Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, năng suất, chất lượng một số tổ hợp dâu lai mới tại tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO
DỤC
VÀVÀĐÀO
TỈNH
BỘ GIÁO
DỤC
ĐÀO TẠO
TẠO
UBNDUBND
TỈNH PHÚ
THỌPHÚ THỌ
TRƢỜNG
ĐẠI
HÙNG
VƢƠNG
TRƯỜNG
ĐẠIHỌC
HỌC HÙNG
VƯƠNG

PHAN VĂN ĐẠO

ĐỖ THỊ DIỆU THÚY
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA LIỀU LƢỢNG KALI ĐẾN SINH
TRƢỞNG, NĂNG SUẤT VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU SÂU KEO
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC,
MÙA THU (Spodoptera frugiperdaJ. E. Smith) TẠI PHÚ THỌ

NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG MỘT SỐ TỔ HỢP
DÂU LAI MỚI TẠI TỈNH YÊN BÁI
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số:................................................

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng

Phú Thọ, năm 2020

Phú Thọ, năm 2021


BỘ BỘ
GIÁO
GIÁO
DỤC
DỤCVÀ
VÀ ĐÀO
ĐÀOTẠO
TẠO
UBND
UBND
TỈNH PHÚ
TỈNH
THỌ
PHÚ THỌ
TRƢỜNG
ĐẠI
HÙNG
VƢƠNG

TRƯỜNG
ĐẠIHỌC
HỌC HÙNG
VƯƠNG

ĐỖ THỊ DIỆU THÚY

PHAN VĂN ĐẠO

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC,
NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG MỘT SỐ TỔ HỢP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA LIỀU LƢỢNG KALI ĐẾN SINH
TẠINĂNG
TỈNH
YÊN CHỊU
BÁI SÂU KEO
TRƢỞNG, DÂU
NĂNGLAI
SUẤTMỚI
VÀ KHẢ
CHỐNG
MÙA THU (Spodoptera frugiperdaJ. E. Smith) TẠI PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
số:Khoa
8620110
ChuyênMã

ngành:
học cây trồng
Mã số:................................................

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Hà Thị Thanh Đoàn

Phú Thọ, năm 2020

Phú Thọ, năm 2021


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn là do tơi
thực hiện. Các số liệu cơng bố hồn tồn trung thực và chƣa đƣợc ai cơng bố
trong bất cứ cơng trình nào khác.
Học viên

Đỗ Thị Diệu Thúy


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành luận văn này, tơi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS
Hà Thị Thanh Đồn ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã góp ý, hƣớng dẫn về
phƣơng pháp luận, nội dung nghiên cứu và tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q

trình nghiên cứu để đảm bảo cho luận văn hồn thành có chất lƣợng.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới lanh đạo Phịng Nơng nghiệp và Phát
triển nơng thơn huyện Trấn n, Uỷ ban nhân dân xã Hịa Cng, xã Việt
Thành huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, Trung tâm nghiên cứu Dâu tằm tơ TW,
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện các yêu cầu của luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban đào tạo Sau đại học - Trƣờng Đại học
Hùng Vƣơng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn đúng tiến độ.
Lịng biết ơn sâu sắc tơi dành cho những ngƣời thân trong gia đình và
bạn bè đồng nghiệp đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong suốt q trình học tập
và hồn thành luận văn.
HỌC VIÊN

Đỗ Thị Diệu Thúy


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................. vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii
DANH MỤC ĐỒ THỊ ................................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................... 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................... 5

1. 1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đề tài ............................................................ 5
1.2. Vị trí, ý nghĩa cây dâu với ngành dâu tằm tơ........................................................... 6
1.3. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cây dâu tằm................................. 7
1.3.1. Đặc điểm thực vật học.......................................................................................... 7
1.3.2. Đặc điểm sinh trƣởng, phát triển.......................................................................... 9
1.3.3. Yêu cầu sinh thái ................................................................................................ 11
1.4. Một số vấn để về năng suất và phẩm chất lá dâu .................................................. 13
1.4.1. Năng suất lá dâu - Các chỉ tiêu ảnh hƣởng đến năng suất lá ............................. 13
1.4.2. Phẩm chất lá dâu ................................................................................................ 14
1.5. Một số thành tựu chọn tạo giống dâu mới trên thế giới ........................................ 17
1.6. Một số kết quả chọn tạo giống dâu ở Việt Nam ................................................... 27
Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 35
2.1. Đối tƣợng, vật liệu nghiên cứu.............................................................................. 35
2.1.1. Nguồn gốc và một số đặc điểm chính của các giống dâu sử dụng làm
bố, mẹ trong các giống ................................................................................................. 35


iv

2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................... 37
2.2. Nội dung nghiên cứu và các vấn đề cần giải quyết............................................... 37
2.2.1. Nghiên cứu xác định một số yếu tố cấu thành năng suất lá ............................... 37
2.2.2. Xác định năng suất lá dâu: ................................................................................. 37
2.2.3. Đánh giá phẩm chất lá dâu thông qua phƣơng pháp nuôi tằm........................... 38
2.2.4. Nghiên cứu xác định khả năng chống chịu của giống dâu với một số sâu
bệnh hại chủ yếu........................................................................................................... 38
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................... 38
2.3.1. Thí nghiệm ngồi đồng ruộng ............................................................................ 38
2.3.2. Thí nghiệm trong phòng ..................................................................................... 38
2.4. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi ................................................................... 39

