TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ DU LỊCH
NGUYỄN ĐĂNG ĐẠT
KHAI THÁC TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN TẠI CÁC
ĐIỂM DU LỊCH Ở PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2020-2025
KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: ĐHSP Địa lí
Phú Thọ, 2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ DU LỊCH
NGUYỄN ĐĂNG ĐẠT
KHAI THÁC TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN TẠI CÁC
ĐIỂM DU LỊCH Ở PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2020-2025
KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: ĐHSP Địa lí
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. Chu Thị Thanh Hiền
Phú Thọ, 2020
i
LỜI CAM KẾT
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm đạo đức trong học thuật. Tôi
cam kết rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện đảm bảo trung thực và không vi
phạm yêu cầu về đạo đức trong học thuật.
Phú Thọ, ngày tháng năm 2020
Sinh viên thực hiện
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô giáo của
Trường Đại học Hùng Vương, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Khoa học xã
hội và Văn hóa Du lịch đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt bốn năm
học vừa qua đã tạo mọi điều kiện để em có thể hồn thành khóa luận. Các thầy
cơ khơng chỉ trang bị cho em những kiến thức chuyên môn nền tảng cần thiết
mà còn truyền đạt cả những kinh nghiệm, vốn sống thực tế rất hữu ích và vơ
cùng quý báu. Tất cả sẽ trở thành hành trang, những kỉ niệm vô giá của em
trong cuộc sống sau này.
Đặc biệt, em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên, ThS. Chu
Thị Thanh Hiền, người đã trực tiếp giúp đỡ, động viên và luôn theo sát chỉ dẫn
cho em trong thời gian em làm đề tài, cho em những lời khun bổ ích, giúp
em hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Ngồi ra, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè – những
người đã luôn ở bên động viên, giúp đỡ em về nhiều mặt để hồn thành tốt
Khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin kính chúc q thầy cơ ln dồi dào sức khỏe và gặt hái
được nhiều thành công hơn nữa.
Em xin trân thành cảm ơn!
Việt trì,ngày.... tháng.... năm 2020
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Đăng Đạt
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT .................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ v
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ .................................................................... vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài ....................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................ 4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
6. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐIỂM DU LỊCH............. 6
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 6
1.1.1. Các khái niệm .......................................................................................... 6
1.1.2. Vai trò của phát triển điểm du lịch........................................................ 16
1.1.3. Các yếu tố cấu thành và điều kiện công nhận điểm du lịch .................. 18
1.2 Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 19
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 21
CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN TẠI CÁC
ĐIỂM DU LỊCH Ở PHÚ THỌ ....................................................................... 22
2.1. Tiềm năng phát triển tại các điểm du lịch ở tỉnh Phú Thọ....................... 22
2.1.1. Các điểm du lịch tự nhiên ..................................................................... 22
2.1.2. Các điểm du lịch văn hóa ...................................................................... 24
2.1.3. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ...................................... 32
2.1.4. Nguồn nhân lực ..................................................................................... 37
2.1.5. Các điều kiện kinh tế xã hội .................................................................. 39
2.2. Hiện trạng phát triển tại các điểm du lịch ở Phú Thọ ............................. 42
iv
2.2.1. Khách du lịch ........................................................................................ 42
2.2.2. Doanh thu du lịch .................................................................................. 44
2.2.3. Sản phẩm du lịch ................................................................................... 47
2.3. Kết quả đạt được và những hạn chế ......................................................... 48
2.3.1. Những kết quả đạt được ....................................................................... 48
2.3.2. Hạn chế, yếu kém .................................................................................. 49
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 50
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC TIỀM NĂNG
PHÁT TRIỂN TẠI CÁC ĐIỂM DU LỊCH Ở PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2020 –
2025 ................................................................................................................. 51
3.1. Định hướng phát triển du lịch Phú Thọ ................................................... 51
3.1.1 Tình hình quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh
Phú Thọ ........................................................................................................... 51
3.1.2. Quan điểm phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ ........................................... 53
3.1.3. Mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ .............................................. 54
3.1.4. Định hướng phát triển du lịch tỉnh phú thọ giai đoạn 2020 -2025. ...... 55
3.2. Một số giải pháp phát triển điểm du lịch ở tỉnh Phú Thọ ........................ 59
3.2.1 Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lí nhà nước về du lịch tại các điểm
