Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Nghiên cứu về phật giáo hòa hảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.7 KB, 10 trang )

PHẬT GIÁO HÒA HẢO
I.

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PHẬT GIÁO HỊA HẢO.

Là một tơn giáo do người việt nam khởi xướng nhằm chấn hưng đạo phật, điểm thêm
tinh hoa khổng lão canh tân phương thức hành đạo, hình thành hình thành một nền đạo
phật đăc thù tại Việt nam vào nửa đầu thế kỉ XX đó là “Phật giáo hịa hảo”. Hiện nay số
lượng tín đồ của Phật Giáo Hịa Hảo lên đến 1,5 triệu tín đồ cao thứ 3 trong tất cả tôn
giáo ở Việt Nam. Đa số các tín đồ Phật Giáo Hịa Hảo tập trung ở Miền Tây Nam Bộ
(Đặc biệt là An Giang với 936.974 tín đồ Phật giáo Hịa Hảo là tỉnh có số tín đồ Phật giáo
Hịa Hảo đơng nhất cả nước).
1. Nguồn gốc tên gọi.

Tên đạo được lấy từ tên quê hương của đức Huỳnh giáo chủ - làng Hòa Hảo Tân Châu,
tỉnh Châu Đốc (nay là tỉnh An Giang). Mặt khác tên của đạo cũng là tơn chỉ, mục đích
của giáo phái, đó là hướng tới tinh thần “hiếu hịa” và “giao hảo”.
2. Người sáng lập.

Đạo Hòa Hảo ra đời tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc thị
trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) vào năm 1939 do Huỳnh Phú Sổ sáng lập.
Huỳnh Phú Sổ, sinh ngày 15 tháng 11 năm 1920 (tức 25/11 Kỷ Mùi), là con của Huỳnh
Công Bộ, một con người điềm đạm trầm tính, ít nói, thường xa lánh chốn đơng người ồn
ã. Ông được cha cho học hết bậc sơ Pháp-Việt tại một trường ở huyện, có năng khiếu thơ,
văn và thông minh, nhạy cảm. Nhưng do sức khỏe luôn đau ốm nên ông không tiếp tục
học lên bậc cao hơn. Ơng phải lên núi Cấm tìm thầy chữa bệnh và tại đây ông đã tu theo
phái Bửu sơn Kỳ Hương do Phật thầy Đoàn Minh Huyên (1807-1856) làm giáo chủ.
Huỳnh Phú Sổ tự nhận mình là bậc "sinh như tri", biết được quá khứ nhìn thấu tương
lai, được thọ mệnh cùng với Phật A-di-đà và Phật Thích-ca mâu-ni, xuống hạ giới có
nhiệm vụ truyền bá cho dân chúng tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương để "Chấn hưng Phật
giáo, cứu độ chúng sinh khỏi sông mê, biển khổ và đưa tới chốn Tây phương cực lạc".


Ông chữa bệnh cho người dân bằng các bài thuốc đã học và chính những lúc đi chữa


bệnh đó ơng đã kết hợp rao giảng về Tứ ân hiếu nghĩa của Phật thầy Tây An Đoàn Minh
Huyên qua những bài sấm kệ do ơng soạn thảo. Vì vậy chỉ trong vòng 2 năm từ 1937 đến
1939 số người tin theo ông đã khá đông và ông trở nên nổi tiếng khắp vùng. Ngày 18
tháng 5 năm Kỷ Mão (tức 4/7/1939) được ông chọn làm ngày khai đạo, khi ơng chưa
trịn 20 tuổi. Nơi tổ chức lễ khai đạo chính là gia đình ơng. Ơng đã lấy tên ngơi làng Hịa
Hảo nơi mình sinh ra để đặt tên cho tơn giáo mới của mình: đạo Hịa Hảo hay Phật giáo
Hịa Hảo. Ơng đã được các tín đồ suy tơn làm giáo chủ Hịa Hảo.
Huỳnh Phú Sổ được xưng tụng là Phật thầy mượn thân xác mình để cứu độ chúng
sinh. Ông làm nhiều bài ca dao, thơ ca, nói thiên cơ, sau được tập hợp lại thành bài giảng
"Giác mê tâm kệ" có phần gần gũi tư tưởng thần bí, tín ngưỡng dân gian nên trong hồn
cảnh đời sống nhân dân Nam Bộ đầu những năm 40 thế kỷ 20 dễ đi vào lòng người, được
quần chúng tin theo. Người tính dồ Phật Giáo Hịa Hảo có một câu răng lịng mình la:
"Một đời, một đạo đến ngày chung thân".
3. Hoàn cảnh ra đời.