2.4.1. Chỉ tiêu về sinh trƣởng ....................................................................................... 39
2.4.2. Một số chỉ tiêu về lá, thân cành: ........................................................................ 40
2.4.3. Năng suất lá dâu ................................................................................................. 41
2.4.4. Kiểm định phẩm chất lá dâu bằng phƣơng pháp nuôi tằm ................................ 42
2.4.5. Mức độ gây hại bệnh bạc thau, virus và sâu đục thân đói với cây dâu .................. 43
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................ 45
3.1. Nghiên cứu xác định một số yếu tố cấu thành năng suất lá .................................. 45
3.1.1. Thời gian nảy mầm của các giống tham gia thí nghiệm .................................... 45
3.1.3. Tốc độ sinh trƣởng của mầm và ra lá ở các vụ trong năm ................................. 50
3.1.4. Tổng lƣợng sinh trƣởng đƣợc hình thành ở vụ xuân và thu của các tổ
hợp dâu lai .................................................................................................................... 56
3.1.5. Tổng chiều dài cành của cây dâu trong năm 2020 ............................................. 58
3.1.7. Một số chỉ tiêu về lá dâu ................................................................................... 60
3.2. Năng suất lá dâu của các giống dâu trong thí nghiệm .......................................... 71
3.3. Phẩm chất lá dâu của các giống dâu trong thí nghiệm.......................................... 73
3.4. Mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính của các giống dâu trong thí
nghiệm .......................................................................................................................... 79


v

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................................... 83
1. Kết luận .................................................................................................................... 83
2. Đề nghị ..................................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 85


vi

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TIẾNG VIỆT
1. CSSS

: Chỉ số so sánh

2. CNH - HĐH

: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

3. CTTD

: Chỉ tiêu theo dõi

4. Đ/C

: Đối chứng

5. ĐB 86

: Đột biến năm 1986

6. FAO

: Tổ chức lƣơng thực và Nông nghiệp
Liên hiệp quốc.(Food and Agricultural
Oganization of the Uniited Nations)

7. PTNT

: Phát triển nông thôn


8. KLLBQ

: Khối lƣợng lá bình quân

TIẾNG ANH
1. CV-Coefficient of variation: hệ số biến động.
2. C.R.D - completely randomlzed design: kiểu hồn tồn ngẫu nhiên
D: Denier
Lsd 0,05 - Least signiíicant difference: sai biệt nhỏ nhất có ý nghĩa ở
mức 0,05.
R.C.B.D - randomlzed complete block design: khối đầy đủ ngẫu nhiên


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tỷ lệ nảy mầm ở vụ xuân của các giống dâu trong thí nghiệm .................. 45
Bảng 3.2: Tỷ lệ nảy mầm ở vụ thu của các giống dâu trong thí nghiệm ..................... 46
Bảng 3.3: Số lƣợng và tỷ lệ mầm dâu nảy ở vụ xuân các giống dâu trong thí
nghiệm .......................................................................................................................... 47
Bảng 3.4: Số lƣợng mầm hữu hiệu của các giống dâu trong thí nghiệm vụ hè ........... 48
Bảng 3.5: Số lƣợng và tỷ lệ mầm hữu hiệu của các giống dâu trong .......................... 50
thí nghiệm ở vụ thu ...................................................................................................... 50
Bảng 3.6: Tốc độ tăng trƣởng của mầm dâu và tốc độ ra lá ở đầu vụ xuân ................ 52
Bảng 3.7: Tốc độ tăng trƣởng của mầm và tốc độ ra lá ở vụ hè .................................. 53
Bảng 3.8: Tốc độ tăng trƣởng mầm và lá ở vụ thu của các giống dâu ........................ 55
Bảng 3.9: Số lƣợng và tổng chiều dài mầm ở vụ xuân và vụ thu của các giống
dâu trong thí nghiệm .................................................................................................... 57
Bảng 3.10: Tổng chiều dài cành, đƣờng kính thân và cành cấp 1 ............................... 58

Bảng 3.11 Độ dài đốt của các giống dâu trong thí nghiệm .......................................... 59
Bảng 3.12: Kích thƣớc lá ở vụ xuân hè và thu của các giống dâu ............................... 60
Bảng 3.13: Số lá trên mét cành các giống dâu trong thí nghiệm ................................... 61
Bảng 3.14: Khối lƣợng lá của các giống dâu trong thí nghiệm ................................... 64
ở các mùa vụ khác nhau ............................................................................................... 64
Bảng 3.15: Khối lƣợng 100 cm2 lá của các giống dâu ở các vụ khác nhau ................. 66
Bảng 3.16: Số lƣợng lá trong 500 gam ở các giống dâu trong thí nghiệm .................. 67
Bảng 3.17: Tỷ lệ cây dâu có hoa tính khác nhau của các giống dâu ........................... 70
Bảng 3.18: Năng suất lá dâu thu đƣợc của các giống dâu năm 2020 .......................... 71
Bảng 3.19: Tỷ lệ phân bố năng suất lá ở các mùa vụ trong năm của các giống
dâu trong thí nghiệm .................................................................................................... 73
Bảng 3.20: Ảnh hƣởng phẩm chất lá dâu đến yếu tố cấu thành năng suất kén ........... 75
Bảng 3.21 Năng suất và phẩm chất kén vụ xuân ......................................................... 76


viii

Bảng 3.22: Ảnh hƣởng phẩm chất lá dâu đến yếu tố cấu thành năng suất kén
tằm ở vụ hè ................................................................................................................... 78
Bảng 3.23. Năng suất và phẩm chất kén ở vụ hè ......................................................... 78
Bảng 3.24. Mức độ hại do sâu đục thân ở các giống dâu trong thí nghiệm ................ 79
Bảng 3.25. Mức độ nhiễm bệnh virus của các giống dâu trong thí nghiệm ................ 80
Bảng 3.26. Mức độ nhiễm bệnh nấm bạc thau của các giống ..................................... 82


ix

DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1: Diễn biến tốc độ tăng trƣởng mầm dâu ở vụ xuân của các giống
dâu trong thí nghiệm qua các thời điểm ....................................................................... 52