du lịch .............................................................................................................. 59
3.2.2 Phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch
gắn với phát triển các dịch vụ cơ bản cho khách du lịch tại các điểm du lịch 60
3.2.3. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tại các
điểm du lịch ..................................................................................................... 61
3.2.4 Đào tạo và phát triển, bổ sung nguồn nhân lực cho các điểm du lịch ... 62
3.2.5 Phát triển các hình thức xúc tiến, quảng bá du lịch, phát triển thị trường
tại các điểm du lịch ......................................................................................... 64
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 65
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 69
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nội dung chữ viết tắt
VQG
Vườn quốc gia
KDTLS
Khu di tích lịch sử
KT - XH
Kinh tế - xã hội
UNWTO
Tổ chức du lịch thế giới
UNESCO
Tổ chức giáo dục khoa học và văn
hóa liên hợp quốc
SL
Số lượng
CC
Cơ cấu
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Số cơ sở dịch vụ lưu trú và ăn uống tại tỉnh Phú Thọ .................... 36
Bảng 2.2: Dân số và lao động của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 – 2018 ........ 40
Bảng 2.3: Dân số và lao động tại các khu vực có điểm du lịch ...................... 41
Bảng 2.4: Giá trị tổng sản phẩm của tỉnh phú thọ giai đoạn 2010 – 2018 ..... 42
Bảng 2.5: Hiện trạng khách du lịch tại các điểm du lịch ở tỉnh Phú Thọ ....... 43
Bảng 2.6: Doanh thu du lịch Phú Thọ giai đoạn 2015 – 2018 ........................ 45
Bảng2.7: giá trị của ngành du lịch trong tỉ trọng nền kinh tế của tỉnh Phú Thọ
giai đoạn 2015 -2018 ....................................................................................... 46
Bảng 2.8: Doanh thu du lịch tại các điểm du lịch ........................................... 47
vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dân số và lao động tỉnh Phú Thọ năm 2018................... 40
Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2015- 2018 ...................... 41
Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng doanh thu du lịch giai đoạn 2015 -2018 ................ 45
Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch vào GRDP toàn tỉnh ....... 46
giai đoạn 2015 -2018 ....................................................................................... 46
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ của các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch... 8
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch là ngành kinh tế phát triển nhanh và ngày nay đã trở thành một
trong những ngành kinh tế hàng đầu của nhiều địa phương và quốc gia trên thế
giới. Đối với nước ta, Đảng và Nhà nước xác định vai trò hết sức quan trọng
của du lịch trong nền kinh tế quốc dân, khẳng định mục tiêu phát triển du lịch
thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước và ban hành nhiều chủ trương, chính
sách nhất quán, xuyên suốt từ nhiều năm qua để đạt được mục tiêu này. Những
thành tựu mà ngành du lịch của Việt Nam đạt được từ những năm đổi mới đến
nay cho thấy, quan điểm định hướng đúng đắn trên ngày càng được hiện thực
hóa. Sự phát triển của du lịch ở nhiều địa phương nước ta cũng đã góp phần
khẳng định điều đó.
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, cửa ngõ phía Tây
Bắc của thủ đơ Hà Nội, điểm trung chuyển giữa Đông và Tây Bắc, một trong
những địa phương có tiềm năng du lịch khá tồn diện và nhiều lợi thế để phát
triển du lịch. Nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng núi Đông Bắc, đồng
bằng sông Hồng và vùng núi Tây Bắc, vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm
của tiểu vùng Tây - Đông -Bắc đem lại lợi thế trong mối liên kết vùng phát triển
du lịch. Các điều kiện tự nhiên của Phú Thọ, đặc biệt là địa hình trung du đa
dạng đã tạo cho Phú Thọ có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khá phong phú
và hấp dẫn. Phú Thọ là mảnh đất cội nguồn của dân tộc có nền văn hóa rực rỡ
từ lâu đời, cịn lưu giữ một hệ thống di sản văn hóa có giá trị phục vụ du lịch
cao, trong đó nổi bật là quần thể di tích lịch sử Đền Hùng được cơng nhận là di
tích Quốc gia đặc biệt gắn với Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng, hàng
năm thu hút hàng triệu khách du lịch người Việt Nam từ khắp mọi miền trên
đất nước. Đặc biệt Hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ
được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và nhiều
tài nguyên du lịch có giá trị khác là cơ hội cho du lịch tạo được những bước đột
phá trong những năm tiếp theo. Phú Thọ là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa,
trong đó có nhiều di tích được xếp hạng cấp quốc gia; là nơi có rừng quốc gia
2
Xn Sơn, có nguồn nước khống nóng Thanh Thủy; là vùng đất nằm ở trung
du Bắc Bộ, có đường sắt Hà Nội - Vân Nam, đường Hồ Chí Minh, đường cao
tốc Vân Nam–Hà Nội-Hải Phòng, đường quốc lộ 2 và các đường liên tỉnh chạy
qua. Chính vì thế mà Phú Thọ có vị trí thuận lợi, có tài ngun thiên nhiên, tài
nguyên văn hóa phong phú để phát triển các loại hình du lịch. Kinh tế du lịch
phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, là yêu cầu bức
thiết đặt ra cho nhiệm vụ phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ. Tỉnh Phú Thọ là
địa bàn cư trú của 28 dân tộc khác nhau. Ngoài dân tộc Kinh, trong số các dân
tộc thiểu số, đông nhất là dân tộc Mường, tiếp theo là dân tộc Dao. Các dân tộc
quần cư đan xen theo làng, bản. Các làng, bản đều có lễ hội và nghề thủ cơng
truyền thống. Đây là cơ sở để hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng của
miền Đất Tổ. Tài nguyên du lịch Phú Thọ đa dạng, phong phú cả về tự nhiên
và văn hóa cho phép phát triển nhiều sản phẩm đặc thù có khả năng cạnh tranh
trên thị trường trong nước và quốc tế. Tất cả những điều này là lợi thế của Phú
Thọ khi so sánh với các địa phương khác trên cả nước.
