Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Ngôn ngữ nghệ thuật truyện thơ Nôm bình dân trung đại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.21 KB, 102 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa đề tài
Văn học cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, luôn có quy luật
riêng của nó. Quy luật của văn học trung đại, theo chúng tôi, là sự “quay trở
lại” để thể hiện một cách sâu sắc nhất tinh thần của con người Việt Nam sau
những sự ảnh hưởng của văn học – văn hóa Trung Quốc. Sự nở rộ của trào lưu
văn học nhân đạo cuối thế kỷ XVIII, chính là biểu hiện của điều đó.
Truyện thơ Nôm là một hiện tượng độc đáo của văn học Việt Nam, là
bộ phận có đóng góp quan trọng nhất vào trào lưu nhân đạo nói trên. Tuy
không được giai cấp thống trị coi là bộ phận văn học chính thống, nhưng từ
khi xuất hiện tới đầu thế kỷ XIX, Truyện thơ Nôm vẫn phát triển mạnh mẽ và
đạt được những thành tựu đỉnh cao với các tác phẩm xuất sắc như Truyện
Kiều của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, Hoa Tiên của
Nguyễn Huy Tự và hàng loạt các tác phẩm hữu danh, khuyết danh khác.
Do đặc thù của mình, cho đến nay, Truyện thơ Nôm bình dân vẫn còn
nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ, vẫn đang đợi chờ những nghiên cứu,
phát hiện trước khi đi đến kết luận cuối cùng. Đó là công việc không chỉ của
các nhà khoa học mà là của tất cả những ai quan tâm tới bộ phận văn học này.
Xuất phát từ những nhận thức đó, thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng
đến những mục đích cụ thể sau đây:
- Góp ý kiến nhằm xác định tên gọi và bản chất thể loại của Truyện thơ
Nôm bình dân.
- Đi sâu khảo sát để chỉ ra giá trị thực sự của ngôn ngữ nghệ thuật trong
Truyện thơ Nôm bình dân
Cuối cùng, tác giả đề tài này mong muốn sản phẩm của mình sẽ là một
cầu nối để đến với các bạn sinh viên trong khoa trên đường tìm hiểu văn học
Nôm của dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề
Do có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt trong lịch sử văn học dân tộc
1
nên từ lâu Truyện thơ Nôm đã trở thành đối tượng quan tâm nghiên cứu của


các nhà khoa học. Trong cuốn Truyện Nôm, lịch sử phát triển và thi pháp thể
loại (xuất bản năm 2006), tác giả Kiều Thu Hoạch đã thống kê được 100 công
trình lớn nhỏ nghiên cứu về Truyện thơ Nôm. Song, chúng tôi cho rằng, con
số này vẫn chưa phản ánh hết tình hình nghiên cứu Truyện thơ Nôm, vì tác giả
còn bỏ sót một số công trình quan trọng của các học giả trước Cách mạng
Tháng tám, tiêu biểu là Dương Quảng Hàm, cũng như các công trình nghiên
cứu gần đây, các luận văn cao học, luận án tiến sĩ, tiêu biểu là của Đinh Thị
Khang, Nguyễn Thị Nhàn, Bùi Đức Tịnh, Chúng tôi sơ qua như vậy để thấy
rằng, truyện thơ Nôm có bề dày về lịch sử nghiên cứu, có thể sánh ngang với
nhiều hiện tượng văn học lớn trong nền văn học dân tộc.
Để bao quát được toàn bộ khối tư liệu nghiên cứu về Truyện thơ Nôm
là một việc làm hết sức khó khăn, không chỉ vì khối lượng đồ sộ mà còn bởi,
nhiều bài viết ra đời từ thập niên 50, 60 của thế kỷ trước, nay không thấy tái
bản. Trong phạm vi nguồn tài liệu tham khảo được, chúng tôi chia thành 2
nhóm: nhóm các công trình nghiên cứu về những vấn đề chung của Truyện
thơ Nôm; nhóm các công trình nghiên cứu về truyện thơ Nôm bình dân.
2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về những vấn đề chung của
Truyện thơ Nôm
Nằm trong nhóm này, cuốn Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng
Hàm (xuất bản lần đầu năm 1941) có thể coi là một trong những dấu son mở
đường. Trong cuốn sách này, tuy chưa đi sâu nghiên cứu các vấn đề lớn của
Truyện thơ Nôm bình dân, nhưng tác giả cũng đã đưa ra một khẳng định đánh
giá tầm ảnh hưởng của Truyện thơ Nôm trong bối cảnh thế kỷ XIX: “Trong
thời kỳ ấy (thời nhà Nguyễn – NVL), có mấy tác phẩm trường thiên đã được
phổ thông trong nước và có ảnh hưởng lớn trong văn giới, tức là các truyện
Nôm” [6 - 377]. Sau khi hòa bình lập lại ở Miền Bắc, nhất là từ thập niên 60,
phong trào nghiên cứu truyện thơ Nôm phát triển mạnh mẽ. Trọng tâm của
các nhà nghiên cứu là ý nghĩa xã hội và một số yếu tố hình thức nghệ thuật
của tác phẩm, tiêu biểu là các bài:
2

“Nhân vật phụ nữ qua một số truyện Nôm” của Đặng Thanh Lê, Tạp
chí văn học số 2 + 3, năm 1969.
“Sự tiến triển của truyện thơ cổ điển Việt Nam và sự vay mượn cốt
truyện” của N.I. Niculin, Tạp chí văn học, số 3 – 1983.
Trong các bộ lịch sử văn học, những vấn đề chung của Truyện thơ Nôm
bình dân cũng được bàn luận khá sâu sắc.
Tác giả Lê Hoài Nam trong Lịch sử văn học Việt Nam tập III, sách
ĐHSP, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, năm 1965 (về sau, bài viết này được tập hợp
trong cuốn Phê bình, bình luận văn học, Vũ Tiến Quỳnh tuyển chọn, Nxb Văn
nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1999. Chúng tôi tham khảo bản này) đã phân
tích hầu hết các vấn đề quan trong của Truyện thơ Nôm, bao gồm: nguồn gốc,
tiến trình thể loại, nội dung và hình thức nghệ thuật.
2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về truyện thơ Nôm bình dân.
Trong nhóm này, trước tiên cần nhắc đến những bài giới thiệu, tiểu luận
trong các tuyển tập, tổng tập văn học và trong những cuốn truyện thơ Nôm
bình dân được hiệu đính, chú giải riêng lẻ. Bài Khải luận in ở đầu cuốn Tổng
tập văn học Việt Nam, tập 14A của tác giả Lê Văn Quán đã giới thiệu khái
quát về cơ sở hình thành, giá trị nội dung, tư tưởng cũng như hình thức nghệ
thuật truyện thơ Nôm bình dân. Theo tác giả bài viết, Truyện thơ nôm bình
dân hình thành khi “xã hội nảy sinh những mâu thuẫn” [22 - 9]; nội dung tư
tưởng của nó là “bảo vệ những đạo lý tốt đẹp của dân tộc, chống lại tất cả
những gì trái với đạo đức làm người và lẽ sống của đời thường” [22 - 10], “ở
truyện Nôm về cơ bản vẫn giữ bố cục của truyện cổ tích” [22 - 13], “ngôn
ngữ đại chúng dễ hiểu, ít có điển cố” [22 - 23]. Hầu hết các truyện thơ Nôm
khuyết danh được hiệu đính, khảo dị, chú thích riêng lẻ như: Truyện Hoàng
Trừu. nhà xuất bản văn học Hà Nội, năm 1964 do Nguyễn Thạch Giang Hiệu
đính; Tống Trân, nhà xuất bản phổ thông, Hà Nội, 1957 do Nguyễn Việt Hoài
hiệu đính, chú thích; Tống Trân, Nhà xuất phổ thông, Hà Nội, 1960 do Hoa
Bằng hiệu đính; Nhị độ mai, Nhà xuất bản đại học và trung học chuyên
nghiệp, Hà Nội, 1988, do Nguyễn Thạch Giang giới thiệu, khảo đính, chú giải,

