Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

các khoản vay cá nhân tiểu luận quản trị tài chính cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (722.44 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
=====000=====

TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN
ĐỀ TÀI: CÁC KHOẢN VAY CÁ NHÂN
Nhóm thực hiện
Thành viên
Họ và tên
Tạ Kim Anh
Nguyễn Thị Hằng
Hoàng Thị Lan
Nguyễn Mai Lan
Đào Hà Phương
Lê Thị Trang
Bùi Thị Xn
Nguyễn Thị Yến
Lớp tín chỉ
Độ dài
Giảng viên hướng dẫn

: Nhóm 2
:
:
:
:
:
:
:
:
:


:
:
:

MSV
2014210011
2014210038
2014210074
2014210075
2014210117
2014210148
2014210158
2014210160
QTR206(GD2-HK2-2122)BS.1
7637 từ
TS. Nguyễn Thị Hoa Hồng

Hà Nội, tháng 6 năm 2022


NỘI DUNG

4

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT VÀ NỀN TẢNG TÀI CHÍNH VỀ
CÁC KHOẢN VAY CÁ NHÂN
4
1. Khái niệm

4


2. Một số ngân hàng/ tổ chức tài chính cung cấp hình thức này:

4

3. Nguồn vay cá nhân: Các cá nhân có thể vay từ các nguồn sau

4

3.1 Định chế tài chính

4

3.2 Gia đình, người thân hoặc bạn bè :

4

3.3 Peer-to-Peer Lending (Vay ngang hàng) P2P Lending:

4

3.4. Một số hình thức lừa đảo khi vay các khoản vay cá nhân

5

4. Tỷ lệ lãi vay cho các khoản vay cá nhân

5

4.1 Annual Percentage Rate (APR)


5

4.2 Simple Interest

6

4.3 Add-On Interest

6

5. Quy trình cho vay các tại ngân hàng và tổ chức tín dụng

6

5.1 Quy trình cho vay tại các ngân hàng

6

5.2 Quy trình cho vay tại các Tổ chức tín dụng

7

Hồ sơ khách hàng:

7

Hồ sơ khoản vay:

7


6. Một số khoản vay cá nhân cơ bản

8

6.1 Khoản vay mua ô tô (Car Loan)

8

6.1.1 Khái niệm

8

6.1.2 Quy định vay mua ơ tơ

8

6.1.3 Quy trình vay mua xe ô tô

8

6.1.4 Lãi suất cho vay ô tô

9

6.2.1.Khái niệm

9

6.2.2 Đối tượng được vay vốn


9

6.2.3. Điều kiện được vay vốn sinh viên

10

6.2.4. Mức vốn và lãi suất cho vay

10

6.2.5 Thủ tục vay vốn sinh viên

10

6.2.6 Thời hạn trả nợ

11
1


6.3. Khoản vay dựa trên giá trị nhà ở (Home Equity Loan)

11

6.3.1 Khái niệm

11

6.3.2 Điều kiện


11

6.3.3 Cách thức Hoạt động của khoản vay vốn sở hữu Nhà

11

6.4.4. Số tiền cho vay và lãi suất cho vay

12

6.4. Payday Loan

12

6.4.1 Khái niệm

12

6.4.2 Quy định, cách thức hoạt động của khoản cho vay theo ngày

13

6.4.2 Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp vay ngắn hạn theo ngày
13
6.4.4 Phương án thay thế vay ngắn hạn theo ngày
PHẦN II: CÁC QUY ĐỊNH/HÀNH LANG PHÁP LÝ TẠI VIỆT NAM VỀ
CÁC KHOẢN VAY CÁ NHÂN

13

14

1. Quy định về lãi suất, hợp đồng vay tiêu dùng

14

2. Hợp đồng vay tiêu dùng

14

3. Quy định xử phạt tội vay nặng lãi

15

4. Chính sách bảo vệ người vay tiêu dùng

16

PHẦN III: Một số chính sách/gói sản phẩm nổi bật tại Việt Nam về khoản vay
cá nhân
16
1. Vay tiền học

16

2. Vay ô tô

17

3. Vay thế chấp nhà


17

4. Vay ngắn hạn-Ngân hàng Vietcombank

18

PHẦN IV. Một số tình huống thành cơng và thất bại nổi tiếng về vay cá nhân
trong 5 năm gần đây tại Việt Nam.
18
1. Tình huống thành cơng

18

2. Tình huống thất bại

19

PHẦN V .Ứng dụng chủ đề nghiên cứu với tình huống cụ thể của 1 thành viên
trong nhóm
20
1. Tình huống chi tiết về thành viên của nhóm

20

1.1 Thơng tin cơ bản và nhu cầu

20

1.2 Báo cáo dòng tiền cá nhân của sinh viên


21

2


2. Kế hoạch vay vốn sinh viên

21

2.2 Quyết định về liên quan đến vay sinh viên

21

2.3 Quyết định về các đặc điểm quan trọng của một định chế tài chính:

21

2.4 Quyết định về định chế tài chính tối ưu:

21

TÀI LIỆU THAM KHẢO

25

NỘI DUNG
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT VÀ NỀN TẢNG TÀI CHÍNH VỀ
CÁC KHOẢN VAY CÁ NHÂN
1. Khái niệm

Khoản cho vay cá nhân (Personal Loan) là khoản cho vay được cấp để sử dụng cho
những người đi vay mang tính cá nhân. Người tiêu dùng thường sử dụng khoản vay
cá nhân để tài trợ cho một khoản mua sắm lớn như ô tô hoặc sửa chữa nhà cửa hay để
chi trả các chi phí giáo dục, hay hóa đơn y tế,... (không dùng để kinh doanh) .
2. Một số ngân hàng/ tổ chức tài chính cung cấp hình thức này:
Các ngân hàng thương mại, tổ chức tiết kiệm và cơng đồn tín dụng
3. Nguồn vay cá nhân: Các cá nhân có thể vay từ các nguồn sau
3.1 Định chế tài chính
Định chế tài chính là các định chế (tức thể chế, tổ chức được thành lập theo luật) mà
hoạt động chủ yếu của chúng là đóng vai trị trung gian tài chính trong q trình
chuyển vốn từ người cho vay sang người đi vay (ví dụ ngân hàng thương mại, tổ chức
tín dụng)
3.2 Gia đình, người thân hoặc bạn bè :
Có thể vay từ gia đình và bạn bè với lãi suất 0% hoặc với mức lãi suất thấp hơn khi
bạn đi vay ở các tổ chức tín dụng khác.
3.3 Peer-to-Peer Lending (Vay ngang hàng) P2P Lending:
Cho vay ngang hàng là hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ tài chính (P2P
lending) được thiết kế và xây dựng trên nền tảng giao dịch trực tuyến kết nối trực tiếp
giữa người đi vay và người cho vay mà không thơng qua các trung gian tài chính như
tổ chức tín dụng hay ngân hàng thương mại. Điều khoản và điều kiện được công khai
3


