Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thành phần hóa học cao chiết n-hexan của cây đại bi (Blumea balsamifera) ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.21 KB, 5 trang )

THÀNH PHẦN HÓA HỌC CAO CHIẾT n-HEXAN CỦA CÂY ĐẠI BI
(BLUMEA BALSAMIFERA) Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
NGUYỄN ÁI QUANG - LÊ QUỐC THẮNG
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Tóm tắt: Bằng phương pháp GC/MS, 18 hợp chất dễ bay hơi trong cao chiết nhexan từ lá cây đại bi (Blumea balsamifera) đã được xác định; trong đó, một số cấu
tử có hàm lượng lớn như: borneol (42,95%), trans-caryophyllen (18,29%),
rosifoliol (10,67%). Các hợp chất: stigmasterol (HBQ014) và borneol (HBQ1024)
đã được phân lập từ cao chiết n-hexan. Cấu trúc của các hợp chất được xác định
bằng việc phân tích số liệu các phổ hồng ngoại, phổ cộng hưởng từ hạt nhân và so
sánh với số liệu đã cơng bố.
Từ khóa: Blumea balsamifera, borneol, trans-caryophyllen, rosifoliol.

1. MỞ ĐẦU
Cây đại bi còn được gọi là băng phiến, long não hương, từ bi… Đại bi có tên khoa học là
Blumea balsamifera (L.) DC., thuộc họ Cúc (Asteraceae). Đại bi thường mọc hoang khắp nơi,
chỗ có nhiều ánh sáng, phân bố chủ yếu ở Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,
Philippin… Đại bi là một cây cỡ nhỏ, cao từ 1,5 đến 2,5 m. Thân có nhiều rãnh chạy dọc,
nhiều lơng, trên ngọn có mang nhiều cành. Lá hình trứng hai đầu nhọn, trung bình dài 15 cm
và rộng 5 cm, mặt trên có lông, mép lá gần như nguyên hay xẻ thành răng cưa, ở gốc lá
thường có 2, 4 hoặc 6 thùy nhỏ. Vò lá sẽ thấy mùi thơm dễ chịu của băng phiến. Hoa màu
vàng, mọc thành chùy ngù ở kẽ lá hay đầu cành, trên hoa có nhiều lơng tơ. Quả bế, mang
chùm lông ở đỉnh [1].
Ở Việt Nam, đại bi được dùng để chữa trị rất nhiều bệnh như: cảm cúm, ho, viêm họng, long
đờm, sổ mũi, đau răng, loét chân răng, đau ngực, đau bụng, đau dạ dày, trị co thắt, sản hậu,
đau lưng, đau bụng sau khi sinh, đau bụng kinh, cảm mạo, đầy bụng khó tiêu, tiêu chảy, dùng
ngoài chữa vết thương, chấn thương, chữa đinh nhọt, viêm mủ da, ngứa da, tan máu bầm,
chữa ngất hơn mê… Lá cây đại bi có tính kháng khuẩn, kháng nấm, giải nhiệt, hạ sốt và giảm
đau. Ngoài ra, thuốc đắp từ lá cây đại bi giã nhỏ còn được dùng để điều trị bệnh trĩ. Giã nhỏ lá
cây, trộn chung với rượu cịn được dùng để xoa bóp cho trường hợp đau cơ, đau khớp. Lá cây
đại bi còn dùng để tắm cho em bé và phụ nữ sau khi sinh. Nước sắc từ lá và rễ dùng để giảm
sốt và chữa đau dạ dày [3].


Thành phần hóa học cũng như hoạt tính sinh học của cây đại bi đã được nghiên cứu ở nhiều
nơi trên thế giới. Các hợp chất tecpenoit và flavonoit là thành phần hóa học chính và có nhiều
hoạt tính thú vị của lồi này. Bài báo này công bố kết quả về việc khảo sát thành phần hóa học
của cao chiết n-hexan từ lá cây đại bi thu hái tại Thừa Thiên Huế.
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS) được ghi trên máy GC/MS QP2010 Plus hãng Shimadzu
(Nhật Bản) tại Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Thừa Thiên Huế.
Sắc ký bản mỏng được tiến hành trên bản silica gel Merck 60F254. Sắc ký cột sử dụng silica
gel cỡ hạt 0,040 - 0,063 mm và silica gel pha đảo (RP18).

Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai
Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 211-215


212

NGUYỄN ÁI QUANG – LÊ QUỐC THẮNG

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H- và 13C-NMR được ghi trên máy Bruker Avance 500 MHz được đo
tại Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. TMS làm chất nội chuẩn (cho 1H-NMR)
và tín hiệu dung mơi CDCl3 với C = 77,02 ppm (cho 13C-NMR). Phổ FT-IR được ghi trên máy
Nicolet 6700 FT-IR tại Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
2.2. Mẫu thực vật
Mẫu lá cây đại bi được thu hái ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mẫu được rửa sạch,
sấy khô, xay nhỏ.
2.3. Thực nghiệm
Lá cây đại bi sau khi được rửa sạch, sấy khô, xay nhỏ thu được 400 gam mẫu khô. Tiến hành
ngâm chiết lần lượt trong các dung môi có độ phân cực tăng dần (n-hexan, clorofom, etyl
axetat, metanol) thu được các dịch chiết. Cô đuổi dung môi các dịch chiết này thu được các

cao chiết tương ứng.
- Xác định thành phần hóa học cao chiết n-hexan của cây đại bi bằng phương pháp sắc kí khí
– khối phổ liên hợp (GC/MS)
Trích một lượng nhỏ (100 mg) cao chiết n-hexan, hòa tan trong 5 mL n-hexan (Merck), lọc
qua đầu lọc để loại hết chất bẩn. Dịch chiết thu được đem đi phân tích bằng GC/MS.
- Phân lập các chất từ cao chiết n-hexan:
+ Cao n-hexan (12,74 gam) được phân tách bằng sắc ký cột trên silica gel, dung môi rửa
giải là hỗn hợp n-hexan : etyl axetat với độ phân cực tăng dần thu được 27 phân đoạn
(HBQ01 - HBQ27).
+ Phân đoạn HBQ14 (182,50 mg) được rửa và kết tinh lại trong n-hexan thu được 15 mg
chất sạch, kí hiệu HBQ014. HBQ014 được tách ra dưới dạng tinh thể hình kim, màu
trắng. Số liệu phổ 1H-NMR của HBQ014 được trình bày ở bảng 1.
+ Phân đoạn HBQ10 (355,10 mg) được tiếp tục làm sạch bằng cột silica gel, hệ dung môi
rửa giải: CHCl3/EtOAc = (50/0,1 - 50/1) thu được 3 phân đoạn (HBQ101 -HBQ103).
Phân đoạn HBQ102 được tinh chế lại qua cột silica gel pha đảo (RP18), giải hấp với hệ
dung môi MeOH : H2O = 4 : 1 thu được 25 mg chất sạch, kí hiệu HBQ1024.
+ HBQ1024 tồn tại ở dạng vơ định hình, màu trắng. Phổ FT-IR (KBr) max, cm-1: 3334,
2944, 2894, 1451, 1056. Số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của HBQ1024 được trình
bày ở bảng 2.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần hóa học dễ bay hơi trong cao chiết n-hexan
Kết quả GC/MS dịch chiết n-hexan của lá cây đại bi xác định được 18 hợp chất. Trong đó, các
hợp chất có hàm lượng lớn như: borneol (42,95%), trans-caryophyllen (18,29 %), rosifoliol
(10,67%), hinesol (6,82%), -eudesmol (5,01%), -gurjunen (3,60%).
So sánh với các tài liệu đã công bố, cho thấy sự tương đồng về thành phần hóa học dễ bay hơi
của cây đại bi ở Thừa Thiên Huế và một số nơi khác [5],[6].
3.2. Các hợp chất được phân lập từ cao chiết n-hexan
a. HBQ014: Tinh thể hình kim, màu trắng. Phổ 1H-NMR (500 MHz, CDCl3, δppm) của
HBQ014 cho các tín hiệu đặc trưng của một phytosterol bao gồm:



THÀNH PHẦN HÓA HỌC CAO CHIẾT n-HEXAN CỦA CÂY ĐẠI BI

213

- Tín hiệu δH = 3,51 (1H, m) đặc trưng cho tín hiệu của nhóm oximetin (-O-CH<) ứng với
tín hiệu của H-3.
- Tín hiệu ở δH = 5,35 (1H, t, J = 5,5 Hz) đặc trưng cho tín hiệu của nguyên tử hiđro
trong liên kết đôi ba lần thế (H-6).
- Hai tín hiệu ở δH = 5,02 (1H, dd, J = 15,5 Hz) và 5,16 (1H, dd, J= 15,0 Hz) đặc trưng
cho tín hiệu của hai nguyên tử hiđro ở vị trí trans trong liên kết đơi (H-22; H-23).
- Chấm bản mỏng đối chứng với chất chuẩn chúng tôi dự đoán HBQ014 là stigmasterol.

