Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Không gian liên văn hóa trong tiểu thuyết của Khaled Hosseini

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.47 KB, 10 trang )

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

KHƠNG GIAN LIÊN VĂN HĨA TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA KHALED HOSSEINI
LÊ KHẮC BẢO LONG
Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Email:
Tóm tắt: Khơng gian liên văn hóa trong tiểu thuyết của Khaled Hosseini là các
dạng thức không gian thể hiện sự liên đới, đối sánh giữa nền văn hóa Hồi giáo
Afghanistan và nền văn hóa hiện đại phương Tây, nó được đặt trong ý niệm của
sự khác biệt, đa dạng và tính đối thoại văn hóa. Đằng sau các kiểu khơng gian
liên văn hóa là bi kịch của con người hiện đại sống chông chênh, vơ định, mang
trong mình thân phận của kẻ ở giữa hai nền văn hóa gốc và nền văn hóa nơi cư
ngụ, gắn với số phận tha hương, vong quốc. Đi sâu khám phá các lớp không gian
này, người đọc sẽ nhận ra tiếng nói đồng vọng về bản sắc, cội nguồn mà tác giả
gửi đến cộng đồng quốc tế cũng như tư duy sáng tạo của một nhà văn liên văn
hóa, một tác giả tồn cầu.
Từ khóa: Liên văn hóa, hành trình, liên quốc gia, khơng gian ảo, Khaled Hosseini.

1. MỞ ĐẦU
Khaled Hosseini là nhà văn Mỹ gốc Afghanistan. Chỉ với ba tiểu thuyết Người đua diều,
Ngàn mặt trời rực rỡ, Và rồi núi vọng, tác giả đã khẳng định được tài năng và vị trí của mình
trong nền văn chương thế giới đương đại. Cảm hứng cội nguồn dân tộc, thời đại kết hợp cảm
thức liên văn hóa đã chi phối sáng tác của nhà văn khi viết về quê hương Afghanistan. Điều này
không chỉ được bộc lộ qua thế giới nhân vật với những nhân vị văn hóa độc đáo mà cịn hiển lộ
qua các kiểu khơng gian liên văn hóa đa dạng. Các dạng thức khơng gian này gắn liền với sự
trải nghiệm của nhân vật hành trình, nhân vật tha hương trong bối cảnh địa phương hóa rộng
mở, tiến đến xác lập một trường nhìn của tác giả Khaled Hosseini về sự khác biệt, phổ quát văn
hóa của quê gốc Afghanistan trong sự phản ánh và đối thoại với nền văn hóa Tây phương.


Khuynh hướng triết học liên văn hóa nhấn mạnh đến sự tương tác, đối thoại của ít nhất
hai nền văn hóa, nó thừa nhận sự khác biệt, đa dạng để tiến đến giá trị bình đẳng, chấp nhận lẫn
nhau thơng qua đối thoại văn hóa. Trong sáng tác văn học, liên văn hóa thể hiện rõ qua tư duy
sáng tạo thế giới nghệ thuật của các nhà văn có kinh nghiệm sống giữa các nền văn hóa - các
nhà văn tồn cầu. Trong đó, các dạng thức khơng gian liên văn hóa là một yếu tố nghệ thuật nổi
bật thể hiện rõ ý thức sáng tạo của các tác giả, Khaled Hosseini là một trong số đó. Các dạng
thức khơng gian liên văn hóa trong tiểu thuyết của ơng có thể kể đến như khơng gian hành trình
xun quốc gia, xun lãnh thổ; không gian truyền thống - hiện đại; không gian tôn giáo, lịch
sử - xã hội.
2. CÁC DẠNG THỨC KHÔNG GIAN LIÊN VĂN HĨA NHÌN TỪ SỰ KHÁC BIỆT,
TƯƠNG TÁC VÀ ĐỐI THOẠI VĂN HĨA
2.1. Khơng gian hành trình liên quốc gia, liên lãnh thổ
Khơng gian hành trình là bối cảnh khơng gian vừa mang tính địa lý rộng mở vừa đánh
dấu những chặng đường dấn thân, tha hương của nhân vật. Trong Người đua diều, không gian
đất nước Afghanistan được tái hiện ở thủ đô Kabul, đây là không gian nghệ thuật trung tâm
trong các sáng tác của Khaled Hosseini. Một Kabul khá sầm uất với“những đường phố của
quận Wazir Akbar Khan được đánh số và vng góc với nhau như kẻ ơ. Đó là một khu dân cư
mới được phát triển, với nhiều khoảnh đất trống và những nhà đang xây dựng dở dang trên mọi
37


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HTKH 2019

đường phố…” [3, tr.93], trộn lẫn trong đó là sắc nét truyền thống Hồi giáo với những món ăn
đường phố như bánh naan, soup qurma,..., tiếng vang vọng của kinh cầu nguyện namaz, những
trò chơi thường nhật của người Afghan và đặc biệt là khơng khí của những cuộc thi đấu diều
vào mùa đông rộn ràng khắp các đường phố. Từ vùng văn hóa cố quốc Afghanistan, bối cảnh
khơng gian được mở rộng theo hành trình tị nạn của hai cha con. Họ tiến đến biên giới để đến