3
…đều có các bài giới thiệu khái quát về tác phẩm. Trong bài Giới thiệu Nhị
độ mai, ngoài việc trình bày nội dung đạo đức thường thấy ở những bài giới
thiệu truyện thơ Nôm khác, Nguyễn Thạch Giang đã có một nhận định xác
đáng về giá trị nghệ thuật của tác phẩm: “Những bài học đạo đức trên đây
được gửi gắm trong ngôn ngữ hình tượng văn chương bác học trên nhiều mặt
mà phần lớn vẫn là theo cảm hứng dân gian qua cách phô diễn, cách cảm
nghĩ sâu kín của ca dao, tục ngữ, thành ngữ, dân ca” [4 - 14].
Bên cạnh những bài giới thiệu như trên còn có đến vài chục bài báo và
những phần, những chương trong những bộ lịch sử văn học có viết về truyện
thơ Nôm bình dân. Trong số đó, ngoài trừ những công trình chúng tôi đã nêu
ở phần trước, đáng chú ý là những bài viết sau:
- Truyện Nôm khuyết danh, một hiện tượng đặc biệt của văn học Việt
Nam, Bùi Văn Nguyên, Nghiên cứu Văn học, số 7 – 1960.
- Những vấn đề xã hội trong truyện Nôm bình dân của Nguyễn Lộc, tạp
chí văn học số 4 – 1969.
- Nhóm bài viết: Tống Trân - Cúc Hoa; Phạm Công – Cúc Hoa, Thạch
Sanh; Phạm Tải - Ngọc Hoa của các tác giả: Văn Tân, Nguyễn Đổng Chi, Vũ
Ngọc Phan,….Trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam (đã dẫn ở trên)
Cả năm bài viết nêu trên, đến năm 1999 được tập hợp trong cuốn Phê
bình bình luận văn học, truyện Nôm khuyết danh do Vũ Tiến Quỳnh biên
soạn, Nhà xuất bản văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong bài Bàn về Nguyễn Đình Chiểu, người nghệ sỹ từ và trong truyện
Nôm, Tạp chí văn học, số 3+4 - năm 1988 (sau này in trong cuốn Nho giáo và
văn học Việt Nam trung, cận đại, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội, 1999), tác
giả Trần Đình Hượu đã đưa ra một quan niệm khá mới mẻ về truyện thơ Nôm,
trong đó có truyện thơ Nôm bình dân. Ông coi những truyện thơ Nôm (không
kể bác học hay bình dân) lấy cốt truyện sự trung thủy của một đôi trai gái là
những “Truyện Nôm tài tử giai nhân” [12 - 182].
Từ góc độ văn bản học, bài viết Nhận xét về phiên âm và khảo đính

truyện Nhị độ mai của Nguyễn Quảng Tuân, Tạp chí Hán nôm, số 2 (27) –
4
1996 cũng là một tài liệu bổ ích đóng góp vào quá trình khảo cứu văn bản
nhằm đưa đến bản Nhị độ mai chuẩn xác nhất.
Nhìn chung, hầu hết các công trình nêu trên đều đã chỉ ra được những
vấn đề lớn về nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện thơ Nôm. Đa phần
các tác giả thống nhất với nhau ở điểm: Truyện thơ Nôm thể hiện tinh thần
bảo vệ đạo lý, đấu tranh chống cái ác, khát vọng hạnh phúc của người dân;
các Truyện thơ Nôm bình dân được xây dựng trên cốt truyện truyện cổ dân
gian. Nhiều công trình đã phân tích khá sâu sắc những biểu hiện nghệ thuật
trong Truyện thơ Nôm bình dân: nghệ thuật tả cảnh, nghệ thuật tổ chức các
tình tiết, xây dựng nhân vật, lời văn nghệ thuật,…tiêu biểu là các công trình
của Kiều Thu Hoạch, Trần Đình Sử, luận án tiến sĩ của Đinh Thị Khang,
Nguyễn Thị Nhàn. Đó là những đóng góp quan trọng làm nên bề dày của lịch
sử nghiên cứu Truyện thơ Nôm bình dân, tạo tiền đề cho những người nghiên
cứu đi sau.
Tuy nhiên, chúng tôi chưa thấy có công trình nào thực sự tập trung, đi
sâu khai thác giá trị phong cách học của các lớp ngôn ngữ trong Truyện thơ
Nôm bình dân. Trên tinh thần kế thừa có chọn lọc những thành tựu, đồng thời
khắc phục những hạn chế của các nhà nghiên cứu đi trước, công trình của
chúng tôi hy vọng sẽ góp thêm một tiếng nói trong việc nghiên cứu truyện thơ
Nôm bình dân.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học trong Truyện thơ Nôm bình
dân
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Hiện nay có khoảng hơn 100 Truyện thơ Nôm bình dân đã được phát
hiện, lưu giữ. Đây là con số quá lớn so với phạm vi một khóa luận và năng lực
của người viết. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn bốn truyện làm phạm vi nghiên cứu

của mình, bao gồm: Lâm tuyền kì ngộ, Truyện Hoàng Trừu, Truyện Tống
Trân – Cúc Hoa, Nhị độ mai.
5
4. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng các phương pháp chính sau đây:
- Phương pháp thống kê, phân loại:
Phương pháp thống kê, phân loại được chúng tôi sử dụng trong quá
trình khảo sát các biểu hiện của ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học trong
4 truyện thơ Nôm được làm phạm vi nghiên cứu.
- Phương pháp hệ thống:
Sử dụng phương pháp hệ thống, chúng tôi xem xét Truyện thơ Nôm
bình dân trong mối quan hệ với: Truyện Nôm, Văn học Nôm, Văn học trung
đại, đặc trưng văn hóa thời trung đại.
- Phương pháp tạo quan hệ, so sánh, đối chiếu:
Bằng cái nhìn hệ thống, chúng tôi xác lập các mối quan hệ, sau đó tiến
hành so sánh, đối chiếu Truyện thơ Nôm bình dân với các bộ phận văn học
khác để làm rõ đặc điểm của nó.
5. Cấu trúc và đóng góp mới của khóa luận
1. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của khóa luận
được triển khai trong 3 chương như sau:
Chương 1. Một số vấn đề chung của Truyện thơ Nôm bình dân
Chương 2. Ngôn ngữ bình dân trong Truyện thơ Nôm bình dân
Chương 3. Ngôn ngữ bác học trong Truyện thơ Nôm bình dân
2. Đóng góp mới của khóa luận
Khóa luận có những đóng góp mới sau đây:
- Với những con số thống kê cụ thể, khoa học, khóa luận đã chỉ ra vai
trò của hai phương diện ngôn ngữ: ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học,
trong 4 Truyện thơ Nôm bình dân: Lâm tuyền kì ngộ, Hoàng Trừu, Tống Trân
– Cúc Hoa, Nhị độ mai.

