TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ NGỌC NGÂN
HỒ CHÍ MINH VỚI CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC
GIAI ĐOẠN 1920 - 1945
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Đại học Sư phạm Lịch sử - GDCD
Phú Thọ, năm 2018
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ NGỌC NGÂN
HỒ CHÍ MINH VỚI CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC
GIAI ĐOẠN 1920 - 1945
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Đại học Sư phạm Lịch sử - GDCD
Giảng viên hướng dẫn: TS. TRẦN VĂN HÙNG
Phú Thọ, năm 2018
3
LỜI CAM KẾT
“Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm đạo đức trong học thuật tôi cam
kết rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện bảo đảm bảo trung thực và không vi
phạm về đạo đức trong học thuật”.
4
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân
thành tới Ban giám hiệu Trường Đại học Hùng Vương, các phòng ban trong
trường đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để em hồn thành được khóa luận
tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trong khoa Khoa
học xã hội và nhân văn Trường Đại học Hùng Vương đã tạo điều kiện thuận lợi
và trang bị kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lịng thành kính và biết ơn sâu sắc đến thầy giáo
hướng dẫn TS. Trần Văn Hùng đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo tận tình em trong
suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Em xin trân thành cảm ơn Thư viện quốc gia Việt Nam, Thư viện tỉnh Phú
Thọ, Thư viện Trường Đại học Hùng Vương đã tạo điều kiện cho em tìm kiếm
tài liệu phục vụ cho việc hồn thiện khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Phú Thọ, tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngọc Ngân
i
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết ................................................................................................. 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................... 5
3.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 5
4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 5
4.2 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 5
6. Cấu trúc khóa luận.......................................................................................... 6
NỘI DUNG ........................................................................................................ 7
Chương 1. HỒ CHÍ MINH VỚI CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC THÔNG QUA
CÁC TÁC PHẨM LÝ LUẬN GIAI ĐOẠN 1920-1945 ..................................... 7
1.1. Khái quát về tiểu sử và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh .................. 7
1.1.1. Quê hương, gia đình, thời niên thiếu và những hoạt động yêu nước đầu
tiên (1890-1911)................................................................................................. 7
1.1.2. Sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh trong giai đoạn (1911-1945)..... 11
1.2. Khái quát tình hình cách mạng Trung Quốc đầu thế kỷ XX....................... 13
1.2.1 Khái quát về đất nước Trung Quốc .......................................................... 13
1.2.2. Tình hình cách mạng Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XX ........................... 14
1.3. Hồ Chí Minh với cách mạng Trung Quốc thông qua các tác phẩm lý luận
giai đoạn 1920-1945 ......................................................................................... 16
1.3.1. Hồ Chí Minh với cách mạng Trung Quốc thông qua các tác phẩm lý luận
giai đoạn 1920-1930 ......................................................................................... 16
1.3.2. Hồ Chí Minh với cách mạng Trung Quốc thơng qua các tác phẩm lý luận
giai đoạn 1930-1945 ......................................................................................... 23
ii
1.3.3.Giá trị các tác phẩm lý luận của Hồ Chí Minh với cách mạng Trung Quốc
giai đoạn 1920-1945 ......................................................................................... 28
* Tiểu kết chương 1.......................................................................................... 32
Chương 2. HỒ CHÍ MINH VỚI CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC THÔNG QUA
CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN GIAI ĐOẠN 1920-1945 ............................ 34
2.1. Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Trung Quốc giai đoạn 1924 -1927 .......... 34
2.1.1. Con đường đến Quảng Châu (Trung Quốc) của Nguyễn Ái Quốc .......... 34
2.1.2. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong phong trào nông dân Trung Quốc ... 36
2.1.3. Tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ........................... 40
2.1.4. Sát cánh chiến đấu cùng với giai cấp công nhân Trung Quốc ................. 42
2.1.5. Kêu gọi Quốc dân đảng thực hiện chính sách của Tơn Trung Sơn, ủng hộ
các dân tộc nhược tiểu, chống chủ nghĩa đế quốc ............................................. 44
2.2. Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Trung Quốc thời kỳ 1938-1941 .............. 46
2.2.1. Cuộc vận động giúp nhân dân Trung Quốc kháng chiến chống phát xít
Nhật xâm lược .................................................................................................. 46
2.2.2. Ủng hộ phong trào công nhân Trung Quốc trong chiến tranh chống Nhật... 48
2.2.3. Nguyễn Ái Quốc tham gia Bát lộ quân của Giải phóng quân Trung Quốc .. 49
* Tiểu kết chương 2.......................................................................................... 52
Chương 3. Ý NGHĨA NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỒ CHÍ MINH Ở TRUNG
QUỐC GIAI ĐOẠN 1920-1945....................................................................... 54
3.1. Bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin ............................................... 54
3.2. Đối với cách mạng Trung Quốc................................................................. 56
3.2.1. Thức tỉnh, cổ vũ phong trào cách mạng Trung Quốc .............................. 56
3.2.2. Phát huy vai trò của Quốc tế cộng sản đối với cách mạng Trung Quốc... 57
3.2.3. Xây đắp tình hữu nghị thân thiết giữa những người đồng chí quốc tế ..... 60
3.3. Đối với cách mạng Việt Nam .................................................................... 64
3.3.1. Vận dụng những kinh nghiệm từ thực tiễn cách mạng Trung Quốc vào
cách mạng Việt Nam ........................................................................................ 64
3.3.2. Đoàn kết cách mạng Trung Quốc với cách mạng Việt Nam và thế giới .. 67
iii
3.4. Bảo tồn và phát huy giá trị những di tích lịch sử gắn với hoạt động của Hồ
Chí Minh ở Trung Quốc giai đoạn 1920-1945 .................................................. 71
3.4.1. Những dấu tích hoạt động của Hồ Chí Minh trên đất Trung Quốc giai
đoạn 1920-1945 ............................................................................................... 71
3.4.2. Phát huy giá trị các di tích, thúc đẩy đồn kết Việt Nam – Trung Quốc giai
đoạn hiện nay ................................................................................................... 75
* Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 79
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ................................................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 83
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890 trong một gia đình nhà nho yêu
nước, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Truyền
thống quê hương và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người
ngay từ thời niên thiếu.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính
trị, tháng 6 năm 1911, Người ra tìm tìm đường cứu nước cho dân tộc. Người đã
đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người
hịa mình với những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc
địa, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu
các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga
và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin.