minh bạch rõ ràng trên website cung cấp dịch vụ, trong đó mức lãi suất cho vay ngang
hàng đặt ra sẽ dựa trên mức độ uy tín từ hồ sơ của người đi vay.

Một số công ty hoạt động theo mơ hình P2P Lending chính thống tại Việt Nam.
(Nguồn: Tạp chí Cơng Thương)
3.4. Một số hình thức lừa đảo khi vay các khoản vay cá nhân
● Giả mạo nhân viên cơng ty tài chính, tổng đài chăm sóc khách hàng, gọi điện

yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin cá nhân, hình chụp thẻ tín dụng…
để vay vốn, nhận tiền.
● Yêu cầu khách hàng cung cấp mã OTP để xác thực làm hồ sơ vay vốn, thực
chất dùng mã OTP để giải ngân khoản vay.
● Yêu cầu khách hàng nộp trước một khoản tiền cho kỳ thanh toán đầu tiên vào
một số tài khoản mà kẻ gian cung cấp và chặn toàn bộ liên lạc với khách hàng
sau khi đã nhận được tiền.
4. Tỷ lệ lãi vay cho các khoản vay cá nhân
4.1 Annual Percentage Rate (APR)

4


- Lãi suất phần trăm hàng năm. Là tỉ lệ lãi phải trả cho khoản vay hay mức sinh lời từ
đầu tư hàng năm. Lãi suất phần trăm hàng năm thể hiện chi phí vay vốn thực sự phải
trả hàng năm. Nó bao gồm tất cả các loại phí liên quan đến giao dịch nhưng khơng
tính gộp.
Cơng thức tính APR:
Trong đó:
● Lãi suất: tổng lãi trả
● Vốn gốc: số tiền vay
● n: tổng số ngày
4.2 Simple Interest
Tiền lãi chỉ được tính trên số dư vốn gốc (vốn đầu tư ban đầu), mà khơng ghép lãi.
Việc tính lãi như vậy được gọi là phương pháp tính lãi đơn.
4.3 Add-On Interest
Là một phương pháp tính lãi theo đó tiền lãi phải trả được xác định dựa trên khoản
vay ban đầu và được cộng thêm vào khoản gốc. Tổng tiền lãi và tiền gốc là số tiền
phải trả khi đáo hạn.
5. Quy trình cho vay các tại ngân hàng và tổ chức tín dụng

5.1 Quy trình cho vay tại các ngân hàng
Phần lớn quy trình cho vay tại các ngân hàng đều có những bước chung:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Giấy đề nghị vay vốn ngân hàng
Hồ sơ pháp lý
● CMND/Hộ chiếu của người đi vay và vợ (chồng) của người đi vay
● Hộ khẩu/KT3.
● Giấy xác nhận độc thân/Đăng ký kết hôn.
Hồ sơ tài chính
● Giấy tờ chứng minh thu nhập từ lương: Hợp đồng lao động, Quyết định công
tác, Sao kê tài khoản trả lương qua ngân hàng hoặc bảng lương 03 - 06 tháng
gần nhất.
● Các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập khác: Hợp đồng mua bán nhà, Hợp
5


đồng cho thuê xe ổn định trong 06 tháng gần nhất.
Hồ sơ mục đích vay
● Vay tiêu dùng: Bảng kê các vật cần mua...
● Vay mua bất động sản: Hợp đồng/Thỏa thuận mua bán/Giấy đặt cọc…
● Vay xây sửa nhà cửa: Hợp đồng thi cơng/Bảng dự tốn...
Hồ sơ tài sản đảm bảo (nếu vay thế chấp)
Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, cụ thể:
● Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (sổ đỏ, sổ hồng), giấy
phép xây dựng…
● Thế chấp bằng phương tiện giao thông (ô tô): Giấy đăng ký, Bảo hiểm…
● Các chứng từ có giá trị như sổ tiết kiệm...
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định cho vay
Sau khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng, ngân hàng tiến hành xác nhận thông
tin và thẩm định lại hồ sơ. Mỗi ngân hàng sẽ có quy chế thẩm định riêng với mục đích

là hạn chế rủi ro, tăng khả năng hoàn vốn vay.
Bước 3: Phê duyệt khoản vay
Sau khi thẩm định hồ sơ vay vốn, nhân viên lập các đề xuất tín dụng và gửi lên các
cấp có thẩm quyền để xin phê duyệt khoản vay. Sau đó nhân viên ngân hàng sẽ gửi
thông báo đến khách hàng về khoản vay được duyệt.
Bước 4: Giải ngân
Nếu hồ sơ được duyệt, khách hành ký hợp đồng và ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân .
Thủ tục vay ngân hàng thường được thực hiện và hoàn tất trong 1 - 3 ngày. Tuy nhiên,
đối với các khoản vay phức tạp, thời gian này có thể kéo dài đến 1 tuần.
5.2 Quy trình cho vay tại các Tổ chức tín dụng
Bước 1: Khách hàng lập hồ sơ tín dụng gửi tới Tổ chức tín dụng cho vay
. Hồ sơ vay vốn cần đảm bảo các thông tin cơ bản như:
+ Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng
+ Mục đích sử dụng vốn vay
+ Khả năng trả nợ vay gồm vốn vay và lãi
Hồ sơ khách hàng:
+ CMND hoặc hộ chiếu của khách hàng vay;
6


+ Sổ hộ khẩu hoặc thường trú trong trường hợp chưa có hộ khẩu tại nơi muốn vay vốn
+ Đăng ký kết hơn (trường hợp đã có vợ hoặc chồng) hoặc Xác nhận tình trạng hơn
nhân (trường hợp độc thân)
Hồ sơ khoản vay:
+ Giấy đề nghị vay vốn và phương án sử dụng vốn
+ Tài liệu chứng minh mục đích vay vốn
+ Tài liệu chứng minh thu nhập
+ Tài liệu chứng minh thu nhập: Bao gồm tất cả các hồ sơ chứng minh nguồn thu nhập
của bạn. Cần chi tiết, rõ ràng, càng chi tiết rõ ràng thì Ngân hàng sẽ xử lý hồ sơ càng
nhanh.

+ Tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn:
+ Tài liệu về tài sản đảm bảo – khả năng hoàn trả vốn vay:
Bước 2: Tổ chức tín dụng thẩm định hồ sơ tín dụng
Bước 3: Tổ chức tín dụng quyết định cho vay
Sau khi Nhân viên Ngân hàng thẩm định xong; sẽ lập các đề xuất tín dụng và xin phê
duyệt bởi cấp có thẩm quyền. Trên cơ sở hồ sơ và các thông tin cho nhân viên báo
cáo; cấp có thẩm quyền sẽ tiến hành phê duyệt khoản vay.
6. Một số khoản vay cá nhân cơ bản
6.1 Khoản vay mua ô tô (Car Loan)
6.1.1 Khái niệm
Khoản vay mua ơ tơ (cịn được gọi là khoản vay mua ô tô, hoặc khoản vay mua ô tô)
là một khoản tiền mà người tiêu dùng vay để mua một chiếc ô tô. Thông thường người
mua ô tơ sẽ trả theo hình thức trả góp. Khách hàng cần trả trước một khoản tiền nhất
định, phần còn thiếu sẽ vay ngân hàng, hàng tháng khách hàng sẽ trả góp cho ngân
hàng theo mức lãi suất cụ thể.
VD: Như vậy có thể hiểu, nếu bạn khơng có đủ khả năng thanh tốn 01 lần để mua xe
ơ tơ, bạn có thể trả trước 20 - 30% giá trị xe cho đại lý, số tiền còn lại sẽ được ngân
hàng hỗ trợ bạn trả dần với lãi suất khá thấp cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn theo từng thời
kỳ.
6.1.2 Quy định vay mua ô tô

7


-

Thời gian vay: Tất cả các khoản vay mua ô tô đều dành cho các khoảng thời
gian cụ thể, thường là từ 24 đến 60 tháng, có một số ngân hàng sẽ cho vay tới 6
- 7 năm


-

Điều kiện cho vay: khách hàng có cơng việc và thu nhập ổn định hàng tháng
từ 10 triệu đồng. Mức thu nhập này đảm bảo khả năng khách hàng có thể trả nợ
theo thời hạn đã ký kết trong hợp đồng.

-

Hạn mức cho vay : Thông thường, các ngân hàng sẽ cho khách hàng vay tối
đa khoảng 70%-80% giá trị chiếc xe. Ở một số ngân hàng, có thể vay đến
100% giá trị ô tô (BIDV, ACB, Vietcombank, Sacombank). Để được vay vốn
100% bạn phải đảm bảo có thêm tài sản thế chấp là các chứng từ có giá trị như:
Sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ)... Tài sản này được
quy định riêng theo từng ngân hàng.

6.1.3 Quy trình vay mua xe ơ tơ
Quy trình vay mua xe ô tô trả góp, giải ngân theo giấy hẹn
Bước 1: Khách hàng chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn của nhân viên tín dụng.
Bước 2: Nhân viên ngân hàng tiếp nhận hồ sơ và thẩm định.
-

Người cho vay cũng sẽ kiểm tra báo cáo tín dụng của người đi vay. Nếu người
vay tiềm năng có lịch sử tín dụng xấu, họ có thể khơng đủ điều kiện để vay
mua ơ tô.

Bước 3: Nếu hồ sơ được ngân hàng duyệt, khách hàng ký hợp đồng vay tiền mua xe ô
tô tại ngân hàng.
Bước 4: Đại lý bán xe ô tô xuất hóa đơn và gửi hồ sơ cho khách hàng đi làm thủ tục
nộp thuế trước bạ, bấm biển số, đăng kiểm, khách hàng nộp giấy hẹn lấy giấy đăng ký
xe cho đại lý.

Bước 5: Sau khi hoàn thành thủ tục cần thiết, ngân hàng cấp cho khách hàng bản sao
giấy đăng ký xe và chuyển tiền cho đại lý bán xe ô tô và sẽ lấy bản gốc giấy đăng ký
xe từ phịng CSGT.
6.1.4 Lãi suất cho vay ơ tơ
Lãi suất vay tại các ngân hàng có sự khác nhau, ưu đãi từ 7.50% - 9%/năm tùy theo
loại hồ sơ vay, niên hạn xe, loại xe vay, hồ sơ chứng minh thu nhập, giá trị xe thế

8


chấp… Sau thời gian ưu đãi, mức lãi suất thả nổi của các ngân hàng thường là 11 13%/năm.

Lãi suất vay mua ô tô ngân hàng cập nhật mới nhất tháng 6/2022
6.2. Student Loan
6.2.1.Khái niệm
Khoản vay giáo dục là một khoản tiền được vay để tài trợ cho các chi phí liên quan
đến giáo dục sau trung học cơ sở hoặc giáo dục đại học. Các khoản vay giáo dục nhằm
mục đích trang trải chi phí học phí, sách vở và vật dụng, và chi phí sinh hoạt trong khi
người vay đang trong quá trình theo học bằng cấp.
6.2.2 Đối tượng được vay vốn
Theo Điều 2 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg, đối tượng được vay vốn là sinh viên có
hồn cảnh khó khăn đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp và các trường dạy nghề, cụ thể:
- Sinh viên mồ côi cả cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ cơi cha hoặc mẹ nhưng người cịn lại
khơng có khả năng lao động;
- Sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ gia đình có mức thu nhập bình qn đầu người tối đa
bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người có hộ gia đình nghèo.

