Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Sự đa dạng về giá trị tài nguyên của khu hệ nấm lớn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 8 trang )

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

SỰ ĐA DẠNG VỀ GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN CỦA KHU HỆ NẤM LỚN
HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH1,*, NGÔ ANH2
Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
2
Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
*
Email:

1

Tóm tắt: Khu hệ nấm lớn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế rất đa dạng, sau
q trình nghiên cứu chúng tơi đã xác định được 109 loài thuộc 47 chi, 23 họ, 15 bộ,
3 lớp trong 3 ngành: Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota. Sự đa dạng về
phương thức sống đã được xác định, trong đó nhóm nấm hoại sinh chiếm ưu thế
nhất, gặp 88 lồi, chiếm 80,74% tổng số lồi đã xác định. Nhóm nấm ký sinh gặp 18
loài chiếm 16,51% và nấm cộng sinh gặp 3 loài chiếm 2,75%. Thành phần loài nấm
lớn ở huyện Phú Vang rất đa dạng về giá trị tài ngun, trong 109 lồi đã được xác
định, có 19 lồi nấm thực phẩm, chiếm 17,43%; có 22 lồi nấm dược liệu, chiếm
20,18% và 1 lồi nấm độc, chiếm 0,92%.
Từ khóa: Nấm, tài nguyên, nấm ăn, nấm dược liệu, nấm độc.

1. MỞ ĐẦU
Nấm là thức ăn giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều protein và các acid amin, hàm lượng
protein của nấm chỉ sau thịt, cá. Nấm rất giàu các chất khoáng, các acid amin không thay thế
và các vitamin A, B1, B2, C, D, E, có hàm lượng mỡ thấp,... khơng có độc tố. Vì vậy, nấm được
xem như là một loại “rau sạch”, “thịt sạch” được sử dụng rộng rãi trong các bữa ăn của con


người như nấm rơm, nấm hương, nấm mối... Ngoài giá trị dinh dưỡng, nhiều loài nấm chứa
những đặc tính biệt dược được ứng dụng vào trong ngành dược phẩm, là nguồn dược liệu quý
hiếm; một số nấm như Linh chi, Đông trùng hạ thảo luôn được nhiều người quan tâm.
Bên cạnh đó, nấm là một mắc xích đóng vai trị quan trọng trong q trình trao đổi vật
chất trong hệ sinh thái, phân hủy các nguồn vật liệu hữu cơ trả lại cho môi trường.
Hiện nay khu hệ nấm lớn ở Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng chưa
được nghiên cứu một cách hồn chỉnh. Trong đó có Phú Vang là một huyện đồng bằng ven
biển, đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế. Địa hình, đất đai của Phú Vang thuộc vùng đất trũng,
có diện tích đầm phá lớn, đất đai bị chia cắt bởi hệ thống sơng ngịi, doi cát. Đất đai ở đây chủ
yếu là đất nông nghiệp và mặt nước nuôi trồng thủy sản.
Việc nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Phú Vang nhằm xác định thành phần
loài, bổ sung cho danh mục khu hệ nấm ở Thừa Thiên Huế cũng như hệ nấm ở Việt Nam; đánh
giá tính đa dạng sinh học và giá trị tài nguyên của nấm, bảo tồn nguồn gen và ứng dụng những
lồi có ích cũng như hạn chế tác dụng của các loài nấm độc.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thực địa: Thu thập và xử lý mẫu vật theo phương pháp của Rolf Singer (1986) [7], L.
Ryvarden và R. L Gilbertson (1993) [6], Trịnh Tam Kiệt (2011) [4].
- Phịng thí nghiệm: Phân tích tất cả các đặc điểm hình thái và cấu trúc hiển vi; ghi chép
những đặc điểm phân tích được vào phiếu điều tra nấm. Dùng các khóa phân loại lưỡng phân
và các bản mơ tả lồi của các tác giả trước đã công bố để định loại.
- Phương pháp đánh giá số liệu: Để đánh giá mức độ gần gũi giữa các khu hệ nấm với
nhau, sử dụng chỉ số Sorencen (S) (1969).
Mẫu vật được thu thập ở 10 xã và thị trấn của huyện Phú vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
333


