Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Phát triển du lịch xanh tại điểm du lịch đầm vân hội huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA DU LỊCH

VŨ ĐỨC MẠNH

PHÁT TRIỂN DU LỊCH XANH Ở ĐẦM VÂN HỘI,
HUYỆN HẠ HỊA, TỈNH PHÚ THỌ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

Phú Thọ, 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA DU LỊCH

VŨ ĐỨC MẠNH

PHÁT TRIỂN DU LỊCH XANH Ở ĐẦM VÂN HỘI,
HUYỆN HẠ HỊA, TỈNH PHÚ THỌ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN THỊ HÀ

Phú Thọ, 2021
i



LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp, em xin chân thành cảm ơn thấy
giáo, cô giáo trong Khoa Khoa học Xã hội và Văn hóa du lịch, trường Đại học
Hùng Vương, đã tạo điều kiện cho em có mơi trường học tập trong suốt thời gian
học tập và nghiên cứu tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Cô giáo -Thạc sĩ Nguyễn Thị Hà đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho em trong suốt q trình
thực hiện khóa luận này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến người thân, bạn bè và các bạn trong
lớp đã luôn động viên, giúp đỡ em trong q trình làm khóa luận.
Do kiến thức cịn hạn hẹp khơng tránh khỏi những thiếu sót trong q trình
thực hiện. Em rất mong nhận được những đóng góp của q thầy, cơ giáo để khóa
luận tốt nghiệp của em đạt được kết quả tốt nhất.
Sinh viên thực hiện

Vũ Dức Mạnh

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 3
3.1. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4

5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4
5.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ........................................................... 4
5.2. Phương pháp điều tra ..................................................................................... 4
5.3. Phương pháp so sánh tổng hợp ...................................................................... 4
6. Bố cục của khóa luận ........................................................................................ 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH XANH................... 6
1.1. Cơ sở lí luận về du lịch .................................................................................. 6
1.1.1. Khái niệm về du lịch ................................................................................... 6
1.1.2. Phân loại du lịch .......................................................................................... 7
1.2. Cơ sở lý luận về du lịch xanh ......................................................................... 8
1.2.1. Khái niệm về du lịch xanh .......................................................................... 8
1.2.2. Đặc điểm của du lịch xanh .......................................................................... 9
1.2.3. Vai trò của du lịch xanh ............................................................................ 10
1.2.3.1. Vai trò giáo dục ...................................................................................... 10
1.2.3.2. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên: ....................................... 11
1.2.3.3. Vai trò bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc :........................... 11
1.2.3.4. Vai trò cung cấp việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương:
............................................................................................................................. 12
1.2.4. Tiêu chí đánh giá du lịch xanh .................................................................. 12
1.3. Cơ sở thực tiễn để phát triển du lịch xanh ở Việt Nam ............................... 13
iii


Chương 2. TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH XANH Ở
ĐẦM VÂN HỘI, HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ ................................... 17
2.1. Khái quát về huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ ................................................... 17
2.2. Đánh giá tiềm năng, du lịch xanh tại đầm Vân Hội ..................................... 21
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ...................................................................... 21
2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ..................................................................... 23
2.2.3. Điều kiện dân cư kinh tế- xã hội ............................................................... 24

2.2.4. Đánh giá chung về tiềm năng khai thác đầm Vân Hội ............................. 25
2.3. Thực trạng phát triển du lịch ở đầm Vân Hội .............................................. 26
2.3.1. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch .................................................................. 26
2.3.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ................................................................... 27
2.3.3. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch ............................................................... 28
2.3.4. Tình hình khách du lịch............................................................................. 29
2.3.5. Hoạt động quảng bá du lịch ...................................................................... 30
2.3.6. Công tác tổ chức, quản lý hoạt động du lịch ............................................. 32
2.4. Đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch của đầm Vân Hội theo nguyên tắc du
lịch xanh .............................................................................................................. 33
2.4.1. Mức độ đảm bảo giáo dục và thuyết minh mơi trường ............................. 33
2.4.2. Phân tích hiện trạng hỗ trợ bảo tồn tự nhiên ............................................. 34
2.4.3. Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương ....................................... 35
2.4.4. Vấn đề bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc..................................... 36
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
XANH Ở ĐẦM VÂN HỘI ................................................................................. 39
3.1. Quan điểm phát triển du lịch xanh ở đầm Vân Hội ..................................... 39
3.2. Các mục tiêu và định hướng phát triển du lịch ở đầm Vân Hội ................. 41
3.2.1. Mục tiêu của đầm Vân Hội trong việc phát triển du lịch xanh ................. 41
3.2.2. Định hướng tổng quát................................................................................ 41
3.2.3. Định hướng chiến lược phát triển du lịch xanh tại đầm Vân Hội ............. 42
3.2.4. Định hướng phát triển các loại hình du lịch.............................................. 43
3.2.5. Định hướng phát triển thị trường khách du lịch........................................ 43
iv


3.3. Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch xanh ở đầm Vân Hội............. 44
3.3.1. Giải pháp về tổ chức quản lý..................................................................... 44
3.3.2. Giải pháp về tăng cường hợp tác kêu gọi vốn đầu tư ............................... 47
3.3.3. Giải pháp về môi trường ........................................................................... 49