- Khóa luận cũng đã chứng minh vai trò của các thao tác ngôn ngữ mà
tác giả lựa chọn sử dụng trên nền tảng hai nguồn ngôn liệu: bình dân, bác học,
đối với việc thể hiện các cấp độ ý nghĩa, hướng tới thể hiện nội dung – tư
tưởng của tác phẩm.
6
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TRUYỆN THƠ NÔM BÌNH DÂN
1.1. Truyện thơ Nôm, vấn đề tên gọi - phân loại
1.1.1. Về tên gọi: Truyện Nôm, Truyện thơ Nôm
Trước khi đi vào vấn đề tên gọi Truyện thơ Nôm bình dân, cần phải làm
rõ hai khái niệm: Truyện Nôm, Truyện thơ Nôm.
Hai khái niệm trên được các nhà nghiên cứu sử dụng với cùng nội hàm
ý nghĩa, để chỉ một loại tự sự bằng thơ dài, nở rộ vào cuối thế kỷ XVIII, đầu
thế kỷ XIX được viết bằng chữ Nôm, như Truyện Phạm Tải – Ngọc Hoa,
truyện Tống Trân – Cúc Hoa, truyện Kiều, truyện Lục Vân Tiên, Trong thực
tế nghiên cứu Truyện thơ Nôm ở nước ta, hai khái niệm này được sử dụng
song song, có khi trong cùng một công trình, chúng có thể thay thế cho nhau
một cách hiển nhiên mà không gây bất cứ tranh cãi hay hiểu lầm nào. Chẳng
hạn, tác giả Kiều Thu Hoạch đặt tên cho cuốn chuyên luận của mình là
“Truyện Nôm, lịch sử phát triển và Thi pháp thể loại”, sau đó, cùng ở sách
này, trang 26 ông lại dùng khái niệm “Truyện thơ Nôm”: “Đối với Truyện
Nôm – với tư cách là một thể loại truyện thơ Nô, ”. Tác giả Trần Đình Sử,
trong cuốn “Thi pháp văn học Trung đại Việt Nam”, bên cạnh việc dùng thuật
ngữ Truyện thơ Nôm (làm tiêu đề chương V), ông vẫn sử dụng thuật ngữ
truyện Nôm: “Xem truyện Nôm khác truyện dân gian là đúng” [28 - 333]
Nguyên nhân của tình trạng này nằm ở chính bản thân sự phát triển
không đồng đều giữa hai bộ phận: thơ Nôm và văn xuôi Nôm ở giai đoạn văn
học Trung đại Việt Nam. Trong khi thơ Nôm xuất hiện từ đầu đời Trần, đến
đầu đời Lê đã đạt được thành tựu lớn với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi thì

văn xuôi chữ Nôm kém phát triển và “chỉ dùng văn vần và biền ngẫu, cho nên
gọi như vậy cũng không sợ nhầm lẫn với “Truyện văn xuôi Nôm” [28 - 332]
Cách gọi “Truyện Nôm” hàm ý chỉ hai tính đặc điểm của tác phẩm: tính
tự sự (truyện) và được viết bằng văn tự Nôm. Song, theo chúng tôi, một khái
niệm phải có khả năng bao quát được những đặc trưng lớn của đối tượng.
7
Cách gọi “Truyện thơ Nôm” ngoài việc chỉ ra được hai đặc điểm trên, còn có
khả năng khái quát được đặc trưng thứ ba: tính trữ tình (thơ). Vì vậy, cách gọi
Truyện thơ Nôm có giá trị khu biệt lớn hơn, đồng thời, có thể tránh được
những hiểu lầm đối với độc giả lần đầu tiên tiếp xúc với đối tượng đặc thù
này. Mặt khác, so với cách gọi Truyện Nôm, khái niệm Truyện thơ Nôm có
tính chặt chẽ hơn về mặt thuật ngữ, giả sử nếu chúng ta tìm được những
truyện văn xuôi chữ Nôm trung đại thì ngay lập tức thuật ngữ Truyện Nôm sẽ
mất giá trị khu biệt về mặt thể loại (thực tế, một tác phẩm văn xuôi Nôm mang
tên “Việt Nam khai quốc chí truyện diễn âm” đã được phát hiện). Do vậy,
dùng thuật ngữ Truyện thơ Nôm là hợp lý nhất. Trong toàn bộ khóa luận,
chúng tôi sử dụng cách gọi tên này.
1.1.2. Truyện thơ Nôm, vấn đề tên gọi - phân loại
Việc xác định tên gọi Truyện thơ Nôm không tách rời vấn đề phân loại.
Phân loại được xem là cơ sở để gọi tên. Từ trước tới nay, có hai nhóm ý kiến
về việc phân loại – gọi tên truyện thơ Nôm bình dân. Nhóm thứ nhất phân
Truyện thơ Nôm thành hai loại: Truyện thơ Nôm khuyết danh và Truyện thơ
Nôm hữu danh. Cách phân loại này căn cứ vào việc tác phẩm có tên tác giả
hay là không. Nhóm ý kiến thứ hai phân Truyện thơ Nôm thành: Truyện thơ
Nôm bình dân và Truyện thơ Nôm bác học, dựa vào chính đặc điểm nghệ
thuật của tác phẩm. Tiêu biểu cho cách phân loại thứ nhất có các tác giả: Đỗ
Đức Dục, Bùi Văn Nguyên, Lê Hoài Nam, Trong cuốn “Lịch sử văn học
Việt Nam” (tập III, HN, 1965, nhiều tác giả), Lê Hoài Nam đã dùng thuật ngữ
“Truyện Nôm khuyết danh” đặt tiêu đề cho một chương của cuốn sách. Ông
viết: “Ở phần lớn các tác phẩm khác đến nay vẫn chưa xác định được về các

mặt đó” (tác giả, thời điểm ra đời – NVL), người ta gọi chung các tác phẩm
ấy là truyện Nôm khuyết danh” [25 - 38]. Tác giả Bùi Văn Nguyên, trên tập
san Nghiên cứu văn học số 7 – 1960, đã sử dụng thuật ngữ Truyện Nôm
khuyết danh ngay ở tiêu đề bài viết: “Truyện Nôm khuyết danh, một hiện
tượng đặc biệt của văn học Việt Nam”. Càng về sau, thuật ngữ “Truyện Nôm
bình dân” càng được các nhà nghiên cứu sử dụng rộng rãi.
8
Dương Quảng Hàm là người dùng thuật ngữ Truyện thơ Nôm bình dân
sớm nhất. Trong “Việt Nam văn học sử yếu” (xuất bản lần đầu năm 1941,
chúng tôi tham khảo bản tái bản lần thứ 10, năm 1968), ở chương V, mục II,
khi nói về biến thể lục bát, ông viết: “thể này thường dùng để viết các truyện
có tính cách bình dân như Quan Thế Âm, Phạm Công Cúc Hoa, ” [6 - 151].
Trong cuốn “Văn học Việt Nam, nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX”,
sau khi chỉ ra sự bất hợp lý trong cách phân loại Truyện Nôm thành Truyện
Nôm khuyết danh và Truyện Nôm hữu danh, Nguyễn Lộc đã khẳng định:
“Một loại là những truyện Nôm kiểu Phạm Tải – Ngọc Hoa, Tống Trân – Cúc
Hoa, Phương Hoa, Lý Công, Hoàng Trừu, ; một loại là những truyện Nôm
kiểu Truyện Kiều, Hoa Tiên, Sơ Kính tân trang, Loại trên có thể gọi là
truyện Nôm bình dân, loại dưới có thể gọi là truyện Nôm bác học” [18 - 476].
Nhiều tác giả có cùng quan điểm như trên với Nguyễn Lộc và Dương Quảng
Hàm, tiêu biểu là: Đinh Gia Khánh (trong “Văn học dân gian Việt Nam”), Cao
Huy Đỉnh, (trong “Tìm hiểu tiến trình Văn học dân gian Việt Nam”) Vũ Tố
Hảo (trong “Mối quan hệ giữa truyện Nôm bình dân và văn học dân gian”,
Tạp chí văn học, số 4 - 1980), Kiều Thu Hoạch (trong “Truyện Nôm, lịch sử
phát triển và thi pháp thể loại”)
Như vậy, việc gọi tên các bộ phận ở truyện thơ Nôm gắn liền với cách
phân loại. Thuật ngữ “Truyện Nôm bình dân” (bên cạnh thuật ngữ Truyện
Nôm bác học) được đa phần giới nghiên cứu đồng ý sử dụng. Điều đó có phần
hợp lý, bởi lẽ, so với cách gọi “Truyện Nôm hữu danh”, “Truyện Nôm khuyết
danh”, thuật ngữ Truyện Nôm bình dân, Truyện Nôm bác học đã chỉ ra được