Peshawar, Pakistan và hướng đến nước Mỹ phía trời Tây.
Ở khơng gian nước Mỹ, bối cảnh hiện đại, phát triển chính là sự đối sánh cơ bản với
không gian cố quốc Afghanistan, hành trình đến với xứ sở tự do đã cho Amir cảm nhận được
sự vĩ đại của chốn tạm dung này: “Ra khỏi xa lộ này lại có xa lộ khác, ra khỏi mỗi thành phố
lại là thành phố khác, đồi qua núi, núi qua đồi và ra khỏi đồi núi lại nhiều thành phố hơn, nhiều
cư dân hơn” [3, tr.175]. Chính trong bối cảnh hiện đại của nước Mỹ, trong tâm thức của nhân
vật hành trình lại hiện diện khơng gian cố quốc cùng những mối liên hệ với không gian văn hóa
đơ thị hiện đại ở nước sở tại: “Từ lâu trước khi làng mạc bị đốt cháy, trường học bị phá hủy,
từ lâu trước ngày mìn được gài lại như hạt giống của chết chóc…, Kabul đã trở thành một
thành phố của những bóng ma” [3, tr.175]. Cái lạc hậu, mất mát của quê hương trở thành ý
niệm tâm tưởng mà nhân vật luôn khắc khoải để kết nối với khơng gian văn hóa đất khách nước Mỹ. Nhiều hệ giá trị văn hóa được chứa đựng trong không gian liên quốc gia, liên chủng
tộc qua sự phản ánh của những chủ thể văn hóa. Từ tộc người Pashtun cao quý, hiển hách ở
Afghanistan, Amir và Baba cũng dần trở nên bình dân, tầm thường như bao người lao động
nhập cư khác trên đất Mỹ - nơi có hiện diện của chủng tộc người da trắng và cả sự lai tạp của
nhiều tộc người, như sự có mặt của người Mỹ gốc Á (hai vợ chồng Việt Nam).
Hành trình liên quốc gia, liên lãnh thổ đã tạo nên bối cảnh không gian động, xê dịch và
sự tương tác của hai nền văn hóa Đơng - Tây. Nước Mỹ đối với Amir là sự hiện diện của văn
hóa Tây phương hiện đại, nó tiêu biểu cho nền văn minh vật chất, thương mại hóa và tư duy
tiêu dùng tiến bộ, khác lạ. Điều này được tạo nên nhờ không gian cộng đồng trong sự khám phá
của nhân vật hành trình Amir: “Những tịa nhà khiến ngơi nhà của Baba ở quận Wazir Akbar
Khan trông giống như túp lều của đầy tớ”, “những chiếc xe chưa bao giờ tôi trông thấy ở
Kabul, nơi phần lớn đều lái những chiếc Volga Nga, Opel cũ” [3, tr.174-175]. Trải nghiệm
khơng gian văn hóa cơng nghiệp hiện đại và phát triển trên chính hành trình tha hương cũng là
lúc nhân vật hiện lên ký ức văn hóa, liên đới và tương tác với khơng gian thị thành Kabul. Để
khi trở về cố quốc, chính không gian quê gốc lại một lần nữa hiện diện như sự chắp nối và gắn
kết phần đời chông chênh, trôi dạt của họ: “Đất lạnh giá dưới đôi chân trần của tôi và bất chợt,
lần đầu tiên, từ lúc chúng tôi vượt qua biên giới, tôi cảm giác như tôi đã trở về” [3, tr 299-300].
Việc tái xây dựng khơng gian hành trình gắn với sự suy nghiệm giữa quê gốc và đất khách
chính là dấu hiệu của sự ra đi và trở về trong tâm thức của các nhân vật. Nhiều yếu tố văn hóa
gốc lại được tái hiện khi nhân vật tiếp xúc với không gian quê nhà trên hành trình trở về. Ở đó

có sự hiện diện của lịch sử di đát qua bóng dáng của các phiến quân Taliban, có hơi thở của quá
khứ qua những tấm ảnh polaroid, có mùi vị của món xốt cừu non mà Baba đã từng nấu… Tất
cả đều là địa dư ký ức, ký ức khi mang tính địa lý lại được lan tỏa khắp nơi với hành trình mở
rộng và kéo dài khi mỗi nhân vật liên tục tái hiện trong chuyến hành trình nhọc nhằn của mình.
Cấu trúc khơng gian hành trình trong Và rồi núi vọng gắn liền với kết cấu đa tuyến truyện
cùng với sự chắp nối, gợi nhắc số phận của những con người chông chênh, trôi dạt. Bối cảnh
dung thân của nhân vật Pari chính là đất Pháp, nhưng quê gốc lại là cố quốc Afghanistan trong
quá khứ. Pari chưa hề nguôi ngoai ký ức về cha, anh trai và về Afghanistan: “Sự thiếu vắng ấy,
gần gũi sâu sắc đến độ khiến lòng cô khắc khoải. Như lần ở Provence hai năm trước, khi Pari
thấy một cây sồi khổng lồ bên ngoài một căn nhà nông trại. Lần khác ở vườn Tuileries khi cô
38


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

nhìn một bà mẹ trẻ kéo con trai trong chiếc xe kéo màu đỏ nhỏ xinh. Pari không hiểu” [4, tr. 239].
Sự đảo lộn trong thế giới tâm tưởng của nhân vật cũng là dấu hiệu của sự tái hiện khơng gian văn
hóa ở thế dùng dằng, chơng chênh. Tuyến truyện kể về Pari mà Khaled Hosseini xây dựng bắt
đầu từ khung cảnh thủ đô nước Pháp hoa lệ với những con phố nhỏ mang dấu chân trầm ngâm,
suy tư của nhân vật đến không gian Afghanistan truyền thống, quen thuộc qua sự tái hiện không
gian liên đới ký ức: “Chị nhìn thấy ngơi nhà lần cuối là vào năm 1955 và tỏ ra ngỡ ngàng trước
trí nhớ sinh động của chính mình về nơi này… chị ngạc nhiên khi ngôi nhà lại nhỏ hơn nhiều so
với phiên bản trong trí nhớ của mình” [4, tr.363]. Nhân vật Pari nhờ vào bối cảnh ngơi nhà tuổi
thơ mà đã hình dung, hồi tưởng về quê gốc, về anh trai Abdullah. Bối cảnh đó cũng là tiền đề để
Pari xuất hiện nhu cầu tìm đến khơng gian Shadbagh sau này.
Từ Paris (Pháp) đến California (Mỹ), Pari mang theo tâm thức cội nguồn để tìm kiếm anh
trai cho nên chính khơng gian văn hóa ở quán ăn Kabel của Abdullah đã giúp họ gợi lại hồi
niệm. Bối cảnh khơng gian q gốc chưa mất bản sắc tồn tại trên nước Mỹ đã giúp Pari tìm lại