3.3.4. Giải pháp về quy hoạch xây dựng ............................................................. 50
3.3.5. Giải pháp về giáo dục và đào tạo phát triển nguồn nhân lực .................... 53
3.3.6. Giải pháp thu hút cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch .............. 55
3.3.7. Giải pháp về tiếp thị và tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch xanh ........ 57
3.3.8. Giải pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch ............ 63
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 69

v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế trên thế giới, du lịch đã trở thành
một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa - xã hội của con người. Du
lịch khơng những là một ngành kinh tế góp phần nâng cao đời sống vật chất mà
cịn giúp con người có điều kiện giao lưu văn hóa giữa các quốc gia vùng miền.
Chính vì vậy, du lịch hiện nay đã nằm trong chiến lược phát triển của rất nhiều
quốc gia, trở thành nền kinh tế quan trọng có đóng góp lớn trong sự phát triển của
các nước.
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch nói chung thì du lịch xanh đã và
đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu và trở thành mối quan tâm lớn của nhiều
quốc gia trong chiến lược phát triển du lịch. Ngày nay khi nền công nghiệp bùng
nổ kéo theo môi trường bị ô nhiễm nặng nề thì du lịch xanh có ý nghĩa vơ cùng to
lớn đối với con người. Mơ hình du lịch xamh giúp con người có điều kiện tiếp cận
với thiên nhiên hoang sơ, mơi trường trong lành, tìm hiểu nền văn hóa bản địa đặc
sắc, thỏa mãn nhu cầu khám phá và hồi phục sức khỏe cho con người.
Du lịch xanh là loại hình du lịch có trách nhiệm, du lịch dựa vào thiên
nhiên, hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn tự nhiên và phát triển cộng đồng và đây là
loại hình du lịch có nhiều đóng góp thiết thực cho việc phát triển bền vững, bảo

vệ tự nhiên và mang lại lợi ích kinh tế. Chính vì vậy du lịch xanh đã trở thành
mục tiêu phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới về du lịch bởi tính ưu việt của
nó.
Để bắt nhịp cùng xu thế đó, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đang từng bước
xây dựng và hấp dẫn du khách bởi cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, khơng khí trong
lành với những giá trị tự nhiên và văn hóa nổi bật. Bên cạnh những di tích lịch sử
tiêu biểu như: đền mẫu Âu Cơ,... điểm du lịch đầm Vân Hội cũng đang được đầu
tư và được khai thác về tiềm năng du lịch, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch
xanh.
Điểm du lịch đầm Vân Hội cách trung tâm Hà Nội 120km nằm ở xã Hiền
Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, với tổng diện tích là 410 ha. Đầm Vân Hội
1


là điểm du lịch mới được đưa vào khai thác với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên
đã được đánh giá là một trong những điểm nổi bật của huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú
Thọ. Đến với đầm Vân Hội du khách sẽ được chiêm ngưỡng thiên nhiên cảnh
quan xanh mát được ví như một “Hạ Long thu nhỏ” với phía xa là những dãy núi
hùng vĩ kết hợp với khoảng 40 hòn đảo lớn nhỏ nổi trên mặt nước, cùng với dịng
sơng xanh biếc tạo nên một khung cảnh hết sức nên thơ. Với những giá trị về cả
thiên nhiên và văn hóa, đầm Vân Hội đang dần trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối
với du khách khi lựa chọn trong các chuyến du lịch.
Việc chọn đề tài “ Phát triển du lịch xanh tại điểm du lịch đầm Vân Hội
huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ” nhằm nghiên cứu và đánh giá hoạt động du lịch tại
đầm Vân Hội, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch, bảo
vệ môi trường tự nhiên của địa phương, góp phần tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao
đời sống cho người dân địa phương.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Việt Nam có tài ngun du lịch tự nhiên và văn hóa - nhân văn rất phong
phú, đa dạng. Đó là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch xanh. Mặt khác, Việt

Nam cũng là một quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu và nước biển
dâng. Do vậy, chúng ta càng cần phải phát triển du lịch xanh, góp phần phát triển
một nền kinh tế xanh bền vững.
Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về du lịch xanh đã được cơng bố
rất nhiều như: "Du lịch xanh" ở Vườn Quốc gia Cát Tiên; Cao Bằng phát triển du
lịch xanh, bền vững; Đà Nẵng: Du lịch xanh - Chìa khóa phát triển bền vững;...tất
cả những cơng trình này đã được Tổng cục du lịch đưa ra và khai thác tài nguyên
du lịch xanh một cách hiệu quả với các điểm đến thân thiện môi trường, điểm đến
gần gũi với thiên nhiên, con người tìm được về với cội nguồn cũng như nét văn
hóa đặc sắc địa phương. Ngồi ra, cũng đã có nhiều đề khác nhau khai thác về du
lịch xanh nhưng các đề tài vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng của du lịch xanh
và trong quá trình khai thác còn gặp nhiều hạn chế.
Vậy nên, các cơ quan chức năng cần nâng cao nhận thức cho nhà quản lý,
ngành du lịch lẫn doanh nghiệp và cộng đồng về tăng trưởng xanh, kinh tế xanh.
2


Bên cạnh đó, có chính sách khuyến khích tăng cường tính "xanh" trong phát triển
cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch, cũng như các dịch vụ du lịch. Qua những tài liệu
khác nhau cùng với tình hình điều tra thực tế và thông tin của người dân đã chứng
minh được đầm Vân Hội hồn tồn có khả năng phát triển mạnh mẽ về loại hình
du lịch xanh đặc biệt trong những năm tới và là một trong những điểm nổi bật thu
hút lượng lớn khách du lịch trong tương lai. Tuy nhiên đường đi vẫn cịn thơ sơ,
đầu tư về du lịch cịn ít và chưa khai thác được hết về tài nguyên nên đầm Vân
Hội vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng du lịch. Trên cơ sở đó đề ra những giải
pháp để phát huy những lợi thế, khắc phục những hạn chế cịn tồn tại góp phần
thúc đẩy điểm du lịch đầm Vân Hội phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về du lịch xanh đồng thời vận dụng những kiến thức đã

học về du lịch để áp dụng nghiên cứu về du lịch xanh và thực trạng của hoạt động
du lịch ở đầm Vân Hội từ khi đi vào khai thác, từ đó xác định hướng khai thác
hợp lý, kết hợp phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường tự nhiên, phát triển
du lịch bền vững.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch xanh.
Nghiên cứu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch xanh ở đầm Vân Hội,
tìm hiểu những hạn chế còn tồn tại cần giải quyết.
Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng của khu du lịch, khóa luận đề xuất phương
hướng và một số giải pháp phát triển loại hình du lịch xanh ở đầm Vân Hội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu những vấn đề về: Tiềm năng, hiện trạng khai thác du
lịch tại đầm Vân Hội.

