ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––––
NGUYỄN THỊ MINH
MÀU SẮC VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT
MA VĂN KHÁNG THỜI KÌ ĐỔI MỚI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––––
NGUYỄN THỊ MINH
MÀU SẮC VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT
MA VĂN KHÁNG THỜI KÌ ĐỔI MỚI
Chuyên nghành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS. Mai Thị Nhung
THÁI NGUYÊN - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luân văn “ Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết của Ma Văn
Kháng thời kì đổi mới” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, hoàn toàn không sao chép
của bất cứ ai. Các kết quả của đề tài là trung thực và chưa được công bố ở các công
trình khác.
Nội dung của luận văn có sử dụng tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác
phẩm, tạp chí, trên các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái nguyên tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Minh
i
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng sâu sắc tới TS. Mai Thị Nhung công tác tại trường ĐHSP
Thái Nguyên về sự hướng dẫn tận tình, đầy đủ, chú đáo và đầy tinh thần trách nhiệm của
cô trong toàn bộ quá trình em thực hiện và hoàn thành luận văn.
Em xin trên trọng cảm ơn sự tào điều kiện giúp đỡ của Ban Chủ nhiệm khoa
Ngữ Văn và các thầy cô giáo trong Phòng Đào tạo - Trường Đại học Sư Phạm Thái
Nguyên đã giúp đỡ em thực hiện Đề tài luận văn này.
Em cũng xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên và
nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Thái nguyên tháng 9 năm 2017
Tác giả Luận văn
Nguyễn Thị Minh
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................. i
Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii
Mục lục ........................................................................................................................ iii
Danh mục các bảng ....................................................................................................... iv
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................9
5. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................9
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................................ 10
7. Cấu trúc luận văn .....................................................................................................11
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG
TẠO NGHỆ THUẬT CỦA MA VĂN KHÁNG .....................................................12
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản ................................................................................12
1.1.1. Khái niệm văn hóa và văn học ...........................................................................12
1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học ............................................................... 15
1.1.3. Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa ............................................................... 17
1.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Ma Văn Kháng .............................................19
1.2.1. Vài nét về tiểu sử Ma Văn Kháng .....................................................................19
1.2.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Ma Văn Kháng ..........................................21
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................24
Chương 2: DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN
KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI ..................................................................................26
2.1. Bức tranh thiên nhiên mang dấu ấn văn hóa Việt Nam ........................................26
2.1.1. Bức tranh thiên nhiên bốn mùa Việt Nam .........................................................26
iii
2.1.2. Thiên nhiên gắn với đời sống của con người Việt Nam ....................................30
2.2. Con người văn hóa trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì Đổi mới .................34
2.2.1. Con người mang giá trị đạo đức truyền thống dân tộc ......................................35
2.2.2. Con người giàu nghị lực và niềm tin vào cuộc sống .........................................39
2.2.3. Con người với những mặt trái của đạo đức truyền thống ..................................42
2.3. Đời sống văn hóa - xã hội Việt Nam trong tiểu thuyết Ma Văn kháng thời kì
Đổi mới ........................................................................................................................46
2.3.1. Những nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội Việt Nam ..................................46
2.3.2. Những mặt trái của đời sống văn hóa - xã hội Việt Nam ..................................49
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................53
Chương 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG TIỂU
THUYẾT MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI ..............................................54
3.1. Nghệ thuật miêu tả không gian văn hóa ............................................................... 54
3.1.1. Không gian sinh hoạt .........................................................................................54
3.1.2. Không gian xã hội .............................................................................................. 61
3.2. Nghệ thuật xây dựng hình tượng con người văn hóa ...........................................66
3.2.1. Khắc họa ngoại hình .......................................................................................... 67
3.2.2. Thế giới nội tâm .................................................................................................72
3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đậm chất văn hóa ..................................................76
3.3.1. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm.............................................................................77
3.3.2. Ngôn ngữ đậm tính đời thường kết hợp thành ngữ, tục ngữ ............................. 83
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................92
KẾT LUẬN .................................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................95
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Ngôn ngữ lạ trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì Đổi mới ..................78
Bảng 3.2: Từ ngữ thông tục trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới .........84
Bảng 3.3: Thành ngữ, tục ngữ trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới .....88
iv
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ma Văn Kháng là một trong những “Tác gia văn xuôi lực lưỡng” (Nguyễn
Ngọc Thiện) của nền học Việt Nam hiện đại nửa cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Và
là một trong những người có công đầu tiên cho sự nghiệp đổi mới văn học. Với sức
viết dẻo dai, bền bỉ cùng phong cách làm việc hết sức nghiêm túc, không ngừng tìm
tòi đổi mới, ông đã khẳng định vững chắc tên tuổi của mình trên văn đàn. Ma Văn
Kháng viết nhiều, viết khỏe; ở thể loại nào ông cũng thành công và được đông đảo
bạn đọc đón nhận, đặc biệt là truyện ngắn và tiểu thuyết. Trên mỗi trang văn của
mình, ông luôn thể hiện tài năng, tâm huyết và sức sáng tạo của một cây bút luôn tìm
tòi đổi mới, chuyên tâm cho sự nghiệp văn chương.