Những năm 40 của thế kỉ 20 lịch sử dân tộc việt nam và thế giới có nhiều biến
động, chiến tranh thế giới lần 2 lan rộng nhân dân ta phải chịu cảnh “ một cổ hai
tròng”, Nhật Pháp thay nhau khủng bố các phong trào yêu nước đời sống nhân dân lâm
vào cảnh lầm than khổ ải, tâm trạng bế tắc nhu cầu về niềm tin, tâm linh là vấn đề cấp
bách. Trong hoàn cảnh đất nước sống quằn quại dưới gót sắt của thực dân Pháp, phát xít
Nhật, những người hơi tỏ ra yêu nước, thương nòi bị thực dân kiềm chế, giam cầm. . Vì
lý do đó mà Phật giáo Hịa Hảo xuất hiện ngay trong lịng nơng dân để giác ngộ họ, giúp
họ tiến lên tự giải thốt chính mình, giải phóng dân tộc rồi góp phần vào cơng việc giải
thốt lồi người.
Giáo chủ là người sinh trưởng ở nơng thơn, đau khổ cái đau khổ của nhân dân, ước ao
hy vọng cái ước ao hy vọng của nhân dân nên mới hiểu được họ, cảm hóa được họ.


II. Q TRÌNH PHÁT TRIỂN


1.Thời kỳ Nhật xâm chiếm
Sang năm 1941, đạo Hòa Hảo tiếp tục gia tăng số lượng tín đồ của mình một cách
nhanh chóng. Khi Nhật vào Đơng Dương, Pháp lo ngại Nhật tranh thủ giáo phái Hòa Hảo
nên đã câu thúc Huỳnh Phú Sổ ở Châu Đốc, Bạc Liêu, Cần Thơ. Năm 1942, Nhật vận
động được giáo chủ Hòa Hảo về Sài Gịn. Tại đây ơng đã vận động được nhiều nhân vật
hoạt động chính trị thân Nhật vào đạo Hòa Hảo để gây thanh thế, đồng thời thời gian này
nhiều thanh niên theo đạo Hòa Hảo cũng tham gia các tổ chức của Nhật.
Năm 1946, Huỳnh Phú Sổ cùng với những người lãnh đạo Hòa Hảo thành lập tổ
chức việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng gọi tắt là «Đảng Dân xã» vào Tháng Chính năm
1946 bao gồm lực lượng nòng cốt trong Hòa Hảo và tổ chức Việt Nam Quốc gia Độc lập
Đảng. Đảng Dân xã có điều lệ và chương trình hành động, cơ cấu tổ chức riêng, có vai
trị như một tổ chức chính trị.

2. Từ năm 1947-1963.
Năm 1947, Huỳnh Phú Sổ mất tích trong khi trên đường đi hòa giải giữa Việt Minh và
Hòa Hảo; theo các tài liệu Tây phương và Việt Nam Cộng hịa thì ơng bị Việt Minh thủ
tiêu. Sau đó nội bộ Hịa Hảo tách ra làm mấy nhóm; có nhóm ngả theo Việt Minh, nhóm
thì chống lại, gây ra những vụ thanh tốn và tranh giành ảnh hưởng có khi đẫm máu. Mỗi
nhóm cát cứ ở những vùng như Long Xun, Châu Đốc, Cần Thơ. Chính phủ Đệ nhất
cộng hịa sau khi thành lập năm 1955 thì mở những cuộc hành quân như "Chiến dịch
Đinh Tiên Hoàng" rồi "Chiến dịch Nguyễn Huệ" để bình định các giáo phái hầu thống
nhất quân lực. Các lãnh tụ Hòa Hảo như tướng Trần Văn Soái (biệt danh Năm Lửa) rút về
cố thủ Đồng Tháp; tướng Lê Quang Vịnh (Ba Cụt) thì đem quân về chống giữ ở Châu
Đốc, long Xuyên, Rạch Giá. Bị truy nã Trần Văn Sối ra hàng cịn Lê Quang Vinh thì bị
bắt, sau đem xử tử.



