ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ THỊ HIỀN THU
THƠ CHỬ VĂN LONG
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TƢ DUY NGHỆ THUẬT
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Bá Thành
HÀ NỘI – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn “Thơ Chử Văn Long nhìn từ góc độ tƣ duy nghệ thuật”
là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này là trung thực. Nếu có gì
sai phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2014
Người cam đoan
Lê Thị Hiền Thu
Lời cảm ơn!
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự động viên, giúp đỡ
tận tình của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến tất cả mọi ngƣời.
Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
PGS.TS Nguyễn Bá Thành, thầy đã tận tình giảng dạy và hƣớng dẫn tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Văn học, phòng
Tƣ liệu Khoa Văn học, phòng Quản lý đào tạo sau đại học, thƣ viện Trƣờng
đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2014
Lê Thị Hiền Thu
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 5
5. Đóng góp khoa học của đề tài 6
6. Bố cục luận văn 7
NỘI DUNG 8
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƢ DUY NGHỆ THUẬT 8
VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC THƠ CỦA CHỬ VĂN LONG 8
1.1. Một số vấn đề lý luận về tƣ duy nghệ thuật 8
1.1.1. Khái niệm tƣ duy 8
1.1.2. Quan niệm về tƣ duy nghệ thuật, tƣ duy thơ 10
1.1.2.1. Tƣ duy nghệ thuật 10
1.1.2.2. Tƣ duy thơ 13
1.2. Quá trình sáng tác và quan niệm thơ của Chử Văn Long 18
1.2.1. Vài nét về tiểu sử Chử Văn Long 18
1.2.2. Quá trình sáng tác của Chử Văn Long 20
1.2.3. Quan niệm thơ của Chử Văn Long 27
Tiểu kết chƣơng 1: 32
Chƣơng 2: 33
CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG THƠ CHỬ VĂN LONG 33
2.1. Khái niệm cái tôi trữ tình trong thơ 33
2.2. Cái tôi trữ tình trong thơ Chử Văn Long 36
2.2.1. Cái tôi trữ tình thế sự chiêm nghiệm, suy tƣ về cuộc đời 36
2.2.2. Cái tôi đằm thắm, chân thành trong tình yêu 48
2.3. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Chử Văn Long 58
2.3.1. Cảm hứng về quê hƣơng, đất nƣớc 58
2.3.2. Cảm hứng đời tƣ và yếu tố bi kịch trong cuộc sống 64
Tiểu kết chƣơng 2: 73
Chƣơng 3: BIỂU TƢỢNG VÀ NGÔN NGỮ TRONG THƠ CHỬ VĂN LONG 75
3.1. Biểu tƣợng 75
3.1.1. Khái niệm biểu tƣợng 75
3.1.2. Phân biệt hình tƣợng với biểu tƣợng 76
3.1.3. Tƣ duy thơ là quá trình sáng tạo nên các biểu tƣợng trực quan 77
3.2. Biểu tƣợng trong thơ Chử Văn Long 78
3.2.1. Trăng 78
3.2.2 Mùa xuân 82
3.2.3. Chim 84
3.2.4. Dòng sông 88
3.2.5. Cỏ 91
3.2.6. Mộng 93
3.3. Ngôn ngữ trong thơ Chử Văn Long 96
3.3.1. Ngôn ngữ giàu chất văn xuôi, đậm chất đời thƣờng trong thơ tự do 99
3.3.2. Ngôn ngữ mang hồn quê trong thơ lục bát 103
Tiểu kết chƣơng 3: 1079
KẾT LUẬN 1080
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1113
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Đặc trƣng của tƣ duy là phản ánh các mối quan hệ của con ngƣời đối với thế
giới khách quan, quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời và quan hệ giữa các sự vật,
hiện tƣợng, truy tìm các mối quan hệ, biểu diễn các mối quan hệ đó bằng phƣơng
tiện ngôn ngữ. Điều đó đã cho chúng ta thấy rằng việc tiếp cận văn học nghệ thuật
nói chung, thơ ca nói riêng từ góc độ tƣ duy nghệ thuật là một hƣớng tiếp cận mang
tính hệ thống, có chiều sâu và toàn diện.
Tƣ duy nghệ thuật là tƣ duy hình tƣợng, hay nói cách khác tƣ duy nghệ thuật
nhằm phản ánh hiện tƣợng có thẩm mỹ. PGS.TS Nguyễn Bá Thành trong cuốn Tƣ
duy thơ hiện đại Việt Nam đã làm rõ vấn đề này: “Tƣ duy nghệ thuật là sự khôi
phục và sáng tạo các biểu tƣợng trực quan, là sự hình tƣợng hóa hiện thực khách
quan theo nhận thức chủ quan” [53, tr.57]
Tƣ duy thơ là một hình thức biểu hiện của tƣ duy nghệ thuật , một vấn đề ly
́
luận còn rất mới nhƣng đầy hấp dẫn. Việc tìm hiểu khám phá tƣ duy thơ cũng chính
là quá trình khám phá gốc tích, cội nguồn của tâm lý học sáng tạo. Trong tƣ duy thơ
không chỉ tồn tại yếu tố cá nhân mà còn bao hàm cả yếu tố dân tộc, yếu tố thời đại
và yếu tố nhân loại. Nó là vấn đề nằm trên cả bình diện nội dung và hình thức, trong
mối quan hệ tƣơng tác giữa chủ thể và khách thể.
Xuất phát từ những cơ sở trên chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu thơ ca từ
góc độ tƣ duy là một yêu cầu nghiên cứu toàn diện đối với hiện tƣợng thi ca. Nó có
khả năng mơ
̉
ra những ca
́
nh c ửa đi vào thế giới nghệ thuật phong phú và bí ẩn .
Nghiên cứu thơ từ góc độ tƣ duy tạo những khả năng tiếp cận mới, khám phá phong
cách nghệ thuật của nhà thơ từ nhiều góc độ khác nhau.
1.2. Thơ Việt Nam sau năm 1975 diễn ra những thay đổi đáng kể trong quan niệm
nghệ thuật, chức năng, nhiệm vụ và phƣơng pháp sáng tác. Thơ trong việc nắm bắt
lấy những xúc cảm tinh thần đã phản ánh tất cả các mặt phong phú của đời sống và
mở ra nhiều chiều kích. Tƣ duy nghệ thuật thơ từ hƣớng ngoại bắt đầu chú ý đến
2
hƣớng nội, thơ ƣu tiên thể hiện con ngƣời cá thể mang nặng tâm tình về đời tƣ, thế
sự và những suy tƣ mang tính triết lý. Bắt gặp đƣợc tinh thần đổi mới và cảm hứng
dân chủ đang tạo điều kiện cho ngƣời nghệ sĩ “tự do sáng tạo”, Chử Văn Long xuất
hiện trên thi đàn là một cây bút đầy nhiệt huyết với số lƣợng lớn thơ đã đƣợc xuất
bản từ năm 1976 đến nay.
Bén duyên thơ từ khá sớm, ở tuổi hai mƣơi ông đã bắt đầu làm thơ trong
những năm tháng đi xây dựng kinh tế lâm nghiệp Quảng Ninh. Thời kỳ này, thơ đã
cho ông niềm vui hai lần nhận giải những cuộc thi thơ đề tài lâm nghiệp và nhiều
bài đƣợc in trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Nhà thơ đã khẳng định đƣợc mình với
hai lần tặng thƣởng thơ Hà Nội, giải nhì cuộc thi báo Văn nghệ với bài “Ngƣời gánh
rơm vào thành phố”. Trong suốt chặng đƣờng sáng tác của mình, nhà thơ đã đóng
góp cho nền thơ dân tộc tám tập thơ, một tiểu luận văn chƣơng. Thơ Chử Văn Long
không có nhiều sự cách tân, đổi mới về hình thức nghệ thuật nhƣng bằng cảm hứng
phê phán hiện thực, những sáng tác của ông cho chúng ta thấy đƣợc những mặt trái
của xã hội đằng sau nền kinh tế thị trƣờng. Ý thức nhìn cuộc đời bằng cái nhìn tỉnh
táo, nhà thơ không ngần ngại phơi bày những bi kịch nhân sinh với khát vọng về
một cuộc sống tốt đẹp. Cái nhìn tỉnh táo, đầy suy tƣ của nhà thơ về hiện thực ẩn
chứa một tình yêu con ngƣời, quê hƣơng, đất nƣớc thiết tha của tác giả.
