Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tiểu luận quản trị tài chính phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần dược phẩm imexpharm mã chứng khoán IMP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.47 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
---o0o---

BÀI TẬP
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ
PHẦN DƯỢC PHẨM IMEXPHARM (MÃ CK: IMP)

GIÁO VIÊN: TS Ngô Quang Huân
SVTH

: Nguyễn Nhựt Tân

STT

: 072

LỚP HP

: 16DC3020312201

KHÓA

: QT003 – VB2K16


TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 03 NĂM 2016


MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU CÔNG TY....................................................................................3
II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH..........................................................5
1 PHÂN TÍCH TỶ LỆ...........................................................................................5
2 PHÂN TÍCH CƠ CẤU.......................................................................................8
3 MÔ HÌNH PHÂN TÍCH...................................................................................10
4 PHÂN TÍCH HÒA VỐN VÀ CÁC ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH.......................11
III KẾT LUẬN.....................................................................................................13

Trang 2


I.
GIỚI THIỆU CÔNG TY
1. THÔNG TIN CHUNG
- Tên Công ty: Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm.
- Tên viết tắt: Imexpharm
- Trụ sở chính: số 04 đường 30/4, phường 1, Tp Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
- Điện thoại: 0673. 851168- 859941 - Ext: 136- 114- 115- 162- 199...
- Mã số thuế: 1400384433
- Email:
- Website: />- MCK: IMP
2. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH:

Sản xuất dược phẩm, chế biến dược liệu.
Bán buôn, xuất nhập khẩu dược phẩm, thiết bị và dụng cụ y tế, hóa chất, nguyên
phụ liệu bao bì sản xuất thuốc, các chất diệt khuẩn, khử trùng cho người (trừ danh mục
hàng hóa quy định tại Mục A Phần II Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Quyết định số
10/2007/QĐ-BTM ngày 21 tháng 05 năm 2007 của Bộ Thương Mại);
Bán buôn mỹ phẩm; Nuôi trồng dược liệu; Bán buôn thực phẩm, thực phẩm chức

năng, các loại nước uống, nước uống có cồn, có gas; Sản xuất sữa; Hoạt động tài chính;
Sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm dinh dưỡng; Cung cấp các dịch vụ hệ thống
kho bảo quản các loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc; Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm
và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh.
Hoạt động kinh doanh chính của Imexpharm là sản xuất và kinh doanh dược
phẩm, nhập khẩu và mua nguyên phụ liệu bao bì phục vụ cho sản xuất.
3. CÁC CỘT MỐC PHÁT TRIỂN QUAN TRỌNG:

Năm 1983: Tiền thân của Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm là Xí
nghiệp Liên Hiệp Dược Đồng Tháp, trực thuộc Sở Y tế Đồng Tháp, được thành lập
tháng 09/1983, theo Quyết định số 284/TCCQ ngày 28/09/1983 của Sở Y tế Đồng Tháp.

Trang 3


Tổng số cán bộ nhân viên là 70 người, sản phẩm của xí nghiệp lúc này được sản xuất
bằng thủ công với khoảng 10 loại sản phẩm, doanh thu hàng năm khoảng 30 tỷ đồng.
Năm 1992: Công ty dược phẩm Đồng Tháp trực thuộc UBND Tỉnh Đồng Tháp
theo Quyết định số 120/QĐTL của UBND Tỉnh Đồng Tháp. Bắt đầu từ lúc này Công
ty được xây dựng theo hướng phát triển bền vững và lâu dài hơn, máy móc và
trang thiết bị sản xuất được đầu tư mua sắm mới, đội ngũ nhân lực được chú trọng
phát triển. Tổng số CBNV tăng lên 200 người, doanh thu hàng năm của Công ty đạt
trên 150 tỷ đồng.
Năm 1997: Imexpharm là Công ty Dược phẩm đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu
chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP ASEAN).
Năm 2001: Công ty đầu tiên của Tổng Công ty Dược thực hiện cổ phần hóa,
trở thành Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm vào tháng 07/2001, theo quyết
định 907/QĐTg ngày 25/07/2001 với vốn điều lệ là 22.000.000.000 đồng.
Năm 2005: Quý I/2005 tăng vốn điều lệ lên 44.000.000.000 đồng từ lợi nhuận
tích lũy.