3. Thời kì 1963-1975
Năm 1964 đạo Hịa Hảo có sự củng cố lại về tổ chức, xây dựng mở mang các cơ sở
tơn giáo, văn hóa, xã hội. Hệ thống Ban trị sự được kiện toàn từ trung ương đến cơ sở
(hình thành cơ cấu tổ chức 4 cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã). Đảng Dân xã cũng được
củng cố để hỗ trợ cho đạo, đồng thời cơ quan lãnh đạo Hịa Hảo có sự phân đơi thành 2
ban trị sự trung ương: phái cũ do Lương Trọng Tường, phái mới do Huỳnh Văn Nhiệm
đứng đầu.
Năm 1972 Lê Quang Liêm tách ra khỏi phái cũ của Lương Trọng Tường thành lập ban trị
sự trung ương mới. Lúc này đạo Hòa Hảo có tới 3 ban trị sự trung ương cùng tồn tại cho
đến thống nhất đất nước. Dù phân hóa, Phật giáo Hòa Hảo tiếp tục phát triển vào thời Đệ
nhị Cộng hịa trong đó một sự kiện lớn là việc thành lập Viện Đại học hòa Hảo năm 1972
ở Long Xun. Khi chính thể Việt Nam Cộng hịa sụp đổ thì các nhóm Hịa Hảo điều
hành tổng cộng sáu trường trung học phổ thông, một viện đại học và hai bệnh viện. Tất cả
những cơ sở này bị chính quyền mới tịch thu.1
4. Thời kì sau 1975
Đạo Hịa Hảo ra đời trong tình hình chính trị phức tạp, từng bị các thế lực phản động
lôi kéo lợi dụng. Trên thực tế sự lợi dụng này có lúc khá nặng nề, gây thiệt hại cho cách
mạng và còn tạo ra tình trạng chia rẽ khơng bình thường trong nội bộ của đạo Hịa Hảo.
Sau khi miền Nam hồn tồn giải phóng, ngày 19-6-1975, Tổ đình đạo Hịa Hảo tun
bố giải tán. Ban trị sự các cấp, kêu gọi tín đồ tu tại gia như lúc đầu.
Cho đến đầu năm 1999, đạo Hịa Hảo khơng có tổ chức giáo hội, tín đồ tu tại gia. Hàng
năm đến ngày khai đạo (18 tháng 5 Âm lịch) các tín đồ tổ chức hành hương về Tổ đình
(nơi sinh sống của gia tộc ơng Huỳnh Phú Sổ).

1


Ngày 26-5-1999, Đại hội đại biểu đạo Hòa Hảo lần thứ I được tổ chức tại An Giang,
thông qua chương trình đạo sự, quy chế tổ chức, hoạt động của Ban đại diện, đồng thời
đã bầu ra Ban Đại diện nhiệm kỳ I và ngày 11-6-1999, Ban Tôn giáo của Chính phủ đã

chấp thuận quy chế đạo Hịa Hảo, tổ chức hoạt động và nhân sự của Ban đại diện và cho
đến nay, hoạt động của đạo Hòa Hảo đã trở nên bình thường.
Ngày nay tín đồ bắt tay vào cơng tác từ thiện như bếp ăn tình thương, làm cầu đóng
giếng, cấp học bổng, cứu trợ bệnh nhân nghèo, xây nhà tình thương…vì thế nghi lễ tơn
giáo rất đơn giản và việc ma chay cưới hỏi cũng đơn giản. Họ dồn lực lượng thực hiện
việc cơng ích thực tiển hơn.

III. GIÁO LÝ PHẬT GIÁO HỊA HẢO.
Giáo lý Hịa Hảo được thể hiện trong những bài sấm kệ do Huỳnh Phú Sổ biên soạn, bao
gồm 6 tập:
1

Sấm khuyên người đi tu niệm

2

Kệ của người Khùng

3

Sấm giảng

4

Giác mê tâm kệ

5

Khuyến thiện


6

Những điều sơ học cần thiết của kẻ tu hiền

Giáo lý Hòa Hảo là sự tiếp thu và nâng cao tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương, gồm phần
“Học Phật” và phần “Tu Nhân”.
1. Phần Học Phật: chủ yếu dựa vào giáo lý Phật giáo là ác pháp, chân pháp và thiện
pháp.
- Ác pháp: là các pháp gây nên tội lỗi khiến con người khơng thốt khỏi vịng sinh tử
ln hồi.
- Chân pháp: là các pháp phá tan những mê hoặc, tối tăm, giúp trí bừng sáng để giác ngộ
chân lý.