1.3. Với đề tài “Thơ Chử Văn Long nhìn từ góc độ tƣ duy nghệ thuật”, chúng ta sẽ
có một cái nhìn toàn diện về thơ ông, có thể cắt nghĩa đƣợc hiện thực đời sống qua
những trải nghiệm, suy ngẫm; hiểu hơn nỗi niềm ƣu tƣ khắc khoải luôn đau đáu
trong trái tim mẫn cảm của thi nhân. Nghiên cứu tƣ duy nghệ thuật thơ Chử Văn
Long, chúng tôi mong muốn sẽ có những đánh giá xác thực về một nhà thơ giàu tâm
huyết và góp phần mở ra những khám phá mới về thơ đƣơng đại Việt Nam trên
hành trình hƣớng đến một nền thơ rực rỡ trong tƣơng lai.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chử Văn Long là nhà thơ có số lƣợng sáng tác lớn, ông có 8 tập thơ đã xuất
bản từ năm 1976 đến nay, trong đó có không ít những bài thơ hay, những câu thơ
đẹp. Tuy nhiên, Chử Văn Long và sự nghiệp của ông chƣa đƣợc giới nghiên cứu
3
quan tâm giới thiệu và nghiên cứu đầy đủ mà chỉ có một số bài phê bình nhỏ lẻ chƣa
làm nên tiếng vang trên thi đàn Việt Nam.
Trong cuốn Cảm nhận thi ca (Nxb Văn học, 1999), tác giả Trần Văn Lý xếp
Chử Văn Long vào một trong năm ngôi sao thơ ca thế kỷ XX (Hàn Mặc Tử, Xuân
Diệu, Nguyễn Bính, Tố Hữu, Chử Văn Long) và cho rằng tập thơ Ru những trăm
năm của Chử Văn Long là tập thơ hay nhất từ năm 1975 đến 2000. Tác giả đánh giá
ông là ngƣời đầu tiên bắc đƣợc chiếc cầu giữa thơ phƣơng Đông uyển chuyển
sƣơng khói và thơ phƣơng Tây dồn nén, ấn tƣợng. Vẫn biết, việc sắp xếp ngôi vị
trong làng văn hoàn toàn là quyền riêng của mỗi ngƣời, song cách sắp xếp nói trên
của Trần Văn Lý xếp Chử Văn Long "chung hàng" với các đấng bậc nhƣ Hàn Mặc
Tử, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Tố Hữu là chƣa thuyết phục bởi Chử Văn Long, một
nhà thơ có sức ảnh hƣởng xã hội còn "khiêm tốn" hơn rất nhiều, và về tuổi tác lại
chỉ thuộc hàng con cháu của họ. Điều đó không chỉ gây bất lợi cho Trần Văn Lý mà
còn gây cho nhà thơ Chử Văn Long những mối bận tâm không đáng có. Thực tế,
ngay khi cuốn sách ra đời đã làm dấy lên cuộc tranh luận gay gắt trên thi đàn. Bên
cạnh số ít đồng tình, tán thƣởng cuốn phê bình, có nhiều nhà thơ phản ứng giận dữ,
đòi thu hồi sách và bày tỏ ý kiến cá nhân trên nhiều tờ báo. Trong cuộc trò chuyện
với nhà thơ Chử Văn Long về thời điểm cuốn sách của Trần Văn Lý ra đời, tôi nhận
thấy trong giọng nói của ông, vết thƣơng lòng ngày nào lại đang mƣng mủ: “Quyển
sách ra đời vào đúng lúc nhà tôi qua đời, tôi không còn tâm trí để cảm ơn tác giả đã
để tên tôi trong sách đó. Khi tôi đọc tên mình trên báo với nhiều lời lẽ khó nghe nhƣ
thể tôi ngồi mất chiếc ghế nhà thơ lớn thật, tâm trạng đang buồn tôi lại thấy càng
đau lòng hơn, tôi không có thú vui giành giật, cạnh tranh. Tôi làm thơ để động viên
mình, động viên con ngƣời, còn ảo ảnh vinh quang nhiều khi phải đổi bằng cả cuộc
đời mình”. Nhà thơ cho rằng: “Mỗi ngƣời có cách cảm thơ văn khác nhau và Trần
Văn Lý đƣa ra những đánh giá của mình là có cách cảm riêng của anh ấy về thơ
tôi…”. Những tâm sự giãi bày của nhà thơ cho tôi hiểu rõ hơn về quan niệm làm
thơ của tác giả, ông coi thơ là một ngƣời bạn tri kỷ để tìm niềm an ủi trong cuộc đời
nhiều đa đoan, bất hạnh còn địa vị trên văn đàn ông không mƣu cầu hay tranh giành
4
với ai. Không rõ từ cơ sở nào dẫn tác giả Trần Văn Lý tới cách sắp xếp trên, có thể
Trần Văn Lý là một ngƣời hâm mộ thơ của Chử Văn Long, nhƣng chúng tôi tin
rằng tiếng thơ của Chử Văn Long vẫn có sức hấp dẫn đối với những đọc giả nếu họ
có dịp tiếp xúc với thơ ông. Những phản hồi từ nhiều bài viết của các nhà phê bình,
nhà thơ liên tục xuất hiện trên nhiều tạp chí đã không tiếc lời lẽ xúc phạm đến nhà
thơ Chử Văn Long. Thậm trí có bài viết Lệch chuẩn hay lệch tâm in trên tạp chí
Văn nghệ quân đội số 68 (6/2000) mà nhà thơ Chử Văn Long cho rằng đã “mạt sát”
ông thậm tệ và dùng những lời lẽ bỗ bã để bàn về văn chƣơng, đặc biệt là câu nói:
“Không thể là nhốt một con đại bàng, một con phƣợng hoàng cùng với vài ba chú
gà què chuyên ăn quẩn cối xay” khiến Chử Văn Long phải bức xúc viết thƣ ngỏ
buộc tác giả nọ chứng minh “Ai trong những nhà thơ nói trên đã làm điều gì không
tốt đẹp với đất nƣớc này”. Tuy nhận định của Trần Văn Lý về nhà thơ Chử Văn
Long thiếu khách quan, chƣa thuyết phục nhƣng thơ Chử Văn Long vẫn có một sức
sống và đi vào lòng ngƣời đọc bằng sự đồng cảm và sẻ chia về nhân tình thế thái, về
những khúc gấp tâm trạng đa chiều trong xã hội hiện đại.
Không ít ngƣời yêu thơ Chử Văn Long bởi những vần thơ mộc mạc, dung dị,
chân chất nhƣ chính đời thƣờng đang diễn ra. Nhà phê bình Nguyễn Thiết là một
trong số ngƣời tìm đƣợc sự đồng cảm trong thơ ông, tác giả có bài viết Chênh vênh
giữa mộng và đời in trên báo Văn nghệ - số 4 ngày 23/1/2010. Tác giả bài viết đã
thâu lƣợc đƣợc chặng đƣờng thơ Chử Văn Long gắn với những bƣớc ngoặt số phận
của nhà thơ. Nguyễn Thiết nhận xét: “Nhìn lại đời thơ Chử Văn Long thấy nhƣ anh
sinh ra để hát về những buồn vui thắc thỏm đời thƣờng, những nổi chìm phận số, để
vƣơn lên khát vọng làm ngƣời.” Tác giả bài viết ca ngợi về tài sử dụng ngôn từ
trong thơ của Chử Văn Long: “Anh đã tạo ra đƣợc nét đẹp riêng về tài sử dụng ngôn
từ chính xác mà uyển chuyển… Ở bất cứ thể thơ nào, lục bát, tứ tuyệt, ngũ ngôn
hay tự do… khi đọc, ta bị cuốn hút bởi vần điệu trong hồn, không còn để ý đến vần
điệu thật câu thơ ấy nữa, bởi trong đó chứa đựng cái hơi thở phập phồng cuộc sống
quanh ta. Thấy đƣợc điều này mới cảm nhận đƣợc hết chất thi sĩ trong thơ và cả
những trang văn của anh chênh vênh giữa mộng và đời.” Bài viết của tác giả đã nắm
5
bắt đƣợc cái hồn cốt chung nhất về thơ Chử Văn Long; tuy nhiên, bài viết mới chỉ ở
phạm vi nhỏ chƣa phải là một công trình nghiên cứu đầy đủ về thơ Chử Văn Long.