3


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi điểm du lịch đầm
Vân Hội, với tổng diện tích là: 410 ha. Thuộc địa phận xã Hiền Lương, huyện Hạ
Hòa, tỉnh Phú Thọ.
Thời gian: Nghiên cứu sự hình thành và phát triển thành một điểm du lịch
tại đầm Vân Hội. Thời gian từ 01/03/2020 đến 28/03/2020
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Thông tin về đối tượng nghiên cứu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau
nên cần phải phân loại, so sánh và chọn lọc những thông tin có giá trị nhất để sử
dụng trong bài viết. Đây là phương pháp giúp nhận rõ những thông tin cần thiết

để thành lập ngân hàng số liệu.
5.2. Phương pháp điều tra
Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống để khảo sát thực tế, áp dụng
việc nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn, bổ sung cho lý luận ngày càng hồn
chỉnh hơn của đầm Vân Hội. Việc có mặt tại thực địa trực tiếp quan sát và tìm
hiểu thơng tin từ những người có trách nhiệm là rất cần thiết. Quá trình thực địa
giúp cho tài liệu thu thập được phong phú hơn, giúp cho việc học tập nghiên cứu
đạt hiệu quả cao và có một tầm nhìn khách quan để nghiên cứu đề tài.
Ở đầm Vân Hội, hoạt động du lịch tham quan đang được đẩy mạnh trong
những năm gần đây, từ đây có thể thu thập được những thơng tin xác thực cho đề
tài tăng tính thuyết phục. Phương pháp này giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn
khách quan và có những đánh giá đúng đắn về vấn đề nghiên cứu. Hiểu vấn đề
một cách sâu sắc và tránh được tính phiến diện trong khi nghiên cứu.
5.3. Phương pháp so sánh tổng hợp
Phương pháp này nhằm định hướng cho người viết thấy được tính tương
quan giữa các yếu tố và từ đó thấy được hiện trạng và sự ảnh hưởng của các yếu
tố tới hoạt động du lịch tại đầm Vân Hội. Việc so sánh tổng hợp các thông tin và
số liệu đã thu thập được giúp người viết hệ thống được một cách khoa học những
4


thông tin số liệu cũng như các vấn đề thực tiễn. Đây là phương pháp giúp cho
người viết thực hiện được mục tiêu dự báo, đề xuất các dự án, các định hướng
phát triển, các chiến lược triển khai quy hoạch các dự án mang tính khoa học và
đạt hiệu quả cao.
6. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận bài khóa luận có kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về du lịch và du lịch xanh
Chương 2. Tiềm năng, thực trạng hoạt động du lịch xanh ở đầm Vân Hội,
huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

Chương 3. Định hướng và một số giải pháp phát triển du lịch xanh ở đầm
Vân Hội

5


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH XANH
1.1. Cơ sở lí luận về du lịch
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Du lịch được hiểu một cách đơn giản là hoạt động gắn liền với việc nghỉ
ngơi, giải trí thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của con người. Du lịch không tồn
tại độc lập mà phải gắn liền với sự phát triển của một số ngành dịch vụ tạo thành
một chuỗi hoàn chỉnh đáp ứng mọi nhu cầu của khách khi tham gia hoạt động du
lịch. Từ khi du lịch xuất hiện đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch
được đưa ra.
Tại hội nghị liên hợp quốc về du lịch họp ở Roma-Italia (21/805/9/1963),
các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối
quan hệ, hiện tượng và các hiện tượng kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình
và lưu trúcủa cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay
ngồi nước họ với mục đích hịa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm
việc của họ”.
Theo Pirogionic (1985) du lịch được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động
của dân cư trong thời gian rỗi liên quan đến sự di chuyển của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh
thần, nâng cao trình độ nhận thức –văn hóa hoặc thể thao kèm theo đó là việc
tiêu thụ các giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa lịch sử”.
Tổ chức du lịch thế giới UNWTO đưa ra khái niệm về du lịch năm 1993:
“Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt
nguồn từ những cuộc hành trình và lưu trú của con người ở bên ngoài nơi ở
thường xun của họ với mục đích hịa bình”.

Theo điều 3 luật du lịch (2017): “Du lịch là các hoạt động có liên quan
đến chuyến đi của con người ngồi nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không
quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm
hiểu, khám phá tài ngun du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.”.[
Luật du lịch 2017]
6


Du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội mà nó cịn gắn với hoạt động
kinh tế: “Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân
kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan
đến du lịch.”.[ Luật du lịch 2017]
Như vậy, chúng ta có thể hiểu du lịch là hoạt động đi lại của con người
nhằm mục đích nghỉ ngơi giải trí, tìm hiểu, khám phá…mặt khác du lịch là ngành
kinh tế có liên quan đến nhiều thành phần tạo thành một ngành dịch vụ như : lưu
trú, ăn uống, giao thơng vận tải…vì vậy có thể đánh giá tác động của du lịch ở
rất nhiều khía cạnh khác nhau.
Nhìn chung thơng qua các định nghĩa về du lịch từ rất nhiều nguồn khác
nhau thì: Du lịch là hoạt động của con người di chuyển ngồi nơi cư trú của mình
nhưng khơng thường xun với mục đích phục hồi sức khỏe và thỏa mãn nhu cầu
tìm hiểu khám phá, nâng cao nhận thức của bản thân.
1.1.2. Phân loại du lịch
Du lịch có rất nhiều tiêu chí để phân loại thành nhiều nhóm khác nhau. Có
thể phân loại theo tiêu chí mục đích chuyến đi hoặc lãnh thổ hoạt động, cũng có
thể phân loại theo tiêu chí thời gian tổ chức chuyến đi, hoặc tiêu chí về phương
tiện tổ chức chuyến đi. Hiện nay các chuyên gia về du lịch Việt Nam thường phân
chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản sau đây:


Phân loại theo môi trường tài nguyên:

Môi trường tài nguyên du lịch tự nhiên.
Môi trường tài nguyên du lịch nhân văn.



Phân loại theo mục đích chuyến đi.
Du lịch thuần túy (tham quan, giải trí, khám phá, nghỉ dưỡng, thể thao,
lễ hội).



