Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận quản trị tài chính phân tích tài chính công ty cổ phần vận tải biển việt nam mã chứng khoán VOS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.85 KB, 17 trang )

SVTH: TRẦN NGỌC TRÁC –STT: 91

GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN

ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM

TIỂU LUẬN
MÔN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn: Th.s. NGÔ QUANG HUÂN
Mã Chứng Khoán: VOS

2
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM- MÃ CK: VOS


SVTH: TRẦN NGỌC TRÁC –STT: 91

GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 02-2016

MỤC LỤC
I. THÔNG TIN CHUNG..................................................................................................... 3
1. Thông tin khái quát.......................................................................................... 3
2. Lịch sử hình thành và phát triển....................................................................... 3
3. Ngành nghề kinh doanh................................................................................... 3
II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY......................4
1. Phân tích tỉ lệ................................................................................................... 4
1.1 Tỷ lệ thanh khoản.......................................................................................... 5


1.2 Tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động................................................................5
1.3 Tỷ lệ quản trị nợ............................................................................................ 6
1.4 Tỷ lệ khả năng sinh lợi.................................................................................. 7
1.5 Tỷ lệ giá thị trường....................................................................................... 9
2. Phân tích cơ cấu............................................................................................. 10
1.1 Tài sản......................................................................................................... 10
1.2 Nguồn vốn................................................................................................... 10
3. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh............................................................ 11
4. Mô hình chỉ số Z............................................................................................ 11
5. Phân tích đòn bẩy tài chính............................................................................ 12
5.1 Đòn bẩy định phí (DOL)............................................................................. 12
5.2 Đòn bẩy tài chính (DFL)............................................................................. 13
5.3 Đòn bẩy tổng thể (DTL).............................................................................. 13
6. Phân tích doanh thu hoà vốn…………………………………………………….13
III. KẾT LUẬN.................................................................................................................. 15
3
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM- MÃ CK: VOS


GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN

SVTH: TRẦN NGỌC TRÁC –STT: 91

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 16

4
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM- MÃ CK: VOS


GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN


SVTH: TRẦN NGỌC TRÁC –STT: 91

I. THÔNG TIN CHUNG
1. Thông tin khái quát
- Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM
- Tên tiếng Anh: Vietnam Ocean Shipping Joint Stock Company (VOSCO)
- Tên viết tắt: VOSCO
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:

- Vốn điều lệ: 140.000.000.000 đồng.
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 140.000.000.000 đồng.
- Địa chỉ: 215 Lạch Tray, Q.Ngô Quyền, Hải Phòng

- Số điện thoại: (84)31-3731033/3731090
- Số fax: (84)31-3731578/3731007
- Email:
- Website: ;
- Mã cổ phiếu : VOS (HOSE)
2. Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty Vận tải biển Việt Nam, tiền thân của Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam
được thành lập ngày 1/7/1970 theo Quyết định của Bộ Giao thông Vận tải trên cơ sở hợp nhất
ba đội tàu Giải Phóng, Tự Lực, Quyết Thắng và một Xưởng vật tư. Đến tháng 3 năm 1975, Bộ
Giao thông Vận tải quyết định tách một bộ phận lớn phương tiện và lao động của Công ty để
thành lập Công ty Vận tải Ven biển (Vietcoship là Vinaship sau này) với nhiệm vụ chủ yếu là
tổ chức vận tải trên các tuyến trong nước. Cũng từ đây Công ty Vận tải biển Việt Nam
(VOSCO – trực thuộc Cục Đường biển, nay là Cục Hàng hải Việt Nam) chỉ còn tập trung làm
một nhiệm vụ là tổ chức vận tải nước ngoài, phục vụ xuất nhập khẩu và nhanh chóng xây dựng
đội tàu vận tải biển xa.
Công ty Vận tải biển Việt Nam (VOSCO) được thành lập lại theo Quyết định số 29/TTG

ngày 26/10/1993 của Thủ tướng Chính phủ và trở thành doanh nghiệp thành viên hạch toán
độc lập trực thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VINALINES) theo Quyết định số
250/TTG ngày 29/04/1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Sau 37 năm hoạt động theo mô hình Công ty 100% vốn nhà nước, ngày 11/7/2007, thực
hiện Quyết định số 2138/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Công ty Vận tải
biển Việt Nam đã tổ chức chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần.
Ngày 01/01/2008, Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM –MÃ CK: VOS