đặc điểm văn tự (chữ Nôm) và tính chất tự sự (truyện) của những tác phẩm
thuộc loại này. Trong khi đó, khái niệm “truyện thơ Nôm hữu danh”, “truyện
thơ Nôm khuyết danh” thật ra không có ranh giới vững chắc vì, trong tương
lai, có thể, chúng ta sẽ tìm ra tên tác giả của một số tác phẩm mà hiện tại vẫn
được coi là khuyết danh.
Tuy nhiên, như đã nói ở mục 1.1.1, đồng thời để tránh gây hiểu lầm
không cần thiết đối với bạn đọc, nhất là bạn đọc lần đầu tiếp xúc với đối
9
tượng đặc thù này, chúng tôi đề xuất cách gọi tên Truyện thơ Nôm bình dân
và Truyện thơ Nôm bác học.
Vậy căn cứ vào đâu để phân loại truyện thơ Nôm bình dân và truyện
thơ Nôm bác học?
Các nhà nghiên cứu trước đây dựa vào những cơ sở sau đây:
- Thứ nhất, tác phẩm có tên tác giả hay không.
- Thứ hai, dựa vào nội dung và hình thức tác phẩm:
+ Một loại gồm những truyện thơ Nôm có tính tư tưởng cao, phản ánh
vấn đề xã hội liên quan đến mật thiết tới vận mệnh quần chúng, nhưng nghệ
thuật chưa thật đặc sắc. Một loại bao gồm những tác phẩm có tính quần chúng
ít hơn, nhưng có tính tôn giáo, triết học, nghệ thuật cao hơn.
+ Cốt truyện: có nguồn gốc truyện dân gian Việt Nam hay văn học
Trung Quốc
+ Mục đích: để kể hay để xem, để đọc.
Những cơ sở trên có sức thuyết phục khoa học ở một mặt nào đó. Tuy
nhiên, trên thực tế có những tác phẩm truyện thơ Nôm khuyết danh nhưng văn
chương lại đầy tính bác học, cũng có tác phẩm vốn được coi là khuyết danh
nhưng nay lại có ý kiến cho rằng nó có tác giả cụ thể (ví dụ: Truyện Phương
Hoa, có người cho là của Nguyễn Văn Cảnh; và “Mới đây, chữ “Khuyết
danh” của truyện thơ Nôm “Phạm Công Cúc Hoa” bất ngờ được đề tên tác
giả: Dương Minh Đức Thị. Giới nghiên cứu biết được điều này nhờ vào cuộc
triển làm tại Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM từ 25/11 đến 27/11 vừa

qua. Tài liệu truyện Nôm “Phạm Công- Cúc Hoa” thuộc sở hữu của linh mục
Joseph Nguyễn Hữu Triết đã khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Đây là bản tin
khắc gỗ được xem là bản cổ nhất với đầy đủ thông tin về tác giả, nhà xuất
bản và thời gian ra đời ghi ở dòng ngang nằm trên và dòng “lạc khoản” bên
phải bìa sách. Theo đó, “Phạm Công Cúc Hoa” do tác giả Dương Minh Đức
Thị biên soạn, Thiên bảo lâu Thư Cục xuất bản năm 1880, Minh Chương Thị
đính chính và hiệu sách Quảng Thạnh Nam, Chợ Lớn phát hành” – Theo Báo
10
điện tử của Đài tiếng nói Việt Nam VOVNEWS, ngày 03/12/2009). Do vậy,
cần xác định cơ sở phân loại nào là quan trọng nhất, cơ sở nào chỉ mang tính
thứ yếu để đi đến cách phân loại hợp lí nhất.
Theo chúng tôi, cơ sở quan trọng nhất để phận loại Truyện thơ Nôm
bình dân và Truyện thơ Nôm bác học là: các yếu tố nọi tại của tác phẩm, trong
đó hai yếu tố quan trọng hàng đầu là kết cấu và phong cách ngôn ngữ tác
phẩm. Qua đó, chúng ta thấy được chiều sâu tâm lí của người sáng tạo. Tâm lí
đó tiêu biểu cho tầng lớp quần chúng lao động hay cho tầng lớp trên của xã
hội. Một truyện thơ Nôm bình dân không nhất thiết là tác phẩm khuyết danh.
Nếu ai chứng minh được các thao tác ngôn ngữ mà tác giả Truyện thơ Nôm
nào đó sử dụng thể hiện rõ nét tâm lí của số đông quần chúng, thì đó là tác
phẩm Truyện thơ Nôm bình dân. Thao tác mà Nguyễn Du sử dụng trong
Truyện Kiều về cơ bản không đại diện cho cách sử lí ngôn ngữ của quần
chúng. Nó tiêu biểu cho tâm thức của một trí thức Nho học với lối “đúc chữ”
– dấu hiệu của một nền học vấn từ chương. Tâm lí của số đông quần chúng thì
trái lại. Tuy tác giả Nhị độ mai văn tài không phải hạng xoàng nhưng rất ít khi
tạo nên những cấu trúc đối liên tục như trong Truyện Kiều. Sự lựa chọn chữ
dùng của tác giả Truyện thơ Nôm bình dân không có cái vướng bận vì bị câu
thúc như trong Truyện thơ Nôm bác học, chẳng hạn: “Trở về tấp ta tểnh tấp”.
Đồng thời, việc tổ chức các yếu tố trong kết cấu tác phẩm cũng sẽ cho thấy đó
là sự mô phỏng truyện cổ dân gian hay là sáng tạo đích thực của cá nhân nghệ
sĩ (điều này, chúng tôi sẽ chỉ rõ ở mục 1.3).

1.2. Tiền đề và nguồn gốc Truyện thơ Nôm bình dân
1.2.1. Tiền đề xuất hiện Truyện thơ Nôm bình
dân
Một hiện tượng văn học xuất hiện bao giờ cũng được chuẩn bị từ những
tiền đề vững chắc. Truyện thơ Nôm bình dân cũng không nằm ngoài qui luật
đó.
11
1.2.1.1. Truyện thơ Nôm bình dân xuất hiện khi
trong xã hội xuất hiện những mâu thuẫn gay gắt
Từ cuối thời Lê sơ, khoảng đầu thế kỷ XVI, giai cấp phong kiến thống
trị bắt đầu rơi vào khủng hoảng chính trị. Vua chúa ăn chơi sa đọa, nội bộ lục
đục, tranh giành quyền lực. Từ giữa thế kỷ XVII đến hết thế kỷ XVIII, đất
nước hai lần rơi vào cảnh chia cắt. Hàng loạt những cuộc khởi nghĩa nông dân
nổi lên, giềng mối xã hội bị đe dọa nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, truyện
thơ Nôm bình dân ra đời như một sự phản ứng nhằm bảo vệ đạo lý và lẽ phải.
Điều đó giải thích tại sao cuối thế kỷ XVIII – thời kỳ các mâu thuẫn xuất hiện
phát triển đến đỉnh cao, cũng là lúc Truyện thơ Nôm bình dân phát triển rực rỡ.
1.2.1.2. Công - thương nghiệp phát triển cũng là lí
do thúc đẩy sự xuất hiện và tiến trình truyện thơ Nôm
bình dân
Giai đoạn từ thế kỷ XVI – XVIII, công – thương nghiệp phát triển rộng
khắp. Các nghề thủ công truyền thống vốn có nền tảng ở nhiều địa phương
Đàng ngoài, nay được sự khuyến khích lưu thông hang hòa của chúa Trịnh
(năm 1664, Trịnh Tạc hạ lệnh đình chỉ việc thu thuế tuần ty và triệt bỏ 13 sử
tuần ty) đã phất lên nhanh chóng. Từ thế kỷ XVII, nước ta có những đô thị
sầm uất ở cả đàng trong lẫn đàng ngoài: Thăng Long (Kẻ Chợ), Phố Hiến
(Đàng ngoài); Hội An (Fan – fo), Thanh Hà, Gia Định (Đàng trong). Trong
thời đại có nhiều biến động về chính trị - xã hội, những xung đột nội bộ không
thể giải quyết, kinh tế hàng hóa phát triển kéo theo đó là vai trò của đồng tiền,
lối sống thị dân, đã tác động vào sự băng hoại ý thức hệ của giai cấp thống trị.

