Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Triết học mác – lênin về con người và sự vận dụng phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.46 KB, 26 trang )

1
MỞ ĐẦU
Phát triển con người luôn là mục tiêu cao nhất của toàn nhân loại và vấn đề
con người từ xưa đến nay vẫn luôn được coi là trung tâm của mọi xã hội, là đối
tượng nghiên cứu của tất cả các lĩnh vực khoa học. Trong lịch sử tư tưởng triết học
phương Đông cũng như lịch sử tư tưởng triết học phương Tây trước Mác cũng đều
đã đề cập, nghiên cứu về con người nhưng tựu chung còn mang tính chất duy vật
siêu hình hoạc duy tâm thần bí. Trong bối cảnh tình hình hiện nay trước sự tan rã
của hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu, phong trào cộng sản lâm vào thối
trào, CNTB có những sự điều chỉnh để thích nghi kéo dài sự tồn tại của mình,
chúng liên tục xun tạc cơng kích bơi nhọ chủ nghĩa Mác Lênin về tính nhân văn,
khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác, chúng rêu rao rằng Chủ nghĩa MácLênin chỉ chú trọng vào vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp mà quên đi yếu tố con
người. Song nếu như ta nghiên cứu và nhìn nhận một cách khách quan khoa học về
sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa Mác – Lênin ở nước ta nói riêng và ở các
nước XHCN nói chung thì khơng ai có thể phủ nhận triết học Mác-Lênin rất đề cao
con người, bản chất con người và phát triển con người. Triết học Mác đã kế thừa và
khắc phục những mặt hạn chế của các tư tưởng về con người trước đây và vận dụng
những thành tựu nổi bật của khoa học tự nhiên, khoa và các khoa học đương thời,
đã xây dựng nên học thuyết của mình về vấn đề con người, bản chất con người một
cách khoa học và cách mạng. Con người trong triết học Mác là con người thiện
thực, con người thực tiễn cải tạo tự nhiên, xã hội và tư duy, con người vừa là sản
phẩm của xã hội lịch sử đồng thời vừa là chủ thể cải tạo tự nhiên, xã hội và bản
thân mình.
Vận dụng vào nước ta Đại hơi Đảng lần thứ XII đã xác định “Đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới
là tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mơ hình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều


kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
gắn với phát triển kinh tế tri thức, lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân


lực chất lượng cao làm động lực chủ yếu; huy động và phân bổ có hiệu quả mọi
nguồn lực phát triển”.
Do vậy yếu tố con người đóng vai trị quyết định là khâu then chốt nhất của
mọi chính sách kinh tế xã hội là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm đã được Đại hội
Đảng lần thứ XII xác định “Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ
và năng lực làm việc; xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh”.
Nhận thức được tầm quan trọng nhân tố con người trong chủ nghĩa Mác –
Lênin và đặc biệt là vấn đề phát triển con người là nguồn nhân lực quan trọng trong
công cuộc đổi mới ở đất nước ta hiện nay. Đây chính là lý do tôi chọn chủ đề tiểu
luận “ Triết học Mác – Lênin về con người và sự vận dụng phát triển nguồn
nhân lực ở nước ta hiện nay”
NỘI DUNG
I. KHÁI LƯỢC MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC
TRƯỚC MÁC

1. Quan niệm về con người trong triết học phương Đông
Phương Đông cổ đại là vùng đất rộng lớn, một trong những cái nơi của nền
văn minh nhân loại có nhiều trung tâm triết học lớn, các quan niệm về con người
xuất hiên rất sớm trong đó điển hình là triết học Phật giáo và Nho giáo. Đã bàn về
những nội dung hết sức đa dạng những vấn đề thuộc nguồn gốc, bản tính của con
người, đạo làm người và mẫu hình con người lý tưởng.
Quan niệm về con người trong triết học Phật giáo
Khi bàn tới nguồn gốc con người: Phật giáo phủ nhận quan điểm của kinh
Vêda, Upanisad cho rằng con người là sản phẩm của đấng sang tạo và con người là

2


ngun nhân của chính mình, con người q khứ là nguyên nhân của con người

hiện tại, con người hiện tại là nguyên nhân của con người tương lai.
Phật giáo cho rằng con người có hai thành phần: phần sinh lý và phần tâm
lý, phần hình chất và tâm thần. Con người là sự hội tụ bởi sắc và danh, hai thành
phần trên được tạo nên từ ngũ uẩn, do nhân duyên hợp thành, mà thế giới bản chất
của nó là vô thường nên sự hội tụ của sắc và danh cũng chỉ diễn ra trong thời gian
nhất định, vì vậy khơng có cái tơi vĩnh hằng. Đời sống trên trần gian chỉ là hư ảo,
chỉ có cõi niết bàn, thiên đường mới là vĩnh viễn.
Trong mỗi người, người nào cũng có trần tục tính và Phật tính. Trần tục
tính là tính tham, sân, si; là vơ minh, ái dục. Phật tính là tính giác ngộ về cõi niết
bàn, về cõi chân như. Qua đây Phật giáo thừa nhận bản tính con người vừa thiện
vừa ác.
Quan niệm về con người trong Nho giáo
Nho giáo cho rằng muôn vật do trời đất sinh ra thì con người cũng do trời
đất sinh ra. Sinh ra người cũng như sinh ra mn vật, đó là đức của trời đất. Nho
giáo cho rằng con người sinh ra thì con người cùng với đất hợp thành ba ngôi tiêu
biểu cho sự vật trong thế giới vật chất và tinh thần. Kinh dịch chỉ rõ: Trời, đất,
người là tam tài. Nho giáo cho rằng trời là gốc của người, trời với người là một, do
đó chủ trương thiên nhân hợp nhất.
Nho giáo coi tu than và thực hành đạo đức là hoạt động thực tiễn căn bản
nhất, ln được đặt vị trí thứ nhất của sinh hoạt xã hội. Mục tiêu xây dựng con
người của Nho giáo là xác định được năm mối quan hệ và làm trịn trách nhiệm
trong năm mối quan hệ đó. Con đường để đạt tới mục tiêu đó là tu thân, tề gia, trị
quốc, bình thiên hạ. Đồng thời Nho giáo cũng rất coi trọng năm đức (ngũ thường)
thường xuyên phải trau dồi là nhân, nghĩa, lễ, trí. Tín.
Nhìn chung quan điểm triết học về con người thể hiện trong các học thuyết
triết học phương Đông thể hiện sự đa dạng, phong phú nhưng cịn mang nặng tính
3


duy tâm. Tất cả những tư tưởng đó đều tồn tại lâu dài trong lịch sử, ln giữ vai trị

