Th.S Lê Tùng Lâm – Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội
Ngày 28/5/2011
Hội thảo Khoa học toàn quốc – ĐHSG năm 2011
HỒ CHÍ MINH VỚI VẤN ĐỀ “ĐỒNG MINH”
TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG PHÁT XÍT NHẬT Ở VIỆT NAM
(1940 – 1945)
Lê Tùng Lâm
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Đức nhanh chóng đánh
bại Pháp (6/1940) và thống trị hầu hết các nước châu Âu. Ở Viễn Đông, Nhật Bản
nhảy vào xâm chiếm Bắc Đông Dương (9/1940). Nhân dân Đông Dương phải chịu
cảnh “một cổ hai tròng” dưới ách thống trị của Pháp-Nhật và “Người Nhật trở thành
chủ nhân đích thực. Người Pháp trở thành một dạng nô lệ được tôn trọng. Và người dân
Đông Dương phải chịu cảnh một cổ hai tròng – làm nô lệ không chỉ cho người Nhật mà
còn là nô lệ của nô lệ - người Pháp”
2
.
Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không
phải thuộc địa của Pháp nữa
3
. Do đó, nhiệm vụ trọng tâm của nhân dân Việt Nam từ
1940 - 1945 là tiến hành chiến đấu đánh bại phát xít Nhật. Hồ Chí Minh – người
đứng đầu mặt trận Việt Minh đã kịp thời đề ra chiến lược trong thời kì mới: phải
đứng về phe đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít. Vậy đồng minh của
Việt Nam là ai? Hồ Chí Minh đã giải quyết vấn đề “đồng minh” như thế nào? Đó là
những vấn đề cần làm rõ trong bài viết.
NỘI DUNG
Sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, chủ nghĩa phát xít
(Fascism) ra đời và thống trị ở Đức, Italia và Nhật Bản đã đe dọa đến nền hòa bình
va an ninh thế giới vì “chủ nghĩa phát xít là sự tấn công tàn bạo nhất của tư bản
chống lại quần chúng lao động…là kẻ thù xấu xa nhất của giai cấp công nhân và
1
Thạc sĩ, Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội – Trường Đại học Sài Gòn
2
Dixee R. Bartholomew-Feis (2008), OSS và Hồ Chí Minh, Đồng minh bất ngờ trong cuộc chiến chống phát xít
Nhật, Lương Lê Giang dịch, NXB Thế Giới- Công ty Văn hóa và Truyền thông Võ Thị, tr 51.
3
Hồ Chí Minh (1970), Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, NXB Sự Thật, Hà Nội, tr 54.
Th.S Lê Tùng Lâm – Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội
Ngày 28/5/2011
Hội thảo Khoa học toàn quốc – ĐHSG năm 2011
của tất cả những người lao động”
4
. Do đó, Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng
sản (7/1935) tại Moscow đã đề nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của tất cả các nước
trên thế giới là “thành lập một mặt trận nhân dân rộng rãi chống phát xít xâm lược
trên cơ sở Mặt trận thống nhất vô sản”[2, 341]. Tham dự đại hội, đoàn đại biểu của
Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu đã đến tham dự và trình bày tham luận
của mình. Lúc này, Nguyễn Ái Quốc là đại biểu dự thính của đại hội.
Tháng 5/1936, Mặt trận Bình dân Pháp thắng lợi và lên nắm chính quyền do
Leon Blum làm Thủ tướng. Chính phủ Blum cho thi hành một số cải cách tiến bộ ở
thuộc địa như: ân xá tù chính trị, nới rộng quyền tư do báo chí…Trước tình hình đó,
Nguyễn Ái Quốc đề nghị “phải hết sức nổ lực thành lập một mặt trận dân chủ
chống phát xít và chiến tranh” và “mặt trận này phải tập hợp tất cả các lực lượng
yêu nước, tất cả những ai muốn chiến đấu bảo vệ tổ quốc”[3,41]. Như vậy, từ năm
1936, Nguyễn Ái Quốc đã rất quan tâm đến vấn đề thành lập mặt trận dân chủ
chống phát xít và chiến tranh.
Quán triệt Nghị quyết Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản, tháng 7/1936, Hội
nghị Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong chủ trì đã quyết
định thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (sau đổi thành Mặt trận dân
chủ Đông Dương) để tập hợp mọi lực lượng dân chủ và tiến bộ, đấu tranh chống kẻ
thù trước mắt là bọn phát xít Pháp và bọn phản động thuộc địa Pháp, giành tự do,
dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân
5
. Trước tình hình này, cuối tháng 7/1939,
Nguyễn Ái Quốc (lấy tên là Lin) đã báo cáo về Quốc tế Cộng sản tình hình chính trị tại
Đông Dương, Người nêu: “Mặt trận ấy (Mặt trận Dân chủ Đông Dương – ND) không
những chỉ có người Đông Dương mà bao gồm cả những người Pháp tiến bộ ở Đông
Dương…” [2,472]. Như vậy, ngay từ đầu, Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến vấn đề “tập
hợp đồng minh” trong cuộc chiến tranh chống phát xít. Lực lượng chống phát xít, chống
chiến tranh ở Đông Dương không chỉ có người Đông Dương mà còn cả người Pháp –
những người có tư tưởng dân chủ, tiến bộ.
4
Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (1976), Những sự kiện Lịch sử Đảng, tập 1 (1920 – 1945), NXB Sự
Thật, Hà Nội, tr 340.