Người đã nhận rõ đó là con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và
giải phóng giai cấp. Kể từ đây Người đi theo con đường cách mạng vơ sản, tích
cực tham gia vào phong trào Quốc tế Cộng sản.
Trong cuộc đời sự nghiệp cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã để lại
nhiều dấu ấn sâu đậm tại nhiều sự kiện quan trọng của thế giới, đấu tranh và
giúp đỡ cách mạng của nhiều quốc gia, dân tộc bị áp bức trên thế giới. Đặc biệt
là Trung Quốc, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và hoạt động lâu nhất, tổng số
thời gian hơn 10 năm, không kể những lần đi thăm sau này. Người đã ở Trung
Quốc trong những năm: 1924-1927; 1930-1934; 1938-1940.
Với những đóng góp của Hồ Chí Minh cho cách mạng Việt Nam và thế
giới đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu, tài liệu sưu tầm về cuộc đời và sự
nghiệp của Người. Tuy nhiên, những nghiên cứu này đa số chỉ đi sâu tìm hiểu
đến sự nghiệp và vai trị của Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam mà chưa
chú trọng đến những đóng góp của Hồ Chí Minh với cách mạng của các quốc
gia và dân tộc khác trong thời kỳ Người hoạt động ở nước ngoài, đặc biệt là đất
nước Trung Quốc trong giai đoạn 1920-1945. Việc nghiên cứu vấn đề Hồ Chí
Minh với cách mạng Trung Quốc giai đoạn 1920-1945 là rất quan trọng, góp
2
phần làm rõ những đóng góp của Người với cách mạng Trung Quốc thông qua
các tác phẩm lý luận, các hoạt động thực tiễn. Từ đó đánh giá về những đóng
góp của Hồ Chí Minh với cách mạng Trung Quốc trong giai đoạn 1920-1945.
Xuất phát từ mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc hiện nay, hai nước
không ngừng củng cố, phát triển quan hệ chính trị - ngoại giao hữu nghị, hợp tác
nhưng không tránh khỏi những thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực hợp tác giải quyết
từ hai phía. Việc nghiên cứu những đóng góp của Hồ Chí Minh đối với cách
mạng Trung Quốc, phần nào khẳng định mối quan hệ lâu đời giữa cách mạng
Việt Nam và Trung Quốc nói chung và cá nhân Hồ Chí Minh với cách mạng
Trung Quốc nói riêng. Việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử gắn
với hoạt động của Hồ Chí Minh trên đất nước Trung Quốc, tạo cơ sở đồn kết,
giữ vững tình hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.
Ngồi ra, việc nghiên cứu vấn đề Hồ Chí Minh với cách mạng Trung
Quốc trong giai đoạn 1920-1945 cịn góp phần bổ sung tư liệu lịch sử về Chủ
tịch Hồ Chí Minh, lịch sử Việt Nam hiện đại trong cơng tác giảng dạy, học tập
và nghiên cứu.
Với những lý do trên, tơi chọn vấn đề “Hồ Chí Minh với cách mạng
Trung Quốc giai đoạn 1920 - 1945” làm hướng nghiên cứu cho đề tài khóa luận
của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Về cuộc đời và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Minh là vô cùng lớn lao, được
nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân thế giới nói chung rất kính trọng. Đã
có nhiều cơng trình khoa học và nhiều tác phẩm đề cập đến những mức độ khác
nhau của vấn đề:
“Hồ Chí Minh tồn tập 1,2,3,4” đã sưu tầm tổng hợp những bài báo, thư
từ, bài diễn văn, bản báo cáo, và các bài trả lời phỏng vấn truyền thơng, báo chí
trong và ngồi nước của Hồ Chí Minh, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự
thật xuất bản vào năm 1980. Với những tư liệu quý giá này về Hồ Chí Minh đã
để lại ý nghĩa to lớn với các nhà nghiên cứu hiện nay. Bộ sách đã tập hợp được
một số bài viết, bài báo của Hồ Chí Minh có đề cập đến cách mạng Trung Quốc,
3
tuy nhiên chưa hệ thống được một cách đầy đủ và đánh giá về giá trị những tác
phẩm đó của Hồ Chí Minh với cách mạng Trung Quốc.
“Hồ Chí Minh tồn tập 1,2” do nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội in
ấn và phát hành năm 2000. Cuốn sách tập hợp phần lớn những tác phẩm, bài
nói, bài viết quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1919 đến năm 1969
đã sưu tầm và xác minh được. Đây là một tài sản tinh thần vô giá của toàn
Đảng, toàn dân ta, là sự phản ánh sinh động, sâu sắc cuộc đời và sự nghiệp của
Hồ Chí Minh.
Tác phẩm “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam” do
Võ Nguyên Giáp chủ biên, xuất bản năm 2000, trình bày hệ thống quan điểm
của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng được Đảng Cộng sản Việt Nam
tổng kết lại. Trong Cương lĩnh và Điều lệ của Đảng đã nêu rõ: "Đảng lấy chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ
nam cho hành động". Giáo trình được biên soạn khá chi tiết, chính xác phục vụ
cho học tập và các cơng trình nghiên cứu. Đối với vấn đề Hồ Chí Minh với cách
mạng Trung Quốc, tác phẩm đã phần nào đề cập đến tư tưởng của người chiến sĩ
cộng sản Nguyễn Ái Quốc, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng đoàn kết quốc tế,...
tuy nhiên tác phẩm chưa đi sâu nghiên cứu những tư tưởng cách mạng của Hồ
Chí Minh có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Trung Quốc, vì vậy cần
phải làm sáng tỏ vấn đề này.
“Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc” do nhà xuất bản Chính trị quốc
gia – Sự thật Hà Nội xuất bản năm 2015, cuốn sách đã cung cấp các tư liệu, hình
ảnh chân thực và sinh động quan hệ mật thiết giữa chủ tịch Hồ Chí Minh với
lãnh đao, nhân dân Trung Quốc.
“Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh những tác phẩm tiêu biểu (từ 1919 đến
1945)” của Phong Lê và Trần Hữu Tá do Nhà xuất bản giáo dục in ấn và phát
hành năm 2000, cuốn sách đã tuyển chọn, biên soạn, giới thiệu đến người đọc
những tác phẩm, bài viết của Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1919 đến 1945.
“Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu (1924-1927)” của Học viện chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn, nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội năm
4
1998, cung cấp các tư liệu, thông tin chi tiết về những hoạt động của Hồ Chí
Minh thời kỳ sống và làm việc tại Quảng Châu. Dựa vào những tài liệu mới sưu
tầm được, thừa hưởng những thành quả nghiên cứu trước đây các tác giả đã làm
sống lại những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc thời kỳ 1924-1927.
“Hành trình theo chân Bác (1911-1941)”, do Bảo tàng Hồ Chí Minh biên
soạn và được Nhà xuất bản Thanh niên in ấn và phát hành năm 2015, cung cấp
các thông tin sự kiện một cách chi tiết về các hoạt động của Hồ Chí Minh trên
chặng đường bơn ba tìm đường cứu nước.
Một tác phẩm “Hành trình theo chân Bác” nữa của Trần Đức Tuấn, do Nhà
xuất bản trẻ hãng phim truyền hình thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm
2016, cung cấp các thơng tin, sự kiện trên hành trình cứu nước của Người từ
năm 1911 khi rời bến cảng Nhà Rồng cho đến năm 1945.
“Hồ Chí Minh nhà văn hóa kiệt xuất” của giáo sư Song Thành do Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia – Sự thật Hà Nội năm 2015, cung cấp các thông tin về
các bài viết các tác phẩm tiêu biểu của chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp
của Người. Thông qua các bài viết, các tác phẩm, tác giả đã có những đánh giá,
nhận định xác đáng về tư tưởng, tầm nhìn của Hồ Chí Minh.
Ngồi ra cịn có các cuốn sách sau đây: Nguyễn Sinh Cung – Nguyễn Tất
Thành (1890-1911), Người đi tìm hình của nước (1911-1930), Đường về tổ quốc
(1941-1945), Hồ Chí Minh hành trình 79 mùa xuân do các tác giả Nguyễn Văn
Dương và Đỗ Hoàng Linh sưu tầm, biên soạn theo lối biên niên, thời gian khi
Người sinh ra (1890), ra đi tìm đường cứu nước (1911) rồi trở về tổ quốc
(1941)...
Cịn có rất nhiều cơng trình, tác phẩm nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp
của chủ tịch Hồ Chí Minh, tuy nhiên vấn đề Hồ Chí Minh với cách mạng Trung
Quốc trong giai đoạn 1920 – 1945 thì chưa có cơng trình, tác giả nào nghiên cứu
chun sâu đến. Vì vậy, để làm rõ những đóng góp của Hồ Chí Minh về lý luận
và thực tiễn đối với cách mạng Trung Quốc, ý nghĩa của những hoạt động đó đối
với cách mạng Trung Quốc, Việt Nam và thế giới, tơi chọn vấn đề “Hồ Chí
Minh với cách mạng Trung Quốc 1920 - 1945” làm đề tài nghiên cứu của mình.
5
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là làm rõ những đóng góp của Hồ Chí Minh về mặt lý
luận và hoạt động thực tiễn đối với cách mạng trung Quốc. Qua đó, đánh giá giá
trị những hoạt động đó của Hồ Chí Minh với cách mạng Trung Quốc, cách mạng
Việt Nam và vấn đề bảo tồn phát huy giá trị các di tích lịch sử gắn li
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống, phân tích, đánh giá những đóng góp của Hồ Chí Minh với cách
mạng Trung Quốc thơng qua các tác phẩm lý luận.
- Hệ thống, phân tích, đánh giá những đóng góp của Hồ Chí Minh với cách
mạng Trung Quốc thông qua các hoạt động thực tiễn.
- Đề xuất các giải pháp giải pháp bảo tồn những di tích gắn với hoạt động
của Hồ Chí Minh ở Trung Quốc, phục vụ xây dựng mối quan hệ Việt Nam –
Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về những đóng góp của Hồ Chí Minh với cách
mạng Trung Quốc thông qua các tác phẩm lý luận và hoạt động thực tiễn của Hồ
Chí Minh giai đoạn 1920-1945.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: 1920-1945
5. Phương pháp nghiên cứu
*Phương pháp chuyên ngành
Phương pháp lịch sử: Phương pháp lịch sử là phương pháp nghiên cứu
nhìn nhận các sự kiện, hiện tượng, quá trình phát sinh, phát triển và kết thúc, đặt
trong mối quan hệ với hoàn cảnh khi sự kiện hiện tượng xảy ra. Phương pháp
lịch sử giúp phục dựng khách quan, chân thực sự kiện lịch sử, hiện tượng. Trong
đề tài tôi sử dụng phương pháp lịch sử để khơi phục tình hình cách mạng Trung
Quốc và những hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh với cách mạng Trung
Quốc giai đoạn 1920-1945
6
Phương pháp logic: Đây là phương pháp nghiên cứu các sự kiện hiện
tượng trong mối quan hệ trung nhằm rút ra bản chất, quy luật sự kiện, hiện
tượng để đi đến nhận định đánh giá về sự kiện đó. Tơi sử dụng phương pháp này
để tìm hiểu đóng góp về lý luận của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Trung
Quốc, qua đó thấy được những đóng góp của Hồ Chí Minh với cách mạng
Trung Quốc. Từ đó đề xuất những giải pháp bảo toàn và phát huy giá trị các di
tích lích sử gắn với Hồ Chí Minh ở Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.
*Phương pháp liên ngành
Bên cạnh đó tơi cịn sử dụng các phương pháp khác như: phân tích, so
sánh, sưu tầm, chọn lọc tài liệu nhằm giải quyết các mục tiêu mà đề tài đặt ra.
Trên cơ sở đó đưa ra kết luận khoa học chính xác về nội dung nghiên cứu.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận được trình bày
theo ba chương:
Chương 1: Hồ Chí Minh với cách mạng Trung Quốc thông qua các tác
phẩm lý luận giai đoạn 1920-1945
Chương 2: Hồ Chí Minh với cách mạng Trung Quốc thông qua các hoạt
động thực tiễn giai đoạn 1920-1945
Chương 3: Ý nghĩa những hoạt động của Hồ Chí Minh đối với cách mạng
Trung Quốc giai đoạn 1920-1945
7
NỘI DUNG
Chương 1
HỒ CHÍ MINH VỚI CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC THÔNG QUA CÁC
TÁC PHẨM LÝ LUẬN GIAI ĐOẠN 1920-1945
1.1. Khái quát về tiểu sử và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh
1.1.1. Q hương, gia đình, thời niên thiếu và những hoạt động yêu nước đầu
tiên (1890-1911)
Hồ Chí Minh (tên tự là Nguyễn Sinh Cung), sinh ngày 19-5-1890, tại làng
Hồng Trù (cịn gọi là làng Trùa), thuộc xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay là
xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Phụ thân của Nguyễn Sinh Cung là ông Nguyễn Sinh Sắc, sinh năm 1862.