Trong sự nghiệp sáng tác, cùng với truyện ngắn và truyện vừa Ma Văn Kháng
rất thành công ở thể loại tiểu thuyết. Nhìn chung tiểu thuyết của Ma Văn Kháng chủ
yếu viết về hai mảng đề tài: thứ nhất là đề tài về miền núi, thứ hai là đề tài về đô thị,
trí thức và cuộc sống hiện đại. Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn tiên phong
trong việc đưa văn xuôi đến với tiểu thuyết - một thể loại có tầm vóc sử thi và quy
mô đủ lớn, đủ sức khái quát một hiện thực rộng lớn và có ý nghĩa lịch sử.
Ma Văn Kháng được coi là một trong những người “đi tiền trạm” cho đổi mới
văn học. Sau đổi mới, ông vững bước đi trên con đường đã chọn với những cảm hứng
mới và khí thế ngày càng mạnh mẽ. Bên cạnh các sáng tác về đề tài miền núi, khi
chuyển hướng ngòi bút về đồng bằng, Ma Văn Kháng nhanh chóng tiếp cận với một
hiện thực mới, đó là cuộc sống thành thị với nhiều màu sắc phong phú và độc đáo.
Bằng sự nhạy cảm tinh tế của mình cộng với tinh thần trách nhiệm của một ngòi bút
đầy tâm huyết, Ma Văn Kháng viết về cuộc sống và con người đô thị trong sự day
dứt, trăn trở khi phát hiện ra những “lỗ hổng”, những “khoảng trống” đang tồn tại
bủa vây con người.
1.2. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu các sáng tác của Ma Văn Kháng,
chúng tôi nhận thấy tiểu thuyết của ông mang nhiều dấu ấn văn hóa Việt Nam. Bởi
vì ông được sinh ra trong một gia đình có văn hóa, có truyền thống quý trọng nâng
niu văn hóa. Hơn nữa, ông là người sớm được tiếp thu lý tưởng cách mạng. Bên
1
cạnh đó với trải nghiệm thực tế của mình (sống ở vùng dân tộc 22 năm từ năm
1945 đến 1976, sau đó lại trở về sinh sống ở Hà Nội), bằng khả năng quan sát và
cảm nhận hiện thực cuộc sống một cách tinh tế đã tạo nên cho nhà văn một vốn
kiến thức vừa sâu sắc vừa đa dạng, phong phú về đời sống văn hóa Việt Nam. Có
thể nói đây chính là cơ sở làm nảy sinh những mạch nguồn cảm hứng sâu xa, góp
phần tạo nên những trang văn đậm chất văn hóa của Ma Văn Kháng.