Du lịch kết hợp (tôn giáo, nghiên cứu, chữa bệnh, hội nghị, hội thảo, thể
thao, thăm người thân).



Phân loại theo lãnh thổ hoạt động:
Du lịch quốc tế.
Du lịch nội địa.
7


Du lịch quốc gia.
1.2. Cơ sở lý luận về du lịch xanh
1.2.1. Khái niệm về du lịch xanh
Khái niệm du lịch xanh đã được đề cập đến nhiều từ những năm 1980 nhưng
không được hưởng ứng rộng rãi cho tới khi có khái niệm về du lịch sinh thái.
Nhiều học giả đã đưa ra các quan điểm riêng về du lịch xanh nhấn mạnh đến ý
nghĩa khác nhau về mặt quy mô, coi trọng thiên nhiên, và giảm thiểu tác động tới
môi trường. Theo định nghĩa của tác giả Martin Oppermann, (Bách khoa toàn thư

về Du lịch, tác giả Jafar Jafari và Honggen Xiao (2002), du lịch xanh là một hình
thức du lịch thay thế thường liên quan đến du lịch nơng thơn, là một hình thái của
du lịch thiên nhiên, thân thiện với môi trường và hầu như không tạo ra tác động
về sinh thái tại điểm đến du lịch. Như vậy, theo cách hiểu này, du lịch xanh đã
được sử dụng thay thế cho các khái niệm như du lịch sinh thái, du lịch thiên nhiên,
và du lịch nông thôn. Nhiều doanh nghiệp đã tiếp nhận quan điểm về du lịch xanh
với một ý nghĩa rộng lớn hơn: bất kỳ hoạt động du lịch nào theo cách thân thiện
với môi trường đều được xem là du lịch xanh.
Tại Việt Nam, tác giả Trần Văn Hùng trong bài nghiên cứu “Du lịch xanh
tại Việt Nam” đã xác định: “Du lịch xanh là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và
văn hố, có giáo dục mơi trường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền
vững, có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
Hiệp hội Du lịch Sinh thái Quốc UNWTO tế định nghĩa: “du lịch xanh là
loại hình du lịch có trách nhiệm với mơi trường, góp phần vào việc bảo tồn tự
nhiên và duy trì văn hóa địa phương, gắn liền với giáo dục mơi trường”.
Như vậy, du lịch xanh có thể được hiểu là du lịch dựa trên nền tảng khai
thác hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, phát triển gắn với bảo vệ môi
trường, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thải khí nhà kính và thích ứng với biến
đổi khí hậu.
Theo đó, thay vì chọn những điểm tham quan đông đúc hay khu nghỉ dưỡng
sang trọng, du khách sẽ khám phá tự nhiên ở khoảng cách gần hơn và tham gia
8


các hoạt động trong đời sống người bản địa, từ đó nâng cao nhận thức về mơi
trường.
1.2.2. Đặc điểm của du lịch xanh
Mọi hoạt động du lịch nói chung và du lịch xanh nói riêng đều đƣợc thực
hiện dựa trên những tài nguyên du lịch tự nhiên và những giá trị văn hóa lịch sử
do con người tạo nên và có sự kết hợp của các dịch vụ, cơ sở hạ tầng phục vụ du

lịch. Những yếu tố đó đã hình thành nên sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu vui
chơi, nghỉ dưỡng khám phá của khách du lịch, mang lại lợi ích kinh tế cho xã hội.
Du lịch xanh là một loại hình du lịch, vì vậy nó cũng bao hàm những đặc điểm
của hoạt động du lịch nói chung, bao gồm:
Tính đa ngành: Tính đa ngành thể hiện ở đối tượng được khai thác phục
vụ du lịch ( sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa, cơ sở
hạ tầng và các dịch vụ kèm theo…). Thu nhập xã hội từ du lịch cũng mang lại
nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ
cung cấp cho khách du lịch ( điện, nước, nông sản, hàng hóa…)
Tính đa thành phần: Biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần khách du
lịch, những người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức chính phủ
và phi chính phủ, các tổ chức tư nhân tham gia vào hoạt động du lịch.
Tính đa mục tiêu: Biểu hiện ở những lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên
nhiên, cảnh quan lịch sử văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của khách du
lịch và người tham gia hoạt động dịch vụ du lịch, mở rộng sự giao lưu văn hóa ,
kinh tế và nâng cao ý thức tốt đẹp của mọi thành viên trong xã hội.
Tính liên vùng: Tính liên vùng của loại hình du lịch xanh biểu hiện thông
qua các tuyến du lịch với một quần thể các điểm du lịch trong một khu vực, trong
một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau, điều có thể góp phần phát triển du
lịch xanh thành một loại hình với phạm vi rộng lớn.
Tính mùa vụ: Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với
cường độ cao trong năm. Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình du lịch
nghỉ biển, thể thao theo mùa …(theo tính chất của khí hậu ) hoặc loại hình du
9


lịch nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí …(theo tính chất công việc của những người
hưởng thụ sản phẩm du lịch).
Tính xã hội hóa: Biểu hiện ở việc thu hút tồn bộ mọi thành phần trong
xã hội tham gia có thể trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động du lịch .

