Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận luật đất đai tranh chấp quyền thừa kế sử dụng đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.32 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
…………..o0o…………..

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN: LUẬT ĐẤT ĐAI
Đề tài: Hãy chỉ ra những tồn tại và vướng mắc phát
sinh trong quá trình giải quyết các tranh chấp về
thừa kế quyền sử dụng đất và đề xuất hướng khắc
phục
Họ tên : Điêu Khánh Nam
Lớp : K7C
MSSV : 193801010166
SBD :TKS000158
MSHP : 010100003304

Hà Nội – Năm 2021
MỞ ĐẦU
Thừa kế và để lại thừa kế là một quyền cơ bản của các chủ thể trong quan hệ
pháp luật dân sự. Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường


sống. Mặc khác, đất đai còn là tư liệu sản xuất đặc biệt khơng gì có thể thay thế
được trong nông nghiệp, lâm nghiệp, là địa bàn phân bố các khu dân cư,...
Tranh chấp đất đai là một hiện tượng xã hội tồn tại trong bất kỳ một hình
thái kinh tế-xã hội nào. Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất là một dạng cụ
thể của tranh chấp đất đai ra đời kể từ khi Luật đất đai 1993 được ban hành với
các quy định về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp
quyền sử dụng đất. Do vậy những mâu thuẫn, bất cập và vướng mắc phát sinh
trong quá trình giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là điều khó
tránh khỏi do các quy định về thừa kế quyền sử dụng đất nằm rải rác ở các đạo
luật khác nhau như Bộ luật Dân sự 2015, Luật đất đai 2014,.... Để khắc phục


những yếu kém này, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu, chỉ ra-ahững tồn tại,
bất cập cũng như đưa ra hướng khắc phục. Với lý do trên, em lựa chọn đề tài số:
“5. Hãy chỉ ra những tồn tại và vướng mắc phát sinh trong quá trình giải
quyết các tranh chấp về thừa kể quyền sử dụng đất và hướng khắc phục”.
Đây là một đề tài có ý nghĩa quan trọng cả về phương diện lý luận cũng như
thực tiễn.

NỘI DUNG
I.

Khái quát về tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

1. Khái niệm về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
1.1.

Khái niệm thừa kế quyền sử dụng đất
2


Thừa kế quyền sử dụng đất là một hình thức đặc biệt của chuyển quyền sở
hữu đất đai. Chỉ khác ở chỗ quan hệ này giới hạn phạm vi chủ thể thực hiện
(người được hưởng thừa kế). Thường thì, chỉ những người có quan hệ thừa kế
với nhau mới được thừa kế quyền sử dụng đất, trừ khi người chết có để lại di
chúc muốn chuyển quyền sử dụng đất cho người ngồi (khơng có quan hệ thừa
kế). Căn cứ theo pháp lý của Bộ Luật Dân sự 2015 về thừa kế và Quy định của
Luật Đất đai. Có thể hiểu thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử
dụng đất của người chết cho người được thừa kế theo di chúc để lại hoặc theo
pháp luật. Cũng theo quy định của Luật này, Quyền sử dụng đất được coi là di
sản thừa kế (Mục II Nghị quyết số 02/2004)NQ-HĐTP).
1.2.


Khái niệm về tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất và giải quyết tranh chấp
quyền sử dụng đất
Theo Luật đất đai 2003 quy định: "Tranh chấp đất đai là tranh chấp về
quyền và nghĩa vụ cùa người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ
đất đai", Khái niệm này cũng được Luật đất đai 2013 tiếp tục ghi nhận tại Khoản
24 Điều 3.
Pháp luật đất đai sử dụng khái niệm tranh chấp thừa kế quyền sử dụng
đất nhưng lại khơng giải thích hiểu như thế nào về khái niệm này. Chúng ta có
thể đưa ra một cách giải thích về khái niệm tranh chấp thừa kế quyền sử dụng
đất như sau: Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là tranh chấp về quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ thừa kế
quyền sử dụng đất.
Bên cạnh các đặc điểm của tranh chấp đất đai nói chung, tranh chấp thừa
kế quyền sử dụng đất cịn có một số đặc trưng cơ bản.
Từ khái niệm về giải quyết đất đai nói chung, chúng ta có thể đưa ra
quan niệm về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất như sau: giải
quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là hoạt động của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các tranh chấp, bất đồng, mâu thuẫn giữa
những người sử dụng đất với nhau hoặc những người sử dụng đất với hộ gia
đình, cá nhân khác trong việc xác định người có quyền thừa kế và xác định kỷ
3


