Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tố tụng dân sự đại diện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.03 KB, 12 trang )

A. MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống chúng ta dễ dàng bắt gặp những tranh chấp dân sự xoay quanh
các quan hệ về nhân thân và tài sản, đứng trước những tranh chấp đó các chủ thể
tham gia thường trực tiếp đứng ra để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
thơng qua việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng. Tuy nhiên, không phải
trong mọi trường hợp các chủ thể đều có thể tự mình tham gia vào q trình tố tụng
mà có thể để cho người khác tham gia thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng, bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể. Người tham gia tố tụng dân sự này được
gọi là người đại diện của đương sự. Hướng đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các chủ thể khi có tranh chấp dân sự xảy ra Bộ luật tố tụng dân sự 2015
đã có những sửa đổi, bổ sung so với Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung 2011
về quy định người đại diện. Vậy thì cụ thể thay đổi như thế nào và tranh chấp dân
sự có người đại diện của đương sự tham gia tố tụng ra sao, Nhóm 1 lớp K5K sẽ làm
rõ các vấn đề trên qua Đề 9:"Hãy sưu tầm hoặc xây dựng một tình huống về một
tranh chấp dân sự có người đại diện của đương sự tham gia tố tụng? Qua đó
phân tích làm rõ:
1. Quy định về người đại diện trong BLTTDS 2015 có gì thay đổi so với
BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011? Hãy phân tích
2. Xác định người đại diện trong tình huống và tư cách tham gia tố tụng của
các chủ thể trong tình huống trên".
B. NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP DÂN SỰ VÀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA
ĐƯƠNG SỰ
1. Tranh chấp dân sự
Tranh chấp dân sự được hiểu là những tranh chấp xảy ra giữa các chủ thể tham
gia vào quan hệ pháp luật dân sự về các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được
pháp luật bảo vệ. Phổ biến có các loại tranh chấp dân sự sau: tranh chấp về quyền
1


sở hữu tài sản, tranh chấp về hợp đồng dân sự, tranh chấp về bồi thường thiệt hại


ngoài hợp đồng, các vấn đề về ly hôn, các yêu cầu về tuyên bố mất tích hoặc tuyên
bố chết... Đối với các vụ việc tranh chấp dân sự các chủ thể tham gia có thể thỏa
thuận với nhau hoặc u cầu tịa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Đặc thù
của tố tụng dân sự là những người tham gia vào quan hệ tranh chấp có nghĩa vụ
cung cấp chứng cứ và tự chứng minh cho yêu cầu của mình là hợp pháp, có căn cứ
giải quyết1.
Vì vậy, đối với các vụ việc dân sự các bên đương sự cần phát huy tính chủ
động, tích cực cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá các chứng cứ, tài liệu,
các tình tiết liên quan một cách chính xác, khách quan và đầy đủ, đưa ra các lý lẽ,
các quan điểm khác nhau, viện dẫn các quy định của pháp luật có liên quan để giải
quyết vụ án.
2. Người đại diện của đương sự
2.1. Khái niệm người đại diện của đương sự
Xuất phát từ yêu cầu thực tế cần đảm bảo quyền tham gia tố tụng của đương
sự, theo đó đương sự có năng lực hành vi tố tụng dân sự có thể tự mình thực hiện
các quyền, nghĩa vụ tố tụng được pháp luật quy định hoặc ủy quyền cho người khác
thực hiện nếu xét thấy cần thiết. Với những trường hợp đương sự là pháp nhân hoặc
cá nhân khơng có năng lực hành vi tố tụng dân sự thì pháp luật cũng dự liệu những
người có thể thay mặt đương sự để tham gia tố tụng, thực hiện các quyền và nghĩa
vụ tố tụng dân sự của đương sự được gọi là người đại diện của đương sự trong tố
tụng dân sự: "Người đại diện của đương sự là người tham gia tố tụng thay mặt
đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của họ do được pháp luật quy định,
được Tòa án chỉ định hoặc được ủy quyền tham gia tố tụng2".
2.2 Phân loại người đại diện hợp pháp của đương sự
1

/>
PGS.TS. Vũ Thị Hồng Vân " Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam", NXB chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 2019
2