9



- Sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa
hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú.
6.2.3. Điều kiện được vay vốn sinh viên
Sinh viên thuộc đối tượng được vay vốn nêu trên phải đáp ứng các điều kiện tại Điều
4 Quyết định 157 như sau:
- Sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho
vay;
- Sinh viên năm nhất vừa trúng tuyển đại học phải có Giấy báo trúng tuyển của
trường;
- Sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo
học tại trường và khơng bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện
hút, trộm cắp, buôn lậu.
6.2.4. Mức vốn và lãi suất cho vay
- Mức vốn: Đến nay, chính sách học phí thay đổi và giá cả sinh hoạt biến động, mức
vốn vay này đã được điều chỉnh nhiều lần. Năm 2021, mức vốn cho vay là 2,5 triệu
đồng/tháng/sinh viên (theo Quyết định số1656/QĐ-TTg năm 2019 của Thủ tướng
Chính phủ).
- Lãi suất: Lãi suất cho vay đối với sinh viên hiện nay là 0,55%/tháng (theo Quyết
định 750/QĐ-TTg năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ).
Hiện Bộ Tài chính đang lấy ý kiến cho dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết
định 157/2007/QĐ-TTg ngày 21/9/2007 về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Nếu
dự thảo này được thơng qua thì mức vay tối đa của mỗi học sinh, sinh viên sẽ tăng từ
2,5 triệu đồng/tháng lên 04 triệu đồng/tháng.
6.2.5 Thủ tục vay vốn sinh viên
Theo Hướng dẫn số 2162A/NHCS-TD của Ngân hàng Chính sách xã hội, sinh
viên vay vốn viết Giấy đề nghị cho vay vốn theo mẫu kèm theo Giấy xác nhận của
nhà trường hoặc Giấy báo trúng tuyển gửi cho Tổ tiết kiệm và vay vốn tại UBND cấp
xã. Tổ này sẽ họp để bình xét cho vay, sau đó gửi Chủ tịch UBND cấp xã xác nhận.
Sau khi có xác nhận, tồn bộ hồ sơ đề nghị vay vốn của sinh viên sẽ được gửi

cho Ngân hàng Chính sách xã hội để làm thủ tục phê duyệt cho vay.

10


Ngân hàng Chính sách giải ngân vốn vay một năm 2 lần vào các kỳ học. Đến
kỳ vay, sinh viên hoặc người nhà mang Chứng minh nhân dân đến điểm giao dịch của
Ngân hàng Chính sách xã hội để nhận tiền vay.
6.2.6 Thời hạn trả nợ
Sinh viên phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi có việc làm, có thu
nhập nhưng khơng q 12 tháng, kể từ ngày sinh viên kết thúc khóa học.
- Đối với chương trình học khơng q 01 năm: Thời hạn trả nợ tối đa bằng 02 lần thời
hạn phát tiền vay (thời hạn phát tiền vay tính từ ngày nhận tiền vay đến ngày kết thúc
khóa học)
- Đối với chương trình học khác: Thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.
6.3. Khoản vay dựa trên giá trị nhà ở (Home Equity Loan)
6.3.1 Khái niệm
Khoản vay dựa trên trị giá nhà ở là một loại nợ tiêu dùng. Nó cho phép chủ sở hữu
nhà ở vay dựa trên trị giá nhà ở của họ. Số tiền cho vay là khoản chênh lệch giữa giá
trị thị trường hiện tại của nhà ở và số dư nợ thế chấp của chủ sở hữu căn nhà đó.
6.3.2 Điều kiện
Mỗi bên cho vay có những yêu cầu riêng, nhưng để được chấp thuận cho khoản vay
mua nhà, hầu hết những người đi vay nói chung sẽ cần:
● Vốn chủ sở hữu trong căn nhà của họ> 20% giá trị căn nhà của họ
● Lịch sử thu nhập có thể xác minh trong hai năm trở lên
● Điểm tín dụng> 600
Mặc dù có thể được chấp thuận cho khoản vay mua nhà mà không cần đáp ứng các
yêu cầu này, nhưng bạn phải trả lãi suất cao hơn nhiều thông qua một công ty cho vay
chuyên về những người vay rủi ro cao.
6.3.3 Cách thức Hoạt động của khoản vay vốn sở hữu Nhà

Về cơ bản, khoản vay dựa trên trị giá nhà ở là một khoản thế chấp. Trị giá nhà
ở của chủ sở hữu đóng vai trị là một tài sản thế chấp cho người cho vay. Số tiền mà
chủ sở hữu được phép vay sẽ một phần dựa trên tỉ lệ CLTV (combined loan-to-value
ratio - CLTV) từ 80% đến 90% giá trị thẩm định của nhà ở.
Tất nhiên, số tiền của khoản vay cũng như lãi suất tính phí sẽ phụ thuộc vào
xếp hạng tín dụng và lịch sử thanh toán của người đi vay. Các khoản vay dựa trên trị
11


giá nhà ở truyền thống có thời hạn trả nợ giống như các khoản thế chấp thông thường.
Phải thực hiện thanh toán thường xuyên, cố định bao gồm cả gốc và lãi. Với bất kì
khoản thế chấp nào, nếu khoản vay khơng được trả hết, căn nhà có thể được bán đi để
chi trả khoản nợ còn lại

6.4.4. Số tiền cho vay và lãi suất cho vay
Bảng lãi suất (%/năm) vay thế chấp sổ đỏ tại một số Ngân hàng trong nước:

12


6.4. Payday Loan
6.4.1 Khái niệm
Khoản vay theo ngày là một loại hình vay ngắn hạn trong đó người cho vay sẽ
cấp tín dụng lãi suất cao dựa trên hồ sơ tín dụng và thu nhập của bạn. Các khoản cho
vay ngắn hạn tính lãi suất cao đối với các khoản tín dụng trả ngay ngắn hạn. Chúng
cịn được gọi là cho vay ứng trước tiền mặt hoặc cho vay ứng trước séc.
Những người cho vay ngắn hạn tính lãi suất rất cao: lên tới 780% theo tỷ lệ
phần trăm hàng năm (APR), với khoản vay trung bình gần 400%. . Tuy nhiên, những
người cho vay ngắn hạn được miễn trừ cho phép họ có lãi suất cao.
6.4.2 Quy định, cách thức hoạt động của khoản cho vay theo ngày

