Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Anhchị phân tích khái niệm, đặc điểm của các công tác của Viện kiểm sát nhân dân theo Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.7 KB, 15 trang )

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
----------

BÀI TIỂU LUẬN CÁ NHÂN
MÔN: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆN KIỂM SÁT VÀ CÔNG
TÁC KIỂM SÁT
ĐỀ SỐ 07:

“Anh/chị phân tích khái niệm, đặc điểm của các cơng
tác của Viện kiểm sát nhân dân theo Luật tổ chức Viện
kiểm sát nhân dân 2014? Từ đó hãy phân tích vai trò
của Viện kiểm sát nhân dân trong bảo vệ quyền con
người, quyền công dân”
Họ và tên
Lớp
MSSV

:
:
:

SBD

:
Hà Nội, 2021
1


ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................3
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...........................................................................................4


I. Lý luận chung về công tác của Viện kiểm sát nhân dân...............................4
1. Khái niệm công tác của Viện kiểm sát nhân dân............................................4
2. Đặc điểm các công tác của Viện kiểm sát nhân dân.......................................5
II. Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
................................................................................................................................8
1. Quy định chung về quyền con người, quyền công dân..................................8
1.1 Về quyền con người.................................................................................8
1.2. Về quyền cơng dân..................................................................................9
2. Vai trị của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền con người, quyền công dân.. .9
III. Thực trạng bảo đảm quyền con người,quyền công dân của Viện kiểm sát
nhân dân và một số kiến nghị, giải pháp..........................................................12
1. Thực trạng bảo đảm quyền con người,quyền công dân của Viện kiểm sát
nhân dân hiện nay.............................................................................................12
2. Một số kiến nghị, giải pháp nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công
dân của công dân khi thực hiện công tác.........................................................13
KẾT LUẬN.............................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................15

2


ĐẶT VẤN ĐỀ.
Ở Việt Nam, thiết chế Viện công tố, sau này là Viện kiểm sát ra đời và phát
triển cùng với quá trình thành lập và phát triển của nhà nước cách mạng. Kể từ khi
thành lập đến nay Viện kiểm sát luôn được khẳng định là cơ quan hoạt động độc
lập trong bộ máy nhà nước. Theo quy định của pháp luật, ngành kiểm sát nhân dân
có hải chức năng chính là thực hành quyền cơng tố và kiểm sát hoạt động tư pháp
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có nhiệm vụ bảo vệ hiến pháp và
pháp luật bảo vệ quyền con người quyền cơng dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được

chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Bảo vệ quyền con người, quyền công dân
trong thực thi pháp luật nói chung và thi hành pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân
nói riêng là nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước đề cao hơn cả Muốn thực hiện tốt
những nhiệm v này thì Viện kiểm sát cần thực hiện tốt các công tác mà các cấp
chính quyền đã đặt ra cho Viện kiểm sát và các cơ quan pháp luật.
Để nghiên cứu thêm về vấn đề này em chọn đề tài tiểu luận: “Anh/chị phân tích
khái niệm, đặc điểm của các cơng tác của Viện kiểm sát nhân dân theo Luật tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân 2014? Từ đó hãy phân tích vai trị của Viện kiểm sát nhân
dân trong bảo vệ quyền con người, quyền công dân” làm đề tài tiểu luận kết thúc học
phần.

3


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Lý luận chung về công tác của Viện kiểm sát nhân dân.
1. Khái niệm công tác của Viện kiểm sát nhân dân.
Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hành quyền cơng tố, kiểm sát hoạt
động tư pháp. Tuy nhiên, chức năng của Viện kiểm sát nhân dân chỉ có thể được
thực hiện bằng các hoạt động cụ thể của Viện kiểm sát nhân dân. Các lĩnh vực hoạt
động có mục tiêu cụ thể mà viện kiểm sát nhân dân được thực hiện theo quy định
của pháp luật để thơng qua đó thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao được gọi
là các công tác của Viện kiểm sát.[1]
Căn cứ quy định trên, có thể đưa ra các khái niệm các công tác của Viện
kiểm sát như sau: các công tác của Viện kiểm sát là các lĩnh vực hoạt động của ban
kiểm soát nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể trong quá trình thực hiện chức
năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp hoặc thực hiện các
nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Dựa trên quy định tại điều sáu luật tổ
chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014 có thể chia ra các cơng tác của Viện kiểm
sát ra thành ba loại:

 Một là, công tác để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố.
 Hai là, các công tác để thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp.
 Ba là, các công tác khác để thực hiện nhiệm vụ của Viện kiểm sát theo quy
định của pháp luật.
12. Đặc điểm các công tác của Viện kiểm sát nhân dân.
Một là, các công tác của Viện kiểm sát nhân dân là các bước hoặc lĩnh vực
hoạt động trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân.
Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện thơng qua
các cơng tác cụ thể. Mặc dù có sự khác nhau nhưng các công tác của Viện kiểm sát
nhân dân đều được phân định trên cơ sở chức năng thực hành quyền công tố hoặc
chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp hoặc phân định trên cơ sở thực hiện nhiệm
4


vụ khác nhau của Viện kiểm sát nhân dân và các bước (các giai đoạn) Trong quá
trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ đó.
Ví dụ: trong các cơng tác thực hiện chức năng thực hành quyền cơng tố có
các cơng tác sau đây: Thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tố giác, tin
báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi
tố, điều tra vụ án hình sự; thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố tội phạm,
Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự …
Trong các cơng tác thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của các
công tác sau đây: Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và
kiến nghị khởi tố; Kiểm sát việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự; Kiểm sát việc tuân
theo pháp luật của người tham gia tố tụng trong giai đoạn truy tố; Kiểm sát việc xét
xử vụ án hình sự…;
Ngồi các cơng tác thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt
động tư pháp của công tác của Viện kiểm sát nhân dân còn được phân định trên cơ sở
phạm vi các nhiệm vụ cụ thể khác mà bên Viện kiểm sát nhân dân phải thực hiện.
Ví dụ, các cơng tác: Thống kết tội phạm; xây dựng pháp luật; phổ biến, giáo

dục pháp luật; Đào tạo, bồi dưỡng; mức cứu khoa học; hợp tác quốc tế…
Hai là, mọi công tác của Viện kiểm sát nhân dân đều tác động đến những đối
tượng cụ thể và có những mục tiêu cụ thể cần đạt được.
Như là ở công tác hiện quyền công tố trong việc giải quyết tố giác, tin báo về
tội phạm và kiến nghị khởi tố lao động có đối tượng tác động là tội phạm và có
mục tiêu là xác minh phát hiện tội phạm, người phạm tội, không để tình trạng tội
phạm và người phạm tội khơng bị khởi tố; công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có đối tượng tác động là cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động tiếp nhận, giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và có mục tiêu cụ thể là bảo đảm việc chấp
nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố được thực hiện
5


đúng quy định của pháp luật; mọi vi phạm pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết
tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố phải được phát hiện, xử lý kịp thời,
nghiêm minh…
Hay trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra
vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều
phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để bỏ lọt tội phạm và người
phạm tội, không làm oan người vô tội; không đề người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm
giữ,tạm giam, bị hạn chế các quyền và nghĩa vụ cơ bản., bị xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự một cách trái pháp luật; việc điều tra được khách
quan toàn diện, đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật; những vi phạm pháp luật trong
quá trình điều tra được phát hiện kịp thời; khắc phục và xử lý nghiêm minh,
Ba là, việc thực hiện các công tác của Viện kiểm sát nhân dân phải tuân theo
các nguyên tắc chung và các nguyên tắc đặc thù t rong tổ chức và hoạt động của
ngành kiểm sát nhân dân.
Ngoài các nguyên tắc về tổ chức hoạt động của các cơ quan nhà nước nói
chung, sắp phát từ tính chất quan trọng của chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức

và động của Viện kiểm sát nhân dân còn theo các nguyên tắc riêng, đặc thù, đó là:
nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành kiểm sát; nguyên tắc kết hợp
vai trò lãnh đạo của viện trưởng với vai trò thảo luật, quy định một số vấn đề quan
trọng về tổ chức và hoạt động của ban kiểm sát; Nguyên tắc khi thực hành quyền
công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự
chỉ đạo của viện trưởng viện kiểm sát nhân dân. Đây là những nguyên tắc mà khi
thực hiện các công tác cụ thể, Viện kiểm sát nhân dân bắt buộc phải tuân theo.
Bốn là, công tác của Viện kiểm sát để thực hiện chức năng thực hành quyền
công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp mang tính quyền lực Nhà nước.
Chúc năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp tiện quyền
lực của nhà nước, được cả nước giao cho viện kiểm sát nhân dân thực hiện. Do vậy,
6


các công tác thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư
pháp của Viện kiểm sát cũng mang tính quyền lực nhà nước. Theo đó, cơ quan, tổ
chức, cá nhân hữu quan, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định, yêu cầu, kiến nghị,
kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân;
Năm là, các công tác của Viện kiểm sát nhân dân được quy định ở Luật tổ
chức Viện kiểm sát nhân dân và các luật, văn bản pháp luật khác có liên quan.
Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định cụ thể các công tác
của Viện kiểm sát tại điều 6 các điều từ điều 12 đến điều 39, Xong đây không phải
văn bản duy nhất quy định về công tác của Viện kiểm sát. Để xác định phạm vi,
nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện các
công tác của Viện kiểm sát nhân dân, cùng với luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân
còn phải căn cứ vào các đạo luật khác như bộ luật tố tụng hình sự, bộ luật Tố tụng
dân sự, Luật tố tụng hành chính, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, Luật thi hành án
hình sự, Luật thi hành án dân sự và các luật khác có liên quan.
Cụ thể hóa các quy định của luật về các cơng tác của Viện kiểm sát nhân dân các
quy chế, quy định của ngành, các thông tư liên tịch giữa Viện kiểm sát nhân dân

với các bộ, ngành có liên quan các chỉ thị công tác của viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, các hướng dẫn nghiệp vụ của các đơn vị nghiệp vụ Viện kiểm sát
nhân dân tối cao… Cũng là những văn bản quy định hoặc hướng dẫn cụ thể trong
việc thực hiện các công tác của Viện kiểm soát nhân dân.
Do vậy Viện kiểm sát nhân dân phải căn cứ vào các quy định của luật tổ
chức viện kiểm sát nhân dân và các luật các văn bản pháp luật khác có liên quan
thực hiện cơng tác cụ thể.

7


II. Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
1. Quy định chung về quyền con người, quyền công dân.
1.1 Về quyền con người.
Con người là vấn đề cơ bản nhất của mọi thời đại, cho nên quyền con người
luôn luôn trở thành nội dung quan trọng thu hút được sự quan tâm cả về phương
diện lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn của mỗi quốc giam của từng khu
vực, mang tính toàn cầu.
Quyền con người, là sự kết tinh những giá trị văn hóa của tất cả các dân tộc
trên thế giới thơng qua các tiến trình phát triển lâu dài của dân tộc trên thế giới
thơng qua một tiến trình phát triển lâu dài của lịch sử nhân loại. Cùng chung với xu
thể phát triển chung trên thế giới, vấn đề quyền con người ở Việt Nam cũng được
nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau.Tuy khơng hồn tồn giống nhau, nhưng
nhìn chung, quyền con người đều được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn
có của con người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ.
Quyền con người là tổng thể những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con
người được cơng nhận, tơn trọng, bảo vệ và bảo đảm trong pháp luật quốc gia và
các thỏa thuận pháp lý quốc tế.[2]
Quyền con người nhin từ góc độ nào thì cũng được xác định như là những chuẩn
mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ. Do điều kiện kinh tế, chính trị - xã

hội ở các châu lục, các quốc gia phát triển không giống nhau nên ở các quốc gia khác
nhau thì năng lực, nhu cầu của mỗi thành viên xã hội sẽ không giống nhau mà phụ
thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nhất định mà thành viên đó sinh sống. [5]
Hiến pháp 2013, quyền con người được ghi nhận một cách đầy đủ, trang
trọng bên cạnh quyền và nghĩa vụ của công dân trong chế định “ Quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” tại Chương II sau chương I “ Chế độ
chính trị,” thay vì là ở Chương V như Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm
2001. [2]
8