2


Căn cứ vào luật thực định có thể phân loại người đại diện tham gia tố tụng dân
sự của đương sự gồm:
- Người đại diện theo pháp luật, được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 85
BLTTDS 2015: "Người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự là
người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền
đại diện theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác cũng là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người
được bảo vệ".
- Người đại diện theo ủy quyền, được quy định tại Khoản 4 Điều 85 BLTTDS
2015: " Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại
diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
Đối với việc ly hôn, đương sự khơng được ủy quyền cho người khác thay mặt
mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác u cầu Tịa án
giải quyết ly hơn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình
thì họ là người đại diện."3
2.3 .Quyền và nghĩa vụ của người đại diện của đương sự trong tố tụng dân
sự
Căn cứ Điều 86 BLTTDS năm 2015 theo đó người đại diện theo pháp luật
trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự trong
phạm vi mà mình đại diện.
Đối với người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền,
nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền.
II. XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG
1. Tình huống
Năm 2015, Ơng Trần Văn Sang vay của Ông Nguyễn Văn Tý số tiền là 100
triệu có làm văn bản theo đúng quy định của pháp luật.

3

Bộ luật tố tụng dân sự 2015, NXB Lao động, Hà Nội 2015

3


Năm 2018, Ông Trần Văn Sang chết di sản của ông là căn nhà trị giá 5 tỷ đồng
toạ lạc tại Quận Bình Thạnh,TPHCM. Căn nhà này ơng Sang đang thế chấp cho
ngân hàng X để vay 1 tỷ đồng. Người thừa kế hợp pháp của ông Sang là các con
của ơng gồm: anh Trần Văn Bé, Trần Hồng Hiếu và chị Trần Thị Trâm (cha,mẹ và
vợ ông Sang đã chết trước ơng Sang). Vì anh Trần Văn Hiếu và chị Trần Thị Trâm
không đồng ý chia thừa kế nên Anh Trần Văn Bé đã khởi kiện yêu cầu chia thừa kế
và Toà án đã thụ lý vụ án.
Khi Toà án đang giải quyết vụ án thì ơng Nguyến Văn Tý đã làm đơn yêu cầu
Toà án buộc anh Trần Văn Bé, Hiếu, Trâm thanh tốn số nợ ơng Trần Văn Sang đã
vay. Sau đó, anh Trần Văn Bé vì lý do sức khỏe mà không thể tiếp tục tham gia vào
quá trình tố tụng nên đã lập văn bản ủy quyền cho con trai anh là Trần Văn Nhỏ (20
tuổi) tham gia.
2. Yêu cầu
Qua tình huống trên anh/chị phân tích làm rõ:
1. Quy định về người đại diện trong BLTTDS năm 2015 có gì thay đổi với
BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011? Hãy phân tích.
2. Xác định người đại diện trong tình huống và tư cách tham gia tố tụng của
các chủ thể trong tình huống trên.
III. GIẢI QUYẾT YÊU CẦU
1. Những thay đổi trong quy định về người đại diện trong BLTTDS 2015
so với BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã kế thừa và hoàn thiện những quy định của
pháp luật tố tụng dân sự trước đó. Xuất phát từ việc cụ thể hóa và phù hợp với pháp

luật nội dung mới của bộ luật, khắc phục những vướng mắc thực thi trong thực tế từ
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011, Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2015 có một số điểm mới về người đại diện của đương sự.
Thứ nhất, khoản 1 điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 bổ sung quy
định :“ Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của bộ luật
4


dân sự”. Quy định phù hợp luật nội dung Bộ luật dân sự năm 2015, theo đó một
pháp nhân có thể ủy quyền cho một pháp nhân khác xác lập hoặc giao dịch cho
mình. Theo quy định của Điều 134 BLDS 2015 thì chủ thể của quan hệ đại diện
(gồm cả bên đại diện và bên được đại diện) chỉ bao gồm cá nhân và pháp nhân chứ
không quy định chung chung, bao gồm cả cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác như
BLDS 2005 4. Quy định này một mặt giúp xác định rõ ràng, cụ thể hơn về chủ thể
của quan hệ đại diện, mặt khác thể hiện sự thống nhất với phạm vi điều chỉnh của
BLDS 2015.
Thứ hai, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 tiếp tục quy định mở rộng hơn về
trường hợp đại diện là tổ chức đại diện tập thể lao động. Theo khoản 3 Điều 85 Bộ
luật tố tụng dân sự năm 2015: “ Tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện
theo pháp luật cho tập thể người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố
tụng tại tịa án khi quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động bị xâm phạm,
tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho người lao động khởi kiện vụ án lao
động, tham gia tố tụng khi được người lao động ủy quyền. trường hợp nhiều người
lao động có cùng yêu cầu đối với người sử dụng lao động, trong cùng một doanh
nghiệp, đơn vị thì họ được ủy quyền cho một đại diện của tổ chức đại diện tập thể
lao động thay mặt họ khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại tịa án”. Từ đó
bổ sung thêm trường hợp chỉ định người đại diện, khoản 1 điều 88 Bộ luật dân sự
năm 2015: “ Đối với vụ việc lao động mà có đương sự thuộc trường hợp quy định
tại khoản 1 điều này hoặc lao động là người chưa thành niên mà khơng có người
đại diện và tịa án cũng không chỉ định được người đại diện theo quy định tại khoản