1.3. Nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa là một cách tiếp cận rất lý thú
trong đời sống nghiên cứu văn học. Vì vậy những năm gần đây đã xuất hiện nhiều
công trình nghiên cứu văn học trong mối quan hệ với văn hóa. Văn học là bộ phận
hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hóa. Bất kì tác phẩm văn học ở thời kì nào cũng
đều mang dấu ấn văn hóa của thời kì đó. Do vậy, khi nghiên cứu một tác phẩm, sẽ là
thiếu sót vô cùng nếu ta không tìm hiểu những giá trị văn hóa được thể hiện trong
một tác phẩm ấy. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc của mỗi quốc gia đang là vấn đề bức thiết được đặt lên hàng đầu. Nhận biết được
điều này, chúng tôi mong muốn đi sâu nghiên cứu sáng tác của một tác giả cụ thể
theo hướng tiếp cận văn hóa.
1.4. Sáng tác của Ma Văn kháng đã được đưa vào chương trình đại học và các
bậc học phổ thông. Cụ thể là trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 có
bài đọc thêm “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn kháng. Nghiên cứu vấn đề này,
chúng tôi mong muốn phần nào giúp cho việc giảng dạy, học tập các tác phẩm của
ông được thuận lợi hơn.
Xuất phát từ những lí do trên, với niềm say mê và kính trọng, khâm phục tài
năng của Ma Văn Kháng, đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết, chúng tôi quyết định lựa
chọn đề tài: “Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đổi mới”
(Qua Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú và Côi cút giữa cảnh
đời) làm vấn đề nghiên cứu cho luận văn của mình. Sở dĩ chúng tôi lựa chọn ba cuốn
tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú và Côi cút giữa
cảnh đời để làm sáng tỏ màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ
Đổi mới là bởi đây là ba cuốn tiểu thuyết được các nhà nghiên cứu đánh giá là những
tác phẩm đạt được nhiều giá trị cao về nội dung cũng như nghệ thuật; đạt được nhiều
2
giải thưởng cao của Hội Nhà văn Việt Nam, qua đó góp phần đưa sự nghiệp sáng tác
của nhà văn lên một tầm cao mới.
2. Lịch sử vấn đề
Trong nền văn học đương đại, Ma Văn Kháng là nhà văn giàu nội lực sáng tạo.
Với hơn 50 năm cầm bút, ông đã có nhiều đóng góp to lớn cho văn xuôi hiện đại thời
kì Đổi mới. Các tác phẩm của ông, ngoài mảng đề tài viết về miền núi, mảng đề tài viết
về thành thị cũng thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình và giảng dạy
văn học. Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung vào những công trình
nghiên cứu, phê bình về ba tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy
giá thú và Côi cút giữa cảnh đời.
2.1. Những công trình nghiên cứu về tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma
Văn Kháng
Tiểu thuyết "Mùa lá rụng trong vườn" ngay từ khi mới ra đời đã được đông đảo
giới bạn đọc quan tâm và trở thành đề tài được các nhà nghiên cứu phê bình văn học
thường xuyên khai thác một thời.
"Mùa lá rụng trong vườn" lấy bối cảnh một gia đình truyền thống vào những
năm 80 của thế kỉ XX, khi đất nước có những bước chuyển mình mạnh mẽ sau chiến
tranh, gây ra nhiều thay đổi tốt có, xấu có. Truyện đã phản ánh chân thực những biến
động trong xã hội thời bấy giờ và những ảnh hưởng to lớn của nó tới gia đình - tế bào
của xã hội.
Ngay từ khi mới ra đời năm 1985, tác phẩm đã nhận được nhiều sự quan tâm,
ưu ái; nhiều nhận xét, đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học và nhiều
công trình nghiên cứu của các bạn sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh đang theo học
ở các trường cao đẳng, đại học:
Nguyễn Văn Lưu khi “Bàn thêm về Mùa lá rụng trong vườn” đã chỉ ra được
mối quan hệ giữa bản thân, gia đình đến xã hội trong mối tương quan giữa lối sống và
mức sống. ông nói: “Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn tìm câu trả lời trong sự
khám phá mối quan hệ gần gũi, thân thiết với tất cả mọi người, mối quan hệ - gia
đình - xã hội” [45, tr.72]. Hay “Gia đình là xã hội thu nhỏ lại, ở đó con người bộc lộ
cao nhất bản chất sống, nó ánh lên màu sắc của hạt nhân, những vạch phổ của hiện
3
Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full