Do cha mẹ mất sớm, từ nhỏ Nguyễn Sinh Sắc đã phải chăn trâu cắt cỏ giúp anh.
Mặc dù cuộc sống khó khăn, vất vả nhưng Nguyễn Sinh Sắc rất ham mê học tập
trong làng ai cũng khen. Tiếng đồn lan khắp xã, cụ Hồng Xn Đường thương
một thiếu niên mồ cơi, q đức tính cần cù, ham học, lại hiểu rõ gia cảnh của
Nguyễn Sinh Sắc, xin đem về nuôi, cho ăn học.
Thấy Nguyễn Sinh Sắc say mê học hành, chăm chỉ lao động, năm 1883, cụ
Hồng đã khơng câu nệ tập tục phong kiến, cho Nguyễn Sinh Sắc kết hôn với
người con gái đầu Hoàng Thị Loan, dựng cho hai vợ chồng một căn nhà nhỏ ba
gian ở góc vườn. Ơng Sắc vừa giúp vợ làm ruộng, vừa học tập, bà Loan có thêm
nghề dệt vải để lo cuộc sống gia đình. Bà là phụ nữ cần mẫn đảm đang, giàu
lòng thương người. Trong căn nhà ấm cúng đó, năm 1884, bà Hồng Thị Loan
sinh con gái đầu lịng Nguyễn Thị Thanh; năm 1888 sinh con thứ hai là Nguyễn
Sinh Khiêm. Nguyễn Sinh Cung là con thứ ba trong gia đình. Những người con
của ông Nguyễn Sinh Sắc lớn lên đều chịu ảnh hưởng của ông bà, cha mẹ, chăm
công việc và rất thương người.
Năm 1894, ông Nguyễn Sinh Sắc đậu cử nhân kỳ thi hương tại trường thi
Nghệ An. Hồi đó những người đỗ cử nhân, tú tài được cả làng, cả xã kính nể,
nên có người thường coi mình cao hơn người khác, nhưng ông cử nhân Nguyễn
8
Sinh Sắc thì vẫn giữ nếp sống và thái độ cư xử thân mật, gần gũi với bà con
trong xóm, ngồi làng.
Sau khi đỗ cử nhân năm 1895 ơng Nguyễn Sinh Sắc vào Huế thi hội, nhưng
năm đó ơng khơng đỗ. Quyết chí học hành cho đến nơi đến chốn, ông xin vào
học trường Quốc Tử Giám lúc bấy giờ đặt làng An Ninh Thượng, cách thành
phố Huế 7 km về phía Tây. Hồi đó những người ở tỉnh xa vào học Quốc Tử
Giám phải khá giả mới có tiền trọ học. Còn những người nghèo thường phải đưa
cả gia đình đi theo để vừa học vừa kiếm sống ni nhau. Cuối năm 1895, ông
Sắc trở về làng đưa vợ và hai con trai vào Huế.
Năm 1898, khoa Mậu Tuất, ông Sắc dự thi hội lần thứ hai nhưng vẫn
không đỗ. Cuộc sống gia đình càng thêm chật vật, khó khăn. Được một người
quen giới thiệu, ông Nguyễn Sinh Sắc về dạy học ở làng Dương Nỗ, cách
thành phố Huế 6 km về phía Đơng (nay thuộc xã Phú Dương, huyện Phú Vang,
tỉnh Thừa Thiên - Huế).
Chính tại làng Dương Nỗ, Nguyễn Sinh Cung bắt đầu học chữ Hán, tập viết
chữ trong cuốn sách Tập đồ hàng tư. Với trí nhớ tốt, các bài học Nguyễn Sinh
Cung chỉ đọc ba bốn lần là thuộc. Năm 1900, Nguyễn Sinh Sắc được cử đi coi
thi ở Trường thi hương Thanh Hóa. Ơng đưa Nguyễn Sinh Khiêm cùng đi để đỡ
đần ơng, cịn Nguyễn Sinh Cung thì về sống với mẹ trong nội thành Huế.
Cuối năm 1900, bà Hoàng Thị Loan sinh người con thứ tư. Cha và anh đi
vắng, Nguyễn Sinh Cung vừa tự học, vừa giúp mẹ chăm sóc em mà bà con
thường gọi là bé Xin, nhưng bé Xin quá yếu cũng qua đời sớm.
Ngày 22 tháng chạp năm Canh Tí (tức ngày 10-2 năm 1901) bà Hồng Thị
Loan lâm bệnh và đột ngột qua đời ở Huế. Được tin vợ qua đời, ông Nguyễn
Sinh Sắc vội vã trở lại Huế, đưa con về quê.
Trở lại quê hương, ông Nguyễn Sinh Sắc thu xếp tạm ổn cuộc sống cho các
con, nghe lời khích lệ của bà con trong họ, ngồi làng, ơng lại tạm biệt q
hương, vào Huế dự kì thi hội năm Tân Sửu đời Thành Thái thứ 13 (tức năm
1901). Lần đi thi này ông mang tên mới là Nguyễn Sinh Huy. Ở lại quê hương
Nguyễn Sinh Cung được bà ngoại gửi đi học chữ Hán.
9
Tại khoa thi năm đó ơng Nguyễn Sinh Huy đỗ phó bảng. Mấy tháng
sau theo tục lệ thời ấy, ơng Nguyễn Sinh Huy đưa ba người con về sống ở Kim
Liên, quê nội. Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung, thế hệ thứ mười hai kể
từ khi dòng họ Nguyễn Sinh sống ở làng, được làm lễ vào làng với tên gọi mới
là Nguyễn Tất Đạt và Nguyễn Tất Thành.