Mặc dù tiềm năng phát triển lớn như vậy, nhưng trong những năm qua,
việc phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ nhìn chung vẫn chưa thực sự tương
xứng với tiềm năng hiện có. Điều này thể hiện qua tỉ trọng đóng góp của ngành
du lịch còn khá thấp trong cơ cấu kinh tế, hiện tượng sử dụng lãng phí tài
nguyên vẫn đang diễn ra. Do đó, muốn du lịch Phú Thọ đi vào quỹ đạo chung
của sự phát triển, cần phải khai thác triệt để tài nguyên và thế mạnh trong vùng
để tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng hấp dẫn.
Vì những lí do trên, tác giả đã chọn đề tài “Khai thác tiềm năng phát triển
tại các điểm du lịch ở Phú Thọ giai đoạn 2020-2025” nhằm góp phần tìm ra lời
giải đáp cho bài tốn phát triển du lịch một cách bền vững ở tỉnh Phú Thọ trong
thời gian tới, tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Ở Việt Nam, nghiên cứu về du lịch đã có nhiều cơng trình nghiên cứu ở
những góc độ khác nhau như: Vũ Thế Bình (chủ biên) (2008), Non nước Việt
Nam, Nxb Văn hóa thơng tin; Đồng Ngọc Minh – Vương Lơi Đình (2002),
3
Kinh tế du lịch, Nxb trẻ; Phạm Trung Lương (2010), Tài nguyên và môi trường
du lịch, Nxb Giáo dục; Bùi Thị Hải Yến (2009), Tài nguyên du lịch, Nxb Giáo
dục. Ngồi ra cịn rất nhiều các cơng trình khác. Nội dung cơ bản của các cơng
trình trên nhằm đánh giá tiềm năng, giới thiệu các điểm du lịch trên khắp đất
nước. Từ đó cũng có một số cơng trình đưa ra những định hướng nhằm khai
thác phát triển các điểm du lịch trong tương lai. Trong hầu hết các công trình
nghiên cứu trên, tỉnh Phú Thọ ln được nhắc đến như một mảnh đất giàu tiềm
năng trong phát triển du lịch.
Ở tỉnh Phú Thọ, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu khác nhau nhằm
tìm ra cách đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển tại các điểm du lịch ở tỉnh
Phú Thọ. Từ đó đưa ra được những định hướng để khai thác và phát triển các
điểm du lịch của tỉnh như: Trong “Quy hoạch điều chỉnh phát triển du lịch
Phú Thọ giai đoạn 2011 –2020 và định hướng đến năm 2030”, Sở văn hóa thể
thao và du lịch xác định: “Đẩy mạnh phát triển du lịch, từng bước đưa du lịch
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Phát triển du lịch bền vững, đặt
trong mối quan hệ liên ngành trong khu vực và các nước, phát triển du lịch gắn
với phát triển kinh tế -xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ các giá trị tài
nguyên”. Những quy hoạch trên đã đánh giá phát triển điểm, tuyến du lịch và
các nguồn lực du lịch, nêu lên định hướng phát triển du lịch. Phùng Thị Hoa
Lê, (2012), Nghiên cứu sản phẩm du lịch tại khu di tích lịch sử đền Hùng tỉnh
Phú Thọ. Phú Thọ, (2013), Đầu tư phát triển VQG Xuân Sơn thành điểm du
lịch hấp dẫn. Phú Thọ, (2018) Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại VQG Xuân
sơn. Nguyễn Thị Hồng Nhung, (2017), Phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy
tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên những bài viết này chỉ mang tính khái quát về phát
triển du lịch tại các điểm, chưa chuyên sâu, chưa thực sự chú trọng đến khai
thác phát triển điểm du lịch.
Trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá, phân tích về khai thác tiềm năng phát triển
tại các điểm du lịch, chúng tôi sẽ tổng hợp được tất cả các tiềm năng cơ bản
nhất, đánh giá đúng tiềm năng và hiện trạng phát triển tại các điểm du lịch ở
Phú Thọ. Vì thế khóa luận “Khai thác tiềm năng phát triển tại các điểm du lịch
4
ở Phú Thọ giai đoạn 2020 -2025” cũng có thể xem là một đóng góp mới cho
vấn đề nghiên cứu.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
- Mục tiêu: Trên cơ phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển tại một số
điểm du lịch hiện nay ở Phú Thọ, từ đó đề ra giải pháp khai thác hiệu quả các
điểm du lịch đó trong giai đoạn 2020 – 2025.
