THỰC TRẠNG SUY THỐI RỪNG Ở HUYỆN TUN HĨA
TỈNH QUẢNG BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HẠN CHẾ SUY THỐI
TRẦN THỊ BÍCH HÀ
TRƯƠNG THỊ DIÊN - NGUYỄN THỊ NGỌC HỒNG
NGUYỄN THỊ HỒNG DUYÊN - NGUYỄN THỊ DUYÊN
Khoa Địa lý
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tun Hóa là huyện miền núi nằm ở phía tây bắc của tỉnh Quảng Bình là nơi có tới
93.843,920 ha rừng tự nhiên. Điểm đặc biệt của rừng Tuyên Hóa là ngồi giá trị về kinh
tế, rừng Tun Hóa còn là rừng đầu nguồn thuộc vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng và
là nơi chứa đựng nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử có giá trị. Mặc dù rừng có
tính đa dạng như vậy, nhưng hiện nay rừng Tun Hóa đang bị suy thối nghiêm trọng
và làm mất dần đi giá trị của nó. Nghiên cứu thực trạng suy thối, tìm ra ngun nhân
suy thối trên cơ sở đó đề xuất giải pháp hạn chế đang là vấn đề đặt ra cấp thiết.
2. THỰC TRẠNG SUY THOÁI RỪNG HUYỆN TUN HĨA
2.1. Suy thối về diện tích
Sự suy giảm tài nguyên rừng biểu hiện trước hết và rõ nét thơng qua việc suy giảm diện
tích.
Diện tích rừng liên tục giảm trong nhiều năm qua, ở mức báo động mạnh. Diện tích đất
quy hoạch cho lâm nghiệp năm 2006 là 96.515,00 ha (chiếm 84% diện tích tự nhiên).
Nhưng cho đến năm 2012 thì giảm cuống cịn 93.757, 79 ha (chiếm 81 % diện tích tự
nhiên), giảm 3 % so với năm 2006.
Diện tích đất có rừng tự nhiên cũng giảm mạnh từ năm 2006 đến 2012.giảm từ
80.136,64 ha xuống cịn 77.293, 20 ha. Diện tích đất có rừng trồng giảm 828,3 ha.
Trong khi đó đất chưa có rừng thì lại tăng đột biến từ 6565,85 ha (năm 2006) lên
13.484,35 ha (năm 2012). Rừng sản xuất cũng giảm mạnh từ 62.062,57 (năm 2006)
xuống cịn 59.749,00 ha (năm 2012).
Diện tích rừng tự nhiên giảm do xảy ra hàng trăm vụ phá rừng ở các xã Ngư Hóa, Minh
Hóa. Lấn chiếm đất rừng và chuyển đổi mục đích lâm nghiệp trái pháp luật. Diện tích
đất trống trên địa bàn cịn nhiều do vậy cần phải có giải pháp sử dụng vào mục đích
phát triển lâm nghiệp.
Cùng với sự biến động về diện tích rừng thì độ che phủ rừng cũng biến động thất
thường qua các năm, năm 2006 độ che phủ rừng đạt 80%, giảm xuống còn 75% năm
2010.
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, tháng 12/2013, tr: 207-212
208
TRẦN THỊ BÍCH HÀ và cs.
2.2. Suy thối về trữ lượng
Song song với suy thối về diện tích rừng, chất lượng rừng càng bị suy thoái với tốc độ
nhanh, sự suy giảm chất lượng rừng thể hiện ở suy giảm trữ lượng và các lồi có giá trị
kinh tế. Năm 2006, tổng trữ lượng các loại rừng lên đến 6.441950,80 m3, rừng phòng hộ
chiếm 3.070.551,00 m3, rừng sản xuất chiếm 3.371.399,80 m3. Rừng tự nhiên lên tới
6.194.776,80 m3 trong đó rừng giàu chiếm tới 332.360,80 m3 với nhiều loại lâm thổ ,sản
quý gỗ quý như dạ hương, huệ mộc, cánh kiến, lim, gõ, mun, dổi... Ngồi gỗ, cịn có
nhiều loại tre, nứa, song, mây và nhiều loại thảo dược quý như sa nhân, sâm, trầm
hương, hà thủ ô và nhiều loại rau quả như nấm, măng… nhưng hiện nay chất lượng
rừng đã suy giảm đáng kể, chỉ còn chủ yếu là rừng nghèo có giá trị kinh tế khơng cao,
trữ lượng gỗ rừng ước tính năm 2012 cịn khoảng 3 triệu m3 với những loại gỗ tạp, tre ,
nứa và nhiều loại cây con và cây bụi khác.