Ông Nguyễn Sinh Huy quyết định gửi Nguyễn Tất Thành sang học với thầy
Vương Thúc Quý đang mở lớp chữ Hán cho một số thiếu niên trong làng. Thầy
Quý tuy đỗ cử nhân nhưng khơng ra làm quan. Ơng muốn Nguyễn Tất Thành
được học chữ của thầy, nhưng điều quan trọng hơn, đó là học lịng u nước
thương dân của thầy Q.
Nhà thầy Quý còn là nơi lui tới của các sĩ phu yêu nước trong vùng. Nhiều
khi Nguyễn Tất Thành được thầy sai tiếp nước cho những vị khách đặc biệt ấy,
nhờ đó cậu thiếu niên Tất Thành dần dần hiểu được thời cuộc và sự day dứt của
các bậc cha chú trước cảnh nước mất nhà tan.
Lớn dần lên, càng đi vào cuộc sống của nhân dân, Nguyễn Tất Thành càng
thấm thía thân phận cùng khổ của người dân mất nước. Thuế khóa vốn đã nặng
nề lại cịn thêm thủ đoạn ăn cuớp trắng trợn và dã man của bọn hào lý. Cùng với
thuế khóa là nạn bắt phu đi xây dựng thị xã Vinh, phu đi mở mang hệ thống
đường giao thơng trong tỉnh để thực dân Pháp có điều kiện thuận lợi vơ vét tài
nguyên và ở đâu có nổi dậy đấu tranh thì nhanh chóng điều qn đi đàn áp.
Tháng 9-1905, thực hiện Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, loại
trường Pháp – bản xứ (école franco-indigène) đuợc mở tại Vinh, tỉnh lỵ của
Nghệ An, với lớp đầu tiên của bậc tiểu học, thường gọi là lớp (curs
préparatoire). Chương trình học nặng về tiếng Pháp, chỉ cịn một số ít học chữ
Hán. Nguyễn Tất Thành được phụ thân cho đi học ở Vinh
Tại trường tiểu học Vinh, Nguyễn Tất Thành chú ý đến ba từ được sơn vào
gỗ, gắn ở phía trên bảng đen “LIBERTé, éGALITé, FRATERNITé” (Tự doBình đẳng- Bác ái). Nguyễn Tất Thành tìm hiểu và biết đó là khẩu hiệu nổi tiếng
của đại cách mạng Pháp năm 1789. Đối với Nguyễn Tất Thành, đó là những
điều hoàn toàn mới lạ, khác với những điều mà đã học trong sách vở thánh
10
hiền…, vì vậy rất tự nhiên nảy ra ý muốn “tìm hiểu những gì ẩn dấu trong
những từ ấy”. Nhưng chưa hết năm học khoảng cuối tháng 4 năm 1906, Nguyễn
Tất Thành phải nghỉ học để chuẩn bị cùng cha lên đường vào Huế.
Vào Huế, cùng với anh, Nguyễn Tất Thành phải học lại lớp dự bị ở trường
tiểu học Pháp - Việt Đơng Ba, niên khóa 1906-1907 và tiếp theo đó học lớp sơ
đẳng vào năm 1907-1908 với tên mới là Nguyễn Sinh Côn.
Năm học 1908-1909, Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Tất Đạt chuyển sang
học trường Quốc Học Huế.
Tuy vốn tiếng Pháp cịn ít ỏi, Nguyễn Tất Thành bắt đầu tiếp xúc với sách
báo Pháp, bao gồm cả sách báo mượn của những người lính lê dương trong quân
đội Pháp. “Những người lính lê dương này đọc đủ thứ. Họ là những kẻ chống
đối về bản chất” . Sau khi tham gia cuộc biểu tình chống thuế, Nguyễn Tất
Thành bắt đầu bị bọn cảnh sát theo dõi và nhà trường để ý đến.
Cuối năm 1909, Nguyễn Tất Thành rời trường Quốc học, theo phụ thân vào
Bình Định. Đến Bình Khê, Nguyễn Tất Thành được gửi học tiếp chương trình
lớp nhất (cours supéricur) với thầy giáo Phạm Ngọc Thọ lúc ấy đang dạy ở
truờng tiểu học Pháp - Việt Quy Nhơn. Ơng hiểu khả năng và chí hướng người
con trai thứ của mình, nên đã tạo điều kiện cho anh tiếp tục học lên.
Tháng 1-1910, Nguyễn Tất Thành được một tin không vui, ông Nguyễn
Sinh Huy bị “triệu hồi” chức tri huyện Bình Khê, bị triều đình gọi “lại kinh hậu
cứu” (trở về kinh đô để xem xét sau).
Với sự giúp đỡ của thầy giáo Phạm Ngọc Thọ, Nguyễn Tất Thành hồn
thành chương trình tiểu học vào khoảng tháng 6-1910. Trước biến cố mới của
gia đình, anh khơng theo cha trở về Huế mà quyết định đi tiếp xuống phía Nam.
Nguyễn Tất Thành đến Phan Thiết vào cuối tháng 8-1910. Nhờ gặp được
một người có mối quan hệ từ trước với phụ thân, anh được giới thiệu vào
làm trợ giáo môn thể dục tại Trường Dục Thanh, đúng vào dịp nhà trường mới
khai giảng.
Đầu tháng 2-1911, thầy giáo Nguyễn Tất Thành rời Phan Thiết vào Sài
Gòn. Anh ở tạm trú tại các chi nhánh của Liên Thành công ty đặt tại Sài Gòn,
11
như nhà số 3, đường Tổng đốc Phương (nay là số 5, đường Châu Văn Liêm);
nhà số 128, Khánh Hội, v.v..
Ngày 3-6-1911, một thủy thủ của tàu dẫn Nguyễn Tất Thành, với tên mới
là Văn Ba, lên tàu gặp thuyền trưởng Maixen (Maisen) và được nhận vào làm
phụ bếp trên tàu.
Ngày 5-6-1911, tàu Amiran Latusơ Tơrêvin rời bến cảng Sài Gòn đi
Mácxây (Marseille), mang theo một người thanh niên Việt Nam đầy lịng u
nước, thương dân, ơm ấp một hồi bão lớn lao: tìm hiểu nền văn minh của thế
giới, ra sức học hỏi để về giúp nước. Một giai đoạn mới, một bước ngoặt mới
mở ra trong cuộc đời Nguyễn Tất Thành.
1.1.2. Sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh trong giai đoạn (1911-1945)
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị, Người đã
bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước
hồi bấy giờ và quyết tâm đi tìm con đường đúng đắn để cứu dân, cứu nước.