được chiếc hộp đựng chiếc lơng vũ - kỹ vật gắn liền với đêm lưu lạc trên sa mạc của họ: “Tôi
thấy bên trong đầy những sợi lơng vũ đủ màu sắc, hình dáng… Bà cầm một chiếc lơng lên, cù
vào cổ tay, nhìn nó như thể hy vọng nó sẽ sống dậy và bay đi” [4, tr.505]. Khơng gian hành
trình liên lãnh thổ đã trở thành hình tượng sống động, gắn liền với việc tái hiện, hình dung nhiều
mẫu hình, nhiều hằng số văn hóa trong tâm thức của nhân vật.
Trong tiểu thuyết Ngàn mặt trời rực rỡ, khơng gian hành trình gắn liền với thân phận tha
hương của Laila. Từ Kabul đến với Murree, nhiều lần nhân vật đã chịu tác động của bối cảnh
chốn tị nạn để rồi gợi nhắc ký ức và sự đối sánh với thủ đô quê nhà. Murree hiện đại, phát triển
và bình n mà Kabul chưa có được: “Họ đi tản bộ giữa dòng người địa phương, giữa những
du khách châu Âu với điện thoại cầm tay và máy ảnh kĩ thuật số” [2, tr.415]. Bối cảnh của sự
bình yên trên hành trình đến với cuộc sống đất khách đã ln thơi thúc nhân vật tha hương hình
dung và khắc khoải về không gian quê nhà: “Trong mơ, cô ln thấy mình quay trở lại ngơi
nhà ở Kabul,… Nhưng khi cơ bước vào, căn phịng trống khơng. Khơng có ai ở đó. Cơ thức
giấc, người ướt đẫm mồ hơi, mắt ứa lệ” [2, tr.416]. Đất khách Pakistan là chốn tạm dung của
nhân vật, ở đó tiêu biểu cho nền văn hóa Trung Đơng trên đà phát triển nhộn nhịp với sự lai tạp
của đời sống đô thị Tây phương. Tuy nhiên, đời sống đô thị càng thoải mái, hiện đại thì các
nhân vật lại càng có ý thức kết nối quê gốc trong sự khắc khoải bởi Kabul đang tàn tạ trong
khủng bổ, mất mát và đau thương. Không gian hành trình liên lãnh thổ qua biên giới
Afghanistan và Pakistan đã một lần nữa cho thấy nhu cầu giải bày cảm thức trốn chạy, tha
hương mà gốc tích chưa bao giờ nguôi ngoai đối với những người con Afghan.
Khaled Hosseini xây dựng kiểu khơng gian hành trình trong các tiểu thuyết của mình
thường gắn liền bi kịch ra đi của các nhân vật. Hay nói cách khác, đó là hiện thực tị nạn và di cư
của con người trước biến động của thời cuộc. Hiện thực đó kết hợp với q trình tồn cầu hóa đã
“làm gia tăng phạm vi của các nguồn có sẵn cho việc xây dựng bản sắc” [1, tr.352] và cho phép
các nền văn hóa gặp gỡ, pha trộn. Sự dịch chuyển của các chủ thể văn hóa cũng kéo theo các yếu
tố văn hóa di chuyển. Các nhân vật Amir, Laila, Pari, Abdullah mang theo bản sắc văn hóa trong
đời sống tha thương của mình. Do đó, biểu hiện điển hình của sự dịch chuyển văn hóa đó là sự
dịch chuyển khơng gian qua hành trình liên lãnh thổ, liên quốc gia, liên chủng tộc.
Khơng gian hành trình đã góp phần làm tăng tính di động và sự gặp gỡ văn hóa Đơng Tây, truyền thống - hiện đại, bảo thủ - tiến bộ trong mỗi bước đi tìm kiếm của nhân vật. Hình
tượng khơng gian hành trình có tác động lớn đến sự suy nghiệm trong tâm thức gắn kết văn hóa

cội nguồn với nền văn hóa của đất khách. Tuy nhiên, dù tiến trình khơng gian có dịch chuyển
đến nơi đâu thì phẩm chất, tính cách con người và ý thức hệ về quê gốc trong mỗi chủ thể cũng
39


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HTKH 2019

không thay đổi. Họ là những nhân vị văn hóa cố giữ bản sắc. Amir dù đến với nước Mỹ phồn
hoa, tiến bộ nhưng vẫn giữ được phẩm chất danh dự và tự hào của người Pashtun, anh không
thể nguôi ngoai quá khứ với khung cảnh Kabul gắn với Hassan. Abdullah dù đã có con trên đất
Mỹ nhưng trong anh vẫn nồng đượm hơi thở và tính cách Trung Đơng qua nhận xét của con gái
Pari… Lớp khơng gian hành trình do đó càng thể nghiệm, thử thách mức độ nhớ - quên, chối
bỏ - khắc khoải trong mỗi chủ thể, nó đã trở thành thước đo giá trị bảo lưu, tái hiện và hình
dung văn hóa trong mỗi thân phận tha hương.
2.2. Không gian tôn giáo, lịch sử xã hội - tiền đề của sự đối thoại
Không gian nghệ thuật mang trong mình “cấu trúc biểu nghĩa, biểu hiện mơ hình thế giới
của tác giả”, nó là cái “biểu tượng của văn hóa mà từ đó có thể suy ra tồn bộ ngơn ngữ của
các hình thức của nó, phân biệt với ngơn ngữ của nền văn hóa khác” [6, tr.130]. Hay nói cách
khác, bản thân các lớp khơng gian mà các nhà văn dụng ý xây dựng cũng là nền tảng làm nên
cái khác biệt giữa nền văn hóa này với nền văn hóa khác. Trong Người đua diều, Khaled
Hosseini đã để nhân vật thể hiện cái nhìn và sự phán xét của một chủ thể văn hóa khác đối với
nền văn hóa gốc Afghanistan thơng qua việc phản ánh không gian tôn giáo, xã hội lịch sử.
Không gian tôn giáo đã vẽ nên bức tranh đầy màu sắc về Hồi giáo Trung Đông ở
Afghanistan trong sự tương tác với không gian Hồi giáo ở nơi đất khách. Nét truyền thống của
những nghi lễ, phong tục xuất hiện rõ nét trong không gian ngày lễ Eid: “Vào ngày lễ Eid, lễ
ba ngày sau tháng lễ Ramadan, dân Kabul mặc những bộ quần áo đẹp nhất, mới nhất đi thăm
thân quyến. Mọi người ôm chầm lấy nhau, hôn nhau… trẻ con bóc quà chơi nghịch những quả
trứng luộc nhuộm màu” [3, tr.63]. Các tục lệ Islam đã khiến không gian Hồi giáo trở thành cái