Bên cạnh những đặc điểm chung của ngành du lịch, du lịch xanh cũng hàm chứa
những đặc điểm riêng bao gồm:
Tính giáo dục cao về mơi trường: Du lịch xanh hướng con người tiếp cận
gần hơn nữa với các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn, nơi có cá giá trị cao về đa
dạng sinh học và rất nhạy cảm về mặt môi trường. Hoạt động du lịch gây lên
những áp lực lớn đối với môi trường, và du lịch xanh được coi là chiếc chìa khóa
nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển du lịch và bảo vệ mơi trường.
Góp phần bảo tồn các nguồn tài ngun thiên nhiên và duy trì tính đa
dạng sinh học: Hoạt động du lịch xanh có tác dụng giáo dục con người bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên và môi trường, qua đó hình thành lên những ý thức bảo vệ
các nguồn tài nguyên đó cũng như thúc đẩy các hoạt động bảo tồn đảm bảo yêu
cầu phát triển bền vững.
Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: Sự tham gia của cộng
đồng địa phương có tác dụng to lớn trong việc giáo dục du khách bảo vệ các
nguồn tài ngun thiên nhiên và mơi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao
hơn nữa giá trị nhận thức cho cộng đồng, tăng nguồn thu nhập cho người dân sở
tại. Điều này cũng tác động ngược trở lại một cách tích cực với hoạt động bảo
tồn tài nguyên du lịch xanh.
1.2.3. Vai trò của du lịch xanh
1.2.3.1. Vai trò giáo dục
Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch xanh tạo
ra sự khác biệt rõ ràng giữa du lịch xanh với các hình thức du lịch tự nhiên khác.
Cùng một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, các sản phẩm của chúng đều có giá
trị, giá trị sử dụng, được trao đổi mua bán qua các hình thức dịch vụ du lịch.
Song, du lịch xanh lại có tính giáo dục và trách nhiệm cao hơn nhiều so với loại
hình du lịch tự nhiên. Du lịch xanh phức tạp hơn trên nhiều phương diện: Hướng
10


dẫn an tồn, chi phí bảo hiểm… và địi hỏi cao hơn về ý thức trách nhiệm của

người tổ chức cũng như du khách.
Khách du lịch sau một chuyến tham quan sẽ có tầm nhìn và hiểu biết hơn
về những đặc tính sinh thái khu vực và văn hóa cộng đồng địa phương. Với những
hiểu biết đó, thái độ cư sử của du khách sẽ thay đổi được thể hiện bằng nhiều nỗ
lực tích cực trong việc bảo tồn và phát triển tự nhiên sinh thái và văn hóa khu
vực.
1.2.3.2. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
Du lịch nói chung và du lịch xanh nói riêng có ảnh hưởng trực tiếp đến
môi trường và tài nguyên thiên nhiên khu vực. Các tác động tiêu cực của du lịch
xanh sẽ làm thay đổi và biến tính mơi trường. Một số tài nguyên thiên nhiên và
môi trường sống đặc biệt dễ bị tổn thương vì áp lực phát triển du lịch xanh, một
phần mơi trường sống có chất lượng kém hơn, điều này dẫn đến giảm đi về đa
dạng sinh học. Với các loại hình du lịch khác, vấn đề bảo vệ mơi trường, duy trì
tài ngun thiên nhiên phải là ưu tiên hàng đầu thì ngược lại du lịch xanh coi đây
là một nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ bởi:
Mục tiêu của hoạt động du lịch xanh là giáo dục về mơi trường và duy trì
mơi trường tự nhiên.
Du lịch xanh tồn tại được thì nó ln phải gắn liền với việc giáo dục môi
trường và phát triển môi trường tự nhiên. Sự hủy hoại tài nguyên thiên nhiên và
sự thối hóa xuống cấp của mơi trường sẽ là những nhân tố dẫn đến sự diệt vong
của du lịch xanh.
1.2.3.3. Vai trò bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc :
Văn hóa là sự tích lũy kiến thức về ứng xử giữa con người với con người,
giữa con người với tự nhiên. Nếu coi văn hóa là kết quả thể hiện q trình thích
ứng của con người với mơi trường tự nhiên, thì tính đa dạng sinh học và tính đa
dạng văn hóa có mối quan hệ mật thiết theo những quy luật nhất định. Vì vậy
nguyên tắc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những nguyên
tắc quan trọng mà hoạt động du lịch xanh phải tuân thủ theo. Các giá trị nhân văn
và bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường tự nhiên ở một nơi
11



cụ thể. Sự xuống cấp hoặc biến đổi liên tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của
một cộng đồng địa phương dưới tác động của một hoạt động nào đó sẽ trực tiếp
làm mất đi sự cân bằng môi trường tự nhiên vốn có của khu vực vì vậy làm mất
đi giá trị của mơi trường tự nhiên đó.
1.2.3.4. Vai trị cung cấp việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa
phương:
Dân địa phương là những người trực tiếp sống trên địa bàn du lịch sinh
thái và họ cũng là người trực tiếp thấy được sự biến đổi (phát triển hay xuống
cấp) của mơi trường, văn hóa…của khu vực. Các mơi trường văn hóa đó có được
bảo tồn, duy trì hay khơng hồn tồn phụ thuộc vào ý thức của người dân ở đây.
Chính vì thế mà đây là nguyên tắc, là mục tiêu hướng tới của du lịch xanh.
Du lịch xanh khuyến khích người dân địa phương tham gia các hoạt động du lịch
như cho thuê nhà nghỉ, làm hướng dẫn viên du lịch, sản xuất các mặt hàng nông
sản, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống…Kết quả là cuộc sống của người dân
địa phương sẽ ít phụ thuộc vào việc khai thác tự nhiên, đồng thời họ sẽ thấy được
lợi ích của việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển du lịch xanh.
1.2.4. Tiêu chí đánh giá du lịch xanh
Cốt lõi của du lịch xanh là sản phẩm du lịch xanh. Để đảm bảo là sản phẩm
xanh cần đạt các tiêu chí sau:
Sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường.
Sản phẩm đem đến những giải pháp an tồn đối với mơi trường và sức khỏe.
Sản phẩm giảm tác động đến mơi trường trong q trình sử dụng.
Sản phẩm tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn đối với sức khỏe.
Như vậy, tất cả các dịch vụ, sản phẩm du lịch như tour, sản phẩm, dịch vụ
của khách sạn, nhà hàng muốn được công nhận là sản phẩm du lịch xanh đều phải
đạt (thực hiện) được các nội dung cơ bản của các tiêu chí trên. Mức độ “xanh”
của một sản phẩm du lịch sẽ phụ thuộc nhiều vào mức độ thân thiện môi trường
của những yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến tính chất tham gia vào việc hình