Trong truyện thơ Nôm bình dân có những chuyện như: vợ thông gian với đình
trưởng để hắn thừa cơ cướp tiền giành giụm của chồng sau bao năm đi làm ăn
xa (Tống Trân – Cúc Hoa); một đại quan triều đình cũng đòi tiền lót tay khi có
cấp dưới tới nhậm chức (Nhị độ mai), chính là biểu hiện của sự suy thoái
đạo đức của một xã hội vì đồng tiền.
12
1.2.1.3. Truyện thơ Nôm bình dân ra đời là hệ quả
tất yếu của sự trưởng thành về ngôn ngữ dân tộc, thể loại
lục bát, cũng như ý thức về quyền sống của người bình
dân.
Đến thế kỷ XVI, XVII, cả chữ Nôm lẫn thơ lục bát đã có một quá trình
khá lâu dài rèn rũa, trưởng thành. Do vậy nó có đủ khả năng để chuyển tải các
vấn đề đời sống xã hội và đời sống tâm hồn con người
Khi trong cộng đồng có những mối rạn nứt, đời sống cá nhân không thể
không chịu ảnh hưởng. Trước đây, cơ sở cho sự tồn tại mỗi cá nhân là cộng
đồng, hẹp thì gia đình, rộng thì quốc gia. Khi những cơ sở đó đã bị lay
chuyển, các cá nhân bắt đầu ý thức sâu sắc về sự tồn tại của bản thân mình,
lên tiếng khẳng định và bảo vệ hạnh phúc cá nhân. Họ muốn kể về chuyện
mình với nỗi vất vả kiếm sống, nỗi buồn đau xa chồng, khát vọng ấm no, phú
quý. Sự “chật hẹp” của thơ Đường luật không thể chuyển tải được đầy đủ
những nhu cầu đó. Họ tìm đến, bắt gặp và thể hiện mình trong thơ lục bát.
1.2.2. Vài nét về nguồn gốc Truyện thơ Nôm bình
dân
Theo tác giả Lê Hoài Nam [25 - 12, 13], “những bài hát tự sự của
những nghệ nhân đi hát rong” và những diễn ca phật giáo trong các nhà chùa
là gốc rễ ban đầu của Truyện thơ Nôm bình dân.
Như đã nói, sự phát triển của kinh tế công – thương nghiệp dẫn đến sự
hình thành các đô thị, các trung tâm buôn bán tập trung đông người, giao
thương thuận lợi tạo điều kiện cho các nghệ nhân hát rong xuất hiện và ngày
càng đông đảo. Họ hát rong với mục đích kiếm sống, ban đầu là bằng những

câu chuyện tự sáng tác hoặc diễn ý từ các tích truyện cổ. Về sau, những câu
chuyện được hát đó được bổ sung thêm các tình tiết và ghi chép vào sách vở.
Trong nhà chùa, để truyền dạy cho chúng tăng giáo lý nhà Phật, các nhà sư đã
diễn ca nội dung kinh Phật. Càng ngày, câu chuyện được diễn ca không chỉ
dừng lại ở nội dung kinh Phật mà mở rộng ra chuyện của các vị được thờ
phụng trong đình, chùa, miếu mạo như Liễu Hạnh, Hưng Đạo đại vương,…
13
Đồng thời, không gian tồn tại của tác phẩm không còn bó hẹp trong nhà chùa
nữa mà mở rộng ra chốn dân gian. Ngày nay, chúng ta vân còn lưu giữ được
nhiều diễn ca như thế, ví dụ: Quan Âm tống tử bản hạnh, Liễu Hạnh công
chúa diễn âm, Địa tạng bản hạnh, Chúa Thao cổ truyện,…
Gần đây, tác giả Phan Thanh Đào – giáo viên về hưu, đã phát hiện ra
một truyện thơ Nôm cổ trong kho sách cũ của chùa Hội Khánh – Bình Dương,
mang tên “Lưu Hương diễn nghĩa bảo quyển”, ngoài bìa sách có ghi năm
khắc in: “Quang Tự tam thập tứ niên Mậu Thân mạnh thu cốc đán”, tức năm
1908, tác phẩm gồm 86 trang, dài 3042 câu thơ lục bát (phát hiện này đã được
thông báo trên trang thông tin chính thức của Hội khoa học lịch sử tỉnh Bình
Dương, www.sugia.vn). Điều này chứng tỏ giả thiết của tác giả Trần Quang
Huy – bảo quyển, một trong những nguồn gốc của Truyện thơ Nôm bình dân,
là có cơ sở. Tuy nhiên, điều này cần phải có những cơ sở khoa học thêm nữa
trước khi đi đến kết luận cuối cùng.
1.3. Truyện thơ Nôm bình dân là một thể loại văn
học viết thời trung đại
Cho đến nay, giới nghiên cứu vẫn chưa thống nhất được quan điểm:
Truyện thơ Nôm bình dân là văn học viết hay văn học dân gian.
Có ba loại ý kiến về vấn đề này:
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng: Truyện thơ Nôm bình dân là văn học dân
gian, tiêu biểu cho quan điểm này là tác giả Kiều Thu Hoạch. Trong công
trình: “Truyện Nôm, lịch sử phát triển và thi pháp thể loại”, Kiều Thu Hoạch
khẳng định: “Truyện Nôm bình dân chính là những sáng tác dân dã nằm

trong dòng văn hóa dân gian. Và nói khác đi, thì Truyện Nôm bình dân cũng
có thể hiểu là sáng tác dân gian, là văn học dân gian” [10 - 312]. Để đi đến
kết luận trên, tác giả đã căn cứ vào: phương thức sáng tác, lưu truyền của
Truyện Nôm bình dân; ngôn ngữ kể chuyện với mục đích sáng tác để kể; cốt
truyện chủ yếu mượn từ truyện cổ tích và tuân theo quy tắc của truyện cổ tích.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng: Truyện thơ Nôm bình dân là văn học viết,
tiêu biểu cho ý kiến này có Trần Đình Sử, Nguyễn Thị Nhàn. Trong giáo trình
14
Lí luận văn học, tập II, Tác phẩm và thể loại văn học, Trần Đình Sử viết: “Cả
hai loại trên (truyện thơ Nôm bác học và truyện thơ Nôm bình dân – NVL),
đều thuộc dòng văn học viết” [29 – 283]. Trong chuyên luận “Thi pháp văn
học trung đại Việt Nam”, mục II.1, chương V, tác giả đã khẳng định ngay từ
tiêu đề: “Truyện thơ Nôm là một thể loại văn học viết”. Để chứng minh cho
quan điểm đó, tác giả cuốn sách đã trực tiếp đi vào các vấn đề nội tại của văn
bản Truyện thơ Nôm và chỉ ra 4 lí do căn bản sau:
- Truyện thơ Nôm bình dân đã thể hiện “ý thức sáng tác bằng văn tự,
cho nên không thể nói giản đơn là sáng tác cốt để kể” [28 - 337]
- Mặt khác, lời văn trong Truyện thơ Nôm bình dân thể hiện rõ “chất
tiểu thuyết hóa” với “lời trực tiếp của tác giả, lời nửa trực tiếp của người kể
chuyện giả và nhân vật”.
- Trong truyện thơ Nôm bình dân đã xuất hiện cốt truyện đa tuyến.
- Bao quát hơn cả là sự xuất hiện của “một ý thức mới trong lĩnh vực tự
sự”, đó là sự quan tâm tới số phận cá nhân – điều mà trước đó chưa có, hoặc
nếu có cũng chưa thành hệ thống.
Quan điểm trên của Trần Đình Sử được Nguyễn Thị Nhàn tiếp nối
khẳng định trong luận án tiến sĩ của mình với đề tài “Nghiên cứu mô hình kết
cấu cốt truyện Truyện thơ Nôm” (Bảo vệ tại Trường ĐHSP Hà Nội, tháng 12
– 2006, xem tài liệu tham khảo thứ 43). Sau khi đi sâu nghiên cứu các mô
hình kết cấu Truyện thơ Nôm, tác giả luận án kết luận: “kết cấu cốt truyện
góp phần khẳng định bản chất thể loại: truyện thơ Nôm mang dấu ấn tiểu