1.2. Về quyền công dân.
Ngày nay cùng với quyền con người, quyền công dân đã được hầu hết các
quốc gia trên thế giới ghi nhận trong bản Hiến pháp và hệ thống pháp luật của nhà
nước minh và được đảm bảo thực hiện trong đời sống thực tiễn.
Khái niệm công dân thể hiện mối quan hệ pháp lý giữa một cá nhân với một
nhà nước nào đó, theo đó cá nhân được hưởng một số quyền và gánh vác một số
nghĩa vụ đối với nhà nước đó. Mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ công dân giữa
một cá nhân với một quốc gia được phát sinh từ việc họ mang quốc tịch của quốc
gia đó.
Điều 17, Hiến pháp 2013 khẳng định: “ Cơng dân nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”, Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối
quna hệ gắn bó của cá nhân và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm
phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam.[4]
Từ khái niệm công dân chúng ta có thể khẳng định rằng “ quyền và nghĩa vụ
của công dân” không phải là các quyền và nghĩa vụ cho tất cả mọi người, mọi cá
nhân mà “ quyền và nghĩa vụ cơng dân là những lợi ích và nghĩa vụ pháp lý được
các nhà nước thừa nhận và bảo vệ cho những người có quốc tịch của mình”. [2]
2. Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Tại Việt Nam, việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, quyền công dân là

mục tiêu chung của Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay. Để hiện thực hóa mục
tiêu đó, Hiến pháp 2013 đã ghi nhận quy định về quyền con người, quyền công dân
đây là một trong những thành tựu quan trọng trong hoạt động lập hiến nước ta.
Tại khoản 3 Điều 107 Hiến pháp năm 2013 quy định rõ: “Viện kiểm sát nhân
dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ
chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân, góp phần đảm bảo pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống
nhất’’. [4] Theo đó, vị trí, vai trị, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân
9


được nâng cao, khẳng định rõ vị thế của ngành trong việc bảo đảm cho pháp luật được
chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất mà cịn góp phần bảo vệ quyền con người,
quyền công dân trong hoạt động tố tụng. Viện kiểm sát không chỉ thực hiện quyền
công tố mà còn kiểm sát các hoạt động của các cơ quan tư pháp, đóng vai trị thể hiện
quan trọng trong giai đoạn tố tụng từ tin báo, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi
hành án.
Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hiện chức năng thực hành quyền
công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp theo pháp luật trong thực thi pháp luật nói
chung và pháp luật tố tụng hình sự nói riêng, có vai trị quan trọng trong bảo vệ
pháp luật, pháp chế, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Việc bảo vệ quyền
con người,quyền công dân của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự được thể hiện
trong đấu tranh chống tội phạm, phát hiện kịp thời để đưa ra xử lý nghiêm minh
trước pháp luật đối với người phạm tội xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp
pháp, trong đó có các quyền của con người, quyền công dân. Đồng thời bảo đảm
các quyền của con người, quyền công dân (quyền của người bị tình nghi, bị can,bị
cao, người bị kết an) không bị pháp luật tước bỏ mà được tôn trọng.
Thứ nhất, Viện kiểm sát nhân dân bảo vệ quyền con người, quyền công dân
qua hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật.
Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất được giao chức năng thực hành quyền công

tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Hoạt động công tố và kiểm sát điều tra được
thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án hình sự và trong suốt quá trình điều tra các vụ án
hình sự.
Với nhiệm vụ, quyền hạn và các biện pháp thực hiện trong giai đoạn điều tra
vụ án hình sự, kiểm sốt là người quyết định việc truy tố người phạm tội trước tòa
án để xét xử bảo đảm nguyên tắc bất cứ hành vi phạm tội nào xâm phạm đến quyền
con người quyền công dân đều bị xử lý trước pháp luật và đảm bảo các hoạt động
điều tra các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người bị tình nghi bị can bị cáo
10