Người cho vay ngắn hạn sẽ xác nhận thu nhập của bạn và kiểm tra thông tin tài
khoản và giao tiền mặt ngay lập tức tại một cửa hàng hoặc, nếu giao dịch được thực
hiện trực tuyến, sớm nhất là trong ngày.
Đổi lại, người cho vay sẽ yêu cầu séc có chữ ký hoặc quyền rút tiền điện tử từ
tài khoản ngân hàng của bạn. Khoản vay sẽ đến hạn ngay sau ngày lĩnh lương tiếp
theo của bạn, thường sau hai tuần, nhưng đôi khi trong một tháng.
Nếu khoản vay được phát hành tại một cửa hàng, bạn có thể trả lại trước hoặc
vào ngày khoản vay đến hạn phải trả. Nếu bạn không xuất hiện, người cho vay sẽ
kiểm tra hoặc thực hiện việc rút tiền cho số tiền vay cộng với lãi suất. Người cho vay
trực tuyến sử dụng hình thức rút tiền điện tử.
6.4.2 Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp vay ngắn hạn theo ngày
4.2.1 Ưu điểm
● Không cần quá nhiều hồ sơ chứng thực
● Nhận tiền nhanh:
● Quy trình nộp đơn dễ dàng.
4.2.2 Nhược điểm
● Phí mặc định cao: nếu bạn không thể trả nợ đúng hạn, bạn có thể sẽ phải trả
thêm phí ngồi khoản lãi bạn nợ. Điều này có thể làm tăng đáng kể số nợ của
bạn
● Chu kỳ nợ. Khi bạn gặp khó khăn trong việc trả nợ, bạn dễ sa vào việc vay
thêm tiền .Điều này trở thành một chu kỳ nợ có thể rất khó thốt ra.
13


● Lãi suất cao. Các khoản vay theo ngày thường có lãi suất hàng năm cao hơn
nhiều so với các loại cho vay khác.
● Tác động xếp hạng tín dụng. Nếu bạn khơng thể trả nợ đúng hạn, nó có thể ảnh
hưởng tiêu cực đến xếp hạng tín dụng của bạn.
● Thời gian vay ngắn, rủi ro không thể trả tiền đúng hạn cao
6.4.4 Phương án thay thế vay ngắn hạn theo ngày

Khoản vay trả góp có thể là một cách vay tiền hợp lý hơn. Các khoản vay này
cho phép bạn vay tất cả tiền cùng một lúc, sau đó trả lại theo các khoản thanh tốn cố
định hàng tháng trong khoảng thời gian hàng tháng hoặc hàng năm, thay vì hàng tuần.
Bạn sẽ khơng cần phải thế chấp và số tiền cho vay có xu hướng cao hơn, trong khi lãi
suất thường thấp hơn. Người cho vay thường yêu cầu kiểm tra tín dụng để đăng ký.
PHẦN II: CÁC QUY ĐỊNH/HÀNH LANG PHÁP LÝ TẠI VIỆT NAM VỀ CÁC
KHOẢN VAY CÁ NHÂN
1. Quy định về lãi suất, hợp đồng vay tiêu dùng
Theo điều 9, Thông tư quy định cho vay tiêu dùng của cơng ty tài chính, Ngân
hàng nhà nước Việt Nam ban hành
-

Lãi suất cho vay tiêu dùng của cơng ty tài chính thực hiện theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước.

-

Cơng ty tài chính ban hành quy định về khung lãi suất cho vay tiêu dùng áp
dụng thống nhất trong toàn hệ thống trong từng thời kỳ.

-

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ
sung khung lãi suất cho vay tiêu dùng, cơng ty tài chính phải gửi trực tiếp hoặc
qua dịch vụ bưu chính cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân
hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi cơng ty tài chính đặt trụ sở chính.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận khơng

được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan
quy định khác…

Hiện nay, pháp luật khơng có quy định cụ thể mức lãi suất trần và mức lãi suất
tối đa của hình thức cho vay này. Tuy nhiên, lãi suất cho vay tiêu dùng do Cơng ty tài
chính tự điều chỉnh phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép áp dụng.
14


2. Hợp đồng vay tiêu dùng
Theo điều 10, Thông tư quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính, Ngân
hàng nhà nước Việt Nam ban hành
1. Hợp đồng cho vay tiêu dùng phải được lập thành văn bản, trong đó tối thiểu có các
nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của công ty tài chính; tên, địa chỉ, số chứng minh
nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu của khách hàng;
b) Số tiền cho vay; hạn mức cho vay đối với trường hợp cho vay theo hạn mức;
c) Mục đích sử dụng vốn vay;
d) Phương thức cho vay;
đ) Thời hạn cho vay; thời hạn duy trì hạn mức đối với trường hợp cho vay theo hạn
mức;
e) Lãi suất cho vay tiêu dùng theo thỏa thuận và mức lãi suất cho vay tiêu dùng quy
đổi theo tỷ lệ %/năm (một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày) tính theo số dư nợ cho
vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó
g) Giải ngân vốn cho vay và việc sử dụng phương tiện thanh toán để giải ngân vốn
cho vay;
h) Việc trả nợ gốc, lãi tiền vay và thứ tự thu hồi nợ gốc, lãi tiền vay; hình thức thơng
báo cho khách hàng về lịch trả nợ gốc, lãi tiền vay khi có điều chỉnh;
i) Quy định về việc trả nợ trước hạn, trong đó bao gồm điều kiện trả nợ trước hạn, phí
trả nợ trước hạn
k) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng
không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được cơng ty tài chính chấp
thuận cơ cấu lại thời hạn.