phần thừa kế sử dụng đất được hưởng, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của
người được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất; đồng thời truy cứu trách nhiệm
pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất.
2. Vai trò của giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của cơ quan nhà nước có

thẩm quyền. Để giải quyết một tranh chấp, các chủ thể có thể sử dụng nhiều biện
pháp như tự thương lượng, thỏa thuận với nhau. Pháp luật đất đai không quan
tâm cách thức họ thỏa thuận thế nào, thương lượng ra sao mà chỉ đưa ra các quy
định điều chỉnh hoạt động giải quyết tranh chấp khi có sự tham gia của cơ quan
nhà nước vào việc giải quyết đó mà thơi. Điều này nhằm thể hiện sự tơn trọng
của Nhà nước với tự do ý chí, tự do định đoạt của các chủ thể và Nhà nước sẽ
cung cấp một công cụ giải quyết tranh chấp cho họ nếu như họ khơng có được
sự thống nhất. Một khi đã có sự tham gia của cơ quan nhà nước thì các quy
phạm pháp luật về giải quyết tranh chấp là cần thiết, bởi lẽ có những quy phạm
pháp luật này thì người dân cũng như chính cơ quan nhà nước mới biết chủ thể
nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và giải quyết theo trình tự, thủ tục gì.
Đối tượng của hoạt động giải quyết tranh chấp là tranh chấp đất đai,
trong đó các đương sự yêu cầu cơ quan nhà nước xác định rõ những quyền và
nghĩa vụ của các bên đối với khu đất đang bị tranh chấp.
Hệ quả pháp lý của việc giải quyết tranh chấp là quyền và nghĩa vụ của
các chủ thể trong quan hệ đất đai sẽ được làm rõ bằng bản án hoặc quyết định có
hiệu lực pháp luật.

Những nguyên nhân cơ bản làm cho việc giải quyết tranh chấp đất
đai gặp khó khăn phức tạp
Một là do sự quản lý yếu kém kéo dài của cơ quan có thẩm quyền
quảnlý nhà nước về đất đai được thể hiện trong việc việc lưu trữ, quản lý hồ sơ
về thửa đất khơng đày đủ, tình trạng hồ sơ bị thất lạc, đứt đoạn thông tin là
không hiếm, không cập nhật được di biến động về thửa đất (do thực hiện các
4


giao dịch, chuyển từ đất tập đoàn, hợp tác xã sang cá nhân, hộ gia đình quản lý
vv…); thơng tin trong hồ sơ về thửa đất thiếu, khơng chính xác (khơng chính
xác về kích thước, số đo, diện tích, hình thù thửa đất, trên đất có tài sản như các

