền
núi: Xa phủ (1969), Bài ca trăng sáng (1972), Góc rừng xinh xắn(1972),
Người con trai họ Hạng (1972), Mùa mận hậu (1972), Cái móng ngựa
(1973) đã khẳng định tài năng, tâm huyết của nhà văn. Những sáng tác giai
đoạn sau 1975 từ: Gió rừng (1976), Đồng bạc trắng hoa xòe (1979), Mưa

mùa hạ(1980), Mùa lá rụng trong vườn (1985),Vùng biên ải (1983), Đám
cưới không có giấy giá thú (1989), Côi cút giữa cảnh đời (1989)… Ma Văn
Kháng đã một lần nữa khẳng định được sự chuyển biến trong ngòi bút của
mình. Ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2012. Ông xem hoạt
động viết văn là phương tiện để đối thoại với những vấn đề cuộc sống đặt ra,
những trăn trở, suy tư của ông được soi chiếu từ tác phẩm và hiện thực đời
sống, có sức ám ảnh mạnh mẽ, phản ánh con người dưới mọi tọa độ đời sống,

1.4.

trong từng giai đoạn khác nhau của lịch sử dân tộc.
Văn chương là một nghề nghiệp đặc thù, điều này đặt ra vấn đề về lao động
viết văn và trách nhiệm của người cầm bút. Ý thức về nghề, về hoạt động
sáng tạo đích thực sẽ tạo cho mỗi nhà văn lựa chọn cho mình một cá tính sáng
tạo riêng, góp phần hình thành lên tạng văn của mỗi người để khi nhắc đến
văn phong, thể tài người ta liên tưởng ngay đến nhà văn đó. Nhưng để xác lập
được sự ổn định trong lối viết và hình thành nên phong cách của mỗi nhà văn
điều này còn phụ thuộc vào cái nhìn của mỗi nhà văn về đời sống. Ma Văn
Kháng đã chọn cho mình một con đường đi riêng trong dòng chảy chung đó.

5


Soi chiếu sự nghiệp của ông dưới góc độ của một hành trình tiểu thuyết hẳn là
chưa đủ. Hành trình ấy còn phản ánh sự chuyển biến trong tư duy nghệ thuật
của Ma Văn Kháng – đó là một vấn đề cần phải lưu tâm.
Vì vậy, lựa chọn đề tài Tư duy nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu

1.5.


thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe và Mùa lá rụng trong vườn thông qua hai
tiểu thuyết tiêu biểu cho hai giai đoạn, người viết đi sâu tìm hiểu tư duy nghệ
thuật của Ma Văn Kháng giai đoạn trước 1975 – giai đoạn sau 1975 và sự
chuyển biến của tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết của ông qua hai giai đoạn
sáng tác. Để từ đó cho thấy cái “bề sâu, bề xa” trong đường đời tiểu thuyết
2.

của ông; cùng những đóng góp của Ma Văn Kháng với nền văn học nước nhà.
Lịch sử vấn đề.
Với chặng đường năm mươi năm trong sự nghiệp văn chương, Ma Văn
Kháng là nhà văn viết đều, viết khỏe và thành công ở cả hai thể loại truyện
ngắn và tiểu thuyết. Ông đã có một gia tài sáng tác đồ sộ. Vì thế những tác
phẩm của ông được giới nghiên cứu, nhà phê bình và bạn đọc quan tâm. Đã có
hàng loạt những công trình nghiên cứu, những bài viết về những tác phẩm của
ông cả về truyện ngắn và tiểu thuyết. Trong đó có những công trình nghiên cứu
về hai tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe và Mùa lá rụng trong vườn:
Có thể kể đến bài viết “Đọc Đồng bạc trắng hoa xòe” của nhà văn
Hoàng Tiến. Bài viết được in ở phần đầu tác phẩm với tư cách lời giới
thiệu.Sau đó, bài viết còn được in trên Tạp chí Văn học số 1/1980.Đây là một
bài viết công phu, thể hiện sự đánh giá khách quan, công bằng về những
thành công và hạn chế của tác phẩm.
Cũng trong thời gian này, Báo Văn nghệ số 49 (840) ra ngày 8/12/1979
có đăng bài viết: “Đọc Đồng bạc trắng hoa xòe” của tác giả Trần Đăng
Suyền. Bài viết đánh giá đầy đủ thành công cả về mặt nội dung lẫn nghệ thuật
của tác phẩm: “Đồng bạc trắng hoa xòe đã tái hiện lịch sử Lào Cai từ 1954
đến 1947(…) Có những cảnh viết sinh động, có những nhân vật được xây
6


dựng công phu”(41).

Báo Tiền Phong số 2678 ra ngày 17/09/1979 đăng bài viết của Nghiêm
Đa Văn: “Chiều sâu một vùng đất biên giới”. Tác giả cho rằng: “Ma Văn
Kháng đã dựng lại trong Đồng bạc trắng hoa xòe bức tranh toàn cảnh xã hội
và phong tục đặc biệt bằng những hình tượng sinh động cụ thể. Điều này
hiếm thấy trong các tác phẩm viết về vùng cao… Ma Văn Kháng đã huy động
đến hàng trăm nhân vật thuộc các dân tộc khác nhau… Nhiều nhân vật được
khắc họa số phận đầy đặn, có diện mạo rõ ràng. Đồng bạc trắng hoa xòe là
một cái mốc bên đường đánh dấu sự vươn lên của anh từ thể loại nhỏ đến tiểu
thuyết quy mô tầm sử thi” (59).
Bài viết của tác giả Nguyễn Văn Toại trên tạp chí Văn học số 5/1983:
“Đọc các sáng tác miền núi của Ma Văn Kháng, nghĩ về trách nhiệm của nhà
văn trước một đề tài lớn” đã nhận xét: “Mảng tiểu thuyết Ma Văn Kháng cũng
bộc lộ rõ những mặt mạnh cơ bản của mình trong chủ đề điển hình hóa nhân
vật, trong phương pháp biểu hiện song song nhiều chủ đề lớn, trong cách
miêu tả và khái quát hiện thực” (57).
Mùa lá rụng trong vườn là tiểu thuyết thu hút được sự chú ý đông đảo
của dư luận. Xoay quanh tác phẩm này có những bài viết, cuộc thảo luận rất
sôi nổi, công bằng và dân chủ.
Trần Đăng Suyền trong bài viết “Phải chăm lo cho từng người” (Văn
nghệ 40-15/10/1985) nhận xét: “Nhân vật của Ma Văn Kháng có cá tính, có
sự phát triển tính cách. Ngôn ngữ nghệ thuật – tiêu biểu là Lý – sặc sỡ màu
sắc, lung linh góc cạnh, rất gần với ngôn ngữ đời sống (...) Viết Mùa lá rụng
trong vườn, Ma Văn Kháng đã rọi một luồng ánh sáng nhân đạo khi đánh giá
con người trong thời kì khó khăn, phức tạp hiện nay” (43).
Tác giả Trần Cương trong bài viết “Mùa lá rụng trong vườn một đóng
góp mới của Ma Văn Kháng” có nhận định như sau: “ Một phong cách trữ
tình, trầm lắng và sâu lắng một đôi khi nồng nhiệt say sưa, đậm đà hương vị
văn hóa dân tộc – truyền thống đã thấm nhuần trong cách cảm, điệu nghĩ và