độc đáo, thiêng liêng trong sự xâm lấn của nền văn minh Tây phương. Khaled Hosseini xây
dựng lớp không gian này không chỉ dừng lại ở việc tập trung miêu tả các kiến trúc tôn giáo như
nhà thờ, thánh đường mà còn là ý niệm Hồi giáo tự dung dưỡng và hồi sinh qua âm vọng của
những giá trị tinh thần. Trong suốt tác phẩm, Nhân vật Amir chỉ hai lần miêu tả khung cảnh
nhà thờ, thánh đường – khi Baba mất và khi trở về Afghanistan tìm Sohrab, nhưng nhân vật lại
hơn mười lần nhắc đến tiếng cầu kinh, lời cầu nguyện. Chính những thanh âm đó đã tơn tạo nên
khơng gian Hồi giáo dù nhân vật có ở bất kỳ đâu: “Chúng tơi lắng nghe tiếng nguyện cầu, ngắm
nhìn hằng trăm ngọn đèn các tòa nhà chung cư bật lên… Nhà thờ lấp lánh như một viên kim
cương trong bóng tối” [3, tr.390]. Là quốc giáo của Afghanistan nói riêng và các nước vùng
Trung Đơng nói chung, Hồi giáo gắn liền với niềm mặc khải của những con người tha hương
như Amir trong sự dung dưỡng những giá trị thiêng liêng đối với thánh Allah, tiên tri
Muhammad và kinh Koran. Thậm chí, việc gợi nhắc khơng khí của nhà thờ trong những tiếng
cầu nguyện cũng đủ thấy cảm thức cội nguồn của nhân vật khi đến với đất khách, bởi đó vừa là
sự cứu chuộc vừa là nghĩa vụ thiêng liêng của người Hồi giáo: “Cúi đầu sát đất, tôi đọc những
câu kinh nửa nhớ nửa quên trong kinh Koran”, “vì tiếng cầu nguyện từ kinh Koran vang dội
khắp căn phịng”, “tơi thấy Rahim Khan đang cầu kinh namaz ở góc phịng. Ơng chỉ là một cái
bóng đen đang cúi đầu về phía Đơng” [3, tr.284]. Một trong năm nghĩa vụ của tín đồ Hồi giáo
là phải cầu kinh năm lần/ một ngày và phải ln hướng về phía thánh địa Mecca. Do đó, để
biểu dương lớp không gian tôn giáo trong Người đua diều, khơng có gì hiệu quả bằng việc tái
hiện nét sinh hoạt truyền thống qua thanh âm nguyện cầu của các nhân vật. Việc miêu tả tiếng
cầu kinh vang dội khắp bối cảnh dù hẹp hay rộng cũng đủ dung dưỡng không gian Hồi giáo
bằng cả niềm khắc khoải, đức tin và sự trân trọng văn hóa gốc trong cái nhìn Tây phương của
nhân vật Amir.
Việc cầu kinh trong đạo Hồi không phân biệt giai cấp, tầng lớp xã hội. Ai cũng có thể
nguyện cầu và hướng về thánh Allah theo quan niệm của các tín đồ tơn giáo này. Và dù sống
40


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ


| 11/2019

trên đất Mỹ, các nhân vật vẫn luôn tái hiện không gian Hồi giáo qua tiếng cầu nguyện, điều đó
đã cho thấy ý niệm phổ quát đức tin của người Afghanistan đối với quốc giáo. Từ trên đất
khách, cái khác biệt, đặc thù của văn hóa gốc trở thành cái bình thường, cái đa dạng trong cách
nhìn qua đơi mắt của kẻ khác, thái độ bình đẳng của nhân vật Amir, của người bác sĩ vùng Đông
Âu, và của đám người viếng Baba đã cho thấy rõ điều đó.
Tuy nhiên, Khaled Hosseini cũng đã đối sánh một cái nhìn khác của nhân vật đối với
không gian Hồi giáo mà họ hiện hữu. Trong Và rồi núi vọng, Pari thuộc thế hệ thứ hai - là
những chủ thể văn hóa được sinh ra ở đất khách nên ý niệm về cội nguồn hoàn toàn khác so
với những người tha hương. Vì vậy, ý niệm về khơng gian Hồi giáo đối với cô cũng mang
một cảm giác bức bách, dị biệt, chưa thể chấp nhận: “Ơng lại chở tơi đến nhà thờ Hồi giáo ở
Hayward để học kinh Koran. Căn phòng khơng có điều hịa và có mùi vải lanh khơng giặt.
Cửa sổ thì hẹp và cao tít, giống cửa sổ trong mấy nhà tù thường thấy trong phim… Tơi ngước
nhìn cửa sổ, nhưng chỉ thấy một khe trời hẹp. Tôi mong mỏi khoảnh khắc được rời khỏi thánh
đường” [4, tr.457-458]. Ở đây, xuất hiện cái nhìn liên đới truyền thống và hiện đại trong
không gian Hồi giáo qua cách phán xét của một khách thể Pari. Pari hiện hữu trong một khơng
gian văn hóa vừa lạ lẫm, vừa chật chội cả về khơng khí lẫn quan niệm. Trong khi đời sống
bản xứ đem lại cho cô một không gian xa hoa hiện đại, nên việc gắn mình với tiếng cầu kinh
không hề khiến nhân vật thoải mái. Để tái gắn kết văn hóa gốc, Abdullah đã đưa con gái Pari
hịa nhập trong không gian truyền thống qua kinh Koran, qua nhà thờ và ngôn ngữ Farsi. Bản
chất việc tái tạo không gian tôn giáo trong tiểu thuyết của Khaled Hosseini qua cách nhìn của
những thế hệ nhân vật cũng dựa trên nền tảng cái khác biệt. Từ sự khác biệt đó, chúng ta dễ
nhận ra sự dùng dằng, chơng chênh của thân phận người tha hương trong việc tái tạo bản sắc
và đánh mất bản sắc.
Không gian lịch sử, xã hội gắn liền với đất nước Afghanistan. Khaled Hosseini xây dựng
lớp khơng gian này qua các cuộc chiến cuốn xốy dân tộc mình vào những năm tháng mất mát,
kiệt quệ. Khaled Hosseini tập trung khắc họa hai biến cố lịch sử: cuộc chiến với Liên Xô những
năm 1990 và cuộc chiến chống Taliban có sự can thiệp của phương Tây trong những năm cuối
thế kỹ XX và đầu thế kỹ XXI. Cả hai cuộc chiến đều là hiện thực, là ký ức đau buồn của Amir,

chú Nabi, Farid, của nhóm người cứu trợ tị nạn: “Jadeh Maywand đã biến thành một lâu đài
cát khổng lồ. Nhiều dãy nhà hoàn toàn bị xóa sạch thành gạch đá và vơi cát ngổn ngang. Một
lớp khói bụi bượn lờ khắp trên thành phố, bay qua sơng thành một đám khói đơn độc bốc lên
cao” [3, tr.305]. Không gian lịch sử vừa là chốn tồn tại của dân tộc Afghan, vừa là không gian
văn hóa của cộng đồng với những nét truyền thống của Hồi giáo, của phong tục đua diều và nét
hiện đại của sự lai tạp văn hóa thương mai, tiêu dùng, quảng cáo Tây phương. Nhưng chính
hiện thực đổ nát, khơng khí vẩn đục mùi thuốc súng đã khiến cho các thành phố trở thành hiện
thực mất mát, kiệt cùng của những di sản văn hóa. Các nhân vật tha hương và những người đến
từ phương Tây trong tiểu thuyết Người đua diều, Và rồi núi vọng những lúc tái hiện ký ức về
Afghanistan luôn luôn đau đáu hồi ức về chiến tranh. Họ phản ánh chiến sự với những cái nhìn
của chủ thể và khách thể văn hóa. Khơng gian lịch sử chiến tranh qua cái nhìn của những chủ
thể văn hóa đã phần nào đưa hiện thực của Afghanistan đến với tâm thế nhìn nhận của khách
thể văn hóa Tây phương (những Makos, Timur…), mở rộng hơn là cộng đồng quốc tế, với các
nhóm người đa sắc tộc ở Mỹ về một nước Trung Đông đang bị chôn vùi trong các cuộc chiến
phi nghĩa. Nếu nhìn nhận khơng gian lịch sử là sự tồn tại của một dân tộc, thì một phần dân tộc
đó đang được những phận người tị nạn, tha hương mang đến đất khách với nỗi bơ vơ, chơng
chênh. Dân tộc đó đang mong chờ sự đồng cảm, cứu chuộc và thấu hiểu của kẻ khác.
Gắn với không gian lịch sử là sự xuất hiện độc đáo của không gian xã hội. Không gian
xã hội mà Khaled Hosseini tái hiện là sự tồn tại chủ yếu của nhiều phận người Afghanistan.
41


