Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thực trạng công tác giáo dục giới tính cho học sinh ở trường Trung cấp Âu Lạc – thành phố Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.93 KB, 7 trang )

THỰC TRẠNG CƠNG TÁC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH
Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP ÂU LẠC – THÀNH PHỐ HUẾ
NGUYỄN THỊ HƯƠNG
Khoa Tâm lý – Giáo dục

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vấn đề giáo dục giới tính hiện đang là vấn đề cấp thiết được xã hội đặc biệt quan tâm,
có ý nghĩa quan trọng đối với học sinh, sinh viên, nhất là trong thời đại đang có sự phát
triển mạnh mẽ về thông tin, và sự giao thoa giữa các nền văn hóa. Thực tế cho thấy, giới
trẻ hiện nay đang thiếu hụt nghiêm trọng hệ thống kiến thức về giáo dục giới tính, hiện
tượng các nữ sinh nạo phá thai, quan hệ tình dục khơng an tồn, hay có những quan
niệm khơng đúng đắn về tình bạn, tình u, giới tính…
Theo một nghiên cứu của Bộ Y tế, 66,7% nam giới hiện nay chấp nhận quan hệ tình dục
trước hơn nhân nhưng 69,7% người lớn cho rằng con còn bé nên khơng đưa giáo dục
giới tính vào gia đình mình. Vấn đề đặt ra là “các lực lượng giáo dục phải giúp các em
biết chấp nhận cái gì và khơng chấp nhận cái gì, quan hệ tình dục như thế nào là lành
mạnh và trong sáng”.
Giáo dục giới tính (GDGT) đề cập đến các khía cạnh về sinh học, văn hoá xã hội, tâm lý
và tâm linh của vấn đề giới tính, từ lĩnh vực nhận thức (thơng tin) đến lĩnh vực tình cảm
(cảm xúc, giá trị, thái độ) và lĩnh vực hành vi (kỹ năng truyền thông, giao tiếp và kỹ
năng quyết định) của mỗi cá nhân. Nó bao gồm những hiểu biết về phát triển tính dục,
các mối quan hệ, hình ảnh về thể chất và vai trị giới, tình bạn, tình yêu, tình dục. Giới
trẻ khám phá tính dục và học hỏi các giá trị về tính dục là một tiến trình tự nhiên để phát
triển và trưởng thành.
Nếu được trang bị hệ thống kiến thức vững chắc về GDGT sẽ giúp các bạn học sinh,
sinh viên có những quan niệm đúng đắn, hành vi ứng xử có văn hóa, biết tự bảo vệ mình
và tiến tới xây dựng một xã hội văn minh, trong sáng, lành mạnh hơn.
Hiện nay, ở Việt Nam nói chung và ở trường Trung cấp Âu Lạc nói riêng, với đa số là
học sinh nữ, nhưng công tác GDGT chưa thực sự được quan tâm một cách thiết thực và
tiến hành một cách có hiệu quả. Vậy ngun nhân nào khiến cơng tác GDGT cho học
sinh chưa đạt hiệu quả cao. Để có thể đưa ra những biện pháp hữu hiệu trong cơng tác


GDGT, việc đánh giá q trình tiến hành cơng tác là một việc làm hết sức cần thiết. Nên
việc tiến hành nghiên cứu cơng tác giáo dục giới tính nói chung là một vấn đề rất cấp
thiết hiện nay.
Với những lí do nêu trên, tơi chọn đề tài: “Thực trạng cơng tác giáo dục giới tính cho
học sinh trường Trung cấp Âu Lạc - TP Huế” để tiến hành nghiên cứu.
Khách thể nghiên cứu là 200 học sinh và 30 giáo viên trường Trung cấp Âu Lạc - TP
Huế. Kết quả nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, tháng 12/2013, tr: 307-313