- Thiện pháp: là các pháp lành, con người cần tu tập để trở thành người tốt, sửa thân tâm
cho trong sạch.
Tinh thần chính là khuyên tín đồ ăn ngay ở hiền.
2. Phần Tu Nhân: Tu Nhân là tu “tứ ân hiếu nghĩa”, bao gồm: ân tổ tiên cha mẹ, ân đất
nước, ân đồng bào nhân loại, ân tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).
- Ân tổ tiên cha mẹ: phải hiếu nghĩa, nghe lời răn dạy, không làm điều xấu, chăm sóc cha
mẹ lúc già yếu ốm đau.
- Ân đất nước: yêu quê hương, góp phần làm cho quê hương giàu mạnh, bảo vệ đất nước
khi có ngoại xâm, khơng được phản bội làm tay sai cho ngoại bang.
- Ân đồng bào nhân loại: Đồng-bào ta và ta cùng chung một chủng-tộc, cùng một nịigiống rồng tiên, cùng có những trang lịch-sử vẻ-vang oanh-liệt, cùng tương trợ lẫn nhau
trong cơn nguy- biến, cùng chung phận-sự đào-tạo một tương-lai rực rỡ trong bước tiền
đồ của giang-sơn đất nước. Đồng-bào ta và ta có một liên-quan mật-thiết khơng thể rời
nhau, chẳng thể chia nhau và chẳng khi nào có ta mà khơng có đồng-bào, hay có đồngbào mà khơng có ta. Thế nên ta phải ráng giúp đỡ họ hầu đền đáp cái ơn mà ta đã thọ
trong muôn một.
- Ân tam bảo: tơn kính tam bảo ghi nhớ cơng ơn khai mở trí huệ cứu vớt chúng sinh ra
khỏi vùng luân hồi khổ ải.

Đạo Hịa Hảo khun tín đồ vừa học Phật vừa tu nhân để tạo nên cơng đức. Có cơng
đức để trở thành bậc hiền nhân. Song, họ đặc biệt yêu cầu tín đạo phải tu nhân, cho rằng
việc tu hành phải dựa trên đạo đức, trước hết đạo làm người: Thiên kinh vạn điển, hiếu
nghĩa vi tiên (Khơng có tu nhân thì khơng thể học Phật, hoặc học Phật mà chẳng tu nhân
thì cũng vơ nghĩa); Dụng tu Tiên đạo, tiên tu Nhân đạo; Nhân đạo bất tu, Tiên tu viễn
ký (Muốn tu thành Tiên Phật trước hết phải tu đạo làm người, đạo người mà khơng tu thì
Tiên Phật còn xa vời).


IV. NGHI LỄ VÀ GIÁO LUẬT.
- Nghi Lễ:
Đạo Hoà Hảo chủ trương tu tại gia hơn là đi lễ chùa. Họ chủ trương giúp đỡ người
nghèo hơn là cúng tiền xây chùa hay tổ chức lễ hội tốn kém. Những buổi lễ được tổ chức
rất đơn giản và khiêm tốn, khơng có ăn uống, hội hè. Lễ lộc, cưới hỏi hay ma chay không
cầu kỳ như thường thấy ở những tơn giáo khác. Họ cho đó là những sự phung phí thay vì
dùng tiền đó dể giúp đỡ những người thực sự cần đến.
Đạo Hịa Hảo khơng có tu sĩ, khơng có tổ chức giáo hội mà chỉ có một số chức sắc lo
việc đạo và cả việc đời. Không có nơi thờ cơng cộng, trung tâm của đạo ở làng Hịa Hảo
gọi là tổ đình cũng chỉ mang tính gia tộc. Đạo này không xây dựng chùa chiền, không có
tượng ảnh thờ. Vật thờ của đạo Hịa Hảo là miếng vải đỏ (trần điều) trên bàn thờ (còn gọi
là trang thờ) đặt ở gian chính giữa và xây một bàn thông thiên ở sân trước của nhà. Việc
thờ phụng này thể hiện tư tưởng của Phật giáo: "Phật tại tâm, tâm tức Phật". Đạo Hịa
Hảo thờ Phật, ơng bà tổ tiên và các anh hùng tiên liệt có cơng với đất nước, không thờ
các thần thánh nếu không rõ nguyên nhân..
Các ngày lễ tết
Trong một năm, theo âm lịch đạo Hịa Hảo có các ngày lễ, Tết chính:


Ngày 1 tháng Giêng: Tết Nguyên Đán




Ngày Rằm tháng Giêng: Lễ thượng nguyên



Ngày 8 tháng 4: Lễ Phật đản



Ngày 18 tháng 5: Lễ khai đạo



Ngày Rằm tháng 7: Lễ trung nguyên



Ngày 12 tháng 8: Vía Phật thày Tây An



Ngày Rằm tháng 10: Lễ hạ nguyên



Ngày Rằm tháng 11: Lễ Phật A-di-đà





Ngày 25 tháng 11: Lễ sinh nhật giáo chủ Huỳnh Phú Sổ



Ngày 8 tháng Chạp: Lễ Phật thành đạo

Trong chủ trương canh tân nói trên, sự thờ phượng trong nhà các tín đồ Phật Giáo Hịa
Hảo thật là giản dị.