7



quyết định giọng điệu chính của từng tác phẩm. Ma Văn Kháng có tài trong
miêu tả, dựng người, dựng chuyện và nhân vật của anh nhiều khi hiện ra rõ
ràng, sắc nét y như trong hội họa. Càng ngày, sự kết hợp giữa miêu tả và biểu
hiện ở Ma Văn Kháng càng thêm nhuần nhị. Cùng với văn chương duyên
dáng và trong sáng (có gọt rũa nhưng không cầu kỳ, kiểu cách theo lối “làm
văn”) cùng với thủ pháp nghệ thuật đã được vận dụng một cách thuần thục
như dùng ẩn dụ, so sánh, liên tưởng, lập thế liên tưởng, song hành, sử dụng
đối thoại… tất cả những cái đó, không bộn bề rối rắm, mà được điều hành
nhịp nhàng cân đối bởi một tư duy nghệ thuật cần mẫn sắc sảo, đã mang lại
cho tác phẩm của Ma Văn Kháng một giá trị đích thực, một phẩm chất nghệ
thuật không thể trộn lẫn” (6).
Tác giả Trần Bảo Hưng trong bài viết “Mùa lá rụng trong vườn và
những vấn đề của đời sống gia đình hôm nay” (Báo phụ nữ Việt Nam số 1224/4/1986) nhận xét: “Về bút pháp, qua tác phẩm này, Ma Văn Kháng bộc lộ
thêm một sở trường mới: khả năng biện giải, triết lí, phân tích một cách khúc
triết, thông minh” (12).
Nguyễn Văn Lưu trong bài “Bàn thêm về Mùa lá rụng trong vườn (Văn
nghệ 25-21/6/1986) nhận xét: “Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn tìm câu
trả lời trong sự khám phá mối quan hệ gần gũi, thân thiết với tất cả mọi người,
mối quan hệ cá nhân – gia đình – xã hội. Nhà văn tái hiện lại đời sống trong
mỗi gia đình Việt Nam hiện nay, đặt ra những vấn đề bức thiết, mỗi con
người, mỗi gia đình phải sống như thế nào và xã hội phải quan tâm trở lại như
thế nào” (29).
Về vấn đề tư duy nghệ thuật, trong bài viết “Tư duy mới về nghệ thuật
trong sáng tác của Ma Văn Kháng những năm 80” đăng trên tạp chí văn học
số 2/1998, Nguyễn Thị Huệ đã nhận xét: “Sau nhiều năm gắn bó với miền núi
và đề tài miền núi, trở về với văn xuôi bước vào những năm 80”… Ma Văn
Kháng đã “đổi mới khá mạnh dạn trong tư duy nghệ thuật về cuộc sống và
8



con người” (10).
Cũng cần kể đến những luận văn, luận án nghiên cứu về tiểu thuyết Ma
Văn Kháng như : Hành trình tiểu thuyết của Ma Văn Kháng của Đỗ Thị
Diễm; Chất trữ tình trong văn xuôi Ma Văn Kháng – Tạ Thị Long; Quan
niệm về văn chương nghệ thuật của Ma Văn Kháng – Đỗ Phương Thảo; Cảm
hứng bi kịch nhân văn trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng – Bùi Thị Hương;
Đặc điểm tiểu thuyết viết về đề tài thành thị của Ma Văn Kháng – Lê Văn
Chính… Đây là những tài liệu vô cùng quý giá và hữu ích cho người viết luận
văn. Tuy nhiên những bài viết trên về hai tiểu thuyết, những bài viết về tư duy
nghệ thuật Ma Văn Kháng không nhiều, thậm chí có phần ít ỏi.
Các công trình, các bài viết dù lớn hay nhỏ, dù từ cái nhìn khái quát
đến riêng lẻ thì vấn đề tư duy nghệ thuật trong hai tiểu thuyết Đồng bạc trắng
hoa xòe và Mùa lá rụng trong vườn chưa được tìm hiểu, khai thác một cách
cụ thể, công phu và có tính hệ thống. Các tác giả của các bài viết chỉ nhắc đến
vấn đề tư duy nghệ thuật trong giai đoạn, hay các khía cạnh khác nhau của hai
cuốn tiểu thuyết. Chưa có một công trình, bài viết nào đi vào nghiên cứu vấn
đề tư duy nghệ thuật trong hai tiểu thuyết. Vì vậy, người viết luận văn bằng sự
mến mộ văn chương và tài năng nhà văn Ma Văn Kháng; cùng những hiểu
biết, tích lũy, tìm tòi kiến thức văn chương đã lựa chọn đề tài Tư duy nghệ
thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe và
3.
3.1.

Mùa lá rụng trong vườn để triển khai.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề về tư duy nghệ
thuật của Ma Văn Kháng khảo sát qua hai tiểu thuyết tiêu biểu là Đồng bạc

trắng hoa xòe (1979)và Mùa lá rụng trong vườn (1985); những vấn đề về
cuộc đời và hành trình sáng tác của Ma Văn Kháng gắn bó chặt chẽ với vấn
đề tư duy nghệ thuật của ông. Đồng thời trong một chừng mực nhất định luận
9


văn đi sâu nghiên cứu tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Ma Văn Kháng giai đoạn
trước và sau 1975; sự chuyển biến trong tư duy từ hai giai đoạn: tư duy gắn
với: kết cấu, nhân vật, không gian và thời gian trong tiểu thuyết.
Phạm vi nghiên cứu

3.2.