nền tảng trong suốt xã hội trung cổ. Đây là cơ sở để các triết gia Phương đông sau
này củng cố và hoàn thiện, phát triển.
2. Quan niệm về con người trong triết học phương Tây
Quan điểm về con người trong triết học phương Tây thể hiện phong phú theo
dòng chảy của lịch sử từ thời cổ đại đến nay. Mỗi thời đại lịch sử cụ thể những tư
tưởng về con người mang những nội dung khác nhau.
Triết học phương Tây cổ đại
Cả triết học duy vật và triết học duy tâm đều có quan có quan niệm khác nhau
về con người. Với các triết gia theo chủ nghĩa duy vật, họ giải thích nguồn gốc, bản
chất con người theo quan điểm duy vật chất phác, mộc mạc. Phái nguyên tử luận,
tiêu biểu là Đêmơcrít cho rằng mọi sinh vật đều cấu tạo từ nguyên tử.
Những người theo chủ nghĩa duy tâm, họ coi con người có hai phần thể xác và
linh hồn, trong đó linh hồn là bất tử. Aritxtốt cho rằng, con người là một động vật
chính trị, qua đó ơng đã đặt vấn đề nghiên cứu cả mặt tự nhiên và mặt xã hội của con
người từ rất sớm.
Triết học phương Tây thời kỳ trung cổ
Quan niệm con người bị chi phối bởi quan diểm duy tâm cảu tôn giáo. Theo
Kito giáo con người do Chúa sang tạo ra, con người có thể xác và linh hồn, thể xác
mất đi, linh hồn sẽ còn lại. Họ cho rằng Chúa trời là lực lượng siêu nhiên, định đoạt
mọi số phận của con người, ban phước hoạc trừng phạt con người. Mọi mặt cuộc
sống con người, niềm vui, nỗi buồn, sự may rủi của con người đều do thượng đế sắp
đặt. Mọi sự vật là do chúa trời sắp đạt chính vì vậy con người trở nên nhỏ bé trước
cuộc sống, nhưng đành bằng lòng, can phận với cuộc sống tạm bợ trên trần thế, vì
hạnh phúc vĩnh cửu là ở thiên đường. Đây là quan niệm duy tâm về bản chất con
người nó kìm hãm,triệt tiêu ý chí đấu tranh vươn lên của con người.

4


Triết học Tây Âu thời kỳ Phục Hưng - cận đại

Ở giai đoạn này nhận thức về nguồn gốc và bản chất con người đã có một
bước tiến đáng kể, triết học duy vật và duy tâm đều phản ánh những vấn đề mới mẻ
do thực tiễn đặt ra. Tuy nhiên, chưa có một trường phái nào nhận thức đầy đủ cả về
mặt sinh học và mặt xã hội, thống nhất trong con người. Họ chỉ nhấn mạnh mặt cá
thể mà xem nhẹ mặt xã hội của con người.
Trong triết học cổ điển Đức
Hai đại biểu xuất sắc nhất là Hêghen và Phoiơbắc quan niệm về con người đã
phát triển mạnh mẽ ở cả hai khuynh hướng duy tâm và duy vật. Hêghen tuyệt đối
hố con người lý tính, cho rằng ý niệm tuyệt đối tha hoá thành tự nhiên, xã hội và
con người. Chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc trong lúc phê phán chủ nghĩa
duy tâm, đã khẳng định ý thức là sản phẩm của bộ óc, tinh thần là sản phẩm của vật
chất và tuyệt đối hố con người tự nhiên, sinh vật, khơng thấy được bản chất xã hội lịch sử của con người; không thấy vai trò hoạt động thực tiễn của con người. do vậy cả
hai ông đều chưa giải quyết đúng đắn vấn đề con người.
Như vậy, các quan điểm triết học trước Mác về con người chưa thốt khỏi
tính chất duy vật siêu hình hoạc duy tâm thần bí. Tuy nhiên lịch sử triết học đã để
lại những quan niệm, nguồn gốc, bản chất quý giá về con người, làm cơ sở, tiền đề,
điều kiện cho triết học Mác – Lênin kế thừa, phát triển đưa ra quan điểm khoa học
về con người.
II- QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI

1. Triết học Mác – Lênin tiếp cận con người trong lịch sử sản xuất vật chất
Khái niệm con người
Với phương pháp luận duy vật biện chứng, triết học Mác - Lênin cho chúng
ta thấy rằng quan hệ giữa mặt sinh học và mặt xã hội trong mỗi con người là thống
nhất. Mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người, còn mặt xã hội là đặc
trưng bản chất để phân biệt con người với loài vật. Nhu cầu sinh học phải được
5


“nhân hóa” để mang giá trị văn minh con người và đến lượt nó, nhu cầu xã hội

khơng thể thốt ly khỏi tiền đề của nhu cầu sinh học. Hai mặt trên thống nhất với
nhau, hòa quyện vào nhau tạo thành con người tự nhiên - xã hội.
Nói chung, con người vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của xã
hội. Vì vậy con người chính là một thực thể sinh học - xã hội gọi là thực thể sinh
học vì nó là một cơ thể sống, gọi là một thực thể xã hội vì nó mang bản chất xã hội.
Tự nhiên và xã hội trong con người có mối quan hệ biện chứng với nhau. C.Mác
cho rằng “con người không phải là một tồn tại trừu tượng, ẩn náu đâu đó ngồi thế
giới” 1. Đó là những con người sống trong một thời đại nhất định, một môi trường
xã hội nhất định.
* Triết học Mác – Lênin tiếp cận con người trong lịch sử sản xuất vật chất
Từ quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử xã hội, các nhà kinh điển đã tiếp
cận sự hình thành, phát triển con người từ trong lịch sử sản xuất vật chất. Từ đó,
khẳng định: lao động là điều kiện chủ yếu quyết định sự hình thành, phát triển của
con người, sự hình thành con người có cơ sở trực tiếp và gắn với môi trường tự nhiên
– xã hội.
Lao động-điều kiện chủ yếu quyết định sự hình thành, phát triển con người.
Trong lao động, thông qua lao động con người biến đổi điều kiện tự nhiên bên
ngoài; đồng thời làm biến đổi bản chất tự nhiên, cải tạo bản năng sinh học của mình
và hình thành, phát triển những phẩm chất xã hội.
Con người có trình độ cải tạo bản năng sinh học, phát triển phẩm chất xã hội
của con người là biểu hiện tập trung ở sự hình thành đặc tính sáng tạo. Con người
khác con vật ở chỗ, con vật sống dựa hoàn toàn vào tự nhiên, còn con người phải
bằng lao động sản xuất để cải tạo tự nhiên, sáng tạo ra của cải vt cht, tho món
nhu cu bn thõn.

1

C.Mác và Ph.ăngghen, tuyn tập, tập I. NXB Sự thật Hà Nội- 1981, trang 13,14.