cơng trình xây dựng, nhà ở khơng được thể hiện trong giấy chứng nhận xuất
phát từ quy định, cách làm không hợp lý của cơ quan quản lý về đất đai tạo nên
…); chậm hoàn thiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người
dân, doanh nghiệp; nhầm lẫn trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
như thửa đất của ông A nhưng giấy chứng nhận lại ghi ông B, đối với đất rừng
khi giao không cụ thể trên thực địa, không rõ ranh giới, chồng lấn khi giao dẫn
đến tranh chấp; giấy chứng nhận ghi cấp cho hộ gia đình nhưng chính cơ quan
quản lý, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không biết những ai trong hộ
có quyền đối với diện tích đất này; nguồn gốc ban đầu là đất của thành viên
trong hộ nhưng khi cấp giấy chứng nhận thì trong giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất ghi hộ gia đình, song hồ sơ không thể hiện rõ việc chuyển từ đất của cá
nhân thành đất của “hộ gia đình”. Qua tìm hiểu tác giả nhận thấy có trường hợp
đất của cá nhân nhưng quá trình làm thủ tục cấp giấy cán bộ yêu cầu người xin
cấp giấy chứng nhận phải ghi cả vợ hoặc chồng thì mới làm thủ tục cấp giấy nên
phản ánh khơng đúng thực trạng …Bên cạnh đó việc cung cấp thông tin cho
đương sự, cơ quan giải quyết tranh chấp không hiếm trường hợp cung cấp không
kịp thời, thiếu chính xác.
Khi hồ sơ về thửa đất khơng bảo đảm độ tin cậy, cơ quan quản lý không
cung cấp được những thông tin cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp hoặc
cung cấp khơng chính xác là trở ngại rất lớn cho việc giải quyết nhanh và chính
xác các vụ tranh chấp về đất đai.
Hai là do chính sách pháp luật về đất đai thay đổi liên tục và nhanh
chóng trong một thời gian dài, nhưng mỗi lần thay đổi khơng có các quy định
của pháp luật minh định rõ các quan hệ đất đai hình thành trên thực tế trong các
thời đoạn đó, tạo ra những điểm mờ trong quan hệ về đất đai, phải nghiên cứu,
xem xét nhiều quy định trong đó có cả loại văn bản thuộc về chính sách đất đai
(trong mỗi thời kỳ) khi giải quyết một vụ tranh chấp.
5



Từ chỗ đất đai không được coi là tài sản, không được công nhận là di
sản thừa kế nên người có quyền sử dụng đất khơng được để thừa kế quyền sử
dụng đất cho người khác, quyền sử dụng đất không phải là đối tượng của giao
dịch dân sự (Điều 5 Luật đất đai năm 1987) dù thực tế người dân vẫn giao dịch.
Từ quy định của Luật đất đai năm 1987 diện tích đất mà người có quyền sử dụng
hợp pháp đã quản lý, khai thác trong nhiều năm, nhưng khi chủ thể này chết thì
quyền sử dụng đất đó khơng được xử lý theo pháp luật thừa kế tài sản mà xử lý
theo chính sách, pháp luật về đất đai do cơ quan quản lý đất đai thực hiện, và
từng nơi xử lý vấn đề này rất khác nhau.
Khi Luật đất đai năm 1993, Bộ luật dân sự năm 1995 được Quốc hội
thơng qua dù đã có nhiều cởi mở, đã công nhận quyền sử dụng đất là di sản. Tuy
nhiên, quy định về thừa kế quyền sử dụng đất là di sản trong Bộ luật dân sự năm
1995 chủ yếu mang tính ngun tắc nhiều hơn, cịn trong thực tế rất nhiều diện
tích đất thuộc quyền sử dụng đất do người chết để lại không trở thành di sản. Sở
dĩ như vậy một phần xuất phát từ quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp
quyền sử dụng đất được quy định trong Luật đất đai năm 1993.
Theo khoản 3 điều 38 Luật đất đai năm 1993 thì chỉ “các tranh chấp
về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất đã có giấy chứng nhận của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền và tranh chấp và tài sản gắn liền với việc sử dụng đất
đó thì do tòa án giải quyết”. Từ quy định tại Điều 38 Luật đất đai năm 1993 trên
thực tế chỉ có một phần quyền sử dụng đất do người chết để lại thuộc thẩm
quyền giải quyết của tòa án mới được coi là di sản và chia thừa kế nếu có tranh
chấp, cịn phần diện tích thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân không được xử
lý theo luật thừa kế mà theo chính sách đất đai. Mặt khác, những quy định về
chủ thể, điều kiện để được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất mà Bộ luật dân sự
năm 1995 quy định đã tạo ra rào cản để phần lớn quyền sử dụng đất không trở
thành di sản chia theo luật thừa kế. Ví dụ nếu là đất nơng nghiệp để trồng cây
hàng năm, nuôi trồng thủy sản của hộ gia đình, trong hộ gia đình có thành viên
chết thì phần đất của họ không chia thừa kế mà thành viên khác trong hộ được
sử dụng, nếu trong hộ gia đình khơng cịn thành viên nào thì Nhà nước thu hồi