thuyết thuộc văn học viết trung đại”.
Loại ý kiến thứ ba, và cũng là quan niệm của hầu hết các nhà nghiên
cứu còn lại, cho rằng: Truyện thơ Nôm bình dân là chiếc cầu nối giữa văn học
dân gian và văn học viết. Tiêu biểu cho quan niệm này có thể kể đến các tác
giả: Nguyễn Lộc, Bùi Văn Nguyên, Đinh Gia Khánh, Cao Huy Đỉnh, Trong
cuốn Văn học dân gian Việt Nam, tập 1, Đinh Gia Khánh viết: “Truyện Nôm
nói chung là loại tác phẩm bắc cầu giữa văn học dân gian và văn học viết”
[15 - 255]. Cùng quan điểm đó, trong “Văn học Việt Nam từ thế kỉ XVIII đến
15
hết thế kỉ XIX”, Nguyễn Lộc viết: “có thể nói, truyện Nôm bình dân là cái
cầu nối liền văn học dân gian với truyện Nôm bác học (văn học viết – NVL)” [18 -
479].
Như vậy, xác định bản chất thể loại Truyện thơ Nôm bình dân là một
vấn đề phức tạp và khó hi vọng tìm được tiếng nói chung.
Chúng tôi cho rằng: để xác định bản chất thể loại Truyện thơ Nôm bình
dân cần phải trực tiếp đi vào các yếu tố nội tại văn bản tác phẩm (như Trần
Đình Sử đã làm), lấy đó làm cơ sở và xác định xem trong các cơ sở đưa ra,
đâu là điều cơ bản nhất, có giá trị khu biệt (hay tương đồng) giữa Truyện thơ
Nôm bình dân với văn học dân gian, đồng thời cần đặt Truyện thơ Nôm bình
dân trong cái nhìn hệ thống.
Trước hết, về các căn cứ mà Kiều Thu Hoạch đưa ra để khẳng định
Truyện thơ Nôm bình dân là văn học dân gian, bằng cái nhìn hệ thống: đặc
trưng văn hóa thời trung đại - văn học trung đại – văn học Nôm – Truyện thơ
Nôm – Truyện thơ Nôm bình dân và đi sâu khảo sát văn bản, chúng tôi thấy
chưa đủ sức thuyết phục.
Thứ nhất, truyện thơ Nôm bình dân sở dĩ sáng tác – lưu truyền rộng rãi
trong nhân dân – tầng lớp chủ thể của văn học dân gian, và có nhiều dị bản là
do đặc trưng dễ nhớ, dễ thuộc, đồng thời nó phản ánh được khát vọng bao đời
nay của họ, những khát vọng trước nay chỉ được bộc lộ trong những câu tục
ngữ, những lời ca dao, dân ca. Hơn nữa, trong không gian văn hóa cộng đồng,

lãng xã, việc gặp gỡ, giao lưu thường xuyên giữa các cá nhân thuộc một làng,
một tổng là điều hiển nhiên. Vì thế, lần đầu, người ta có thể truyền nhau một
tác phẩm hay do một trí thức Nho học trong làng viết ra để cùng học, cùng
đọc thuộc. Nhưng điều kiện gặp gỡ, sinh hoạt cùng nhau quá thường xuyên đã
giúp họ không cần tới việc “học” trên giấy mà vẫn có thể thuộc một cách tự
nhiên. Mặt khác, chữ Nôm thời phong kiến chưa bao giờ được định chế hóa,
và văn học Nôm vẫn được coi là bộ phận văn học phi chính thống “Nôm na là
cha mách qué”, đến nỗi chúa Trịnh đã từng ra một đạo luật cấm lưu truyền
truyện thơ Nôm, những lí do đó khiến từ một văn bản truyên thơ Nôm xác
16
định trở thành những dị bản, đồng thời, trong các tác phẩm đó không đề tên
tác giả.
Thứ hai, tuy Truyện thơ Nôm bình dân mượn cốt truyện truyện cổ tích,
nhưng không hoàn toàn tuân theo qui tắc của nó. Kết quả nghiên cứu của Tiến
sĩ Nguyễn Thị Nhàn đã chỉ rõ: Truyện thơ Nôm bình dân được tổ chức theo
“5 kiểu cấu trúc: kết cấu theo trình tự thời gian không kết thúc có hậu, đảo
trật tự thời gian, trùng điệp – lồng ghép, xâu chuỗi lắp ghép, đối đáp và tập
hợp. Những dạng thức đó chứng tỏ sáng tạo của cá nhân người nghệ sĩ”.
Chúng tôi cho, đây mới là điều then chốt về mặt kết cấu của Truyện thơ Nôm
bình dân. Lại nữa, nhìn bề mặt, chúng ta thấy đa số quá trình cuộc đời của các
nhân vật trong Truyện thơ Nôm bình dân đều theo hướng: khởi đầu bình yên,
sau đó gặp biến cố, kết thúc là hóa giải biến cố, nhưng đây hoàn toàn không
phải là đặc điểm riêng, càng không phải đặc trưng của truyện thơ Nôm bình
dân. Truyện Kiều của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu,
Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, thậm chí các tiểu thuyết tâm lí hiện đại
sau này như Thầy Lazaso Phiền của Nguyễn Trọng Quản,… cũng đều như
vậy, (xin xem thêm: “Tương đồng mô hình cốt truyện dân gian và những
sáng tạo trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ”, của Nguyễn Hữu Sơn trên
trang www.vanhocvangonngu).
Mặt khác, trong Truyện thơ Nôm bình dân, đa phần các nhân vật đều có

danh xưng rõ ràng. Một số nhân vật như: người hầu hạ, ăn mày, đình trưởng,
mẹ chồng trong Tống Trân – Cúc Hoa, Nhị độ mai không có tên, nhưng điều
này không ảnh hưởng gì đến tính cụ thể - lịch sử của tác phẩm, mặt khác, các
danh xưng: mẹ chồng, ăn mày, đình trưởng cũng là cách gọi đặc trưng của văn
hóa làng xã, của đời sống văn hóa cộng đồng phương Đông. Trong Truyện
Kiều cũng có những nhân vật như thế: thằng bán tơ, Thúc ông, Hoạn bà, Đại
kiều, Chung già, Vương Ông,…Môi trường hoạt động của nhân vật cũng rất
cụ thể: đời Đường Đức Tông, Tần quốc, giặc Hồ,…Dẫu đó có là không gian
ước lệ đi nữa thì cũng dễ hiểu vì đó là đặc trưng thi pháp của văn học viết thời
trung đại.
17
Hơn nữa, đúng như ý kiến của Trần Đình Sử, truyện thơ Nôm bình dân
đã biểu hiện một ý thức cá nhân - nhân đạo - dân chủ thật sự. Ngoài những
điều tác giả cuốn Thi pháp văn học trung đại Việt Nam đã nói, chúng tôi còn
nhận thấy điều này: tất cả các nhân vật chính trong Truyện thơ Nôm bình dân
đều tự do lựa chọn và dũng cảm theo đuổi tình yêu mình đã chọn, thậm chí
“các cô gái” là người “đơn phương lựa chọn ý trung nhân và quyết định cuộc
hôn nhân” [30 – 259]. Cúc Hoa (Trong Tống Trân – Cúc Hoa) kiên quyết yêu
và lấy chàng hàn sĩ Tống Trân, kiên quyết chống lại âm mưu ép duyên của
cha mình; Hoàng Trừu và công chúa Nam Việt (trong truyện Hoàng Trừu)
cũng vượt qua giới hạn của địa lí, văn hóa của hai quốc gia để đến với nhau;
Bạch Viên, Tôn Khác (trong Lâm tuyền kì ngộ) dũng cảm bước qua giới hạn
về dân tộc và quy định nhà Phật để yêu nhau,…Đây cũng là một điểm trọng
yếu trong tư tưởng các truyện thơ Nôm bình dân, điều mà truyện cổ tích
không thể có được.
Về kết cấu, nhiều truyện thơ Nôm, trong đó có truyện thơ Nôm bình
dân xuất hiện những lời trữ tình ngoại đề. Chính những trữ tình ngoại đề này
đã làm cho kết cấu không trùng với cốt truyện mà “lớn hơn cốt truyện” (Đinh
Thị Khang). Hai mươi tám câu thơ mở đầu Quan Âm Thị Kính không trực
tiếp đi vào câu chuyện mà chỉ đóng vai trò nêu ra một cách hệ thống vấn đề cơ