Ma Văn Kháng sáng tác thành công ở cả hai thể loại truyện ngắn và
tiểu thuyết, ở đây do điều kiện nghiên cứu người viết xin đi sâu vào thể loại
tiểu thuyết của ông qua hai tác phẩm tiêu biểu.
Trong tiểu thuyết có nhiều khía cạnh, nội dung: từ đề tài, hình thức đến
cảm hứng sáng tác… đã làm nên đặc sắc tiểu thuyết Ma Văn Kháng, trong đó
có vấn đề về tư duy nghệ thuật. Tư duy của nhà văn biểu hiện qua hàng loạt
phương diện người viết xin khảo sát trên một số phương diện tiêu biểu: kết
cấu, nhân vật và không gian – thời gian.
Tư duy nghệ thuật của nhà văn bộc lộ trong toàn bộ sáng tác tiểu
thuyết, người viết xin lựa chọn hai tiểu thuyết tiêu biểu cho hai giai đoạn là :
Đồng bạc trắng hoa xòe (1979) và Mùa lá rụng trong vườn(1985, tái bản
2011) để triển khai đề tài Tư duy nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu
thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe và Mùa lá rụng trong vườn.
4.

Mục đích nghiên cứu
Trên cơ ở những vấn đề lý thuyết tư duy nghệ thuật nói chung và tư

duy nghệ thuật tiểu thuyết nói riêng, luận văn sẽ đi sâu làm rõ đặc điểm tư
duy nghệ thuật của Ma Văn Kháng. Qua hai tiểu thuyết người viết làm rõ hai
chặng đường tư duy của nhà văn: chặng đầu viết tiểu thuyết và chặng sau khi
Ma Văn Kháng trở thành cây bút tiểu thuyết vững vàng; đồng thời chỉ ra sự

5.

chuyển biến trong tư duy nghệ thuật của ông.
Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng
các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: Phương pháp phân tích; Phương
pháp khảo sát, thống kê; Phương pháp khái quát tổng hợp; Phương pháp so

10


sánh đối chiếu; Phương pháp hệ thống.
Phương pháp phân tích: phân tích tiểu thuyết Ma Văn Kháng trên các
phương diện kết cấu, nhân vật, không gian và thời gian làm nổi vật vài trò của
tư duy kiến tạo nên các phương diện đó và ngược lại.
Phương pháp khảo sát, thống kê: đi vào khảo sát hai tiểu thuyết, thống kê
các nhân vật, chi tiết nghệ thuật biểu hiện tư duy nghệ thuật của Ma Văn Kháng.
Phương pháp khái quát tổng hợp: từ những phân tích, khảo sát đi
vào khái quát tổng hợp lại những biểu hiện của tư duy nghệ thuật trong hai
tiểu thuyết.
Phương pháp so sánh đối chiếu: So sánh tiểu thuyết Ma Văn Kháng
với các tác giả cùng thời; so sánh các chương phần; so sánh các tiểu thuyết
với nhau.
Phương pháp hệ thống: Xem tư duy nghệ thuật của Ma Văn Kháng
trong tiểu thuyết là một hệ thống để khảo sát. Mặt khác, đặt tiểu thuyết Ma

Văn Kháng vào cùng hệ thống các tác phẩm cùng thể tài để làm nổi bật sự
6.

khác biệt của Ma Văn Kháng trong tư duy nghệ thuật so với các tác giả khác.
Đóng góp của luận văn
Lâu nay đã có rất nhiều công trình và bài viết nghiên cứu về cuộc đời,
sự nghiệp Ma Văn Kháng cũng như tiểu thuyết của nhà văn. Đó là những
công trình nghiên cứu về hành trình sáng tác tiểu thuyết; hay các công trình
đánh giá về từng tác phẩm cụ thể; có cả những bài viết về một khía cạnh riêng
của nội dung cảm hứng, nhân vật, đề tài, cốt truyện trong một truyện ngắn hay
từng tiểu thuyết riêng lẻ song chưa thật đầy đủ về những nội hàm sâu sa trong
sáng tác của ông. Với đề tài nghiên cứu Tư duy nghệ thuật của Ma Văn
Kháng trong tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe và Mùa lá rụng trong
vườn luận văn mong muốn đóng góp thêm một cái nhìn khác – cái nhìn tổng
thể có chiều sâu trong tiểu thuyết của ông đó là mối quan hệ giữa: “vốn” viết
văn – tư duy – thể nghiệm trong từng trang viết của Ma Văn Kháng. Từ đó
mong muốn làm nổi bật đặc điểm tư duy nghệ thuật của nhà văn; những thành

11


tựu cùng những đóng góp trong thể loại tiểu thuyết của ông; đồng thời phác
họa một chân dung toàn diện về sự lao động miệt mài của nhà văn trong suốt
quá trình vận động và phát triển của lịch sử văn học dân tộc.
7.

Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được triển khai thành 4 chương:
Chương I: Khái lược tư duy nghệ thuật và hành trình sáng tác của Ma

Văn Kháng
Chương II: Tư duy nghệ thuật qua kết cấu trong tiểu thuyết Đồng bạc
trắng hoa xòe và Mùa lá rụng trong vườn.
Chương III: Tư duy nghệ thuật qua nhân vật trong tiểu thuyết Đồng
bạc trắng hoa xòe và Mùa lá rụng trong vườn.
Chương IV: Tư duy nghệ thuật qua không gian và thời gian trong tiểu
thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe và Mùa lá rụng trong vườn.

12


NỘI DUNG
CHƯƠNG I
KHÁI LƯỢC TƯ DUY NGHỆ THUẬT VÀ
HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA MA VĂN KHÁNG
1.1.Một số vấn đề lý luận về tư duy nghệ thuật
1.1.1.Tư duy nghệ thuật
1.1.1.1 Khái niệm tư duy nghệ thuật
Khởi nguyên của sự phát triển xã hội là tư duy, nhờ có tuy duy mà con
người tồn tại và phát triển. Tư duy không chỉ là đối tượng nghiên cứu của
khoa học tâm lý, triết học mà còn là đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực nghệ
thuật.Vậy tư duy là gì?“Từ điển triết học” của M.Rodentan, P. Iudin có định
nghĩa về tư duy như sau: “Tư duy là hoạt động nhận thức lí tính của con
người. Khí quan của tư duy chính là bộ óc người với một hệ thống tinh vi gần
16 tỷ tế bào thần kinh”. Theo M.Rodentan, P. Iudin rõ ràng: trước hết tư duy
đã trở thành dạng hoạt động trí tuệ của con người hướng tới sự sáng tạo và
tiếp nhận một vấn đề nào đó. Đó chính là giai đoạn cao của quá trình nhận
thức, đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật, hiện tượng.
Lịch sử của vấn đề tư duy nghệ thuật được đề cập đến từ rất lâu. Trên thế giới,
tư duy nghệ thuật là một trong những vấn đề quan trọng của lý luận văn học.