6


đất đó (Điều 744). Đối với những loại đất khác, chủ thể khác có quyền sử dụng
đất thì quyền sử dụng đất có thể được coi là di sản nhưng thực tế việc để lại thừa
kế quyền sử dụng đất, hưởng thừa kế quyền sử dụng đất phải đáp ứng những
điều kiện nhất định (được thể hiện tại các Điều 739, Điều 740, Điều 741, Điều
742, Điều 743 Bộ luật dân sự năm 1995, nếu không thỏa mãn điều kiện do Bộ
luật quy định cũng không được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất.
Đến khi Bộ luật dân sự năm 2005 được quốc hội thông qua đã bỏ các
quy định về điều kiện hưởng di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, nhưng theo
quy định tại Điều 135 và Điều 136 của Luật đất đai năm 2003[4] * thì dù đã mở
rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cho tịa án, song vẫn có một tỷ lệ
quyền sử dụng đất không thuộc thẩm quyền giải quyết của tịa án (đó là loại đất
mà người sử dụng đất mới đứng tên trong sổ mục kê, sổ dã ngoại…), điều đó
cũng đồng nghĩa với việc quyền sử dụng đất của người chết để lại không được
phân chia theo luật thừa kế. Sự bất hợp lý này làm xuất hiện những quan điểm
khác nhau về thời điểm tính thời hiệu khởi kiện về thừa kế quyền sử dụng đất,
dẫn đến việc giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất gặp khó khăn,
thiếu thống nhất đã được tác giả trình bày trong bài “Thời hiệu khởi kiện vụ án
thừa kế và thời điểm tính thời hiệu thừa kế quyền sử dụng đất” trang 256 cuốn
“Thời hiệu, thừa kế và thực tiễn xét xử” do Nhà xuất bản tư pháp ấn hành năm
2017.
Ba là từ thời điểm mở thừa kế đến khi có tranh chấp, khởi kiện yêu
cầu chia di sản thừa kế thường có khoảng thời gian khá dài. Trước khi Bộ luật
dân sự năm 2015 được thông qua thì thời hiệu thừa kế chỉ mười năm nhưng trên
thực tế tòa án phải thụ lý giải quyết các tranh chấp thừa kế mà tính từ thời điểm
mở thừa kế đến khi các bên tranh chấp khởi kiện ra tòa án cũng đã vài chục năm,
do xuất hiện những sự kiện mà thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện, bắt
đầu lại thời hiệu khởi kiện… Ví dụ quy định tại khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa

kế, Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20 tháng 8 năm 1998 và Nghị
quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27 tháng 7 năm 2006 của Ủy ban
thường vụ quốc hội, vv…
7