được tuân thủ đúng quy định của pháp luật như vậy sự tham gia của Viện kiểm sát
trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự để thực hành quyền công tố và kiểm sát điều
tra nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội và người phạm tội đều được phát hiện xử
lý đúng theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, bảo vệ quyền con người quyền công dân của hoạt động thực hành
quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự.
Với chức năng thực hành quyền cơng tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong
giai đoạn xét xử các vụ án hình sự ,viện kiểm sát có trách nhiệm bảo đảm việc truy
tố đúng người ,đúng tội,đúng pháp luật không để lọt tội phạm và người phạm tội
không làm mọi người phạm tội sẽ sửa đổi pháp luật nghiêm minh kịp thời.
Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử, Viện kiểm sát có những
nhiệm vụ quyền hạn sau: Công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút
gọn, quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa. Xét hỏi, luận tội,
tranh luận, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa. Kháng nghị
bản án, quyết định của tòa án trong trường hợp phát hiện oan sai, bỏ lọt tội phạm,
người phạm tội. Viện kiểm sát bảo vệ quyền con người, quyền công dân thông qua
hoạt động truy tố, buộc tội người phạm tội, để Tịa án xét xử, kết tội, quyết định
hình phạt. Bằng cách đó góp phần phịng ngừa tội phạm và khơi phục các quyền và
lợi ích của người bị hại, người có quyền, lợi ích có liên quan bị kẻ phạm tội xâm

phạm
Bảo đảm quyền con người, quyền công dân bằng hoạt động kiểm sát xét xử
vụ án hình sự nhằm bảo đảm việc tuân theo pháp luật của Tòa án, hội đồng xét xử,
người tham gia tố tụng. Kiểm sát xét xử vừa bảo đảm cho pháp luật đúng, thống
nhất, nghiêm minh vừa kịp thời ngăn chặn được vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến
quyền con người. Mỗi quyết định của Tịa án đều có tác động rất lớn đến quyền của
con người như quyền sống, quyền tự do và sự tác động của mỗi quyết định của Tòa
11


án không chỉ tác động đến những người tham gia tố tụng mà tác động đến toàn xã
hội.
Thứ ba, việc kiểm sát bảo vệ quyền con người quyền công dân trong hoạt
động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ tạm giam
Viện kiểm sát nhân dân thực hiện công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam
ngay từ giai đoạn bắt đầu của quá trình tố tụng, kể từ khi phát sinh việc tạm giữ,
tạm giam đến khi kết thúc việc giam, giữ. Trách nhiệm của Viện kiểm sát phải bảo
đảm bất cứ trường hợp nào bị tạm giữ, tạm giam đều có đủ hai yếu tố: Đúng người,
đúng hành vi và phải tuân theo đúng trình tự thủ tục của pháp luật. Việc tạm giữ,
tạm giam phải tuân thủ các quy định của pháp luật; chế độ tạm giữ, tạm giam được
bảo đảm; các quyền con người được tôn trọng và bảo vệ. Việc tạm giữ, tạm giam
người thường được áp dụng trong đấu tranh chống tội phạm. Thực tiễn cho thấy
quyền con người, quyền công dân, đối với người bị tạm giữ, tạm giam trong q
trình tiến hành tố tụng vẫn cịn vi phạm xuất phát từ nhiều nguyên nhân: bất cập
của các quy định của pháp luật, năng lực chuyên môn của người thực thi pháp luật
III. Thực trạng bảo đảm quyền con người,quyền công dân của Viện kiểm sát
nhân dân và một số kiến nghị, giải pháp.
1. Thực trạng bảo đảm quyền con người,quyền công dân của Viện kiểm sát
nhân dân hiện nay
Thực tiễn bảo đảm quyền con người, quyền công dân của Việt Nam trong

thời gian qua có thể thấy bộ máy nhà nước nói chung và việc kiểm sát nhân dân nói
riêng đã nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ
quyền con người, quyền công dân. Tuy nhiên, với yêu cầu cải cách tư pháp cũng
như yêu cầu của ngành về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp
luật thì việc bảo đảm quyền con người, quyền cơng dân khi triển khai cơng tác vẫn
cịn nhiều hạn chế, chưa thực sự khẳng định được vai trị, vị trí của việc kiểm sát là
12