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HTKH 2019


3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Sự đa dạng các taxon của khu hệ nấm lớn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy thành phần loài nấm lớn ở huyện Phú Vang,
tỉnh Thừa Thiên Huế đa dạng và phong phú. Trong 3 ngành: Myxomycota, Ascomycota,
Basidiomycota thì Basidiomycota chiếm ưu thế tuyệt đối, gặp 12 bộ, 20 họ, 41 chi và 95 loài
chiếm 87,16% các lồi đã xác định (hình 1).
Bảng 1. Đa dạng các taxon của khu hệ nấm lớn trong các ngành
TT
1
2
3

Tên ngành
Myxomycota
Ascomycota
Basidiomycota
Tổng số

Số
lớp
1
1
1
3

Số bộ
N
2
1
12

15

Số họ

%
13,33
6,67
80,00
100

N
2
1
20
23

%
8,69
4,35
86,96
100

Số chi
N
%
3
6,38
3
6,38
41

87,24
47
100

Số lồi
N
%
4
3,67
10
9,17
95
87,16
109
100

Hình 1. Tỷ lệ % giữa các ngành nấm lớn

Trong 15 bộ thì bộ Poriales đa dạng nhất, gặp 33 loài 30,27% tổng số loài đã xác định;
bộ Agaricales gặp 14 loài chiếm 12,84%; bộ Ganodermatales gặp 12 loài chiếm 11,01% là các
bộ đa dạng nhất.
Bảng 2. Các bộ đa dạng nhất
TT
1
2
3

Bộ
Poriales
Agaricales

Ganodermatales
Tổng

Số họ
2
5
1
8

Số chi
13
8
1
22

Số loài
33
14
12
59

Sự đa dạng về phương thức sống, nấm được chia thành 3 nhóm sinh thái: nhóm nấm hoại
sinh, nhóm nấm cộng sinh và nhóm nấm ký sinh. Trong đó nhóm nấm hoại sinh chiếm ưu thế
nhất, gặp 88 loài, chiếm 80,74% tổng số loài đã xác định; gồm các nấm hoại sinh trên đất
(HSTĐ) và hoại sinh trên gỗ (HSTG). Nhóm nấm ký sinh gặp 18 loài chiếm 16,51% và nấm
cộng sinh gặp 3 loài chiếm 2,75%.
334


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ


| 11/2019

Hình 2. Phổ các phương thức sống của nấm
3.2. Giá trị tài nguyên khu hệ nấm lớn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy khu hệ nấm lớn ở huyện Phú Vang đa dạng
về giá trị tài nguyên. Căn cứ vào ý nghĩa thực tiễn của nấm chúng tôi chia nấm lớn huyện Phú
Vang thành 3 nhóm: nhóm nấm ăn, nhóm nấm dùng làm dược liệu và nhóm nấm độc.
Bảng 4. Các nhóm nấm
TT
1
2
3
4

Nhóm nấm
Nấm thực phẩm
Nấm dược liệu
Nấm độc
Cịn lại

Số loài
19
22

Tỷ lệ %
17,43
20,18

1

67

0,92
61,47

3.2.1. Các loài nấm thực phẩm
Nấm được xem là thực phẩm hoàn hảo cho tất cả mọi người, khơng chỉ là món ăn ngon
mà cịn là vị thuốc quý cho cơ thể của chúng ta. Nấm là thức ăn giàu chất dinh dưỡng, chứa
nhiều protein và các acid amin, hàm lượng protein của nấm chỉ sau thịt cá. Nấm rất giàu các
chất khống, các acid amin khơng thay thế và các vitamin A, B1, B2, C, D, E; có hàm lượng mỡ
thấp..., khơng có độc tố. Vì vậy, nấm được xem như là một loại “rau sạch”, “thịt sạch” được sử
dụng rộng rãi trong các bữa ăn của con người [2].
Trong 109 loài đã xác định, Phú Vang có 19 lồi nấm thực phẩm, chiếm 17,43%. Trong
đó, nhiều loài nấm mọc hoang dại là nguồn thực phẩm quen thuộc của nhân dân địa phương
như: nấm mộc nhĩ (Auricularia polytricha), nấm mèo (Auricularia fuscosuccinea), nấm rơm
(Vovariella volvacea).
3.2.2. Các loài nấm dược liệu
Nấm dược liệu là nhiều loài nấm lớn có chứa các hoạt chất có tác dụng dược lý được ứng
dụng trong cơng nghiệp dược phẩm. Trong các lồi nấm lớn ở huyện Phú Vang đã được nghiên
cứu, có 22 lồi nấm dược liệu, chiếm 20,18%, trong đó có các lồi có giá trị cao như ở họ nấm Linh
chi (Ganodermataceae Donk) là những dược liệu quý với tác dụng lớn như: kiện não, bảo can,
cường tâm, kiện vị, cường phế, giải độc, giải cảm và giúp con người sống lâu, tăng tuổi thọ [2].
Chế phẩm từ Linh chi được dùng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như bệnh gan, tiết niệu,
tim mạch, ung thư, AIDS... Trong nấm Linh chi có nhiều ngun tố khống như: Zn, Fe, Cu,
Na, Mg, Ge, V, Cobatlt... chúng tham gia vào quá trình trao đổi chất. Chẳng hạn, Germanium
335