5
Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (1975), Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp, NXB Sự Thật, Hà
Nội, tr 67.
Th.S Lê Tùng Lâm – Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội
Ngày 28/5/2011
Hội thảo Khoa học toàn quốc – ĐHSG năm 2011
Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Các nước châu Âu và châu Á
bị lôi cuốn vào một cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Ở châu Á, Nhật
Bản xâm lược trên toàn lãnh thổ Trung Quốc và mở rộng dần về phương Nam. Tháng
2/1939, Nhật Bản chiếm đảo Hải Nam (Trung Quốc) và chiếm luôn quần đảo Hoàng Sa
(Việt Nam) vào tháng 3/1939. Đây là bước khởi đầu cho quá trình mở rộng xâm lược
xuống vùng Đông Nam Á – đầu tiên là Đông Dương. Đông Dương là một khu vực có vị
trí rất quan trọng về mặt chiến lược để Nhật Bản có thể xâm nhập vào Trung Quốc từ phía
Nam và mở rộng xâm lược xuống vùng Đông Nam Á nhằm gạt bỏ những ảnh hưởng của
các nước phương Tây khỏi khu vực này.
Đúng 23 giờ ngày 22/9/1940, quân Nhật từ miền Nam Trung Quốc tấn công vào
các đồn binh Pháp ở Bắc Kỳ. Quá thất vọng trước sự lưỡng lự của Pháp cho họ tự do đi
qua thuộc địa, những chỉ huy địa phương của Nhật đã nhanh chóng xua quân tràn vào hai
đồn binh ở Lạng Sơn và Đồng Đăng đánh bại lực lượng hỗn hợp Pháp – Việt trong vài
trận đánh ác liệt nhất mà quân Nhật tham gia tại Việt Nam. Sự thất thủ của Đồng Đăng và
Lạng Sơn đã cho chính quyền Pháp cả ở thuộc địa và lẫn chính quốc thấy rằng, bất chấp
những tuyên bố mạnh miệng, họ vẫn không thể chống lại sức mạnh của quân Nhật. Cộng
tác và thỏa hiệp là lựa chọn thực tế duy nhất nếu Pháp muốn duy trì quyền kiểm soát Đông
Dương[3, 49]. Tháng 7.1941, một hiệp định mới “Hoạch định phòng thủ chung Đông
Dương” (Darlan-Kato) được ký kết. Theo đó, Pháp cho Nhật được quyền đóng quân và sử
dụng các căn cứ và các hệ thống giao thông tại phía Nam Đông Dương, từ đó, vài tháng
sau họ sẽ hành quân chống lại đế quốc Anh
6
. Như vậy, sau thắng lợi ở Lạng Sơn, Đồng
Đăng, phát xít Nhật đã chính thức nhảy vào thống trị Đông Dương. Do đó, cuộc chiến
tranh của nhân dân Việt Nam trở thành cuộc chiến đấu chống phát xít Pháp-Nhật. Từ đây,
Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của mặt trận dân chủ chống phát xít, đồng thời có
quan hệ mật thiết với cuộc đấu tranh chống phát xít của Liên Xô và cuộc kháng Nhật của
Trung Quốc
7
. Vì thế, nhiệm vụ liên kết với các nước đồng minh càng trở nên cấp thiết
hơn.
Trước sự thay đổi nhanh chóng của tình hình, tháng 2/1941, Nguyễn Ái Quốc đã về
nước (sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài) để trực tiếp lãnh đạo cuộc chiến tranh chống phát
xít. Từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941, Người triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần VIII
6
Phillipe Devillers (2003), Paris-Saigon-Hanoi, Hoàng Hữu Đảm dịch. NXB Tổng hợp TPHCM, tr 35.
7
Phạm Thu Nga (2004), Quan hệ Việt – Mỹ 1939 – 1945, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr 109.
Th.S Lê Tùng Lâm – Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội
Ngày 28/5/2011
Hội thảo Khoa học toàn quốc – ĐHSG năm 2011
tại Hà Quảng (Cao Bằng). Người nhận định “phát xít Nhật là kẻ thù mới, cực kì nguy hiểm
đối với Việt Nam”. Do đó, “cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế
giới và lúc đó là một bộ phận của phong trào dân chủ chống phát xít. Vận mệnh dân tộc
Đông Dương gắn liền với vận mệnh của Liên Xô, đồng thời cũng gắn liền với cách mạng
Trung Quốc” [2,509]. Mặt khác, để đoàn kết các lực lượng trong nước chống kẻ thù
chung, Nguyễn Ái Quốc còn quyết định thành lập tổ chức Việt Nam độc lập đồng minh
(Việt Minh). Tổ chức mới này được chính thức công nhận tại Trung Quốc và Nguyễn Ái
Quốc bắt đầu gắn Việt Minh vào mối quan tâm đang hiện hữu
8
là chống phát xít Nhật.