Đề tài là công trình đầu tiên nghiên cứu thơ Chử Văn Long dƣới góc độ tƣ
duy nghệ thuật, chúng tôi hy vọng sẽ mở ra nhiều hƣớng tiếp cận và nghiên cứu thơ
Chử Văn Long.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn khảo sát 8 tập thơ đã xuất bản của Chử Văn
Long: Nguồn yêu thƣơng (1976); Tán bàng xanh góc phố (1985); Lời ca từ đất
(1987); Bông hồng bỏ quên (1991); Ru những trăm năm (1997); Ngôi sao đã khóc
(2000); Ngƣời gánh rơm vào thành phố (2001); Đẹp và Buồn(2008). Ngoài ra
chúng tôi liên hệ khảo sát thêm những tiểu luận, phê bình, tản văn của tác giả để
góp phần khám phá sâu sắc hơn thế giới nghệ thuật thơ trong ngòi bút của ông.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về thơ Chử Văn Long từ phƣơng diện
tƣ duy nghệ thuật, trên cơ sở khảo sát hình tƣợng thông qua nội dung và hình thức
biểu hiện nhƣ: hình tƣợng cái tôi trữ tình, thế giới biểu tƣợng, ngôn ngữ, giọng điệu.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi vận dụng một cách thích hợp những
kiến thức về lý luận văn học, văn học sử và một số phƣơng pháp chủ yếu sau:
Phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử xã hội
Đặt đối tƣợng nghiên cứu trong tiến trình lịch sử và chú ý đặc trƣng cơ bản
của thể loại nghiên cứu để xem xét quá trình sáng tác qua các thời kỳ khác nhau của
Chử Văn Long, chỉ ra sự vận động, chuyển đổi tƣ tƣởng cũng nhƣ quan niệm và
phƣơng thức biểu hiện, từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của tƣ duy thơ Chử
Văn Long đối với thơ ca dân tộc.
Phƣơng pháp nghiên cứu loại hình
Trong phƣơng pháp loại hình, chúng tôi dựa vào những đặc trƣng cơ bản của
thơ trữ tình để tìm hiểu tƣ duy thơ Chử Văn Long
6
Phƣơng pháp so sánh đối chiếu
Để tìm ra những nét chung mang tính thời đại và những nét đặc sắc, riêng
biệt cùng những biến đổi trong tƣ duy thơ Chử Văn Long, đòi hỏi chuyên luận có sự
vận dụng so sánh, đối chiếu giữa các tập thơ của Chử Văn Long với nhau; so sánh
đối chiếu giữa thơ của Chử Văn Long với một số nhà thơ cùng thời
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
Vận dụng tổng hợp những quan điểm triết học, mỹ học, tâm lý học Mác xít
để thấy đƣợc mối giao thoa giữa khoa học – nghệ thuật – thơ ca. Đặc biệt trong quá
trình nghiên cứu, luận văn đã vận dụng thi pháp học để khảo sát những vấn đề có
tính quy luật nói chung của nghệ thuật thơ ca, những vấn đề mang tính quan niệm
để chỉ ra những đặc trƣng tiêu biểu của tƣ duy thơ Chử Văn Long. Dùng phƣơng
pháp phân tích, tổng hợp trên cơ sở những số liệu thống kê, chúng tôi tiến hành
khảo sát 8 tập thơ của Chử Văn Long và dựa trên kết quả thống kê trên từng bình
diện, chúng tôi đã phân tích và khái quát để tìm ra những đặc điểm của tƣ duy thơ
Chử Văn Long.
Đồng thời, luận văn vận dụng những thành tựu khoa học của các ngành: lí
luận văn học, lí thuyết tiếp nhận, thi pháp học, phƣơng pháp luận nghiên cứu văn
học… trong quá trình nghiên cứu và triển khai.
5. Đóng góp khoa học của đề tài
Chử Văn Long là nhà thơ có số lƣợng thơ xuất bản tƣơng đối lớn. Việc
nghiên cứu tƣ duy thơ qua sự vận động và phát triển của cái tôi trữ tình, qua hệ
thống biểu tƣợng, qua ngôn ngữ sẽ góp phần tìm ra những đối sánh giữa số lƣợng
và chất lƣợng thơ Chử Văn Long.
Đề tài là công trình đầu tiên nghiên cứu thơ Chử Văn Long từ góc nhìn tƣ
duy nghệ thuật. Đề tài có ý nghĩa đóng góp đối với việc nghiên cứu một cách toàn
diện sự nghiệp thơ ca của Chử Văn Long và mong muốn có thể rút ra những kết
luận chân xác, thuyết phục về thơ Chử Văn Long trên cả hai mặt nội dung và nghệ
7
thuật. Qua đó khẳng định hƣớng nghiên cứu từ góc độ thơ nghệ thuật đối với các
hiện tƣợng văn học thực sự là một hƣớng nghiên cứu tích cực, cần đƣợc tiếp tục và
phát triển.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận văn
đƣợc triển khai trong ba chƣơng :
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về tƣ duy nghệ thuật và quá trình sáng tác thơ của
Chử Văn Long
Chƣơng 2: Cái tôi trữ tình và cảm hứng chủ đạo trong thơ Chử Văn Long
Chƣơng 3: Biểu tƣợng và ngôn ngữ trong thơ Chử Văn Long
8
NỘI DUNG
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƢ DUY NGHỆ THUẬT
VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC THƠ CỦA CHỬ VĂN LONG
1.1. Một số vấn đề lý luận về tƣ duy nghệ thuật
1.1.1. Khái niệm tƣ duy
Tƣ duy là một thuật ngữ có tính chất mở với một nội hàm tƣơng đối rộng. Tƣ
duy là phạm trù liên quan đến lính vực triết học, tâm lý học,… trong đó có lĩnh vực
nghệ thuật. Trong Từ điển triết học của M.Rodentan, P.Iudin có định nghĩa về tƣ
duy nhƣ sau: “Tƣ duy là một hoạt động nhận thức lý tính của con ngƣời. khí quan
của tƣ duy chính là bộ óc ngƣời với một hệ thống tinh vi gần 16 tỷ tế bào thần kinh”
[59, tr.676]. Tƣ duy không chỉ là một sản phẩm xã hội hay chỉ là sản phẩm tự nhiên,
mà là sản phẩm có tính tổng hòa của quá trình lịch sử nhân loại. Tƣ duy là kết quả
phát triển của vật chất tự tổng hợp qua hàng vạn, hàng triệu năm. Sự ra đời của tƣ
duy chính là bằng chứng về sự xuất hiện của con ngƣời. Bởi vậy, có thể định nghĩa:
“Con ngƣời là một động vật có tƣ duy”. Tƣ duy (Pensée) là toàn bộ những hoạt
động tâm lý của con ngƣời, chỉ có con ngƣời mới có, đó là đời sống trí tuệ của con
ngƣời.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm tƣ duy ta tìm hiểu trong quan hệ của nó với các
thuật ngữ khác: Tƣ duy và ý thức, tƣ duy và tƣ tƣởng, tƣ duy và lý trí, tƣ duy và
ngôn ngữ, tƣ duy và lôgic…
Tƣ duy đƣợc phân biệt với ý thức (conscience). Nói đến ý thức là nói đến sự
“phản ánh” hiện thực của hoạt động tâm lý. Hay nói đúng hơn, ý thức là tƣ duy ở
trạng thái tĩnh, và tƣ duy là ý thức ở trạng thái động, tƣ duy là hành động nhận thức
của con ngƣời.