l) Các biện pháp để đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với quy định của pháp luật; chế tài áp
dụng và biện pháp xử lý trong trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn;
m) Trách nhiệm của khách hàng trong việc phối hợp với cơng ty tài chính và cung cấp
các tài liệu liên quan đến khoản vay
n) Các trường hợp chấm dứt cho vay; thu nợ trước hạn; chuyển nợ quá hạn đối với số
dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ trước hạn khi cơng ty tài chính chấm dứt
cho vay, thu hồi nợ trước hạn
15


o) Xử lý nợ vay; phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại; quyền và trách nhiệm của các
bên;
p) Hiệu lực của hợp đồng cho vay tiêu dùng.
3. Quy định xử phạt tội vay nặng lãi
Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội cho vay lãi nặng lãi như sau:
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 5 lần mức lãi suất cao
nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới
100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị
kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000
đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ
200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến
05 năm.”
Như vậy, tùy từng trường hợp cụ thể, hành vi cho vay nặng lãi sẽ bị xử phạt hành
chính theo điểm d khoản 3 Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự theo Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015.
4. Chính sách bảo vệ người vay tiêu dùng
Để bảo vệ tối đa quyền lợi cho người tiêu dùng (NTD) cũng như lường trước những

hậu quả khơng đáng có, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công
Thương) đưa ra một số lưu ý cho NTD liên quan đến hình thức cho vay tiêu dùng này.
Người tiêu dùng cần:
● Lưu ý về hình thức và nội dung tối thiểu của Hợp đồng cho vay tiêu
dùng
● Chủ động tìm hiểu thật kỹ, có những hiểu biết nhất định về hình thức
giao dịch mà mình sẽ tham gia.
● Cân nhắc kỹ, không nên đăng ký khoản vay quá khả năng chi trả của
bản thân.

16


● Có kế hoạch rõ ràng trong việc cân đối chi tiêu để thanh toán các khoản
vay theo kỳ hạn, nghiêm túc sử dụng số tiền đúng mục đích, trả đúng
hạn theo quy định tại hợp đồng giữa các bên
● Trường hợp NTD sử dụng số tiền bất hợp pháp hoặc mất khả năng thanh
tốn nợ cho cơng ty tài chính sẽ bị xử phạt theo quy định tại hợp đồng
và quy định pháp luật hiện hành.
PHẦN III: Một số chính sách/gói sản phẩm nổi bật tại Việt Nam về khoản vay cá
nhân
1. Vay tiền học

Ngân hàng

Hạn mức vay

Lãi suất

tối đa

Chính sách

2,5 triệu/tháng 0,5%/tháng

Lãi khi quá

Thời hạn vay

hạn

tối đa

130% lãi suất
ban đầu

xã hội
TP Bank

10 triệu đồng

(chỉ dành cho

7,1% –

12 tháng

8,6%/năm

sinh viên năm
3 /năm cuối)

BIDV

Dựa theo số

0,6%/tháng

150%

12 tháng

tiền học phí
của sinh viên
Trong đó, ngân hàng Chính sách xã hội là lựa chọn hàng đầu của sinh viên. Đây là
ngân hàng có nhiều chính sách hỗ trợ từ nhà nước và xã hội cho các bạn sinh viên có
thêm cơ hội để đến trường. Theo đó, mức lãi suất ngân hàng áp dụng theo quy định
của Nhà nước chỉ 0,5%/ tháng, mỗi tháng sinh viên sẽ được nhận 2.500.000VNĐ/
tháng. Ngoài ra,Ngày 23/3/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
05/2022/QĐ-TTg (Quyết định 05) sửa đổi, bổ sung về tín dụng đối với học sinh, sinh
17


viên (HSSV). Theo đó, mức vốn cho vay tối đa được điều chỉnh từ 2.500.000
đồng/tháng/HSSV lên 4.000.000 đồng/tháng/HSSV
2. Vay ô tô
Ngân hàng

Lãi ưu đãi các tháng đầu (%)
6 tháng

Hạn mức cho vay


Thời hạn vay

tối đa

mua

12 tháng

(% giá trị xe mua)
BIDV

7,3%

7,8%

100%

7 năm

VPbank

7,5%

8,2%

85%

7 năm


Đặc biệt,VPBank là ngân hàng đầu tiên và duy nhất hiện nay phê duyệt khoản vay cho
khách hàng qua ứng dụng hệ thống phê duyệt kỹ thuật số RACE, với nhiều lợi ích hấp
dẫn như:
-

Thời gian vay tối đa lên đến 96 tháng, số tiền cho vay qua RACE có thể lên đến
2 tỉ đồng.

-

Khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin thân nhân cơ bản, không cần chứng
minh thu nhập, khơng chịu bất kỳ khoản phí nào.

-

Giao dịch nhanh gọn, trả kết quả phê duyệt chỉ trong 5 phút.

3. Vay thế chấp nhà
Ngân hàng

Lãi ưu đãi các tháng đầu (%)
6 tháng

12 tháng

Hạn mức cho vay

Thời hạn vay

tối đa


tối đa

(% nhu cầu vốn vay)
TP bank

5,9%

7,5%

90%

30 năm

Đây đều là 2 lãi suất vay ngân hàng mua nhà khá hấp dẫn và cạnh tranh trên thị
trường.
Việc phê duyệt thông tin phản hồi hồ sơ cho khách hàng được ưu tiên phê duyệt trực
tiếp tại các chi nhánh thay vì Hội sở, rút ngắn thời gian xử lý các khoản vay nên thời
gian phê duyệt chỉ mất 2 giờ hoặc trong vòng tối đa 2 ngày làm việc nếu đủ hồ sơ.

18


4. Vay ngắn hạn-Ngân hàng Vietcombank
Chương trình “Lãi suất cạnh tranh 2022” dành cho khách hàng cá nhân vay mua bất
động sản, mua ô tô, vay tiêu dùng với mức lãi 6.79%/năm trong 6 tháng đầu tiên với
các khoản vay từ 12 tháng trở xuống; 6,99%/ năm trong 6 tháng đầu tiên với thời gian
vay 12-24 tháng. Khoản vay trên 24 tháng áp dụng lãi 7.29%/t năm trong 12 tháng đầu
tiên.
Ngân hàng cịn triển khai chương trình cho vay sản xuất kinh doanh ngắn hạn dành