một thiết chế hữu hiệu trong việc bảo vệ hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân. [6]
Thứ nhất, về thực trạng quy định của pháp luật, chưa xây dựng được một hệ
thống pháp luật đầy đủ và đồng bộ để bảo đảm thực hiện chức năngVà nhiệm vụ của
Viện kiểm sát nhân dân như theo các quy phạm pháp luật quy định về các chế tài xử lý
khi cơ quan điều tra không thực hiện yêu cầu điều tra của Viện kiểm sát nhân dân hay
các quy định pháp luật hiện hành chưa quy định rõ ràng về nhiệm vụ quyền hạn của
Viện kiểm sát giai đoạn tiếp nhận giải quyết tin báo tố giác về tội phạm kiến nghị khởi
tố.
Thứ hai, về thực tiễn áp dụng pháp luật, công tác thực hành quyền công tố và
kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân các cấp vẫn còn những
tồn tại, hạn chế như: một số đơn vị trong các cơ quan Viện kiểm sát nhân dân các
cấp chưa chủ động thực hiện được đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm trong công tác
kiểm sát việc giải quyết tin báo tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố
2. Một số kiến nghị, giải pháp nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công
dân của công dân khi thực hiện công tác.
Yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải nâng cao hơn nữa vai trò, nhiệm vụ của Viện
kiểm sát nhân dân trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam
trong quá trình giải quyết, thi hành pháp luật. Để thực hiện được yêu cầu này cần
phải có các giải pháp đồng bộ và toàn diện cụ thể.
Thứ nhất cần tăng cường sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo điều hành công việc

sát sao của các cấp nhằm bảo vệ quyền con người quyền công dân luôn luôn được
tơn trọng bảo vệ.
Thứ hai, hồn thiện hệ thống pháp luật làm cơ sở phát huy vai trò của Viện kiểm
sát nhân dân trong việc bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân, đồng thời nâng cao
vai trị lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công
dân
13


Thứ ba, xây dựng đội ngũ kiểm sát viên có đủ năng lực, đạo đức và bản lĩnh
nghề nghiệp, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo điều kiện làm việc
cho đội ngũ kiểm sát viên. Kiểm sát viên cần nâng cao năng lực chuyên môn nghề
nghiệp, ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ.
Thứ tư, cần có các quy định về mối quan hệ phối hợp, chiến lược giữa các cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để đảm bảo mọi yêu cầu đề nghị, quyết định
của dịch giả dạng dân phải được tuân thủ và chấp hành chất để trên thực tiễn

KẾT LUẬN
Thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ công tác theo quy định của
pháp luật, của Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, Viện
kiểm sát nhân dân đã thực hiện tốt vai trờ của mình là bảo vệ quyền con
người,quyền con người. Hiện nay tuy vẫn chưa có khái niệm về đảm bảo quyền con
người, quyền công dân trong hoạt động tư pháp, nhưng đảm bảo quyền con người
trong hoạt động tư pháp và cụ thể là trong công tác thực hành quyền công tố và
kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát có thể đáp ứng các điều kiện, yếu
tố liên quan đến việc thực hiện các quyền con người trong lĩnh vực này theo quy
định của pháp luật.
Qua những phân tích trên về các cơng tác của Viện kiểm sát nhân dân cũng
như vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo vệ quyền con người,quyền
công dân ta đã thấy được tầm quan trọng của của hoạt động này đối với thực tiễn

xét xử cũng như trong các công tác chung của Viện kiểm sát nhằm đảm bảo các
quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhâ, tổ chức.
14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung về Viện kiểm sát và công tác
kiểm sát,Nxb.Tư pháp, Hà Nội,2019.
2 Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam,Nxb.Tư pháp, Hà
Nội,2019.
3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.
4 Hiến pháp 2013.
5 Trần Hoàng Nhung (2015), Nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân
của Viện kiểm sát nhân dân – qua thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Vụ
bản, tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sĩ luật học.
6. Lê Thị Thu Hằng, “ Bàn về nhiệm vụ bảo vệ quyền con người,quyền công dân
của Viện kiểm sát nhân dân theo hiến pháp 2013 sau 5 năm thi hành”, Tạp chi Nghề
luật, Số 7,2019.

15



×