- Nhiệm vụ:
+ Tổng quan cơ sở lí luận về du lịch và điểm du lịch
+ Phân tích điều kiện phát triển du lịch tại một số điểm du lịch ở Phú Thọ
giai đoạn hiện tại
+ Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại một số điểm du lịch của tỉnh
Phú Thọ
+ Đề xuất các giải pháp để khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch
tại một số điểm du lịch Phú Thọ giai đoạn 2020 – 2025.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đố i tươ ̣ng : Khai thác tiềm năng phát triển du lịch ở các điểm du lịch
- Pha ̣m vi nghiên cứu:
+ Nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu các điều kiện phát
triển du lịch tại một số điểm du lịch ở Phú Thọ trong giai đoạn hiện tại và đề
xuất hướng khai thác phát triển du lịch trong giai đoạn 2020 - 2025
+ Thời gian nghiên cứu: Từ 2015 đến nay
+ Không gian nghiên cứu: tại một số điểm du lịch điển hình của Phú Thọ:
Khu di tích lịch sử đền Hùng, đền Mẫu Âu Cơ, VQG Xn Sơn, suối khống nóng
Thanh Thủy.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu
Đối với hầu hết các cơng trình nghiên cứu khoa học nói chung, phương
pháp thu thập, tổng hợp, phân tich tài liệu, xử lí số liệu thống kê được coi là
phương pháp phổ biến và cực kì quan trọng. Việc vận dụng phương pháp này
nhằm đảm bảo tính kế thừa những nghiên cứu trước đó.
Bên cạnh việc thu thập các dữ liệu từ các nguồn như sách, giáo trình, báo,
tạp chí chuyên ngành, các báo cáo, các đề tài nghiên cứu khoa học của tỉnh Phú
5
Thọ, Tổng Cục Du lịch, Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch, các thông in trên
mạng internet … Các tài liệu có được trong q trình thu thập phục vụ đề tài
này hầu hết từ các nguồn chính thống như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh
Phú Thọ, Cục Thống kê Phú Thọ…
Sau khi thu thập đầy đủ các tài liệu cần thiết, tác giả tiến hành phân tích,
tổng hợp các tài liệu phục vụ cho việc đánh giá thực trạng phát triển du lịch của
tỉnhPhú Thọ, từ đó đề xuất những giải pháp cần thiết góp phần thúc đẩy du lịch
Phú Thọ phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
- Phương pháp phân tích, so sánh
Đây cũng là một trong những phương pháp rất quan trọng, không thể thiếu
được trong quá trình làm đề tài. Trong khi thực hiện đề tài về phát triển du lịch
của tỉnh Phú Thọ, phương pháp này đã phát huy rất rõ vai trị của mình, nó giúp
cho việc nhận định, đánh giá, dự báo trên cơ sở phân tích các số liệu thống kê
và phép đối chiếu so sánh khoa học đạt được những kết quả nhất định. Qua việc
các số liệu, các thơng tin được đưa vào xử lí, phân tích, so sánh đã giúp cho
việc đưa ra những kết luận, những nhận định có giá trị thực tiễn cao
- Phương pháp thực địa
Khảo sát thực địa là phương pháp nghiên cứu truyền thống nhưng lại là
công việc bắt buộc đối với mỗi đề tài nghiên cứu. Việc có mặt tại thực địa, quan
sát trực tiếp và phỏng vấn những người có trách nhiệm các vấn đề có liên quan
tới đề tài là rất cần thiêt. Để từ đó bổ xung cho lý luận được hoàn chỉnh. Là cơ
sở đánh giá ban đầu và thẩm định lại trong quá trình nghiên cứu. Trên cơ sở đó
giúp đề ra các giải pháp hợp lý và khả thi.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo; đề tài được cấu trúc gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển điểm du lịch
Chương 2: Tiềm năng và hiện trạng phát triển tại các điểm du lịch ở Phú Thọ
Chương 3: Giải pháp khai thác tiềm năng phát triển tại các điểm du lịch ở Phú
Thọ giai đoạn 2020 - 2025
6
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐIỂM DU LỊCH
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Các khái niệm
Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở
thích, một nhu cầu, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay,
du lịch đã được xác định là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội
dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Phát triển
du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và
khách du lịch quốc tế, góp phần nần cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh
tế đất nước.
1.1.1.1. Khái niệm du lịch.
Thuật ngữ du lịch ngày nay được sử dụng phổ biến trên thế giới. Tuy
nhiên, có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của thuật ngữ này.
Theo một số học giả, du lịch bắt nguồn từ tiếng Hi lạp “Tonos” nghĩa là
đi một vòng. Thuật ngữ này được latinh hóa thành “Turnur” và sau đó thành
“Tour” (Tiếng Pháp), nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi, còn “Touriste” là
người đi dạo chơi. Theo Robert Langquar (năm 1980), từ “Tourism” (du lịch)
lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh khoảng năm 1800 và được quốc tế hóa
nên nhiều nước đã sử dụng trực tiếp mà không dịch nghĩa. Một số học giả khác
lại cho rằng du lịch không phải xuất phát từ tiếng Hi Lạp mà từ tiếng Pháp “le
tour”, có nghĩa là một cuộc hành trình đến nơi nào đó và quay trở lại, sau đó từ
gốc này ảnh hưởng ra phạm vi toàn thế giới… Như vậy, nhìn chung chưa có
một sự thống nhất về nguồn gốc thuật ngữ du lịch, song điều cơ bản của thuật
ngữ này đều bắt nguồn từ gốc là cuộc hành trình đi một vịng, từ một nơi này
đến một nơi khác và có quay trở lại. Trong tiếng Việt, thuật ngữ du lịch được
giải thích theo âm Hán- Việt: du có nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là sự từng
trải.