Tháng 6-1911, Người ra nước ngoài, đi đến nước Pháp và nhiều nước châu
Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hịa mình với những cơng nhân và những
người dân thuộc địa, vừa lao động để sống, vừa học tập, nghiên cứu các học
thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi vang dội của cách mạng tháng Mười
Nga đã đưa Hồ Chủ tịch đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Ra sức nghiên cứu chủ
nghĩa Mác - Lênin, Người đã nhận rõ đường lối duy nhất đúng đắn để giải
phóng dân tộc và giải phóng xã hội.
Cùng năm ấy, Người thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước để tập
hợp Việt Kiều ở Pháp. Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp và hoạt
động trong phong trào công nhân Pháp. Đầu năm đó, Người gửi đến Hội nghị
Versailles (Pháp) "Bản u sách của nhân dân Việt Nam", địi Chính phủ Pháp
phải thừa nhận các quyền tự do và bình đẳng của dân tộc Việt Nam.
Tháng 12-1920, trong Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ
phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản
Pháp. Sự kiện trên đây đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách
mạng của Người, bước từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản.
12
Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và
năm 1922 xuất bản báo "Người cùng khổ" (Le Parie) ở Pháp. Tháng 6-1923,
Người từ Pháp đi Liên Xô, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, tiếp tục
nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tham gia công tác của Quốc tế cộng sản.
Cùng năm đó, Người được bầu vào Đồn Chủ tịch Quốc tế nông dân. Năm
1924, người dự Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế cộng sản và được cử làm Ủy viên
Bộ phương Đông, phụ trách Cục phương Nam, hướng dẫn và xây dựng phong
trào cách mạng và phong trào Cộng sản ở các nước Đông - Nam châu Á. Năm
1925, Người thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
Tháng 6-1925, Người tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí
Hội, mà hạt nhân là Cộng sản Đoàn, đồng thời ra báo Thanh niên và mở lớp
huấn luyện, đào tạo hàng trăm cán bộ đưa về nước hoạt động.
Ngày 3-2-1930, Người triệu tập hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương
Cảng) để thống nhất các nhóm cộng sản trong nước thành Đảng Cộng sản Việt
Nam.
Trong thời gian từ 1930 đến 1940, Người ở nước ngồi tham gia cơng tác
của Quốc tế Cộng sản, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước
và có những chỉ thị quý báu cho Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Người về nước triệu tâp
hội nghị lần thứ tám của Ban chấp hành Trung ương Đảng, quyết định đường lối
đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất lấy tên là Việt Nam
độc lập đồng minh (Việt Minh), gấp rút xây dựng lực lượng, đẩy mạnh phong
trào đấu tranh cách mạng của quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính
quyền trong cả nước.
Ngày 22-12-1944, Người chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải
phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay và xây dựng
căn cứ địa cách mạng.
Tháng 8-1945, trong khơng khí sơi sục cách mạng của thời kỳ tiền khởi
nghĩa, Người cùng Trung ương triệu tập đại hội quốc dân ở Tân Trào. Đại hội đã
cử Người làm chủ tịch Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
13
hịa. Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Ngày 2-9-1945, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước nhân dân cả nước và
nhân dân toàn thế giới thành lập nước Việt Nam dân chủ Cộng hịa, Nhà nước
Cơng nơng đầu tiên ở Đơng Nam châu Á.
1.2. Khái quát tình hình cách mạng Trung Quốc đầu thế kỷ XX
1.2.1 Khái quát về đất nước Trung Quốc
Trung Quốc có tên chính thức là Cộng Hịa nhân dân Trung Hoa, bắt nguồn
từ một trong những văn minh cổ nhất thế giới.
Trung Quốc là quốc gia có diện tích lớn thứ tư trên thế giới: sau Nga,
Canada và Hoa Kỳ. Tổng diện tích Trung Quốc là khoảng 9.600.000 km2. Trung
Quốc có tổng chiều dài biên giới trên bộ lớn nhất thế giới với 22.117km từ cửa
sông Áp Lục đến vịnh Bắc Bộ. Là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á.
Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,3 tỷ người. Về đơn
vị hành chính, Trung Quốc gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 đô thị trực thuộc, và
2 khu hành chính đặc biệt là Hồng Kơng và Ma Cao.
Khí hậu Trung Quốc phần lớn bị chi phối do mùa khơ và gió mùa ẩm dẫn
đến sự khác biệt rõ dệt giữ mùa đơng và mùa hạ.Trong mùa đơng có gió bắc tràn
xuống từ các khu vực có độ cao với đặc điểm là lạnh và khơ. Khí hậu Trung
Quốc có sự khác biệt giữa các khu vực do địa hình phức tạp cao độ.
Cảnh quan của Trung Quốc rộng lớn và đa dạng, thay đổi từ những thảo
nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khơ hạn đến các
khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn. Các dãy
núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung
Quốc với Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là sông dài thứ
ba và thứ sáu trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và
chảy hướng về vùng bờ biển phía đơng có dân cư đơng đúc. Đường bờ biển của
Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương và dài 14500 km, giáp với các biển: Bột
Hải, Hồng Hải, biển Hoa Đơng và biển Đông.
Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ một trong những nền văn minh cổ nhất
thế giới, phát triển tại lưu vực phì nhiêu của sơng Hồng Hà tại bình nguyên
14
Hoa Bắc. Trải qua hơn 5.000 năm, văn minh Trung Hoa đã phát triển trở thành
nền văn minh rực rỡ nhất thế giới trong thời cổ đại và trung cổ, với hệ thống triết
học (nổi bật nhất là Nho giáo, Đạo giáo và thuyết Âm dương ngũ hành). Hệ
thống chính trị của Trung Quốc dựa trên các chế độ quân chủ kế tập, được gọi là
các triều đại, khởi đầu là triều đại nhà Hạ ở lưu vực Hoàng Hà.
Từ năm 221 TCN, khi nhà Tần chinh phục các quốc gia khác để hình thành
một đế quốc Trung Hoa thống nhất, quốc gia này đã trải qua nhiều lần mở rộng,
đứt đoạn và cải cách. Trung Hoa Dân Quốc lật đổ triều đại phong kiến cuối cùng
của Trung Quốc là nhà Thanh vào năm 1911 và cầm quyền tại Trung Quốc đại
lục cho đến năm 1949. Sau khi Đế quốc Nhật Bản bại trận trong Chiến tranh thế
giới thứ hai, Đảng Cộng sản đánh bại Quốc dân Đảng và thiết lập nước Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 10 năm 1949.