5


SVTH: TRẦN NGỌC TRÁC –STT: 91

GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN

theo mô hình mới với tên gọi Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam, tên tiếng Anh là
Vietnam Ocean Shipping Joint Stock Company (VOSCO) với số vốn điều lệ 1.400 tỷ đồng,
trong đó 60% vốn do Nhà nước sở hữu, còn lại là phần vốn của các cổ đông tổ chức và thể
nhân khác với tổng số hơn 3.500 cổ đông.
3. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh
-

Kinh doanh vận tải biển: Vận tải hàng khô; Vận tải dầu sản phẩm; Vận tải
container.

-

Đại lý tàu biển;


-

Đại lý vận tải đa phương thức;

-

Huấn luyện và đào tạo thuyền viên;

-

Cung ứng và xuất khẩu thuyền viên;

-

Đại lý sơn;

-

Đại lý dầu nhờn và vòng bi;

-

Sửa chữa tàu biển;

-

Khai thác bãi container;

-


Đại lý bán vé máy bay.

II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY
1. Phân tích các tỉ lệ
Chỉ tiêu
Tỷ số thanh khoản hiện
hành
Tỷ số thanh toán hiện
hành trung bình ngành

2010

2011

2012

2013

2014

75%

115%

64%

91%

146%


143%

135%

126%

133%

138%

Tỷ số thanh toán nhanh

52%

81%

36%

67%

115%

Tỷ số thanh toán nhanh
trung bình ngành

130%

121%

114%


120%

125%

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM –MÃ CK: VOS

6


SVTH: TRẦN NGỌC TRÁC –STT: 91

GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN

1.1 Tỷ lệ thanh khoản
a. Tỉ lệ thanh toán hiện hành – CR:
Cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn VOS đang giữ, thì VOS có bao nhiêu đồng tài sản lưu
động có thể sử dụng để thanh toán.
Tỷ số thanh toán hiện hành của VOS tăng từ 75% (năm 2010) lên 146% (năm 2014).
Nguyên nhân là do Nợ ngắn hạn giảm 27,94%, trong khi Tài Sản Ngắn Hạn tăng 41,41%.
So với trung bình ngành thì tỷ số thanh toán hiện hành của VOS luôn thấp hơn trong các
năm 2010, 2011,2012 và 2013, nhưng tỷ số thanh toán hiện hành của VOS cao hơn trung bình
ngành trong năm 2014.
b. Tỉ lệ thanh toán nhanh – QR:
Tỷ số thanh toán nhanh là khả năng doanh nghiệp dùng tiền hoặc tài sản có thể chuyển đổi
thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn và quá hạn.
Tỷ số thanh toán nhanh của VOS năm 2011 tăng so với năm 2010 do tài sản ngắn hạn năm
2011 tăng 28,75% so với năm 2010. Hàng tồn kho năm 2011 so với năm 2010 tăng 28,15%,
nhưng nợ ngắn hạn năm 2011 giảm so với năm 2010 là 16,21%.
Sau đó tỷ số thanh toán nhanh của VOS giảm xuống 36% trong năm 2012 do tài sản ngắn

hạn giảm và hàng tồn kho cũng giảm.
Từ năm 2012 đến năm 2014, tỷ lệ thanh toán nhanh của VOS luôn tăng do tài sản ngắn
hạn luôn tăng. Điều này chứng tỏ khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn của VOS thành tiền để
trả nợ ngay khi đến hạn tốt dần từ năm 2013 và 2014, nhưng vẫn còn thấp hơn mức trung bình
của ngành.
1.2 Tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động

Chỉ tiêu
Hiệu quả sử dụng
tổng tài sản
TAT=TNS/A
Hiệu quả sử dụng
tổng tài sản trung
bình ngành
Vòng quay tồn kho
IT=Csx/TK