- Giáo Luật:
Mỗi ngày người tín đồ Phật Giáo Hịa Hảo làm lễ cúng Phật, ít nhấtt hai lần, buổi sáng và
buổi tối. Trong các ngày rằm, mồng một, ngày vía Chư Phật, họ đến chùa hay hội quán
hành lễ, và nghe kinh giảng hay nghe thuyết pháp
Ngồi ra đạo Hịa Hảo cịn có một số quy định về tơn giáo và quan hệ gia đình, xã hội.
Ví dụ người nhập mơn phải tun thệ trước Tam Bảo, nam tín đồ phải để vấn tóc (búi) để
giữ hiếu nghĩa với ơng bà tổ tiên, tín đồ phải thực hiện ăn chay từ thấp đến cao (4 đến 10
ngày trong 1 tháng hoặc trường chay như đạo Cao Đài, ngày tín đồ phải 2 lần cầu nguyện
và khấn lạy trước bàn thờ (sáng, tối). Lời khấn nguyện khi cúng lễ của tín đồ Hịa Hảo là
câu Nam mơ nhất nguyện, Thiên hồng, Địa hoàng, Nhân hoàng, Liên hoa hải hội,
thượng Phật từ bi, Phật vương độ chúng, thế giới bình an.

V. ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO HÒA HẢO ĐỐI VỚI VIỆT NAM.
Phật giáo hoà hảo ra đời nhằm chấn hưng đạo phật, là chổ dựa tinh thần cho người dân
khi niềm tin vào cuộc sống bị bế tắc trong cuộc sống lầm than dưới ách thống trị của kẻ
xâm lăng, đạo hoà hảo còn giáo dục ý thức người dân hướng thiện trước sự xâm nhập của
trào lưu văn hố phương tây.Đóng góp vào cơng ích xã hội,chủ trương giúp đỡ người
nghèo hơn là xây dựng chùa chiền,họ cho đó là tốn kém.
Đóng góp tích cực trên 40 tỷ đồng cho xã hội,từ thiện,góp phần làm thay đổi bộ mặt nơng
thơn. Ngay khi mới ra đời, người truyền giảng đạo đồng thời là người thầy thuốc trị bệnh

cứu người. Duy trì truyền thống đó, ngày nay đạo tổ chức khám chữa bệnh Nam Đông y,
cấp thuốc, châm cứu, hỗ trợ bệnh nhân nghèo như hỗ trợ kinh phí cho hàng trăm bệnh
nhân đi mổ mắt, hỗ trợ hàng trăm triệu đồng cho gia đình nghèo có người qua đời với
tổng giá trị hàng chục tỷ đồng mỗi năm.


VI. KẾT LUẬN.
Tổng quan lại Tôn giáo này đánh giá cao triết lý "Phật tại tâm", khuyến khích nghi lễ
thờ cúng đơn giản (chỉ có hoa và nước sạch) và loại bỏ mê tín dị đoan. Những buổi lễ
được tổ chức rất đơn giản và khiêm tốn, khơng có ăn uống, hội hè. Lễ lộc, cưới hỏi hay
ma chay không cầu kỳ như thường thấy ở những tôn giáo khác. Đạo khơng có tu sĩ,
khơng có tổ chức giáo hội mà chỉ có một số chức sắc lo việc đạo và cả việc đời. Nói
chung, đạo Hịa Hảo kêu gọi mọi người sống hòa hợp.
Chánh pháp chân truyền của nền đạo, khơng chỉ thu hút đơng đảo tín đồ thuần trong
một thời gian ngắn kỷ lục của lịch sử phát triển tơn giáo, nhanh chóng trở thành một
trong sáu tơn giáo lớn tại Việt Nam mà còn ảnh hưởng sâu rộng trong các tầng lớp xã hội
bên ngoài, và là đối tượng nghiên cứu của nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.




×