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ


| HTKH 2019

(Ge) trong các dược phẩm từ Linh chi là một chỉ tiêu có giá trị trong điều trị tim mạch và giảm
đau trong điều trị ung thư [2].
Nấm Linh chi đã xác định được ở huyện Phú Vang gồm có 12 lồi, trong đó, lồi thường
gặp phổ biến nhất là Xích chi (Ganoderma lucidum), Thanh chi (Ganoderma philippii) là những
linh chi quý nằm trong nhóm lục bảo linh chi được phát hiện và nuôi trồng ở nước ta.
Theo kết quả nghiên cứu của B.K. Kim (1996), trong quả thể của Ganoderma lucidum có
một số hoạt chất như: methanol, hexane, ethyl acetate... và những chất cơ bản khác có tác dụng
kìm hãm quá trình sinh trưởng và phát triển của virus HIV, do chúng có hoạt tính kháng virus
[2]. Ganoderma lucidum có vị đắng, với các hoạt tính như: chống ung thư, chống virus, bảo vệ
gan, tim, giảm đường huyết. Các thành phần của Xích chi như: germanium, β – D glucan,
triterpenoid và adenosine có hoạt tính điều trị một số bệnh: viêm gan B, ung thư biểu mô mũi
– hầu, bệnh tiểu đường và bệnh bạch cầu tủy cấp tính, các bệnh tăng huyết áp, tăng cholesterol
máu, bệnh bạch cầu và ung thư dạ dày. Các acid ganoderic A, B, G, H và hợp chất C6 được
chiết xuất từ Linh chi có tác dụng giảm đau. Ganoderma philippii có vị chua, tính bình khơng
độc, chữa trị sáng mắt, bổ gan khí, an thần, tăng trí nhớ [3].
Một số lồi thuộc họ Coriolaceae Sing. được sử dụng trong công nghiệp dược phẩm,
chúng được dùng để tinh chế một số dược phẩm như lồi Trametes hirsuta có hiệu lực chống
ung thư là 65%. Nhiều lồi nấm ăn cịn là nguồn dược phẩm q giá như lồi Auricularia
auricularia chữa bệnh trĩ, nhuận tràng, thơng đại tiểu tiện, có tác dụng tăng cường hệ miễn
dịch, giúp giải độc và chậm sự lão hóa, giảm cholesterol và cải thiện tuần hồn máu. Lồi
Pycnoporus sanguineus có chứa chất kháng sinh, vì vậy nhân dân một vài nơi dùng để chữa
bệnh thối tai. Loài Auricularia polytricha (mộc nhĩ lơng thơ) được dùng làm thuốc chữa bệnh
lỵ, táo bón, rong huyết, giải độc [1]. Nhiều loài được dùng làm dược phẩm truyền thống ở Trung
Quốc như Auricularia auricularia, Ganoderma lucidum... Ở các loài Ganoderma applanatum,
G. lucidum và Trametes versicolor có các polysaccharide có khả năng chống khối u, kích thích
khả năng miễn dịch và ngăn chặn sự phát triển của virus trong tế bào [2].
Bảng 5. Danh sách các lồi nấm và cơng dụng của nó
TT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

Tên Khoa học
Auricularia fuscosuccinea (Mont.) Farlow.
Auricularia polytricha (Mont.) Sacc.
Auricularia cornea (Fr.) Ehrenb.
Boletus erythropus (Fr.: Fr.) Krombh.
Cantharellus cibarius Fr.
Coprinus micaceus (Bull.) Fr.
Coprinus ovatus (Schaeff.) Cha.
Crepidotus hebarum (Peck) Sacc.
Dalnidia concentrica (Bolt.: Fr.) Ces. & De Not.