Đồ thị 3.2: Diễn biến tốc độ tăng trƣởng mầm dâu ở vụ hè của cácgiống dâu
trong thí nghiệm các thời điểm .................................................................................... 54
Đồ thị 3.3: Diễn biến tốc độ tăng trƣởng mầm dâu ở vụ thu của các giống qua
các thời điểm ................................................................................................................ 55


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây dâu tằm (Morus alba.L) đƣợc biết đến và sử dụng để nuôi tằm lấy
kén từ rất sớm. Trong công cuộc hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa thì hiện nay
trổng dâu ni tằm vẫn là nghề giữ vai trò quan trọng ở nhiều nƣớc trên thế
giới. Theo Marjeet.S J.(1987) đây là một ngành nghề phù hợp với các quốc
gia đang phát triển ở vùng nhiệt đới, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp và
là ngành nghề phù hợp để có thể phát triển những vùng nơng thơn nghèo nàn,
lạc hậu, đồng thời góp phần phát triển kinh tế bền vững mang ngoại tệ về cho đất
nƣớc.
Ở nƣớc ta trồng dâu, nuôi tằm, ƣơm tơ, dệt lụa là một trong những
ngành nghề truyền thống. Hiện nay mặc dù có nhiều loại vải sợi đƣợc sản
xuất từ sợi tổng hợp, với khối lƣợng lớn, quy trình sản xuất hiện đại, đơn giản
kèm theo giá thành hạ tuy nhiên vẫn không thể thay thế đƣợc vị trí của sợi tơ
tằm, bởi vì sợi tơ tằm là loại sợi tơ tự nhiên duy nhất có độ dài liên tục, mang
nhiều đặc tính ƣu việt, quý báu và thân thiện với môi trƣờng sống của con
ngƣời. Nhu cầu sử dụng tơ lụa trên thế giới ngày càng tăng, các nƣớc có
truyền thống sử dụng tơ lụa nhƣ Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan thì
nhu cầu khơng giảm, các nƣớc Châu Âu, Bắc Mỹ nhu cầu sử dụng tơ lụa ngày
càng cao. Hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu 600 - 700 tấn tơ tằm phục vụ
ngành dệt may tơ lụa. Ngồi ra Việt Nam có khí hậu nhiệt đới cây dâu lại là
cây trồng phù hợp trên nhiều loại đất khác nhau, vì vậy đây là điều kiện thuận

lợi để phát triển ngành nghề trồng dâu, nuôi tằm, với nghề này có thể sử dụng
nhiều nguồn lao động phụ ở nông thôn nhƣ công đoạn hái dâu ni tằm thích
hợp với nhiều lứa tuổi đều có thể tham gia lao động.


2

Điều kiện khí hậu ở nƣớc ta thuận lợi cho cây dâu sinh trƣởng quanh
năm nên trong một năm có thể ni từ 8-10 lứa tằm thậm trí các hộ dân có
điều kiện diện tích nhà ni tằm lớn có thể nuối gối lứa thì một có thể ni
15 -16 lứa tằm/năm. Trong khi đó ở một số nƣớc ơn đới chỉ ni đƣợc 4-5
lứa tằm. Bình qn cứ 20 - 25 ngày cho thu hoạch 1 lứa tằm để bán kén. So
với trồng lúa thì trồng dâu ni tằm bán kén lợi nhuận tăng 3,5 - 4 lần. Nhƣng
nếu tính đến cơng đoạn ƣơm tơ thì lợi nhuận tăng gấp 5 - 6 lần so với trồng
lúa. Mặt khác, chi phí để đầu tƣ sản xuất dâu tằm khơng lớn nhƣng vòng quay
thu hồi vốn nhanh.
Tỉnh Yên Bái hiện nay có tổng diện tích dâu đứng thứ 2 sau tỉnh Lâm
Đồng, diện tích trên 1.000 ha tập chung chủ yếu tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên
Bái với diện tích hơn 700 ha thuộc12 xã. Tỉnh có khí hậu, đất đai vô cùng phù
hợp trồng dâu, nuôi tằm, Tại đây có thể ni đƣợc giống tằm lƣỡng hệ quanh
năm có nhiều ƣu thế tiềm năng cho ngành sản xuất dâu tằm tơ.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, hiện nay nghề sản xuất dâu tằm ở
tỉnh Yên Bái nói chung huyện Trấn n nói riêng cịn gặp một số khó khăn
nhất định. Đó là hiệu quả kinh tế từ trồng dâu nuôi tằm chƣa cao, chƣa khai
thác hết những tiềm năng sẵn có. Một trong những nguyên nhân làm cho hiệu
quả kinh tế chƣa cao là do năng suất, chất lƣợng kén cịn thấp. Trong q
trình ni tằm sản xuất ra kén nhân tố quan trọng quyết định đến sản lƣợng
kén tằm là nhân tố khí hậu thời tiết (nhiệt độ, ẩm độ) chi phối 37%, còn số
lƣợng và chất lƣợng lá dâu chi phối 38,2 % [20]. Nhƣ vậy muốn nâng cao
năng suất chất lƣợng kén trƣớc hết chúng ta phải nâng cao năng suất và chất

lƣợng lá dâu.


