KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018
| 11/2018
SÁNG TẠO NGƠN NGỮ NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
NGUYỄN THỊ DIỄM MY
Học viên Cao học, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Tóm tắt: Nói đến những nét riêng, mang phong cách thơ của Nguyễn Bình Phương,
khơng thể khơng nhắc đến nghệ thuật sử dụng trị chơi ngơn ngữ và lạ hố ngơn ngữ.
Vì vậy, khám phá, lý giải ngơn ngữ thơ ơng, là cách khẳng định đóng góp và vai trị
cách tân thơ Việt Nam đương đại của thi nhân một cách thuyết phục nhất, đồng thờị,
cho thấy vị trí của Nguyễn Bình Phương trong tiến trình thơ Việt Nam đương đại.
Từ khóa: Thơ Việt Nam đương đại, Thơ Nguyễn Bình Phương, trị chơi ngơn ngữ,
ngơn ngữ lạ hóa.
1. MỞ ĐẦU
Ngơn ngữ được xem là phương tiện để nhà văn sáng tạo tác phẩm văn chương, là cơng
cụ để thể hiện cá tính sáng tạo, là phương tiện liên kết hình thức tạo nên phong cách của nhà
văn. Với chủ trương để ngôn từ tự thân tạo nghĩa nên, hành động viết còn là nơi thể hiện thú
chơi của ngơn từ, và người cầm bút có nhiệm vụ điều khiển trò chơi ấy. Lyotard khẳng định:
“thực chất của tính chất hậu hiện đại là phải cự tuyệt “nhận thức chung” mang tính tổng thể,
ra sức ủng hộ nhiệt tình cho những diễn ngơn dị chất, đa ngun, những tiểu tự sự vi mô, ủng
hộ cho việc không ngừng hình thành và tan rã của các loại trị chơi ngôn ngữ cùng sự thay thế
giữa các luật chơi” [1]. Trong thơ ca, ngôn ngữ là một yếu tố rất quan trọng, nó là mấu chốt để
truyền tải hết ý đồ của nhà thơ. Thơ Nguyễn Bình Phương có thể là mảnh đất thể hiện sự sáng
tạo – chơi ngôn ngữ một cách đặc biệt, rất riêng của thi nhân.
2. NỘI DUNG
2.1. Ngơn ngữ lạ hóa
Trong cuốn Cách giải thích văn học bằng ngơn ngữ của Phan Ngọc có nêu ra rằng: Thơ là
một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và
phải suy nghĩ do chính hình thức ngôn ngữ này” [2]. Trước đây, trong hệ thống thi pháp thơ
trung đại, các nhà thơ dù có sáng tạo như thế nào đi nữa cũng phải nằm trong sự ràng buộc của
niêm luật, của điển tích điển cố. Văn học hiện đại, những cái tên như Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu,
Chế Lan Viên,… đều là những cây đại thụ cho trong trào thơ Mới, vơi nhiều cách tân lạ, mặc
dù vậy nó vẫn cịn bị ràng buộc của rào cản thời đại. Sau năm 1986, thơ Việt Nam bắt đầu có
sự chuyển mình mạnh mẽ, ngơn ngữ thơ cũng dần bắt kịp với thời đại. Trong thơ mang dấu ấn
hậu hiện đại, ngôn ngữ thơ thể hiện sự tự do, phóng túng tuyệt đối. Tác giả sẽ sắp xếp từ một
cách ngẫu nhiên, thúc đẩy người đọc đồng sáng tạo, văn học trở thành trò chơi hơn là diễn ngơn
lý giải nhận thức hiện thực. Chính tâm thức thời đại hậu công nghiệp đã ảnh hưởng đến tư duy
của các nhà thơ đương đại, họ xem văn học là trị chơi và ngơn ngữ là phương tiện để thể hiện.