Cũng tương tự như vậy, có nhiều quan niệm khơng giống nhau về khái
niệm du lịch.
7
Năm 1811, định nghĩa về du lịch lần đầu tiên xuất hiện tại nước Anh: “Du
lịch là phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình
với mục đích giải trí”. Khái niệm này tương đối đơn giản và coi giải trí là động
cơ chính của hoạt động du lịch.
Năm 1930, Glusman người thụy sĩ định nghĩa: “ Du lịch là sự chinh phục
không gian của những người đến một địa điểm, mà ở đó họ khơng có chỗ cư
trú thường xun”.
Hai học giả Hunziker và Krapf, những người đặt nền móng cho lý thuyết
về cung cầu du lịch, đưa gia định nghĩa: “Du lịch là tập hợp của các mối quan
hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu truscuar những
người ngồi địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên
và không lien quan đến việc kiếm lời”. So với các quan niệm trên, quan niệm
của Hunziker và Krapf đã thể hiện tương đối đầy đủ và bao quát các hiện tượng
du lịch. Tuy nhiên, quan niệm này chưa làm rõ được đặc trưng của các hiện
tượng và mối quan hệ du lịch ( các mối quan hệ nào và hiện tượng nào thuộc
loại kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa…). Ngồi ra định nghĩa bỏ sót hoạt động
của các cơng ty giữ nhiệm vụ trung gian, nhiệm vụ tổ chức du lịch và nhiệm vụ
sản xuất hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Dưới góc độ địa lí I.I Pirojnik (năm 1985) “Du lịch là một dạng hoạt động
của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu trú tạm thời
bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể
chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo
việc tiêu thụ và những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”.
Tháng 6/1991, tại Otawa (Canada), Hội nghị quốc tế về thống kê Du lịch
cũng đưa ra định nghĩa: “Du lịch là một dạng hoạt động của con người đi tới
một nơi ngồi mơi trường thường xun (nơi ở thường xun của mình), trong
một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được tổ chức du lịch quy định
trước, mục đích của chuyến đi khơng phải là để tiến hành các hoạt động kiếm
tiền trong phạm vi cùng đến thăm”.
8
Theo quan điểm của Robert W.Mc.Intosh, Charles R.Goeldner, J.R Brent
Ritcie, du lịch là tổng hợp các mối quan hệ nảy sinh từ tác động qua lại giữa
khách du lịch, nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng chủ nhà trong q trình
thu hút và đón tiếp khách du lịch.
Với cách tiếp cận tổng hợp ấy, các thành phần tham gia vào hoạt động du
lịch gồm:
(1) Khách du lịch
(2) Các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách du lịch
(3)Chính quyền sở tại
(4) Cộng đồng dân cư địa phương
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ của các thành phần tham gia vào
hoạt động du lịch
Khách du lịch
Chính quyền sở tại
Danh nghiệp cung cấp
dịch vụ
Cộng đồng dân cư địa
phương
9
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) định nghĩa: “Du lịch bao gồm tất cả
các hoa ̣t động của một cá nhân đi đến và lưu trú ta ̣i những điểm ngoài nơi ở
thường xuyên của họ trong thời gian khơng dài hơn một năm với mục đích nghỉ
ngơi, cơng vụ và mục đích khác”.
Ở Việt Nam, thuật ngữ du lịch được định nghĩa tại Điều 3 của Luật Du
lịch (2017) như sau: “ Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của
con người ngồi nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm
liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám
phá tài ngun du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.
Tuy tồn tại nhiều khái niệm khác nhau, nhưng nhìn chung mọi khái niệm
đều có điểm giống nhau. Và “du lịch” có thể được hiểu là:
+Một hiện tượng Xã hội: nghĩa là: Du lịch là sự di chuyển và lưu trú qua
đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngồi nơi cư trú
nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung
quanh,có hoặc khơng kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn
hóa và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng.
+ Một hiện tượng kinh tế, một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm nhu
cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời
gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích: phục hồi
sức, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh.
Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp
phần thúc đẩy sự phát triển của Du lịch. Cho đến nay khơng ít người, thậm chí
cả cán bộ nhân viên đang làm việc trong nghành Du lịch chỉ cho rằng: “ Du
lịch là một nghành Kinh tế”. Do đó,mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang
lại hiệu quả kinh tế. điều đó đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn
tài nguyên, mọi cơ hội để kinh doanh. Trong khi đó, Du lịch cịn là một hiện
tượng Xã hội, nó góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khỏe cộng đồng, giáo
dục lịng u nước, tình đồn kết. Chính vì vậy, tồn xã hội phải có trách nhiệm
đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho Du lịch phát triển như với giáo dục, thể thao hoặc
một lĩnh vực Văn hóa khác.