Tháng 12/2005: tăng vốn điều lệ lên 64.000.000.000 đồng từ việc phát hành cổ
phiếu chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược.
Năm 2006: Quý I/2006: tăng vốn điều lệ lên 70.000.000.000 đồng từ việc phát
hành cổ phiếu ra công chúng.
Quý III/2006: tăng vốn điều lệ lên 84.000.000.000 đồng, từ việc phát hành cổ
phiếu thưởng 20% trên vốn điều lệ, lấy từ quỹ đầu tư phát triển.
Năm 2007: Tăng vốn điều lệ lên 116.598.200.000 đồng từ việc chi trả cổ tức và
phát hành thêm.
Năm 2011: Thực hiện thành công việc phát hành thêm 3.554.680 cổ phiếu, tăng
vốn điều lệ lên 152.145.000.000 đồng.
Năm 2012: Tháng 12/2012: Hoàn thành chia cổ phiếu thưởng 10% trên vốn điều
lệ, lấy nguồn từ thặng dư vốn để tăng vốn điều lệ lên 167.058.100.000 VND.
Năm 2013: Ngày 20-03-2013, công ty đã công bố triển khai thành công dự án
SAP ERP. Đây là dự án triển khai dựa vào giải pháp được Electra phát triển chuyên cho
ngành dược, đã chính thức đưa vào vận hành từ ngày 01-01-2013, sớm hơn nữa tháng so
với kế hoạch. Tổng số tiền đầu tư cho dự án lên đến 1 triệu USD.
Năm 2014: Thương hiệu Imexpharm và sản phẩm kháng sinh pms-claminat đã
vinh dự đạt giải và trở thành 2 trong 100 thương hiệu, sản phẩm sẽ được vinh danh tai Lễ
trao giải “ Ngôi sao thuộc Việt”

Trang 4


Năm 2015: Ông Nguyễn Quốc Định, Chủ tịch HĐQT kiêm Phó TGĐ công ty
CPDP Imexpharm vừa được vinh danh tại buổi lễ khen thưởng do VCCI chi nhánh Cần
Thơ tổ chức vào ngày 16-10-2015 tại Cần Thơ

Trang 5



II.

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH IMEXPHARM

1. PHÂN TÍCH TỶ LỆ
1.1 Các tỷ lệ thanh khoản
TÊN GỌI

KÝ HIỆU

NĂM 2013

NĂM 2014

NĂM 2015
(Quý III)

Tỷ lệ lưu động

CR

4.68

3.59

4.58

Tỷ lệ thanh toán nhanh

QR


3.01

2.12

2.53

 Nhận xét:
Khả năng thanh toán của Imexpharm luôn ở mức khá an toàn, cụ thể khả năng
thanh toán nhanh bình quân trên 2.5 lần, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn trên 4.0 lần
cho thấy khả năng thanh toán của Imexpharm rất tốt, đảm bảo tính an toàn trong thanh
toán và độ tin cậy.
1.2 Các tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động
TÊN GỌI

KÝ HIỆU

NĂM 2013

NĂM 2014

NĂM 2015
(Quý III)

Hiệu quả sử dụng tổng tài sản

TAT

0.97


0.87

0.17

Vòng quay tồn kho

IT

2.26

1.62

0.35

Kỳ thu tiền bình quân

ACP

65.50

90.07

480.14

 Nhận xét:

Trang 6


Hiệu quả sử dụng tổng tài sản (TAT) giảm dần hàng năm cho thấy Imexpharm sử

dụng tài sản chưa hiệu quả.
Vòng quay tồn kho (IT) giảm dần qua các năm cho thấy năng lực quản trị hàng
tồn kho của Imexpharm chưa được cải thiện, cần chăm chút nhiều hơn hoặc có những
phương pháp khác về quản trị tồn kho tốt hơn, tăng cao doanh thu.
Kỳ thu tiền bình quân (ACP) tăng qua các năm cho thấy Imexpharm có biện pháp
quản lý thu hồi công nợ chưa hiệu quả.
1.3 Các tỷ lệ tài trợ
TÊN GỌI

KÝ HIỆU

NĂM 2013

NĂM 2014

NĂM 2015
(Quý III)

Tỷ lệ nợ/ tổng tài sản

D/A

0.17

0.23

0.18

Tỷ lệ thanh toán lãi vay


ICR

-

-

111.81

 Nhận xét:
Tỷ lệ nợ/ tổng tài sản (D/A) của Imexpharm luôn duy trì ở mức thấp, điều này
tránh được áp lực tài chính bởi các khoản vay và sự tăng giảm của lãi suất cho vay. Tuy
nhiên, việc hạn chế vay nợ sẽ ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính và khả
năng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tỷ lệ thanh toán lãi vay (ICR) cao cho thấy khả năng thanh toán lãi vay của
Imexpharm luôn rất tốt.
1.4 Các tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lời
TÊN GỌI

KÝ HIỆU

NĂM 2013

NĂM 2014

NĂM 2015
(Quý III)

Doanh lợi gộp bán hàng và

GPM


0.46

0.46

0.32

Doanh lợi ròng

NPM

0.07

0.10

0.10

Sức sinh lợi cơ bản

BEP

0.11

0.11

0.02

ROA

0.07


0.08

0.02

dịch vụ

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài
sản

Trang 7


Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ
sở hữu

ROE

0.08

0.11

0.02

 Nhận xét:
Các chỉ số khả năng sinh lời ROA, ROE của Imexpharm các năm qua khá cao,
nhưng năm 2015 lại sụt giảm đáng kể do ảnh hưởng việc tăng vốn và đầu tư dự án mới
trong năm 2015 mà dự án đầu tư này vừa đưa vào hoạt động chưa phát huy hết hiệu quả.
Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ, doanh lợi ròng, tỷ suất sinh lợi dương chứng
tỏ Imexpharm đang kinh doanh có lãi nhưng cũng khá khiêm tốn.

1.5 Các tỷ lệ đánh giá theo góc độ thị trường
TÊN GỌI

KÝ HIỆU

NĂM 2013

NĂM 2014

NĂM 2015
Quý III

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu

EPS

3,695

3,260

608

Tỷ lệ P/E

P/E

10.01

11.66


67.48

Tỷ lệ P/B

P/B

0.84

1.26

1.33

Thư giá cổ phiếu

BVPS

44,243.68

30,277.14

30,836.75

 Nhận xét:

Trang 8


Tỷ số P/E của Imexpharm tăng liên tục trong các năm 2013 - 2015 cho thấy cổ
phiếu của công ty có rủi ro thấp, Imexpharm có tốc độ tăng trưởng trung bình và chi trả
cổ tức cao.

Về phần chỉ số P/B thì công ty đang có xu hướng tăng dần qua các và đặc biệt là
năm 2014 (P/B > 1), đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ công ty đang tư tin về sự tăng trưởng
mình trong vài năm tới nữa khi thị trường sôi động trở lại sau thời kỳ khủng hoảng kinh
tế kéo dài.
2. PHÂN TÍCH CƠ CẤU
2.1 Phân tích cơ cấu bảng cân đối kế toán
TÊN GỌI