Đến với thơ Nguyễn Bình Phương, ta có thể thấy ở đó là một lớp ngơn ngữ theo nhiều
trạng thái khác nhau, và mỗi trạng thái được biểu cảm bằng một thứ ngơn ngữ khác biệt. Đọc
thơ Nguyễn Bình Phương không dễ, người đọc không nên cố gắng mở cánh cửa ngôn ngữ thơ
mà hãy cùng lặng im cảm nhận. Thơ Nguyễn Bình Phương là thơ của cảm giác, là sự đồng điệu
của mọi giác quan, là những rung cảm được thấu hiểu bằng cảm xúc của trái tim. Thế giới thơ
được dựng lên bởi cảm giác cô đơn, trống trải, những bất an, và những ám ảnh về cuộc đời. Cái
tôi nhà thơ đang thực hiện một hành trình dài để đi tìm bản nguyên, hành trình trở về thế giới
277
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ
| HNKHT 2018
“bên kia mùa hạ”, thế giới của suy tưởng. Có lẽ chính vì điều đó mà ta bắt gặp trong thơ Nguyễn
Bình Phương một bản nhạc tồn tính từ, đặc biệt là những tính từ chỉ trạng thái: run run, rưng
rưng, bâng khuâng, đê mê, bơ phờ, mê man, mơ màng, ngơ ngác, ngất ngây, phờ phạc, u uất,
ngây ngất, hối hả, nhẹ nhõm, chán chường, chập chừng, lạnh lùng, ngượng ngùng, nhọc nhằn,
dịu dàng, cồn cào, lủi thủi,… mỗi tính từ là một sự biểu thị đa dạng về trạng thái của xúc cảm
con người trong thơ ơng.
Cùng với tính từ chỉ trạng thái là hàng loạt những tính từ miêu tả với các từ chỉ màu sắc, sự
kết hợp lạ với các từ khác trường nghĩa đứng cạnh nhau: “xanh chói lọi”, “lơ mơ tối”, “ánh sáng
ủ rũ”, “thiếu phụ quay đi xanh mơ màng”, “làn da thanh vắng”, “luồng gió lao rừng rực”,... nhằm
tạo ra một ý niệm từ ngữ và một ý niệm hiện thực đứng cạnh nhau, đây được xem là một ý tưởng
độc đáo, mang tính “lạ hóa” của nhà thơ. Kết quả của sự sắp xếp này đã tạo nên một hiệu ứng
nghệ thuật ám gợi, sắc nét. Vậy nên, dù thơ Nguyễn Bình Phương khá khó đọc nhưng cũng rất
hấp dẫn: Mang xống áo mùa thu/Làm mùa thu/Nhớ giấc ngủ ngàn thu trong đài sen úa/Nhớ giấc
ngủ mềm mại như bóng râm (Bài mùa thu đầu tiên - Nguyễn Bình Phương).
Bên cạnh những tính từ được kết hợp một cách “độc” “lạ” thì hệ thống từ láy trong thơ
Nguyễn Bình Phương đã được sử dụng một cách nhuần nhuyễn, dày đặc và phong phú, láy theo
nhiều cách khác nhau. Xuất hiện thêm nhiều từ láy đã được tác giả tư duy theo một kiểu mới:
rườm rườm, ngun ngút, tạt tạt, ngơ ngất, nhòa nhạt, rờ rỡ, nhấm nhẳng, ngần ngật, than van,
quầng quã, tạt nhạt, tung tóa,...” nhưng khơng vì thế mà gây ra sự khó hiểu ở trong thơ. Tất cả
những từ láy đó đã được nhà thơ lựa chọn một cách kĩ lưỡng, đưa vào thơ nhằm tạo nên một
phong thái riêng biệt: Kìa vũ trụ thanh tân uyển chuyển/Rạng đơng nhen dưới gót chân Hời Gạch
đã trả đề thiêng/Mây trả khói/Mắt long lanh như sỏi đá sinh thành/Ngực ẩn nhẫn qua nghìn trùng
giá lạnh/Chứa những điều vằng vặc bên trong (Vân múa - Nguyễn Bình Phương). Đoạn thơ ngắn
thơi nhưng tác giả đã sử dụng rất nhiều từ láy gợi hình, gợi tả “uyển chuyển”, “long lanh”, “ẩn
nhẫn”, “vằng vặc”. Mỗi từ láy hiện lên với một sắc thái riêng, gợi tả được nhiều trạng thái sự vật.