308

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Nhận thức của giáo viên và học sinh về vấn đề giáo dục giới tính
Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết giáo viên và học sinh đều ý thức được vai trò của
GDGT trong nhà trường là rất quan trọng và quan trọng, cụ thể là có 83,3% giáo viên
được phát phiếu cho là “rất quan trọng”, còn lại 16,7% cũng cho rằng đây là nội dung
có vai trị “quan trọng” trong giáo dục cho học sinh. 92% học sinh cũng đồng quan điểm
với ý kiến này, trong đó có 61% cho rằng “rất quan trọng” và 31% cho rằng GDGT có
vai trò “quan trọng” trong nhà trường.
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ học sinh chưa nhận thức đúng về vai trị và tầm
quan trọng của cơng tác GDGT cho học sinh trong nhà trường. Cụ thể là có 6,5% học
sinh cho rằng, GDGT trong nhà trường là “bình thường” và nguy hiểm hơn là 1,5% học
sinh “không biết” được vai trò, tầm quan trọng của GDGT trong nhà trường, nhưng con
số này không đáng kể.
2.2. Nội dung giáo dục giới tính
Bảng 1. Ý kiến của giáo viên và học sinh về nội dung giáo dục giới tính

Nội dung của GDGT
Cấu tạo cơ thể khác biệt giữa nam – nữ, cách
chăm sóc và bảo vệ thân thể
Các kiến thức về cơ quan sinh dục, hành vi tình
dục, văn hóa tình dục, sức khỏe tình dục và sinh
sản
Sự thụ thai, phát triển thai, các biện pháp tránh
thai và nạo phá thai
Tội phạm tình dục và cách phịng ngừa
Quan hệ bạn bè, đặc biệt quan hệ khác giới
Quan hệ giữa bố mẹ - con cái, vợ - chồng.
Kế hoạch hóa gia đình
Tất cả nội dung trên

Giáo viên
(%)
TB
X
36,7 1,67
2

Học sinh
(%)
20,5

1,80

TB
5


X

0,0

2,00

7

26,0

1,74

2

30,0

1,70

3

21,5

1,78

3

10,0
23,3
13,3
23,3

46,7

1,90
1,77
1,87
1,77
1,53

6
4
5
4
1

18,0
15,5
20,0
21,0
64,0

1,82
1,84
1,80
1,79
1,36

6
7
5
4

1

Như vậy, nội dung GDGT mà trường Trung cấp Âu Lạc dùng để giáo dục cho học sinh
là tương đối toàn diện, với phần đông giáo viên (46,7%) và học sinh (64,0%) lựa chọn
phương án “tất cả các nội dung trên”. Tuy nhiên, cũng có thể nhận thấy, việc trang bị
cho học sinh các kiến thức về giới tính ở nhà trường vẫn chưa được tồn diện, thiếu sự
đồng bộ.
Trong số đó, nội dung “kiến thức về cơ quan sinh dục, hành vi tình dục, văn hóa tình
dục, sức khỏe tình dục và sinh sản” được sử dụng nhiều nhất ( X = 1,74, xếp thứ 2) theo
ý kiến của học sinh và trong khi đó lại xếp thứ 7 ( X = 2,00) theo ý kiến của giáo viên.
Tiếp đó là các nội dung về “cấu tạo cơ thể khác biệt giữa nam và nữ, cách chăm sóc và
bảo vệ thân thể (giáo viên có X = 1,67, xếp vị trí thứ 2, học sinh có X = 1,80, xếp vị


THỰC TRẠNG CƠNG TÁC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH...