3. NGUYÊN NHÂN SUY THỐI
Sự suy thối rừng huyện Tun Hóa do rất nhiều nguyên nhân tác động đồng thời và
bao gồm những nguyên nhân cơ bản sau:
3.1. Xác định không đúng mục đích
Rừng Tun Hóa vừa có tác dụng phịng hộ, vừa làm chức năng giữ nước cho vùng hạ
lưu sông Gianh. Nhưng do nằm trong diện rừng sản xuất với mục đích kinh tế, khơng
được quy hoạch cụt thể nên rừng đã bị khai thác quá mức theo phương thức bóc lột nên
làm cho rừng bị suy thoái trầm trọng. Hơn thế nữa, cũng xuất phát từ mục đích rừng sản
xuất nên việc quản lý, bảo vệ sẽ thiếu sự nghiêm ngặt, nên việc phá rừng với nhiều mục
đích khác nhau khơng được kiểm sốt, xử phạt.
3.2. Mưu kế sinh nhai trong điều kiện nhận thức hạn chế
Các xã vùng đệm thuộc rừng phịng hộ là các xã có trình độ phát triển kinh tế - xã hội
kém. Nền kinh tế của các xã này chủ yếu là nông nghiệp với độc canh cây lúa nên thu
nhập thấp, nhất là thu nhập theo đầu người thấp. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm rất
cao. Với điều kiện kinh tế vùng nghèo này, việc mưu sinh đã trở thành nhu cầu cấp
thiết. Nhìn vào điều kiện nghèo này, trong điều kiện nhận thức hạn chế, nhất là nhận
thức vai trò của rừng, sẵn có điều kiện thuận lợi khai thác, khơng cần đầu tư, thu lợi
nhuận nhanh nên khai thác rừng đã trở thành kế sinh nhai được lựa chọn đầu tiên, chủ
yếu và phổ biến của dân cư vùng đệm.
3.3. Quản lý kém hiệu quả
Việc phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với các địa phương và các ngành chức năng
trong cơng tác kiểm tra, kiểm sốt lâm sản chưa được đồng bộ, thiếu chặt chẽ. Tình
trạng vi phạm lâm luật nổi cộm ở một số địa phương nhưng chính quyền địa phương
vẫn cịn lung túng, ngại va chạm, có những biểu hiện tư tưởng dựa vào lực lượng các cơ
quan chức năng.
THỰC TRẠNG SUY THỐI RỪNG Ở HUYỆN TUN HĨA TỈNH QUẢNG BÌNH...
209
Chưa quyết tâm răn đe, giáo dục những đối tượng thường có những hành vi vi phạm
pháp luật có trên địa bàn mình quản lý. Do vậy, tình trạng khai thác, mua bán, vận
chuyển trái phép lâm sản vẫn thường xảy ra. Đặc biệt nổi cộm tại các địa bàn như: Xã
Thuận Hóa, Kim Hóa và một số vùng trên địa phận do BQL rừng phịng hộ Tun Hóa
quản lý, trên các tuyến quốc lộ 12A, đường mòn Hồ Chí Minh, đường sơng…
Cơng tác giám sát trồng rừng, quản lý rừng trồng và khai thác rừng trồng tại một số địa
bàn còn thiết chặt chẽ, chưa đi sâu điều tra, cập nhật số liệu đúng với tình hình thực tế,
số liệu báo cáo thường chưa đầy đủ, thiếu chính xác.
Chính quyền địa phương các xã nhiều lúc cịn bng lỏng nhiệm vụ quản lý, bảo vệ
rừng.