3

Năng suất lá dâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoại cảnh nhƣ: điều kiện
đất đai, khí hậu, quy trình kỹ thuật chăm sóc…nhƣng giống dâu giữ một vai
trị rất quan trọng trong việc quyết định năng suất chất lƣợng tơ kén [4]. Trên
60% chi phí giá thành để sản xuất ra kén là phục vụ cho khâu trồng, quản lý,
chăm sóc và thu hoạch lá. Do đó lá dâu không chỉ là điều kiện cần thiết phục
vụ cho con tằm mà cịn ảnh hƣởng khơng nhỏ đến giá thành sản xuất. Vì vậy,
việc chọn
tạo giống dâu mới cho năng suất cao, chất lƣợng lá tốt, thích nghi với điều
kiện sinh thái của vùng sản xuất là biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả
kinh tế của ngành dâu tằm tơ. Bên cạnh đó nhằm chủ động ổn định khâu sản
xuất và cung ứng giống dâu năng suất cao, chất lƣợng tốt thì việc chọn lọc và
phát triển giống dâu mới là điều cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tơi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, năng suất,
chất lượng một số tổ hợp dâu lai mới tại tỉnh Yên Bái”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp dâu lai mới, từ đó lựa
chọn đƣợc các tổ hợp dâu lai có năng suất, chất lƣợng lá cao phù hợp với điều
kiện thời tiết khí hậu, đất đai thổ nhƣỡng của tỉnh Yên Bái nói chung và
huyện Trấn Yên nói riêng, lựa chọn giống dâu phù hợp nhất cho nuôi tằm
lƣỡng hệ để nâng cao chất lƣợng kén và hƣớng tới tạo ra các sản phẩm tơ tại
địa phƣơng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học nghiên
cứu đặc điểm hình thái, sinh trƣởng của các tổ hợp dâu lai. Là tài liệu tham

khảo có giá trị cho giảng viên, sinh viên, cán bộ kỹ thuật, doanh nghiệp


4

nghiên cứu, nhà khoa học và ngƣời dân trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển
đầu tƣtrồng dâu, nuôi tằm trong thời gian tới.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định, lựa chọn đƣợc tổ hợp dâu lai thích hợp nhất với điều kiện tự
nhiên huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, giúp nâng cao năng xuất, chất lƣợng lá
dâu và nhiều chủng loại cây dâu giống từ đó để lựa chọn nhân giống có nhiều
đặc tính ƣu việt để mở rộng quy mơ diện tích, từ đó làm tăng hiệu quả kinh tế
trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho ngƣời nông dân và khảng định
đƣợc vị thế cho nghề trồng dâu nuôi tằm, chủ động hơn trong việc mở rộng
quy mơ vùng ngun liệu bằng giống sẵn có và cung ứng giống dâu có năng
suất cao, chất lƣợng tốt cho địa phƣơng khác khi có nhu cầu.


5

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. 1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đề tài
Trong giai đoạn hiện nay nƣớc ta đang từng bƣớc thực hiện CNH HĐH nông nghiệp, nông thôn, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tái
cơ cấu ngành nông nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị kết hợp xây dựng nông
thôn mới thì giống có ý nghĩa nhƣ một phƣơng tiện của q trình sản xuất.
Giống khơng chỉ là yếu tố góp phần quyết định năng suất, chất lƣợng sản
phẩm mà giống còn chi phối tới hiệu quả kinh tế và trực tiếp làm ảnh hƣởng
tới giá thành sản phẩm.
Đối với cây trồng trong nơng nghiệp nói chung, cây dâu tằm nói riêng

khi thực hiện một số biện pháp kỹ thuật canh tác nhƣ trồng, chăm sóc, phịng
trừ sâu bệnh, chế độ bón phân tƣới nƣớc hợp lý cũng chỉ có thể làm tăng năng
suất cây trồng tới một giới hạn nhất định. Chúng ta có bổ sung thêm lƣợng
phân bón, thực hiện tốt quy trình chăm sóc thì năng suất cây trồng cũng
khơng thể nâng lên đƣợc nữa bởi vì khả năng đồng hóa của cây chỉ đạt đến
một giới hạn nhất định của nó, hay tiềm năng của giống cũng chỉ đạt giới hạn
nhất định. Vì vậy muốn đạt năng suất cao hơn thì chỉ cịn cách duy nhất là
phải đổi mới cơ cấu giống, cải tạo nguồn gen, cải thiện về mặt di truyền để
tạo ra một tiềm năng năng suất mới. Tiềm năng năng xuất cao hơn so với
trƣớc. Đây là một hƣớng đi quan trọng đối với các loại cây trồng nói chung
cũng nhƣ cây dâu tằm nói riêng. Mặt khác dâu là loại cây trồng lâu năm, sau
khi trồng nếu chăm sóc tốt thì 20, 30 năm mới phải cải tạo. Vì thế chọn tạo
giống tốt là nền tảng cơ sở cho sản xuất kinh doanh dâu tằm bền vững.