Hiện nay theo quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015 thì thời
hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản có thời hạn là 30 năm
kể từ thời điểm mở thừa kế. * Thực tế đã xuất hiện những trường hợp tính từ
thời điểm mở thừa kế đến khi khởi kiện ra tòa án đã 50 hoặc 60 năm và đặc biệt
là quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị quyết số 04/2017/NQ-H ĐTP ngày 05 tháng
5 năm 2017 của Hội đồng thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao thì những trường
hợp khi Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm 2005 còn hiệu lực tòa án
đã đình chỉ giải quyết với lý do hết thời hiệu khởi kiện, nay các thừa kế được
quyền khởi kiện lại.
Những trường hợp mà thời điểm mở thừa kế đã quá lâu theo quy định của
Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm 2005 do hết thời hiệu khởi kiện
nên người dân khơng khởi kiện hoặc có trường hợp khởi kiện Tòa án căn cứ quy
định tại điểm a khoản 1 Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự trả lại đơn khởi kiện
cho người khởi kiện hoặc tịa án đã đình chỉ giải quyết theo quy định tại điểm h
khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm
2011. Sau khi tòa án trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ giải quyết thì khối di sản
thừa kế là nhà đất đất đã có nhiều biến động như có trường hợp cơ quan quản lý
về đất đai đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho một hay một vài thừa
kế đang quản lý di sản, hoặc đã cấp toàn bộ hay một phần đất cho một chủ thể
không phải là người thừa kế, hay thừa kế đang quản lý khối di sản là quyền sử
dụng đất đã phân chia đất cho con, cháu và thực hiện giao dịch chuyển nhượng
quyền sử dụng đất di sản. Có trường hợp việc chuyển nhượng không chỉ qua
một chủ mà đã qua nhiều chủ, các bên đã được hoặc chưa được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất thì xác định tích chất của các quan hệ đó như thế nào vv

…Việc thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết là vơ cùng khó khăn với tất cả
các bên tham gia tố tụng; việc áp dụng pháp luật, lựa chọn đường lối giải quyết
thế nào cho hợp lý là vô cùng nan giải.
Mặt khác, khi Luật đất đai năm 2013 được thơng qua tại Điều 202 đã quy
định về hịa giải tranh chấp đất đai là: “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh
8


chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thơng qua hịa giải ở
cơ sở.
1. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp khơng hịa giải được thì gửi
đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hịa giải.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải
tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải
phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành
viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai
tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ
ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
3. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có
xác nhận hịa giải thành hoặc hịa giải khơng thành của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi có đất tranh chấp.
4. Đối với trường hợp hịa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh
giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến
Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ
gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi
trường đối với các trường hợp khác.
Phịng Tài ngun và Mơi trường, Sở Tài ngun và Mơi trường trình Ủy
ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và
cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản

khác gắn liền với đất.”
Tại Điều 203 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp như sau:
“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà khơng
thành thì được giải quyết như sau:
(1)Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong
các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn
liền với đất thì do Tịa án nhân dân giải quyết;
9


(2)Tranh chấp đất đai mà đương sự khơng có Giấy chứng nhận hoặc khơng
có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự
chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy
định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm
quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật về tố tụng dân sự;
(3)Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân
cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với
nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu khơng đồng ý với
quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng
hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo,
người Việt Nam định cư ở nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi
thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu khơng đồng ý với quyết
định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố

tụng hành chính;
(4) Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này
phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có
hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường
hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”
Với các quy định tại điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì khi có tranh chấp
bắt buộc phải trải qua hai cơ quan có thẩm quyền giải quyết, cơ quan thứ nhất
làm nhiệm vụ hòa giải, nếu hòa giải khơng thành, khơng hịa giải được… thì mới
được u cầu cơ quan thứ hai là Tòa dân sự giải quyết. Những tầng nấc này làm
cho vụ kiện kéo dài một bước, nhưng nó chỉ làm chậm việc kết thúc giải quyết
10