Ganoderma calidophilum Zhao, Xu et Zhang
Ganoderma flexipes Pat.
Ganoderma koningsbergii (Lloyd.) Teng
Ganoderma lobatum (Schw.) Atk.
Ganoderma limushanense Zhao et Zhang
Ganoderma lucidum (W. Curt. : Fr.) P. Karst.
Ganoderma meijiangense Zhao
Ganoderma mirivelutinum Zhao
Ganoderma philippii (Bres. et Henn.) Bres.
Ganoderma sichuanense Zhao et Zhang
336

Tên tiếng Việt
Nấm mèo
Mộc nhĩ lông thô
Nấm mèo sừng

Linh chi
Linh chi
Linh chi
Linh chi đa niên
Linh chi
Xích chi
Linh chi
Linh chi
Thanh chi
Linh chi

Cơng dụng
Nấm ăn

Nấm ăn, NDL
Nấm ăn
Nấm ăn
Nấm ăn, NDL
Nấm ăn
Nấm ăn
Nấm ăn
NDL
NDL
NDL
NDL
NDL
NDL
NDL
NDL
NDL
NDL
NDL


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

20
21
22
23
24
25
26
27

28
29
30
31
32
33
34
35
36
37

Ganoderma sinense Zhao, Xu et Zhang
Ganoderma ungulatum Zhao et Zhang
Hexagonia apiaria (Pers.) Fr.
Hexagonia subtenuis Berk.
Lentinus squarrosulus Mont.
Lentinus tigrinus (Bull.) Fr.
Panus rudis Fr.
Pleurotus septicus (Fr.) Quél.
Polyporus arcularius Batsch: Fr.
Pluteus cervivus (Schaeff.) Kumm.
Pycnoporus sanguineus (Fr.) Murr.
Schizophyllum commune Fr.
Trametes hirsuta (Wulf.: Fr.) Pil.
Tricholoma ionides (Bull.) Quél.
Tricholoma terreum (Schaeff.) Quél.
Tyromyces amygdalinus (Berk. & Rav.) Teng
Vovariella volvacea (Bull. : Fr.) Sing.
Xylaria polymorpha (Pers.: Fr.) Grev.


| 11/2019

Linh chi
Linh chi

Nấm chân chim

Nấm rơm

NDL
NDL
NDL
NDL
Nấm ăn
Nấm ăn, NDL
Nấm ăn
Nấm ăn
Nấm ăn
Nấm ăn
NDL
Nấm ăn, NDL
NDL
Nấm ăn
Nấm ăn
Nấm ăn
Nấm ăn
NDL

(*Chú thích: NDL: Nấm dược liệu)


3.2.3. Các loài nấm độc
Trong khu hệ nấm ở huyện Phú Vang ngoài những loài nấm ăn và nấm dược liệu cịn có
một số lồi nấm độc gây nguy hiểm nếu ăn phải.
Chất độc của nấm nằm trong tồn bộ quả thể nấm. Có nhiều lồi nấm độc, vì vậy chất độc
của nấm cũng khác nhau, mỗi loại chất độc có tác dụng gây độc đối với người và động vật khác
nhau. Trong các nấm độc, thường gặp một số chất độc như: cholin, muscarine và muscaridine
có trong các loài Amanita muscaria và Amanita pantherina; amanitine và phalloidine có trong
các lồi Amanita phalloides. Các chất này rất độc, nếu ăn khoảng vài miligam (0,003-0,005) có
thể làm chết một người [2].
Trong các loài nấm đã nghiên cứu ở huyện Phú Vang, ngồi các lồi nấm có lợi là nấm
ăn và nấm dược liệu cịn có 1 lồi nấm độc là Clitocybe phyllophila (Pers.) Kumm. Loài này
thường mọc trên đất rừng, phân bố rộng, mọc chùm. Theo Lê Văn Liểu (1977) và Teng S.C
(1996), đây là loài nấm độc, nhưng theo David Pegler và Brian Spooner (1994) mô tả là lồi
khơng ăn được [2].
Nhóm muscarine thường gặp ở các loài nấm thuộc chi Clitocybe, là những loài nấm nhỏ,
trắng hoặc nâu, phương thức sống là hoại sinh trên đất rừng. Độc tố muscarine gây kích thích
các thụ thể muscarinic của các dây thần kinh và cơ bắp, bên cạnh đó cịn chứa psilocybin [5].
Chất độc này gây ra các triệu chứng: co thắt đồng tử, sùi bọt mép, mồ hơi lênh láng, khó thở do
khí đạo co thắt, nơn ọe, ỉa chảy, đái dầm, tim đập chậm, hạ huyết áp, ở liều cao có thể gây suy
hơ hấp.
4. KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu về sự đa dạng về giá trị tài nguyên của khu hệ nấm lớn huyện
Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi rút ra các kết luận sau:
1. Thành phần loài nấm lớn ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đa dạng và phong
phú. Chúng tơi đã xác định được 109 lồi, thuộc 47 chi, 24 họ, 15 bộ, 3 lớp trong 3 ngành:
Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota.
337