6



Qua lao động, con người đảm bảo phương thức quan hệ giữa con người với tự
nhiên. Lịch sử sản xuất vật chất cũng là lịch sử con người cải tạo tự nhiên phù hợp
với nhu cầu tồn tại và phát triển của mình.
Sự hình thành con người có cơ sở trực tiếp và gắn với môi trường tự nhiên xã hội.
Hoàn cảnh tự nhiên – xã hội được thu hút vào quá trình đời sống xã hội. Triết
học Mác - Lênin khẳng định, thông qua lịch sử sản xuất vật chất và nhờ lao động
mà một loài sinh vật mới ra đời. Lao động đã biến đổi bản chất tự nhiên của tổ tiên
loài người. C.Mác khẳng định: “trong con người, ý thức thay thế bản năng hoặc bản
năng con người là bản năng đã được ý thức” 2 . Lao động là điều kiện chủ yếu quyết
định sự hình thành phát triển phẩm chất xã hội của con người. Trong lao động tất
yếu hình thành quan hệ xã hội, thơng qua hoạt động giao tiếp hình thành ngơn ngữ,
nhận thức, tình cảm, ý chí và cả phương pháp tư duy của con người…Chính vì vậy,
Ph.Ăngghen khẳng định: “trên ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động sáng tạo
ra bản thân con người”3. Con người trực tiếp tồn tại trong môi trường xã hội, thông
qua xã hội mà thích nghi với tự nhiên. Bởi vì, xã hội là một bộ phận của giới tự
nhiên, một kết cấu vật chất đặc thù của giới tự nhiên. C.Mác khẳng định: “Chừng
nào lồi người cịn tồn tại thì lịch sử của họ và lịch sử tự nhiên quy định lẫn nhau” 4.
Thông qua lao động mà con người vừa tách khỏi tự nhiên, vừa hoà nhập với tự nhiên
trở thành một thực thể sáng tạo.
2. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về bản chất con người
Trong luận cương về PhoiơBách, Mác đã khái quát bản chất con người, điều
đó được Mác khẳng định: “PhoiơBách hồ tan bản chất tơn giáo và bản chất con
người. Nhưng bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của
cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản cht con ngi l tng hp
25

C.Mác và Ph.ăngghen, toàn tập, Nxb CTQG, H. 1994, t. 20, tr. 641


3
46

C.Mác và Ph.ăngghen, toµn tËp, Nxb CTQG, H. 1995, t. 3, tr. 25

7


những quan hệ xã hội.”

5

như vậy thông qua luận cương này là tiền đề quan

trọng chỉ đạo quá trình xem xét nghiên cứu con người. Cụ thể bản chất con
người được thể hiện trên những nội dung:
Con người – một thực thể thống nhất của cái sinh vật và cái xã hội
Kế thừa quan niệm đúng đắn về con người trong lịch sử triết học, với quan
điểm duy vật triệt để và phương pháp biện chứng, C. Mác đã phân biệt rõ hai mặt
sinh vật và xã hội thống nhất trong con người hiện thực.
Mặt sinh học, đó là một cá thể xét trên góc độ sinh học con người tồn tại ở
cấp độ cơ thể, biểu hiện trong các hiện tượng sinh lý, di truyền, thần kinh, điện hoá và các quá trình khác của cơ thể. Về mặt này, con người phục tùng các quy
luật của tự nhiên, sinh học. nhưng cấu tạo cơ thể có những đặc biệt khác xa động
vật đặc biệt là bộ não
Mặt xã hội, con người tham gia vào các quan hệ xã hội tạo nên các giá trị xã
hội - nhân cách, biểu hiện trong những q trình ý thức, tính cách, tính khí…là
chủ thể các quan hệ xã hội, lao động, giao tiếp, tinh thần…Về mặt này, con người
phục tùng các quy luật xã hội.
Con người là sản phẩm của tự nhiên, là kết quả của sự tiến hóa lâu dài của
giới tự nhiên. Sinh giới phát triển thông qua nhiều giai đoạn, nhiều quá trình khác

nhau, từ vật chất sống ban đầu là hạt Coaxecva đến sinh vật đơn bào, đến sinh vật
đa bào, đến thực vật, đến động vật và sự phát triển cao nhất là con người. Con
người mang bản tính sinh vật, “Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động vật
mà ra, cũng đã quyết định việc con người khơng bao giờ hồn tồn thốt ly khỏi
những đặc tính vốn có của con vật”. Chẳng hạn đó là con người thì ai cũng phải
trải qua các giai đoạn sinh trưởng, tử vong; ai cũng phải có nhu cầu ăn, mặc, ở,
sinh hoạt văn hóa, tình cảm, hiểu biết,… Song con người khơng phải là động vật
thuần túy, mà là động vật có tính chất xã hội. Bởi vì, con người chỉ có thể tồn ti
5

C.Mác và Ph.ăngghen, toàn tập, Nxb CTQG, H., 1995, t. 3, tr. 11

8


khi được thỏa mãn các nhu cầu sinh học, nhưng những vật phẩm để thỏa mãn các
nhu cầu đó khơng có sẵn trong giới tự nhiên. Cho nên để duy trì sự tồn tại của
mình, con người phải lao động. Chính lao động là yếu tố quyết định sự hình thành
bản chất xã hội của con người.
Con người là một bộ phận của tự nhiên. Con người không thể tồn tại mà thốt
ly khỏi q trình tất yếu đó là sinh ra, phát triển rồi chết đi. Trải qua hàng chục vạn
năm, con người đã thay đổi từ vượn thành người điều đó được chứng minh trong các
cơng trình nghiên cứu của Đacuyn. Những thuộc tính, những đặc điểm sinh học, quá
trình tâm sinh lý, các giai đoạn phát triển khác nhau nói lên bản chất sinh học của cá
nhân con người.
Mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất quy định bản chất con người . Đặc
trưng quy định sự khác biệt giữa con người với thế giới lồi vật là mặt xã hội. Thơng
qua hoạt động lao động sản xuất con người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục
vụ đời sống của mình hình thành và phát triển ngơn ngữ và tư duy, xác lập quan hệ xã
hội. Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của con người

đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội. “Người là giống vật
duy nhất có thể bằng lao động mà thốt khỏi trạng thái thuần túy là loài vật” 6.
Con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và phát
triển của con người luôn bị quyết định bởi các hệ thống quy luật khác nhau nhưng thống
nhất với nhau. Chúng cùng tác động, tạo nên thể thống nhất hoàn chỉnh trong đời sống
con người bao gồm cả mặt sinh học và mặt xã hội. Mối quan hệ sinh học và xã hội là cơ
sở để hình thành các nhu cầu về sinh học và nhu cầu xã hội trong đời sống con người
như nhu cầu ăn, mặc, ở, nhu cầu tái sản xuất xã hội, nhu cầu tình cảm, nhu cầu thẩm
mỹ, nhu cầu hưởng thụ các giá trị tinh thần.
Như vậy ta thấy rõ mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người còn mặt xã
hội là đặc trưng bản chất nhất để phân biệt con người với loài vật. Hai mặt trên thống
6

C.Mác và Ph.Ănghen: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, t.20, tr. 673.