bản của nguyên lí Phật giáo, khái quát chủ đề chính của tác phẩm cũng như cơ
sở xây dựng cốt truyện và hình tượng nhân vật. 8 câu mở đầu Truyện Kiều
của Nguyễn Du, 10 câu mở đầu Truyện Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự, cũng
đóng vai trò tương tự.
Từ những lí do trên, chúng tôi cho rằng: Truyện thơ Nôm bình dân là
một thể loại thuộc dòng văn học viết thời trung đại.
18
CHƯƠNG 2
NGÔN NGỮ BÌNH DÂN TRONG TRUYỆN THƠ NÔM BÌNH DÂN
2.1. Quan niệm về ngôn ngữ bình dân
Muốn hiểu thế nào là ngôn ngữ bình dân, trước tiên cần phải hiểu bình
dân là gì?
Theo Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Hoàng Phê (chủ biên):
“Bình dân Id. 1. Người dân thường (nói khái quát, thường là trong xã hội cũ).
Sự đối lập giữa quý tộc và bình dân. 2. (kng, dùng phụ sau d). Bình dân học
vụ (nói tắt), giáo viên bình dân, lớp bình dân. It.1. Của tầng lớp bình dân,
dành riêng cho tầng lớp bình dân. Văn học bình dân. Quán cơm bình dân. 2.
Bình thường, giản dị, gần gũi với quần chúng: tác phong bình dân, cách nói
năng rất bình dân” [23 - 68]
Từ bình dân được sử dụng rất phổ biến không chỉ trong đời sống mà
trong cả văn chương, nghệ thuật (ví dụ như: văn học bình dân, văn nghệ bình
dân ), trở thành một khái niệm học thuật với hàm nghĩa không còn bó hẹp
trong việc chỉ đẳng cấp và tính chất của đối tượng.
Khái niệm bình dân bao hàm trong nó nội dung xã hội học – văn hóa.
Theo cách hiểu này, “bình dân” gần nghĩa với khái niệm “dân chúng” với tư
cách là một thuật ngữ folklore: “dân chúng (the folk) thường sử dụng trong
các tài liệu học thuật chỉ nhóm người có chung văn hóa truyền thống và được
hiểu nôm na là những người bình dân” [40 - 91].
Nhóm người được gọi là bình dân và sản phẩm sáng tạo tinh thần của
họ - văn học bình dân (văn học dân gian, folklore) được xác định để phân biệt

với những người bác học cũng như văn chương bác học. Nó tồn tại với nền
tảng lịch sử, truyền thống, văn hóa đặc thù, bao gồm các quan hệ sản xuất,
quan điểm thẩm mỹ, đạo đức, Họ “liên lạc với nhau bằng truyền thống
chung và cảm giác tương thông đặc biệt” [40 - 91]. Để có thể đánh giá đúng
19
đắn giá trị từ đời sống sinh hoạt và sản phẩm văn hóa của những người bình
dân buộc lòng phải nhìn nhận vấn đề trong môi trường thẩm mỹ mà ở đó con
người cũng như các sản phẩm vân hóa trong họ tồn tại. Chẳng hạn, muốn hiểu
vẻ đẹp của truyện cổ “Tấm Cám” phải xem xét nó trong khát vọng ở hiền gặp
lành, trong quan niệm: quyền lực, sức mạnh thuộc về đạo đức và lẽ phải của
người xưa, Theo nghĩa này, khái niệm bình dân không mang hàm ý phân
biệt đẳng cấp, người bình dân không chỉ là các “nhóm người xã hội” mà còn
là các “nhóm người dân gian” (khái niệm của Hasan el shamy) với đặc trưng
là chủ thể của văn hóa dân gian, nghệ thuật dân gian, trong đó có nghệ thuật
ngôn ngữ. Khái niệm bình dân được chính tôi sử dụng theo nghĩa này.
Lịch sử đã chứng minh rằng: hai cách hiểu khác nhau đó luôn tồn tại
trong một đối trọng và người ta thản nhiên chấp nhận sự tồn tại đó. Nếu người
bình dân khẳng định giá trị của tiếng Việt trong thơ Nôm thì giai cấp thống trị
lại coi đó là những sản phẩm không có tính nghệ thuật, là “mách qué”;
Nguyễn Du viết xong kiệt tác Truyện Kiều cũng không quên tự khiêm: “lời
quê chắp nhặt dông dài”, mặc dù văn chương Truyện Kiều đâu chỉ mang tính
chất bình dân.
Tới đây, một vấn đề quan trọng được đặt ra là: dựa vào cơ sở nào để
phân biệt tính chất bình dân với tính chất bác học?
Như đã trình bày, khái niệm bình dân (với tư cách một thuật ngữ
folklore) có giá trị xác định một không gian văn hóa đặc thù với chủ thể (con
người) và các thành tố của nó (các sản phẩm văn hóa), đó là không gian văn
hóa của người bình dân. Do vậy, một yếu tố nào đó muốn mang tính chất bình
dân, thì tùy theo mức độ, đều phải tái hiện được không gian văn hóa đó. Các
hình ảnh: tát nước, đầu đình, cấy cày, tra hạt, đốt thau, lá me chua, ghe,

thuyền, vườn cà chính là những hình ảnh mang tính chất bình dân, bởi nó đã
tái hiện được đặc trưng không gian sinh hoạt và lao động của người bình dân,
trong khi các thành ngữ gốc Hán như: “tạc tỉnh canh điền”, “bình địa ba đào”,
“tiêu trưởng doanh hư”, hay các điển tích: Chiêu Quân cống Hồ, liễu Chương
đài, Y Doãn, giấc Nam Kha, lại không có được khả năng đó, vì thế, nó không
20
phải là ngôn ngữ bình dân.
Tiêu chí thứ hai để xác định tính chất bình dân chính là ngữ cảnh (hiểu
theo nghĩa rộng), bao gồm: ngữ cảnh văn hóa, lịch sử trong đó tác phẩm tồn
tại. Cũng một hình ảnh hoa sen, nhưng trong ca dao là biểu hiện của người
bình dân, còn trong Tây Du Ký lại có tính chất bác học, trong ca dao, hoa lau
là biểu hiện của cuộc sống đời thường, nhưng “bè lau” trong Truyện Kiều
(“Tiền Đường thả một bè lau rước người” - câu 2692) lại mang hàm ý sâu xa,
chứa đựng triết lý nhà Phật, nó là ngôn ngữ bác học.
Ngôn ngữ bình dân là lớp ngôn ngữ có khả năng tái hiện đời sống một
cách trực tiếp nhất (so với ngôn ngữ bác học), nó gần gũi với lời ăn tiếng nói
của người dân thường, nó sinh động, phong phú và quan trọng nhất là luôn
hướng về phản ánh không gian sống đặc trưng của người lao động của người
bình dân Việt Nam ở góc độ từ hay lớn hơn từ: đó là cuộc sống sinh hoạt, lao
động với không gian đặc trưng. Chẳng hạn: sống bằng nghề nông, từ đó đã
sản sinh ra một hệ thống từ vựng chỉ cuộc sống lao động đồng áng: củ, rễ, lúa,
khoai, ngô, cày, bừa, con trâu, bụi, cụm, vụ chiêm Những thành ngữ, tục
ngữ, ca dao ngoài việc thể hiện được cuộc sống còn cho thấy được một cách
đầy đủ thế giới tâm hồn của người bình dân Việt Nam, trong đó, nổi trội lên là
ba yếu tố: triết lý sống “ở hiền gặp lành”, khát vọng hòa hợp với tự nhiên và
xã hội. Về mặt cấu trúc, nó luôn có xu hướng giản lược hóa đến mức tối đa.
Ngôn ngữ bình dân không phải là độc quyền của những sáng tác dân
gian (Folklore). Ở những tác phẩm bác học, tính chất bình dân trong ngôn ngữ
được sử dụng với mục đích nghệ thuật rất rõ ràng. Nó phù hợp hài hòa với
ngôn ngữ bác học để tạo nên một thế giới nghệ thuật với những hình tượng