10
Như vậy, có thể thấy rõ sự khác nhau về quan niệm du lịch. Tuy nhiên
theo thời gian, các quan niệm này dần hoàn thiện. Trong điều kiện của nước ta
hiện nay, tác giả đồng ý theo quan niệm phổ biến được cơng nhận rộng rãi là
quan niệm được trình bày trong Luật Du lịch Việt Nam được quốc hội nước
Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thơng qua ngày 19 tháng 6 năm 2017.
1.1.1.2. Điểm du lịch
Theo điều 3, luật du lịch Việt Nam năm 2017 “Điểm du lịch là nơi có tài
nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch”.
Điểm du lịch là cấp thấp nhất của hệ thống phân vị trong phân vùng du
lịch. Về mặt lãnh thổ, điểm du lịch có quy mô nhỏ. Trên bản đồ các vùng du
lịch người ta thể hiện điểm du lịch là những điểm riêng biệt. Tuy nhiên, trong
thực tế dù quy mô rất nhỏ, điểm du lịch vẫn chiếm một diện tích nhất định trong
khơng gian. Sự chênh lệch về diện tích giữa các điểm du lịch là tương đối lớn,
ví dụ như điểm du lịch Vườn quốc gia Tân Sơn (Tân Sơn – Phú Thọ) và điểm
du lịch đình Hùng Lơ (Việt Trì – Phú Thọ).
Phân loại điểm du lịch: Các điểm thu hút khách có thể được phân loại theo
nhiều cách thức khác nhau: theo chủ sở hữu, theo khu vực thị trường, thoe mức
độ bền vững, theo loại hình,…
Theo Nguyễn Minh Tuệ: Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên
du lịch (tự nhiên, văn hóa – lịch sử hoặc kinh tế - xã hội) hoặc một loại cơng
trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mơ nhỏ. Vì thế, điểm
du lịch có thể phân thành 2 loại: điểm tài nguyên và điểm chức năng (hoặc điểm
tiềm năng và điểm thực tế).
Thời gian lưu trú của khách tương đối ngắn (không quá 1-2 ngày) vì sự
hạn chế của đối tượng du lịch, trừ một vài trường hợp ngoại lệ (điểm du lịch
với chức năng chữa bệnh, nhà nghỉ cơ quan,…)
Theo Charles R.Goeldner, J.R.Brent Ritchie, Robert W.McIntosh trong tài
liệu các điểm thu hút khách được phân loại như sau: (Phụ lục: Sơ đồ điểm du
lịch)
11
Như vậy theo Charles R.Goeldner, J.R.Brent Ritchie, Robert W.McIntosh,
các điểm du lịch có thể được phân chia thành 5 nhóm chủ yếu:
- Các điểm du lịch văn hóa: Các di tích lịch sử, các khu khảo cổ, các cơng
trình kiến trúc, các di tích văn hóa, các bảo tàng, các vùng dân tộc ít người, các
món ăn, âm nhạc, hội họa, khu vực sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ,…
- Các điểm du lịch tự nhiên thường: các vườn quốc gia, các khu bảo tồn,
các danh thắng, bãi biển, đảo, các hệ động vật và thực vật,…
- Các khu thể thao: cung cấp các tiện nghi phục vụ cho các hoạt động thể
thao trong nhà và ngoài trời như: sân gôn, sân tennis, khu trượt tuyết, bể bơi,
xe đạp địa hình, thể thao leo núi, lặn biển,…
- Các khu giải trí: cơng viên chủ đề, các sịng bạc, rạp chiếu phim, nhà hát,
trung tâm biểu diễn nghệ thuật, khu triển lãm, khu mua sắm,…
- Các lễ hội, sự kiện: các lễ hội tơn giáo, lễ hội văn hóa, các hội thi đấu thể
thao, hội chợ,…
Những điểm du lịch được công nhận là điểm du lịch quốc gia phải đảm
bảo các điều kiện: có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn và khả năng bảo đảm
phục vụ tối thiểu một trăm nghìn lượt khách du lịch một năm ; có đường giao
thông thuận tiện đến điểm du lịch ; các dịch vụ: bãi đỗ xe, có khu vệ sinh cơng
cộng, phịng cháy chữa cháy, cấp, thốt nước, thơng tin liên lạc và các dịch vụ
khác đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch; đáp ứng các điều kiện về bảo
đảm an ninh, an tồn, trật tự, vệ sinh mơi trường theo quy định của pháp luật.
Các điểm du lịch nối với nhau bằng tuyến du lịch. Trong từng trường hợp
cụ thể các tuyến du lịch có thể là tuyến nội vùng (á vùng, tiểu vùng, trung tâm)
hoặc là tuyến liên vùng.
Các điểm du lịch là yếu tố cấu thành quan trọng của một điểm đến du lịch.
Trong một chuyến đi, khách du lịch thường quan tâm tới những yếu tố
như: vận chuyển, lưu trú, ăn uống, mua sắm, tham quan… Trong các yếu tố đó,
vấn đề được khách du lịch đặc biệt quan tâm là tại điểm đến đó có cái gì để họ
tham quan, thưởng thức và hoạt động theo đúng ý thích của họ. Khách đến một
12
nơi nào đó khơng phải mục đích chính là ngủ, đi lại bằng mộ phương tiện nào
đó mà chủ yếu là để có cảm giác mới do các điểm du lịch mang lại.