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HTKH 2019

Không gian này gắn liền với những tiểu địa điểm, nơi chốn, là “trọng tâm của trải nghiệm,
trí nhớ, khao khát và bản sắc con người” [1, tr.517]. Bản sắc Afghanistan xét trên phương
diện xã hội gắn liền với giới và quyền lực. Đó là nền văn hóa biểu dương cho nam giới - đối
tượng nắm quyền lực trong xã hội Hồi giáo. Điều này được thể hiện rõ qua những tiểu không

gian xã hội, bởi lớp không gian này được định giới, đây là cách “những mối liên quan giới
tính thay đổi qua không gian: không gian được định giới về mặt biểu tượng và một số không
gian được đánh dấu bởi sự loại trừ những giới tính cụ thể” [1, tr.518]. Sự hiện diện của những
vật nam như Baba (Người đua diều), bố Jalil, Rasheed (Ngàn mặt trời rực rỡ) luôn gắn liền
với những không gian đặc trưng, là những tịa nhà lớn, hồnh tráng như sự thể hiện uy thế và
quyền lực xã hội. “Mọi người đều đồng ý là cha tôi, đã xây một ngôi nhà đẹp nhất quận Wazir
Akar Khan,… Một lối vào rộng, hai bên là những khóm hồng dẫn tới một tịa nhà trải dài với
sàn nhà bằng đá cẩm thạch và những của sổ rộng” [3, tr.14]. “Mariam đã ở trong vườn nhà
Jalil, mắt dán chặt vào một khu nhà kính có cây cối bên trong, cả những cây nho quấn quanh
giàn gỗ… và những bụi hoa tươi sáng có mặt khắp mọi nơi” [2, tr.47]. Việc miêu tả không
gian các ngôi nhà có ranh giới, phạm vi rõ ràng so với khơng gian lân cận khơng chỉ là sự tổ
chức gia đình mà còn là biểu tượng cho uy quyền người đứng đầu trong khơng gian đó. Có
thể thấy Khaled Hosseini ln thể hiện rõ vai vế, vị trí độc lập của những người đàn ơng
Afghanistan trong tiểu thuyết của mình. Họ gắn với biểu tượng của sự thống trị, điều này đã
nói rõ bản chất của nền văn hóa Trung Đơng. Ngược lại, hình ảnh những người phụ nữ như
Mariam, Laila, mẹ Hassan,… thường gắn liền với không gian những căn lều thấp bé, nghèo
nàn, tách biệt. Nếu có tồn tại trong các khơng gian tịa nhà lớn, gắn với uy lực của các nhân
vật nam thì họ cũng chỉ mang thân phận phụ thuộc và bị trị: Mẹ Hassan bị Baba buộc phải
ngoại tình, để lại hệ quả tội lỗi cho cả Amir và Hassan sau này; Mariam khi về nhà bố Jalil
đã bị ông ép gã cho một người đàn ông mà cô không thể kháng cự; Mariam và Laila bị người
chồng Rasheed bạo hành trong chính ngơi nhà của gã, một ngôi nhà “nhỏ hơn nhiều so với
nhà Jalil, nhưng nếu so với kolba của Mariam và Nana thì nó là cả một lâu đài. Cái khơng
gian đó làm cho Mariam cảm thấy nghẹt thở” [2, tr.72]. Bằng góc nhìn của các nhân vật nữ,
tiểu khơng gian xã hội đã là một phân định quyền lực và giới tính rõ ràng, nó đại diện cho uy
thế của nam giới trong xã hội Hồi giáo Trung Đông mà người phụ nữ trở thành kẻ phụ thuộc.
Khơng chỉ có vậy, không gian đô thị gắn với các đường phố, khu chợ là không gian
cộng đồng cũng là biểu tượng cho phạm vi ảnh hưởng của người đàn ơng Afghanistan. Nó
xóa bỏ sự hiện tồn của người nữ. Với cách nhìn của một nhà văn gắn với nền văn hóa của kẻ
khác (Phương Tây), Khaled Hosseini đã khéo léo diễn giải sự phán xét qua việc miêu tả văn
hóa quê gốc. Khi Taliban xuất hiện, chúng thi hành nhiều đạo luật khắt khe, đặc biệt đối với

phụ nữ: “Phụ nữ luôn luôn ở trong nhà, không được đi lang thang không có mục đích ở trên
đường. Nếu đi ra ngồi, phải đi cùng một nam giới có quan hệ họ hàng, phụ nữ khơng được
để lộ khn mặt của mình. Phải mặc burga khi đi ra ngoài. Cấm trẻ em gái đến trường, cấm
phụ nữ đi làm…” [2, tr.307-308]. Từ đây, khơng gian cơng cộng nếu có sự xuất hiện của
người phụ nữ cũng chỉ gắn liền với thân phận nô lệ, phụ phuộc, người phụ nữ Hồi giáo mất
hết quyền hạn, bị triệt tiêu sự tồn tại chính đáng so với nam giới, và nỗi đau đó được bộc lộ
rõ qua màng khăn che mặt burga. Nó vừa là biểu tượng văn hóa, vừa là hiện thân của sự xóa
bỏ vai trị người phụ nữ Hồi giáo.
Khơng những có tính chất định giới, khơng gian xã hội cịn có tính chất phân định giai
cấp. Người Hazara trong xã hội Hồi giáo luôn bị khinh miệt, bị xem là đầy tớ, nơ lệ so với người
Pashtun có địa vị cao hơn. Họ là người Hồi giáo theo dòng Shi’a, còn người Pashtun theo dịng
Sunni. Hai phái giáo này ln có mâu thuẫn trong quan niệm và người theo dòng Sunni chiếm
địa vị độc tơn hơn. Do đó, khơng gian dành cho người Hazara và phận người đầy tớ, nô lệ luôn
42


