Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Quan niệm về tình bạn khác giới của học sinh lớp 10, trường trung học phổ thông Cẩm Thủy 3, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.17 KB, 7 trang )

QUAN NIỆM VỀ TÌNH BẠN KHÁC GIỚI CỦA HỌC SINH LỚP 10,
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CẨM THỦY 3, HUYỆN CẨM THỦY,
TỈNH THANH HÓA
NGUYỄN THỊ THU HUYỀN
Khoa Tâm lý – Giáo dục

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình bạn có một vai trị và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động và đời sống
tình cảm của con người, đặc biệt là lứa tuổi THPT khi mà nhu cầu giao tiếp, kết bạn của
các em là rất lớn. Tình bạn khác giới là mối quan hệ giữa hai người khác giới trở lên
(nam, nữ), họ có điểm chung về sở thích hay một cái gì đó có thể chia sẻ và tìm sự đồng
cảm với nhau, từ đó giúp đỡ nhau trong học tập, lao động hay trong công việc [3].
Từ khái niệm tình bạn khác giới, chúng tơi hiểu quan niệm về tình bạn khác giới là:
Loại tình cảm gắn bó giữa hai hay nhiều người khác giới với nhau trên cơ sở hợp nhau
về tính tình, giống nhau về sở thích, có sự phù hợp về xu hướng (thế giới quan, lý
tưởng, niềm tin…) và một số nét nhân cách mà ở đó mỗi người đều tìm thấy cái “tơi”
của mình trong đó.
Để có một tình bạn khác giới trong sáng, bền vững thì trước tiên cần phải có quan niệm
đúng đắn về bản chất, vai trị của tình bạn khác giới và tiêu chuẩn chọn bạn khác giới.
Vì vậy việc tìm hiểu quan niệm về tình bạn khác giới của học sinh lớp 10 trường THPT
Cẩm Thủy III, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa để có biện pháp tác động kịp thời là
cần thiết và có ý nghĩa quan trọng.
Để tìm hiểu quan niệm về tình bạn khác giới của học sinh lớp 10 trường THPT Cẩm
Thủy III, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa chúng tơi tiến hành điều tra bằng bảng hỏi
với học sinh trường trường THPT Cẩm Thủy III, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.
Bên cạnh phương pháp điều tra, chúng tơi cịn sử dụng các phương pháp như quan sát,
hỏi ý kiến chuyên gia, đàm thoại với mục đích bổ trợ cho phương pháp điều tra.
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Quan niệm của học sinh về bản chất tình bạn khác giới
Để tìm hiểu về quan niệm tình bạn khác giới của học sinh lớp 10 trường THPT Cẩm
Thủy III, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, chúng tơi tiến hành khảo sát về vấn đề này.


Kết quả khảo sát quan niệm của học sinh về bản chất của tình bạn khác giới thể hiện ở
bảng 1.

Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, tháng 12/2013, tr: 314-320


QUAN NIỆM VỀ TÌNH BẠN KHÁC GIỚI CỦA HỌC SINH LỚP 10...

315

Bảng 1. Quan niệm của học sinh về bản chất của tình bạn khác giới
Stt
1
2
3

4

5

Nội dung
Mỗi bên đều coi giới kia như là
điều kiện để hồn thiện mình
hơn
Tình bạn trong sáng, chân thành
Tình bạn bị chi phối bởi nhiều
yếu tố tình cảm, sự can thiệp của
lý tính chưa cao
Giữa hai bạn khác giới có một

“khoảng cách” tế nhị hơn so với
bạn cùng giới, không dễ dàng
gần gũi như bạn cùng giới được
Tình bạn khác giới có thể
chuyển thành tình u, song
khơng phải mọi tình bạn khác
giới đều trở thành tình yêu