Phủ nhận lý trí và đề cao bản năng trong tư duy sáng tạo một cách toàn diện
và sâu sắc nhất là S.Phrơt. Ông cho rằng tư duy nghệ thuật là “sự giải tỏa
trạng thái tinh thần của người nghệ sĩ”(48).
Hêghen (1770 – 1831) là người đề cao mối quan hệ biện chứng giữa
nội dung và hình thức, giữa chủ quan và khách quan, giữa tình cảm và lý trí
trong tư duy nghệ thuật.
Phát triển tư tưởng biện chứng của Hêghen, thấm nhuần quan điểm duy
vật của chủ nghĩa Mác –Lê nin, các nhà lý luận văn nghệ Xô Viết đã nghiên

13


cứu tư duy nghệ thuật từ nhiều phương diện khác nhau:
L.I.Timôphêép (1903 – 1984) từ góc độ nghiên cứu điển hình hóa nghệ
thuật để bàn về xây dựng hình tượng, chỉ ra quá trình “khái quát hóa và cá thể
hóa trong tư duy hình tượng” (33).
Trong công trình Lao động nhà văn, A.Xâytlin đã nghiên cứu các công
đoạn khác nhau của toàn bộ quá trình sáng tác, từ ý đồ ban đầu đến sửa chữa
tác phẩm. Tư duy nghệ thuật ở đây được nghiên cứu từ góc độ lao động nghệ
thuật. Quá trình lao động đó gắn liền với trạng thái “cảm hứng”, với “bộ mặt
xã hội của nhà văn” với “diện mạo tâm lý của nhà văn..” (1)
M.B.Khrapchenko, trong tác phẩm Sáng tạo, hiện thực, con người đã
đặt vấn đề nghiên cứu tư duy nghệ thuật như là một vấn đề lý luận quan
trọng. Ông cho rằng: “cái chính ở đây là làm sao xác định được những kiểu
tư duy nghệ thuật những con đường và hình thức sáng tạo hình tượng” (37).
Các công trình nghiên cứu này đã có ảnh hưởng đến lý luận về tư duy nghệ
thuật ở nước ta:
Tác giả Trần Đình Sử trong phần viết “Đặc trưng của tư duy nghệ
thuật”(30) đã chỉ ra nét đặc trưng, bản chất của tư duy nghệ thuật; thể
nghiệm; trực giác, hư cấu trong tư duy nghệ thuật; cá thể hóa, khái quát hóa

trong tư duy nghệ thuật.
Tác giả Phương Lựu với bài viết: “Tìm hiểu trực giác và vô thức trong
tư duy nghệ thuật” (32) đã nêu rõ: Tư duy nghệ thuật không hề đối lập mà
còn dung hợp với những yếu tố trực giác, phi lý tính. Ông cũng khẳng định
trong tư duy nghệ thuật nói chung, trong văn thơ nói riêng không có hình ảnh,
cảnh vật thuần túy khách quan mà là “ý cảnh”, “ý tượng”. Nghĩa là có thể
xuyên thấm cái chủ quan và do đó không thể trực quan được mà chỉ có thể
trực giác được mà thôi. Tác giả cho rằng trực giác là một động thái của tư
duy, còn vô thức là một hình thái tiền tư duy, tiền ý thức. Do vậy, nói nghệ
thuật được tư duy bằng hình tượng là đúng nhưng chưa đủ, với tư cách là
chỉnh thể, tư duy hình tượng còn hàm chứa những yếu tố khác trong đó có
14


trực giác.
Nhóm tác giả trong giáo trình Lí luận văn học cũng bàn về tư duy nghệ
thuật. Các tác giả nêu lên những đặc trưng của tư duy nghệ thuật ở các khía
cạnh: Tư duy hình tượng là cơ sở của tư duy nghệ thuật; tình cảm và lý tưởng
trong tư duy nghệ thuật; thể nhiệm; trực giác và hư cấu trong tư duy nghệ
thuật; cá thể hóa và khái quát hóa trong tư duy nghệ thuật; điển hình hóa trong
văn nghệ.
Tư duy còn là một quá trình nhận thức nhằm phản ánh những thuộc
tính bản chất, những liên hệ và có tính chất quy luật của sự vật và hiện tượng
trong hiện thực khách quan mà ta chưa hề biết. Theo Từ điển tiếng Việt do
Hoàng Phê chủ biên cùng nhiều tác giả khác nhà xuất bản Đà Nẵng trung tâm
từ điển học Hà Nội Đà Nẵng 1995 thì tư duy được định nghĩa như sau: “Tư
duy là giai đoạn cao của quá trình nhận thức đi sâu vào bản chất và phát
hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thức như hiện tượng, khái
niệm, phán đoán và suy lý”. “Đặc trưng của tư duy là phản ánh các mối quan
hệ của con người đối với thế giới khách quan, quan hệ của con người với con

người và quan hệ giữa các sự vật hiện tượng; truy tìm các mối quan hệ, biểu
diễn các mối quan hệ đó bằng các phương tiện ngôn ngữ, đó là toàn bộ chức
năng nhận thức của tư duy. Nhờ có tư duy tiến bộ mà con người dần có
những tư tưởng tiến bộ” (40,18). “Tư tưởng và tư duy có mối quan hệ mật
thiết. Phương pháp tư duy đúng mà quan niệm sai thì ngày càng dẫn sâu vào
sai lầm. Ngược lại, xuất phát điểm tư tưởng tư duy đúng nhưng phương pháp
tư duy sai thì sẽ phát triển thành một tư tưởng khác, mâu thuẫn với lúc đầu.
Phù hợp với hiện thực đó là yêu cầu và tiêu chuẩn của nhận thức mà tư duy
muốn đạt tới. Không có ngôn ngữ thì tư duy chỉ là những dự báo mơ hồ,
những phản ứng có tính bản năng trước hiện thực” (40,17).
Quá trình phát triển nghiên cứu người ta chia tư duy thành hai loại hình
là tư duy bằng hình tượng và tư duy ngôn ngữ. Tư duy bằng hình tượng gồm