Như vậy, một lần nửa, Hồ Chí Minh đã gắn liền nhiệm vụ giải phóng dân tộc với nhiệm
vụ chống phát xít Nhật ở Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung. Do đó, nhiệm vụ
liên kết với các nước đồng minh giữ vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt
Minh. Nhiệm vụ này được cụ thể hóa bằng hai câu thơ sau:
Dân ta nên nhớ chữ Đồng
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh!” [2,549]
Với chủ trương thân thiện, hợp tác với đồng minh, trong đó có Tưởng Giới Thạch,
cố gắng không để Mặt trận Việt Minh ở thế đối lập với Mĩ và Tưởng[5,113], ngày
13/8/1942, Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc dưới danh nghĩa đại biểu của “Việt
Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam” để tranh thủ sự
viện trợ quốc tế [2, 555]. Tuy nhiên, ngày 29/8, Người bị chính quyền địa phương của
Tưởng Giới Thạch bắt giam tại Tĩnh Tây (Quảng Tây-Trung Quốc). Sau 13 tháng bị giam
cầm, Người được trả tự do. Ngày 10/9/1943, Người bắt liên lạc ngay với Hội giải phóng
Việt Nam – một bộ phận của Mặt trận Việt Minh ở Vân Nam (Trung Quốc). Ngoài ra,
Người còn đặt quan hệ với tổ chức Việt Nam cách mạng đồng minh hội nhằm tranh thủ và
đoàn kết rộng rãi với những người Việt Nam yêu nước đang ở Trung Quốc cùng chống
phát xít Nhật.
Ở trong nước, Đảng ta nhận thấy tình hình thế giới có nhiều thay đổi nên đã đẩy
mạnh việc “thành lập Mặt trận Dân chủ chống Nhật ở Đông Dương, bắt tay có điều kiện
với phái Pháp Đờ-gôn (De Gaulle) và tranh thủ Hoa kiều chống Nhật, nhằm mục đích
tranh thủ thêm bạn đồng minh….” [2,565]. Như vậy, đường lối đối ngoại của Đảng và Hồ
Chí Minh là thêm bạn bớt thù, đoàn kết với tất cả người Pháp, người Hoa… để cùng nhau
chống kẻ thù chung – phát xít Nhật.
8
OSS và Hồ Chí Minh, Đồng minh bất ngờ trong cuộc chiến chống phát xít Nhật, sđd –tr 43.
Th.S Lê Tùng Lâm – Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội
Ngày 28/5/2011
Hội thảo Khoa học toàn quốc – ĐHSG năm 2011
Năm 1944, tình hình thế giới có nhiều biến động quan trọng đối với cách mạng
Việt Nam. Ở châu Âu, Hồng Quân Liên Xô bắt đầu chuyển sang phản công trên khắp các
mặt trận và giải phóng các nước Đông Âu, chuẩn bị tấn công vào nước Đức. Các nước
Anh, Mĩ mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu, giải phóng nước Pháp và chuẩn bị đánh sang Đức.
Chủ nghĩa phát xít đứng trước nguy cơ diệt vong. Ở châu Á, quân đội đồng minh bắt đầu
phản công, đánh bại quân Nhật một số nơi trên Thái Bình Dương, giải phóng Miến Điện,
Philippines… Đây là thời cơ thuận lợi cho nhân dân Đông Dương nổi dậy giành chính
quyền. Hơn ai hết, Hồ Chí Minh đã dự đoán được tình thế này sẽ xảy ra và Việt Nam sẽ
giành lại độc lập từ tay Nhật. Vì vậy, Hồ Chí Minh càng đẩy mạnh hơn nửa những hoạt
động của Mặt trận Việt Minh để cùng đồng minh đánh bại phát xít Nhật. Cách mạng Việt
Nam lúc này cần có một vị thế tối ưu trên bàn cờ thế chiến, đó là chỗ đứng cùng chiến
tuyến với Đồng Minh chống chủ nghĩa phát xít. Vả lại, cách mạng cũng cần có sự hỗ trợ
về vật chất và nhất là về… thông tin để kịp thời ứng phó với tình hình mới. Nhưng ai là
đồng minh của Việt Nam trong cuộc chiến này? Nhà Sử học Dương Trung Quốc “chợt
nhận ra rằng trong lịch sử cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, lực lượng nước ngoài duy
nhất đứng bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có Hoa Kỳ”[3,7]. Thật vậy, đồng minh
duy nhất cùng Việt Nam đánh bại Nhật trong năm 1945 chỉ có Mĩ mà thôi. Vậy Hồ Chí
Minh đã tiếp xúc với “đồng minh quan trọng” này như thế nào?
Đối với Mĩ
Cuối năm 1944, một cơ hội cho Việt Nam có thể tiếp xúc và thiết lập quan hệ đồng
minh với Mĩ đã xuất hiện. Ngày 2/11/1944, trong một chuyến trinh sát, trung úy Shaw -
một phi công Mỹ thuộc Phi đội 51 Không đoàn 14 “Hổ bay” của tướng Chennault - buộc
phải đáp xuống vùng ven Cao Bằng[3,232]. Shaw được Việt Minh cứu thoát và đưa sang
Trung Quốc
9
. Shaw kể rằng: “Ngay khi tôi chạm đất, một người Đông Dương trẻ tuổi
bước tới mỉm cười, thân mật bắt cả hai tay tôi và ra hiệu tôi đi theo anh ta. Tôi đưa cho
anh ta 600 đồng Đông Dương. Anh ta nhất quyết không nhận tiền và trông có vẻ bị xúc
phạm. Tôi rất ngạc nhiên với thái độ của anh ta và nghĩ có lẽ anh ta cho rằng ngần ấy tiền
chưa đủ. Đó là một sai lầm lớn của tôi! Lúc đầu tôi nghĩ họ là những kẻ tham lam, nhưng
trên thực tế hầu hết những người yêu nước Đông Dương lại rất đức độ. Họ giúp chúng tôi
không phải vì tiền của chúng tôi, mà vì tình yêu thương và tình bằng hữu. Họ biết rằng
9
Trần Dân Tiên (1975), Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, NXB Sự Thật, Hà Nội, tr 100.