309

trí thứ 5). Ta thấy được có sự mâu thuẫn trong ý kiến của giáo viên và học sinh. Điều
này phần nào nói lê sự thiếu nhất qn trong cơng tác giáo dục giới tính GDGT của nhà
trường, sự phân phối nội dung chưa thực sự hợp lý, rõ ràng. Nhà trường cần có sự quán
triệt chỉ đạo, đồng thời phải có kế hoạch cụ thể rõ ràng thì mới có thể nâng cao chất
lượng và hiệu quả cho cơng tác GDGT ở nhà trường.
Mặc dù thế, chúng ta cũng khơng thể phủ nhận được rằng có những ý kiến đồng nhất:
Cùng xếp lần lượt ở vị trí thứ 3, thứ 4 theo ý kiến của cả giáo viên và học sinh đó là nội
dung về sự thụ thai, phát triển thai, các biện pháp tránh thai và nạo phá thai và kế hoạch
hóa gia đình. Có thể là những nội dung này được cả giáo viên và học sinh quan tâm, tuy
nhiên chưa được nhà trường chú trọng được triển khai một cách thường xuyên, khoa
học.
Với vị trí thứ nhất, lựa chọn “tất cả nội dung trên” mà chúng tôi ghi trên phiếu điều tra

về nội dung GDGT, đã cho thấy nhà trường đã đi đúng hướng trong việc lựa chọn nội
dung giáo dục cho công tác GDGT trong nhà trường. Tuy nhiên, con số này vẫn còn quá
khiêm tốn. Nhiệm vụ cần thiết của nhà trường lúc này phải tiếp tục hồn thiện nội dung,
chương trình giáo dục giới tính một cách tồn diện, khoa học về giới tính, từ đó góp
phần nâng cao chất lượng và hiệu quả cho cơng tác GDGT tính ở nhà trường.
2.3. Phương pháp giáo dục giới tính
Bảng 2. Những phương pháp giáo viên đã sử dụng để giáo dục giới tính cho học sinh
Nội dung
Tư vấn riêng
Đàm thoại với cả lớp, từng nhóm hoặc từng cá nhân
Đưa ra một số tình huống có thực trong cuộc sống liên quan đến vấn đề giới
tính
Giới thiệu tài liệu, sách báo có liên quan để HS có thể tham khảo
Diễn giảng
Tổ chức cho HS tranh luận, thảo luận
Ghi chú: 1< X < 1,5: Rất thường xuyên
1,5< X <2,5: Thường xuyên

X

SD

3,44
3,23
3,18

0,54
0,57
0,57


3,46
3,62
3,51

0,59
0,54
0,59

2,5< X <3,5: Thỉnh thoảng
3,5< X < 4,5: Chưa bao giờ

Nhìn chung, giáo viên chỉ thỉnh thoảng sử dụng các phương pháp để GDGT cho học
sinh. Các phương pháp được thầy cô sử dụng nhiều nhất là các phương pháp đưa ra một
số tình huống có thực trong cuộc sống liên quan đến vấn đề giới tính ( X = 3,18) và đàm
thoại với cả lớp, từng nhóm hoặc từng cá nhân ( X = 3,23). Nhưng những con số trên
cho thấy những biện pháp trên chỉ được giáo viên sử dụng một cách thỉnh thoảng chứ
không phải là thường xuyên hay rất thường xuyên. Thậm chí, có một số ý kiến là “chưa
bao giờ”. Điều này cho thấy, một bộ phận giáo viên còn chưa thực sự quan tâm đến vấn
đề GDGT cho học sinh, có khi chỉ làm lấy lệ, làm cho có, chứ không quan tâm đến chất
lượng, hiệu quả.


310

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

2.4. Hình thức tổ chức giáo dục giới tính
Bảng 3. Các hình thức giáo dục giới tính mà nhà trường đã tổ chức cho học sinh
Nội dung
Tổ chức các buổi sinh hoạt, nói chuyện về giới tính

Mở văn phịng tư vấn giới tính
Thơng qua các cuộc thi tìm hiểu về giới tính
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về giới cho HS
Xây dựng “Hộp thư giới tính – sức khỏe sinh sản vị thành niên”
Lồng ghép, tích hợp thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngồi
giờ lên lớp cho HS
Thơng qua các tổ chức hoạt động Đồn