15


tư duy hình ảnh, âm thanh hay gọi là tưởng tượng. Tư duy bằng ngôn ngữ là
tư duy bằng hệ thống từ ngữ biểu hiện thành các phân đoạn. Tư duy (Pense’e)
là toàn bộ những hoạt động tâm lí của con người, chỉ có con người mới có, đó
là đời sống trí tuệ của con người. Tư duy được phân biệt với ý thức. Ý thức là
tư duy ở trạng thái tĩnh còn tư duy ở trạng thái động, tư duy là hoạt động nhận
thức của con người. Nói đến ý thức là nói đến sự “phản ánh” hiện thực của
hoạt động tâm lí. Tư duy còn được phân biệt với trí tuệ, trí thông minh. Ở một
mức độ nào đó, có những con vật cũng có trí thông minh mặc dù chúng không
có tư duy. Tư duy và lí trí không phải là một. Nói đến lí trí là nói đến cái logic
có tính nguyên tắc của nhận thức. Nói đến tư duy là nói đến sự vận động có
tính tổng thể của các yếu tố tư tưởng và tình cảm, cảm xúc và lí trí nhằm mục
đích nhận thứcbiểu đạt của tư tưởng bằng tư duy. Chúng ta lại có tư duy nghệ
thuật và tư duy lí luận. Tư duy nghệ thuật là tư duy được thể hiện và được
thực hiện trong quá trình sáng tạo, cảm thụ nghệ thuật. Sáng tạo và cảm thụ là

hình thái đặc trưng và hình thái cao nhất của hoạt động thẩm mỹ trong sáng
tạo và cảm thụ bao hàm cả đánh giá giá trị. “Tư duy không chỉ là sản phẩm
của xã hội hay chỉ là sản phẩm tự nhiên, mà là sản phẩm có tính tổng hòa
của nhân loại. Tư duy là kết quả phát triển của vật chất tự tổng hợp qua hàng
vạn, hàng triệu năm… Sự ra đời của tư duy chính là bằng chứng về sự xuất
hiện của con người”(40,16).
Vậy tư duy nghệ thuật là gì? Sự khác biệt giữa tư duy nghệ thuật với tư
duy lí luận? Theo Từ điển thuật ngữ văn họcdo Lê Bá Hán chủ biên – NXB
giáo dục 1992 trang 260 viết: “Tư duy nghệ thuật là dạng hoạt động trí tuệ
của con người hướng tới sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật phù hợp
với chức năng phi đối xứng của bán cầu đại não và lý thuyết về hai típ nhân
cách thì tư duy nghệ thuật dựa trên nền tảng tâm sinh lí khác hẳn với tư duy
lý luận. Bản chất của nó do phương thức thực tiễn tinh thần của hoạt động

16


chiếm lĩnh thế giới bằng hình tượng quy định. Sự chuyên môn hóa lối tư duy
này tạo thành đặc trưng nghệ thuật và tiềm năng nhận thức của nó”. Tác
phẩm nghệ thuật chính là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ, thể hiện cảm
quan nghệ thuật, tư duy của người cầm bút. Vì thế tư duy văn học là một loại
hình của tư duy nghệ thuật, vì vậy giữa các loại hình nghệ thuật và văn học có
chỗ liên đới, giao thoa và chuyển hóa cho nhau. Nhưng trước hết có thể thấy,
trong sự đối sánh với các loại hình nghệ thuật khác, văn học với tư cách là
nghệ thuật ngôn từ đã có sức mạnh riêng của nó, trở thành phương tiện giao
tiếp tư tưởng, tình cảm thẩm mĩ thông dụng nhất của con người.
Tác giả Lại Nguyên Ân cho rằng: “Tư duy nghệ thuật là một dạng
hoạt động trí tuệ, nhằm sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm văn học. Đây là
một dạng riêng của tư duy con người, khác biệt về tính chất diễn biến, về
mục tiêu cuối cùng, về chức năng xã hội, về phương thức gắn nối với thực

tiễn xã hội” (4,371).
Đó là dạng hoạt động trí tuệ của con người hướng tới sáng tạo và tiếp
nhận tác phẩm nghệ thuật. Tư duy nghệ thuật là một bộ phận của hoạt động
nghệ thuật nhằm khái quát hiện thực và giải quyết nhiệm vụ thẩm mĩ. Phương
tiện của nó là các biểu tượng, biểu trưng có thể trực quan được. Cơ sở của nó
là tình cảm. Dấu hiệu bản chất của tư duy nghệ thuật là ngoài tính giả định,
ước lệ, nó hướng tới việc nắm bắt những sự thật đời sống cụ thể, cảm tính
mang nội dung khả nhiên (cái có thể), có thể cảm thấy theo xác suất, khả năng
và tất yếu. Chính nhờ đặc điểm này mà nội dung khái quát của nghệ thuật
thường mang tính chất phổ biến hơn, triết học hơn so với sự thật cá biệt. Bằng
trí tưởng tượng sáng tạo vốn là chất xúc tác của hoạt động tư duy nghệ thuật,
nghệ sĩ xây dựng các giả thiết, làm sáng tỏ các bộ phận bị che khuất của thực
tại, lấp đầy các “lỗ hổng chưa biết”. Tính cấu trúc của tư duy nghệ thuật gắn
với năng lực nhìn thấy thế giới một cách toàn vẹn, nắm bắt nó qua những dấu
hiệu phát sinh một cách đồng thời, phát hiện các mối liên hệ mới chưa được
17


nhận ra. Nhờ các đặc điểm này mà tư duy nghệ thuật có thể khắc phục sự hạn
hẹp của tư duy lí thuyết, nắm bắt được các khía cạnh bị tư duy ấy bỏ qua.
“Tư duy nghệ thuật đòi hỏi một ngôn ngữ nghệ thuật hiện thực trực
tiếp cho nó. Ngôn ngữ đó là hệ thống các kí hiệu nghệ thuật, các hình tượng,
các phương tiện tạo hình và biểu hiện. Nó có mã nghệ thuật, tức là hệ thống
năng động gồm các quy tắc sử dụng, biển hiệu để gìn giữ, tổ chức và truyền
đạt thông tin. Điểm xuất phát của tư duy nghệ thuật vẫn là lí tính, là trí tuệ có
kinh nghiệm, biết nghiền ngẫm và hệ thống hóa các kết quả nhận thức. Đặc
điểm của tư duy nghệ thuật là tính lựa chọn, tính liên tưởng, tính ẩn dụ. Trên
cơ sở của tư duy nghệ thuật người ta tạo ra các tư tưởng và quan niệm nghệ
thuật, lựa chọn các phương tiện, biện pháp nghệ thuật. Dạng tư duy này chỉ
phát huy hiệu quả khi gắn với tài năng biết cảm nhận một cách nhạy bén về