Th.S Lê Tùng Lâm – Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội
Ngày 28/5/2011
Hội thảo Khoa học toàn quốc – ĐHSG năm 2011
chúng tôi đang chiến đấu không chỉ vì nước Mỹ mà còn vì tự do và dân chủ của thế giới,
và cũng vì đất nước của họ nữa. Vì lý do đó mà họ coi bổn phận yêu nước của mình là
giúp đỡ chúng tôi - những đồng minh của họ”
10
[3,234]. Mười ngày sau, Shaw nhận được
lá thư từ Ủy ban Trung ương Việt Minh chào mừng anh và thông báo: “Chúng tôi đã ra
lệnh cho căn cứ địa của chúng tôi tại Cao Bằng tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết để
bảo vệ tính mạng ngài và hộ tống ngài ra biên giới Bắc Kì - Trung Quốc”[3,235]. Ủy ban
Trung ương còn đề nghị Shaw giúp xây dựng tình hữu nghị vững mạnh giữa Mỹ và Việt
Nam. Trước khi chia tay, họ dặn đi dặn lại tôi phải gửi lời chào tốt đẹp nhất của họ tới
quân đội và nhân dân Mỹ.[3,237]. Như vậy, việc giải cứu phi công Mĩ – Shaw khỏi sự
truy bắt của Nhật – Pháp là “chìa khóa vàng” cho sự khởi đầu thiết lập quan hệ Việt Minh
– Hoa Kì.
Năm 1945, chiến tranh bước vào giai đoạn cuối với sự thất bại của phe trục đang
hiện hữu. Ở châu Âu, Đức bị đánh bại khắp các mặt trận và chuẩn bị đầu hang vô điều
kiện với đồng minh. Ở châu Á, thực dân Pháp đang đợi thời cơ nổi dậy giành lại quyền
thống trị của mình ở Đông Dương. Trước hoàn cảnh đó, ngày 9/3/1945, Nhật Bản tiến
hành cuộc đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương và chính thức thay Pháp thống trị
khu vực này.
Như vậy, “ông chủ” đích thực của Đông Dương đã xuất hiện. Lần đầu tiên người ta
thấy những người da vàng được đối xử một cách tử tế và những tù nhân da trắng (binh lính
và sĩ quan người Pháp) phải đi chân đất và làm những công việc nặng nhọc. Ngay sau đó,
ngày 11/3/1945, Bảo Đại tuyên bố Việt Nam độc lập, chấm dứt ách thống trị hơn 70 năm
của thực dân Pháp. Bảo Đại tuyên bố “Căn cứ tình hình thế giới và đặc biệt trên tình hình
châu Á, chính phủ nước Việt Nam tuyên bố công khai rằng kể từ ngày hôm nay, hiệp ước
bảo hộ được ký kết với nước Pháp bị xóa bỏ và đất nước Việt Nam khôi phục lại quyền
độc lập của mình” [6,74]. Tuy nhiên, Bảo Đại cũng đã tuyên bố “…Đông Dương là một
bộ phận của khối này (Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á – ND)…chính phủ Đông
Dương đã quyết định hợp tác với Nhật và nguyện hiến dâng tất cả của cải của quốc gia để
phấn đấu cho mục đích chung” [3,213]. Rõ ràng, chính phủ của Bảo Đại – Trần Trọng
Kim (làm thủ tướng) chỉ là bù nhìn, là tay sai của Nhật mà thôi. Lập tức, Việt Minh ra bản
tuyên ngôn nói rõ: “Lời tuyên bố Việt Nam độc lập của Nhật là một sự lừa dối. Độc lập
10
Ky-1-Dat-nen-mong-dau-tien.html
Th.S Lê Tùng Lâm – Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội
Ngày 28/5/2011
Hội thảo Khoa học toàn quốc – ĐHSG năm 2011
đây chỉ là một thứ độc lập giả hiệu. Chúng ta phải kiến quyết đấu tranh chống phát xít
Nhật để giành lại độc lập thật sự cho Tổ quốc”
11
.
Ngay tối 9/3/1945, Hội nghị Ban thường vụ Trung ương mở rộng được triệu tập tại
làng Đình Bảng (Từ Sơn-Bắc Ninh) đã nhận định “cuộc đảo chính đã tạo ra một tình hình
khủng hoảng chính trị sâu sắc” và “đế quốc phát xít Nhật là kẻ thù chính – kẻ thù cụ thể,
trước mắt duy nhất của nhân dân Đông Dương”[2,603]. Như vậy, sự kiện Nhật đảo chính
Pháp đã tạo ra “một khoảng trống về quyền lực” ở Đông Dương và đây là cơ hội thuận lợi
cho nhân dân Việt Nam nổi dậy giành lại nền độc lập của mình. Kẻ thù duy nhất của nhân
dân Việt Nam là phát xít Nhật. Nhiệm vụ trọng tâm của Việt Nam bấy giờ là tranh thủ sự
ủng hộ của đồng minh để tiến hành cuộc chiến tranh chống Nhật.