thành nên sản phẩm du lịch.
12


Với cách tiếp cận trên, sản phẩm du lịch xanh được hiểu là những sản phẩm
du lịch có hàm lượng cao các yếu tố đặc biệt là dịch vụ, thân thiện môi trường,
được phát triển phù hợp với các nguyên tắc bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững.
Trong xu thế hiện nay, khi sự quan tâm của du khách đến mơi trường tự
nhiên ngày tăng thì việc phát triển những sản phẩm du lịch xanh có chất lượng
cao sẽ góp phần quan trọng vào việc tạo ra tính cạnh tranh và hấp dẫn cao của
điểm đến du lịch bên cạnh một số yếu tố khác như mức độ thuận lợi trong tiếp cận
điểm đến (thủ tục ra, vào phương tiện); hình ảnh, thơng tin về điểm đến.
Du lịch xanh được áp dụng trong hệ thống khách sạn, đơn vị vận chuyển,
kinh doanh lữ hành, nhà hàng bằng các biện pháp bảo vệ môi trường: xử lý nước
thải tránh ô nhiễm, thu gom triệt để rác thải, giảm tiếng ồn, hạn chế sử dụng túi ni
lông, trồng cây xanh.
1.3. Cơ sở thực tiễn để phát triển du lịch xanh ở Việt Nam
Khi xã hội càng phát triển, đời sống vật chất của con người được nâng cao,
con người có nhu cầu khám phá thế giới xung quanh vì vậy du lịch đã phát triển
một cách mạnh mẽ và trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh
thần của con người. Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng xã hội, đóng
vai trị quan trọng trong việc làm tăng thêm sự phong phú trong đời sống tinh thần
và nhận thức của con người về thế giới xung quanh. Thông qua du lịch mối quan
hệ giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng được mở rộng và du lịch cũng đã trở
thành ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới.
Việt Nam có tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa - nhân văn rất phong
phú, đa dạng. Đó là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch xanh. Mặt khác, Việt
Nam cũng là một quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu và nước biển
dâng. Do vậy, chúng ta càng cần phải phát triển du lịch xanh, góp phần phát triển

một nền kinh tế xanh bền vững.
Thời gian qua, một số địa phương, công ty lữ hành, khách sạn đã có sự chú
phát triển du lịch xanh, như một số tỉnh Tây Bắc, Quảng Bình, Nghệ An… phát
triển du lịch cộng đồng; Huế phát triển du lịch nhà vườn; Nha Trang phát triển du
13


lịch biển đảo; một số tỉnh Nam Bộ phát triển du lịch miệt vườn. Nhiều công ty lữ
hành xây dựng các tour du lịch xanh; khách sạn đạt chứng chỉ xanh…
Tuy nhiên, hoạt động du lịch còn tồn tại một số vấn đề khiến cho du lịch
xanh chưa được phát triển, cụ thể: phát triển du lịch chưa gắn với khai thác và sử
dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, hiệu suất sử dụng tài nguyên thấp; phát triển
du lịch chưa gắn kết chặt chẽ với bảo vệ môi trường; phát triển du lịch chưa tính
đến biến đổi khí hậu… Việc phát triển quá nhanh đã gây nhiều ảnh hưởng tiêu
cực tới môi trường du lịch. Tại nhiều khu, điểm du lịch xuất hiện các chất thải
rắn, rác thải, nước thải chưa thu hồi, xử lý triệt để, việc phát triển du lịch làm gia
tăng mức độ tắc nghẽn giao thơng, ơ nhiễm khơng khí, nước, tiếng ồn, thay đổi
cảnh quan thiên nhiên và thay đổi qn bình mơi sinh đối với mơi trường sống
của sinh vật. Ngày càng có nhiều cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch xây dựng trên các
đảo không theo quy hoạch, đã làm tăng nguy cơ xói mịn đường bờ biển, làm suy
thối hệ sinh thái biển đảo. Nước thải chưa qua xử lý từ các cơ sở lưu trú, dịch vụ
du lịch xả trực tiếp vào môi trường, làm tăng mức độ hữu cơ nước biển ven bờ.
Sự xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế và các ngành, tầm nhìn
ngắn hạn và hạn chế về cơng nghệ dẫn tới một số tài nguyên du lịch bị tàn phá, sử
dụng sai mục đích; những tệ nạn xã hội, văn hóa ngoại lai và những hạn chế trong
nhận thức về bảo vệ môi trường đã làm giảm hiệu quả kinh tế do du lịch mang lại,
làm môi trường xuống cấp, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh và sự phát triển bền
vững của Du lịch Việt Nam. Đây là nguy cơ chính cho du lịch trong giai đoạn tới.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhận thức chưa đầy đủ về phát triển
du lịch xanh của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp cũng như của các doanh

nghiệp và cộng đồng dân cư; ngành Du lịch chưa xây dựng, ban hành các hướng
dẫn đầy đủ về tiêu chí, điều kiện, đánh giá tác động mơi trường và hệ thống kiểm
soát, quản lý các vấn đề về môi trường liên quan đến các hoạt động du lịch, nhất
là với các cơ sở kinh doanh du lịch, gây lúng túng khi áp dụng trong thực tiễn;
chưa có nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện và hệ thống về môi trường du
lịch Việt Nam làm căn cứ đề ra các giải pháp khai thác hợp lý tài nguyên, đảm
bảo môi trường cho phát triển du lịch bền vững. Đây là nguyên nhân cơ bản của
14


tình trạng cho đến nay Du lịch Việt Nam cịn thiếu những sản phẩm du lịch xanh
đặc thù ở các cấp độ đặc biệt ở cấp quốc gia, để thu hút khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam.
Bên cạnh đó, vì mục đích kinh tế, với mục tiêu kinh doanh ngắn hạn là
nhằm giảm chi phí và tăng thu, tăng lợi nhuận, nhiều cơng ty du lịch thay vì phải
tiến hành điều tra khảo sát xây dựng chương trình tour, đánh giá cung - cầu... để
xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với xu thế hướng tới du lịch xanh đã tiến hành
việc “sao chép” sản phẩm du lịch của các công ty khác mà chưa thực sự chú ý đến
bảo vệ môi trường và sự phát triển lâu dài, bền vững. Đây là tình trạng khá phổ
biến hiện nay ở Việt Nam trong phát triển sản phẩm du lịch.
Ngày nay, du khách có xu hướng quan tâm hơn tới chất lượng trải nghiệm
tại điểm đến. Khách sẽ lưu lại dài ngày hơn nếu điểm đến có nhiều trải nghiệm
thú vị. Nếu trước đây, du lịch biển theo trào lưu là phổ biến thì những năm gần
đây đã chuyển hướng sang nghỉ dưỡng ở núi, trải nghiệm văn hóa địa phương.
Khách du lịch thế hệ mới là những người u mơi trường, tơn trọng và có
trách nhiệm với mơi trường, vì vậy xu hướng tìm về những giá trị văn hóa đặc sắc
và sinh thái nguyên sơ cũng đang trở nên thịnh hành.
Với các điểm đến thân thiện môi trường, điểm đến gần gũi với thiên nhiên,
con người tìm được về với cội nguồn cũng như nét văn hóa đặc sắc địa phương.
Đã có nhiều bài học, kinh nghiệm ở trong và ngoài nước liên quan đến sử