Tƣ duy phân biệt với trí tuệ, trí thông minh (intelligence). Ở một mức độ nào
đó, có những con vật có trí thông minh mặc dù chúng không có tƣ duy.
9
Tƣ duy và lí trí (raison) không phải là một. Nói đến lí trí là nói đến cái lôgic có tính
nguyên tắc của nhận thức. Nói đến tƣ duy là nói đến sự vận động có tính tổng thể
của các yếu tố tƣ tƣởng và tình cảm, cảm xúc và lí trí nhằm mục đích nhận thức.
Tƣ tƣởng (Idée) hay còn gọi là quan niệm tƣ tƣởng, vừa là kết quả vừa là xuất phát
điểm của tƣ duy. Quan hệ con ngƣời với con ngƣời, con ngƣời với xã hội, con
ngƣời với hoàn cảnh sống… là những mối quan hệ chủ yếu tạo nên quan niệm tƣ
tƣởng ở mỗi con ngƣời. Tƣ tƣởng, do đó, mang một nội dung quyền lợi, một nội
dung tình cảm nào đó. Tƣ tƣởng mang tính chất dân tộc, đoàn thể, quốc gia, tính
giai cấp… nghĩa là mang tính chủ quan hơn so với tƣ duy. Tƣ tƣởng nằm ở phạm
trù nội dung, tƣ duy nằm ở phạm trù phƣơng pháp.
“Đặc trƣng của tƣ duy là phản ánh các mối quan hệ của con ngƣời đối với
thế giới khách quan, quan hệ con ngƣời với con ngƣời và quan hệ giữa các sự vật,
hiện tƣợng. Truy tìm các mối quan hệ, biểu diễn các mối quan hệ đó bằng phƣơng
tiện ngôn ngữ. Đó là toàn bộ các chức năng nhận thức của tƣ duy”[53,tr.40]. Theo
V.I.Lê nin: “Cái quan trọng đối với tƣ duy là cái mà con ngƣời chƣa biết đến”. Nói
đến tƣ duy là nói đến những hoạt động của bộ óc ngƣời ở trạng thái sống động của
nó. Tƣ duy nảy sinh từ sự sống và gắn liền với hoạt động của các tế bào não. Đó là
một quá trình xử lý lƣợng thông tin do các khí quan cảm giác thu nhận đƣợc.
Nói đến “sự sống” trong vận động tƣ duy chính là nói đến cơ sở sinh lý của
tƣ duy. Yếu tố “sống” đó sẽ tạo cho tƣ duy một thuộc tính quan trọng, đó là sự trao
đổi tinh thần có tính chất giao tiếp, tính chất “cảm ứng” “giao cảm” giữa ngƣời với
ngƣời. Bởi vậy, giao tiếp ngôn ngữ là một giao tiếp có tính bề ngoài, còn trao đổi
tinh thần, giao lƣu tƣ tƣởng và tình cảm là bản chất của hoạt động tƣ duy. Tƣ duy là
một “trạng thái bên trong của vật chất” (Plêkhanôp) nhƣng chỉ có ở vật chất đặc
biệt, phát triển ở trình độ cao, tức là ở đầu óc con ngƣời. Mọi quan niệm cho rằng tƣ
duy, tinh thần hay ý niệm tồn tại độc lập, bên ngoài đầu óc con ngƣời, đều là quan
niệm tƣ duy phi chủ thể, hoặc là tạo ra một chủ thể siêu nhiên đối lập với con ngƣời.
Tƣ duy định hƣớng đến sự thành thục, khi sự thành thục đã có thì tƣ duy kết thúc.
10
Điều này giống với sự nhận thức, khi sự nhận thức chƣa có thì cần phải tƣ duy, khi
nhận thức đã có thì tƣ duy kết thúc.
Phƣơng tiện để diễn đạt tƣ duy chính là ngôn ngữ, ngôn ngữ là công cụ của
tƣ duy, là cái vỏ vật chất của tƣ tƣởng. Không có ngôn ngữ thì tƣ duy chỉ là những
dự báo mơ hồ, những phản ứng có tính chất bản năng trƣớc hiện thực. Không có tƣ
duy thì ngôn ngữ chỉ là tiếng kêu bập bẹ của trẻ sơ sinh mà thôi. Tƣ duy làm cho
ngôn ngữ phát triển phong phú, tinh xảo, ngôn ngữ tạo điều kiện cho tƣ duy đi sâu
vào bản chất sự vật hơn.
Tƣ duy là hoạt động nhận thức của con ngƣời. Hoạt động đó ở mỗi thời đại,
mỗi dân tộc có những đặc trƣng phổ biến, tạo thành các phƣơng pháp tƣ duy.
Phƣơng pháp tƣ duy phản ánh những bƣớc tiến của nhận thức ở từng thời đại. Về
phƣơng diện triết học, căn cứ vào khả năng bao quát hiện thực và trình độ hệ thống
hóa, có thể chia phƣơng pháp tƣ duy thành hai loại hình: 1) Phƣơng pháp tƣ duy
siêu hình; 2) Phƣơng pháp tƣ duy biện chứng. Phƣơng pháp tƣ duy triết học dù có
ƣu thế đến đâu, bao quát đến đâu thì cũng không thể thay thế cho các phƣơng pháp
tƣ duy của các ngành khoa học cụ thể, chính xác. Cho nên, chúng ta có một con
đƣờng phân loại thứ hai là căn cứ vào các tập hợp của hình thái ý thức xã hội. theo
cách phân loại này chúng ta có các nhóm lớn: 1) Tƣ duy khoa học; 2) Tƣ duy nghệ
thuật; 3) Tƣ duy tôn giáo. Đối với tƣ duy nghệ thuật, chúng ta có tƣ duy âm nhạc, tƣ
duy hội họa, tƣ duy thơ ca… Trong đó, tƣ duy thơ ca có ảnh hƣởng chi phối và phổ
biến hơn cả.
1.1.2. Quan niệm về tƣ duy nghệ thuật, tƣ duy thơ
1.1.2.1. Tƣ duy nghệ thuật
Tƣ duy nghệ thuật là phƣơng thức sáng tạo của con ngƣời trong lĩnh vực
nghệ thuật. Có nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề này, tuy nhiên chúng tôi thống
nhất với quan điểm của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
trong cuốn Từ điển thuật ngữ Văn học, Nhà xuất bản Giáo dục 2006 và ý kiến của
tác giả Nguyễn Bá Thành trong cuốn Tƣ duy thơ hiện đại Việt Nam, Nhà xuất bản
11
Đại học Quốc gia Hà Nội 2012. Trong Từ điển thuật ngữ Văn học có nhận định: Tƣ
duy nghệ thuật là dạng hoạt động trí tuệ của con ngƣời hƣớng tới sáng tạo và tiếp
nhận tác phẩm nghệ thuật. Bản chất của nó do phƣơng thức thực tiễn tinh thần của
hoạt động chiếm lĩnh thế giới bằng hình tƣợng quy định. Sự chuyên môn hóa lối tƣ
duy này tạo thành đặc trƣng nghệ thuật và tiềm năng nhận thức của nó. Tƣ duy nghệ
thuật là một phƣơng thức hoạt động nghệ thuật nhằm khái quát hóa hiện thực và
giải quyết nhiệm vụ thẩm mỹ. Phƣơng tiện của nó là các biểu tƣợng, tƣợng trƣng có
thể trực quan đƣợc. Cơ sở của nó là tình cảm. Dấu hiệu bản chất của tƣ duy nghệ
thuật là: ngoài tính giả định, ƣớc lệ, nó hƣớng tới việc nắm bắt những sự thật đời
sống cụ thể, cảm tính mang nội dung khả nhiên - cái có thể có, có thể cảm nhận,
theo xác suất khả năng và tất yếu. Chính nhờ đặc điểm này mà nội dung khái quát
của nghệ thuật thƣờng mang tính phổ quát hơn, triết học hơn so với sự thật cá biệt.