Từ giữa thế kỷ XIX, nhân dân hai nước Việt – Trung cùng chung cảnh ngộ
bị chủ nghĩa đế quốc thực dân xâm lược và nô dịch, cùng chung con đường cách
mạng dân tộc dân chủ. Từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày nay là
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và nước Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa ra đời, hai nước càng có nhiều điểm tương quan và tương đồng, nhất là
trong giai đoạn cải cách, đổi mới, mở cửa, hiện đại hóa đất nước theo con đường
xã hội chủ nghĩa.
1.2.2. Tình hình cách mạng Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XX
Từ cuối thế kỷ XIX, khi đế quốc phong kiến Trung Hoa trên đường suy
tàn, thì cũng là lúc các đế quốc tư bản Âu – Mĩ ráo riết tiến hành hoạt động
xâm lược ở Đông Á. Năm 1840 thực dân Anh gây ra cuộc chiến tranh với
Trung Quốc, mà lịch sử thường gọi là “Chiến tranh thuốc phiện”, đã mở đầu
cho quá trình xâm lược của các nước đế quốc tư bản đối với Trung Quốc, từng
bước biến Trung Quốc từ một quốc gia phong kiến độc lập thành một nước
phong kiến, nửa thuộc địa.
Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc nổ ra liên tục ở khắp nơi,
đặc biệt là sự lớn mạnh của phong trào cách mạng dân chủ và cuộc đấu tranh
phản kháng của nhân dân khắp nơi trong cả nước làm triều đình Mãn Thanh lo
15
sợ. Tháng 10-1911 cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc bùng nổ. Đây là cuộc
cách mạng dân chủ tư sản, do những người trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản
và tiểu tư sản lãnh đạo, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân
chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư
bản phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
ở một số nước Châu Á khác.
Sau đó cách mạng Trung Quốc tiếp tục duy trì và phát triển mạnh, chuyển
dần từ cách mạng dân chủ cũ sang cách mạng dân chủ mới, đánh dấu bằng
phong trào Ngũ Tứ (4-5-1919). Giữa lúc cách mạng Trung Quốc rơi vào thoái
trào, khủng hoảng về đường lối lãnh đạo, ngày 7-11-1919 cách mạng tháng
Mười Nga giành được thắng lợi và nhanh chóng ảnh hưởng tới cách mạng Trung
Quốc. Chủ nghĩa Mác – Lênin đã từng bước được truyền bá vào Trung Quốc.
Phong trào Ngũ tứ mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc và chống
phong kiến. Từ đó, chủ nghĩa Mác - Lê-nin được truyền bá rộng rãi ở Trung
Quốc. Các nhóm cộng sản được hình thành tại một số thành phố. Tháng 7-1921,
trên cơ sở các nhóm này Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lâp.
Trong những năm 1926-1927, nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc chiến
tranh cách mạng nhằm đánh đổ các tập đoàn quân phiệt đang chia nhau thống trị
các vùng trong nước. Trong những năm 1927-1937, nhân dân Trung Quốc lại
tiến hành cuộc nội chiến cách mạng nhằm lật đổ nền thống trị phản động của tập
đoàn Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch - đại diện cho quyền lợi của đại địa chủ,
đại tư sản và đế quốc ở Trung Quốc.
Tháng 7-1937, Nhật Bản phát động cuộc chiến tranh xâm lược quy mơ
nhằm thơn tính tồn bộ Trung Quốc. Trước nguy cơ dân tộc, Đảng Cộng sản
Trung Quốc đã chủ động đề nghị Quốc dân đảng đình chỉ nội chiến, cùng hợp
tác chống Nhật và cũng từ đó, cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kì Quốc
- Cộng hợp tác để cùng nhau kháng chiến chống Nhật Bản xâm lược.
Cuộc kháng chiến của nhân dân Trung Quốc chống Nhật kéo dài tới 8 năm
(1937-1945), với biết bao hy sinh tổn thất đã giành thắng lợi. Nhưng ngay sau
đó vấn đề “vận mệnh của Trung Quốc” trong tương lai được đặt ra một cách trực
16
tiếp trước hàng trăm triệu người dân. Sau khi chiến tranh chống Nhật kết thúc
không lâu, Trung Quốc lại phải trải qua một cuộc nội chiến (1946 -1949), trong
lịch sử gọi là cuộc “chiến tranh giải phóng”.
Q trình nội chiến Quốc - Cộng lần này trải qua hai giai đoạn. Giai đoạn
thứ nhất (6/1946 – 6/1947) quân đội Quốc dân Đảng dựa vào ưu thế ban đầu đã
mở các cuộc tấn cơng quy mơ lớn lên phía Bắc, qn đội của Đảng Cộng sản
buộc phải rút lui chiến lược. Giai đoạn hai (6/1947 – 10/1949) quân đội của
Đảng Cộng sản chuyển sang phản công mở những chiến dịch lớn tấn cơng
xuống phía Nam và đã giành tồn thắng.
Ngày 1-10-1949, tại cuộc mít tinh của hơn 30 vạn nhân dân thủ đô Bắc Kinh
trên quảng trường Thiên An Môn lịch sử, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã trịnh
trọng tuyên bố với thế giới về sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời là thắng lợi mang ý nghĩa lịch
sử trọng đại của nhân dân các dân tộc Trung Quốc trong cuộc đấu tranh lâu dài
chống chế độ phong kiến, chủ nghĩa thực dân và các thế lực phản động khác, vì
độc lập dân tộc, dân chủ nhân dân, mở đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Để làm
nên thắng lợi đó ngồi những ngun nhân chủ quan thì cách mạng Trung Quốc
đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ của bạn bè quốc tế, trong đó khơng thể khơng
kể đến cơng lao của Hồ Chí Minh. Trong những năm tháng hoạt động cách
mạng của mình, Hồ Chí Minh bằng những tác tẩm lý luận của mình và những
hoạt động thực tiễn, Người đã để lại dấu ấn không nhỏ làm nên thành cơng cho
cách mạng Trung Quốc.