3,09
3,96
2,52
1,29
3,95
3,14

SD
0,46
0,24
0,52
0,52
0,22
0,63

2,77

0,61

X

Qua bảng số liệu trên ta thấy, hình thức GDGT mà nhà trường sử dụng để giáo dục cho

học sinh rất thường xuyên là tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về giới tính cho HS
(với X = 1,29, chiếm 68%), và các nội dung thỉnh thoảng được thầy có sử dụng lần lượt
đó là thơng qua các cuộc thi tìm hiểu về giới tính, thơng qua các tổ chức hoạt động
Đoàn, tổ chức các buổi sinh hoạt, nói chuyện về giới tính và lồng ghép, tích hợp thông
qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh.
Mặc dù chưa xây dựng “Hộp thư giới tính – sức khỏe sinh sản vị thành niên” hay mở
văn phịng tư vấn giới tính, nhưng các hình thức giáo dục khác đã được nhà trường sử
dụng để giáo dục cho học sinh. Có thể thấy được sự cố gắng của nhà trường trong công
GDGT cho học sinh, tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở mức độ thình thoảng thì sẽ khơng thể
mang lại hiệu quả như mong muốn được. Do đó, nhà trường cần tăng cường tổ chức các
hoạt động liên quan đến vấn đề giới tính để học sinh tham gia, tìm hiểu
2.5. Đánh giá hiệu quả giáo dục giới tính của trường Trung cấp Âu Lạc - TP Huế
Bảng 4. Nhận xét chung về việc thực hiện công tác giáo dục giới tính
cho học sinh trường Trung cấp Âu Lạc
Nhận xét chung về cơng tác GDGT ở trường
Tốt
Khá
Bình thường
Chưa tốt

Giáo viên
SL
(%)
2
6,7
3
10,0
16
53,3
9

30,0

Học sinh
SL
(%)
15
7,5
64
32,0
83
41,5
38
19,0

Theo ý kiến của nhiều giáo viên trong trường thì cơng tác GDGTcủa nhà trường vẫn
chưa có nhiều hình thức đa dạng và phong phú nên việc thực hiện chưa thực sự đạt hiệu
quả. Kết quả trên cho thấy, phần lớn giáo viên nhận xét, cơng tác GDGT của trường
mình là bình thường (chiếm 53,3%) hoặc chưa tốt (chiếm 30%), nhưng cũng có một số
ít giáo viên cho là khá và tốt. Trong khi đó đa số học sinh lại cho rằng cơng tác GDGT
là khá (chiếm 32,0%) và bình thường (chiếm 41,5%). Hay nói cách khác, một bộ phận
khơng nhỏ học sinh đã thấy những điểm sáng của công tác GDGT, hay những tác động
tích cực mà nó mang lại.


THỰC TRẠNG CƠNG TÁC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH...

311

Giải thích cho lựa chọn trên, các lí do được đưa ra trong bảng sau đây:
Bảng 5. Lí do dẫn đến cơng tác giáo dục giới tính ở nhà trường chưa tốt

Lí do
Chưa tổ chức nhiều hình thức GDGT
Chưa có văn phịng tư vấn giới tính cho HS
Chưa xây dựng được “Hộp thư giới tính – sức khỏe sinh
sản vị thành niên”
Chưa thu hút được GV và HS quan tâm, tìm hiểu
Nhận thức của GV và HS về giới tính cịn hạn chế