3.4. Việc giao đất, giao rừng cịn chậm, thiếu tính hợp lý và chưa đảm bảo quy tắc
Theo điều tra cho thấy việc giao đất ở huyện Tuyên Hóa chỉ mới thực hiện bắt đầu từ
năm 2005. Việc giao đất cho các tổ chức còn chiếm một tỷ lệ lớn (các tổ chức quản lý
chăm sóc rừng cịn hạn chế), cụ thể, số diện tích giao đất giao rừng của huyện theo hộ
46.545,77 ha, cho các tổ chức khác 458,22 ha, tổ chức hành chính cấp xã, thị trấn
21.608,76 ha. Việc giao đất mới chỉ thực hiện bàn giao cơ giới thiếu tính tuyên truyền,
giao ước, hướng dẫn kỹ thuật… nên hiệu quả còn thấp. Ngồi ta, tại huyện cịn có 2.426
ha đất chưa được bàn giao.
3.5. Chiến tranh
Trong cuộc kháng chiến chống mỹ, Quảng Bình nói chung, huyện Tun Hóa nói riêng,
vừa là tiền tuyến của miền Bắc xã hội chủ nghĩa vừa là hậu phương trực tiếp của tiền
tuyến lớn miền Nam anh hùng. Nên tại đây, đế quốc Mỹ đã rải hang tấn bom đạn. Bom
đạn Mỹ đã giết hại và làm bị thương hang chục ngàn người. Đốt cháy và đánh sập hàng
vạn nóc nhà. Đặc biệt là các chất hủy diệt màu xanh và mơi trường như hóa chât diệt cỏ,
bom Napan, xăng khơ, hóa chất Đioxin…Với tính chất của diệt cả chiến tranh, một mặt
làm suy cạn tài ngun sinh vật, mặt khác làm suy thối mơi trường nghiêm trọng, hạn
chế sự hồi sinh của giới sinh vật.
4. GIẢI PHÁP
Bảo vệ mơi trường, tài ngun thiên nhiên nói chung, bảo vệ rừng ở huyện Tuyên Hóa
nói riêng chỉ hiệu hữu khi có sự kết hợp chặt chẽ giữa quản lý vĩ mơ (quản lý mang tính
quốc tế, quốc gia), và vi mô (quản lý từ cộng đồng địa phương). Trong hai quy mô quản
lý này, nếu xét tương đối thì quản lý vi mơ (cộng đồng) đóng vai trị quyết định nhất. Vì
cộng đồng địa phương có sự gắn bó trực tiếp cũng như gián tiếp với tài nguyên rừng.
Cộng đồng địa phương cũng là các đối tượng có quyền được hưởng lợi từ rừng như sinh
kế, nghĩ dưỡng, nhu cầu văn hóa, tâm linh… Đồng thời cộng đồng địa phương cũng là
tác nhân trực tiếp tác động xâm hại đến tài nguyên rừng. Quản lý dựa vào cộng đồng là
quản lý nhằm tạo nên sự đồng thuận, thích ứng cao của cộng đồng địa phương từ việc
hưởng ứng các chủ trương, chính sách luật pháp, văn bản đến tổ chức thực hiện cũng
như hành động theo văn bản. Chính từ vai trị mang tính quyết định của quản lý dựa vào
210
TRẦN THỊ BÍCH HÀ và cs.
cộng đồng, trong phạm vi đề tài này, định hướng giải pháp bảo vệ rừng huyện Tun
Hóa, chúng tơi chỉ đề cập đến giải pháp dựa vào cộng đồng. Xuất phát từ điều kiện địa
lý cụ thể của cộng đồng địa phương, theo chúng tôi, muốn quản lý, bảo vệ rừng cần phải
thực thi các động thái và giải pháp tương ứng của từng động thái như sau:
4.1. Cải thiện kinh tế, xã hội cộng đồng
Từ phân tích ngun nhân gây suy thối rừng cho thấy nguyên nhân quyết định nhất là
do xuất phát từ điều kiện kinh tế, xã hội thấp kém của địa phương. Vì thế động thái cải
thiện kinh tế, xã hội cộng đồng được coi là động thái rất quan trọng và đầu tiên.Việc cải
thiện kinh tế, xã hội cộng đồng của vùng đệm tại khu vực nghiên cứu bao gồm:
4.1.1. Ổn định dân số, giảm tỷ lệ gia tăng tự nhiên
Muốn cải thiện vẫn đề gia tăng dân số tự nhiên tạo địa phương phải thực hiện triệt để
nghiêm túc các giải pháp về dân số hiện nay ở Việt Nam. Việc hạn chế gia tăng dân số
sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế xâm hại đến tài nguyên rừng.