Cấu trúc của HBQ014 được khẳng định thông qua việc so sánh với số liệu phổ của
stigmasterol (bảng 1) đã công bố ở tài liệu [7].
Bảng 1. Số liệu phổ 1H-NMR của HBQ014 (500 MHz, CDCl3, δppm) và của stigmasterol (400 MHz,
CDCl3, δppm)
3
6
18
19
21
22
23
26
27
29

HBQ014
3,51 (1H, m)

5,35 (1H, t, 5,5 Hz)
0,7 (3H, s)
1,01 (3H, s)
1,02 (3H, d, 7,0 Hz)
5,02 (1H, dd, 15,5 Hz)
5,16 (1H, dd, 15,0 Hz)
0,79 (3H, d, 6,5 Hz)
0,84 (3H, d, 6,5 Hz)
0,81 (3H, t, 7,5 Hz)

Stigmasterol [7]
3,51 (1H, tdd, 4,5; 4,2; 3,8 Hz)
5,31 (1H, t, 6,1 Hz)
0,71 (3H, s)
1,03 (3H, s)
0,91 (3H, d, 7,1 Hz)
4,98 (1H, m)
5,14 (1H, m)
0,80 (3H, d, 6,6 Hz)
0,82 (3H, d, 6,6 Hz)
0,83 (3H, t, 7,1 Hz)

Stigmasterol có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu, kháng viêm, dùng trong tổng hợp
progesteron và là tiền chất của vitamin D3 [4].
Stigmasterol cịn có một số tác dụng sinh học khác như: tác dụng chống oxi hóa, làm tăng
hàm lượng chất HDL – C (high density lipid – cholesterol) là thành phần quan trọng để bảo vệ
tim mạch, phòng chống xơ vữa động mạch, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Các nghiên cứu về
stigmasterol cịn chỉ ra rằng chất này có tác dụng phịng chống ung thư như: ung thư tuyến
tiền liệt, ung thư vú, ruột già [2].
b. HBQ1024: Tồn tại ở vô định hình, màu trắng.

Phổ FT-IR của HBQ1024 cho tín hiệu đặc trưng dao động hóa trị của liên kết -O-H ở 3334 cm-1.
Các tín hiệu ở 2894-2944 cm-1 và 1451 cm-1 lần lượt là dao động hóa trị và dao động biến dạng
của các liên kết C-H no. Ngồi ra, tín hiệu ở 1056 cm-1 rất đặc trưng cho dao động hóa trị của liên
kết đơn C-O.


NGUYỄN ÁI QUANG – LÊ QUỐC THẮNG

214

Phổ 13C-NMR và DEPT 90, DEPT 135 (bảng 2) chỉ ra rằng HBQ1024 có 10 tín hiệu cacbon,
bao gồm: 2xCH, 3xCH2, 3xCH3 và 2xCq. Các tín hiệu đều xuất hiện ở vùng trường cao δC < 80
ppm đặc trưng cho bộ khung của bornan. Trong đó, tín hiệu δC = 77,3 ppm là tín hiệu của (C2) trong nhóm oximetin (>CH-O-) hồn tồn phù hợp với tín hiệu δH = 4,00 (1H, m, J = 7,0 Hz)
trên phổ 1H-NMR.
Phổ 1H-NMR của HBQ1024 cũng cho thấy ngồi tín hiệu δH = 4,00 ở trên thì tín hiệu các
ngun tử hiđro cịn lại của hợp chất này hầu hết ở vùng trường cao. Ba tín hiệu singlet ở δH =
0,84; 0,85 và 0,86 ppm là tín hiệu của 3 nhóm metyl.
Từ các dữ kiện phổ trên, cho phép dự đoán HBQ1024 là dẫn xuất hiđroxi của bornan. Số liệu
phổ 13C-NMR và 1H-NMR của HBQ1024 hoàn toàn phù hợp với số liệu phổ của borneol đã
công bố ở tài liệu [8] (bảng 2). Như vậy, cấu trúc của HBQ1024 được xác định là borneol.

Bảng 2. Số liệu phổ 13C- và 1H-NMR của HBQ1024 (125/500 MHz, CDCl3, δppm) và của borneol
(100/400 MHz, CDCl3, δppm)
Borneol [8]

HBQ1024
1
2
3


δC
49,5
77,3
39,0

4
5

45,1
28,3

6

25,9

7
8
9
10

48,0
18,7
20,2
13,3

δH
4,00 (m)
1,89 (m)
1,74 (m)
2,25 (m)

1,74 (m)
1,24 (m)
1,24 (m)
0,94 (dd)
0,86 (s)
0,87 (s)
0,85 (s)

δC
49,9
77,7
39,2
45,2
28,5
26,3
48,3
18,9
20,5
13,4

δH
4,04 (m)
1,90 (m)
1,70 (m)
2,28 (m)
1,70 (m)
1,25 (m)
1,25 (m)
0,95 (dd)
0,86 (s)