viễn cảnh lịch sử, nắm bắt tinh thần thời đại, dự báo tương lai và tài năng sáng
tạo nghệ thuật” (9).
Tư duy hình tượng không đồng nhất với tư duy nghệ thuật. Nghệ thuật
thì thường có tính hình tượng nhưng hình tượng không chỉ có trong nghệ
thuật. Mặt khác, tư duy nghệ thuật không phải bao giờ cũng có nội dung hình
tượng như là một nét đặc thù duy nhất.
Tư duy hình tượng (tư duy nghệ thuật) trình bày các sự vật hiện tượng
của thế giới khách quan. Tư duy khoa học trình bày sự vận động có tính tất
yếu của mọi sự vật và hiện tượng. Tư duy khoa học và cả tư duy nghệ thuật
đều phản ánh quá trình nhận thức có tính kế thừa nhưng khác nhau ở chỗ, sản
phẩm tư duy khoa học thì mang tính tất yếu trong quá trình tiếp nối các tri
thức khoa học, còn sản phẩm của tư duy nghệ thuật thì tính tiếp nối đó không
hề bắt buộc, không có tính tất yếu.
Như vậy có thể thấy tư duy nghệ thuật là một khái niệm rộng với nhiều
nội hàm. Tư duy nghệ thuật là suy nghĩ và cảm xúc của người nghệ sĩ trước
đối tượng nhận thức và thể hiện nó trong các hình thức nghệ thuật ngôn từ
18


hoặc chất liệu nghệ thuật khác. Tư duy nghệ thuật là một bộ phận của nghệ
thuật giúp người nghệ sĩ nhận biết và khái quát hóa cuộc sống. Nó cũng thể
hiện tài năng và màu sắc riêng của người nghệ sĩ trong khái quát và sáng tạo
tác phẩm.
1.1.1.2. Đặc điểm của tư duy nghệ thuật
Có thể chia phương pháp tư duy thành hai loại chính là : Phương pháp
tư duy siêu hình và phương pháp tư duy biện chứng. Theo con đường của
hình thái ý thức xã hội có: Tư duy khoa học; Tư duy nghệ thuật; Tư duy tôn
giáo. Tư duy khoa học dựa vào toán học và logic hình thức để nhận thức
thực tại. Đối với ngành khoa học tự nhiên, tư duy toán học giữ vai trò nòng
cốt. Đối với các ngành khoa học xã hội, tư duy triết học là chỗ dựa chủ

yếu. Tư duy tôn giáo hướng đến cái vĩnh hằng, cái phi hiện thực. Mỗi tôn
giáo đều có riêng một kho biểu tượng hư ảo về các nhân vật siêu phàm.
Kho biểu tượng đó được hình thành và phát triển theo con đường huyền
thoại hóa, một nhân vật lịch sử giàu lòng vị tha và đạo đức, phẩm hạnh
tuyệt vời. Tư duy khoa học là sự vận động trực tiếp phương pháp tư duy
logic vào trong các ngành khoa học cụ thể. Tư duy nghệ thuật là sự vận
dụng trực tiếp phương pháp tư duy hình tượng vào trong các ngành nghệ
thuật khác nhau. Đối với tư duy nghệ thuật, chúng ta có tư duy âm nhạc, tư
duy hội họa, tư duy thơ ca, tư duy tiểu thuyết.
Trước hết cần tìm hiểu cơ sở của tư duy. Nếu cơ sở của tư duy khoa học
là tư duy bằng khái niệm, logic thì cơ sở của tư duy nghệ thuật là tư duy bằng
hình tượng. Đặc điểm của loại tư duy này là sự tái hiện từ xa, tách khỏi khách
thể. Bởi nó sử dụng hư cấu và tưởng tượng để hình thành những hình tượng
nghệ thuật có tầm khái quát lớn, có sự tác động mạnh mẽ đến độc giả. Sự thể
hiện tình cảm xã hội là một nét tiêu biểu trong tư duy nghệ thuật. Tình cảm
đóng vai trò quan trọng đối với thực tiễn và nhận thức của con người. Tình

19


cảm thể hiện qua những trạng thái cảm xúc, tâm trạng trên cơ sở yêu ghét,
phản đối hoặc tán thành. Tuy nhiên tình cảm trong nghệ thuật không đồng
nhất với tình cảm trong đời sống hàng ngày. Trong tình cảm hàng ngày
thường lẫn lộn giữa tình cảm mang tính bản năng và kinh nghiệm xã hội, còn
tình cảm trong nghệ thuật mang tính bền vững, lịch sử và có ý nghĩa đối với
tất cả mọi người. Từ sự rung động đó nghệ sĩ không chỉ nói lên tâm trạng của
một người mà còn nói lên tâm trạng của nhiều người.
Chủ thể của tư duy nghệ thuật trước hết là các nghệ sĩ, những người
sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật. Nhưng nghệ sĩ chỉ sáng tạo tác phẩm,
công chúng độc giả mới là người làm cho tác phẩm tồn tại, có đời sống thực

sự. Như vậy, chủ thể của tư duy nghệ thuật bao hàm cả công chúng nghệ thuật
– những người cảm thụ, thưởng thức nghệ thuật.
“Tư duy nghệ thuật là tư duy tìm kiếm mọi hình thức thể hiện nội dung
các sự vật, sự việc, các vấn đề, nói chung là nội dung của các đối tượng tư
duy và tìm những cách thể hiện rõ nhất, đặc trưng nhất, ấn tượng nhất của
nội dung đó”(49,54). “Tư duy nghệ thuật là sự khôi phục và sáng tạo các
biểu tượng trực quan, là sự hình tượng hóa hiện thực khách quan theo nhận
thức chủ quan. Tư duy nghệ thuật chịu sự chi phối mạnh mẽ của thế giới
quan, nhân sinh quan của người sáng tạo” (49,55). Tư duy nghệ thuật khác
với tư duy khoa học ở chỗ, tư tưởng và tình cảm không chỉ là năng lượng của
tư duy mà còn là đối tượng nhận thức của tư duy. Hình tượng nghệ thuật được
coi là hình tượng của cảm xúc, nghĩa là “năng lượng” tình cảm còn đọng lại
trong hình tượng như là một yếu tố nội dung, một bộ phận hợp thành. Sự vận
động của ngôn ngữ nghệ thuật là biểu hiện trực tiếp của quá trình tư duy.
Một đặc điểm quan trọng của tư duy nghệ thuật là: dấu hiệu của tư duy
nghệ thuật giúp người đọc nhận diện được bản sắc của sáng tạo. Đó là ngoài
tính giả định, ước lệ, nó còn hướng tới việc nắm bắt những sự thật của đời
sống cụ thể. Chính nhờ đặc điểm này mà nội dung khái quát nghệ thuật

20


thường phổ quát hơn so với sự thật cá biệt. Tư duy nghệ thuật mang tính cấu
trúc. Tính cấu trúc này gắn với năng lực nhìn thấy thế giới một cách toàn vẹn,
nó bắt qua những dấu hiệu phát sinh, đồng thời phát hiện qua những mối liên
hệ mới chưa được nhận ra. Nhờ đặc điểm của tư duy nghệ thuật có thể khắc
phục được những hạn hẹp của tư duy lí thuyết. Tư duy nghệ thuật mang tính
liên tưởng, tính lựa chọn, tính nghệ thuật xây dựng nên thế giới nghệ thuật
của nhà văn. Nó quy định của lựa chọn các phương tiện biện pháp, giới hạn
chiều sâu của sự khám phá đời sống và chi phối đến phong cách của nhà văn.