Nữ
SL

Nam
%

SL

Tổng
%

SL

%

6

10,00

3

6,67


9

8,57

11

18,33

9

20,00

20

19,05

1

1,67

3

6,67

4

3,81

31


51,67

18

40,00

49

46,67

11

18,33

12

26,66

23

21,90

*Nhận xét chung:
Kết quả bảng 1 cho thấy, nhiều học sinh cho rằng giữa hai bạn khác giới có một
“khoảng cách” tế nhị hơn so với bạn cùng giới, không dễ dàng gần gũi như bạn cùng
giới được. Điều này là do, đặc điểm tâm lý lứa tuổi đầu thanh niên các em ln có cảm
giác ngại ngùng, khơng được tự nhiên và thoải mái khi giao tiếp với bạn khác giới,
những vấn đề về giới tính, vệ sinh sức khỏe sinh sản, hay những khó khăn trong học tập
và kinh tế của gia đình... các em khó khăn trong chia sẻ với bạn khác giới và nó tạo nên

khoảng cách giữa các bạn khác giới. Điều này có thể là do các em sợ bạn khác giới thấy
mình kém cỏi hơn sẽ khinh thường và chế nhạo hoặc cũng có thể là do các em nhận
thức được rằng đó là các vấn đề tế nhị liên quan đến giới tính nên khơng tiện đề cập
đến; 21,90% cho rằng tình bạn khác giới có thể chuyển thành tình u, song khơng phải
mọi tình bạn khác giới đều trở thành tình yêu. Những người bạn khác giới thân thiết với
nhau, có những điểm chung, điểm tương đồng… đó là cơ sở để hình thành tình cảm yêu
đương nam nữ, vì vậy mà tình bạn là cơ sở để trở thành tình u; trong thực tế khơng
phải mọi tình bạn khác giới đều trở thành tình u, có những đơi bạn khác giới rất thân
thiết nhau, chia sẻ cùng nhau tất cả những vui buồn, những khó khăn hay hạnh phúc
trong cuộc sống nhưng ở họ vẫn duy trì tình cảm bạn bè thân thiết mà khơng vượt qua
giới hạn tình bạn; chiếm tỉ lệ thấp nhất 3,81% các bạn học sinh cho rằng tình bạn bị chi
phối bởi nhiều yếu tố tình cảm, sự can thiệp của lý tính chưa cao. Điều này cũng dễ hiểu
vì do cịn ít tuổi nên vốn kinh nghiệm sống của các em chưa nhiều và khi kết bạn các
em chủ yếu dựa vào cảm tính, chỉ cần tình bạn đó mang lại niềm vui mà khơng đắn đo
hơn thiệt.
* Xét theo giới tính:


316

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

Giữa nam và nữ có những quan niệm khác nhau về bản chất tình bạn. Trong đó, tỉ lệ học
sinh nữ đồng ý với các nội dung cho rằng tình bạn khác giới “Là sự quan tâm, chia sẻ
niềm vui, nỗi buồn giữa những bạn”; “Là sự đồng cảm giúp đỡ lẫn nhau trong học tập,
sinh hoạt cuộc sống giữa hai bạn”; “Là sự thẳng thắn nói cho nhau những khuyết điểm
để sửa chữa” và “Tất cả các phương án trên” nhiều hơn nhóm học sinh nam. Ngược lại
ở nội dung cho rằng tình bạn “Là sự bao che cho nhau những khuyết điểm, lỗi lầm” tỉ lệ
nam đồng ý cao hơn nữ. Điều này cho thấy, quan niệm về bản chất tình bạn của học
sinh nữ đúng đắn và sâu sắc hơn học sinh nam. Điều này có thể là do bản tính nam nhi

nên các bạn rộng lượng hơn bạn nữ còn các bạn nữ lại thật thà và muốn thẳng thắn chỉ
ra cho bạn những khuyết điển lỗi lầm để sửa chửa.
2.2. Quan niệm của học sinh về vai trị của tình bạn khác giới
Kết quả khảo sát quan niệm của học sinh về vai trị của tình bạn khác giới được thể hiện
ở bảng 2.
Bảng 2. Quan niệm của học sinh về vai trị của tình bạn khác giới
Stt
1
2
3
4

Mức độ
Rất quan trọng
Quan trọng
Bình thường
Khơng có gì

Nữ
SL
9
20
0
2

Nam
%
16,36
36,36
43,64

3,64

SL
14
14
16
1

Tổng
%
31,11
31,11
35,56
2,22

SL
23
24
16
3

%
23,00
34,00
16,00
3,00

*Nhận xét chung:
Kết quả bảng 2 cho thấy: Đa số học sinh đã có quan niệm phù hợp về vai trị của tình
bạn khác giới với 57% học sinh cho rằng tình bạn khác giới có vai trị quan trọng và rất