dụng tài ngun lãng phí, gây ơ nhiễm mơi trường tự nhiên, văn hóa, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến phát triển du lịch. Do đó, phát triển du lịch xanh đã trở
thành nguyên tắc, xu thế chung được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn, các
sản phẩm du lịch xanh luôn được du khách quan tâm, đón nhận. Các chính sách,
chiến lược, quy hoạch phát triển của du lịch Việt Nam đều hướng đến mục tiêu
chuyên nghiệp, chất lượng, bền vững. Phát triển du lịch phải gắn với bảo vệ môi
trường, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, mang lại lợi ích cho cộng đồng địa
phương, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước...

15


Tiểu kết chương 1
Trong nội dung chương 1, tác giả nêu ra những cơ sở lý luận về “ du lịch
và du lịch xanh”. Từ đó cho thấy phát triển du lịch xanh là yếu tố vô cùng quan
trọng thúc đẩy hoạt động du lịch và nâng cao ý thức về môi trường, điều này là
vô cùng cần thiết đối với tình trạng ơ nhiễm mơi trường hiện nay. Cơ sở thực tiễn
về phát triển du lịch xanh trên thế giới và tại tại Việt Nam.
Trong tương lai, du lịch sẽ ngày càng phát triển, nhu cầu đời sống con người
ngày càng tăng cao với nhiều phương thức lựa chọn các loại hình du lịch khác
nhau, vai trị của du lịch xanh sẽ ngày càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, hoạt
động du lịch xanh vẫn chưa thực sự được đẩy mạnh tại nhiều nơi ở Việt Nam.
Đầm Vân Hội, huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ là một trong những điểm du lịch có
đầy đủ điều kiện và tiềm năng để phát triển du lịch xanh. Những cơ sở lý luận mà
tác giả nêu trên là cơ sở để tác giả phân tích đề tài “ Phát triển du lịch xanh ở đầm
Vân Hội, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ”.

16



Chương 2. TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH XANH
Ở ĐẦM VÂN HỘI, HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Khái quát về huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ
Hạ Hòa là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ, cách trung
tâm tỉnh lị 70 km; Phía Bắc và Tây Bắc cách thành phố n Bái 37,5km; phía
Đơng Bắc cách huyện Đoan Hùng 32,2km; phía Tây Nam cách Yên Lập 16,5km;
phía Nam cách huyện Cẩm Khê 19,3km; phía Đơng Nam cách huyện Thanh Ba
19,6km. Hạ Hịa cũng chính là mảnh đất thiêng của xứ sở Vua Hùng, nằm ở trung
tâm của các vùng kinh tế trọng điểm với những bản sắc văn hóa giàu tiềm năng
nên Hạ Hịa đã và đang tạo cho mình những cơ hội phát triển.
Giao thông thực tế là huyết mạch của guồng máy kinh tế của địa phương.
Mạng lưới giao thông của Hạ Hòa Phân bố khá đều.
Tiềm năng du lịch ở khu vực đầm Ao Châu, đền Chu Hưng, đền Mẫu Âu
Cơ, đình và đền Văn Lang và hồ Ngịi Vần cho nhiều hứa hẹn để phát triển nhiều
loại hình du lịch thiên nhiên kết hợp với các sinh hoạt văn hóa cơng đồng.
Nghề rừng ở Hạ Hịa phát triển khá sớm. Ngồi việc khai thác gỗ, các sơn
tràng cịn tập trung khai thác nhiều loại lâm sản khác để dùng cho việc làm nhà
cửa, đan lát, chế tạo dụng cụ, làm nguyên liệu giấy (tre gai, hóp, trúc, mai, giang).
Nhiều loại cây rừng đã được thuần hóa để cung cấp gỗ hoặc thực phẩm như mít,
dẻ, trám, vả, đậu triều. Khơng ít cây được trồng để khai thác tinh dầu nhựa, như
quế, trẩu, sở, bồ đề, sơn. Ngồi ra cịn có một số cây dược liệu như ba kích, sa
nhân, củ mài…Hạ Hòa đang hướng nghề rừng vào trồng các loại cây có giá trị
như luồng Thanh Hóa, tre lấy măng xuất khẩu. Hàng năm, tồn huyện có hơn
1.200ha rừng đến chu kỳ khai thác, chủ yếu là bạch đàn (trữ lượng 30 - 40 m3/ha)
bồ đề, keo.
Sự giao thoa giữa nghề nơng đã tạo ra loại hình vườn rừng (lâm viên) khá
độc đáo. Đã có những rừng cọ ở Hạ Hòa rộng hàng trăm mẫu. Sơn lá si và sơn lá
trắng, mặc dù phải chăm bón khá cơng phu nhưng cũng xuất hiện trên nhiều vùng
đất dốc đồi thoải của huyện. Chè được trồng trên các sườn đồi của Hương Xạ,
17