6

1.2. Vị trí, ý nghĩa cây dâu với ngành dâu tằm tơ
Trong ngành dâu tằm tơ cây dâu giữ vị trí rất quan trọng vì lá dâu là
thức ăn duy nhất cho con tằm dâu (Bombyx mori L), phần lớn sản lƣợng tơ
sản xuất trên thế giới là tơ tằm dâu. Lá dâu chính là hình ảnh của con tằm.
Trong lá chứa tất cả các chất cần thiết đối với tằm. Trong cuộc đời của mình,
từ lúc nở đến hết tuổi 5, trong khoảng 25 - 28 ngày một con tằm dùng khoảng
5g lá dâu tính theo trọng lƣợng khơ để tăng trọng lƣợng lên gấp 10.000 lần,
thể tích gấp 8.000 lần. Trong lá dâu thành phần protein là nguồn vật chất
chính để con tằm tổng hợp tạo nên sợi tơ. Gần 70% protein trong thành phần
sợi tơ đƣợc tổng hợp trực tiếp từ protein trong lá dâu. Sản xuất lá dâu có ý
nghĩa rất quan trọng trong nghề dâu tằm cả về mặt khoa học và kinh tế. Nuôi
một hộp trứng 20 g để sản xuất ra 40 - 45 kg kén cần 600 - 800 kg lá dâu.
Trong cơ cấu giá thành của tơ tằm, chi phí dành cho sản xuất lá dâu để nuôi

tằm chiếm 60%, phần lớn lá dâu cần cho tằm ở giai đoạn tằm lớn.
Trồng dâu nuôi tằm tạo ra sản phẩm kén, từ kén cho ra sản phẩm chính là
tơ lụa, đây là mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao thu nhiều ngoại tệ cho đất
nƣớc. Tại Hội nghị lần thứ 18 của Hiệp hội tơ tằm Quốc tế ông A Dolffaes
(1993) - Chủ tịch Hiệp hội -nhận định rằng sau hàng ngàn năm tồn tại, tơ tằm
vẫn là loại sợi duy nhất có độ dài liên tục, đây là một loại sợi tốt nhất và trong
tƣơng lai nó sẽ vẫn giữ vị trí quan trọng và lâu dài. Ngồi tơ tằm, cịn rất
nhiều những sản phẩm phụ khác có thể thu đƣợc từ nghề dâu tằm. Nhộng tằm
có thể dùng chế biến thức ăn có nguồn dinh dƣỡng cao cho ngƣời và gia súc,
sản xuất bột protein, các loại amino acid dùng trong y học. Phân tằm là loại
phân bón hữu cơ giàu N, P, K và các nguyên tố vi lƣợng cần thiết cho cây
trồng. Từ phân tằm ngƣời ta đã chiết xuất diệp lục tố dùng trong y học và
cơng nghiệp thực phẩm.Từ cây dâu ngƣời ta cịn có thể khai thác những sản
phẩm khác không kém phần giá trị nhƣ: quả dâu dùng ăn tƣơi hoặc làm nƣớc


7

giải khát, làm rƣợu vang, làm mứt; lá dâu dùng chế biến trà lá dâu; cành dâu,
vỏ, rễ cây dâu dùng làm thuốc; gỗ cây dâu đƣợc dùng để sản xuất giấy, bông
nhân tạo, ván ép, chất đốt, trồng nấm ...
1.3. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cây dâu tằm
Phân loại cây dâu tằm:
Cây dâu thuộc:
Ngành Spermatophyta.
Lớp Angiospermae.
Bộ Urticales.
Họ Moraceae.
Chi Morus.
Loài Alba.

Tên khoa học: Morusalba L
1.3.1. Đặc điểm thực vật học
Cây dâu tằm tên khoa học Morusalba L, là cây thân gỗ, sống lâu năm
cây bụi hoặc cây to. Lá dâu tằm mọc so le, có nhiều hình dạng lá khác nhau
tùy theo giống nhƣ hình bầu dục, hình trứng nhộng hoặc hình tim... Phiến lá
mỏng, lá có mũi nhọn ở đầu, mềm, có chiều dài 5-10 cm và rộng 4-8 cm. Hiện
nay có nhiều giống tạo ra lá dâu có chiều dài 15-25 cm rộng tới 10-15 cm.
Mép lá có răng cƣa nhỏ tùy từng giống, mặt trên có màu lục xám hoặc lục
sẫm, mặt dƣới có màu lục nhạt. Lá có nhiều gân với gân lớn chạy từ cuống lá
và các gân nhỏ nổi hình mạng lƣới, có nhiều lơng tơ mịn rải rác trên gân
lá. Có lá kèm ở gốc cuống lá. Lá kèm cịn non hình tam giác nhọn, khi già
xoắn lại thành hình dải đầu nhọn.


8

Thân cành dâu nhiều nhựa khơng có gai, trên thân cành có nhiều mầm,
chồi, mầm đỉnh, mầm nách. Khi vi phẫu gần tròn. Bần gồm một hoặc vài lớp
tế bào đều đặn, gần nhƣ hình chữ nhật, đơi khi có lỗ vỏ, vẫn cịn biểu bì và
một ít lơng che chở đơn bào ngắn. Mô mềm vỏ khuyết, tế bào hình bầu dục,
vách khá mỏng, có chứa các tinh thể calci oxalat hình khối. Mơ dày tạo thành
vịng liên tục nằm giữa vùng mô mềm vỏ. Các đám sợi trụ bì vách cellulose
dày, khoang tế bào hẹp bao bọc gần nhƣ liên tục xung quanh vòng libe. Vòng
libe liên tục, libe cấp 2 gồm sợi và mô mềm libe xen kẽ. Vùng gỗ phát triển
nhiều ở góc, xếp thành một vòng liên tục, mạch gỗ to ở vùng gần tƣơng tầng,
càng vào trong càng nhỏ dần. Tia tủy hẹp, thƣờng chỉ là 1 dãy tế bào. Tế bào
mô mềm tủy gần trịn, to, vách mỏng, chứa calci oxalat hình cầu gai và hình
khối. Mơ mềm tủy thƣờng hóa mơ cứng. Ống nhựa mủ thật có nhiều trong mơ
mềm vỏ và libe.Vi phẫu thân non vng, các cạnh khơng đều, có rất nhiều
lơng che chở, biểu bì có cutin dày, các tế bào mơ mềm vỏ chƣa bị dẹp, mạch