Bằng trí tƣởng tƣợng sáng tạo vốn là chất xúc tác của hoạt động tƣ duy nghệ thuật,
nghệ sĩ xây dựng các giả thiết, làm sáng rõ các bộ phận còn bị che khuất của thực
tại, lấp đầy các “lỗ hổng chƣa biết”. Tính cấu trúc của tƣ duy nghệ thuật gắn với
năng lực nhìn thấy thế giới một cách toàn vẹn, nắm bắt nó qua các dấu hiệu phát
sinh đồng thời, phát hiện các mối liên hệ mới chƣa đƣợc nhận ra…
Trên cơ sở nghiên cứu và khái quát những vấn đề về tƣ duy nghệ thuật,
PGS.TS Nguyễn Bá Thành trong cuốn Tƣ duy thơ hiện đại Việt Nam đã bàn về vấn
đề tƣ duy nghệ thuật nói chung và tƣ duy thơ nói riêng, tác giả đã đƣa đến kết luận:
“Tƣ duy nghệ thuật là sự khôi phục và sáng tạo các biểu tƣợng trực quan, là sự
hình tƣợng hóa hiện thực khách quan theo nhận thức chủ quan. Đó là điểm phân
biệt đầu tiên của tƣ duy nghệ thuật với tƣ duy khoa học.” [53, tr.57]
Tƣ duy nghệ thuật chịu sự chi phối mạnh mẽ của thế giới quan và nhân sinh
quan của ngƣời sáng tạo. Theo V.I. Lênin: “Chúng tôi không hề coi nhiệm vụ của tƣ
duy là làm biến hóa tồn tại, nhiệm vụ của nó chỉ là sắp xếp tồn tại về mặt hình
thức”[61, tr.497]. Nhƣ vậy tồn tại là nội dung của tƣ duy nhƣng “hình thức” của nó
thuộc về chủ thể sáng tạo. Đối với tƣ duy khoa học thì “hình thức” ấy đƣợc khách
quan hóa theo quy luật vận động của khái niệm và quan hệ lôgic giữa các khái
12
niệm. Đối với tƣ duy nghệ thuật “hình thức” ấy là sự biểu hiện trực tiếp của quan
niệm về vũ trụ, nhân sinh và trình độ văn hóa của ngƣời sáng tạo.
Tƣ duy nghệ thuật khác với tƣ duy khoa học ở chỗ “tƣ tƣởng tình cảm không
chỉ là năng lƣợng của tƣ duy mà còn là đối tƣợng nhận thức của tƣ duy…”
[53,tr.58]. Hình tƣợng nghệ thuật đƣợc coi là hình tƣợng của cảm xúc, nghĩa là
“năng lƣợng” tình cảm còn đọng lại trong hình tƣợng nhƣ là một yếu tố nội dung,
một bộ phận hợp thành. Tuy vậy, nếu đối lập lý trí với tình cảm, tƣ duy khoa học
với tƣ duy nghệ thuật, chúng ta sẽ đi đến chỗ coi nghệ thuật chỉ bao hàm những yếu
tố trực giác, những ấn tƣợng cảm tính mà không có ý nghĩa sâu sắc, không mang
nội dung trí tuệ.
Sự vận động của ngôn ngữ nghệ thuật là biểu hiện trực tiếp của quá trình tƣ
duy. Ngôn ngữ nghệ thuật mang những đặc điểm loại hình nhất định. Các biểu
tƣợng trực quan do quá trình quan sát thu nhận đƣợc là công cụ trực tiếp của tƣ duy.
Nhƣng mỗi loại hình nghệ thuật lại hƣớng về một loại biểu tƣợng nhất định. Chẳng
hạn nhạc sĩ chỉ quan tâm đến sức biểu hiện của âm thanh, sắc thái thẩm mỹ của âm
thanh, nghĩa là chú ý đến các biểu tƣợng thính giác. Còn họa sĩ gắn cuộc sống tinh
thần của mình với những biểu tƣợng thị giác, với đƣờng nét và màu sắc, với quy
luật phôi hợp sáng – tối. Ngôn ngữ thể hiện của các ngành nghệ thuật nhƣ âm nhạc,
hội họa, điêu khắc, kiến trúc… dƣờng nhƣ đã thoát khỏi thứ ngôn ngữ thƣờng ngày
mà vƣơn tới một hệ thống ký hiệu thẩm mỹ riêng biệt. Cho nên tƣ duy nghệ thuật
không đơn thuần là biểu hiện của tƣ duy cụ thể, gắn liền với các biểu tƣợng trực
quan mà còn phản ánh trình độ tƣ duy trừu tƣợng và khái quát ở giai đoạn cao.
Hoạt động nghệ thuật là hoạt động chiếm lĩnh thế giới bằng hình tƣợng, tƣ
duy nghệ thuật là một bộ phận của hoạt động ấy nhằm khái quát hóa hiện thực và
giải quyết nhiệm vụ thẩm mỹ. Tƣ duy nghệ thuật vì thế lấy phƣơng tiện tƣ duy là
các biểu tƣợng, tƣợng trƣng có thể trực quan đƣợc với cơ sở là tình cảm, cảm xúc
của ngƣời nghệ sĩ, thông qua trí tƣởng tƣợng phong phú và sự liên tƣởng tinh tế mà
ngƣời nghệ sĩ sáng tạo nên những hình tƣợng, biểu tƣợng mới. Qua trình sáng tạo
đó luôn đƣợc bắt nguồn từ lý tính và trí tuệ có kinh nghiệm của nhà văn, trên cơ sở
13
tƣ duy nghệ thuật nhà văn tạo ra những tƣ tƣởng và quan niệm nghệ thuật, lựa chọn
và sử dụng những phƣơng tiện và biện pháp phù hợp. Tƣ duy nghệ thuật luôn thăng
hoa cùng những tài năng biết cảm nhận một cách nhạy bén về viễn cảnh lịch sử, biết
nắm bắt tinh thần thời đại, biết dự báo tƣơng lai và một tài năng sáng tạo nghệ
thuật. Tƣ duy nghệ thuật vì vậy gắn liền với quá trình sáng tác, bị chi phối bởi tƣ
tƣởng, quan niệm của từng nhà văn, từng thời đại, đồng thời nó cũng thể hiện cách
nhìn, cách khái quát hiện thực của riêng nhà văn, thể hiện riêng bản sắc, cá tính
sáng tạo của nhà văn, ở một góc độ nào đó thì tƣ duy nghệ thuật có sự giao cắt và
làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn.
1.1.2.2. Tƣ duy thơ
Thơ ca là một loại hình nghệ thuật nằm trong phƣơng thức biểu hiện trữ tình,
là một thể loại văn học quen thuộc và gần gũi với con ngƣời ở mọi thời đại. Khác
với thể loại truyện, kí, kịch, thơ trực tiếp gắn với tâm hồn con ngƣời, nó xác lập nhờ
mối rung cảm thầm kín của con ngƣời đối với cuộc sống. Thơ gắn liền với chiều sâu
tâm hồn, với thế giới nội tâm con ngƣời. Trong sự vận động của cảm xúc, hình thái
vận động thơ là từ cảm xúc đến suy nghĩ, từ những rung động trực tiếp đến chiều
sâu nhận thức. Ở tác phẩm tự sự, tác giả xây dựng bức tranh về cuộc sống, trong đó
các nhân vật có đƣờng đi và số phận của chúng. Bằng những đối thoại và độc thoại,
tác gải kịch thể hiện tính cách và hành động con ngƣời qua những mâu thuẫn xung
đột. Ở tác phẩm trữ tình thế giới quan của con ngƣời, cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ
đƣợc trình bày trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu.