1 điều này thì tịa án chỉ định tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho người
lao động đó”.
Xuất phát từ việc phù hợp với luật nội dung là Bộ luật lao động năm 2012 , luật
cơng đồn 2012 điều 195,196,197,199, quy định về quyền của cơng đồn trong việc

4

Bộ luật dân sự 2015, NXB Lao động, Hà Nội- 2015.

5


bảo vệ người lao động trước tòa án5 và Nghị định số 43/2013/NĐ-CP ngày
10/5/2013 chi tiết thi hành Điều 10 của Luật cơng đồn 2012 theo đó cơng đồn cơ
sở tại đơn vị sử dụng lao động có quyền, trách nhiệm sau: “ Đại diện cho tập thể
người lao động khởi kiện tại tịa án khi quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của
tập thể người lao động bị xâm phạm theo quy định của pháp luật, đại diện cho
người lao động khởi kiện tại tòa án nếu được người lao động ủy quyền để giải
quyết tranh chấp lao động cá nhân theo quy định của pháp luật” 6. Tại Điều 11 quy
định: “ Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong các vụ án lao
động , hành chính, phá sản theo quy định pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của tập thể người lao động, đại diện cho người lao động tham gia
tố tụng nếu được người lao động ủy quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của người lao động trong các vụ án lao động, hành chính, phá sản theo
quy định của pháp luật”. Có thể nói cơng đồn là tổ chức duy nhất đảm nhận chức
năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của tập thể lao động, quy
định này hướng đến nhằm bảo vệ tối đa các quyền và lợi ích chính đáng của người
lao động phát sinh từ quan hệ lao động.7
Thứ ba, khoản 4 điều 85 bổ sung nội dung: “ Trường hợp cha, mẹ, người thân
thích khác u cầu tịa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 điều 51 của

luật hơn nhân gia đình năm 2014 thì họ là người đại diện”. Theo khoản 2 điều 51
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 bổ sung trường hợp cha, mẹ, người thân thích
khác cũng có thể u cầu giả quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm
thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình,
đồng thời là nạn nhân bạo lực gia đình do chồng, vợ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. 8 Điều này đã tháo gỡ nhiều trường
hợp diễn ra trên thực tế, muốn xin ly hôn cho người thân bị mất năng lực hành vi
Luật Cơng đồn 2012, NXB Lao động, Hà Nội- 2012.
Nghị định số 43/2013/ NĐ- CP ngày 10/5/2013 quy định chi tiết thi hành Điều 10 Luật cơng đồn 2012.
7
Luật Dương Gia: " Điểm mới của BLTTDS 2015 về người đại diện".
8
Luật Hơn nhân và gia đình, NXB Lao động, Hà Nội năm 2014.
5
6

6


mà không được do luật cũ chỉ quy định việc ly hơn phải do chính đương sự ( vợ,
chồng) u cầu, trong khi họ lại bị mất năng lực hành vi dân sự dẫn đến khơng có
năng lực hành vi tố tụng dân sự để xin ly hôn. Để tương thích về mặt nội dung,
pháp luật đã kịp thời bổ sung về trường hợp này, qua đó tạo điều kiện cho việc xin
ly hôn diễn ra dễ dàng khi mà cuộc sống hôn nhân không đạt được kết quả như
mong đợi.
Thứ tư, về chỉ định người đại diện cho đương sự Điều 76 Bộ luật tố tụng dân
sự năm 2004 quy định: " Trong khi tiến hành tố tụng dân sự, nếu có đương sự là
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà khơng có người đại diện hoặc người
đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1
Điều 75 của Bộ luật này thì Tồ án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng

tại Toà án". Theo quy định trên thì việc chỉ định người đại diện chỉ xảy ra nếu
đương sự là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và người đại diện theo pháp
luật của đương sự thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 75 Bộ
luật tố tụng dân sự, trường hợp đương sự là người mất năng lực hành vi dân sự,
người có khó khăn, trong nhận thức làm chủ hành vi và người chưa thành niên thì
chưa đề cập đến. Khắc phục thiếu xót đó Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã có những
bổ sung trong việc chỉ định người đại diện cho đương sự, quy định cụ thể tại khoản
1 Điều 88: " Khi tiến hành tố tụng dân sự, nếu có đương sự là người chưa thành
niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự,
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà khơng có người đại diện
hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp quy định
tại khoản 1 Điều 87 của Bộ luật này thì Tịa án phải chỉ định người đại diện để
tham gia tố tụng".
Qua những điểm mới trên đã cho ta thấy được bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã
kế thừa và hoàn thiện những quy định của pháp luật tố tụng trước đó. Người đại
diện theo pháp luật của đương sự có thể thực hiện tốt hơn việc đại diện của mình
mà khơng xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của đương sự mà họ đại diện, qua đó
7


ta thấy được nghĩa vụ cũng như lợi ích và quyền của người đại diện được quan tâm
cũng như là nâng cao và thuận lợi. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 còn khắc phục
những vướng mắc thực thi trong thực tế từ bộ luật tố tụng trước Bộ luật tố tụng dân
sự 2015 quy định rõ hơn về người đại diện có thể là pháp nhân hoặc cá nhân .
Trước đây, theo Điều 139 BLDS 2005 thì người đại diện là người cụ thể nên chúng
ta hiểu đó là các cá nhân , đến BLDS 2015 quy định mới rằng đại diện có thể là cá
nhân hoặc pháp nhân và BLTTDS cũng quy đinh tương ứng như vậy. Do đó, việc
tham gia, tiến hành tố tụng được diễn ra thuận lợi và hiệu quả.
2. Xác định người đại diện và tư cách tham gia tố tụng của các chủ thể
trong tình huống

2.1 Xác định người đại diện trong tình huống
Khoản 1 Điều 85 BLTTDS năm 2015 có quy định: ‘’1. Người đại diện trong tố
tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy
quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật
dân sự.’’
Khoản 4 Điều 85 BLTTDS năm 2015 quy định: “4. Người đại diện theo ủy
quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố
tụng dân sự.
Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt
mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác u cầu Tịa án
giải quyết ly hơn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia
đình thì họ là người đại diện.’’
Các trường hợp đại diện theo ủy quyền được quy định tại Điều 138 Bộ luật
Dân sự 2015 bao gồm:
 Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự.
 Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác khơng có tư cách pháp
8


nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia
đình, tổ hợp tác, tổ chức khác khơng có tư cách pháp nhân.
 Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại
diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do
người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
Trong tình huống trên, anh Trần Văn Bé vì lý do sức khỏe mà không thể tiếp
tục tham gia vào quá trình tố tụng nên đã lập văn bản ủy quyền cho con trai anh là
Trần Văn Nhỏ tham gia là phù hợp với quy định của pháp luật. Vậy anh Trần Văn
Nhỏ là người đại diện theo ủy quyền hợp pháp của anh Trần Văn Bé.

2.2 Tư cách tham gia tố tụng của các chủ thể trong tình huống trên
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 68 BLTTDS năm 2015 thì đương sự
trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong đó:
 Tư cách ngun đơn:
Ơng Trần Văn Bé, do ông Bé là người khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết
vụ án dân sự. Theo quy định tại khoản 2 điều 68 BLTTDS năm 2015 thì nguyên
đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức
khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự
khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại. Trong trường hợp này,
ông Trần Văn Bé đã nộp đơn khởi kiện anh Trần Văn Hiếu và chị Trần Thị Trâm Vì
anh Trần Văn Hiếu và chị Trần Thị Trâm không đồng ý chia thừa kế. Do đó, anh
Trần Văn Bé xác định là nguyên đơn trong vụ án dân sự.
 Người đại diện theo ủy quyền:
Như đã phân tích ở trên, anh Trần Văn Bé vì lý do sức khỏe mà khơng thể tiếp
tục tham gia vào q trình tố tụng nên đã lập văn bản ủy quyền cho con trai anh là
Trần Văn Nhỏ , vì vậy, anh Trần Văn Nhỏ là người đại diện theo ủy quyền hợp
9


pháp của anh Trần Văn Bé.
 Tư cách bị đơn:
Tư cách bị đơn trong tình huống này được nhóm xác định là anh Trần Văn
Hiếu và chị Trần Thị Trâm. Theo quy định tại khoản 3 điều 68 BLTTDS năm 2015
thì bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ
quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu để yêu cầu Toà án
giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị
người đó xâm phạm. Trong tình huống trên, anh Trần Văn Hiếu và chị Trần Thị
Trâm là người bị anh Trần Văn Bé khởi kiện ra tịa để u cầu chia thừa kế vì việc
chia thừa kế không được sự đồng ý của anh Trần Văn Hiếu và Trần Thị Trâm.

 Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
Theo quy định tại khoản 4 điều 68 BLTTDS 2015 thì người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng
việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ
được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận
đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trong trường hợp này ông Nguyễn Văn Tý đã cho ông Trần Văn Sang vay số tiền
là 100 triệu đồng, có làm văn bản theo đúng quy định của pháp luật. Khi ông Trần
Văn Sang chết, Nguyến Văn Tý đã làm đơn u cầu Tồ án buộc các con của ơng
Sang là anh Trần Văn Bé, Trần Văn Hiếu, chị Trần Thị Trâm thanh tốn số nợ ơng
Sang đã vay nên ơng Nguyễn Văn Tý là chủ nợ và có quyền địi nợ. Do đó, ơng
Nguyễn Văn Tý được xác định là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Năm 2018 Ơng Trần Văn Sang chết di sản của ông là căn nhà trị giá 5 tỷ đồng
toạ lạc tại Quận Bình Thạnh,TPHCM. Căn nhà này ông Sang đang thế chấp cho
ngân hàng X để vay 1 tỷ đồng. Như vậy, ngân hàng X cũng được xác định là người
có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

10


C. KẾT LUẬN
Tóm lại, với sự phát triển của đời sống kinh tế thị trường kéo theo đó là những
trah chấp dân sự diễn ra hết sức phức tạp với số vụ ngày càng gia tăng. Trước địi
hỏi đó việc hồn thiện BLTTDS nói chung và hồn thiện những quy định về người
đại diện nói riêng đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
khi có tranh chấp dân sự xảy ra. Đồng thời những thay đổi trên của BLTTDS 2015
đã phù hợp với xu thế phát triển của các quan hệ dân sự khi mà khơng chỉ là cá
nhân có thể làm người đại diện mà pháp nhân- một chủ thể mới được quy định
trong BLDS 2015 có thể đại diện cho cá nhân hoặc pháp nhân khác tham gia vào
quá trình tố tụng. Thơng qua việc xây dựng tình huống cũng như xác định người

đại diện, tư cách tham gia tố tụng của các chủ thể trong tình huống Nhóm 1 Lớp
K5K hi vọng đã giúp bạn đọc có cái nhìn cụ thể, rõ ràng hơn về vấn đề người đại
diện của đương sự tham gia tố tụng. Từ đó làm cơ sở để giải quyết những tranh
chấp dân sự cụ thể xảy ra trên thực tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật tố tụng dân sự 2015, NXB Lao Động, Hà Nội năm 2015.
2. Bộ luật dân sự 2015, NXB Lao Động, Hà Nội năm 2015.
3. Luật cơng đồn 2012, NXB Lao Động, Hà Nội- 2012.
4. Luật hôn nhân và gia đình 2014, NXB Lao Động, Hà Nội năm 2014.
5. truy cập ngày
18/09/2019.
6. PGS.TS Vũ Thị Hồng Vân: " Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam", NXB
Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội - 2019.
7. Nghị định số 43/2013- NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định chi tiết thi hành
Điều 10 Luật cơng đồn 2012.
8. Luật Dương Gia: " Điểm mới BLTTDS 2015 về người đại diện", truy cập
ngày 9/18/2019.
11


MỤC LỤC
A............................................................................................................MỞ ĐẦU
1
B. NỘI DUNG.....................................................................................................2
I. KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP DÂN SỰ VÀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA
ĐƯƠNG SỰ...............................................................................................................2
1.Tranh chấp dân sự.............................................................................................2
2. Người đại diện của đương sự..........................................................................2
II. XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG.........................................................................4

1. Tình huống.......................................................................................................4
2.Yêu cầu.............................................................................................................4
III. GIẢI QUYẾT YÊU CẦU..............................................................................4
1.Những thay đổi trong quy định về người đại diện trong BLTTDS 2015 so với
BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011.........................................................................4
2.Xác định người đại diện và tư cách tham gia tố tụng của các chủ thể trong
tình huống...................................................................................................................8
C. KẾT LUẬN...................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................11

12



×