quan trọng. Điều này có thể là do các em nhận thức được những lợi ích của tình bạn
khác giới như thơng qua bạn khác giới, học sinh tự nhận thức về bản thân mình, nhận
thức được về bạn để điều chỉnh bản thân, hay học tập những điều tốt ở bạn mà mình
khơng có. Kết quả trên cũng có thể là do đặc điểm tâm lý giai đoạn lứa tuổi này là các
em muốn được thừa nhận, muốn được khẳng định mình là người lớn nhưng người lớn
lại không tin tưởng các em, kết hợp với nhu cầu giao tiếp với bạn bè rất mạnh mẽ, sự tị
mị… mà các em đã tìm đến giao tiếp với bạn bè, trong đó có bạn bè khác giới để nhận
được sự cảm thông, được chia sẻ, được thừa nhận, được khẳng định bản thân. Vì vậy,
các em đã nhận thấy được vai trị quan trọng của tình bạn khác giới đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách của bản thân.
Một số học sinh chưa quan niệm đúng đắn về vai trị của tình bạn khác giới (chiếm 3%
ý kiến), không phải ai khi kết bạn với bạn bè khác giới cũng có thể thấy được vai trị to
lớn của tình bạn khác giới bởi một số em có tâm lý bảo thủ hoặc khơng tin tưởng bạn bè
vì thế mà các em cho rằng bạn bè khơng có gì để mình phải học tập (3%) học sinh thấy
tình bạn khác giới khơng có vai trị gì.
*Xét theo giới tính:


QUAN NIỆM VỀ TÌNH BẠN KHÁC GIỚI CỦA HỌC SINH LỚP 10...

317

So sánh quan niệm của học sinh về vai trị của tình bạn khác giới giữa nhóm học sinh
nam và học sinh nữ có sự chênh lệch, cụ thể: 62,22% ý kiến học sinh nam cho rằng tình
bạn khác giới có vai trị “rất quan trọng” và “quan trọng” thì chỉ có 52,72% ý kiến học
sinh nữ đồng ý với các mức độ này; 43,64% ý kiến học sinh nữ cho rằng tình bạn khác
giới có vai trị “bình thường” thì 35,56% ý kiến học sinh nam đồng ý với mức độ này.
Điều này cho thấy, nhóm học sinh nam quan niệm về vai trị tình bạn khác giới đúng
đắn hơn nhóm học sinh nữ. Kết quả này có thể do giữa các nhóm học sinh xét theo giới
tính có nhận thức khác nhau về bản chất của tình bạn khác giới và lợi ích của tình bạn

khác giới.
2.3. Quan niệm của học sinh về tiêu chuẩn chọn bạn khác giới
Khi kết bạn, các em học sinh luôn đặt ra cho mình những tiêu chí nhất định, đó là những
đặc điểm mà các em mong muốn, kỳ vọng ở bạn của mình. Kết quả khảo sát quan niệm
của học sinh về tiêu chuẩn chọn bạn khác giới được thể hiện ở bảng 3.
Bảng 3. Quan niệm về tiêu chuẩn chọn bạn khác giới
STT

Đặc điểm

1

Đẹp trai (xinh xắn)

2

Năng nổ, nhiệt tình

3

Khéo léo

4

Ln chủ động giao tiếp với bạn

5

Chăm chỉ, hiền lành


6

Học giỏi

7

Con nhà giàu

8

Thật thà, khiêm tốn

9

Hiểu và luôn thông cảm, chia sẻ với bạn

Giới tính
Nam
Nữ
Tổng
Nam
Nữ
Tổng
Nam
Nữ
Tổng
Nam
Nữ
Tổng
Nam

Nữ
Tổng
Nam
Nữ
Tổng
Nam
Nữ
Tổng
Nam
Nữ
Tổng
Nam
Nữ
Tổng

2,11
2,24
2,18
2,93
3,16
3,06
3,04
2,89
2,96
2,96
2,95
2,95
2,98
3,15
3,07

2,24
2,40
2,33
1,60
1,64
1,62
3,33
3,47
3,41
3,51
3,69
3,61

SD
1,05
1,09
1,07
0,94
0,79
0,82
0,74
0,76
0,75
0,88
0,87
0,85
0,99
0,76
0,87
1,07

1,05
1,06
0,96
1,11
1,04
0,88
0,86
0,87
0,63
0,57
0,60


318

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

Chú thích:
: Điểm trung bình
SD: Độ lệch chuẩn
* Nhận xét chung:

Những đặc điểm mà các em học sinh mong muốn và đề cao khi đưa ra tiêu chuẩn để
chọn bạn khác giới là: Hiểu và luôn thông cảm, chia sẻ với bạn (
; Thật
thà, khiêm tốn
); Chăm chỉ, hiền lành
; Năng nổ, nhiệt
tình
) Các em đã có những nhận thức đúng đắn khi đặt ra tiêu chí đối với

bạn khác giới, điều này cho thấy rằng tình bạn của các em đã bắt đầu sâu sắc, những đặc
điểm mà các em mong đợi ở bạn mình là những phẩm chất bên trong như: Hiểu và luôn
thông cảm chia sẻ với bạn, sự năng nổ, nhiệt tình, thật thà, đó là những đặc điểm liên
quan đến phẩn chất, nhân cách con người, các em đã nhận biết được đâu là điều quan
trọng nên có ở bạn khác giới, các em cần những bạn thật sự hiểu mình, có thể chia sẻ
với mình những tâm sự về cuộc sống,về học tập, về đời sống tâm lý, tình cảm của các
em… Chính vì vậy sự thật thà, nhiệt tình lắng nghe là rất quan trọng để xây dựng một
tình bạn khác tốt đẹp.
Ngược lại một số đặc điểm mà các em cho rằng khơng cần thiết hoặc ít cần thiết là: Con
nhà giàu
); Đẹp trai (xinh xắn)
), đây là những đặc điểm bên
ngoài (dễ thay đổi hoặc mất đi), các em không dựa vào những đặc điểm này để chọn bạn
khác giới, những đặc điểm này khơng thể nói hết tính cách con người bạn mình.
* Xét theo giới tính:
Một số đặc điểm mà các em học sinh nam và học sinh nữ có chung suy nghĩ, mong
muốn về mức độ những đặc điểm có ở bạn khác giới: đặc điểm “con nhà giàu” có
), học sinh nam cho rằng đặc điểm này “hơi cần thiết” và “khơng cần thiết”,

), các em học sinh nữ đồng ý với mức độ này; đặc điểm “luôn chủ động
giao tiếp với bạn”, giữa học sinh nam và học sinh nữ cũng có sự tương đồng với nhau,
) học sinh nam,
), học sinh nữ lựa chọn phương án này, các bạn
học sinh đều thống nhất đặc điểm này nằm trong khoảng “cần thiết” và “hơi cần thiết”.
Giữa nam và nữ có những quan niệm khác nhau về tiêu chuẩn chọn bạn khác giới.
Trong đó, tỉ lệ học sinh nữ đồng ý với các đặc điểm: “năng nổ, nhiệt tình”

, “chăm chỉ, hiền lành” là
, còn các bạn học sinh nam đồng ý
với đáp án này nhưng tỉ lệ thấp hơn




; ngược lại các em học

sinh nam chọn đáp án khéo léo là
thì các em học sinh nữ tỉ lệ
.
Có thể thấy rằng, các bạn nam mong muốn bạn khác giới của mình là người nữ tính, dịu
dàng và các bạn nữ lại kỳ vọng, mong muốn ở các bạn nam sự nhiệt tình giúp đỡ đồng
thời phải là người chăm chỉ, hiền lành.


QUAN NIỆM VỀ TÌNH BẠN KHÁC GIỚI CỦA HỌC SINH LỚP 10...

319

3. KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu thực trạng quan niệm về quan niệm tình bạn khác giới của học
sinh lớp 10, trường THPT Cẩm Thủy III, Huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, chúng tơi
thấy:
- Quan niệm của học sinh lớp 10 về bản chất tình bạn khác giới hầu hết là đúng đắn.
- Đa số học sinh đã có quan niệm phù hợp về vai trị của tình bạn khác giới với 57,00%
học sinh cho rằng tình bạn khác giới có vai trị quan trọng và rất quan trọng.
Một số học sinh chưa quan niệm đúng đắn về vai trị của tình bạn khác giới (chiếm
3,00% ý kiến), không phải ai khi kết bạn với bạn bè khác giới cũng có thể thấy được vai
trị to lớn của tình bạn khác giới bởi một số em có tâm lý bảo thủ hoặc khơng tin tưởng
bạn bè vì thế mà các em cho rằng bạn bè khơng có gì để mình phải học tập (3,00%) học
sinh thấy tình bạn khác giới khơng có vai trị gì.
So sánh quan niệm của học sinh về vai trị của tình bạn khác giới giữa nhóm học sinh