Tƣ duy thơ đã đƣợc đề cập đến khá nhiều lần trong các công trình mỹ học,
tâm lý học sáng tác, ngôn ngữ học và lý luận văn học… nhƣng chƣa thực sự trở
thành một đối tƣợng nghiên cứu của một ngành khoa học xã hội nào. Thuật ngữ “tƣ
duy thơ” còn chƣa có đƣợc một vị trí xác lập trong hệ thống các thuật ngữ mỹ học
hay lý luận văn học. Tuy vậy, tần số xuất hiện của nó ngày càng nhiều hơn trong
các tác phẩm lý luận văn học và thi pháp học hiện đại.
14
Tƣ duy thơ là một phƣơng thức biểu hiện của tƣ duy nghệ thuật, nhƣng nó
mang trong mình một khả năng biểu hiện phong phú nhờ ngôn ngữ thơ. Phƣơng tiện
ngôn ngữ của tƣ duy thơ là một phƣơng tiện giao tiếp có tính xã hội hóa cao độ.
Cho nên thơ có thể biểu hiện đƣợc nhiều tâm trạng, nhiều dạng cảm xúc, nhiều nội
dung cụ thể và trực tiếp. Biểu tƣợng thi ca vừa mang tính chất biểu tƣợng thính
giác, vừa mang tính chất thị giác, nghĩa là trong thơ vừa có nhạc, vừa có họa.
Bàn về đặc điểm của tƣ duy thơ, PGS.TS Nguyễn Bá Thành nhận định: “Đặc
điểm quan trọng nhất của tƣ duy thơ là sự thể hiện của cái tôi trữ tình, cái tôi cảm
xúc, cái tôi đang tƣ duy. Cái tôi trữ tình trong thơ đƣợc biểu hiện dƣới hai dạng thức
chủ yếu là cái tôi trữ tình trực tiếp và cái tôi trữ tình gián tiếp. Thơ trữ tình coi trọng
biểu hiện cái chủ thể đến mức nhƣ là nhận vật số một trong mọi bài thơ” [53, tr.59]
Do sự chi phối của quan niệm thơ và phƣơng pháp tƣ duy của từng thời đại mà vị trí
của cái tôi trữ tình có những thay đổi nhất định. Lịch sử phát triển của thơ ca Việt
Nam là lịch sử phát triển của thơ trữ tình. Đã là thơ trữ tình thì không thể gọi là
hoàn toàn “phi ngã”, cho dù trong thơ chỉ có “mây, gió, trăng, hoa”. Nguyễn Du, Hồ
Xuân Hƣơng, Tú Xƣơng, Tản Đà đều đã tự xƣng tên mình trong một số bài thơ.
Nhƣng do quan niệm về cái cá nhân và ý thức về cái bản ngã chƣa mạnh mẽ nên cái
tôi trữ tình còn ẩn khuất sau những nhân vật trữ tình khác. Các nhà thơ thời kỳ
phong kiến đa số không trực tiếp viết về cái tôi nhƣ ở thời kỳ thơ lãng mạn. Thơ
Mới ra đời, cái tối trữ tình dành lấy vị trí trung tâm trong mọi bài thơ. Nhƣng cả thơ
bác học thời phong kiến và thời kỳ Thơ Mới, tƣ duy thơ đều thiên về hƣớng nội,
nghĩa là mục đích nhận thức và phản ánh của thơ không phải là cái khách thể, cái
hoàn cảnh tự nhiên và xã hội có tính lịch sử cụ thể mà nhà thơ đang sống. Tuy vậy,
về mặt ý nghĩa khách quan của nó, thơ bao giờ cũng phản ánh đƣợc một khía cạnh
nhất định của tƣ tƣởng và tình cảm một thời đại, qua thơ, chúng ta có thể nắm bắt
đƣợc sự phát triển và bối cảnh lịch sử của từng thời đại.
Tƣ duy thơ phản ánh những tình cảm cộng đồng và tƣ duy thời đại. Về mặt
nội dung nhận thức, có thể coi tƣ duy thơ là biểu hiện cụ thể và sinh động của
những tƣ tƣởng triết học, chính trị, đạo đức dƣới dạng phổ biến nhất của một cộng
15
đồng ngƣời. Tập hợp các sáng tác thơ theo nội dung tƣ tƣởng và đối tƣợng phản
ánh, ta tháy rằng thơ ca là sự phản ánh tinh vi của ý thức hệ có tính giai cấp, có tính
lịch sử. Thơ ca phong kiến phản ánh những tâm trạng tiêu biểu, những con ngƣời
điển hình của giai cấp quý tộc phong kiến, phản ánh những quan niệm tình cảm đạo
đức theo mô hình giá trị mà xã hội phong kiến đã thiết lập. Thơ ca thời kỳ tƣ bản
chủ nghĩa cũng phản ánh tâm tƣ tình cảm của những con ngƣời trong xã hội đó. Thơ
ca cách mạng lấy hiện thực cách mạng làm đối tƣợng nhận thức và phản ánh. Sự
thay đổi của cơ chế xã hội đã kéo theo sự thay đổi của toàn bộ thƣợng tầng kiến
trúc, thay đổi các quan niệm về cái Chân, cái Thiện, cái Mỹ. Đó là nguyên nhân làm
thay đổi hƣớng vận động của tƣ duy thơ.
So với tƣ duy logic thì tƣ duy hình tƣợng có đƣợc một phạm vi rộng rãi hơn
cho sự liên tƣởng và quyền tƣởng tƣợng của ngƣời sáng tạo. Tƣ duy thơ chấp nhận
một khả năng tƣởng tƣợng dƣờng nhƣ vô tận của nhà thơ. Trí tƣởng tƣợng là biểu
hiện trực tiếp của năng lực tƣ duy hình tƣợng. Nhà thơ Sóng Hồng đã nói: “Thơ là
nghệ thuật kỳ diệu bậc nhất của trí tƣởng tƣởng”. Trí tƣởng tƣợng của nhà khoa học
khác với nhà thơ ở chỗ, nhà khoa học thì mã hóa các tài liệu cảm tính, quy chúng về
các đại lƣợng, các ký hiệu và con số, quan sát và biểu diễn sự vận động của hiện
thực thành sự vận động của khái niệm, của ký hiệu. Khả năng tƣởng tƣợng của tƣ
duy khoa học là ở chỗ trừu tƣợng hóa, vô hình hóa các sự vật và hiện tƣợng. Còn
nhà thơ thì cụ thể hóa, hình tƣợng hóa hiện thực khách quan theo một đƣờng dây
liên tƣởng. Đối với sáng tác thơ, trí tƣởng tƣợng tạo nên tứ thơ, ý thơ và cả lời thơ.
Liên tƣởng trong thơ càng đa dạng thì biểu tƣợng càng sinh động, nhận thức càng
sâu sắc, cảm xúc càng dồi dào và phong phú hơn. Tuy vậy, chúng ta không thể nào
quy mọi liên tƣởng thơ thành sự lựa chọn tất yếu theo con đƣờng của tƣ duy lôgic.