9


nhất với nhau để tạo nên con người tự nhiên- xã hội hay một thực thể song trùng. Mặt
xã hội là bản chất nhất quyết định sự phát triển của con người.
Tóm lại, để phân biệt giữa con người và con vật con người khác con vật một số
điểm: có lao động có ý thức và tham gia vào các quan hệ xã hội. Cả ba điểm này đều
mang tính xã hội hoặc xuất phát từ xã hội, trong đó quan hệ xã hội là quan hệ bản chất
nhất, bao quát mọi hoạt động của con người. nhờ quan hệ xã hội mà con người làm giàu
thêm tri thức của mình và tự cải biến để tách khỏi thế giới động vật.
Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội
Để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C. Mác đã nêu lên một cách tổng
quát trong luận đề nổi tiếng Luận cương về Phoiơbăc: “Bản chất con người không phải
là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản
chất con người là tổng hồ những quan hệ xã hội” 7.

Luận điểm trên chỉ rõ: khơng có con người trừu tượng thoát ly khỏi điều kiện cụ
thể, con người luôn tồn tại trong điều kiện lịch sử nhất định. Nghĩa là con người cùng
với xã hội mình khai thác thiên nhiên, sinh hoạt xã hội, phát triển ý thức.
Luận điểm có tính chất bước ngoặt trong lịch sử nghiên cứu con người, bản chất
con người, cụ thể nó được biểu hiện trên các góc độ sau:
Thứ nhất, Tính quyết định xã hội đối với bản chất con người phải đặt trong mối
quan hệ tương tác giữa cá nhân và xã hội, thông qua sự tương tác tổng hòa các quan hệ
xã hội: khi các quan hệ xã hội thay đổi thì sớm hay muộn bản chất con người cũng có
sự thay đổi. Bản chất con người khơng có tính cố định, bất biến. Bản chất con người
được qui định bởi tất cả các mối quan hệ xã hội, tức là bị qui định bởi mối quan hệ
giữa người với người. Đó là các quan hệ giữa người với người ở một hình thái kinh tế
xã hội đã bỏ qua, ở hình thái kinh tế - xã hội đương đại, ở một ý nghĩa nào đó là quan
hệ giữa người với người theo định tính, theo mục tiêu lý tưởng. Đó là các mối quan hệ
về vật chất, quan hệ về tinh thần giữa người với người. Quan hệ giữa người với người
7

C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.3, tr. 11.

10


trong xã hội đương đại qui định bản chất của con người thì suy đến cùng quan hệ vật
chất, quan hệ kinh tế, quan hệ sản xuất là yếu tố quyết định nhất.
Thứ hai, Con người sống trong xã hội chịu sự chi phối của môi trường tự
nhiên và xã hội theo những quy luật nhất định. Môi trường tự nhiên (quy luật về sự
phù hợp giữa cơ thể với mơi trường, về q trình biến dị và di truyền, về sự tiến
hóa), mơi trường xã hội (có các quy luật về tâm lý, ý thức, tư tưởng tình cảm, khát
vọng, niềm tin, ý chí). Từ đó Triết học Mác - Lênin khẳng định: khơng có con
người trừu tượng, thốt ly mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội. Đó là những con
người cụ thể, sống trong những điều kiện cụ thể là thành viên của một cộng đồng

một giai cấp nhất định. Đồng thời muốn lý giải con người, phải đặt con người vào
những điều kiện lịch sử nhất định và trong quan hệ xã hội để quan sát. Con người
luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, một
thời đại nhất định. Chỉ trong toàn bộ mối quan hệ đó (như quan hệ giai cấp, dân tộc,
thời đại; quan hệ chính trị, kinh tế; quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội) con người
mới bộc lộ tồn bộ bản chất của mình. Thơng qua lao động và quan hệ xã hội con
người tạo dấu ấn của mình trong xã hội thể hiện trong các giá trị xã hội.
Cụ thể: Con người là một thực thể có sự thống nhất giữa tính nhân loại và tính
giai cấp. Trước hết, con người mang tính nhân loại. Đây là thuộc tính vốn có hình
thành trong suốt chiều sâu lịch sử của cuộc sống cộng đồng phổ biến rộng lớn nhất.
Tính nhân loại thể hiện trong thuộc tính chung nhất, cao nhất của con người là sáng
tạo và trong những giá trị văn hố chung mà nhân loại đạt được. Tính nhân loại còn
được thể hiện trong những quy tắc chuẩn mực của cuộc sống chung được hình thành
như những đạo lý. Tính nhân loại thể hiện trong những giá trị chung mà con người
quan tâm như nhân văn, nhân đạo, dân chủ, cơng bằng xã hội, hồ bình, bảo vệ mơi
trường sinh thái. Cơ sở của tính nhân loại là từ bản chất xã hội của con người, do
yêu cầu khách quan của cuộc sống cộng đồng mà con người phải cố kết, nương tựa
vào nhau để tồn tại và phát triển. Theo Mác: “xã hội suy cho cùng là sản phẩm của
11


sự tác động qua lại giữa những con người” 8. Chính vì điều này mà tạo nên xã hội
lồi người với những yếu tố của riêng vốn có.
Mặt khác, trong xã hội có giai cấp, con người bao giờ cũng mang tính giai
cấp. Mỗi người là một thành viên của một giai cấp nhất định, mang địa vị kinh tế xã hội của giai cấp đó. Địa vị kinh tế - xã hội có tính khách quan, do tồn bộ điều
kiện sinh hoạt vật chất quy định, mặc dù mỗi thành viên giai cấp có thể ý thức được
hoặc khơng ý thức được địa vị của mình.
Tính giai cấp và tính nhân loại trong con người vừa đồng nhất vừa khác biệt.
Bởi vì, con người tồn tại thơng qua những cá nhân hiện thực với tư cách là các chủ
thể hành động xã hội. Tính nhân loại tồn tại vĩnh hằng. Mặc dù trật tự kinh tế, chính

trị, xã hội có thể bị thay đổi, nhưng con người ln tồn tại và phát triển trong mối
liên hệ tất yếu với người khác; khai thác sự phong phú của người khác để tồn tại và
làm phong phú cho bản thân mình. Mặt khác, trong xã hội còn chế độ tư hữu về tư
liệu sản xuất, còn quan hệ đối kháng giai cấp thì con người cịn mang tính giai cấp.
Các giai cấp và các hệ thống xã hội tương ứng vẫn là chủ thể chủ yếu của xã hội hiện
thực. Không bao giờ có một “lợi ích nhân loại thuần khiết”, mà nó phải được phản
ánh trong nhận thức, trong hoạt động thực tiễn khơng tách rời lợi ích các giai cấp.
Thứ ba, Bản chất con người phải đặt trong quan hệ đồng loại (cộng đồng) với
cá nhân trong đó mặt cộng đồng có xu hướng xích lại gần hơn. Con người hồ nhập
vào cộng đồng, mang bản chất của nó vào và thể hiện bản sắc của nó. Hồ nhập
vào cộng đồng khơng có nghĩa là đánh mất bản sắc cá nhân mà ngược lại củng cố
thêm bản sắc cá nhân. Khi đề cập tới yếu tố cộng đồng thì cộng đồng dân tộc, cộng
đồng giai cấp là những cộng đồng cơ bản nhất chi phối con người. Nhấn mạnh vấn
đề trên khơng có nghĩa là bỏ qua cộng đồng nhân loại, cộng đồng người.
Thứ tư, Bản chất con người vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính thời đại.
Con người luôn bị chi phối bởi điều kiện sinh hoạt vật chất, điều kiện sinh hoạt tinh
8

C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.27, tr. 657.