cho khách hàng cá nhân với mức lãi 5,5%/ năm đối với khoản vay dưới 6 tháng;
6,1%/năm khi vay 6-9 tháng; 6,6%/ năm với khoản vay 10-12 tháng.
Ngoài ra, khách hàng cá nhân nhận lương qua Vietcombank khi vay vốn sẽ được giảm
lãi suất thêm 0,1% một năm.
PHẦN IV. Một số tình huống thành cơng và thất bại nổi tiếng về vay cá nhân
trong 5 năm gần đây tại Việt Nam.
1. Tình huống thành cơng
Bee Group phối hợp cùng ngân hàng Cake cho tài xế vay tiêu dùng.
Nhằm hỗ trợ các tài xế công nghệ ổn định cuộc sống sau đại dịch, ngày 09/05/2022
vừa qua, Bee Group - đơn vị vận hành ứng dụng gọi xe công nghệ Bee phối hợp cùng
Ngân hàng số Cake by VPBank (Cake) thông báo hỗ trợ các tài xế vay tiêu dùng với
mức lãi suất ưu đãi đặc biệt so với các cơng ty tài chính tiêu dùng.
Cụ thể như sau:
● Đối tượng: Các tài xế của Bee Group đang hoạt động trên 3 tháng tại TP.HCM
và Hà Nội, độ tuổi từ 22 đến dưới 60 tuổi.
● Hình thức cho vay: Vay tiêu dùng không cần tài sản thế chấp/giấy tờ.
● Mức lãi suất: 1,67% / tháng.
● Mức vay: Các tài xế có thể vay từ 3 – 20 triệu trong thời gian từ 2 – 24 tháng.
● Cách thức vay: Đăng ký vay ngay trên ứng dụng BeDriver, không cần đến ngân
hàng làm thủ tục, hồ sơ.

19


Dựa vào công nghệ xử lý dữ liệu lớn vượt trội của Ngân hàng số Cake và hệ sinh thái
Be Group, tài xế chỉ mất 30 giây để đăng ký khoản vay, có kết quả phê duyệt nhanh
trong vịng 2 phút. Tồn bộ q trình này đều diễn ra trực tuyến trên nền tảng ứng
dụng tài xế BeDriver, tài xế không cần giao dịch trực tiếp với nhân viên ngân hàng
hay phải có mặt tại chi nhánh.
Đối tượng đầu tiên được hưởng chính sách ưu đãi này là các tài xế của Be Group đang

hoạt động trên 3 tháng tại TP.HCM và Hà Nội, độ tuổi từ 22 đến dưới 60 tuổi… cũng
như thỏa tiêu chí về điểm tín dụng được quy định.
Brong suốt giai đoạn dịch bệnh căng thẳng vừa qua, Bee đã liên tục đưa ra các chính
sách như hỗ trợ tài xế là F0, F1 đảm bảo thu nhập, quỹ giúp đỡ tài xế có hồn cảnh
khó khăn, tiên phong tổ chức xét nghiệm cho tài xế… Ngay khi hoạt động xe công
nghệ chở khách được hoạt động trở lại, Be đã chủ động đưa ra chương trình thưởng
hấp dẫn nhằm đảm bảo thu nhập cho tài xế dù có chuyến xe hay khơng sau nhiều
tháng thực hiện giãn cách xã hội.
Việc cung cấp gói vay cho tài xế ngay trên ứng dụng BeDriver là minh chứng hiệu quả
của mơ hình kết hợp giữa fintech và hãng gọi xe, giúp Be hồn thiện hệ sinh thái cơng
nghệ mở, sẵn sàng trong chiến lược phát triển lâu dài.
2. Tình huống thất bại
Ngân hàng siết nợ đối với những khoản vay thế chấp không được trả đúng
thời hạn.
Vay thế chấp là một dịch vụ cho vay tại các ngân hàng hiện nay, các tài sản thế
chấp thường là bất động sản nhà đất thuộc sở hữu hợp pháp, hợp lệ của khách hàng
vay hoặc tài sản bảo lãnh của bên thứ 3 (là cha mẹ, anh chị em ruột, người hôn phối
của khách hàng vay).
Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh doanh ngày càng trở nên khó khăn chung như
hiện nay, kéo theo nhiều hệ lụy mà xấu nhất là các cá nhân không thể trả nợ được, do

20


đó, tình trạnh ngân hàng siết nợ hay bán đấu giá các tài sản thế chấp để xử lý nợ ngày
càng diễn ra phổ biến.
Pháp luật quy định, bên xử lý tài sản tài sản (phía ngân hàng) phải có thông báo
trước bằng văn bản cho người bị xử lý về việc sẽ xử lý tài sản thế chấp của họ. Nếu
như khơng có thơng báo mà gây tổn hại đến tài sản thế chấp thì bên xử lý tài sản sẽ
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Sau khi thông báo, ngân hàng cần yêu cầu

bàn giao tài sản, nếu bên vay khơng thực hiện bàn giao thì ngân hàng sẽ tiến hành kiện
ra Tòa án cấp cao và sau khi có quyết định của Tịa thì mới chuyển cho các cơ quan có
thẩm quyền tiến hành xử lý tài sản thế chấp.
Tuy nhiên, trên thực tế, tại một số ngân hàng lại đang thực hiện các biện pháp
thu hồi nợ khá gắt gao và cứng rắn như cho nhân viên đến xâm phạm chỗ ở bằng cách
quấy rối, đuổi người vay thế chấp ra khỏi nhà; làm nhục người vay bằng cách đưa
thông tin lên các trang mạng xã hội; quấy rối họ bằng cách liên tục gọi điện/nhắn tin
đe dọa,…nhằm có thể thu hồi nợ một cách nhanh chóng nhất.
Rõ ràng, các cá nhân lựa chọn vay thế chấp tại các ngân hàng vì để được pháp
luật bảo hộ, so với tín dụng đen thì độ an toàn của việc vay thế chấp tại ngân hàng
được đảm bảo hơn rất nhiều. Tuy nhiên hiện nay, tại một số ngân hàng cũng đang sử
dụng những biện pháp thu hồi nợ trái với quy định của pháp luật như trên để xử lý tài
sản thế chấp. Tuy không nguy hiểm như cách tín dụng đen siết nợ (thuê giang hồ đến
đe dọa, thu tài sản, phá hoại hay quấy rối gia chủ bằng bạo lực, đe dọa) nhưng cách
thu hồi nợ trên cũng đã là làm trái quy định của pháp luật.
Đây hoàn toàn là một trường hợp thất bại của việc cho vay thế chấp khi mà cả
ngân hàng và người vay đều không thực hiện đúng với hợp đồng vay của hai bên và
có cả dấu hiệu của việc vi phạm pháp luật.
PHẦN V .Ứng dụng chủ đề nghiên cứu với tình huống cụ thể của 1 thành viên
trong nhóm
1. Tình huống chi tiết về thành viên của nhóm
1.1 Thơng tin cơ bản và nhu cầu
21