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

là những căn lều, khu sống tạm bợ, nhỏ bé, tách biệt so với những tịa nhà hồng tráng của
người đàn ông Pashtun - những người nắm quyền lực và sự giàu có. Đó cũng là đặc trưng cho
bản chất xã hội Hồi giáo Trung Đông mà Khaled Hosseini khéo léo thể hiện trong tác phẩm qua
sự đối sánh với văn hóa phương Tây. Các nhân vật nữ Afghanistan khi đến với đất khách khơng
cịn phải sử dụng burga khi ra không gian công cộng mà chỉ dùng trong các lễ nghi truyền thống,
khi đến nhà thờ Hồi giáo. Ở không gian các khu chợ trời, các khu mua sắm cũng khơng có phân
định ai là người Hazara, ai là người Pashtun, họ xuất hiện bình đẳng đều là người lao động;
những phụ nữ như Pari, Nali đều có quyền lực và thể hiện được tài năng của mình khi sống ở
Pháp, Mỹ.
Như vậy, bằng cái nhìn của một chủ thể văn hóa khác, hiện diện với tư cách là kẻ khác,

Khaled Hosseini đã tái phản ánh sự khác biệt của văn hóa gốc Hồi giáo Afghanistan qua lớp
khơng gian tôn giáo, lịch sử xã hội với một niềm tự hào khắc khoải và cả thái độ mỉa mai, phán
xét một nền văn hóa nam quyền, bất bình đẳng và hà khắc trước những nền tảng bình đẳng, tự
do của văn hóa Tây phương (Mĩ, Pháp). Bằng sự trải nghiệm của các nhân vật, cái đa dạng và
khác biệt đã đưa lớp không gian độc đáo này lên làm cơ sở cho sự đối thoại ngầm giữa văn hóa
Hồi giáo và phương Tây.
2.3. Không gian truyền thống – hiện đại hay ý niệm níu giữ bản sắc và sự lai tạp văn hóa
Khơng gian truyền thống là lớp khơng gian gắn với những tập quán, tục lệ sinh hoạt của
cộng đồng người Afghanistan qua cái nhìn của các chủ thể văn hóa trong mối tương quan với
văn hóa khác. Trong Người đua diều, tác giả đã tái hiện thành công không gian đậm chất phong
tục qua lễ hội đua diều hằng năm ở Kabul - Afghanistan. Không gian này tồn tại trong đời sống
của người dân như một phần không thể thiếu: “Thi đấu diều là truyền thống mùa đơng lâu đời
ở Afghanistan. Nó được bắt đầu vào sáng sớm ngày thi, và chỉ kết thúc khi nào còn duy nhất
một chiếc diều thắng cuộc bay trên bầu trời” [3, tr.71]. Lễ hội đua diều là biểu hiện sống động
của nhịp sống đơ thị truyền thống ở Kabul, đó cũng là bản sắc dân tộc của một cộng đồng người,
nó hiện hữu ngay trong ký ức của chủ thể văn hóa khi nhìn ngắm qua đơi mắt của văn hóa kẻ
khác. Amir cảm nhận thấy một Kabul sơi nổi với hình ảnh “dân chúng tụ tập bên lề đường,
trên nóc nhà, reo lên hoan hơ những chiếc diều của họ. Phố xá đầy những chiến binh đấu diều,
giật dây, kéo diều của mình, mắt liếc lên bầu trời”, “Trên các nóc nhà, đã chật cứng những
khán giả ngã người trên ghế vải lanh, nhạc của Ahmand Zahir oang oang từ những máy cát
xét” [3, tr.72, 84]. Hiện hữu với sự quy tụ nét văn hóa cổ truyền, khơng gian đua diều cịn biểu
dương cho khí chất người Afghanistan trong niềm tự hào của chủ thể văn hóa Amir: “Người
Afghanistan yêu quý phong tục nhưng ghê tởm các luật lệ. Và với việc đấu diều cũng thế. Luật
lệ thật đơn giản: không luật lệ nào” [3, tr.72]. Để chuẩn bị cho hội thi đua diều, các thanh thiếu
niên Kabul phải tự làm diều thủ công và chiến đấu với kĩ thuật cắt diều đối thủ, kĩ thuật này
được tôi luyện qua các mùa thi và chẳng có ai dạy như một bài học. Và làm được điều đó cũng
đồng nghĩa với việc người đua diều mang trong mình sự nhanh nhạy, bản lĩnh, kiên quyết và
lòng danh dự của người thắng cuộc. Với việc tập trung đậm đặc các nét bản sắc văn hóa tiêu
biểu trong đời sống tinh thần và cả vẻ đẹp con người Afghanistan, không gian đua diều cịn có
ý nghĩa kết nối ký ức văn hóa ngay trên đất khách, khi nhận vật sống lại trong lễ hội đua diều

ở San Francisco với những hình dung văn hóa về mùa đơng năm 1975 ở Kabul.
Khơng gian truyền thống không chỉ biểu dương cho cộng đồng sắc tộc mà nó cịn có tính
chất chuyển di và lai tạp bản sắc nếu có sự va chạm với văn hóa khác. Điều này được hiện hữu
ở kiểu khơng gian cộng đồng dân tộc hải ngoại, đây là không gian “bao gồm việc liên đới, bện
vào nhau của những người xa quê hương với những người ở quê hương, là phạm trù khái niệm
được chiếm làm nơi sống không chỉ bởi những người di cư và con cháu họ, mà còn bởi những
43


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HTKH 2019

người được xây dựng và thể hiện như những người bản địa” [1, tr.354]. Không gian khu chợ
trời San Jose của cộng đồng người Afghanistan ở California là một kiểu không gian như thế,
khu chợ trời này tiêu biểu cho bản sắc dân tộc Afghan trên đất Mỹ: “Các gia đình Afghan chiếm
toàn bộ một khu của chợ trời San Jose. Nhạc Afghan chơi ở lối đi giữa hai dãy của khu Đồ
Cũ…” [3, tr.177]. Ở khu chợ trời, người Afghan tập trung sinh hoạt và tái hiện nhiều ký ức về
quê hương của họ, Baba gặp gỡ nhiều người mà ông từng giúp đỡ khi ở Kabul với thái độ ân
cần, xúc động; tướng qn Iqbal Taheri tìm cách nói chuyện với người Afghan nơi đây để vơi
bớt nỗi nhớ quê,… Không gian ấy cũng là nơi hiện hữu sinh động nhiều nét văn hóa gốc như
các món ăn truyền thống qabuli, bolani,… cách giao tiếp đậm chất người Afghan với “bộ luật
không thành văn về việc ứng xử giữa những người Afghan với nhau ở chợ trời” và cả cách ngồi
lê đôi mách của Afghan trong khu chợ, người ta cũng chỉ bày bán những món hàng bình dân
như đèn đồng, bao tay bóng chày, áo jacket trượt tuyết có khóa đồng. Ở chợ trời, khơng cịn
phân tầng giai cấp người Hazara và Pashtun mà tất cả đều chỉ là người lao động nhập cư với
mức sống bình dân.
Khơng gian cộng đồng dân tộc Afghanistan ở hải ngoại này cũng có yếu tố lai tạp, đó là
khi có sự xuất hiện của nhiều chủng tộc khác trên thế giới cùng chung sống ở chợ trời như
người gốc Á, người gốc Âu,… là khi văn hóa Afghanista hịa nhập với nhiều yếu tố khác biệt