sống động, hướng tới số đông người đọc (Truyện Kiều là một ví dụ điển
hình).
Phạm vi tồn tại của ngôn ngữ bình dân không hề bị giới hạn và có xu
hướng ngày càng mở rộng trong văn chương cổ điển cũng như văn chương
hiện đại; bởi vì, ngoài lý do đó là ngôn ngữ của số đông, còn có một lý do
khác thuộc về vô thức cộng đồng, biểu hiện của điều này là việc “các cá thể
21
của tất cả các tầng lớp xã hội – kể cả phần tinh túy nhất (bác học – NLV) –
đều sử dụng văn học dân gian trong cuộc sống hàng ngày của họ” [40 - 92].
22
2.2. Những biểu hiện của ngôn ngữ bình dân trong
truyện thơ Nôm bình dân
2.2.1. Từ láy trong truyện thơ Nôm bình dân
“Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương
thức lập lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết với thanh điệu giữ nguyên
hay biến đổi theo quy tắc biến thanh, tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo
hai nhóm: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng của một hình vị hay đơn vị có
nghĩa” [2 - 41].
Với tính chất điệp âm thanh (một bộ phận hay toàn bộ từ), từ láy đã
tăng cường sắc thái cho câu thơ tiếng Việt. Cơ sở của sự tăng cường đó chính
là khả năng mở rộng tính chất, phạm vi ý nghĩa hoặc thu hẹp, làm giảm nhẹ
tính chất cũng như phạm vi ý nghĩa cho hình vị cơ sở của từ, chẳng hạn: “bối
rối” so với “rối” có phạm vi biểu vật hẹp hơn, nhưng “bối rối” lại có giá trị
biểu thái hơn “rối”; “Xanh xanh” có phạm vi biểu vật hẹp hơn “xanh” nhưng
lại có giá trị biểu thái cao hơn. Cũng tương tự như vậy đối với các cặp gật gù
– gật; láo lếu – láo, rầu rầu – rầu; múa may – múa; đo đỏ – đỏ Ngược lại, từ
láy “chim chóc” so với “chim” có phạm vi biểu vật rộng hơn đồng thời phá vỡ
sắc thái trung tính của hình vị cơ sở. Chúng ta có thể thấy điều này khi so sánh
giữa máy móc – máy; chết chóc – chết; da dẻ – da; máu me – máu,
Từ láy là loại từ thể hiện một cách rõ nét nhất tính chất đa thanh điệu

của ngôn ngữ tiếng Việt. Nó có khả năng biểu hiện chính xác từng gam màu
trong thế giới tự nhiên cũng như từng sắc thái tinh vi của cảm xúc con người:
“Dưới cầu nước chảy trong veo
Trên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”
“Vó câu khấp khểnh bánh xe gập ghềnh”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Từ láy góp phần quan trọng trong việc tạo nhịp điệu, âm thanh hay khái
quát hơn là tạo chất thơ cho câu thơ:
“Chị ấy năm nay còn gánh thóc
23
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang”
(Mùa xuân chín – Hàn Mạc Tử)
“Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều”
(Thơ duyên – Xuân Diệu)
Vì vậy, trong thơ tiếng Việt, từ lấy rất được chú ý sử dụng và mang lại
giá trị biểu cảm cao. Trong truyện Kiều, Nguyễn Du đã có tới 507 lần sử dụng
từ láy ở các vị trí khác nhau trong câu thơ (theo thống kê của Phan Ngọc, sđd)
và không ít lần, nhờ đó, người Việt có những câu thơ kiệt tác.
Viết bằng ngôn ngữ dân tộc, truyện thơ Nôm bình dân có điều kiện khai
thác một cách tối đa giá trị tạo hình, biểu nghĩa của tiếng Việt, trong đó có
việc sử dụng với mật độ khá dày hệ thống từ láy ở những vị trí khác nhau của
câu thơ.
Từ láy được chú ý sử dụng ngay từ những truyện thơ Nôm xuất hiện
đầu tiên vào thế kỷ XIV - XV (như Truyện Vương Tường, Thơ Nghĩa sĩ,
Truyện Trê Cóc,…). Nếu tạm thời chúng ta chấp nhận thời điểm ra đời của
Lâm tuyền kì ngộ sớm nhất và Nhị độ mai muộn nhất trong bốn truyện được
khảo sát thì sẽ thấy rằng, càng về sau, mật độ sử dụng từ láy càng tăng. Đồng
thời, trình độ vận dụng ngày càng điêu luyện hơn. Dưới đây là kết quả thống
kê mật dộ sử dụng từ láy của chúng tôi trong bốn tập truyện thơ Nôm:

Tên truyện Tổng số câu trích
trong tập truyện
Số lần sử dụng
từ láy
Trung bình số
lần sử dụng từ
láy/số câu.
Lâm tuyền kỳ ngộ 56 bài đường luật
= 448 câu
127 lần 1/3,5
Truyện Hoàng Trừu 732 186 1/3,9
Tống Trân – Cúc Hoa 1782 251 1/7,1
Nhị độ mai 2820 523 1/5,4
Như vậy trung bình giao động từ 3 đến 7 câu thơ tác giả lại sử dụng từ
24
láy một lần tương đương với từ láy trong truyện Kiều của Nguyễn Du (Truyện
Kiều là 1/6,4). Khảo sát 203 câu ca dao trong cuốn Thanh Hóa quan phong
của Vương Duy Trinh (tài liệu tham khảo thứ 33), những bài thuộc năm
huyện: Tống Sơn, Nga Sơn, Hằng – Mỹ nhị huyện, Hậu Lộc huyện, chúng tôi
thấy có 28 lượt từ láy được dùng, tương ứng 7,25 câu mới có một lần dùng từ
láy. Trong 100 bài ca dao (tương ứng 391 câu) trong cuốn Thi ca bình dân
Việt Nam, tòa lâu đài văn hóa dân tộc, tập I do Nguyễn Tấn Long và Phan
Canh sưu tầm (tài liệu tham khảo thứ 17), chúng tôi thống kê được 44 lần
dùng từ láy, cứ 8,88 câu ca dao mới có một lần dùng từ láy. Như vậy, tỉ lệ từ
láy trong cả hai tài liệu trên nhỏ hơn trong truyện thơ Nôm bình dân. Điều đó
cho thấy, các tác giả trong truyện thơ Nôm đã có ý thức sâu sắc trong việc vận
dụng từ láy âm tiếng Việt để tăng cường sức biểu cảm và biểu nghĩa cho câu
thơ.
Trong 5782 câu thơ quốc âm chúng tôi có điều kiện khảo sát, từ láy âm
luôn được sử dụng ở những vị trí quan trọng. Cấu trúc 6 – 8 của câu thơ lục

bát đã ngầm phân định chức năng thông báo của mỗi dòng thơ, theo đó câu
lục thường gợi dẫn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của nội dung thông tin ở câu
bát. Điều này được thống nhất từ ca dao cho tới Truyện Kiều:
“Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng được chưa?
Đan sàng thiếp cũng xin thưa
Tre vừa đủ lá nên chăng hỡi chàng”.
(Ca dao)
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trãi qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.
(Truyện Kiều)
Mục đích giao tiếp của chàng trai và cô gái trong bài ca dao là một bên
25

×