THÔNG TIN CƠ BẢN
Họ và tên sinh viên: Đào Hà Phương
Ngày sinh: 03 /08 /2002 .. Giới tính

Nữ


Sinh viên năm 2 - Đại học Ngoại Thương
Đang làm công việc gia sư với mức lương khoảng 6.000.000 VNĐ/tháng
NHU CẦU VAY VỐN SINH VIÊN
Hiện tại, tơi đang có nhu cầu vay 10 triệu để mua xe máy , phục vụ nhu cầu đi làm
của tơi vào năm thứ 3
1.2 Báo cáo dịng tiền cá nhân của sinh viên

2. Kế hoạch vay vốn sinh viên
2.2 Quyết định về liên quan đến vay sinh viên
Tôi sẽ vay ngân hàng TP Bank với hạn mức 10 triệu cho 3 tháng (vì tơi khơng muốn
kéo dài nợ lâu và tơi có thể trả tiền đã vay trong 3 tháng )
2.3 Quyết định về các đặc điểm quan trọng của một định chế tài chính:

22


Các đặc điểm tôi quan tâm khi lựa chọn ngân hàng cho vay là của tôi là hạn mức vay
lên tới 10 triệu và lãi suất thấp, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt và thủ tục đơn giản.
Tơi khơng thuộc hộ nghèo, cận nghèo , sinh viên có hồn cảnh khó khăn nên tơi muốn
tìm một ngân hàng khơng yêu cầu điều kiện như vậy khi cho vay. Thu nhập tôi chủ
yếu là từ công việc gia sư nên khó khăn trong việc chứng minh thu nhập, vì vậy tơi
lựa chọn các ngân hàng có gói vay sinh viên chứ khơng chọn gói vay tiêu dùng tín
chấp thơng trường. Ngồi ra, một điều tơi lưu tâm là vị trí ngân hàng để tơi có thể
thuận tiện di chuyển nếu có vấn đề về khoản vay của tơi hoặc dịch vụ chăm sóc khách
hàng tiện lợi để tơi có thể hỏi người tư vấn trực tiếp khi tôi thắc mắc
2.4 Quyết định về định chế tài chính tối ưu:
Sau khi sàng lọc các định chế tài chính theo tiêu chí của tơi, tơi đã tìm thấy ngân hàng
cho vay phù hợp . Tơi lựa chọn ngân hàng TP Bank vì TP Bank là ngân hàng duy nhất
cho phép sinh viên vay tới 10 triệu đồng , với lãi suất quy định dành cho sinh viên là:

7.1 - /tháng, lãi suất thấp so với vay tiêu dùng cá nhân thông thường. Tơi khơng thuộc
hộ nghèo và khơng phải sinh viên có hồn cảnh khó khăn nên khó vay của các ngân
hàng, trong khi TP Banl chỉ yêu cầu điều kiện là học sinh, sinh viên năm 3 đang theo
học tại các trường tại địa phương, cao đẳng, đại học …….. đặc biệt các ngân hàng chỉ
cho vay với hạn mức 2.500.000 /tháng, không đáp ứng nhu cầu vay số tiền như tơi u
cầu. Ngồi ra, TP Bank có chi nhánh ở những vị trí thuận tiện và dịch vụ chăm sóc
khách hàng tốt.
Thơng tin chi tiết về gói sản phẩm vay vốn sinh viên TP Bank

Thơng tin về gói sản phẩm vay vốn sinh viên Vietcombank
Hạn mức

Số tiền cho vay cao lên đến 10 triệu đồng.

Lãi suất

Kỳ hạn 1 tháng – lãi suất gói vay là 7,1%/năm
Kỳ hạn 3 tháng – lãi suất 7,7%/năm
Kỳ hạn 6 tháng – lãi suất 7,8%/năm
Kỳ hạn 12 tháng – lãi suất là 8,6%/năm

23


Thời hạn cho

Từ 1- 12 tháng

vay
Điều kiên vay


● Khách hàng là công dân mang quốc tịch Việt Nam.

vốn

● Là sinh viên năm 3 đang học tập tại các trường đại học, học
viện, cao đẳng chính quy hoặc sinh viên năm cuối các
trường cao đẳng nghề/trung cấp nghề chuyên nghiệp.
● Người vay buộc phải trên 20 tuổi, có CMND hoặc thẻ sinh
viên theo đúng quy định.
● Có sức khỏe tốt, đủ các năng lực hành vi dân sự…

Hình thức giải

-

Chuyển tiền một lần

-

Trả theo từng tháng

ngân
Hình thức
thanh tốn
Kế hoạch vay vốn sinh viên ngân hàng Vietcombank
● Tiến hành quy trình thủ tục vay vốn ngân hàng Vietcombank
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo hướng dẫn và tới chi nhánh ngân hàng
Vietcombank.
● Đơn xin cấp vốn theo mẫu của ngân hàng TP Bank dành cho gói vay sinh viên

● Sơ yếu lý lịch, đơn xin vay vốn có xác nhận của địa phương.
● Sổ hộ khẩu tại địa phương đang muốn vay vốn, CMND/CCCD photo có
chứng thực, mang theo bản gốc để đối chiếu khi nộp hồ sơ.
● Giấy xác nhận là sinh viên, học bạ, bảng điểm, thẻ sinh viên
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký tại quầy và nhờ nhân viên ngân hàng tư vấn về khoản vay.
Bước 3: Bổ sung hồ sơ còn thiếu và chờ kết quả xét duyệt.
Bước 4: Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, ngân hàng sẽ liên hệ và mời tới ngân hàng để làm hợp
đồng.
Bước 5: Ký kết hợp đồng và giả ngân
Dự kiến kết quả và kế hoạch trong thời gian tới
24


×