NĂM 2013

*Tài sản ngắn hạn
Tiền mặt và các khoản đầu tư ngắn hạn
Khoản phải thu
Tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác
*Tài sản dài hạn
Tài sản cố định
Các khoản đầu tư dài hạn
Tài sản dài hạn khác
Tổng cộng tài sản
*Nợ phải trả
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
*Vốn chủ sở hữu
**Tổng cộng nguồn vốn

42.28%
0.32%
17.84%
22.96%

1.16%
35.62%
29.72%
3.94%
1.96%
77.90%
16.55%
13.76%
2.79%
83.45%
100.00%

NĂM 2014

NĂM 2015

52.52%
0.32%
22.05%
28.61%
1.54%
30.14%
23.90%
4.49%
1.75%
82.66%
22.62%
19.46%
3.16%
77.38%

100.00%

(Quý III)
66.17%
9.57%
24.67%
31.31%
0.63%
29.61%
22.73%
4.49%
2.39%
95.78%
17.51%
15.23%
2.28%
82.49%
100.00%

 Nhận xét:
Tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản các năm tăng do việc tăng lượng tiền mặt và các
khoản tương đương tiền. Việc giữ nhiều tiền mặt giúp cho công ty luôn đảm bảo khả
năng thanh toán, tuy nhiên sẽ gây hạn chế trong việc sử dụng vốn cũng như giảm khả
năng sinh lợi.
Tài sản dài hạn giảm do tài sản cố định giảm trong quá trình khấu hao.

Trang 9


Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn luôn duy trì ở mức thấp trong đó phần lớn là

nợ ngắn hạn, điều này cho thấy công ty luôn ở mức chủ động về mặt tài chính.
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng cộng nguồn vốn duy trì ở mức khá cao, cho thấy
Imexpharm có xu hướng hạn chế vay nợ, chỉ tập trung phát hành cổ phiếu để mở rộng
sản xuất
2.2 Phân tích báo cáo lời lỗ
TÊN GỌI

NĂM 2013

NĂM 2014

NĂM 2015
(Quý III)

Doanh thu bán hàng/ dịch vụ

100%

100%

100%

Các khoản giảm trừ doanh thu

1%

1%

8%


Doanh thu thuần

99%

99%

92%

Giá vốn hàng bán

53%

53%

60%

Lợi nhuận gộp

46%

46%

32%

Doanh thu hoạt động tài chính

1%

1%


1%

Chi phí tài chính

1%

1%

2%

Lãi vay

0%

0%

0.1%

Chi phí bán hàng

27%

27%

14%

Chi phí quản lý doanh nghiệp

7%


7%

6%

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

11%

12%

11%

Thu nhập khác

0.5%

0.1%

0%

1%

0%

0%

Lợi nhuận khác

-0.3%


-0.1%

-0.2%

Lợi nhuận trước thuế

11%

12%

11%

Thuế phải nộp

4%

3%

2%

Lợi nhuận ròng

7%

9%

9%

Chi phí khác


 Nhận xét:
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh có xu hướng giảm nhẹ do Imexpharm
đầu tư vào một số dự án còn mới chưa đem lại hiệu quả kinh tế.

Trang 10


Giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng khá cao dẫn đến giảm lợi
nhuận của Imexpharm, Công ty cần có các biện pháp nhằm giảm thiểu các chi phí

này để tăng hiệu quả hoạt động trong những năm tới.
Chi phí lãi vay hầu như rất ít cho thấy Imexpharm khá củ động về nguồn tài chính.
3. MÔ HÌNH PHÂN TÍCH
Mô hình chỉ số Z
NĂM



NĂM

NĂM

HIỆU

2013

2014

Tỷ số tài sản lưu động/tổng tài sản


X1

0.644

0.699

0.698

Tỷ số lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản

X2

0.0697

0.0833

0.0163

Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay/tổng tài sản

X3

0.110

0.107

0.021

X4


5.04

3.42

4.71

X5

0.98

0.88

0.18

Z

5.438

4.378

4.130

TÊN GỌI

Tỷ số giá trị thị trường của vốn chủ sỡ hữu/giá trị
sổ sách của tổng nợ
Tỷ số doanh thu/tổng tài sản
Chỉ số Z
(Z=1,2*X1+1,4*X2+3,3*X3+0,64*X4+0,999*X5)