gỗ ít phát triển, mơ mềm tủy chƣa hóa mơ cứng, sợi trụ bì ít hơn. Thân già có
lớp bần dày, nhiều mạch gỗ 2 to ở vùng gần tƣợng tầng, các tế bào mô cứng
vách dày rải rác trong mô mềm vỏ, tủy thu hẹp.
Rễ cây dâu ăn sâu và rộng tới 2-3 m, nhƣng phân bố chủ yếu ở tầng đất
10-30cm và lan rộng theo tán cây. “Rễ có nhiều lớp tế bào bần ở phía ngồi,
có khi bị bong ra. Mô mềm vỏ đạo xen kẽ với mô mềm khuyết, tế bào vách
mỏng, hình bầu dục dẹp. Sợi vách cellulose khoang hẹp xếp riêng rẽ hoặc
từng đám 5-6 tế bào rải rác trong mô mềm. Tia tủy rộng, gồm 1-3 dãy tế bào
hình chữ nhật xếp theo hƣớng xuyên tâm, có chứa nhiều hạt tinh bột. Libe
khơng liên tục mà tạo thành nhiều chùy khơng đều, có các đám sợi vách
cellulose xen kẽ với mô mềm libe. Gỗ cấp 2 chiếm tâm, mạch gỗ 2 to, mơ
mềm gỗ hóa sợi thành từng đám. Ống nhựa mủ rải rác trong các mơ. Tinh thể
calci oxalat hình khối và cầu gai nhiều trong mô mềm vỏ và libe”


9

Hoa dâu nở theo cụm, đi sóc, hoa đơn tính, có ít hoa lƣỡng tính trên
cùng một cây hoặc khác cây”. Hoa đực dài từ 1,5-2 cm, có cuống ngắn, có lơng
thƣa và 4 lá đài tù với 4 nhị đối diện các lá đài. “Hạt phấn hình bầu dục, 2 u
nhn, nhiu rónh, kớch thc 22,5-17,5ì15-17,5 àm. Hoa cỏi có 4 lá đài, có bầu
1 ơ, 1 nỗn.
Quả bế, mọng nƣớc đƣợc bao bọc trong các lá đài đồng trƣởng. Quả khi
sống có màu trắng xanh và chín có màu đỏ hồng hoặc đen với chiều dài 1-2
cm và đƣờng kính 7-10 mm. Cuống quả dài 1-1,5 mm, có vị ngọt và hơi chua.
1.3.2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển
Cây dâu là cây cơng nghiệp có tuổi thọ kinh tế dài trồng một lần có thể
cho thu hoạch lâu năm, chăm sóc tốt thu hoạch trung bình từ 15-20 năm.
Trong năm cây dâu bắt đầu nảy mầm sinh trƣởng, phát triển vào vụ Xn khi
nhiệt độ khơng khí trên 120C, tốc độ sinh trƣởng phát triển của cây mạnh nhất

vào vụ Hè sau đó sức sinh trƣởng giảm dần vào vụ Thu và ở vụ Đơng thì cây
dâu sẽ nghỉ ngừng sinh trƣởng. Thời gian thành thục của lá từ 25-40 ngày tùy
điều kiện mùa vụ. Cây dâu thƣờng đƣợc đốn từ 1-2 lần/năm, có hai hình thức
đốn chủ yếu là đốn sát (đốn đau) vào vụ Đông trƣớc và sau đơng chí từ 5-7
ngày sau đó đốn phớt ngọn cành vào trung tuần tháng 8.
Trong một năm chu kỳ sinh trƣởng của cây dâu chia làm 2 thời kỳ:
Thời kỳ sinh trƣởng và thời kỳ ngủ đông. Hoạt động sống của cây ở 2 thời kỳ
này rất khác nhau.
1.3.2.1. Thời kỳ sinh trưởng
Đối với cây dâu thời kỳ sinh trƣởng của cây chúng ta sẽ đƣợc tính bắt
đầu từ mùa xuân khi cây dâu nảy mầm đến mùa đông khi cây rụng lá. Độ dài
của thời kỳ sinh trƣởng phụ thuộc vào điều kiện sinh thái và giống dâu. Ở
những vùng khí hậu ấm áp thời kỳ sinh trƣởng của cây dâu dài hơn ở vùng


10

khí hậu lạnh và những giống dâu nảy mầm sớm thƣờng có thời kỳ sinh trƣởng
dài hơn những giống dâu nảy mầm muộn. Thời kỳ sinh trƣởng của cây dâu có
thể chia làm 3 thời kỳ nhỏ: Thời kỳ nảy mầm (đâm chồi) thời kỳ sinh trƣởng
mạnh và thời kỳ sinh trƣởng chậm dần.

1.3.2.2. Thời kỳ nảy mầm:
Tính từ lúc các mầm mùa đông nhú ra, bao mầm bị phá vỡ đến khi xuất
hiện chiếc lá thứ nhất. Chất lƣợng sống của thời kỳ nảy mầm phụ thuộc vào
lƣợng chất dự trữ trong cây do chăm sóc, bón phân, tƣới nƣớc từ vụ thu đơng
năm trƣớc. Nhiệt đơ thích hợp 120 C, độ ẩm đất 70 - 75%.
Thời kỳ nảy mầm chia làm 3 giai đoạn:
(1) Giai đoạn nảy mầm - các lá vảy tách ra khỏi mầm, thấy màu xanh
của các lá non bên trong.