2010

2011

2012

2013

2014

55.64%

56.71%


47.78%

41.31%

40.01%

68.00%

71.00%

73.00%

75.00%

78.00%

1423.00% 1281.51% 1214.55% 1205.84%

1117.29%

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM –MÃ CK: VOS

7


SVTH: TRẦN NGỌC TRÁC –STT: 91

GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN


Kỳ thu tiền bình
quân
ACP=(KPT*360)/NS

31.88

51.19

25.86

67.28

72.48

a. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản TAT:
Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản của VOS tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Từ bảng phân tích trên ta thấy hiệu quả sử dụng tổng tài sản của VOS giảm dần từ năm
2010 đến năm 2014. Trong khi đó hiệu quả sử dụng vốn trung bình ngành ngày càng tăng.
b. Vòng quay hàng tồn kho – IT:
Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số vòng
quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho
không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp.
Từ năm 2010 đến năm 2014, VOS luôn giữ chỉ số vòng quay hàng tồn kho ở mức cao,
cho thấy VOS không bị ứ động hàng hoá nhiều trong kho. Tuy nhiên chỉ số này quá cao, dẫn
đến khả năng đáp ứng thấp khi thị trường tăng nhu cầu đột biến.
c. Kỳ thu tiền bình quân – ACP:
Kỳ thu tiền bình quân cho thấy khoảng thời gian trung bình cần thiết để một công ty thu
hồi các khoản nợ từ khách hàng.
Từ năm 2010 đến năm 2014, kỳ thu tiền bình quân của VOS luôn tăng cho thấy khả năng
thu hồi các khoản nợ từ khách hàng ngày càng giảm.

1.3 Tỷ lệ quản trị nợ:
Chỉ tiêu
Tỷ lệ nợ / tổng tài sản
D/A= TD/TA
Tỷ lệ thanh toán lãi vay:
ICR=EBIT/I

2010

2011

2012

2013

2014

0.6795 0.7246 0.7207 0.7689 0.7433
2.063 1.0506 0.7906

-0.139 1.1577

a. Tỉ lệ nợ/Tổng tài sản:
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM –MÃ CK: VOS

8


SVTH: TRẦN NGỌC TRÁC –STT: 91


GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN

Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây
biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
Từ bảng số liệu cho ta thấy công ty luôn duy trì tỷ lệ D/A gần 70%, tỷ lệ này là cao,
chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của công ty không được tốt.
b. Tỉ lệ thanh toán lãi vay –ICR:
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi.
Từ bảng số liệu phân tích ta thấy VOS có mức độ lợi nhuận để đảm bảo cho việc thanh
toán lãi vay khá thấp. Tỷ số này liên tục giảm và xuống thấp nhất trong năm 2013 (-0.139), khi
đó doanh nghiệp không có phần dư để bù đắp cho chi phí lãi vay, lúc này 100% chi phí lãi vay
sẽ bào mòn nguồn vốn kinh doanh (Lãi vay ăn mòn vốn).
1.4 Tỷ lệ khả năng sinh lợi
2013

2014

9.32% 11.63%

-1.66%

6.53%

4.39%

0.22%

-1.37%

-8.63%


3.63%

5.32%

3.63%

2.38%

-0.43%

3.66%

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
ROA=NI/A

2.44%

0.13%

-0.65%

-3.56%

1.45%

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu
ROE=NI/E


7.62%

0.47%

-2.36% -5.59%

5.72%

9%

4%

Chỉ tiêu
Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ
GPM=GP/NS
Doanh lợi ròng
NPM=NI/TNS
Sức sinh lợi cơ bản
BEP=EBIT/A

2010
13.76%

ROE trung bình ngành

2011

2012

-6% 5%


11%

a. Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ –GPM:
Từ các số liệu trong bảng phân tích ta thấy doanh lợi gộp VOSCO có xu hướng giảm từng
năm, và đạt cực tiểu vào năm 2013 (-11,6 %)
b. Doanh lợi ròng – NPM:
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM –MÃ CK: VOS

9


GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN

SVTH: TRẦN NGỌC TRÁC –STT: 91

Doanh lợi ròng hay hệ số biên lợi nhuận ròng là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình
hình sinh lợi của công ty cổ phần. Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm
trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng
lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa công ty kinh doanh thua lỗ.
Năm 2010 và năm 2011 tỷ số này rất thấp, nhưng đến năm 2012, năm 2013 do công ty
kinh doanh thua lổ nên tỷ số này âm.
b. Suất sinh lời cơ bản – BEP: Tỷ số này cho biết khả năng sinh lời cơ bản của công ty,
dùng để so sánh công ty với những công ty khác trong ngành về khả năng tạo ra lợi nhuận hoạt
động từ tài sản của công ty.
Trong bảng số liệu ta thấy, sức sinh lời cơ bản có xu hướng giảm và đạt cực tiểu vào năm
2013 (- 0,43%) sau đó tăng lên 3,66% vào năm 2014.
c. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản– ROA: Chỉ tiêu ROA thể hiện tính hiệu quả của quá
trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả chỉ tiêu cho
biết bình quân cứ một đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra

được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn
này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu
tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm
được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.
Trong bảng số liệu ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có chiều hướng giảm từ năm
2010 đến năm 2013 thì đạt cực tiểu tại giá trị (-3,56%) sau đó tăng lên 1,45% trong năm 2014,
ta thấy công ty kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn.
d. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ
đông, tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông phổ thông.
Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra để tích lũy tạo ra bao
nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu
cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào.
Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông. Cho
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM –MÃ CK: VOS

10


SVTH: TRẦN NGỌC TRÁC –STT: 91

GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN

nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy
doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.
Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ
số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.
Chỉ số ROE của VOSCO luôn thấp hơn trung bình ngành. Điều này cho thấy việc đầu tư,
sử dụng vốn chủ sở hữu không mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt trong các năm 2012 và 2013

chỉ số ROE của công ty âm, là do tình hình thế giới có nhiều biến động như: cuộc khủng hoảng
nợ Châu Âu, thảm hoạ sóng thần ở Nhật Bản, lũ lụt ở Thái Lan, bất ổn chính trị ở Trung Đông,
Bắc Phi.
1.5 Tỷ lệ giá trị thị trường
2010

2011

2012

2013

2014

Thị giá thu nhập P/E=P/EPS

12.90

136.67

-9.16

-3.21

12.28

Thị giá / Thư giá P/B= ME/E

98.28%


63.69%

21.62%

50.03%

70.22%

Chỉ tiêu

a. Tỷ lệ P/E: Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu là tỷ số giữa giá 1 cổ phiếu và lợi nhuận
trên 1 cổ phiếu .
Tỷ số P/E thấp thì có nghĩa:
Giá cổ phiếu đang ở mức thấp ( và có khả năng tăng lên).
Lợi nhuận trên một cổ phần đang ở mức cao.
Hoặc công ty đang có vấn đề về tài chính có khả năng vỡ nợ, phá sản.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, chỉ số P/E của Cty có xu hướng giảm, đặc biệt các năm
2012 và 2013 tỷ số này có giá trị âm, do thu nhập trên cổ phiếu âm. Điều này cho thấy công ty
đang gặp khó khăn về tài chính.
b. Tỷ lệ P/B: Tỷ lệ này cho thấy mức độ so sánh giữa giá cả cổ phiếu trên thị trường và giá
trị cổ phiếu trên sổ sách.
Đối với các nhà đầu tư, P/B là công cụ giúp họ có thể tìm kiếm được các cổ phiếu có
giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua. Qua biểu đồ ta thấy công ty đang bán cổ phần với mức
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM –MÃ CK: VOS

11


SVTH: TRẦN NGỌC TRÁC –STT: 91


GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN

giá thấp hơn giá trị ghi sổ (tức tỷ lệ P/B < 1). Điều này có thể là do thị trường đang nghĩ rằng
giá trị tài sản của công ty đã bị thổi phòng quá mức hoặc thu nhập trên tài sản của công ty là
quá thấp (Năm 2012 là 21,62%). Việc này làm cho các nhà đầu tư đánh giá thấp công ty về
khả năng đầu tư có lời nên trong tương lai có thể họ sẽ không tiếp tục đầu tư hơn nữa.
2. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn
TỶ TRỌNG CÁC CHỈ TIÊU TRONG BẢNG CĐKT QUA CÁC NĂM
STT
1

2

3

KHOẢN MỤC TÍNH
Tài sản ngắn hạn
Tài sản dài hạn
Tổng tài sản
Nợ phải trả
Trong đó: Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn

2010
11.38%
88.62%
100.00%
67.95%

15.26%
52.69%
32.05%
100.00%

2011
13.61%
86.39%
100.00%
72.46%
11.88%
60.58%
27.35%
100.00%

2012
7.95%
92.05%
100.00%
72.07%
12.49%
59.58%
27.72%
100.00%

2013
12.81%
87.19%
100.00%
76.89%

14.01%
62.88%
22.86%
100.00%

2014
15.47%
84.53%
100.00%
74.33%
10.57%
63.77%
25.36%
100.00%

2.1. Tài sản
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng dần từ 11.38% lên 15.47% qua các năm 2010 đến năm
2014. Năm 2013 tài sản ngắn hạn chiếm 12.81%, đến năm 2014 tài sản ngắn hạn chiếm
15.47%..
Tài sản dài hạn của công ty từ năm 2010 đến năm 2014 có khuynh hướng giảm dần. Năm
2010 chiếm tỷ trọng 88.62% trên tổng tài sản, năm 2014 chiếm tỷ trọng 84.53%.
2.2. Nguồn vốn
Tỷ trọng nợ phải trả của công ty tăng dần từ năm 2010 (69.73%) đến năm 2014 (74.33%).
Việc tăng lên là kết quả hệ luỵ của việc công ty gặp khó khăn cũng là khó khăn chung của
ngành vận tải biển, các tỷ trọng về nợ ngắn hạn giảm nhưng nợ dài hạn tăng. Điều này cho
thấy công ty đã chủ động trả bớt các khoản nợ vay ngắn hạn làm giảm áp lực thanh toán trong
ngắn hạn cho công ty.

3. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh
PHÂN TÍCH BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM –MÃ CK: VOS

12


SVTH: TRẦN NGỌC TRÁC –STT: 91

GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

KHOẢN MỤC TÍNH
Tổng doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán

Lãi gộp
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
Trong đó: Chi phí lãi vay
Chi phí bán hàng
Chi phí QL doanh nghiệp
LN thuần từ hoạt động KD
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Tổng LN kế toán trước thuế
Thuế TNDN hiện hành
Thuế TNDN hoãn lại
Lợi nhuận sau thuế TNDN

2010
2011
100.00% 100.00%
86.24% 90.68%
13.76%
9.32%
1.33%
0.30%
9.47% 12.64%
4.64%
6.09%
3.06%
3.05%
2.10%
2.16%

0.45%
-8.22%
5.21% 17.05%
0.74%
8.52%
4.47%
8.53%
4.93%
0.31%
0.36%
0.08%
0.18%
0.00%
4.39%
0.22%

2012
2013
100.00% 100.00%
88.37% 101.66%
11.63%
-1.66%
0.45%
0.06%
8.03% 10.62%
6.29%
7.45%
3.01%
3.12%
2.59%

2.81%
-1.55% -18.16%
0.26% 10.12%
0.03%
0.44%
0.23%
9.68%
-1.32%
-8.48%
0.05%
0.14%
0.00%
0.00%
-1.37%
-8.63%

2014
100.00%
93.47%
6.53%
0.11%
10.39%
7.91%
2.97%
3.26%
-9.98%
11.59%
0.37%
11.22%
1.25%

0.12%
-2.50%
3.63%

Tình hình kinh tế và chính trị thế giới bất ổn ảnh hưởng nặng nề đến ngành vận tải. Giá
vốn hàng bán tăng nhanh và cực đại tại năm 2013(101%). Sau đó với sự điều tiết vĩ mô của
nhà nước nên tình hình kinh tế ổn định hơn, các chi phí bán hàng của công ty cũng giảm, giá
vốn hàng bán cũng giảm theo (-8%) còn 93,47% năm 2014.
Công ty luôn bị lỗ trong hoạt động kinh doanh từ năm 2011 đến 2014, điều này khiến kết
quả kinh doanh của công ty thật ảm đạm.
4. Mô hình chỉ số Z
STT

1
2
3
4
5

KHOẢN MỤC TÍNH
X1: tỷ số tài sản lưu động/ tổng tài sản
X2: Tỷ số lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản
X3: Tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế/
tổng tài sản
X4:Tỷ số giá thị trường của vốn CSH/ giá
trị sổ sách của tổng nợ
X5: Tỷ số doanh thu/ tổng tài sản
Z=1.2X1+1.4X2+3.3X3+0.64X4+0.999X5

2010

2011
0.1138 0.1361
0.0225 0.0401

2012
0.0795
0.0348

2013
0.1281
0.0348

2014
0.1547
0.0335

0.0532 0.0363

0.0238

-0.0043

0.0366

0.4633 0.1483

0.0869

0.1514


0.2294

0.5564 0.5671

0.4778

0.4131

0.4001

1.1960

0.7554

0.6979

0.8998

1.0007

Theo Altman, Z > 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản;
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM –MÃ CK: VOS