Cần hiểu rằng, điểm du lịch rất quan trọng đối với quyết định đi du lịch
của khách du lịch, nhưng chi tiêu của khách du lịch tại các điểm du lịch thường
chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi tiêu của khách du lịch trong một
chuyến du lịch.
Thực tế cho thấy, một người khách quyết định đến một nơi nào đó (điểm
đến du lịch) trước hết là nơi đó có thể cung cấp cho họ những cảm giác khác
với nơi họ thường sống. Một người sống ở nông thơn thích tìm đến những nơi
đơng đúc, nhộn nhịp, có nhiều cơng trình kiến trúc cửa hiệu,… đẹp ở thành
phố; một người sống ở vùng núi thích đi thăm thành phố hoặc vùng biển; trong
khi đó người sống ở thành phố thích đến nơi có thể thư giãn, nghỉ ngơi, khơng
khí trong lành, n tĩnh như vùng biển, vùng núi, hồ, vùng quê…
1.1.1.3. Khách du lịch
Có nhiều quan niệm khác nhau về khách du lịch. Theo một số nhà nghiên
cứu, định nghĩa đầu tiên về khách du lịch xuất hiện vào cuối thế kỷ XVIII tại
Pháp: “Khách du lịch là những người thực hiện một cuộc hành trình lớn” (cuộc
hành trình dọc theo bờ Địa Trung Hải, xuống phía tây nam nước Pháp và vùng
Bourgone).
Vào đầu thế kỷ XX, nhà kinh tế học người Áo, Joef Stander định nghĩa:
“Khách du lịch là những hành khách đi lại, ở lại theo ý thích ngồi nơi cư trú
thường xun để thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi
các mục đích kinh tế”.
Theo Khadginicolov (Bungari) “Khách du lịch là những hành trình tự
nguyện, với những mục đích hịa bình. Trong cuộc hành trình của mình, họ đi
qua những chặng đường khác nhau và thay đổi một hoặc nhiều lần nơi cư trú
của mình”.
Như vậy, có nhiều quan niệm về khách du lịch. Tuy nhiên, về cơ bản chúng
còn phiến diện và chưa phản ánh đầy đủ nội hàm của khái niệm. Một số mới
13
chỉ dừng lại ở việc phân tích động cơ du lịch, hoặc bóc tách du lịch khỏi các
chức năng kinh tế - xã hội…
Hội nghị quốc tế về du lịch tại Hà Lan (năm 1989) đã đưa ra quan niệm:
“Khách du lịch quốc tế là những người trên đường đi thăm một hoặc một số
nước khác với nước mà họ cư trú thường xuyên với mục đích của chuyến đi là
tham quan, thăm viếng, nghỉ ngơi với thời gian 3 tháng, nếu trên 3 tháng phải
được phép gia hạn. Khách du lịch khơng được làm bất cứ việc gì để được trả
thù lao tại nước đến do ý muốn của khách hay do yêu cầu của nước sở tại, sau
khi kết thúc đợt tham quan hay lưu trú, phải rời khỏi nước đến tham quan để về
nước thường trus của mình hoặc đi đến một nước khác”.
Năm 1993, theo đề nghị của Tổ chức Du lịch Thế giới, Hội đồng Thống
kê liên hợp quốc (UNSC) đã công nhận những thuật ngữ sau để thống nhất việc
soạn thảo thống kê du lịch:
- Khách du lịch quốc tế (International tourist): bao gồm những người nước
ngoài đến du lịch một quốc gia.
+ Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist): gồm những người nước
ngoài đến du lịch một quốc gia.
+ Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist): gồm những
người đang sống trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài.
- Khách du lịch trong nước (Internal tourist): gồm những người là công
dân của một quốc gia và những người nước ngồi đang sống trên lãnh thổ của
quốc gia đó đi du lịch trong nước.
+ Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): bao gồm khách du lịch trong
nước và khách du lịch quốc tế đến.
+ Khách du lịch quốc gia (National tourist): bao gồm khách du lịch trong
nước vfa khách du lịch quốc tế ra nước ngoài.
Hiện nay, trong các thống kê của Việt Nam: Khách du lịch là những người
đi ra khỏi mơi trường sống thường xun của mình để đến một nơi khác trong
thời gian ít hơn 12 tháng liên tục, với mục đích chính của chuyến đi là tham
quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngồi việc tiến hành
14
các hoạt động để mang lại thu nhập và kiếm sông sở nơi đến. Khái niệm khách
du lịch này được áp dụng cho cả khách du lịch quốc tế, khách du lịch trong
nước và áp dụng cho cả khách đi du lịch trong ngày và đi du lịch dài ngày có
nghỉ qua đêm.
Khách du lịch quốc tế: được hiểu là những người đi ra khỏi môi trường
sống thường xuyên của một nước đang thường trú đến một nước khác trong
thời gian ít hơn 12 tháng với mục đích của chuyến đi không phải để tiến hành
các hoạt động nhằm thu được thù lao ở nơi đến.