12


thần của thời đại. Thời đại nào có con người ấy. Tuy nhiên không được quá nhấn
mạnh, đi đến chỗ tuyệt đối hoá thực tế của con người trong những điều kiện nhất
định sẽ dẫn tới sai lầm vì khơng thể giải thích nổi những hiện tượng phức tạp của
đời sống xã hội.
Tuy nhiên luận đề khẳng định bản chất con người của Mác khơng có nghĩa là
phủ nhận mặt tự nhiên của con người. Trái lại luận đề trên muốn nhấn mạnh sự
khác biệt giữa con người và loài vật trước hết là ở bản chất xã hội của con người.

Mặt khác cũng chỉ rõ sự biểu hiện phong phú ở mỗi cá nhân về phong cách, nhu
cầu, lợi ích trong cộng đồng xã hội.
Như vậy, bản chất con người không phải được sinh ra mà được sinh thành, nó hình
thành và thay đổi theo sự hình thành và thay đổi các quan hệ xã hội, trong đó trước hết
và quan trọng nhất là các quan hệ thuộc lĩnh vực kinh tế.
3. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về vai trò của con người
Triết học Mác – Lênin đã khẳng định, con người vừa là sản phẩm của lịch sử,
vừa là chủ thể của lịch sử.
Con người với tư cách là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất con người
không ngừng sáng tạo ra các phương pháp sản xuất khác nhau để không ngừng phát
triển hiệu quả, hiệu xuất lao động. mặt khac, hoạt động của con người đã được lịch
sử chi nhận hay con người làm ra lịch sử nên để có lịch sử trước tiên phải có con
người. Tiền đề đầu tiên của lịch sử là sự tồn tại của những cá nhân con người sống,
vì vậy, hành động lịch sử đầu tiên là hành động lao động sản xuất để con người tách
khỏi động vật. Con người tách khỏi động vật như thế nào thì họ bước vào lịch sử
như vậy.
Là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, con người là yếu tố hàng đầu đóng
vai trị quyết định trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, là chủ thể của quá
trình lịch sử, của tiến bộ xã hội. Trong quá trình tham gia hoạt động của mình, con
người với trình độ và năng lực của mình đã chuyển biến những tri thức trong đầu
13


óc thành những của cải vật chất thông qua việc tác động cải biến hiện thực khách
quan, thể hiện rõ nhất là trong hoạt động lao động sản xuất. Vai trị của con người
gắn liền với trình độ phát triển sản xuất xã hội. Con người là một bộ phận quan
trọng của lực lượng sản xuất. Con người với tri thức và kinh nghiệm lao động là
yếu tố quyết định đến trình độ phát triển sản xuất xã hội. Vì vậy trình độ phát triển
của con người trong từng giai đoạn khác nhau của lịch sử xã hội sẽ được thể hiện
thơng qua trình độ phát triển sản xuất xã hội.

Việc giải quyết hài hịa các mối quan hệ đó không những giúp con người phát
triển với phương diện cá nhân mà còn thúc đẩy sự phát triển của xã hội lồi người
Con người phát huy vai trị của mình thông qua giải quyết quan hệ tất yếu trong xã
hội. Con người là chủ thể tạo nên lịch sử loài người mà cụ thể là chủ thể của các
quan hệ và giao lưu. Con người là chủ thể cuả các mối quan hệ người với chính
mình, mối quan hệ giữa người với tự nhiên, mối quan hệ giữa con người với xã hội
và quan hệ giữa người với lịch sử.. Khắc phục sự tha hóa là điều kiện phát huy vai
trò nhân tố con người. Theo triết học Mac – Lênin khẳng định Lao động bị tha hóa
là lao động làm người lao động đánh mất mình trong “hoạt động người” nhưng lại
tìm thấy mình “hoạt động vật” và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự tha hóa là chế
độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Giải phóng con người là xóa bỏ người bóc lột người,
xóa bỏ tha hóa để con người trở về với chính mình.
Tóm lại,nghiên cứu về con người, bản chất con người từ trước đến nay chỉ có
chủ nghĩa Mác-Lê nin mới tạo ra sự khác biệt lớn lao không những vạch ra hướng
nghiên cứu về con người mà còn thể hiện bản chất cách mạng và nhân văn là giải
phóng con người khỏi áp bức bất công, là học thuyết khoa học và tiến bộ nhất. Một
hệ thống lý luận hoàn chỉnh trên cơ sở biện chứng duy vật về bản chất quy luật tồn
tại, vận động và phát triển của thế giới. Đó là sự kế thừa, kết tinh và phát triển mọi
tinh hoa trí tuệ lồi người và thực tế nó vượt xa cả hệ tư tưởng và tôn giáo trong
lịch sử về mọi mặt: về hệ thống lý luận, về khả năng phản ánh cũng như cải tạo thế
14


giới. Cho nên nó là thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho nhận thức, tư
duy và hoạt động của con người, là kim chỉ nam nguyên tắc hàng đầu cho các khoa
học nghiên cứu về con người. Con người trong triết học Mác là con người cụ thể
sống và hoạt động trong một điều kiện lich sử xã hội nhất định. Bản chất của con
người mang tính xã hội, bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội, giá
trị xã hội mà con người có được là thơng qua xã hội và đó chính là bộ mặt xã hội
của con người.