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ


| HTKH 2019

2. Sự đa dạng về phương thức sống, trong đó nấm hoại sinh chiếm ưu thế nhất, gặp 88
loài, chiếm 80,74% tổng số lồi đã xác định; nhóm nấm ký sinh gặp 18 loài chiếm 16,51% và
nấm cộng sinh gặp 3 loài chiếm 2,75%.
3. Thành phần loài nấm lớn huyện Phú Vang rất đa dạng về giá trị tài nguyên. Trong 109
lồi đã xác định, có 19 lồi nấm thực phẩm, chiếm 17,43%; có 22 lồi nấm dược liệu, chiếm
20,18% và 1 lồi nấm độc, chiếm 0,92%.
MỘT SỐ LỒI NẤM LỚN PHỔ BIẾN Ở PHÚ VANG

Stemonis axifera (Bull.) Macbr.

Physarum sp.

Dalnidia concentrica
(Bolt.: Fr.) Ces. & De Not.

Auricularia fuscosuccinea
(Mont.) Farlow.

Schizophyllum commune Fr.

Hypoxylon haematostroma Mont.
338


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019


Ganoderma lobatum (Schw.) Atk.

Ganoderma philippii
(Bres. et Henn.) Bres.

Hexagonia subtenuis Berk.

Hexagonia apiaria (Pers.) Fr.

Stereum ocholeucum Fr.

Stereum duriusculum Berk.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]

Ngô Anh (2001). Sự đa dạng về công dụng của khu hệ nấm lớn Thừa Thiên Huế, Hội thảo quốc
tế sinh học, Hà Nội, (1), tr.14-18.
Ngô Anh (2005). Nấm học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, tr.156-174.
Ngô Anh (2013). Tác dụng của Linh chi, Tạp chí Nghiên cứu và phát triển, Sở Khoa học và
Công nghệ Thừa Thiên Huế, (2), tr.98-103.
339


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

[4]

[5]
[6]
[7]
[8]

| HTKH 2019

Trịnh Tam Kiệt (2011). Nấm lớn ở Việt Nam, tập I, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
Kosentka P., et al. (2013). Evolution of the Toxins Muscarine and Psilocybin in a Family of
Mushroom-Forming Fungi, PLoS ONE 8,(5): e64646. doi:10.1371/journal.pone.0064646.
Ryvarden L. & Gilbertson R. L. (1993). European Polypores, Part 1, Groland Grafishke A/s
Olso, Norway.
Singer R. (1986). The Agaricales in modern taxonomy, Sven Koeltz Scientific Book, Germany.
Teng S. C. (1996). Fungi of China, Mycotaxon Ltd., New York.

Title: THE DIVERSITY OF NATURAL RESOURCE VALUE OF THE MACROMYCOFLORA IN
PHU VANG DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE
Abstract: The large mushroom system of Phu Vang district, Thua Thien Hue province is very diverse.
After the research process, we have identified 109 species of 47 genera, 23 families, 15 orders, 3 classes
in 3 phyla: Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota. The diversity of living methods has been
identified, in which the saprophytic fungus group is the most dominant, meeting 88 species, accounting
for 80.74% of the total number of identified species. The group of parasitic mushrooms encountered 18
species, accounting for 16.51% and the symbiotic mushroom met 3 species, accounting for 2.75%. The
composition of large mushroom species in Phu Vang district is very diverse in resource values, of 109
identified species, there are 19 food mushrooms, accounting for 17.43%; There are 22 species of
medicinal mushrooms, accounting for 20.18% and 1 species of poisonous mushrooms, accounting for
0.92%.
Keywords: Fungi, resource, edible mushrooms, medicinal, poisonous.

340




×