nam và học sinh nữ có sự chênh lệch, nhóm học sinh nam quan niệm về vai trị tình bạn
khác giới đúng đắn hơn nhóm học sinh nữ. Kết quả này có thể do giữa các nhóm học
sinh xét theo giới tính có nhận thức khác nhau về bản chất của tình bạn khác giới và lợi
ích của tình bạn khác giới.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các bạn em học sinh lớp 10, trường THPT Cẩm Thủy III,
huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đã biết đặt ra những tiêu chuẩn khi chọn bạn khác
giới. Các bạn đã biết dựa vào những đặc điểm về tính cách, con người chứ khơng phải
là vẻ bề ngồi “đẹp trai (xinh xắn)" hay con nhà giàu vì đây là những đặc điểm dễ bị
thay đổi. Học sinh nam mong muốn bạn khác giới của mình có những đặc điểm của một
thiếu nữ dịu dàng còn các bạn học sinh nữ thì lại mong muốn bạn khác giới là người
chăm chỉ, hiền lành và năng nổ, nhiệt tình.
Từ thực trạng trên, chúng tôi đề xuất một số biện pháp giúp sinh viên có quan niệm
đúng đắn, đầy đủ hơn về tình bạn khác giới như sau:
Trên cơ sở nghiên cứu “Quan niệm tình bạn khác giới của học sinh lớp 10, trường
THPT Cẩm Thủy III, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa”, tơi đưa ra một số biện pháp
kiến nghị nhằm định hướng, nâng cao hiệu quả giáo dục tình bạn khác giới cho học sinh
như sau:
- Đối với chính quyền địa phương: Cần tích cực giúp đỡ tạo mọi điều kiên cho nhà
trường trong công tác quản lý, giáo dục học sinh nơi cư trú và cung cấp thông tin về quá
trình rèn luyện ở địa phương của các em cho nhà trường một cách thường xuyên, chính
xác. Địa phương cần đẩy mạnh cơng tác tun truyền giáo dục tình bạn khác giới cho
các em dưới nhiều hình thức.
- Đối với nhà trường: Tích cực triển khai các hoạt động nhằm giáo dục tình bạn khác
giới cho học sinh, thường xuyên liên lạc với gia đình, cùng phối hợp giáo dục hình
thành các mối quan hệ bạn bè khác giới cho các em đảm bảo giáo dục mọi lúc, mọi nơi.


320

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN


- Đối với gia đình: Định hướng, giáo dục cho các em nhìn nhận đúng đắn về tình bạn
khác giới, giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực từ phía bạn bè, kiểm sốt được các mối
quan hệ của con em mình. Từ đó các bậc phụ huynh nắm bắt được đặc điểm tâm lý con
cái mà điều chỉnh giáo dục cho phù hợp. Gia đình cần chủ động phối hợp với nhà
trường để thống nhất biện pháp giáo dục cho học sinh.
- Đối với bản thân mỗi học sinh: Xác định nhiệm vụ chính của bản thân trong giai đoạn
này là phải tích cực học tập tu dưỡng đạo đức, xác định tư tưởng lập trường vững vàng
để tránh bị bạn bè xấu lôi kéo, rủ rê, đồng thời các em cũng cần phải quan tâm giúp đỡ
các bạn khác cùng tiến bộ cùng nhau xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong đó có
quan hệ bạn bè khác giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]

I.X.Côn (1982). Tâm lý học tình bạn của tuổi trẻ, NXB Thanh niên - Hà Nội.
Lê Văn Hồng (chủ biên) (1995). Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm, Hà Nội.
Trường THCS Duy Tân (2013). Tình bạn và tình yêu, />Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (1957). Tâm lý học đại cương, NXB ĐHQG Hà Nội.
Nguyễn Bá Phu (2011). Tâm lý học phát triển, Trường Đại học Sư phạm Huế.
A.V.Petrovxki (1982). Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục.

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN
SV lớp TLGD 3, Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
ĐT: 0972 777 119, Email:




×