(2) Giai đoạn đuôi én - sau khi nảy mầm 8-10 ngày, lá non xuất hiện
giống nhƣ hình dạng đi chim én.
(3) Giai đoạn có lá thật - sau thời kỳ đuôi én 4-5 ngày, lá sinh trƣởng
nhanh và tách ra độc lập thành một lá hồn chỉnh.
1.3.2.3. Thời kỳ sinh trưởng mạnh:
Tính từ khi xuất hiện lá thật thứ nhất, khoảng cuối tháng 2 đầu tháng 3
đến tháng 10 hàng năm. Tốc độ sinh trƣởng của cây dâu tăng nhanh sau khi ra
lá thật thứ 4. Trong thời kỳ sinh trƣởng mạnh năng suất lá dâu chiếm 80%
tổng năng suất lá cả năm. Nhiệt độ khơng khí 30 - 320C, độ ẩm đất 70 - 75%.
Bón phân cân đối, đầy đủ, đảm bảo năng suất và chất lƣợng lá dâu đồng thời
tạo tiền đề tốt cho vụ dâu năm sau.
1.3.2.4. Thời kỳ sinh trưởng chậm dần:


11

Xảy ra vào sau giai đoạn cây dâu phát triển mạnh, cuối mùa thu đầu
mùa đông, khoảng tháng 10-11. Giai đoạn này cây dự trữ dinh dƣỡng trong
thân cành và lá. Nếu số lá thu hoạch và số lá chừa lại trên cây vào vụ thu thích
hợp thì các chất dinh dƣỡng đƣợc tích lũy trên cây đƣợc tăng lên, tạo điều kiện
cho cây dâu phát triển tốt vào năm sau. Nhiệt độ 12-200C, độ ẩm đất 65-70%.
1.3.2.5. Thời kỳ nghỉ đơng
Khi nhiệt độ khơng khí xuống thấp sinh trƣởng giảm dần và ngừng hẳn,
cây dâu chuyển sang giai đoạn nghỉ đơng. Thời kỳ “nghỉ đơng tƣơng đối” của
cây tính từ khi kết thúc rụng lá trong tháng 11 – 12 đến khi bắt đầu nảy mầm
ở tháng 2 mùa xuân năm sau. Có thể làm muộn và rút ngắn thời gian nghỉ
đơng bằng cách bón phân hợp lý, xới xáo làm cỏ, tƣới nƣớc, đốn tỉa, đốn phớt
vào tháng 10, phun vào cây các chất kích thích sinh trƣởng nhƣ: etylen,
gibberellin, clohydrin… nồng độ 0,005 - 0,01%.
1.3.3. Yêu cầu sinh thái

Cây dâu cũng nhƣ các loại cây trồng khác, để sinh trƣởng, phát triển tốt
chịu tác động rất lớn của các điều kiện ngoại cảnh nhƣ: Ánh sáng, nhiệt độ,
thành phần khơng khí, ẩm độ, đất. Những nhân tố này có liên quan chặt chẽ
với nhau và tác động tổng thể lên cây dâu. Tùy theo từng thời kỳ sinh trƣởng,
phát triển mà yêu cầu khác nhau đối với các nhân tố sinh thái.
1.3.3.1. Ánh sáng
Dâu tằm là cây trồng ƣa sáng, năng suất chất lƣợng lá có quan hệ mật
thiết với điều kiện chiếu sáng. Trong điều kiện chiếu sáng đầy đủ, cây dâu
sinh trƣởng tốt, cành khỏe và mập, lá dày, có màu xanh đạm, năng suất và
chất lƣợng lá cao. Ngƣợc lại trong điều kiện thiếu ánh sáng cây phát triển
kém, cành mềm, lá mỏng, màu xanh nhạt, hàm lƣợng nƣớc trong lá cao, chất
khô giảm, dinh dƣỡng trong lá thấp. Số giờ chiếu sáng 10-12 giờ/ngày là tốt


12

nhất. Thiếu ánh sáng lá dâu mỏng, thân mềm yếu, chất lƣợng lá dâu kém. Cây
dâu có thể hấp thu ánh sáng có độ dài từ 400-800µ.
1.3.3.2. Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố sinh thái tác động tƣơng đối mạnh đến q trình sinh
trƣởng của cây dâu. Nhiệt độ thích hợp cho cây dâu sinh trƣởng từ 24-320C,
khi nhiệt độ trên 400C một số bộ phận của cây dâu bị chết, ở nhiệt độ 00C cây
dâu ngừng sinh trƣởng, nhiệt độ khơng khí tăng trên 120C thì cây dâu bắt đầu
nảy mầm.
1.3.3.3. Nước
Trong cây dâu chứa tới 60% là nƣớc, tuy nhiên ở các bộ phận khác nhau
thì tỷ lệ nƣớc khác nhau: Ở lá tỷ lệ nƣớc là 75 - 82%, ở cành là 58-61%, ở rễ là
54 - 59%.
Cây dâu tƣơng đối chịu hạn, nhƣng nếu thiếu nƣớc thì cây ngừng sinh
trƣởng. Trung bình cứ 100cm2 lá trong một giờ thì phát tán 1,8 gam nƣớc.