của văn hóa phương Tây và văn hóa người nhập cư khác trong âm nhạc, cách giao tiếp,…
Nhưng tựu chung lại, khu chợ trời của người Afghan vẫn giữ trong mình những nét truyền
thống, nó biểu dương cho không gian gắn kết ký ức với quê gốc khi bản thân những người tị
nạn chỉ là kẻ sống chơng chênh, dùng dằng giữa hai nền văn hóa. Họ tạm sống ở không gian
dân tộc hải ngoại để níu giữ quê hương trong khi mỗi Baba, Amir đều khó trở thành cơng dân
văn hóa thật sự nơi bản xứ.
Xuất hiện song song với không gian truyền thống là kiểu khơng gian văn hóa hiện đại.
Khơng gian văn hóa hiện đại nổi lên như một minh chứng cụ thể cho việc liên đới các nền văn
hóa khác nhau trong bối cảnh tồn cầu hóa. Khơng gian văn hóa hiện đại mà chúng tôi nhận
thấy trong sáng tác của Khaled Hosseini thường được gắn liền với ý niệm giải lãnh thổ hóa.
Giải lãnh thổ hóa là khái niệm dùng để chỉ “sự đánh mất mối quan hệ tự nhiên giữa văn hóa
và lãnh thổ địa lý cũng như xã hội” [5], một nền văn hóa khơng cịn gắn chặt với một không
gian, một vùng đất cụ thể mà cùng với q trình hiện đại hóa, tồn cầu hóa, các khơng gian, địa
điểm dần biến mất hoặc mờ nhạt đi, xóa dần mối quan hệ với nền văn hóa vốn dĩ buộc chặt với
nó. Đây cũng chính là q trình đụng độ và giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau. Do đó,
giải lãnh thổ hóa cũng là một hiện thực của thời đại thế giới phẳng. Sự vô nghĩa, mờ nhạt của
ý niệm lãnh thổ hiện diện rõ nhất trong thế giới của internet - không gian ảo. Internet “được
tưởng tượng như một khơng gian trong đó chúng ta có thể giao tiếp với nhau một cách tự do,
khơng có sự phân biệt giai cấp, chủng tộc, dân tộc, giới tính ngơn ngữ và địa lý” [1, tr.480].
Nhiều nhân vật hành trình, tha hương sống khắp nơi ở các nước phương Tây và quê gốc
Afghanistan đã sử dụng kiểu khơng gian hiện đại này để tìm kiếm, giao tiếp và gắn kết cội nguồn
trong nhau. Idris (Và rồi núi vọng) luôn trao đổi email với Amra khi anh từ Afghanistan trở về
Mỹ: “Trời đang mưa thịnh nộ ở Kabul, cô viết, và đường phố ngập bùn tới mắt cá chân”, Anh
trả lời thư Amra, cảm ơn cô, bảo rằng anh rất tiếc khi nghe tin về trận lụt…” [4, tr.220-221].
Xóa mờ khoảng cách địa lý, ranh giới chủng tộc, các nhân vật khơng chỉ làm việc mà cịn kết
nối với nhau qua các kênh giao tiếp internet, đó là không gian xã hội mới, chiếm lĩnh sự phát
triển của nền văn minh hiện đại. Giờ đây, không gian tồn tại cho sự kết nối văn hóa là khơng
gian của email, facebook. Khi đến với không gian ảo, các nhân vật dần xóa hết thân phận từ
một quốc gia đói nghèo (Afghanistan) hay từ nền văn minh Tây phương hiện đại (Mỹ, Pháp,
Hy Lạp), giới hạn của chủng tộc da vàng - da trắng cũng khơng cịn, và bỏ qua cả rào cản ngôn

44


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

ngữ (tiếng Anh - tiếng Farsi), họ gắn kết với nhau như những thực thể văn hóa hịa hợp:“Cơ đã
email cho tôi suốt bao năm nay, không ngớt kể về những thay đổi đang mang lại diện mạo mới
cho Tinos” [4, tr.418]. “Ông đã liên lạc với Pari qua tài khoản facebook với mẫu tin nhắn viết
bằng tiếng Anh này: Chị là con gái của nhà thơ Nila Wahdati phải khơng? Nếu phải, tơi rất
muốn được nói chuyện với chị về một số chuyện mà chị hẳn sẽ quan tâm” [4, tr.297]. Nhờ mạng
xã hội facebook mà Markos (Hi Lạp) đã liên lạc được với Pari để kể về bức thư của bác Nabi
(Afghanistan) với mong muốn của ông là tìm được cháu gái và hy vọng một lần cơ trở về thăm
q hương Afghan của mình. Cũng nhờ e-mail mà cháu gái Pari đã tìm được người cơ cùng tên
của mình ở Pháp, để rồi bà Pari đến được với nước Mỹ và đoàn tụ với người anh trai Abdullah,
cũng nhờ không gian ảo mà họ dễ dàng nhận ra nhau trong đời sống thực: “Bà đã bảo tôi trong
email trước rằng bà sẽ quàng khăn để tôi chóng nhận ra” [4, tr.445]. Sự hiện diện của khơng
gian ảo đã biểu dương cho một trường văn hóa dân chủ, bình đẳng. Các nhân vật giờ đây khơng
chỉ được xóa bỏ giai cấp chủng tộc, khoảng cách địa lý, họ cịn được lựa chọn ngơn ngữ giao
tiếp, tính sắc tộc giờ đây khơng cịn là rào cản để họ phải e ngại và bắt buộc học tập mà mỗi
chủ thể đến với nhau bằng nhu cầu thấu hiểu, gắn kết cảm thức tìm kiếm nhân thân. Khơng gian
ảo vì thế đã góp phần phá vỡ thuyết trung tâm văn hóa, khơng cịn một nền văn hóa thượng
đẳng, uy quyền nào mà tất cả chỉ còn là một thế giới phẳng, dễ dàng khám phá lẫn nhau. Khaled
Hosseini đã ngầm phản ảnh một nền văn hóa dân chủ hiện đại, tiến đến xác lập sự bình đẳng về
văn hóa giữa phương Đơng và phương Tây, dân tộc hóa trong q trình tồn cầu hóa. Sức mạnh
của khơng gian ảo cũng vì thế đã nằm trong tâm thức của thế hệ những con người ảnh hưởng
bởi thông tin hiện đại:“Nếu con bé cịn sống thì việc này xem ra khơng khó khăn lắm - Internet
là một công cụ tuyệt vời” [4, tr.213].
Khơng gian hiện đại cịn hiện hữu ở những các địa điểm thành phố đô thị gắn với dấu