Khách du lịch trong nước là những người đi ra khỏi môi trường sống
thường xuyên của mình ở trong nước với thời gian liên tục ít hơn 12 tháng cùng
các mục đích của chuyến đi không phải để tiến hành các công việc nhằm thu
được thù lao ở nơi đến.
Ở nước ta, theo Luật Du lịch Việt Nam (năm 2017), tại điều 3, chương I
thì “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp
đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến”.
Tại điều 10, chương II quy định: Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội
địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
Khách du lịch nội địa là cơng dân Việt Nam, người nước ngồi cư trú ở
Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.
Khách du lịch ra nước ngoài là cơng dân Việt Nam và người nước ngồi
cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngồi.
Nhìn chung lại, quan niệm về khách du lịch ít nhiều có những điểm khác
nhau, song nhìn lại chung chúng đều đề cập đến:
- Động cơ khởi hành (có thể là đi tham quan, nghỉ dưỡng, thăm người
thân, kết hợp kinh doanh,… trừ động cơ lao động kiếm tiền).
- Yếu tố thời gian (đặc biệt chú ý đến sự phân biệt giữa khách tham quan
trong ngày và khách du lịch là những người nghỉ qua đêm hoặc có sử dụng một
tối trọ).
15
- Những đối tượng được liệt kê là khách du lịch và những đối tượng không
được liệt kê là khách du lịch.
1.1.1.4. Sản phẩm du lịch
Luật Du lịch Việt Nam 2017 nêu rõ: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch
vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách
du lịch”.
Sản phẩm du lịch là một quá trình "trực tiếp" cho phép các doanh nghiệp
và các cơ quan du lịch xác định khách hàng hiện tại và tiềm năng, ảnh hưởng
đến ý nguyện và sáng kiến khách hàng ở cấp độ địa phương, khu vực, quốc gia
và quốc tế để các đơn vị này có thể thiết kế và tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm
nâng cao sự hài lòng của khách và đạt được mục tiêu đề ra.
Sản phẩm du lịch bao gồm cả những sản phẩm vô hình và hữu hình. Nó là
sự kết hợp của những thành phần tạo nên sự hấp dẫn và lực hút đối với du khách
(như những cảnh quan, kỳ quan thiên nhiên, các di sản văn hóa, các di tích lịch
sử …) với các dịch vụ du lịch (lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, mua sắm,
thông tin …) và cơ sở du lịch (phương tiện vật chất, kỹ thuật, hạ tầng phục vụ
du lịch) trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) để
đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
1.1.1.5. Tài nguyên du lịch
“Đớ i với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định
nghĩa”( GS.TS Berneker). Đối với tài nguyên du lịch cũng vậy, dưới mỗi góc
nhìn, mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau người ta lại đưa ra những khái niệm
khác nhau về tài nguyên du lịch.
Theo I.I Pirojinik (1985): “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên,
văn hóa – lịch sử và những thành phần của chúng giúp cho việc phục hồi, phát
triển thể lực, tinh lực, khả năng lao động và sức khỏe của con người mà chúng
đươ ̣c sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để ta ̣o ra dịch vụ du lịch gắn liền với nhu
cầu ở thời điểm hiện ta ̣i hay tương lai và trong điều kiện kinh tế - kĩ thuật cho
phép”
16
Theo Nguyễn Minh Tuệ: “Tài nguyên du lịch là tất cả những gì thuộc về
tự nhiên và các giá trị văn hóa do con người sáng ta ̣o ra có sức hấp dẫn du
khách, có thể đươ ̣c bảo vệ, tôn ta ̣o và sử dụng cho ngành du lịch mang la ̣i hiệu
quả về kinh tế - xã hội và môi trường”
Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 định nghĩa: “Tài nguyên du lịch là cảnh
quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành
sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch”.
Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 còn phân chia tài nguyên du lịch làm
hai loại. “Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên
du lịch văn hóa”. Trong đó quy định rõ:
“Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố
địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có
thể được sử dụng cho mục đích du lịch”.
“Tài ngun du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách
mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian
và các giá trị văn hóa khác; cơng trình lao động sáng tạo của con người có thể
được sử dụng cho mục đích du lịch”.
1.1.2. Vai trị của phát triển điểm du lịch
Một là, phát triển điểm du lịch đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế
của địa phương và quốc gia. Doanh thu của ngành du lịch đóng góp ngày càng
cao vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Mặt khác, sự phát triển của điểm
du lịch nói riêng và du lịch nói chung có tác động lan tỏa tích cực đến các
ngành, lĩnh vực khác có liên quan (như nông nghiệp, công nghiệp, các ngành
dịch vụ), thúc đẩy các ngành, lĩnh vực này cùng phát triển. Các địa phương có
nguồn thu nhập từ các điểm du lịch ngày càng tăng là những minh chứng cho
vai trò của ngành du lịch đối với phát triển kinh tế địa phương.
Du lịch phát triển thúc đẩy cơ cấu kinh tế địa phương chuyển dịch theo
hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là nhờ tỷ trọng dịch vụ ngày càng
tăng và đồng thời thúc đẩy các ngành khác chuyển dịch theo hướng hiện đại và