4.1.2. Cải thiện về mặt kinh tế
Cải thiện kinh tế vừa có tác động trực tiếp đến việc hạn chế xâm hại đến tài nguyên
rừng, đồng thời gián tiếp giảm xâm hại tài nguyên rừng thông qua giải quyết tối ưu mối
quan hệ giữa lao động, việc làm, cải thiện thu nhập. Để cải thiện kinh tế tịa cộng đồng
địa phương vùng đệm huyện Tuyên Hóa cần phải thực hiện các biện pháp sau:
- Đa dạng hóa cơ cấu sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý. Dựa vào điều
kiện địa phương, nền kinh tế của vùng đệm cần phải phát triển các ngành thương
mại, dịch vụ, tiểu thủ công… Đồng thời phá thế độc canh cây lúa, tăng cường phát
triển các ngành khác đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Tăng cường phát triển kinh tế dựa vào rừng. Việc phát triển kinh tế dựa vào rừng
có hai phương thức:
Phát triển kinh tế dựa trực tiếp vào rừng bao gồm:
• Trồng rừng: Hiện nay rừng Tuyên Hóa do nhiều nguyên nhân dẫn tới bị suy thoái,
do vậy nhu cầu phục hồi lại nguồn rừng là cấp thiết và cũng là một điều kiện để
phát triển kinh tế cho cộng đồng địa phương. Để đạt hiệu quả trong việc phát triển
kinh tế dựa vào trồng rừng cần phải thực hiện theo hướng xã hội hóa lâm nghiệp
như: Khoanh nuôi theo hộ, các tổ chức xã hội (đoàn thanh niên, hội phụ nữ,họi
phụ lão…), doanh nghiệp. Để thực hiện việc khoanh nuôi cần thành lập các bản
đồ dạng lập địa, phân chia cắm mốc, xây dựng bản đồ lô thửa, thực hiên ươm
giống và hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng.
• Khai thác các phụ phế phẩm từ rừng hợp lý bao gồm các nguồn dược phẩm, các
loài phụ sinh làm cây cảnh, các thứ phẩm từ gỗ (chặt tỉa cành)…
• Phát triền kinh tế gián tiếp từ rừng
THỰC TRẠNG SUY THỐI RỪNG Ở HUYỆN TUN HĨA TỈNH QUẢNG BÌNH...
211
Dựa vào điều kiện nguồn lực và Khu dự trữ thiên nhiên cho thấy việc phát triển kinh tế
gián tiếp từ rừng có giá trị lớn, đó là phát triển du lịch dựa vào cộng đồng vừa tăng thu
nhập trực tiếp từ du lịch đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển các ngành dịch vụ,
thương mại và kích thích sự phát triển các ngành sản xuất truyền thống. Để phát triển du
lịch sinh thái dựa vào cộng đồng có hiệu quả cần phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
(giao thông, thông tin liên lạc…), thực hiện đào tạo, tập huấn các dịch vụ du lịch cho
cộng đồng như tổ chức lưu trú, hướng dẫn, khai thác điều kiện nhân văn địa phương
(ẩm thực, văn nghệ dân gian…), thành lập ban quản lý du lịch cộng đồng.
4.2. Thực hiện vận động tuyên truyền, giáo dục
Việc tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng bao gồm hai nhóm nội dung: Văn bản pháp
luật và vai trò, ý nghĩa của rừng. Thực hiện tuyên truyền, giáo dục có thể thực hiện
thông qua nhiều phương thức như:
- Giao tiếp giữa cá nhân với cộng đồng
- Thông qua cộng đồng.
- Hội thảo.
- Phương tiện thông tin đại chúng.