Trong tình hình mới, Hồ Chí Minh đã nhận thấy Mĩ là “một đồng minh đặc biệt và
là người ủng hộ từ xa của cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam”[5,116]. Do đó, Việt
Minh chỉ thị cho các hội viên trong toàn quốc phải cố gắng giúp đỡ đồng minh. Những
người Việt Minh Nam Bộ đã bí mật liên lạc được với nhiều lính Mĩ, lính Anh bị giam ở
Sài Gòn… [7,100] để tìm cách giải cứu họ khỏi các trại giam của Nhật.
Để chính thức thiết lập mối quan hệ ngoại giao và tranh thủ sự ủng hộ của Mĩ,
tháng 3/1945, Hồ Chí Minh sang Trung Quốc để đưa viên trung uý Shaw về bản doanh
của quân Mĩ ở Côn Minh. Tại đây, Hồ Chí Minh đã trao trung úy Shaw cho AGAS (cơ
quan yểm trợ không quân và trên mặt đất của Mĩ). Người chứng kiến những sự kiện này là
ông Charles Fenn, một trung uý OSS, cũng là một nhà báo chiến trường.
Cụ Fenn kể lại rằng, sau khi nhận viên phi công của mình, phía Mỹ rất ngạc nhiên
thấy Hồ Chí Minh không đòi hỏi gì về vật chất, chỉ nhận một ít thuốc nhưng lại luôn nhấn
mạnh cái ý nghĩa: Việt Minh là lực lượng đứng bên cạnh đồng minh chống phát xít và đủ
lực để làm được điều đó. Thái độ đàng hoàng ấy làm các sĩ quan Mỹ, trong đó có
Ch.Fenn, rất có cảm tình. Ngày 17/3/1945, Ch. Fenn gặp riêng Bác Hồ và cùng trò chuyện
bằng tiếng Pháp. Viên trung uý OSS dò hỏi Việt Minh có phải là cộng sản không, Bác trả
lời: “Người Pháp coi mọi người Việt Nam muốn độc lập đều là cộng sản” và ngỏ ý Việt
Minh rất cần một máy vô tuyến điện kèm theo các báo vụ viên
12
. Sau đó, Hồ Chí Minh lưu
lại Trung Quốc và ngỏ ý muốn gặp tướng Chennault – người chỉ huy Không đoàn 14 “Hổ
bay” để bàn về việc thiết lập quan hệ Việt – Mĩ.
11
Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, sđd – tr 105.
12
Th.S Lê Tùng Lâm – Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội
Ngày 28/5/2011
Hội thảo Khoa học toàn quốc – ĐHSG năm 2011
Do sự sắp xếp của trung úy Fenn, ngày 29/3/1945, Hồ Chí Minh gặp tướng Claire
L.Chennault (tư lệnh sư đoàn không quân số 14 đặt bản doanh ở Hoa Nam, cũng là người
có quyền lực nhất ở khu vực này, trong đó có cả chiến trường Đông Dương) tại văn phòng
của Chennault. Tướng Chennault hỏi Hồ Chí Minh có vui lòng giúp việc tổ chức cứu giúp
những người phi công đồng minh bị rơi ở Đông Dương hay không? Cụ Hồ trả lời rằng
“bổn phận của những người chống phát xít là làm tất cả những việc gì họ có thể làm để
giúp đỡ đồng minh”[7,101-102]. Rõ ràng, Hồ Chí Minh đã nhận ra được đồng minh quan
trọng của Việt Nam không ai khác hơn là Mĩ. Trong thư viết trước khi Cách mạng Tháng
Tám thành công, Hồ Chí Minh đã bày tỏ mong muốn liên minh với Mỹ một cách thiết tha.
Người viết: “Tôi trông chờ ngày hạnh phúc được gặp ông (trung úy Fenn) và những người
bạn Mỹ của chúng ta ở Đông Dương hay trên đất Mỹ”
13
. Khi chia tay với người Mĩ để về
Việt Nam trực tiếp chỉ đạo cách mạng trong tình hình mới, Hồ Chí Minh được người Mĩ
tặng sáu khẩu súng ngắn, hai vạn viên đạn, một số thuốc chữa bệnh và tiền. Nhưng Hồ Chí
Minh chỉ nhận súng đạn, thuốc men[5,122].
Tình hình Đông Dương ngày càng chuyển biến phức tạp, Mĩ muốn có những thông
tin chính xác về khu vực này, đặc biệt là thông tin về thời tiết để phục vụ cho những cuộc
tấn công quân Nhật bằng không quân. Do đó, Chỉ thị của chính phủ Hoa Kì nêu rõ “AGAS
(cơ quan yểm trợ không quân và trên mặt đất) được phép sử dụng bất cứ nhóm kháng
chiến nào của người Việt Nam chống Nhật để xây dựng lại nguồn tin tình báo”. Vì thế,
người Mĩ chủ động tìm đến Hồ Chí Minh.