Như vậy, đây là đặc trưng cơ bản của tư duy nghệ thuật trong việc sáng
tạo và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng. Tư duy
nghệ thuật nhằm tạo dựng lên một thế giới mới, có khả năng khái quát hóa,
điển hình hóa cho bản chất hiện thực và mở ra những ý tưởng cho người nghệ
sĩ. Với tiểu thuyết, hình tượng nghệ thuật là sự thống nhất giữa cái hiện thực
và cái lí tưởng mơ ước. Nhà văn xuất phát từ hiện thực. Tư duy nghệ thuật
tiểu thuyết đóng vai trò chủ đạo trong hình thành tác phẩm, một tác phẩm
nghệ thuật hoàn thiện đòi hỏi phải có tư duy sáng tạo nhưng không thể thiếu
yếu tố nghệ thuật trong đó. Một nhà văn phải suy nghĩ rất nhiều để có được
một tác phẩm nghệ thuât, đặc biệt với tiểu thuyết có dung lượng dài. Tìm hiểu
tư duy nghệ thuật là cơ sở để người viết đi sâu vào tìm hiểu tư duy nghệ thuật
trong tiểu thuyết nói riêng.
Tiếp theo cần chỉ ra vai trò của tư duy. Trong nghệ thuật có nhiều loại
hình nghệ thuật khác nhau vì vậy mỗi loại hình lại đòi hỏi một năng lực tư
duy khác nhau. Tư duy trong hội họa khác với tư duy trong âm nhạc. Một loại
hình là nhận thức và phản ánh sự vật, hiện tượng qua màu sắc, đường nét,
hình khối, còn một loại hình qua âm thanh. Trong văn học có nhiều thể loại
văn học khác nhau và mỗi loại cũng là sản phẩm của tư duy mang tính loại
đặc biệt. Do cấu trúc tư duy khác nhau xuất phát từ cấu trúc não mỗi người.

21


Vì vậy có người chỉ viết được thơ, người chỉ viết được truyện ngắn, người lại
chuyên tiểu thuyết. Tiểu thuyết nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư. Nó miêu tả
cuộc sống như một thực tại cùng thời đang sinh thành. Nó hấp thụ vào bản
thân yếu tố bề bộn, ngổn ngang của cuộc sống, của cái hài, cái bi, cái lớn lẫn
cái nhỏ. Các nhân vật tiểu thuyết là kiểu con người nếm trải, chịu đau, luôn
dằn vặt về cuộc đời. Tiểu thuyết miêu tả nhân vật như con người đang biến
đổi trong hoàn cảnh, đang trưởng thành do cuộc đời dạy bảo. Từ tư duy nghệ

thuật đến tư duy nghệ thuật tiểu thuyết là quá trình nhận thức phản ánh những
thuộc tính có tính bản chất có tính quy luật của sự vật, hiện tượng với những
đặc trưng của nghệ thuật. Quá trình nhận thức và phản ánh bản chất, quy luật
hiện thực đời sống của tiểu thuyết qua những sự việc, con người hàng ngày
rất đời thường, rất rộng lớn và đa dạng phát triển một cách phức tạp và phong
phú, đa dạng. Tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết mang tính chất tổng hợp.
Nó nhận thức và phản ánh sự vật hiện tượng như hiện có với mọi bề bộn,
ngổn ngang theo tính chất văn xuôi, không thi vị hóa lãng mạn cũng không
phải sao chép nguyên si hiện thực mà vẫn đảm bảo tính điển hình, tính chọn
lọc tiêu biểu, tính hư cấu và tính thẩm mĩ của tư duy nghệ thuật. Trong tiểu
thuyết, tư duy nghệ thuật góp phần tạo nên sự hài hòa.
Tiểu thuyết kiếm hiệp lại có tư duy lãng mạn dựa vào trí tưởng tượng
những nhân vật hiệp sĩ và những chiến tích phi thường. Tiểu thuyết hiện thực
lại xây dựng nhân vật từ tư duy bám sát hiện thực từ đề tài đến cốt truyện xây
dựng nhân vật. Vì đó là tư duy hiện thực. Tiểu thuyết lịch sử lại có tư duy lịch
sử dựa vào lịch sử để xoay chuyển, đắp điếm, sáng tạo thêm cho sinh động
sâu sắc nhưng gắn với tính chân thực của lịch sử. Tiểu thuyết đa thanh là tiểu
thuyết phức điệu gắn liền với một kiểu tư duy nghệ thuật đối thoại. Lời nhân
vật cũng đầy đủ trọng lượng như lời tác giả có giá trị ngang hàng với tác giả
này tạo nên cấu trúc mới của tiểu thuyết.

22


Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết cũng là quá trình nhận thức nhằm phản
ánh những thuộc tính bản chất có tính quy luật của sự vật hiện tượng với
những đặc trưng của văn học đồng thời có cả những đặc điểm riêng của nghệ
thuật tiểu thuyết. Nó nhận thức và phản ánh sự vật hiện tượng như hiện có với
mọi yếu tố bề bộn, ngổn ngang theo chất văn xuôi, không khí thi vị lãng mạn
hoá nhưng cũng không phải là sao chép y nguyên hiện thực mà vẫn phải đảm