Bức tranh nhiều màu sắc mới mẻ vận động uyển chuyển giữa làn mây mỏng long lanh, mà ẩn
chứa bao nhiêu điều bí ẩn chưa thể khám phá. Tất cả tạo nên một màn múa điệu nghệ say đắm
bao người cùng những nhịp điệu biến hóa khơng ngừng của trời đất. Có thể nói rằng, thơ Nguyễn
Bình Phương được xây dựng bằng một hệ thống ngôn ngữ độc đáo, dưới con mắt tinh tế của
người nghệ sĩ văn chương, ông đã vẽ nên một bức tranh đa sắc màu, có xanh, đỏ, tím, vàng, lục,
lam, chàm và mỗi màu khoe sắc theo từng mức độ khác nhau. Cái tài của Nguyễn Bình Phương
là ông đã chọn lọc từ ngữ không trùng, không bị lặp, ơng phải có cách nhìn khéo léo thế nào mới
có thể nhìn ra được những màu sắc đơi khi trong bàng màu chưa hẳn các họa sĩ đã tìm ra như
xanh leo lẻo, trắng rập rờn, đen chờn vờn, đen trong trẻo,… hay xám thâm u, màu hung cô đơn,
màu ngọc vang vang… Cả một thế giới thơ muôn màu mn vẻ.
Nhà thơ sử dụng ngơn ngữ “lạ hóa” từ các nhan đề ám gợi: Ở Định Hóa, Ở nơi khơng có
cánh, Linh miêu, Linh nham đêm… Kết hợp những từ ngữ “nghịch dị” mang tính ngẫu hứng,
bng thả lý trí như: khoảng trống mỡ màng, vực thẳm lặng lờ, quãng dài tê mê buông thả,
khuôn mặt miên man, sống mũi lạnh lùng, ngón thon gầy mát mượt như tơ, câu hỏi ngân nga,
mùa hè thấp thỏm,... làm cho thơ Nguyễn Bình Phương đa dạng hơn dưới nhiều góc nhìn khác
nhau. Và từ đó nói lên được cách cảm nhận bằng chính giác quan của mình, hay cái quan điểm
riêng về cuộc sống, về thời đại.
Như vậy, ta thấy ngơn ngữ trong thơ Nguyễn Bình Phương đã được nhà thơ chọn lọc rất
tinh tế, tạo nên nhiều hình ảnh mới lạ độc đáo mang phong cách riêng. Với ông, việc miệt mài
tìm tịi những sáng tạo là sự say mê, vì vậy, thơ ơng khơng dẫm lên những lối mịn cũ kĩ. Đó
cũng là những dấu ấn trong cách tân của thơ Việt Nam đương đại.
278
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018
| 11/2018
2.2. Ngôn ngữ trò chơi
Khi nhắc đến trò chơi chúng ta thường nghĩ ngay đến những điều mang tính chất vui
nhộn, hài hước. Bởi cuộc đời là một một chuyến đi đầy bí ẩn, cần phải giải mã, nó cũng giống
như một trị chơi cần phải có phương án để thực hiện. Cuộc đời vốn phong phú, đa dạng nên
các nhà triết học hậu hiện đại xem thế giới là một văn bản với nhiều văn bản nhỏ chồng chéo
lên nhau.
Sự chơi, theo quan niệm của Johan Huizinga, được hiểu là “…một hoạt động tự do, tách
ra một cách tương đối khỏi cuộc đời ‘thường nhật’ như là một sự ‘không nghiêm trọng’ song
đồng thời lại có khả năng cuốn hút người chơi mãnh liệt và tuyệt đối. Nó là một hoạt động
không gắn với một quan tâm vật chất nào và vụ lợi nào. Nó triển diễn bên trong những giới hạn
khơng gian và thời gian của riêng mình, tn theo những luật lệ cố định và theo một cách thức
mang tính mệnh lệnh” (Huizinga) [3]. Con người chơi để được là mình, để khơng bị quy giản
thành một thực thể duy lý vì “chơi là phi duy lý”.