Ngày 13/4/1945, Thiếu tá Archimèdes Patti đến Côn Minh để lãnh đạo phái đoàn
OSS (Cơ quan Tình báo chiến lược của Mĩ – tiền thân của CIA) tại Đông Dương. Cuối
tháng 4/1945, Hồ Chí Minh gặp Thiếu tá Patti và Người đã thông báo với Patti về nạn đói
đang hoành hành ở Bắc Kỳ, về ý đồ của Pháp, Trung Hoa đối với vấn đề Việt Nam. Để
đáp ứng cho nhu cầu mới, Mĩ đã cử Frank Tan và Mac Shin đi cùng Hồ Chí Minh về Tân
Trào để giúp huấn luyện cho các học viên Việt Minh điều khiển điện đài, cả “truyền và
nhận tin và làm thế nào để sử dụng ánh sáng làm dấu hiệu thu hút sự chú ý của máy bay”.
Tan và Shin đã mang theo một số vũ khí gồm 2 khẩu súng trường, 3 khẩu cabin, một khẩu
Bren, vài khẩu súng lục và đạn dược [3,255] để cung cấp và huấn luyện cho Việt Minh.
Khi về đến Tân Trào, Hồ Chí Minh đưa cho Tan một “bản báo cáo cuộc hành quân
được đánh máy với nhiều chi tiết về địa thế hiểm trở, những mối nguy hiểm khi hành quân
13
Th.S Lê Tùng Lâm – Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội
Ngày 28/5/2011
Hội thảo Khoa học toàn quốc – ĐHSG năm 2011
ban đêm, hệ thống quân thám và phu khuân vác phúc tạp dọc đường, những động vật
hoang dã gặp phải”. Theo David Marr, “rõ ràng Hồ Chí Minh muốn gây ấn tượng cho
Tan về chuyến đi gian khổ từ biên giới, hy vọng những báo cáo điện đài Tan gởi về Côn
Minh dẽ giành được thiện cảm và khiến đồng minh tăng viện trợ cho Việt Minh”[3,254-
255]. Dù thế nào đi nửa, những bằng chứng trên là chứng cứ rõ ràng nhất về mối quan hệ
đồng minh (dù trong thời gian ngắn ngủi) giữa Mặt trận Việt Minh với Mĩ. Có thể nói,
đồng minh duy nhất của Việt Minh đến lúc này chỉ có Mĩ mà thôi.
Mặt khác, nhiệm vụ chính của chúng ta giai đoạn này là phải gấp rút chuẩn bị mọi
lực lượng cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền sắp tới. Do đó, bên cạnh Hoa Kì, chúng
ta cũng chú ý đến lực lượng của quân Trung Hoa Dân quốc. Tại hội nghị quân sự Bắc Kì
(4/1945), Đảng đã dự kiến khả năng trong số quân đồng minh đổ bộ vào nước ta có thể có
“quân Trung Quốc do bọn võ quan hủ hóa chỉ huy”, chúng có hành động nhũng nhiễu
nhân dân. Trong trường hợp như vậy, Đảng đã chỉ rõ “Ta cũng phải mềm dẻo dùng ngoại
giao để tránh những sự xảy ra có hại đến công cuộc chống Nhật chung” [5,113].
Tháng 6/1945, tình hình chiến sự ngày càng ác liệt, Hồ Chí Minh thông báo cho
Patti rằng hiện ông đang có 1000 chiến sĩ du kích “được huấn luyện tốt” sẵn sang để Patti
sử dụng cho “bất cứ kế hoạch nào” để chống Nhật[3, 293]. Tuy nhiên, Patii đã không thực
sự chú tâm đến đề nghị của Hồ Chí Minh.
Ngày 30/6/1945, từ khu căn cứ địa Việt Bắc của mình, Hồ Chí Minh tiếp xúc với
một nhân viên của mạng lưới Anh-Mĩ – Gordon, và đồng ý cho phép được nhảy dù xuống
tại Đại bản doanh của mình, một phái đoàn quân sự Mĩ OSS/AGAS nhằm chuẩn bị một
chiến dịch chung trong khu vực phía Đông Bắc Hà Nội[6, 80]. Trong tình đó, cơ quan
OSS của Mĩ đã tiếp cận nghiêm túc với Việt Minh. Ngày 16/7, Thomas nhảy dù xuống
khu vực lân cận làng Tân Trào (Kim Lũng) cùng hai nhân viên người Mĩ trong đội của anh
là Prunnier và Zielski và một tiểu đội Pháp do trung úy Montfort chỉ huy đã có thể đi theo
…tất cả đã tiếp đất mà không bị thương [3, 298]. Sự kiện này đã đánh dấu sự hợp tác
thành công giữa Hồ Chí Minh với Mĩ trong cuộc chiến chống Nhật ở Đông Dương.
Ngoài ra, để tranh thủ tập hợp những người bạn Mĩ ở chiến khu Việt Bắc cùng đánh
Nhật, Hồ Chí Minh còn thành lập lực lượng quân đội đặc biệt mang tên “bộ đội Việt – Mĩ”
do Đàm Quang Trung chỉ huy. Ngày 16/8/1945, bộ đội Việt – Mỹ cũng hành quân tham
gia đánh Nhật ở thị xã Thái Nguyên. Trong trận đánh đồn ngày 20/8, Thomas là người đã
viết “tối hậu thư” bằng tiếng Anh kêu gọi quân đội Nhật đầu hàng đồng minh và quân giải
Th.S Lê Tùng Lâm – Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội
Ngày 28/5/2011
Hội thảo Khoa học toàn quốc – ĐHSG năm 2011
phóng Việt Nam. Đến ngày 9/9/1945, thiếu tá Thomas và những sĩ quan tình báo Mĩ chấm
dứt nhiệm vụ của họ ở Hà Nội và bộ đội Việt – Mĩ không còn tồn tại nữa [5,130].