Tƣ duy nghệ thuật chứa nhiều yếu tố ngẫu nhiên trong quá trình sáng tạo. Lôgic thơ
ca gắn liền với các yếu tố ngẫu nhiên, phi lý tính. Cái tất yếu trong mục đích biểu
hiện, trong nội dung tƣ tƣởng và ý đồ sáng tác đã không gạt bỏ cái ngẫu nhiên theo
lôgic chủ quan: Lôgic chủ quan bao hàm cả cái hợp lý và cái phi lý, cả lý trí và tình
cảm, cái ngẫu nhiên và cái tất yếu. Nhà thơ Tố Hữu tâm sự rằng cái tƣ tƣởng chủ đề
16
“đồng bào miền Nam bất khuất” thì đã có từ lâu, nhƣng khi gặp chị Trần Thị Lý thì
bài thơ “Ngƣời con gái Việt Nam” mới ra đời. Tƣ duy thơ là sự khôi phục là sáng
tạo nên các biểu tƣợng trực quan để biểu hiện tƣ tƣởng và cảm xúc, nhƣng không
phải do nhận định cảm tính quyết định. Những quan niệm về thơ, về nhân sinh, về
thời đại và bản thân cá tính của nhà thơ sẽ làm cho nhà thơ chú ý nhiều hơn đến loại
biểu tƣợng này hay biểu tƣợng khác. Những biểu tƣợng tƣởng nhƣ vô tình và muôn
hình muôn vẻ ấy bao giờ cũng có một điểm chung ở tƣ tƣởng chủ đề mà nhà thơ
muốn thể hiện. Hành trình của trí tƣởng tƣợng mang tính chất ngẫu nhiên bao nhiêu
về mặt hình ảnh trực quan, thì mang tính chất tất yếu bấy nhiêu về mục đích biểu
hiện. Chúng đƣợc lựa chọn theo những tiêu chí nhất định, đáp ứng đƣợc nhu cầu
bộc lộ của nhà thơ, thỏa mãn với tƣ tƣởng chủ đề, hợp với phong cách và phƣơng
pháp sáng tác… Đúng nhƣ tác giả Nguyễn Bá Thành đã cho rằng: “Tƣ duy thơ là sự
khôi phục và sáng tạo các biểu tƣợng trực quan, là sự hình tƣợng hóa hiện thực
khách quan theo lôgic chủ quan” [53, tr.65]
Tƣ duy thơ đối với ngƣời sáng tác, với nhà thơ là việc “làm thơ”. Ngôn ngữ
đối với nhà thơ, vừa có ý nghĩa phƣơng tiện, vừa có ý nghĩa mục đích. Mặt khác,
trạng thái tình cảm của nhà thơ là trạng thái đầy cảm hứng, không phải là trạng thái
bình thƣờng, lao động giản đơn của ngƣời thợ thủ công, mà bao hàm một ý nghĩa
sáng tạo: Nghĩa là nhà thơ vừa là ngƣời thiết kế, vừa là ngƣời thi công cho chính
ngôi nhà nghệ thuật của mình. Nhà nghệ sĩ là ngƣời phóng đại một mặt nào đấy,
một khía cạnh nào đấy của sự vật hiện tƣợng nhằm biểu hiện tình cảm và tƣ tƣởng
của mình. Căn cứ vào mức độ phóng đại mà ta đánh giá tác phẩm chân thực hay
không chân thực, hiện thực hay lãng mạn. Do tính chất lý tính của loại chất liệu
ngôn ngữ, tƣ duy thơ đòi hỏi các biểu tƣợng phải gợi cảm, khắc phục tính chất ký
hiệu của ngôn ngữ để tạo nên chất thơ trực tiếp. Đề cao tính tạo hình trong ngôn
ngữ thơ là để tăng thêm tính chất trực quan của hình tƣợng thơ. Nhạc điệu của một
dòng thơ, một bài thơ chính là sự hình tƣợng hóa âm thanh đời sống thực tại bằng
cách khuếch đại âm thanh của từ ngữ.
17
Nói về hƣớng tƣ duy thơ, chúng ta có thể thấy có các khả năng: hƣớng nội,
hƣớng ngoại, và sự kết hợp hƣớng nội và hƣớng ngoại. Hƣớng ngoại là nhằm vào
đối tƣợng miêu tả, trình bày nó dƣới ánh sáng của một quan niệm thẩm mỹ. Hƣớng
nội là tác giả tự nghĩ về mình, tự quan sát và biểu hiện cái tôi nội cảm của mình. Sự
kết hợp giữa hƣớng nội và hƣớng ngoại, hay nói đúng hơn là không theo một hƣớng
định duy nhất, mà có sự đi về vô hƣớng, sự phối hợp hài hòa. Có thể tác giả nhân
danh một nhân vật trữ tình nào đó, nhân danh một cái ta rộng lớn, nhƣng không dấu
mình hoàn toàn mà hiện ra khi thì trực tiếp khi thì gián tiếp. Hƣớng nội một phần
hay hƣớng nội hoàn toàn, tƣ duy thơ vẫn sử dụng những hình ảnh, những biểu
tƣợng có tính trực quan nhƣ các hình thức tƣ duy nghệ thuật khác.
Tƣ duy thơ thƣờng đƣợc biểu hiện thành từng dòng phát ngôn trên văn bản
và từng quãng ngắt hơi trong khi đọc. Nhƣ vậy, sự tồn tại của dòng thơ đã làm ảnh
hƣởng đến tƣ duy thơ, tính nhạc điệu của ngôn ngữ cũng chi phối tƣ duy thơ. Tƣ
duy thơ bị chi phối bởi một số tiêu chí có tính hình thức. Những tiêu chí đó nhằm
làm cho những câu thơ gắn bó với nhau thành một chuỗi thống nhất, cô kết các ý
nghĩ riêng lẻ thành một trật tự hình thức. Đó chính là các yêu cầu về liên kết vần và
liên kết ý.
Tìm hiểu tƣ duy thơ chính là tìm hiểu sự vận động của hình tƣợng thơ. Sự
vận động của hình tƣợng thơ không phải là tùy tiện và vô hƣớng, tuy rằng tính chất
ngẫu nhiên và tự do của trí tƣởng tƣợng thơ ca là rất cao. Khả năng tự do của tƣ duy
thơ thể hiện trong khả năng co dãn của dòng thơ, khả năng kéo dài của lời thơ, ý
thơ, câu thơ. Những cấu trúc thể loại truyền thống giữ một vai trò vô cùng quan
trọng trong hành trình vận động của hình tƣợng thơ. Thơ 4 chữ, 5 chữ, 7 chữ, thơ
lục bát… là những thể thơ ổn định, lâu đời đã làm đa dạng hóa nhƣng đồng thời
cũng đơn điệu hóa các kiểu tƣ duy thơ. Tƣ duy thơ là sự khôi phục và sáng tạo ra
các biểu tƣợng trực quan, vai trò của nhận thức cảm tính là vô cùng quan trọng,
nhƣng không phải quyết định. Những quan niệm thơ, về nhân sinh, về thời đại sẽ
làm cho nhà thơ chú ý nhiều hơn đến loại biểu tƣợng này hay loại biểu tƣợng khác.
Ngay ở giai đoạn “trực quan sinh động” ấy đã bao hàm sự hƣớng dẫn của lý tính,
18
của tƣ tƣởng. Một quan niệm mới về nhân sinh, về thế sự, về nghệ thuật ra đời sẽ
làm thay đổi hƣớng tƣ duy thơ. Những tình cảm mạnh mẽ và sâu sắc, nhu cầu bộc lộ
những tƣ tƣởng mới, ý thức về sự vận động và phát triển của thời đại, của dân tộc,
quốc gia… Tất cả đều có thể chi phối tƣ duy thơ.
Những biểu tƣợng trực quan tƣởng nhƣ ngẫu nhiên, tình cờ ấy đã trải qua
một quá trình đƣợc gọt rũa, trau truốt chọn lọc theo những yêu cầu tƣ tƣởng và nghệ
thuật mà ta gọi đó là quá trình điển hình hóa nghệ thuật. Quá trình điển hình hóa
nghệ thuật trong thơ là quá trình xây dựng hình tƣợng, làm sáng rõ tƣ tƣởng của
mình, trình bày quan niệm sống của mình bằng những biểu tƣợng trực quan. Do đó
những biểu tƣợng muôn hình muôn vẻ đó bao giờ cũng có một điểm chung nào đó,
tức là đều chứa đựng một phần của cái chung, cái tƣ tƣởng chủ đề của bài thơ mà
nhà thơ muốn thể hiện.