Nguyễn Bình Phương dã tận dụng ngôn ngữ dân gian, sáng tạo nên những câu thơ mang
âm hưởng của ca dao, hò vè… Một thúng nắng/Một thúng mưa/Một thúng vừa nắng vừa mưa/
Ba bà thong dong đội lên chùa (Dằng dặc - Nguyễn Bình Phương). Nhà thơ đang mở ra một
cuộc chơi ngơn từ, buộc người đọc phải giải mã, đưa con người quay trở về với kí ức dân gian
trong những câu hò vè ngày xưa mẹ kể. Chưa kể đến việc ở đây ngơn ngữ cịn được sắp thành
một khối vịng trịn chuyển động, giống như những món ăn được soạn sẵn trên một chiếc bàn
tròn và sẽ được các thực khách xoay vịng, cho dù bắt đầu từ đâu thì nó cũng quay về lại điểm
bắt đầu đó: Tháng Tám phơi áo bờ rào/Chuồn chuồn ớt mắt trịn nhóng nhánh/Tháng tám ra
ngồi ao tìm gió/Gặp bóng người ngồi câu/Tháng tám ru con/Ngõ buồn chạng vạng (Bài hát
vu vơ - Nguyễn Bình Phương). Nhạc điệu âm hưởng du dương được tạo dựng trên nền nhạc
điệu quen thuộc, buông lơi, gieo vần uyển chuyển. Những câu thơ có cấu trúc xoay vịng hoặc
giống nhau trong cùng một bài theo nguyên lý song song - nguyên lý đặc trưng của thơ ca. Và
sau đó bài thơ đột ngột kết thúc bằng cách lặp lại cấu trúc của câu mở đầu: Tháng tám mang
trầu cau sang hỏi/Em lắc đầu… (Bài hát vu vơ - Nguyễn Bình Phương).
Câu chuyện Tấm Cám ngày nào mẹ vẫn kể từ thuở ấu thơ, Tấm dịu hiền còn Cám thì độc
ác, mưu mơ. Bây giờ, Nguyễn Bình Phường thổi hồn vào hai nhân vật này bằng những chất liệu
mới mẻ. Tấm đang thực hiện cuộc giao lưu cùng những ngọn gió đến với những miền đất lạ. Cịn
Cám thì mộng về nỗi đoạn trường của sắc đỏ, giấc mộng của Cám cũng là giấc mộng của tất cả
chúng ta. Có thể nói rằng, bước vào thế giới của Nguyễn Bình phương người đọc sẽ thấy hiện lên
các hình ảnh mang tính tượng trưng siêu thực, phi logic. Những hình ảnh trong thế giới thơ
Nguyễn Bình Phương ln biến đổi chuyển hóa khơn lường từ trạng thái này sang trạng thái khác
khiến người đọc có cảm giác hiểu nhầm kết cấu bị lõng lẽo. Hơn nữa, thơ ơng cịn gây cảm giác
khó đọc, khó cắt nghĩa bởi chính sự “nhảy cóc”, “đứt mạch”, chuyển kênh bất ngờ trong hình
tượng thơ. Trong đó, nghệ thuật tạo hình cũng được tạo ra từ việc đặt hai thực tại xa nhau đứng
cạnh nhau để tạo ra những hình ảnh mới lạ, sâu xa, gợi những phi lý và bất an. Đó là do nhà thơ
đã lược bỏ đi một cách triệt để các từ ngữ tạo mối liên kết logic giữa các hình ảnh thể hiện tư duy
thẩm mỹ độc đáo. Người yêu tôi nằm cạnh một con mèo/Cạnh một ánh trăng/Cả ba ho húng hắng
(Mở lời - Nguyễn Bình Phương). Đoạn thơ trên xuất hiện ba hình ảnh đứng cạnh nhau “người
yêu - con mèo - ánh trăng”, nằm cạnh nhau, mặc dù những hình ảnh này khơng hề có mối quan
hệ nào với nhau, chỉ có một mối liên hệ duy nhất là cả ba đều “ho húng hắng”. Nhà thơ lược bỏ
những thành phần không cần thiết, làm nên sự khác biệt, phi lý nhưng lại đầy sự sáng tạo, ngôn
ngữ được sử dụng ở đây như một cuộc chơi khơng có hồi kết.