Giáo viên
SD
1,23
0,43
1,23
0,43
1,80
0,40
X

1,53
1,53

0,51
0,51

Học sinh
SD
1,03
0,46
1,43
0,49

1,58
0,49

X

1,54
1,62

0,50
0,48

Như vậy, có nhiều ngun nhân khác nhau dẫn đến công tác GDGT ở trường Trung cấp
Âu Lạc chưa tốt, trong đó nguyên nhân xếp thứ nhất trong sự lựa chọn của cả giáo viên
và học sinh là nhà trường chưa tổ chức nhiều hình thức giáo dục giới tính. Tiếp đó là
ngun nhân chưa có văn phịng tư vấn giới tính cho HS, chưa thu hút được giáo viên
và học sinh quan tâm, tìm hiểu…
Qua những ý kiến trên cho ta thấy, công tác GDGT của nhà trường chưa được tổ chức
một cách thường xuyên, chưa đáp ứng nhu cầu tham gia tìm hiểu, học hỏi của học sinh,
khâu tổ chức chưa mang lại hiệu quả cao nên chưa thu hút được giáo viên và học sinh
quan tâm tìm hiểu. Nhà trường cần nắm bắt được những nhu cầu, nguyện vọng của cả
giáo viên và học sinh, đồng thời cần xây dựng những kế hoạch cụ thể, hợp lý với những
nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục hợp lí, mới mẻ để thu hút sự quan tâm
tham gia của giáo viên và học sinh trong trường.
2.6. Một số kết quả ban đầu của học sinh về việc thực hiện công tác giáo dục giới
tính trong nhà trường
Bảng 6. Tác động của giáo dục giới tính ở nhà trường đến học sinh
Tác động
Giúp HS hiểu biết hơn về giới tính
Giúp HS biết lựa chọn bạn và xây dựng tình cảm khác giới đúng đắn
Giúp HS biết cách chăm sóc sức khỏe giới tính cho bản thân

Giúp HS tránh những hậu quả đáng tiếc và phịng ngừa tội phạm tình dục

X

1,64
1,75
1,86
1,72

SD
0,68
0,71
0,66
0,73

Kết quả trên cho thấy, cơng tác GDGT ở nhà trường bước đầu đã có những tác động
tích cực nhất định trong nhận thức và ý thức của học sinh, đó là việc giúp cho học sinh
hiểu biết hơn về giới tính ( X = 1,64); giúp học sinh tránh được những hậu quả đáng tiếc
và phịng ngừa tội phạm tình dục ( X = 1,72); giúp học sinh biết lựa chọn bạn và xây
dựng tình cảm khác giới đúng đắn ( X = 1,75) ; giúp biết cách chăm sóc sức khỏe giới
tính cho bản thân ( X = 1,86). Điều này chứng tỏ công tác GDGT của nhà trường đã đạt
được những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ học sinh chưa chịu
sự tác động của công tác GDGT, do đó, nhà trường cần có những biện pháp tích cực


312

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

hơn nữa để kích thích học sinh tham gia thường xuyên các hoạt động liên quan đến giới

tính, hình thành nhận thức, thái độ, hành vi đúng đắn, khoa học
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Qua số liệu điều tra ở phần thực trạng, cho thấy, trường Trung cấp Âu Lạc - Tp Huế đã
tổ chức thực hiện công tác GDGT cho học sinh. Những hiểu biết và nhận thức về vai
trị, vị trí, tầm quan trọng của GDGT đã có phần đúng đắn và có những cơ sở nhất định.
Nhà trường cũng đã tổ chức các hoạt động liên quan đến GDGT. Tuy nhiên, vẫn còn tồn
tại nhiều vấn đề chưa thực hiện được, cụ thể: Việc nhận thức, thái độ của giáo viên và
học sinh trong nhà trường cịn chưa đầy đủ chính xác và khoa học, chưa thấy hết tầm
quan trọng của công tác GDGT cho học sinh, các hoạt động liên quan đến GDGT được
tổ chức chưa nhiều; nội dung, hình thức, phương pháp chưa đa dạng, phong phú, chưa
thu hút được sự quan tâm, chú ý của cả giáo viên và học sinh.
Những đánh giá trên về công tác GDGT cho thấy, cả giáo viên và học sinh đều chưa hài
lịng với cơng tác GDGT của nhà trường. Từ đó, chúng tơi đề xuất một số biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDGT cho học sinh, sinh viên:
3.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Đưa GDGT, GD sức khỏe sinh sản (SKSS) thành một bộ mơn chính khóa trong nhà
trường, phải có chương trình kế hoạch, mục tiêu, phương pháp, cũng như có sách giáo
khoa, giáo trình biên soạn đầy đủ cung cấp những kiến thức khoa học, chính xác, hệ
thống về giới tính, SKSS.
- Chỉ thị và tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên để thầy cơ
tham gia giảng dạy có hiệu quả.
- Chỉ đạo các nhà trường thực hiện các hoạt động, các cuộc thi tìm hiểu về GDGT,
SKSS tạo nên phong trào chung cho học sinh, sinh viên tham gia tích cực, sôi nổi.
- Chỉ đạo thành lập các trung tâm tư vấn giới tính, SKSS trong nhà trường, hoặc phối
hợp các cuộc thi trên truyền hình mang nội dung về tuyên truyền giới tính, SKSS cho
học sinh.
3.2. Đối với nhà trường
- Cần xác định đúng ý nghĩa của công tác GDGT cho học sinh
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ và học sinh về GDGT, SKSS. Có kế
hoạch bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ giáo viên trong trường về công tác GDGT cho