Nhƣ vậy, tƣ duy nghệ thuật nói chung và tƣ duy thơ nói riêng gần với đời
sống hiện thực hơn so với tƣ duy khoa học vì tính chất trực quan của các biểu
tƣợng. Từ góc độ sáng tạo, tƣ duy thơ là làm thơ, là những thao tác lựa chọn hình
ảnh, biểu tƣợng, ngôn từ để bộc lộ tƣ tƣởng và tình cảm. Từ góc độ tiếp nhận, đọc
thơ, thƣởng thức thơ chính là tái hiện hình tƣợng thơ theo sự vận động của ngôn
ngữ thơ, theo hành trình tƣởng tƣợng của nhà thơ, hay là quá trình tƣ duy lại tƣ duy
của nhà thơ. Tƣ duy nghệ thuật thƣờng xuyên bị chi phối bởi đặc trƣng của các thể
loại nghệ thuật. Tƣ duy thơ là một phƣơng thức biểu hiện của tƣ duy nghệ thuật.
Công việc nghiên cứu tƣ duy nghệ thuật nói chung và tƣ duy thơ nói riêng là một
quá trình khám phá, tìm hiểu thú vị, cần thiết, hiệu quả để khám phá thế giới nghệ
thuật trong tác phẩm của nhà thơ.
1.2. Quá trình sáng tác và quan niệm thơ của Chử Văn Long
1.2.1. Vài nét về tiểu sử Chử Văn Long
Chử Văn Long sinh ngày 12 tháng 10 năm 1942 ở làng Vạn Phúc, Thanh Trì
ngoại thành Hà Nội, một làng quê vùng bờ bãi sông Hồng. Khi còn nhỏ, cha mất
sớm, đƣợc mẹ và ba chị em gái chăm lo cho ăn học ở trƣờng quê rồi vào học trƣờng
19
Trung cấp cơ điện ngành Xe hơi máy nổ. Tốt nghiệp năm 1963, Chử Văn Long
xung phong đi xây dựng kinh tế lâm nghiệp Quảng Ninh. Cũng từ đây ông bắt đầu
làm thơ. Gần chục năm ở vùng than, cuộc sống thiếu thốn khó khăn đã trau dồi cho
nhà thơ nhiều suy ngẫm và trải nghiệm. Suốt những năm tháng xa nhà, ông không
yên tâm về ngƣời vợ một vai gồng gánh mƣu sinh cho mẹ già và các con, ông làm
đơn trình bày khó khăn xin về làm ở Hà Nội. Những ngày ấy, ông sống trong sự
giúp đỡ của bạn bè, mất nửa năm sau mới có hộ khẩu chính thức để đi làm.
Năm 1973, ông về Hà Nội làm quản đốc cơ khí ở xí nghiệp gạch ngói Văn
Điển. Suốt ba năm liền ông thầm hứa với mình “cắt đứt với thơ”, không đọc sách
báo, không cầm bút viết một câu. Trớ trêu thay, nơi làm việc của ông lại kề sát
nghĩa trang thành phố. Một lần không ngăn đƣợc cảm xúc ông đã viết bài thơ Xí
nghiệp bên nghĩa trang. Bài thơ không đƣợc ông giám đốc đồng tình nhƣng lại
đƣợc nhà thơ Ngô Quân Miện phụ trách báo Chính nghĩa chọn in bài thơ, đó cũng là
bƣớc ngoặt trong đời thơ ông sau này.
Năm 1979 ông làm biên tập cho tạp chí của Hội Văn nghệ Hà Nội (tiền thân
báo Ngƣời Hà Nội bây giờ). Thuở ấy ngƣời viết nghiệp dƣ về làm báo, một cơ quan
văn nghệ là một điều vui mừng lớn. Tuy vậy, chặng đƣờng này nhà thơ bị ghì chặt
vào cuộc sống lo toan cơm áo cực nhọc. Vừa đảm nhiệm công việc cơ quan, Chử
Văn Long vừa làm thêm nhiều công việc khác để mƣu sinh. Với ruộng đất hợp tác
xã chia cho vợ con ở nhà, hai tay nhà thơ cày cuốc. Mùa rau cỏ, có ngày hàng trăm
gánh nƣớc tƣới rau, phần rau nhập cho hợp tác xã, phần còn lại ông chở lên thành
phố bán. Có thể nói chặng đƣờng hơn mƣời năm này là quãng đời gian nan cực
nhọc nhất của nhà thơ. Cùng năm, ông đƣợc cử đi học trƣờng Viết văn Nguyễn Du
khóa I, nhƣng học đƣợc ba tháng, do chuyện buồn cơ quan nên bỏ dở.
Cuối năm 1980, Hội Văn nghệ cử ông đi sƣu tầm ca dao ngoại thành đƣợc
nhà văn Tô Hoài khen trƣớc Đại hội Văn nghệ Hà Nội.
Năm 1999, ngƣời vợ lâm bệnh nặng qua đời để lại nỗi tiếc thƣơng vô vàn
trong ông. Những ngày tháng tiếp theo lòng dạ ông vẫn đau buồn khôn nguôi. Một
hôm bất ngờ ngƣời đƣa thƣ đem đến lá thƣ của ngƣời con gái không quen biết mãi
20
tận miền Trung. Trong thƣ chị giới thiệu mình là hội viên Hội văn nghệ Hà Tĩnh.
Sau khi đọc đƣợc tập thơ “Ru những trăm năm” của ông, cảm động viết lá thƣ này
muốn đƣợc nhà thơ giúp đỡ thêm kinh nghiệm, sách báo nghề văn. Rồi bạn bè vun
vén cho hai ngƣời cô đơn nên tựa đỡ vào nhau lúc tuổi già yếu. Mấy năm sau “Đám
cƣới thơ” đƣợc tổ chức. Ông viết bài thơ, tƣởng tƣợng ngày cƣới của mình không
chỉ có hai ngƣời, mà còn có “Con tàu lăn bánh song song/ Dòng xe nƣờm nƣợp
lƣợn vòng vào ra/ Ruộng đồng trải thảm cài hoa/ Núi cao khép cửa mây xa buông
rèm/ Anh làm đám cƣới với em/ Đắm say mơ mộng thần tiên giữa đời…”. Thấy
chuyện cảm động mà vui, nhà thơ Bế Kiến Quốc, Tổng biên tập cho in nguyên
khuôn khổ tấm thiệp lên báo Ngƣời Hà Nội còn tặng 200 tờ báo để ông biếu ngƣời
thân bạn bè. Những biến cố và sự kiện này ảnh hƣởng lớn đến hồn thơ của ông.
1.2.2. Quá trình sáng tác của Chử Văn Long
Làm thơ chủ yếu trong thời bình, những tác phẩm trữ tình của ông không bị
ảnh hƣởng trực tiếp tƣ duy chính trị của thời kỳ bom đạn ác liệt mà mang đậm tính
đời tƣ thế sự. Mỗi một tập thơ của tác giả ra đời gắn liền với những suy nghĩ tình
cảm riêng tƣ của tác giả. Những tập thơ nối tiếp nhau ra đời trong hơn ba mƣơi năm
trải nghiệm, trăn trở với cuộc đời là hành trình đến với tha nhân đầy mất mát,
thƣơng đau của tác giả Chử Văn Long.
Chử Văn Long là nhà thơ xuất phát từ lao động quần chúng, ông bƣớc vào sự
nghiệp thơ ca không đƣợc thuận lợi và dễ dàng nhƣ bao ngƣời khác do không đƣợc
học hành đầy đủ về nghề văn trên ghế nhà trƣờng. Nhƣng với niềm khát khao giao
cảm với đời và một trái tim nhạy cảm, Chử Văn Long vẫn gặt hái đƣợc nhiều niềm
vui trong đời thơ của mình. Năm 1964, tác giả đạt giải nhì cuộc thi thơ đề tài Lâm
nghiệp lần thứ nhất với bài thơ Ngôi nhà ngƣời quy hoạch rừng, cùng cuộc thi tổ
chức vào năm sau, ông đạt giải ba với bài Vét suối Ngựa lồng. Năm 1979, nhà thơ
đƣợc tặng thƣởng thơ hay báo Văn nghệ với bài Tiếng chày và tặng thƣởng thơ Hà
Nội. Năm 1982, Chử Văn Long đạt giải nhì cuộc thi Thơ báo Văn nghệ với bài
Ngƣời gánh rơm vào thành phố; cùng năm này tác giả đạt giải nhì cuộc thi viết cho