13


SVTH: TRẦN NGỌC TRÁC –STT: 91

GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN


1.8 < Z < 2.99 thì doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản; Z < 1.8
thì doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao do đó chỉ số Z tại công ty là
không tốt qua các năm.
Qua bảng tính trên ta thấy chỉ số Z luôn giảm từ năm 2010 đến năm 2014, chỉ số Z của
các năm luôn nhỏ hơn 1.8 nên công ty có nguy cơ phá sản cao.
5. Phân tích đòn bẩy tài chính
STT

1
2
3

KHOẢN MỤC TÍNH
Đòn cân định phí DOL: (EBIT+F)/EBIT
Định phí: chi phí QLDN
Đòn cân tài chính DFL EBIT/(EBIT- I)
DTL=DOL*DFL

2010

2011

2012

2013

2014

1.2198


1.3369

1.5214

-1.7235

1.3560

1.9407
2.3673

20.7585
27.7525

-3.7763
-5.7454

0.1219
-0.2101

7.3420
9.9561

5.1 Đòn bẩy định phí (DOL)
Đòn bẩy hoạt động sử dụng chi phí hoạt động cố định nhằm nỗ lực gia tăng lợi nhuận hoạt
động EBIT.
Đòn bẩy kinh doanh cao nhất khi công ty có tỷ lệ chi phí hoạt động cố định so với chi phí
hoạt động biến đổi cao. Điều này có nghĩa là công ty đang sử dụng nhiều tài sản cố định hơn
trong hoạt động của mình. Đòn bẩy tài chính xuất hiện khi công ty quyết định tài trợ cho phần
lớn tài sản của mình bằng nợ vay. Các công ty chỉ làm điều này khi nhu cầu vốn cho đầu tư

của doanh nghiệp khá cao mà vốn chủ sở hữu không đủ để tài trợ. Các công ty vận tải thường
phụ thuộc vào vốn vay. Do đó, khoản nợ vay của công ty sẽ trở thành khoản nợ phải trả, lãi
vay được tính dựa trên số nợ gốc này.
Một công ty đồng thời có tỷ lệ đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính cao thì rủi ro trong
đầu tư khá lớn. Một tỷ lệ đòn bẩy hoạt động cao có nghĩa là doanh nghiệp đang tạo ra ít doanh
thu nhưng có lợi nhuận biên tế trên mỗi đơn vị sản phẩm cao. Điều này tiềm ẩn rủi ro cho việc
dự báo chính xác doanh thu trong tương lai. Điều này rất quan trọng, nó có thể sẽ ảnh hưởng
lớn đến khả năng hoạt động của công ty trong tương lai. Rủi ro doanh nghiệp gặp phải sẽ tăng
lên cực đại khi tỷ lệ đòn bẩy hoạt động cao kết hợp thêm với tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao trong
khi tỷ suất sinh lợi trên tài sản không cao hơn mức lãi suất vay nợ. Từ đó có thể làm giảm tỷ
suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nhìn chung đòn bẩy định phí của VOSCO không thay đổi nhiều từ năm 2010 đến năm
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM –MÃ CK: VOS

14


GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN

SVTH: TRẦN NGỌC TRÁC –STT: 91

2014, chứng tỏ không có nhiều sự đầu tư vào tài sản cố định.
5.2 Đòn bẩy tài chính (DFL)
Đòn bẩy tài chính là việc sử dụng các chi phí tài chính cố định như: lãi vay,lợi tức cổ phần
ưu đãi ,thuê mua tài chính nhằm để khuếch đại lợi nhuận của chủ sở hữu doanh nghiệp
Đòn bẩy tài chính dùng các chi phí tài chính cố định làm điểm tựa. khi một doanh nghiệp
sử dụng các chi phí tài chính cố định, một thay đổi trong EBIT sẽ được phóng đại thành một
thay đổi tương đối lớn hơn trong thu nhập của mỗi cổ phần (EPS).
Đòn bẩy tài chính có khả năng làm tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần nhưng cùng
lúc đó sẽ đưa doanh nghiệp vào rủi ro lớn.Có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận càng cao thì nó sẽ càng