hiệu của sự va chạm, lai tạp văn hóa Đơng - Tây. Thành phố Kabul, Peshawar trong mắt Amir,
Abdullah ngày càng trở nên đổi khác, vừa hiện đại lại vừa chứa đựng sự pha tạp: “Thành phố
cuồn cuộn những âm thanh, tiếng tháo của những người bán hàng trộn lẫn với tiếng nhạc Hindi
ồm ồm, những mùi hương găn gắt vừa thú vị vừa khó chịu, mùi gia vị của pakora và cà ri hầm
nihari mà Baba u thích vơ cùng, trộn lẫn với mùi hôi dầu diesel, mùi thối của đồ ôi thiu, rác
thái” [3, tr.247]. Nét truyền thống đan xen với khơng khí, kiến trúc hiện đại cho thấy dấu ấn
của sự xâm lấn văn hóa Tây phương đối với cuộc sống ở vùng Trung Đơng này, các kiểu văn
hóa quảng cáo thương mại, tiêu dùng, các văn hóa phẩm, truyền hình dần biến Kabul, Peshawar
trở nên hiển đình cho sự lai tạp bản sắc. Trong cái nhìn phản ánh của Amir (khách thể văn hóa),
khơng gian lai tạp đó là dấu hiệu của sự hội nhập, và Kabul cần thay đổi nhiều hơn thế.
Sự xâm lấn của văn hóa phương Tây không chỉ tác động đến bộ mặt đô thị hiện đại mà
còn ảnh hưởng đến nhận thức, tư tưởng của con người Afghanistan qua khơng gian văn hóa
truyền hình. Sức mạnh của bộ phim Titanic đã làm thay đổi cả Kabul:“Khi thời gian giới nghiêm
đến, mọi người khóa cửa, tắt đèn, vặn nhỏ âm lượng và bắt đầu khóc thương cho Jack, Rose và
những hành khách gặp nạn trên con tàu chìm đó” [2, tr.334]. Thành phố Kabul nhường chỗ
cho thành phố Titanic ra đời, liên tục xuất hiện quần áo Titanic, những tấm thảm Titanic, chất
khử mùi Titanic, kem đánh răng Titanic,… Chính sự xâm nhập và phổ qt của khơng gian
truyền hình (văn hóa Tây phương) đã khiến cuộc sống héo tàn của các nhân vật thay đổi. Giờ
đây, thánh kinh Hồi giáo nhường chỗ cho Titanic; bạo lực và đói nghèo nhường chỗ cho niềm
tin và tình u. Đối lập với hình ảnh dịng sơng Kabul kiệt quệ vì hạn hạn, cuộc sống đau thương
vì chiến tranh là khơng khí tươi vui, tràn đầy hy vọng của người dân trong tâm thế đón chờ
Titanic được chiếu cơng khai. Như vậy, con người Afghanistan dần đón nhận sự thay đổi và
chịu tác động lớn của không gian văn hóa Tây phương ngay trên q hương mình. Nhìn nhận
sự thay đổi tất yếu đó, Khaled Hosseini ngầm phản ánh khơng gian văn hóa lai tạp trong thiên
45


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HTKH 2019


hướng hiện đại hóa như một minh chứng cụ thể của q trình địa phương hóa tồn cầu. Bản sắc
dân tộc Afghan khơng nằm ngồi xu thế đó, tuy nhiên nhà văn nhấn mạnh đến khả năng níu giữ
bản sắc trong thế đối sánh và hịa nhập văn hóa hơn là sự chối bỏ thông qua sự tái tạo các lớp
không gian văn hóa của mỗi chủ thể.
3. KẾT LUẬN
Các dạng thức khơng gian liên văn hóa trong tiểu thuyết của Khaled Hosseini xuất hiện
như một thực tế của thời đại thế giới phẳng, đồng thời gắn liền với số phận của những con người
bước ra từ một đất nước chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo, tất cả khiến họ phải mang thân
phận tha hương. Đó cũng là hiện thực để nhà văn phản ánh, miêu tả sự nhận thức khơng gian
liên đới, tương tác văn hóa trong hành trình suy nghiệm của mỗi nhân vị đến từ cố quốc
Afghanistan. Khaled Hosseini luôn để nhân vật tái hiện ký ức văn hóa trong nhau, trong bản
thân (chủ thể) và trong kẻ khác (khách thể). Ký ức ấy, hiện thực ấy như được sống lại và mở
rộng địa dư qua các lớp khơng gian điển hình. Dù hiện hữu ở không gian nào, người đọc cũng
thấy rõ sự dấn thân, trải nghiệm, lựa chọn, khả năng lưu giữ bản sắc và tiến đến hòa nhập, hội
nhập cuộc sống mới của các nhân vật. Thế giới nghệ thuật nói chung và các dạng thức khơng
gian liên văn hóa nói riêng đã chứa đựng chiều sâu của niềm duy cảm cội nguồn, dân tộc của
tác giả Khaled Hosseini gắn với nhu cầu hịa nhập đời sống hiện đại Tây phương hóa, đó cũng
là nét độc đáo trong tư duy sáng tạo của một nhà văn toàn cầu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]

Barker, Chris (2011). Đặng Tuyết Anh dịch, Nghiên cứu văn hóa: lý thuyết và thực hành, NXB
Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.
Hosseini, Khaled (2010). Ngàn mặt trời rực rỡ, NXB Văn học, Hà Nội.

Hosseini, Khaled (2007). Người đua diều, NXB Phụ nữ, Hà Nội.
Hosseini, Khaled (2017). Và rồi núi vọng, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
Nguyễn Hưng Quốc, Văn học hải ngoại: giải lãnh thổ hóa, ,
20/12/2010.
Trần Đình Sử (2017). Dẫn luận thi pháp học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

Title: INTERCULTURAL SPACE IN KHALED HOSSEINI’S NOVELS
Abstract: The intercultural space in Khaled Hosseini's novels is a form of spatial solidarity the relation
and match between Afghan Islamic culture and modern Western one. It is placed in the concept of
difference, diversity and cultural dialogue. Behind the types of intercultural space, there is the tragedy
of modern people living precariously and indefinitely. They are bearing the people’s serfdom living
between the two original cultures and the culture of the residence, and are usually associated with the
fate of exile and the loss of the country. Finding deeper to explore these layers of space, the reader will
recognize the echoing voice of the identity and origin that the author sent to the international community
as well as the creative- thinking of an intercultural writer and also a global author.
Keywords: Intercultural, itinerary, international, cyberspace, Khaled Hosseini.

46



×