Như vậy, đơn vị đặc nhiệm của OSS đã giúp Việt Minh đánh Nhật là điều không
cần bàn cãi. Chính những quân nhân Mỹ là những người đầu tiên huấn luyện cho những
người Việt Minh thế hệ thứ nhất cách sử dụng điện đài, cách gài đặt chất nổ, chiến thuật…
Cùng với sự huấn luyện đó là rất nhiều vũ khí, đạn dược, thuốc men, quân trang, quân
dụng. Do đó, có thể kết luận rằng “Hồ Chí Minh đã rất coi trọng mối quan hệ với Mĩ trong
cuộc chiến tranh chống Nhật và người Mĩ cũng giữ một vai trò quan trọng trong thắng lợi
của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam”.
Đối với Pháp
Ngay trong ngày 9/3/1945, Việt Minh có bản chỉ thị nêu rõ: “Nếu có những người
Pháp muốn đấu tranh chống Nhật, chúng ta nhận họ vào hang ngũ chúng ta như anh em.
Chúng ta nên nhớ rằng bây giờ kẻ thù số một của nước ta là phát xít Nhật….” [2, 603].
Như vậy, ngay từ khi Nhật đảo chính Pháp, chúng ta đã xem Pháp không còn là kẻ thù số
một của chúng ta nửa. Chúng ta sẵn sàng hợp tác với Pháp để cùng chống kẻ thù chung là
Nhật nên “đối với quân đội Pháp, chủ trương không tập kích lúc họ rút lui, trái lại, tích cực
kêu gọi họ cùng nhau tổ chức chống Nhật”[2, 606].
Quan điểm này được chính Philippe Devillers thừa nhận: “…Hồ Chí Minh vẫn
muốn có một cuộc tiếp xúc với người Pháp, yêu cầu họ ít ra là nói rõ lập trường của mình.
Bằng một cuộc tấn công vào vị trí Tam Đảo, hôm 15/7, ông Hồ đã giải thoát cho 180
thường dân Pháp đã bị quân Nhật bắt giam và dẫn họ lên vùng biên giới. Ông cho họ biết
rằng ông sẵn sàng quan Côn Minh gặp một đại diện chính thức của chính phủ Pháp…[6,
81]. Tuy nhiên, người Pháp không thật sự tin tưởng vào Việt Minh nên phần lớn họ chạy
vào rừng trốn và tìm đường sang Trung Quốc chứ không chịu theo Việt Minh. Tuy nhiên,
vẫn còn một số khác (có cả đàn bà, trẻ con và ông già, những công sứ, kĩ sư, giáo sư, sinh
viên) chịu theo Việt Minh. Họ được Việt Minh chăm sóc, lo ăn uống đầy đủ và đưa họ
vượt qua biên giới Trung Quốc
14
. Đây là chính sách thêm bạn bớt thù của Hồ Chí Minh
nhằm tranh thủ những người Pháp tiến bộ cùng tham gia chống Nhật.
14
Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, sđd – tr 104.
Th.S Lê Tùng Lâm – Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội
Ngày 28/5/2011
Hội thảo Khoa học toàn quốc – ĐHSG năm 2011
Năm 1945, trong khi tiếp xúc với Thiếu tá Patti, Người đã đề cập đến quan hệ Việt
– Pháp và luôn nói rõ lập trường của Việt Minh là chỉ chống Nhật và xem Pháp là “người
trung lập”[5, 114]. Ngày 25/7/1945, Hồ Chí Minh còn nhờ Thomas chuyển tới Pháp yêu
cầu tiếp xúc và trao đổi với đề nghị gồm 5 điểm quan trọng đến Sainteny nhưng phía Pháp
không có phản ứng gì đáng kể. Nhận định về vấn đề quan hệ Việt-Pháp, Phillipe Devillers
đã viết: “Việt Minh cùng các tổ chức song song cũng như các nhân tố cộng sản tuyên bố
sẵn sang cộng tác với những nhân tố của nước Pháp Mới (Nước Pháp De Gaulle - ND) để
đuổi quân Nhật ra khỏi Đông Dương” và “…cần ghi chú rằng Việt Minh và các đảng
phái khác đề nghị sự hợp tác hoàn toàn nhằm đánh đuổi Nhật cho đến khi thắng lợi”
[6,76-77]. Như vậy, bên cạnh tranh thủ sự ủng hộ của Mĩ, Hồ Chí Minh cũng tranh thủ
thêm sự ủng hộ từ phía Pháp để thực hiện một nhiệm vụ chung là “đánh bại phát xít
Nhật”.
Ngày 13/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) đã
nêu: “phải tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của Liên Xô và của nhân dân thế giới; đặc biệt
là nhân dân Pháp và nhân dân Trung Quốc…” [2, 635-636] để tiến lên đánh bại phát xít
Nhật, giành lại nền độc lập cho dân tộc Việt Nam. Cuộc cách mạng Tháng Tám thành
công là kết quả của sự chuẩn bị lâu dài, chớp đúng thời cơ của Đảng và Hồ Chí Minh. Đó
cũng là thành quả của chính sách ngoại giao mềm dẻo, khéo léo tranh thủ được sự ủng hộ
của đồng minh (dù trong thời gian rất ngắn) để đánh bại phát xít Nhật, giành lại nền độc
lập dân tộc.