0,87 (s)
0,85 (s)

Từ việc phân tích các số liệu phổ hồng ngoại, phổ cộng hưởng từ hạt nhân và so sánh số liệu
với tài liệu đã công bố. Cấu trúc của HBQ1024 đã được xác định là borneol.
Borneol là hợp chất có hoạt tính chống lại nhiều loại vi khuẩn và nấm như: Staphylococcus
aureus, Escherichia coli, Aspergillus flavus… Ngồi ra, borneol cịn được sử dụng trong
nhiều ngành công nghiệp sản xuất dược phẩm, thực phẩm và mỹ phẩm với những tác dụng
khác nhau như: tăng cường khả năng thấm thuốc của giác mạc, tăng khả năng tồn tại của tế
bào… Borneol còn được sử dụng để tổng hợp các chất quang hoạt và chất lỏng ion quang
hoạt, những chất được sử dụng rộng rãi trong ngành cơng nghiệp tổng hợp hóa chất [8].


THÀNH PHẦN HÓA HỌC CAO CHIẾT n-HEXAN CỦA CÂY ĐẠI BI

215

4. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thành phần chính của các cấu tử dễ bay hơi trong cao chiết nhexan của cây đại bi (Blumea balsamifera (L.) DC.) ở tỉnh Thừa Thiên Huế là các ancol. Các
hợp chất được phân lập từ đối tượng nghiên cứu này có nhiều hoạt tính sinh học đáng chú ý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]

[3]
[4]

[5]

[6]


[7]

[8]

Đỗ Tất Lợi (2004). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, tr. 605-606.
Mãn Thị Thu Hằng (2012). Nghiên cứu phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất hóa
học trong một số dung môi của thân cây cau chuột núi (Pinanga duperreana) thuộc họ Cau
(Arecaceae) ở tỉnh Hịa Bình của Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.
Nguyễn Thị Mai Hương (2010). Khảo sát thành phần hóa học cây đại bi (Blumea
balsamifera (L.) DC.), Họ Cúc (Asteraceae), Luận văn thạc sĩ hóa học, TP Hồ Chí Minh.
Trần Hữu Dũng, Đặng Thị Ngọc Hoa (2010). “Xây dựng quy trình chiết xuất và phương
pháp định lượng stigmasterol trong cây ráy (Alocasia odora (Roxb.) C. Koch) bằng sắc ký
lỏng hiệu nâng cao”, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, 63.
MD. Nazrul Islam Bhuiyan, Jasim Uddin Chowdhury, Jaripa Begum (2009). "Chemical
components in volatile oil from Blumea balsamifera (L.) DC.", Bangladesh Journal of
Botany, 38(1), 107-109.
Sha Sha Chu, Shu Shan Du, Zhi Long Liu (2013). "Fumigant compounds from the essential
oil of Chinese Blumea balsamifera leaves against the Maize Weevil (Sitophilus zeamais)",
Journal of Chemistry.
Venkata Sai Prakash Chaturvedula, Indra Prakash (2012). “Isolation of stigmasterol and βsitosterol from the dichloromethane extract of Rubus suavissimus”, International Current
Pharmaceutical Journal, 1(9), 239-242.
Yuan-Hui Wang, Hong-Yun Tian, Ai-Mei Wang, Hong-Xin Wang, Chun-Li Zou (2014). “A
green and solvent-free process for preparation of high-purity (–)-borneol from leaves of Blumea
balsamifera (L) DC”, Tropical Journal of Pharmaceutical Research January, 13(1), 41-46.

Title: CHEMICAL COMPOSITION OF THE n-HEXANE EXTRACT OF BLUMEA BALSAMIFERA
IN THUA THIEN HUE PROVINCE
Abstract: Eighteen volatile compounds were identified from the n-hexane extract of Blumea
balsamifera by GC/MS. In which, the major components included: borneol (42.95%), transcaryophyllene (18.29%), rosifoliol (10.67%). Two compounds: stigmasterol (HBQ014) and borneol

(HBQ1024) were isolated from the n-hexane extract of Blumea balsamifera. Their structures were
elucidated by analysis of IR, NMR spectra and were compared with the published data.
Keywords: Blumea balsamifera, borneol, trans-caryophyllene, rosifoliol.

NGUYỄN ÁI QUANG
Học viên Cao học, chuyên ngành Hóa hữu cơ, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
ĐT: 0977 440 798, Email:
TS. LÊ QUỐC THẮNG
Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Huế
ĐT: 0914 202 111, Email:



×