Yên Kỳ, Cáo Điền, Phương Viên, Hà Lương, Đại Phạm, Phụ Khánh, Lang Sơn,
Minh Hạc…
Vườn cây ăn quả rộng vài chục ha mới chỉ thấy xuất hiện quanh vùng Ao
Châu. Nổi tiếng xưa nay là quýt Đan Hà, Động Lâm trồng trên đất phù xa cổ, cho
quả to, vỏ mỏng, nhiều nước vị ngọt pha chua dôn dốt.
Hoạt động thương mại ở Hạ Hòa phát triển rất sớm nhờ vị trí chuyển tiếp
từ đồng bằng, trung du lên miền núi Yên Bái, Nghĩa Lộ. Vùng Đan Thượng có
phố xá tấp nập, chợ ở đây họp 5 ngày một phiên thu hút nhiều người ở vùng xuôi
như Vĩnh Yên, Phúc Yên, nhất là khách bn Đình Bảng (Bắc Ninh) và người
vùng ngược như Yên Bái, Nghĩa Lộ, Lào Cai. Ngoài ra cịn phải kể đến chợ Hiêng
(Lệnh Khanh) chun bán nón, chợ Đồng Lũng được ghi trong Đại Nam nhất
thống chí. Nhiều thị tứ đã hình thành tại Vĩnh Chân, Xuân Áng, Hiền Lương, Ấm
Hạ, Bằng Giã, Đan Thượng. Hệ thống chợ được lập lên ở thị trấn Hạ Hòa, Ấm
Hạ, Đại Phạm, Lang Sơn, Đan Thượng, Vĩnh Chân, Minh Côi, Bằng Giã, Xuân
Áng, Vô Tranh, Hiền Lương, văn Lang, Hương Xạ… làm cho việc sản xuất và
giao lưu hàng hóa ở các địa phương trở nên sôi động và thuận tiện hơn. Hệ thống
nhà ga, giang cảng, thị tứ và thị trấn ở Hạ Hòa đang ngày càng thu hút nhiều người
đến bn bán thơng thương.
Địa hình Hạ Hịa thuộc dạng lịng chảo, thoải dần theo hướng Đơng Nam,
được tạo nên bởi các triền núi cao như các núi Ông (218m), núi Văn (387m), núi
Tiên Phong (125,5m), núi Kìm (513m), núi Trưa (221,9m), nằm ở địa phận 10
xã, có sườn thoải dần về phía sơng Thao và các núi Gị Ngang (272m - Yên Kỳ),
núi Buộm (Hương Xạ), núi Sơn Nhiễu (152m - Đại Phạm), núi Thanh Hương
(Phụ Khánh) sườn thoải dần về tả ngạn sơng Thao. Chính dạng địa hình trên đã
tạo ra các vùng sinh tháI khác nhau (vùng đất bãi trong đê sông Thao, vùng đồi
đất thấp, vùng đồi cao và đất núi) có nhiều hứa hẹn và điều kiện để địa phương
phát triển toàn diện lâm, nơng, ngư nghiệp.
Hạ Hịa xưa kia là vùng cịn giàu rừng, nhưng đến nay cịn lại rất ít, những

giải rừng gỗ lim xanh, trám trắng, chò nâu, dẻ đá, dẻ gai hoặc kém hơn là mỡ, hu,
ba soi, chẹo…ở những nơi xa đường giao thơng, đi lại khó khăn hoặc rừng tre
18


nứa xen cây hoặc rừng tre nứa thuần nhất. Các cây gỗ quý còn lại cũng chỉ là sồi,
dẻ, re, vàng tâm, trai, nghiến. Một diện tích rừng khá lớn trong huyện đã bị khai
thác đến tàng kiệt, chỉ còn chè vè, cỏ tranh, nứa tép và giang.
Trong điều kiện lớp phủ rừng nguyên sinh bị phá hủy và lớp phủ rừng thứ
sinh khơng có tán lá đủ rộng để ngăn những trận mưa xối xả vào đá phiến, sườn
dốc làm cho lớp đất vụn bề mặt bị hòa nước rồi nhanh chóng cuốn xuống sơng
suối gần đó, đơi khi tạo ra những cơn lũ đột ngột khó lường được hậu quả. Vì vậy,
cần có biện pháp để bảo vệ lớp phủ bảo vệ thực vật rừng để điều tiết chế độ nước
sơng, nhằm ngăn chặn xói mịn và các thiên tai bất ngờ khác.
Thiên nhiên quả đã phần nào ưu đãi cho Hạ Hòa những tài nguyên về đất
đai, rừng núi, khí hậu, khống sản và nước phong phú, đa dạng. Mỗi người chúng
ta cần bảo vệ, giữ gìn vốn quý ấy cho muôn đời con cháu mai sau.
Đầm Vân Hội rộng khoảng 400 ha, tiếp giáp với xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa,
tỉnh Phú Thọ. Tới đây, du khách có thể dùng thuyền du lịch quanh hồ để hịa mình
vào nhịp sống thanh bình của người dân bản địa.
Hạ Hịa - huyện cửa ngõ phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, vùng đất thiêng
nằm trong cái nôi của đất Văn Lang xưa. Nơi có Đền Mẫu Âu Cơ - một cơng trình
lịch sử văn hóa lâu đời gắn liền với truyền thuyết mẹ Âu Cơ - người mẹ huyền
thoại của dân tộc Việt Nam, Hạ Hòa còn là một trong những mảnh đất cịn lưu
giữ những di tích lịch sử trong cơng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, với những
địa danh đi vào lịch sử như Chiến khu Vần - Hiền Lương, Chiến khu 10 Đại Phạm.
Vùng đất nơi này cịn được chọn là Thủ đơ văn nghệ kháng chiến. Khơng chỉ
mang nặng tính truyền thuyết, tính lịch sử hào hùng mà vùng non nước nơi đây
còn được thiên nhiên ban tặng cho những thắng cảnh như: Đầm Ao Châu thơ
mộng với 99 ngách nước tạo nên bức tranh thủy mặc; đầm Vân Hội, Ao Giời Suối Tiên tựa như dải ngọc xanh giữa núi non kỳ vĩ; đặc biệt, Tín ngưỡng thờ

Mẫu Âu Cơ tại đền Mẫu Âu Cơ, xã Hiền Lương được công nhận là di sản văn hóa
phi vật thể quốc gia. Bởi vậy, Hạ Hịa có nhiều tiềm năng thu hút đầu tư, phát
triển du lịch.
19


×