bảo tính điển hình, tính chọn lọc tiêu biểu, tính hư cấu và tính thẩm mỹ của tư
duy nghệ thuật.
Như vậy trong tiểu thuyết, tư duy nghệ thuật góp phần tạo nên sự hài
hòa giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội, con người với
tự nhiên.
Tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết luôn hướng tới cái đẹp, tư duy về cái
đẹp, cổ vũ cho cái đẹp, giúp con người từ đó hoàn thiện mình hơn. Hình tượng
nghệ thuật chính là sự phản ánh, sự kết tinh, sự thăng hoa và tôn vinh cái đẹp
trong đời sống hiện thực. Khi sáng tạo hình tượng nghệ thuật, người nghệ sĩ sẽ
dựa trên cơ sở khẳng định cái đẹp và phê phán cái xấu. Cái đẹp là trung tâm của
quan hệ thẩm mĩ, quan hệ giữa con người với hiện thực. Vì thế năng lực tư duy
đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lao động nghệ thuật. Trong tiểu thuyết, tư
duy nghệ thuật góp phần tạo nên sự hài hòa giữa con người với con người, giữa
cá nhân với xã hội, con người với tự nhiên. Hiện thực cuộc sống với những mối
quan hệ chằng chịt đan xen phức tạp. Nhờ có tư duy nghệ thuật mà cuộc sống đi
vào văn học hay cụ thể hơn; đi vào tiểu thuyết khá phong phú đa dạng; không
giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều
cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, các điều kiện sinh hoạt giai
cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng.
Sự thay đổi của tư duy nghệ thuật kéo theo sự biến đổi cụ thể của biểu
hiện nghệ thuật. Ma Văn Kháng là nhà văn luôn ý thức được sự đổi mới, ông

23


được coi là một trong số những “người đi tiềm trạm” cho đổi mới văn học:
trong đó có đổi mới tư duy nghệ thuật. Nó là sự vận động phù hợp với quy
luật phát triển của lịch sử văn học Việt Nam. Nó mở ra những ngả đường vô
tận để tiểu thuyết của Ma Văn Kháng soi rọi “ngõ ngách” cuộc sống.
1.1.2.Tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết

1.1.2.1

Tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam trước 1975
Xã hội nào thì văn học ấy, quả là vậy! Cách mạng tháng tám năm 1945
đã giải phóng thành công dân tộc ta khỏi ách nô lệ. Nhưng khi vừa giành
được chủ quyền thì cũng là lúc toàn dân tộc lại đương đầu với quân xâm lược
mới: Đế quốc Mĩ. Đối với dân tộc nó đã mở ra một giai đoạn mới, một trách
nhiệm mới, một hướng nhìn mới, một hướng đi đúng đắn cho thế hệ các nhà
văn. Văn học giai đoạn này là văn học chiến tranh cách mạng. Một thế hệ các
nhà văn trưởng thành đến độ chín cả về tuổi đời cũng như tuổi nghề, hàng loạt
những cây bút mới đã thể hiện năng lực của mình. Họ là những nhà văn đi
đầu cho một nền văn nghệ đậm chất cách mạng. Trong mọi lĩnh vực từ hội
họa âm nhạc đến văn học đều tập trung vào thể hiện sức mạnh khí thế thời đại
trong đó có tiểu thuyết, truyện ngắn, thi ca.
Các tiểu thuyết thời kì này đã tập trung chủ yếu ở chủ đề: sức mạnh và
tinh thần yêu nước của nhân dân. Đề tài được đề cập đến hết sức đa dạng và
phong phú. Coi trọng và bám sát hiện thực là điều mà các nhà văn hướng tới
vì hiện thực là nguồn cảm hứng, chất liệu xây dựng lên tác phẩm.
Về nghệ thuật, tiểu thuyết giai đoạn này mang cảm hứng sử thi lãng
mạn ngợi ca. Một loạt những tác phẩm được đánh giá cao về nội dung cũng
như nghệ thuật ra đời đáp ứng được yêu cầu: Đất nước đứng lên (Nguyên
Ngọc), Sống mãi với thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng), Trước giờ súng nổ (Lê
Khâm), Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi), Hòn đất (Anh Đức), Vùng mỏ (Vũ
Huy Tâm). Nhận xét về sự đa dạng tiểu thuyết giai đoạn này, Giáo Sư Phan
Cự Đệ viết: “Nguyễn Đình Thi chúng ta có vẻ đẹp nhẹ nhõm, thanh thoát,
24


trong sáng, ở Nguyên Hồng là cái xù xì gân guốc, phong phú đến mức rập
rạp. Trong nhà văn Tô Hoài có cái hóm hỉnh, thông minh, tinh tế và thơ

mộng. Văn của Nguyễn Khải có cái tỉnh táo, sắc sảo đầy tính chất phát hiện.
Nguyễn Huy Tưởng có cái đôn hậu, ấm áp điểm vẻ huy hoàng, tráng lệ, cái
dân gian mà hiện đại của Nguyễn Thi, hiện đại mà cổ kính của Nguyễn Tuân,
hùng tráng thi vị của Nguyễn Trung Thành, trữ tình thiết tha đến độ say đắm
của Anh Đức, cái trí tuệ đến hài hòa cân đối đến mức cổ điển của Phan Tứ”.
Quả là bức tranh đa sắc, đa diện.
Sau 1975, chiến tranh kết thúc thắng lợi và bước sang thời kì hậu chiến.
Nhiều tác giả tiếp tục hướng vào đề tài chiến tranh cách mạng nhưng với
những cách nhìn mới và lí giải mới về cuộc chiến tranh dân tộc. Cuộc chiến
được nhìn nhận một cách toàn diện ở nhiều góc khuất của chiến tranh, đặc
biệt nhấn mạnh tính chất ác liệt, thảm khốc của cuộc chiến đấu, sự hi sinh mất
mát to lớn của con người đặc biệt bước ra từ cuộc chiến. Nguyễn Minh Châu
được coi là nhà văn đầu tiên, mở đường cho một giai đoạn mới. Hàng loạt
những tác phẩm của ông tiêu biểu viết về giai đoạn này.
Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 có đặc điểm quan trọng
nhất là đậm đà chất sử thi. Chất sử thi trong các sáng tác trong giai đoạn này
biểu hiện ở các phương diện: đề tài, chủ đề, nhân vật trung tâm; định hướng
khai thác đến miêu tả nhân vật, khoảng cách giữa người trần thuật đối với
nhân vật trần thuật… Hình tượng nhân vật trung tâm của văn học 1945 – 1975
nói chung, tiểu thuyết nói riêng là con người của tập thể, cộng đồng. Cảm
hứng của nhà văn đối với các hình tượng nhân vật trung tâm thường là cảm
hứng ngợi ca, tôn vinh. Hoàn cảnh xã hội của các nhân vật thường là những
hoàn cảnh có ý nghĩa đặc biệt, đó là những khoảnh khắc cam go, gay cấn,
mang tính chất thử thách về lòng yêu nước, tự tôn dân tộc.
Xét về phương diện trần thuật: lập trường của người trần thuật có giá trị
duy nhất đối với mọi sự đánh giá và lý giải đời sống. Quan hệ giữa tác giả và
25



×