Vốn quý nhất trên mặt đất là con người vì vậy Giải phóng con người là vấn đề
cao nhất trong chủ nghĩa Mác-Lê nin giải phóng con người khỏi tình trạng người bóc
lột người, phát triển con người trở thành con người phát triển hài hịa và tồn diện.
Con người vừa là chủ thể vừa là khách thể của lịch sử, con người sống và hoạt động
trong một thời đại nhất định, một xã hội nhất định vì vậy sự phát triển của cá nhân sẽ
góp phần tạo nên sự phát triển của xã hội, thúc đẩy sự phát triển lịch sử loài người.
III. VẬN DỤNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở NƯỚC TA

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
Trong giai đoạn hiện nay khi đất nước ta đang thực hiện cơng cuộc đổi mới
tồn diện trên tất các lĩnh vực, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước sớm đưa
nước ta trở thành nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại thì vấn đề con người, phát
triển nguồn nhân lực là một vấn đề đặc biệt quan trọng, được quan tâm hơn bao giờ
hết bởi vì nhân lực là nhân tố quyết định nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc
gia, trình độ phát triển của nguồn nhân lực là một thước đo chủ yếu sự phát triển
của các quốc gia, để chúng ta có đủ nguồn nhân lực, có những con người có trình
độ, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc trong tình hình mới, hồn thành cơng cuộc đổi mới đất nước xây dựng
thành công CNXH ở nước ta. Chính vì vậy chúng ta phải nắm chắc quan điểm của
chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề con người, trung thành và vận dụng sáng tạo

15


trong phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay. Để thực hiện tốt mục tiêu trên
theo tôi chúng ta cần phải hiểu, nắm chắc và làm tốt một số vấn đề sau.
1) Đặc điểm hình thành con người Việt Nam trong lịch sử.
Đất nước Việt Nam chúng ta có chiều dài 4000 năm lịch sử với bề dày truyền
thống dựng nước đơi với giữ nước. Chúng ta có điều kiện địa lý riêng và một nền
văn minh lúa nước nên con người Việt Nam sớm có thói quen chịu đựng gian khổ,

siêng năng, chịu khó nhưng trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, mang tính tự
cung, tự cấp nên năng xuất lao động thấp, là cơ sở hình thành xã hội nơng nghiệp
truyền thống với đơn vị hạt nhân là “làng”. Làng chính là thực thể “kinh tê – xã hội
– chính trị - văn hóa” thu nhỏ của xã hội. Chính nền văn minh này đã quy định, tác
động và ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển tâm ly, tình cảm, tính cách, tư
duy và lối sống của con người Việt Nam truyền thống.
Từ khi dựng nước dân tộc Việt Nam đã phải đứng lên kháng chiến chống giặc
ngoại xâm, chúng ta đã phải đương đầu với những kẻ thù lớn hơn, đông hơn chúng
ta gấp nhiều lần, từ đó đã làm nảy sinh tinh thần đồn kết, ý chí quật cường và nghệ
thuật đánh giặc của con người Việt Nam. Chúng ta có nền văn hóa lâu đời giàu bản
sắc truyền thống được hình thành và phát triển trải qua hàng ngàn năm thăng trầm
với nhiều cuộc giao lưu văn hóa thế giới. Trong tất cả các cc giao lưu văn hóa ấy,
nền văn hóa Việt Nam khơng chỉ giữ gìn, phát huy được bản sắc văn hóa cảu mình
mà cịn tiếp thu làm giàu hơn, tinh hoa hơn, phong phú hơn những tinh hoa văn hóa
của mình. Đến thế kỷ thứ XX Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá vào Việt
Nam trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hoạt động của con người và dân
tộc Việt Nam, đồng thời là điều kiện và tiền đề cho sự phát triển con người và xã
hội Việt Nam hiện đại.
Như vậy từ điều kiện địa lý, nền văn minh lúa nước, truyền thống dựng nước đi
đôi với giữ nước chống giắc ngoại xâm, nền văn hóa lâu đời giàu bản sắc dân tộc
cùng với tinh hoa văn hóa nhân loại và giá trị cách mạng, khoa hoc, nhân văn của
16


chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở hình thành con người Việt Nam từ truyền thống đến
hiện đại. Từ đó chúng ta có thể rút ra những ưu điểm và hạn chế chung nổi bật của
con người Việt Nam được hình thành trong lịch sử làm cơ sở để phát triển nguồn
nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và công cuộc đổi mới hiện nay.
2) Vấn đề phát triển nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay.
Để phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay đầu tiên chúng phải hiểu rõ

khái niệm nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực.
a) Khái niệm nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực.
Khái niệm nguồn nhân lực.
Nguồn lực là tổng hợp tất cả các yếu tố vật chất và tinh thần đang và sẽ tạo
ra năng lực, sức mạnh thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Nguồn nhân lực là toàn bộ dân số trong độ tuổi lao động, có những phẩm
chất nhất định (sức khỏe, học vấn, chun mơn, chính trị, đạo đức, kỹ năng hoạt
động, kinh nghiệm…) đang và sẽ tham ra vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội,
văn hóa của đất nước.
Khái niệm phát triển nguồn nhân lực.
Phát triển nguồn nhân lực là quá trình phát triển, tạo ra sự tăng trưởng cả về
số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực; đồng thời không ngừng nâng cao
hiệu quả sử dụng chúng để đáp ứng tốt hơn sự phát triển của đất nước.
Ở nước ta hiện nay Đảng và Nhà nước luôn khẳng định quan điểm coi con
người là trung tâm của sự phát triển, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hiện nay, trong điều kiện đẩy mạnh cơng nghiệp hố và hội nhập quốc tế.
Đại hội XII của Đảng xác định đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực là một trong mười ba định hướng phát triển lớn để hiện
thực hoá mục tiêu phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại. Nội dung quan điểm của Đại hội là bước phát triển mới trong
tư duy lý luận của Đảng ta về giáo dục và đào tạo.
17


Đại hội XII khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo
dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn
diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực
tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội,
xây dựng và bảo vệ tổ quốc, với tiến bộ khoa học – công nghệ, yêu cầu phát triển

nguồn nhân lực và thị trường lao động”.
b) Tình hình phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay.
Nguồn nhân lực được tạo ra, trước hết từ quy mô dân số, trực tiếp là số người trong
độ tuổi lao động. Tính đến năm 2013 dân số nước ta có khoảng 90 triệu người. Quy
mô dân số ngày càng mở rộng, tốc độ phát triển cao làm cho lao động tăng đáng kể.
Nếu như năm 1990 cả nước có 35 triệu lao động thì năm 2013 đã có gần 60 triệu
lao động. Như vậy nước ta có dân số đơng, lực lượng lao động dồi dào với cơ cấu
khá trẻ (khoảng 60% lực lượng lao động đang ở độ tuổi từ 16 đến 34). Tuy nhiên
trình độ học vấn và dân trí chưa cao, lực lượng lao động đã qua đào tạo cịn ít
(khoảng hơn 40%), cơ cấu đào tạo nghành nghề bất hợp lý, phân bố lực lượng lao
động không đều và thiếu hợp lý, sử dụng chưa hết năng lực lao động và cịn lãng
phí chất xám, năng xuất và hiệu quả lao động thấp. Trong khi đó “Tuy nhiên, giáo
dục và đào tạo chưa thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, thành động lực phát
triển. Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là
giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên
thơng giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý
thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất
kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo
dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm
tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất. Quản lý giáo dục và đào tạo có
mặt cịn yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng yêu
18