Điều đó chứng tỏ cây dâu có nhu cầu nƣớc rất lớn. Ẩm độ thích hợp cho cây
dâu sinh trƣởng từ 70 - 80%. Nếu trong đất quá nhiều nƣớc, cây dâu sinh
trƣởng kém, tỷ lệ protein và hydrat cacbon sẽ giảm, chất lƣợng lá thấp, nuôi
tằm bằng loại lá này tằm dễ bị bệnh. Đất có mực nƣớc ngầm cao hay ngập
úng, thiếu khơng khí sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến hơ hấp của rễ và tiêu hao
dinh dƣỡng của cây. Mực nƣớc ngầm thấp hơn 1m.
1.3.3.4. Đất đai
Có khả năng thích ứng tốt với nhiều loại đất, tuy nhiên để có năng suất
chất lƣợng lá tốt và kéo dài chu kỳ kinh doanh, cần chọn đất có bề dày tầng
canh tác >1m, PH từ 6,5-7,0. Tuy nhiên cây dâu có khả năng thích ứng với
pH từ 4,5 - 9,0. Cây dâu chịu mặn kém, ở những nơi có độ mặn thấp < 0,2%
cây sinh trƣởng tốt. Độ mặn ≥1% cây sẽ chết.


13

1.4. Một số vấn để về năng suất và phẩm chất lá dâu
1.4.1. Năng suất lá dâu - Các chỉ tiêu ảnh hưởng đến năng suất lá
Lá dâu là đối tƣợng chính trong nghề trồng dâu ni tằm, sản lƣợng và
phẩm chất lá có liên quan chặt chẽ đến năng suất và phẩm chất, chất lƣợng
kén, tơ vì thế nó ảnh hƣởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của ngƣời nông dân
trồng dâu, nuôi tằm. Hiện nay trong sản xuất ở nƣớc ta nói chung đều trồng
giống dâu đã lâu năm, già cũ, thối hóa. Các giống này tuy phù hợp và thích
nghi cao với điều kiện khí hậu đất đai nhƣng qua nhiều năm khai thác càng
ngày giống cho sản lƣợng thấp đi vì lá nhỏ, mỏng, năng suất, chất lƣợng sẽ
giảm theo năm tháng. Để đáp ứng đạt yêu cầu trong sản xuất các nhà chọn tạo
giống phải tạo đƣợc giống dâu có sản lƣợng lá trên một đơn vị diện tích đất
lớn hơn và chất lƣợng lá phải đƣợc cải thiện. Để tăng năng suất lá ngoài sức
sinh trƣởng nhanh, số cành cấp 1 và cấp 2 nhiều, chiều dài lóng ngắn, các chỉ
tiêu sau liên quan đến lá dâu cũng đƣợc chú trọng nhƣ: hình dạng lá, trọng

lƣợng lá,độ dày lá.
1.4.1.1. Sức sinh trưởng
Sức sinh trƣởng của cây dâu là khả năng tăng lên về chiều cao, độ to
của cành trong một đơn vị thời gian nhất định. Sức sinh trƣởng là một đặc
tính di truyền có tính trội.
1.4.1.2. Chiều dài lóng
Chiều dài lóng của cành liên quan tới số lá nhiều hay ít trong một đơn
vị độ dàicành và là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất ảnh hƣởng tới
sản lƣợng lá dâu. Chiều dài lóng là một đặc tính di truyền tính trội.
1.4.1.3. Hình dạng lá
Lá dâu có thể có một trong 2 dạng: Dạng lá nguyên và dạng lá xẻ thùy.
Dạng lá nguyên gồm các dạng lá hình tim, hình ellip, hình trứng... .Dạng lá xẻ


14

thùy lại đƣợcphân ra hai thùy, ba thùy, bốn thùy tùy theo số lƣợng thùy
lá...Hình dạng lá là tínhtrạng di truyền. Dạng lá phân thùy thơng thƣờng đƣợc
xem là tính trạng trội. Trong công tác chọn, tạo giống dạng lá ngun đƣợc
quan tâm hơn vì khi có cùng một kích thƣớc, cung cấp đƣợc lƣợng thức ăn
nhiều hơn (Dandin S.B, Kumar. R., 1989) [34],

1.4.1.4. Trọng lượng lá
Ngoài yếu tố giống, trọng lƣợng lá còn phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật
canh tác nhƣ mật độ trồng, chế độ tƣới, chế độ phân bón...
1.4.2. Phẩm chất lá dâu
1.4.2.1. Khái niệm về phẩm chất lá dâu
Ngoài năng suất lá, một trong những chỉ tiêu quan trọng trong chọn tạo
giống dâu là chất lƣợng và phẩm chất của lá. “Tằm dâu Bombyx mori L là
loại côn trùng đơn thực”, phẩm chất lá dâu không chỉ quan hệ đến sinh trƣởng

và phát dục của con tằm, tới năng suất và chất lƣợng của tơ kén mà còn liên
quan đến số lƣợng và chất lƣợng trứng giống của thế hệ tiếp theo. Để đánh giá
toàn diện phẩm chất lá dâu cần phải xem xét cả 2 mặt: vật lý và hoá học.
Mặt vật lý: là độ cứng, mềm của lá, chiều dày của lá, cấu tạo của lá và
sự sắp xếp các mô trong phiến lá. Độ dày mỏng của lá dâu phụ thuộc vào nhiều
yếu tố nhƣ giống dâu và các điều kiện canh tác, chăm sóc (bón phân, chăm
sóc, đốn, hái, tuổi lá). Độ dày của phiến lá có liên quan mật thiết đến chất
lƣợng lá dâu.Những giống dâu có lá dày lâu héo nên thời gian bảo quản và
cho tằm ăn kéo dài hơn. Những giống dâu lá của chúng có lớp cutin mỏng, ít
tế bào đặc dị phù hợp với tằm hơn (Melikan, Babyan, 1971)
Mặt hoá học: là thành phần và tỷ lệ các chất dinh dƣỡng chứa trong lá
dâu nhƣ nƣớc, protein, lipid, glucid, một số chất khoáng, vitamin và tỷ lệ giữa


×