lớn hơn,ngược lại nếu tỷ suất lợi nhuận càng thấp nó sẽ càng thấp hơn.
Nếu doanh nghiệp họat động kinh doanh hiệu quả mang lại lợi nhuận khi đó việc sử dụng
nợ là đòn bẩy nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp nhưng ngược lại nếu doanh nghiệp họat
động không có hiệu quả thì việc sử dụng nợ sẽ làm cho doanh nghiệp đi đến phá sản vì không
có khả năng thanh tóan các khỏan nợ
Đòn bẩy tài chính của công ty tăng mạnh từ năm 2010 đến năm 2011, do công ty sử dụng
nhiều vốn vay nhưng sau đó có xu hướng giảm vào năm 2012 đến năm 2014 do công ty đã tận
dụng nguồn lãi vay để đầu tư vào hoạt động của mình.
5.3 Đòn bẩy tổng thể (DTL)
Đòn bẩy tổng hợp xảy ra khi một doanh nghiệp sử dụng cả hai loại đòn bảy kinh doanh và
đòn bảy tài chính trong nỗ lực nhằm gia tăng thu nhập cho cổ đông.Nó tiêu biểu cho độ phóng
đại của gia tăng (hay sụt giảm) doanh thu thành gia tăng (hay sụt giảm) tương đối lớn hơn
trong thu nhập mỗi cổ phần, do việc doanh nghiệp sử dụng cả hai loại đòn bẩy
Hệ số DTL năm 2011 có sự gia tăng đáng kể so với năm 2010.
6. Phân tích doanh thu hoà vốn
Quan điểm về điểm hoà vốn:
- Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu vừa đủ bù đắp tổng chi phí (Tổng
doanh thu = Tổng chi phí)
-

Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó Tổng lợi nhuận gộp của doanh nghiệp đạt được vừa
đủ bù đắp Tổng định phí (Tổng lợi nhuận gộp = Tổng định phí).
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM –MÃ CK: VOS

15


GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN

-


SVTH: TRẦN NGỌC TRÁC –STT: 91

Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh nghiệp không lãi và không lỗ (Lợi nhuận
bằng 0).

Do VOSCO là doanh nghiệp thương mại, dịch vụ không sản xuất ra sản phẩm hoặc
không tính được sản lượng sản phẩm tiêu thụ nên có thể tính điểm hòa vốn theo tiêu thức
doanh thu.
Từ lập luận : Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó Tổng lợi nhuận gộp của doanh nghiệp đạt
được vừa đủ bù đắp Tổng định phí, ta có phương trình :
Tổng lợi nhuận gộp = Tổng định phí
(Doanh thu x Tỷ lệ lợi nhuận gộp) = Tổng định phí

=>

Tổng định phí
Doanh thu = -----------------------Tỷ lệ lợi nhuận gộp

Trong đó :
Tỷ lệ lợi nhuận gộp= ABS(doanh thu-GVHB)/doanh thu
Cách tính tổng định phí:
-

Về mặt lý thuyết người ta thường xem tổng định phí chỉ có chi phí quản lý doanh
nghiệp.

-

Chi phí bán hàng không phải là định phí, vì có các biến phí như : chi phí vận

chuyển, khuyến mãi, chiết khấu,…do các chi phí này biến thiên theo doanh thu bán
hàng. Thậm chí chi phí nhân viên bán hàng ở một số doanh nghiệp là biến phí do
tiền lương tăng giảm theo doanh số bán hoặc thưởng theo doanh số bán hàng.

-

Chi phí tài chính cũng không hẳn là định phí, nó tùy thuộc vào phương thức sử
dụng vốn của từng doanh nghiệp. Ví dụ ở một số Cty vốn lưu động chủ yếu là vốn
vay thì lãi vay nhiều hay ít tùy thuộc vào vòng quay của vốn. Có thể doanh thu bán
hàng tăng thì lãi vay tăng và ngược lại.