học sinh.
- Tổ chức nhiều hình thức GDGT, các buổi ngoại khóa, giao lưu đa dạng, phong phú về
phương pháp để nâng cao hiệu quả công tác GDGT ở nhà trường. Phối hợp chặt chẽ với
gia đình, Đồn thanh niên, và các tổ chức xã hội để tổ chức các hoạt động GDGT được
tốt hơn.
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ cho công tác GDGT ở nhà trường.
3.3. Đối với các lực lượng xã hội khác


THỰC TRẠNG CƠNG TÁC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH...

313

- Tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền, tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về giới tính, sức
khỏe sinh sản, tội phạm giới tính, chống quan hệ tình dục sớm…
- Các cơ quan y tế, công an, các trung tâm tư vấn có thể phối hợp với nhà trường để
tuyên truyền và mở các lớp tập huấn, các phòng tư vấn giới tính ngay trong trường học.
3.4. Với giáo viên
- Cần xác định đúng vai trị vị trí và trách nhiệm của mình đới với cơng tác GDGT cho
học sinh. Nâng cao nhận thức về giới tính, tích cực hưởng ứng tham gia các buổi tập
huấn về giới tính và chủ động phối hợp với các lực lượng khác để GDGT cho học sinh.
- Không ngừng đổi mới phương pháp, sử dụng nhiều hình thức GDGT cho học sinh, thu
hút các em tham gia.
- Có thái độ đúng đối với những hành vi, hiện tượng chưa đúng của học sinh về giới
tính, đồng thời cần có sự nhiệt tình giúp đỡ, giải đáp các thắc mắc cho học sinh mỗi khi
các em có nhu cầu giải đáp hoặc gặp phải.
3.5. Đối với học sinh
- Có nhận thức và thái độ đúng đắn, tích cực, hăng hái tham gia vào các hoạt động, hay
tập huấn về GDGT.
- Chủ động tìm hiểu các sách báo lành mạnh, khoa học về GDGT, loại trừ những sách

báo, trang mạng không lành mạnh làm méo mó nhận thức, hành động về giới tính, chủ
động tìm đến giáo viên, phịng tư vấn, hay hỏi các chuyên gia về các vấn đề liên quan
đến giới tính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]

Nguyễn Thanh Bình (1994). Giáo dục giới tính cho con, NXB Giáo dục.
Đào Xuân Dũng (2002). Giáo dục vì sự phát triển của vị thành niên, NXB ĐHQG Hà
Nội.
Nguyễn Hữu Dũng (1998). Giáo dục giới tính, NXB Giáo dục.
Nguyễn Quang Mai (2002). Giới tính và đời sống gia đình, NXB ĐHQG Hà Nội.
Bùi Ngọc Oánh (2006). Tâm lý học và giáo dục giới tính, NXB Giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004). Tài liệu Giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản (dùng
cho sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục trong các trường sư phạm), NXB ĐHSP Hà
Nội.

NGUYỄN THỊ HƯƠNG
SV lớp TLDG 4, Khoa Tâm Lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
ĐT: 0989 074 893, Email:



×