KẾT LUẬN
Tháng 9/1940, Nhật Bản nhảy vào xâm chiếm Việt Nam và thực dân Pháp đã đầu
hàng Nhật Bản. Từ đó, Nhật Bản trở thành “kẻ thù duy nhất” của nhân dân Việt Nam.
Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam gắn liền với cuộc chiến tranh chống
phát xít của thế giới. Từ năm 1936, Nguyễn Ái Quốc đã bắt đầu tính đến việc “tìm đồng
minh” trong cuộc chiến chống phát xít ở Việt Nam. Từ năm 1940, vấn đề “đồng minh”
càng giữ vai trò quan trọng trong chính sách của Việt Minh và Hồ Chí Minh. Những nổ
lực “tìm kiếm đồng minh” của Hồ Chí Minh đã mang lại kết quả quan trọng là quan hệ
Việt Nam – Hoa Kì đã được thiết lập trong một thời gian ngắn ngủi (1944 – 1945). Tuy
nhiên, chính nhờ sự giúp đỡ của Mĩ mà chúng ta đã nổi dậy giành chính quyền thành công.
Ngoài ra, Hồ Chí Minh cũa rất quan tâm đến việc tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô, Trung
Th.S Lê Tùng Lâm – Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội
Ngày 28/5/2011
Hội thảo Khoa học toàn quốc – ĐHSG năm 2011
Quốc và Pháp nhưng kết quả không đáng kể. Nhưng dù sao cũng phải thừa nhận rằng
“Vấn đề đồng minh đã được Hồ Chí Minh rất quan tâm trong cuộc chiến tranh chống phát
xít Nhật và nó là một trong những nhân tố góp phần vào thành công của cách mạng
Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam”.
Th.S Lê Tùng Lâm – Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội
Ngày 28/5/2011
Hội thảo Khoa học toàn quốc – ĐHSG năm 2011
TÓM TẮT
Tháng 9/1940, phát xít Nhật xâm chiếm Bắc Việt Nam. Từ đây, nhân dân Việt Nam
phải tiến hành cuộc chiến đấu chống phát xít Nhật suốt 5 năm (1940 – 1945). Để đánh bại
phát xít, Hồ Chí Minh – Người đứng đầu Mặt trận Việt Minh – đã rất quan tâm đến vấn đề
tìm đồng minh cho Việt Nam trong cuộc chiến chống phát xít. Cuối cùng, Mĩ là đồng
minh duy nhất của Việt Minh cùng đứng chung mặt trận chống phát xít. Sự giúp đỡ của mĩ
về vũ khí, huấn luyện nhân viên kĩ thuật, súng, đạn…đã giúp Việt Minh đánh bại phát xít
Nhật để giành lại độc lập dân tộc. Ngoài ra, Hồ Chí Minh cũng chú trọng đến việc tranh
thủ sự ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc và cả người Pháp. Tuy không đạt kết quả như
mong muốn, nhưng những việc làm đó đã chứng tỏ “Vấn đề đồng minh đã được Hồ Chí
Minh rất quan tâm trong cuộc chiến tranh chống phát xít Nhật và nó là nhân tố góp phần
quan trọng vào thành công của cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam”.
ABSTRACT
In September, 1940, Japanese fascists invaded North Vietnam. From here, the
people of Vietnam to conduct the struggle against the Japanese fascists during the 5 years
(1940-1945). To defeat fascism, Ho Chi Minh - The head of Viet Minh Front - was very
interested in the problem of finding allies in Vietnam in the fight against fascism. Finally,
the U.S. is the only ally of Viet Minh also shared anti-fascist front. The help of U.S.
weapons, training technical personnel, firearms, ammunition Viet Minh helped defeat
the Japanese fascists to regain national independence. Additionally, the Ho Chi Minh also
focusing on how to enlist the support of the Soviet Union, China and France. While not
achieving the desired results, but the work has proved that "The allies have been Ho Chi
Minh are very interested in the war against Japanese fascism and it is an important factor
contributing to the success of the revolution in August 1945 in Vietnam".
Th.S Lê Tùng Lâm – Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội
Ngày 28/5/2011
Hội thảo Khoa học toàn quốc – ĐHSG năm 2011
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (1975), Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử
và sự nghiệp, NXB Sự Thật, Hà Nội.
2. Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (1976), Những sự kiện Lịch sử Đảng,
tập 1 (1920 – 1945), NXB Sự Thật, Hà Nội.
3. Dixee R. Bartholomew-Feis (2008), OSS và Hồ Chí Minh, Đồng minh bất ngờ
trong cuộc chiến chống phát xít Nhật, Lương Lê Giang dịch, NXB Thế Giới- Công
ty Văn hóa và Truyền thông Võ Thị.
4. Hồ Chí Minh (1970), Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, NXB Sự Thật, Hà Nội
5. Phạm Thu Nga (2004), Quan hệ Việt – Mỹ 1939 – 1945, NXB Đại học Quốc gia,
Hà Nội.
6. Phillipe Devillers (2003), Paris-Saigon-Hanoi, Hoàng Hữu Đảm dịch. NXB Tổng
hợp TPHCM.
7. Trần Dân Tiên (1975), Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch,
NXB Sự Thật, Hà Nội.
8. />minh%C2%A0OSS-trong-cuoc-khang-Nhat Ky-1-Dat-nen-mong-dau-tien.html
9. />My-1999819