1.3. Hồ Chí Minh với cách mạng Trung Quốc thông qua các tác phẩm lý
luận giai đoạn 1920-1945
1.3.1. Hồ Chí Minh với cách mạng Trung Quốc thông qua các tác phẩm lý
luận giai đoạn 1920-1930
Trong giai đoạn từ 1920 đến 1930 cách mạng Trung Quốc bước sang giai
đoạn chuyển từ cách mạng dân chủ cũ sang cách mạnh dân chủ mới, với sự ra
đời của Đảng Cộng sản và hai cuộc chiến: chiến tranh Bắc phạt và nội chiến
Quốc-Cộng.
17
Phong trào Ngũ Tứ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ
nghĩa Mác - Lênin vào Trung Quốc, chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra
đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Lúc này, ở Trung Quốc có khoảng hơn 200
tờ báo và tạp chí tham gia vào việc tuyên truyền cách mạng tháng Mười và chủ
nghĩa Mác. Đồng thời giới tri thức tiến bộ nhiều nơi đã tổ chức các hội nghiên
cứu về chủ nghĩa Mác.
Cũng trong giai đoạn từ 1920-1930, là thời kỳ hoạt động cách mạng sôi nổi
của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài, Người đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân,
đòi tự do dân chủ cho các dân tộc bị áp bức bóc lột trên thế giới trong đó có Việt
Nam và Trung Quốc. Nguyễn Ái Quốc dưới danh nghĩa là một chiến sĩ cộng sản
đã đưa ra rất nhiều bài báo cáo, bài viết quan trọng phản ánh tình cảnh của nhân
dân Trung Quốc, cách mạng Trung Quốc dưới ách thống trị của thực dân.
Trong báo Người cùng khổ (Le Paria), số 8 ra ngày 1 tháng 11 năm 1922,
đã đăng lại toàn bộ bản Nghị quyết về vấn đề thuộc địa và Lời kêu gọi những
người lao động thuộc các dân tộc thuộc địa được Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ II của Đảng cộng sản Pháp họp tại Pari (10/1922). Lời kêu gọi mở đầu:
“Hỡi những người lao động bản xứ! Những người cộng sản ở chính quốc
thơng cảm những nỗi đau khổ của các bạn. Họ biết rằng từ khi đất nước các bạn
đã bị bọn quân nhân chinh phục, các bạn đã mất tự do, và những phương pháp
bạo lực đã được sử dụng để cưỡng bách các bạn phải lao động mà các bạn
khơng được hưởng kết quả gì hết. Bọn quan chức cai trị, dân sự hoặc quân sự,
hành hạ tàn nhẫn các bạn, đặt ra pháp luật tàn nhẫn đối với các bạn” [3;43].
Lời kêu gọi vạch rõ tình cảnh khôn cùng của nhân dân lao động thuộc địa và
ở nội địa nước Pháp đều do bọn thực dân và đế quốc pháp gây nên cả. Vì thế,
nhân dân lao động thuộc địa và ở Pháp phải liên hiệp lại đánh đổ kẻ thù chung đó.
“Để tổ chức, vì lợi ích của tất cả mọi người, một xã hội đại đồng tự do hơn
và cơng bằng hơn, trong đó lao động sẽ làm chủ”. Lời kêu gọi chỉ rõ rằng ở
những thuộc địa nào có những Đảng bộ của Đảng cộng sản Pháp thì những
người lao động ở đây nên xem những đảng bộ ấy như là những cơ quan bảo vệ
mình. Cuối cùng lời kêu gọi đề ra khẩu hiệu trước mắt của những người lao
18
động ở thuộc địa và chính quốc là: “Vì hịa bình thế giới, vì tự do và hạnh phúc
của tất cả mọi người, hỡi những ai bị bóc lột thuộc mọi chủng tộc, chúng ta hãy
đoàn kết lại và đấu tranh chống bọn áp bức” [3;45].
Như vậy, thông qua các bài báo thuộc nhiều thể loại khác nhau, bao gồm xã
luận, bình luận, truyện ngắn, tin tức,... bằng lối viết văn giản dị, trong sáng và
sinh động, số liệu cụ thể chứng cớ rõ ràng, Nguyễn Ái Quốc đã lên án cái gọi là
“nền văn minh” của chủ nghĩa đế quốc nói chung đang cai trị tại châu Á, Phi và
Mĩ latinh. Những bài báo nêu lên tình cảnh chung của các dân tộc bị áp bức và
nhân dân Trung Quốc cũng nằm trong tình cảnh ấy, các bài báo của Nguyễn Ái
Quốc có giá trị cao về lý luận và thực tiễn đối với phong trào giải phóng dân tộc
ở Trung Quốc.
Trên báo Nhân đạo (L’Humanite’) số ra ngày 19 tháng 8 năm 1922,
Nguyễn Ái Quốc đã có bài viết Chủ nghĩa cộng sản và thanh niên Trung Quốc.
Bài viết đã nêu lên tình hình cách mạng lúc bấy giờ ở Trung Quốc. Nguyễn Ái
Quốc đã viết:
“Phong trào thanh niên cộng sản mới bắt đầu ở Trung Quốc từ năm 1920.
Nhưng từ đó và chỉ có từ đó thì những thanh niên mác – xít , những thanh niên
vơ chính phủ chủ nghĩa, những nghiệp đồn xã hội chủ nghĩa và những ơng
đồn mới gia nhập các hội liên hiệp. Và chỉ từ tháng 11 năm 1921, những
thanh niên cộng sản mới thành lập được tổ chức độc lập của họ . 5 nghìn thanh
niên đã tập hợp dưới ngọn cờ Búa Liềm. Hồi tháng 5 năm 1922, họ triệu tập
Đại hội toàn Trung Quốc. 6 diễn giả đã lên phát biểu trên diễn đàn Đại hội. Họ
bầu ra một Ban chấp hành gồm 25 đại biểu, thay mặt cho 15 tổ chức, và 2 đại
biểu thay mặt cho các thanh niên ngồi nước. Họ thơng qua một bản điều lệ
gồm 35 điểm” [11;80]. Cùng với đó là những phân tích cụ thể về tình hình
Trung Quốc trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, giáo dục và đặc biệt là giáo
dục ở nhà trường.
Bài báo trên có ý nghĩa quan trọng đối với cách mạng Trung Quốc. Cổ vũ
mạnh mẽ phong trào cộng sản đang lan rộng ở Trung Quốc trong giai đoạn
1920- 1922. Nêu cao vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc, điều này