cầu. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách, cơ chế tài chính
cho giáo dục và đào tạo chưa phù hợp. Cơ sở vật chất - kỹ thuật còn thiếu và lạc
hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn” 9
Cho đến nay đất nước ta vẫn còn thiếu một đội ngũ cán bộ khoa học - công
nghệ đông về số lượng, mạnh về chất lượng, vững về bản lĩnh chính trị, có đủ sức và
đủ tầm giải quyết được những nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp đổi mới và hội

nhập quốc tế. “Đầu tư cho khoa học, công nghệ còn thấp, hiệu quả sử dụng chưa
cao. Cơ chế quản lý khoa học, công nghệ chậm đổi mới. Thị trường khoa học và
công nghệ phát triển chậm. Công tác quy hoạch, phát triển khoa học, công nghệ
chưa gắn kết chặt chẽ với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng,
an ninh. Hợp tác quốc tế về khoa học, cơng nghệ cịn thiếu định hướng chiến lược,
hiệu quả thấp”.
Hiện nay thành quả trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng “Mơi trường
văn hóa cịn tồn tại những biểu hiện thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần
phong mỹ tục; tệ nạn xã hội và một số loại tội phạm có chiều hướng gia tăng. Việc
bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá đạt hiệu quả chưa cao. Hệ thống thông tin
đại chúng phát triển thiếu quy hoạch khoa học, gây lãng phí nguồn lực và quản lý
không theo kịp sự phát triển. Một số cơ quan truyền thơng có biểu hiện thương mại
hóa, xa rời tơn chỉ, mục đích, chưa làm tốt chức năng định hướng dư luận và xây
dựng con người. Hệ thống thiết chế văn hóa và cơ sở vật chất - kỹ thuật cho hoạt
động văn hóa cịn thiếu và yếu, có nơi xuống cấp, thiếu đồng bộ, hiệu quả sử dụng
thấp. Tình trạng nhập khẩu, quảng bá, tiếp thu dễ dãi, thiếu chọn lọc sản phẩm văn
hóa nước ngồi đã tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa của một bộ phận nhân
dân, nhất là lớp trẻ”. 10
Công cuộc đổi mới địi hỏi phải có đội cán bộ cơng chức nhà nước tốt về đạo
đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm, hiệu quả trong công việc. Tuy
9

. Đẩng cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
. Đẩng cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII

10

19



nhiên hiện nay đội ngũ này chưa đáp ứng được u cầu cơng việc. Trong khi đó
“Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn cịn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng
tinh vi, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân
với Đảng và Nhà nước. Tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận
cịn diễn biến phức tạp hơn; một số rất ít cán bộ, đảng viên bị phần tử xấu lợi dụng
lơi kéo, kích động, xúi giục, mua chuộc đã có tư tưởng, việc làm chống đối Đảng,
Nhà nước”. 11
Trên đây là những nét chính về tình hình phát triển nguồn nhân lực ở nước ta
hiện nay, những thực trạng còn tồn tại về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đã
được Đại hội lần thứ XII của Đảng thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá. Vì vậy để thúc
đẩy, phát triển nguồn nhân lực ở nước ta trong giai đoạn hiện nay phục vụ hiệu quả,
tốt hơn nữa vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước thì cần làm tốt một số vấn đề sau:
c) Những yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực ở nước ta
hiện nay.
Một là đổi mới căn bản và triệt để hệ thống giáo dục đào tạo, đây là nhiệm vụ
then chốt, giải pháp chủ yếu để phát triển nhân lực Việt Nam trong giai đoạn hiên
nay. Đại hội Đảng XII đã xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo
dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn
diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực
tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học - công nghệ, yêu cầu phát triển
nguồn nhân lực và thị trường lao động”. 12 Đổi mới căn bản, toàn diện, và triệt để
giáo dục và đào tạo được thể hiện:
11
12

. Đẩng cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
. Đẩng cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII


20


Thứ nhất xây dựng và hoàn thiện chiến lược phát triển con người Việt Nam
và chiến lược giáo dục đào tạo trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Trong đó
đắc biệt chú trọng triết lý giáo dục và mục tiêu giáo dục đào tạo. Hoàn thiện hệ
thống giáo dục theo hướng mở, hội nhập, thúc đẩy phân tầng, phân luồng, khuyến
khích học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Tổ chức lại mạng lưới giáo dục
đào tạo, sắp xếp lại hệ thống giáo dục quốc dân cả ở quy mô đào tạo, cơ cấu ngành
nghề, cơ sở đào tạo, quy hoạch lại mạng lưới giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại
học gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng, miền và địa
phương.
Thứ hai xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý hệ thống giáo dục đào tạo
từ Trung ương đến cơ sở trong sạch vững mạnh và xây dựng đội ngũ giáo viên tốt
về đạo đức, giỏi về chun mơn nghiệp vụ, có tâm huyết với nghề. Có trách nhiệm
xã hội cao. Đồng thời tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và kinh phí cho hệ thống
giáo dục đào tạo.Có chính sách bảo đảm cuộc sống cho cán bộ, giáo viên ít nhất đạt
mức sống trung bình của xã hội để họ có cuộc sống ổn định, dành nhiều tâm huyết
với nghề tập trung nghiên cứu và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhiệm
vụ được giao.
Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo theo
hướng hiện đại, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Phát huy tư duy sáng tạo,
năng lực tự học, tự nghiên cứu, tăng thời gian thực hành, tập trung vào những nội
dung, kỹ năng người học, doanh nghiệp và xã hội cần, đảm bảo liên thông giữa các
bậc học, cấp học, giữa giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Đa dạng hố các
phương thức đào tạo. Có cơ chế để tổ chức, cá nhân người sử dụng lao động tham
gia xây dựng, điều chỉnh, thực hiện chương trình đào tạo và đánh giá năng lực
người học. Đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách
mạng, đạo đức lối sống, năng lực sang tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công