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM –MÃ CK: VOS

16


SVTH: TRẦN NGỌC TRÁC –STT: 91

GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN

Việc xác định một khoản chi phí là định phí hay biến phí tùy thuộc vào hoạt động kinh
doanh và phương thức sử dụng vốn cụ thể của doanh nghiệp
Đ.V.T: 1.000 đồng
Chỉ tiêu
Doanh thu hoà vốn
Tỷ lệ lợi nhuận
gộp

2010


2011

2012

2013

2014

415,933,222.3

691,43
5,374.3

540,15
7,111.7

3,736,14
1,717.3

1,016,95
2,385.1

13.76%

9.32%

11.63%

1.66%


6.53%

III. KẾT LUẬN
Do tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều diễn biến phức tạp nên VOSCO đã lỗ 2
năm liên tiếp 2012 (lỗ gần 35 tỷ) và 2013 (lỗ 194 tỷ). Hai năm 2012 và 2013 được xem là
những năm khó khăn nhất đối với ngành hàng hải. Tổng doanh thu năm 2012 và 2013 lần lượt
bằng 69,7% và 69,4%, giảm hơn 30% so với năm 2011. Trong khi đó giá vốn hàng bán lại tăng
lên là 87,4% và 92,1%, điều này có nghĩa là chi phí trong hai năm này tăng mạnh: chi phí đầu
vào tăng, giá nguyên liệu tăng, nhưng giá thuê tàu lại giảm . Thêm vào đó công ty lại phải
chịu chi phí tài chính khá lớn: năm 2012 là 194 tỷ và 2013 là 234 tỷ, trong đó chi phí lãi vay
tăng cao ( năm 2012: 152,4 tỷ, năm 2013: 164,3 tỷ do công ty phải huy động vốn vay dài hạn
để thực hiện các hợp đồng đóng mới đội tàu. Một nguyên nhân nữa là sự chênh lệch tỷ giá cao
khiến cho năm 2013 công ty phải hạch toán cho chi phí chênh lệch tỷ giá hơn 70 tỷ đồng . Kết
quả là cổ phiếu của VOSCO bị đưa vào diện kiểm soát từ ngày 31/3/2014 theo Quyết định số
109/QĐ-SGDHCM ngày 24/03/2014 của Sở Giao Dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh.
Sang năm 2014, tình hình kinh doanh của công ty cũng không khá lên nhưng nhờ khoản
lợi nhuận từ hoạt động tài chính 228 tỷ đồng, công ty lãi ròng 71 tỷ đồng. Đến cuối năm Lợi
nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2014 là 70,689 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối tại ngày 31/12/2014 là -139,585 tỷ đồng căn cứ Báo cáo tài chính hợp nhất
kiểm toán năm 2014, điều này khiến Cổ phiếu VOS được đưa ra khỏi diện kiểm soát và
chuyển sang diện cảnh báo kể từ ngày 26/03/2015 theo Quyết định số 83/QĐ-SGDHCM ngày
24/03/2015 của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Sang năm 2015, tình hình thị trường có nhiều diễn biến trái với thông lệ khiên chỉ số thị
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM –MÃ CK: VOS

17


GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN


SVTH: TRẦN NGỌC TRÁC –STT: 91

trường tàu hàng khô (BDI) từ trên 1.000 điểm trong quý 3 đã liên tục giảm và phá đáy 2 lần,
đạt mức kỷ lục trong vòng 30 năm trở lại đây là 471 điểm. Điều này khiến nâng khoản lổ cả
năm lên 298 tỷ, khoản lổ gấp 3 lần kế hoạch đề ra.Điều này khiến cổ phiếu VOSCO có nguy
cơ rơi vào diện kiểm soát trờ lại.
Với việc đã phân tích những chỉ số tài chính chủ yếu ở trên của công ty từ năm 201 0 đến
năm 2014 cho ta thấy rằng tình hình kinh doanh của công ty trong tình trạng rất khó khăn, và
nhìn về tương lai cũng không có triển vọng. Nếu đầu tư vào Cty Cổ Phần Vận Tải Biển Việt
Nam được xem là rủi ro cao, lợi nhuận thấp,…. Do đó nhà đầu tư nên cân nhắc khi đầu tư vào
cổ phiếu của công ty này.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
a) Bài giảng Quản trị tài chính, TS.Ngô Quang Huân
b) Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán Công ty Cổ Phần Vận Tải Biển Việt Nam năm

2010, 2011, 2012, 2013, 2014.
c) Giáo trình Quản trị tài chính căn bản, PGS.TS Nguyễn Quang Thu, NXB Lao động

2012.
d) Website:

/> />ef/vn

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM –MÃ CK: VOS

18




×