279
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ
| HNKHT 2018
Nhiều bài thơ còn được tái hiện giống như một bài văn xi. Câu chuyện vừa có nhân
vật, vừa có diễn biến lại có thêm hành động. Trong bài thơ Cắt tóc: Kín đáo nhếch mơi cười/Đi
lìm lịm vào gương như khói/Tơi cắt tóc/Bng lơi/Khn mặt ngồi mùa Hạ/Sau bức tường kia
những sự thật đã già/Tơi cắt tóc/Một người cực lạ/Rũ áo chồng váng vất bước ra. (Cắt tóc Nguyễn Bình Phương). Bài thơ Cắt Tóc là bức chân dung tự họa mà cái tơi trữ tình tự vẽ chân
dung của mình, rồi tự phân thân để đối thoại với chính mình.
Từng bước khám phá thế giới với tư duy ngơn ngữ mới mẻ, Nguyễn Bình Phương đã mang
đến cho người đọc sự cảm nhận mới về thơ, về cuộc sống. Những cảm nhận tinh tế kết hợp cùng
nghệ thuật trò chơi ngôn từ đầy điêu luyện thơ ông chạm vào trái tim người thưởng thức.
3. KẾT LUẬN
Khám phá thơ Nguyễn Bình Phương từ phương diện ngơn ngữ nghệ thuật, ta thấy được
nhà thơ đã tạo cho mình một dấu ấn khơng trộn lẫn với bất kỳ ai, đó là một hành trình tìm kiếm
những điều mới lạ mà nhà thơ ln tâm niệm sẵn. Một hành trình miệt mài tìm tịi những sáng
tạo trong tư duy nghệ thuật. Theo đó, ngôn ngữ đã tiến một bước dài trên con đường hiện đại
hóa theo cách riêng của các nhà thơ. Chính ngơn ngữ thơ lạ hóa và trị chơi ngơn ngữ đã làm
cho thế giới thơ của Nguyễn Bình Phương vừa chân thực nhưng cũng đậm chất huyền ảo. Nói
đến đặc sắc thơ Nguyễn Bình Phương, khơng thể khơng nhắc đến ngơn ngữ nghệ thuật. Vì vậy,
khám phá, lý giải ngơn ngữ thơ ơng là cách khẳng định đóng góp và vai trò cách tân thơ Việt
Nam đương đại của thi nhân một cách thuyết phục nhất, đồng thờị, cho thấy vị trí của Nguyễn
Bình Phương trong tiến trình thơ Việt Nam đương đại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
Jean. Francois Lyotard (2008). Hoàn cảnh hậu hiện đại, NXB Tri thức, Hà Nội.
Phan Ngọc (2002). Cách giải thích văn học bằng ngơn ngữ học, NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí
Minh.
Trần Đình Sử (chủ biên ) (2007). Lý luận văn học, Tập 2, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Trần Ngọc Hiếu (2012). Tiếp cận bản chất trò chơi của văn học, Website:
/>Nhị Linh (2013). Nhã Thuyên bàn về thơ Nguyễn Bình Phương, Website:
/>VnExpress (2002). Nguyễn Bình Phương tạo nét mới cho tiểu thuyết Việt Nam, Báo Thể thao
Văn hóa, Truy cập ngày 11/1/2002 tại Website: 18/3/2018.
Title: THE CREATION OF LANGUAGE ARTS IN NGUYEN BINH PHUONG POETRY
Abstract: When it comes to distinctions, showing the style of Nguyen Binh Phuong poetry, we have to
talk about the art of using language games and creating strange languages. Thus, exploring and
explaining his poetry language are the ways to assert the contribution and the role of poets in Vietnamese
contemporary poetry innovation, which is a most convincing manner and also at the same time, reveals
Nguyen Binh Phuong's position in Vietnamese contemporary poetry.
Keywords: Vietnamese contemporary poetry, Nguyen Binh Phuong poetry, language games, strange
language.
280