Trang 11

2015
Quý III


 Nhận xét: Hệ số Z của Imexpharm trog suốt giai đoạn 2013-2015 luôn duy trì
ở mức lớn hơn 3 (mức hệ số an toàn), điều này cho thấy Imexpharm đang hoạt động ở
trạng thái an toàn và ổn định.
4. PHÂN TÍCH HÒA VỐN VÀ CÁC ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH
4.1 Phân tích hòa vốn
TÊN GỌI

NĂM 2013

NĂM 2014

NĂM 2015
(Quý III)

Tổng doanh thu

852,756,264,942

907,338,298,242

200,130,527,828

Tổng định phí


290,306,298,926

309,003,090,731

38,976,794,707

Tổng biến phí

451,468,196,347

478,268,587,502

119,813,477,066

Tỷ lệ số dư đảm phí

0.47

0.47

0.40

Doanh thu hòa vốn lời lỗ

616,914,716,722

653,437,731,626

97,120,678,906


 Nhận xét: Trong suốt giai đoạn 2011-2013 Imexpharm luôn đạt mức doanh thu
cao hơn mức doanh thu hoà vốn lời lỗ đến hơn 20%. Vì vậy có thể thấy Imexpharm đang
hoạt động rất hiệu quả.
4.2 Các đòn bẩy tài chính
TÊN GỌI

KÝ HIỆU

NĂM 2013

NĂM 2014

NĂM 2015
(Quý III)

Rủi ro kinh doanh

DOL

4.038

3.802

2.713

Rủi ro tài chính

DFL

1.000


1.000

1.009

Rủi ro tổng thể

DTL

4.038

3.802

2.738

 Nhận xét:
Rủi ro kinh doanh: DOL khá cao do chi phí cố định của Imexpharm cao. DOL
giảm dần trong các năm từ 2013-2015 điều này cho thấy rủi ro kinh doanh của
Imexpharm ngày càng giảm vì tỷ trọng định phí có xu hướng tăng giảm.
Rủi ro tài chính: do giai đoạn 2013-2015 là giai đoạn biến động lớn của lãi vay,
nên Imexpharm chủ động sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu bằng cách phát động tăng vốn
thay cho sử dụng vốn vay, cho nên rủi ro về mặt tài chính là không đáng kể.

Trang 12


III KẾT LUẬN

Qua phân tích báo cáo kết quả kinh doanh và các báo cáo tài chính từ
năm 2013 đến năm 2015 (Quý III) của Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm

Imexpharm, về tổng quan, cơ bản hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
đang phát triển và có hiệu quả và an toàn. Công Ty đang kiểm soát khá tốt tình
hình sử dụng vốn, hạn chế lãi vay, kiểm soát công nợ rất tốt Tuy nhiên để nâng
cao hơn nữa việc sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh, tăng lợi nhuận, giảm
thiểu các rủi ro kinh doanh... Công ty cần có những biện pháp khắc phục:
- Dự báo các năm tới tình hình lãi suất đã ổn định thuận lợi cho doanh nghiệp,
Imexpharm cũng nên cân nhắc việc vay vốn để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản
xuất kinh doanh tận dụng khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính thúc đẩy sự phát
triển của doanh nghiệp
- Chi phí bán hàng và chi phí khác vẫn còn ở mức cao đã ảnh hưởng đến hiệu
quả sản xuất kinh doanh của Công ty, gây ra rủi ro hoạt động kinh doanh. Vì
vậy công ty cần tăng doanh số bán hàng và có các biện pháp nhằm giảm thiểu
các chi phí này để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 13



×