vụ tranh chấp về đất đai, chứ khơng có vấn đề về pháp lý. Tuy nhiên, khi Điều
203 Luật đất đai năm 2013 quy định loại đất tranh chấp mà các bên chưa có bất
cứ loại giấy tờ gì cũng thuộc thẩm quyền tòa dân sự, là trao vượt quá thẩm
quyền cho tòa dân sự trong việc giải quyết tranh chấp đối với loại đất này (từ
chỗ chỉ có quyền xác định ai vốn có quyền dân sự đang bị người khác tranh chấp
nay có thêm quyền xác định ai được quyền sử dụng đất chưa có căn cứ pháp
luật-chưa được cơng nhận về pháp lý, vì loại đất này vốn đang được xác định là
“đất công”), sẽ là một phức tạp rất lớn, xác xuất sai sót khi tịa án giải quyết
tranh chấp sẽ cao hơn. Bởi lẽ, theo quy định của pháp luật thì chỉ những tài sản
đã thuộc quyền sở hữu hợp pháp của một chủ thể, nay có chủ thể khác xâm
phạm, tranh chấp thì Tịa dân sự căn cứ vào tài liệu chứng cứ để xác định thực
chất tài sản đó là của chủ thể nào thì cơng nhận cho chủ thể đó, buộc bên đang
chiếm hữu bất hợp pháp phải trả lại tài sản cho bên có quyền, chứ Tịa dân sự
khơng có quyền ban phát quyền, lợi ích cho bất kỳ bên nào.
Đối với loại đất mà các bên chưa có bất kỳ loại giấy tờ gì thì thường là
đất bồi ven biển, đất rừng…(tức đất đang thuộc quyền sở hữu toàn dân, chưa
được cơ quan có thẩm quyền cơng nhận đất đó của ai, và cũng chưa giao cho các

chủ thể đang tranh chấp được khai thác). Theo quy định của Luật đất đai thì đất
đai nói chung, đặc biệt là loại đối tượng nói trên, do cơ quan nhà nước thực hiện
quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện
nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai, nhưng thực tế các bên tự khai
thác (khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép) dẫn đến tranh chấp quyền
sử dụng đất này. Khi tòa dân sự được giao thẩm quyền giải quyết thì tịa án sẽ
phải quyết định đất đó (vốn chưa được nhà nước công nhận là của ai) bên nào
được quyền sử dụng, là không phù hợp với quy định về tính thống nhất trong
quản lý đất đai theo quy định của Luật đất đai, không phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ của tịa án nói chung, tịa dân sự nói riêng, do đó, để giải quyết tốt đối
tượng tranh chấp này sẽ là một thách thức không nhỏ.
Ngoài ra một số quy định trong Luật đất đai, Bộ luật dân sự năm 2015
chưa thật sự chuẩn chỉnh, ví dụ như quy định tại Điều 623 về thời hiệu thừa kế,
11


quy định tại Điều 182 về chiếm hữu liên tục,…cũng tạo nên những khó khăn
trong giải quyết tranh chấp thừa kế bất động sản nói chung, thừa kế quyền sử
dụng đất nói riêng.
Với những phức tạp nói trên tỷ lệ phạm sai lầm, thiếu sót sẽ tỷ lệ thuận
với những khó khăn, vướng mắc mà cơ quan giải quyết tranh chấp gặp phải
trong vụ án, là những nguyên nhân dẫn đến vụ án bị sửa, hủy giải quyết lại nhiều
lần, nguy cơ trải qua cả chục năm thậm chí lâu hơn mới kết thúc được vụ án là
điều hoàn toàn tiên liệu được.
II.

Một vài kiến nghị
Để giảm những khó khăn vướng mắc khi giải quyết loại tranh chấp đất đai
nói chung, thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng nhằm hạn chế sai sót xin có vài
kiến nghị:

Một là cơ quan quản lý đất đai cần nâng cao năng lực quản lý nhà nước về
đất đai, sớm hoàn thiện việc cấp giấy chứng nhận, và khi cấp giấy chứng nhận
thì giấy này phải phản ánh đúng thực tế thửa đất (từ các số đo, tứ cận, tài sản
trên đất vv…).
Vì tài sản hợp pháp trên đất là của chủ tài sản đó, giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất là một loại “cơng cụ” quản lý, nó chỉ có vai trị ghi nhận hiện trạng
tài sản của chủ tài sản (gồm quyền sử dụng đất và tài sản trên đất), chứ giấy
chứng nhận không tạo ra tài sản cho bất kỳ chủ thể nào. Vì vậy, khi cấp giấy
chứng nhận tại sao lại không phản ánh đầy đủ thông tin về tài sản tại thời điểm
cấp giấy, gây khó dễ cho người dân, doanh nghiệp? Vừa tạo rủi do cho tất cả các
bên khi loại tài sản này được đưa vào lưu thơng dân sự, gây cản trở sự vận hành
bình thường của giao dịch, vừa khơng giúp ích cơ quan quản lý nắm được đày
đủ thông tin về đối tượng tài sản mà mình đang quản lý?
– Trong hồ sơ đất đai của mỗi khu đất, thửa đất phải cập nhật thể hiện đày đủ,
chính xác mọi di biến động; tăng cường kết nối, minh bạch hóa thơng tin và
cung cấp thông tin kịp thời khi người dân, cơ quan có thẩm quyền u cầu, thì
việc quản lý mới có ý nghĩa tích cực về kinh tế, xã hội.
12


Hai là khi có dịp sửa đổi, bổ sung Luật đất đai thì khơng nên giao cho tịa
án giải quyết tranh chấp loại đất chưa có bất kỳ loại giấy tờ gì. Đối với loại đất
này khi các bên tranh chấp về quyền sử dụng đất phải do cơ quan nhà nước được
luật đất đai quy định có chức năng quản lý đất đai giải quyết (do cơ quan này
mới có quyền “cấp” đất đó cho ai hoặc khơng cấp), tòa án chỉ giải quyết tranh
chấp về tài sản trên đất, công sức cải tạo trên loại đất này khi có u cầu. Tùy
từng trường hợp mà tịa án có thể chấp nhận cơng sức đó, nếu cơ quan quản lý
cấp đất đó cho một trong đối tượng đang tranh chấp hoặc đối tượng khác thuộc
diện chính sách vv…, hoặc khơng chấp nhận cơng sức, thậm chí phải bồi
thường, khơi phục lại “nguyên trạng” nếu cơ quan có chức năng quản lý đất đai

u cầu, vì đó là loại đất khơng được phép khai thác, canh tác, ví dụ đất rừng
đặc dụng, phịng hộ.
Ba là cơ quan có thẩm quyền sớm ban hành các văn bản hướng dẫn kịp
thời mọi vướng mắc phát sinh trong thực tiễn quản lý, cũng như giải quyết tranh
chấp đất đai nói chung, tranh chấp thừa kế nói riêng phù hợp với yêu cầu của
cuộc sống. Bên cạnh đó cần có cơ chế nâng cao phẩm chất, đạo đức, năng lực
cán bộ đặc biệt cán bộ có chức trách trực tiếp liên quan đến quản lý đất đai và
giải quyết tranh chấp.

13


KẾT LUẬN
Pháp luật về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là một bộ
phận quan trọng của pháp luật đất đai nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam
nói chung. Pháp luật tranh chấp đất đai quy định từ trình tự, thủ tục, thẩm quyền
và các nguyên tắc cũng như các căn cứ giải quyết tranh chấp,… Hệ thống pháp
luật này được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng là kinh tế xã hội. Đối với
nên kinh tế thị trường với xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng cao, pháp luật
cần mở rộng hơn nữa quyền quyết định và tự định đoạt của các chủ thể tham gia
quan hệ về pháp luật thừa kế quyền sử dụng đất cũng như đảm bảo mối quan hệ
hài hịa về mặt lợi ích giữa nhà nước với các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật
quyền sử dụng đất. Trên đây là bài tiểu luận của em trong q trình làm bài cịn
nhiều thiếu sót mong nhận được sự đóng góp của thầy cơ tổ bộ mộn để hoàn
thiện hơn cho các bài lần sau.

14




×