nghiệp ý thức, trách nhiệm xã hội.
21


Thứ tư tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước
đối với toàn bộ sự nghiệp giáo dục đào tạo để giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước cần chủ trì đầu tư và quản lý toàn bộ hệ thống giáo dục và đào tạo của
đất nước, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà
trường với gia đình và xã hội.
Hai là đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ gắn với giáo dục và đào tạo
và thực tiễn xã hội. Khoa học – công nghệ khơng chỉ là “quốc sách hàng đầu” mà
cịn là động lực của cơng nhiệp hóa, hiện đại hóa. Nghị quyết Đại hội đảng XII đã
xác định “Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, làm cho khoa học và công
nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực
lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả
và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ mơi trường, bảo đảm quốc phịng, an
ninh. Đến năm 2020, khoa học và công nghệ Việt Nam đạt trình độ phát triển của
nhóm các nước dẫn đầu ASEAN; đến năm 2030, có một số lĩnh vực đạt trình độ
tiên tiến thế giới”. Chúng ta cần tập các nguồn lực xây dựng cho được đội ngũ trí
thức khoa học-công nghệ đông về số lượng, mạnh về chất lượng. Cần xác định tốt
đầu tư cho khoa học là đầu tư cho phát triển, gắn hoạt động nghiên cứu khoa học
với thực tiễn, với nhu cầu xã hội. Trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ phát triển như vũ bảo hiện nay thì việc kế thừa, ứng dụng nó trong xây dựng, phát
triển đất nước là tất yếu. Điều đó càng có ý nghĩa quan trọng khi nước ta đang trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Song điều đó chỉ trở thành hiện thực khi kết hợp nó với phát
triển nguồn nhân lực của đất nước.
Ba là đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí. Đảng ta đã xác định: Tham
nhũng trở thành một trong bốn nguy cơ uy hiếp sự tồn vong của Đảng và chế đơh xã hội,
làm cho khơng ít cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng cách mạng, tha hóa về phẩm chất
đạo đức lối sống, làm cho sức chiến đấu của tổ chức đảng suy yếu. Làm sói mòn, giảm sút

lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ, các chủ trương và chính sách của Đảng và
22


Nhà nước bị thi hành sai lệch dẫn đến chệch hướng là mảnh đất thuận lợi cho diễn biên hịa
bình của các thê lực thù địch. Mới nhất tại hội nghị Trung ương 4 khóa XII diễn ra từ ngày
9/10 đến ngày 15/10/2016, trong bài phát biểu khai mạc của Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng trong phần xây dựng chỉnh đốn Đảng đã nêu: Hội nghị lần này cần thảo luận, ra
Nghị quyết về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự
chuyển hóa" trong nội bộ". Đây là vấn đề hệ trọng, vừa cơ bản, vừa cấp bách. Tại
các Đại hội VIII, IX, X và XI, Đảng ta đã nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn chặn,
đẩy lùi tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống. Đại hội XII của
Đảng tiếp tục cảnh báo và đặt ra yêu cầu: "Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng
suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; ngăn chặn, đẩy lùi những biểu
hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; coi đây là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm
của nhiệm kỳ này. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng,
với quyết tâm chính trị rất cao của tồn Đảng, toàn dân và toàn quân, chúng ta đã
đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, nhưng tình trạng suy thối, "tự diễn
biến", "tự chuyển hóa" vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, có mặt cịn diễn biến tinh
vi, phức tạp hơn, có thể gây ra những hậu quả khơn lường.
Vì vậy để hạn chế và loại trừ tham nhũng ta cần phải làm tốt việc hồn thiện
bộ luật phịng chống tham nhũng, quy định rõ về tội danh và hình phạt tương ứng.
Xây dưng bộ máy đặc biệt và lực lượng đặc biệt để phòng chống tham nhũng và có
sự phối hợp chặt chẽ ở tất cả các cấp. Bên cạnh đó cần xây dựng và hồn thiện cơ
chế chính sách phịng chống tham nhũng ở tất cả các cấp, các ngành từ Trung ương
cho đến địa phương, huy động và tập trung các nguồn lực của toàn dân vào phòng
chống tham nhũng. Đặc biệt cần sự dụng các phương tiện thông tin đại chúng, nhất
là lực lượng báo chí như là cơng cụ sắc bén trong cuộc đấu tranh phòng chống tham
nhũng. Như vậy phòng chống tham nhũng là một mặt trận, một cuộc chiến lâu dài

chống lại “giặc nội xâm” vì sự tồn vong của chế độ, của Đảng và nó đang ảnh
23


hưởng trực tiếp đến công cuộc đổi mới, sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển nguồn
nhân lực ở nước ta hiên nay vì vậy cần phải huy động tổng hợp nhiều nguồn lực,
nhiều nguồn sức mạnh, có cơ chế, hành lang pháp lý sử lý rõ ràng, đủ sức răn đe
tập trung vào các hành vi lợi dụng chức quyền để tham ô, tham nhũng, làm trái với
pháp luật về quản lý nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng để ngăn chặn và đẩy lùi
tình trạng tham nhũng. Bên cạnh đó cần tăng cường giáo dục nâng cao phẩm chất
đạo đức lối sống, phẩm chất chính trị, lý tưởng cách mạng cho mỗi cán bộ, đảng
viên và quần chúng nhân dân nâng cao trách nhiệm, mạnh dạn, thẳng thắn đấu
tranh với các hành vi tham ô, tham nhũng để phát triển tốt nhất nguồn nhân lực
hiện nay để phát triển đất nước.
KẾT LUẬN
Chủ nghĩa Mác xuất phát từ hoạt động vật chất của con người để hiểu con
người, tức là xuất phát từ con người để hiểu thực tiễn, con người hiện thực, con
người vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của xã hội, vừa là chủ thể
sáng tạo mọi thành tựu văn hóa trên trái đất; bản chất của con người trong tính hiện
thực của nó là tổng hịa các quan hệ xã hội. Với quan điểm duy vật triệt để và phép
biện chứng về lịch sử xã hội đã tạo nên vũ khí sắc bén tấn công lại các tư tửng tôn
giáo, phi khoa học khi đề cập vấn đề con người, bản chất con người.
Vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin thể hiện một quan điểm mới,
lần đầu tiên có một học thuyết đã giải quyết đúng đắn vấn đề bản chất con người và
đưa con người lên vị trí trung tâm và hướng đến giải quyết mọi áp bức bất cơng tiến
tới giải phóng tồn diện con người. . Cho nên nó là thế giới quan và phương pháp
luận khoa học cho nhận thức, tư duy và hoạt động của con người.
Vận dụng quan điểm triết học Mác – Lênin để xây dựng con người và phát
huy nguồn lực ở đất nước ta hiện nay để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và
hội nhập quốc tế, chúng ta phải xuất phát từ con người Việt Nam và thực tiễn phát

triển của đất nước để xây dựng chiến lược phát triển con người và nguồn nhân lực
24


trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, trong đó chú trọng vấn đề giáo dục, đào
tạo con người, đẩy mạnh phát triển và ứng dưng khoa học công, hướng con người
Việt Nam chúng ta đến sự phát triển tồn diện từ đó hướng con người đến sự cống
hiến cho xã hội giải quyết hài hòa được lợi ích cá nhân lợi ích tập thể tạo ra được
động lực mới trong công cuộc đổi mới đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước phấn đấu sớm
đưa nước ta trở thành một nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại. Vì vậy việc phát
triển con người, phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay là một nhiệm vụ đặc
biệt quan trọng để chúng ta có thể giữ vững định hướng phát triển đất nước, giữ
vững sự lãnh đạo của Đảng, hoàn thành được các mục tiêu phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, cơng bằng, văn minh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ĐCSVN, Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII về Xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
2. ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI, XII Nxb.
CTQG.
3. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. CTQG, H. 1995. t.3, t.2
25


×