- Triển lãm.
- Câu lạc bộ.
- Tổ chức cuộc thi.
- Phát tờ rơi hay phương tiện truyền thơng hỗ trợ.
- Sân khấu hóa.
4.3. Tổ chức bộ máy quản lý
- Phối hợp giữa cơ quan chuyên trách quốc gia với chính quyền địa phương cụ thể.
- Phân cấp quản lý: Đối với vùng lõi thuộc quyền quản lý của Ban quản lý rừng
huyện Tuyên Hóa. Vùng đệm và vùng chuyển tiếp giao quyền quản lý trực tiếp
trực tiếp cho chính quyền địa phương.
- Thành lập các cơ quan chuyên trách cộng đồng theo làng, xã, thơn, họ.
- Phát huy vai trị của các chức sắc, chính quyền, xã hội như già làng, trưởng
thơn…
- Kết hợp giữa cơ quan chức năng với các tổ chức đoàn thể như dân quân, đoàn
thanh niên, hội phụ nữ, hội phụ lão, hệ thống trường học.
4.4. Khen thưởng, xử phạt, đúng mức
Việc khen thưởng, xử phạt, giáo dục về công tội đối với bảo vệ rừng phải công bằng,
công khai, dân chủ thơng qua các hoạt động đồn thể, tỏ chức chính quyền các cấp,
212
TRẦN THỊ BÍCH HÀ và cs.
trường học… Thực hiện khen thưởng, xử phạt theo nguyên tắc trên như vậy vừa có tác
dụng răn đe các hành vi tiêu cực, đồng thời khích lệ hành vi tích cực đối với bảo vệ
rừng, khơng những cho chính bản thân mà cho tồn cộng đồng.
Mỗi động thái và giải pháp đề xuất thực hiện theo phương thức riêng và có mục tiêu cụt
hể riêng. Mối quan hệ các động thái và giải pháp là điều kiện, cơ sở thực thi lẫn nhau
nên để bảo vệ rừng ở huyện Tuyên Hóa phải thực thi đầy đủ các động thái và các giải
pháp. Việc thực thi các động thái và giải pháp vừa phải mang tính đồng thời vừa mang
tính quy trình (trước sau). Có nghĩa là các động thái phải thực hiện trước sau ở từng cấp
độ, thông qua mối quan hệ thúc đẩy tương ứng giữa các giải pháp, dần dần hoàn chỉnh
giải pháp.
5. KẾT LUẬN
Rừng Tun Hóa suy thối nghiêm trọng và thể hiện rõ nhất là suy thối diện tích, chất
lượng rừng và gia tăng nhanh theo thời gian. Thực trạng suy thối rừng tại huyện Tun
Hóa do các ngun nhân như xác định khơng đúng mục đích sử dụng, mưu kế sinh nhai,
quản lý kém hiệu quả, chiến tranh. Để hạn chế suy thối rừng huyện Tun Hóa theo
chúng tơi phải coi trọng quản lý dựa vào cộng đồng với nhiều giải pháp: Quy hoạch ba
loại rừng, cải thiện kinh tế - xã hội tại địa phương, tổ chức bộ máy quản lý, tuyên truyền
giáo dục, khen thưởng, xử phạt đúng mức.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ Ban hành bản quy định về việc
giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào
mục đích lâm nghiệp.
Nguyễn Hải Âu (2001). Pháp luật bảo vệ môi trường rừng ở Việt Nam thực trạng và
phương hướng hoàn thiện, luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội.
Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu,
nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
Tô Duy Hợp (2000). phát triển cộng đồng: Lý thuyết và vận dụng, NXB Văn hóa
Thơng tin, Hà Nội.
UBND huyện Tun Hóa (2010). Báo cáo việc thực hiện các qui định của pháp luật
về Quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn huyện từ năm 2008 đến 2010.
TRẦN THỊ BÍCH HÀ
TRƯƠNG THỊ DIÊN - NGUYỄN THỊ NGỌC HỒNG
NGUYỄN THỊ HỒNG DUYÊN - NGUYỄN THỊ DUYÊN
SV lớp Địa 4A, Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế