Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng nhằm phát triển du lịch xanh tại đảo cát bà, hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.54 KB, 42 trang )

MỤC LỤC

KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................3
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................4
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................5
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................6
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................7
1.

Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................7

2.

Mục đích của đề tài .....................................................................................7

3.

Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................7

4.

Phƣơng pháp nghiên cứu ...........................................................................8

5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................8

CHƢƠNG MỘT: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH XANH ...................................9
1.1. Tổng quan về du lịch xanh. ........................................................................9
1.1.1.


Khái niệm ...........................................................................................9

1.1.2.

Ý nghĩa ...............................................................................................9

1.1.3.

Biểu hiện của du lịch xanh.............................................................10

1.2. Tình hình phát triển du lịch xanh ...........................................................12
1.2.1.

Trên thế giới .....................................................................................12

1.2.2.

Tại Việt Nam ...................................................................................14

CHƢƠNG 2: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH XANH
TẠI ĐẢO CÁT BÀ ................................................................................................20
2.1. Tổng quan về Đảo Cát Bà ........................................................................20
2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................20
2.1.2. Tài nguyên du lịch ...............................................................................21
2.2. Tình hình phát triển và tiềm năng phát triển du lịch xanh tại đảo
Cát Bà..................................................................................................................26
2.2.1. Tình hình phát triển chung của du lịch tại đảo Cát Bà ..................26
2.2.2. Các vấn đề môi trường trong phát triển du lịch tại đảo Cát Bà .....28
1



CHƢƠNG BA: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
VÀ TIẾT KIỆM NĂNG LƢỢNG NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH XANH
TẠI ĐẢO CÁT BÀ ................................................................................................33
3.1. Công tác giáo dục và tuyên truyền về du lịch xanh ..............................33
3.2. Giao thông tính toán đến bảo vệ môi trƣờng. .......................................34
3.3. Tiết kiệm năng lƣợng tại các công trình du lịch ...................................36
3.4. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm do rác thải .............................................37
3.5. Triển khai thực hiện kế hoạch phát triển du lịch xanh cho đảo Cát
Bà... ......................................................................................................................38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................42

2


KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
1. EV: Electric Vehicles – xe dùng điện.
2. GDP: Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội.
3. LED: Light Emitting Diode – điốt phát quang.
4. UBND: Uỷ ban Nhân dân.
5. UNESCO: United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization – Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp
quốc.
6. UNWTO: United National World Tourist Organization - Tổ chức Du
lịch Thế giới.

3



DANH MỤC CÁC BẢNG

Số bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Danh mục các bãi biển có tiềm năng phát triển du lịch ở

22

đảo Cát Bà

4


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hình

Tên hình

Trang

1.1

Vườn cây Garden By the Bay của Singapore


14

2.1

Dự án Khu nghỉ dưỡng Venus Cát Bà

28

2.2

Hoạt động du lịch tại đảo Cát Bà

30

2.3

Bãi thu gom rác thải gia đình

31

2.4

Lò đun bằng than tại nhà máy bột cá

31

2.5

Bảo vệ động vật hoang dã


32

3.1

Ví dụ về xe Hybrid

35

3.2

Xe ô tô chạy bằng điện

35

3.3

Đưa hệ thống phát điện mặt trời vào trường học

36

5


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình của các thầy cô giáo, các bạn sinh viên, các ban ngành, các đơn vị cơ quan
và nhiều cá nhân khác.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong bộ môn Kỹ
thuật Môi trường cũng như các thầy cô trong toàn Viện Môi trường đã giúp em
có những điều kiện tốt nhất để hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này.

Và hơn hết, em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới Thạc sĩ
Trần Anh Tuấn, người đã trực tiếp hướng dẫn, nhiệt tình chỉ bảo, bổ sung kiến
thức cho em và động viên để em hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, tháng 11 năm 2015

6


PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Nhiều năm trở lại đây, du lịch đã và đang trở thành một nhu cầu không
thể thiếu trong đời sống của con người. Là một đất nước có nhiều danh lam
thắng cảnh, du lịch Việt Nam cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ, dần
tạo lập được vị thế trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Tuy nhiên, cùng
với sự phát triển của xã hội thì du lịch lại đang bộc lộ nhưng mặt trái tác động
không nhỏ đến môi trường, cũng như ngược lại, biến đổi khí hậu và sự nóng lên
của trái đất cũng đang ảnh hưởng xấu đến sự phát triển du lịch. Chính vì thế,
nhiều nước trên thế giới đã hướng tới phát triển những hoạt động du lịch mang
tính bền vững hơn hay còn gọi là du lịch xanh và Việt Nam cũng không phải là
một ngoại lệ.
Hải Phòng là thành phố cảng biển có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên,
du lịch nhân văn phong phú, đặc sắc cùng các hệ sinh thái, hệ động thực vật đa
dạng và điển hình. Đặc biệt, quần đảo Cát Bà từ lâu đã được biết đến là khu du
lịch nổi tiếng mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế.
Không nằm ngoài xu hướng phát triển du lịch của Việt Nam nói riêng và
của thế giới nói chung, du lịch Cát Bà cũng đang hướng tới phát triển du lịch
xanh nhằm góp phần vào sự bền vững của thành phố.
Là sinh viên ngành môi trường, em thấy mình cần có trách nhiệm tìm hiểu
và nghiên cứu các vấn đề về du lịch xanh, những lợi ích của du lịch xanh để góp

phần tìm ra các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm phát triển hình thức du lịch
này. Đó là lý do em chọn đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ
môi trƣờng và tiết kiệm năng lƣợng nhằm phát triển du lịch xanh tại đảo
Cát Bà, Hải Phòng”.
1.

Mục đích của đề tài
Tìm hiểu chung về du lịch xanh và những lợi ích mà du lịch xanh
mang lại.
Thực trạng phát triển du lịch cũng như tiềm năng phát triển du lịch
xanh tại đảo Cát Bà.
Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng
lượng nhằm phát triển du lịch xanh tại đảo Cát Bà.
2.

3.

Phạm vi nghiên cứu
Quần đảo Cát Bà – huyện Cát Hải – Thành phố Hải Phòng.

7


Phƣơng pháp nghiên cứu
Thu thập thông tin, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, và
các nét đặc trưng của khu di lịch Cát Bà qua sách, báo, internet...
Phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp.
Phương pháp so sánh.
Khảo sát thực địa để nắm vững tình hình thực trạng.
4.


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Chính phủ Việt Nam đã đưa ra “Chiến lược tăng trưởng xanh” năm 2012
nhằm đạt được các mục tiêu chung của nhân loại về bảo vệ môi trường. Năm
2014, Thủ tướng chính phủ cũng đã đưa ra quyết định về “Kế hoạch hành động
tăng trưởng xanh” để cụ thể hoá chiến lược này. Thành phố Hải Phòng là một
thành phố lớn, đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ về kinh tế, xã hội cho khu
vực Bắc Bộ bao gồm cả thủ đô Hà Nội. Đặt biệt, du lịch Hải Phòng cũng rất
phát triển với những địa danh nổi tiếng như Đồ Sơn, Cát Bà. Do đó, việc tìm
hiểu về du lịch xanh cung cấp cho ta những kiến thức cơ bản về một hình thức
du lịch bền vững hơn, vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường. Qua đó đưa
ra được các giải pháp bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng nhằm phát
triển du lịch xanh tại đảo Cát Bà.
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về du lịch xanh.
Chương 2: Tình hình phát triển du lịch xanh tại đảo Cát Bà.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng
lượng nhằm phát triển du lịch xanh tại đảo Cát Bà.
5.

8


CHƢƠNG MỘT: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH XANH
1.1.

Tổng quan về du lịch xanh.

1.1.1. Khái niệm
Trong một khái niệm rộng, du lịch xanh được định nghĩa là các hoạt động

du lịch thân thiện môi trường hoặc cung cấp dịch vụ du lịch thân thiện với môi
trường.
“Du lịch xanh” là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa, có giáo
dục môi trường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, có sự tham
gia tích cực của cộng đồng địa phương [1].
1.1.2. Ý nghĩa [2]
Du lịch được xem như một ngành kinh tế lớn nhất của thế giới, nó tạo ra
khoảng 10% GDP và sử dụng hơn 10% nhân lực toàn cầu và là ngành kinh tế
đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Du lịch Thế giới,viết tắt là UNWTO
(United National World Tourist Organization ) thì khả năng phục hồi nhanh của
ngành du lịch đã được thừa nhận qua những số liệu tích cực về thu nhập và chi
tiêu của ngành du lịch. Lượng khách du lịch quốc tế đã tăng 4% tính đến tháng
8/2012 so với cùng kỳ năm 2011, với con số 705 triệu khách du lịch quốc tế tính
đến tháng 8/2012, UNWTO tin một cách chắc chắn rằng con số khách di du lịch
sẽ đạt 1 tỷ người vào cuối năm 2012. Số liệu tăng trưởng này rất tích cực trong
bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn như hiện nay, đăc biệt Đông Nam Á và Nam
Á vẫn tiếp tục dẫn đầu với mức tăng trưởng 8% so với tăng trưởng bình quân
của khu vực Châu Á Thái Bình Dương là 7% và của Thế giới là 4%.
Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch đã gây ra những ảnh
hưởng tiêu cực đến cảnh quan môi trường và văn hóa xã hội. Sự gia tăng lượng
khách du lịch là một con dao hai lưỡi. Đã có đầy đủ chứng cứ để khẳng định
rằng ngành giao thông đã tác động mạnh đến biến đổi khí hậu. Những xung đột
9


về sử dụng nguồn lực, những tranh chấp về việc sử dụng đất, sự đánh mất tính
cách và giá trị bản xứ tại những địa phương là điểm đến du lịch. Ô nhiễm, phá
rừng, và sự thay đổi của hệ sinh thái là những hậu quả của sự phát triển du lịch
với tầm nhìn ngắn hạn. Theo ước tính 5% tổng lượng carbon dioxide, là tác nhân

làm trái đất nóng lên, do ngành du lịch tạo ra.
Vượt lên các loại hình du lịch khác, du lịch xanh không chỉ có ý nghĩa
quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương, một đất nước,
mà nó còn góp phần vào sự bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc,
giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường. Mục đích của du lịch xanh là cho phép
phát triển du lịch theo cách thuận lợi và công bằng cho cộng đồng người địa
phương, là phải tạo cuộc sống một ổn định dài hạn và không làm tổn hại đến
cảnh quan du lịch và môi trường thiên nhiên.Chính vì vậy mà du lịch xanh đang
được các nước trên thế giới và các tỉnh thành trong nước xem như một giải pháp
hiệu quả để bảo vệ môi trường sinh thái, bên cạnh các lợi ích kinh tế mà nó
mang lại.
Hơn thế nữa, đến nay, du lịch xanh không còn là một chọn lựa mà là một
hướng đi bắt buộc cho mọi quốc gia trong quá trình phát triển ngành du lịch của
mình đặc biệt đối với các nước mới phát triển. Nó cũng là xu hướng chọn lựa
chính hiện nay của những người đi du lịch với một ý thức cao về bảo vệ mội
trường và sự tôn trọng sắc thái văn hóa xã hội cũng như cuộc sống của cộng
đồng dân cư tại những vùng miền , đất nước họ đến du lịch và tìm hiểu.Trong
chương trình “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030”, Tổng cục Du lịch đã nêu rõ quan điểm phát triển là chú trọng
phát triển du lịch theo chiều sâu, phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi
trường.

1.1.3. Biểu hiện của du lịch xanh

10


Du lịch xanh là khái niệm trung tâm được dùng để mô tả những quy tắc
thực hành của ngành du lịch có trách nhiệm đối với kinh tế, văn hóa xã hội, và

môi trường bền vững. Du lịch xanh là loại hình du lịch mà du khách sẽ chọn lựa
những hãng lữ hành, các dịch vụ, và các phương tiện vận chuyển có quan tâm
đến việc duy trì và bảo tồn được sự nguyên vẹn về sinh thái của môi trường và
đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng địa phương; đáp ứng được những nhu
cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu của những thế hệ mai sau.
Du lịch xanh bao gồm 6 tiêu chí chính :
1.

Cách thức vận chuyển:
Xem xét việc đi lại , vận chuyển theo cách giảm tối đa tác động mội

trường như đi bộ, đi xe dạp trong các tour du lịch, dùng phương tiện giao
thông công cộng , thuê các loại xe lai diện (hybrid) hoặc di chuyển bằng
tàu lữa thay vì bằng máy bay khi nào có thể.
2.

Sự đền bù carbon và chính sách môi trường :
Xem xét mức độ tạo ra carbon dioxide của chuyến du lịch và mua

tour du lịch từ các hãng lữ hành có các chính sách quan tâm đến mội
trường, kinh tế, văn hóa xã hội xã hội. Tham gia các hoạt động làm sạch
mội trường , trồng cây xanh …
3.

Chi tiêu cho địa phương:
Đảm bảo rằng người dân địa phương hưởng lợi từ chuyến du lịch

qua việc khách du lịch mua sắm và chi tiêu tại địa phương du lịch và ưu
tiên sử dụng nhân lực địa phương cho hoạt động dịch vụ du lịch.
4.


Bảo tồn môi trường:
Chọn những tour du lịch khuyến khích những nổ lực bảo tồn thiên

nhiên tại nơi đến du lịch bao gồm cả những khu vực bảo tồn động vật
hoang dã..
5.

Tôn trọng văn hóa địa phương:
Tổ chức các hoạt động , tạo điều kiện để du khách hòa mình cuộc

sống của địa phương, chấp nhận những khác biệt văn hóa , tìm hiểu
11


phong tục tập quán của địa phương đến du lịch và nói ngôn ngữ của họ
nếu có thể .
6.

Sử dụng tài nguyên thiên nhiên:
Giảm thiểu, sử dụng lại và tái tạo ( reduce,reuse, recycle) là những

tiêu chí quan trọng để bảo vệ môi trường, kiểm soát việc sử dụng hiệu
quả các tài nguyên thiên nhiên như nước, năng lượng, vật liệu xây dựng..
cách quản lý phân loại rác thãi của công ty lữ hành và khách sạn lưu trú.

1.2.

Tình hình phát triển du lịch xanh


1.2.1. Trên thế giới
Như đã nói ở trên, du lịch xanh hiện nay đã trở thành hướng đi của nhiều
quốc gia trên toàn thế giới, đặc biệt là các quốc gia Châu Á và đáng kể đến là
các quốc gia Đông Nam Á.
Sự phát triển của du lịch giúp cho một số vùng ở các quốc gia Đông
Nam Á thoát nghèo. Ngành du lịch cũng giải quyết công ăn việc làm cho người
dân địa phương, hỗ trợ địa phương trong lĩnh vực giáo dục và giải quyết các
vấn đề xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển nào cũng có hai mặt và du lịch cũng
vậy. Cùng với dòng tiền chảy vào là những nguy cơ như ô nhiễm, cảnh quan
thiên nhiên bị tàn phá và văn hóa bản địa bị biến đổi. Các bãi biển hoang sơ,
những cánh rừng nguyên thủy, các lưng đèo lộng gió của các quốc gia Đông
Nam Á bây giờ đều in dấu chân các nhà đầu tư, các hãng lữ hành và khách du
lịch. Resort, khách sạn mọc lên từ bãi biển đến lưng đồi, từ thành phố đến rừng
núi kéo theo đó là những vấn đề như phá rừng, chất thải, khói bụi... Nhiều nhà
quản lý du lịch hiện nay của khu vực Đông Nam Á đã nghĩ đến chiến lược ít
khách. Ở Thái Lan, ông Nalikatibhag Sangsnit, Giám đốc tổ chức Các khu vực
Du lịch Bền vững nhận xét: "Thái Lan không nên tập trung vào việc tăng số
lượng du khách nữa. Thay vào đó, chúng ta nên nghĩ đến việc làm sao để du
khách ở lâu hơn và chi tiêu nhiều hơn. Việc tăng số lượng du khách sẽ có một
nguy cơ tiềm ẩn, đó là khiến cho môi trường chịu nhiều tác động xấu".
12


Tuy nhiên có một thực tế là nhu cầu đi du lịch sẽ ngày càng tăng chứ
không giảm. Mức sống được cải thiện dần theo thời gian sẽ tạo điều kiện thuận
lợi hơn để ai cũng có thể khám phá thế giới và nâng cao hiểu biết của mình.
Trước nhu cầu này, theo bà Chutathip Chareonlarp, Giám đốc đại diện của ủy
ban Du lịch Thái Lan tại Việt Nam, du lịch xanh là một trong những chìa khóa
để phát triển du lịch một cách bền vững. Du lịch xanh, du lịch sinh thái, du lịch
bền vững, du lịch có trách nhiệm là những cách gọi khác nhau nhưng có ý

nghĩa gần giống nhau trong cách thức tham quan nhưng không gây ảnh hưởng
đến môi trường tự nhiên và văn hóa địa phương. Tận dụng thế mạnh biển và
rừng núi của mình, nhiều nước Đông Nam Á đưa ra những sản phẩm du lịch
xanh như tham quan các khu bảo tồn, ngắm chim, cùng sống với người dân địa
phương, tham quan bằng xe đạp, trồng cây, lặn biển ngắm san hô và cá, thưởng
thức cây và hoa, thám hiểm rừng, chinh phục thác nước,... Khi tham gia các
tour du lịch này, khách du lịch được khuyến khích hòa nhập với thiên nhiên,
giúp nâng cao đời sống của người dân địa phương mà không gây bất cứ tác
động gì đến môi trường.Singapore là quốc gia tiêu biểu cho khuynh hướng tạo
ra du lịch xanh. Đây không phải là một đất nước giàu tài nguyên nhưng họ tạo
ra màu xanh cho mình bằng cách trồng cây xanh khắp nơi, thậm chí trồng cả
cây xanh nhân tạo. Vườn cây Garden By the Bay của Singapore đã tạo được
các "siêu cây" cao từ 22-50 mét, có khả năng tổng hợp năng lượng mặt trời,
nhận nước mưa, lọc không khí và có hệ thống quang điện để chuyển ánh sáng
mặt trời thành năng lượng điện. Vườn cây này vừa khai trương vào tháng 6 2012 và dự tính có thể đón đến 5 triệu lượt khách tham quan mỗi năm [3].

13


Hình 1.1. Vƣờn cây Garden By the Bay của Singapore
Ngoài ra, nhằm phát triển du lịch xanh tại các khu du lịch, nhiều nghiên
cứu ứng dụng năng lượng xanh cũng đã được quan tâm và sử dụng tại rất nhiều
quốc gia như Mỹ, Pháp, Hà Lan, Na Uy,... Điển hình có thể kể đến khách sạn
Santa Monica ở Los Angeles, khách sạn Calton ở San Fransico – là khách sạn
5 sao đầu tiên trên thế giới sử dụng năng lượng mặt trời trong các dịch vụ của
mình và đang hướng tới danh hiệu khách sạn xanh.
1.2.2. Tại Việt Nam [4]
Nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, lãnh thổ Việt Nam trải dài trên
15 độ vĩ tuyến với ¾ là địa hình đồi núi và cao nguyên, hơn 3.200 km đường bờ
biển, hàng ngàn hòn đảo... Trên lãnh thổ đó là nơi sinh sống của cộng đồng

nhiều dân tộc với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và đấu tranh giữ nước, với
nhiều truyền thống có những nét đặc trưng riêng, nhiều di tích văn hoá lịch sử
nên Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch xanh.
Việt Nam có sự đa dạng sinh học khá cao, cũng như các hệ sinh thái đặc
trưng. Cùng với các loài động thực vật tự nhiên, Việt Nam còn là một trung tâm
của cây trồng nhân tạo.
14


Về hệ sinh thái tự nhiên, Việt Nam có một số hệ sinh thái đặc trưng gồm:
hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái vùng cát ven biển,
hệ sinh thái rừng nhiệt đới.
Các tiềm năng nhân văn cho phát triển du lịch xanh ở Việt Nam cũng rất
đa dạng và phong phú. Dân tộc Việt Nam có hàng ngàn năm lịch sử dựng nước
và giữ nước với nền văn hoá đa dạng bản sắn của 54 dân tộc anh em, trong đó có
nhiều tài nguyên đặc biệt có giá trị. Chỉ tính riêng về các di tích, trong số
khoảng 40.000 di tích hiện có thì hơn 2.500 di tích được Nhà nước chính thức
xếp hạng. Tiêu biểu nhất là cố đô Huế, thành phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn,
nhã nhạc Cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế
giới.
Mặc dù có tiềm năng phát triển song du lịch xanh ở Việt Nam mới ở giai
đoạn khởi đầu. Cũng giống như một vài nước trên thế giới, du lịch xanh ở Việt
Nam còn là loại hình du lịch mới cả về khái niệm lẫn tổ chức quản lý và khai
thác tài nguyên phục vụ cho mục đích du lịch. Công tác nghiên cứu, điều tra cơ
bản và quy hoạch phát triển du lịch còn hạn chế. Nhiều địa phương, nhiều công
ty lữ hành đã cố gắng xây dựng một số chương trình, tuyến du lịch mang sắc
thái của du lịch xanh đã được xây dựng, song quy mô và hình thức còn đơn điệu,
mờ nhạt, sản phẩm và đối tượng thị trường còn chưa rõ nên ít có khả năng thu
hút khách. Mặt khác, việc đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ điều hành quản
lý, hướng dẫn viên du lịch xanh còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.

Tuy là loại hình du lịch khá mới mẻ ở nước ta, nhưng trước nhu cầu của
thị trường và khả năng đáp ứng của các tiềm năng du lịch xanh của Việt Nam,
tại một số nơi hoạt động du lịch xanh cũng đã hình thành dưới các hình thức
khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch tự nhiên khác nhau như du lịch tham
quan, nghiên cứu ở một số khu vườn Quốc gia (Cát Bà, Cúc Phương, Ba Bể,
Nam Cát Tiên, Tam Nông, U Minh...); du lịch thám hiểm, nghiên cứu vùng núi
cao như Phanxipang; du lịch tham quan miệt vườn, sông nước đồng bằng sông

15


Cửu Long; du lịch lặn biển (Hạ Long – Cát Bà, Nha Trang), thám hiểm hang
động (Phong Nha)...
Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 đã xác định: “Tập trung đầu tư phát các loại hình, sản phẩm du lịch có thể
là thế mạnh về tài nguyên du lịch của đất nước và của từng địa phương. Ưu tiên
phát loại hình du lịch gắn với biển, hải đảo; nhấn mạnh yếu tố văn hóa và sinh
thái đặc sắc trong sản phẩm du lịch.Tập trung phát các khu du lịch biển tầm cỡ,
chất lượng cao, tạo thương hiệu và có sức cạnh tranh trong khu vực và trên thế
giới”.
Như vậy, việc phát triển du lịch xanh đã là một nội dung chiến lược quan
trọng của Du lịch Việt Nam và là một hướng đi đúng đắn cho việc phát triển du
lịch bền vững. Trong những năm qua, ở các địa phương có hoạt động du lịch,
loại hình “du lịch xanh” đã tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập
cho cộng đồng cư dân, nhất là người dân ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa - nơi
có các khu bảo tồn tự nhiên, các di tích, danh lam và các cảnh quan tự nhiên độc
đáo, hấp dẫn. Ngoài ra, “du lịch xanh” còn góp phần vào việc nâng cao dân trí
và sức khỏe cộng đồng thông qua các hoạt động giáo dục môi trường, văn hóa
lịch sử và nghỉ ngơi giải trí. Bên cạnh các lợi ích về kinh tế, “du lịch xanh” còn
được xem là một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường sinh thái thông qua

quá trình làm giảm sức ép phải khai thác nguồn lợi tự nhiên (có khi khai thác
đến mức cạn kiệt, tận diệt) trong hoạt động du lịch.
Tiêu biểu là vùng đồng bằng sông Cửu Long, một bộ phận của châu thổ
sông Mê Kông, gồm 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc Trung ương, có diện tích
tự nhiên chiếm 12,2% diện tích cả nước; dân số toàn vùng chiếm 19,6% dân số
cả nước, trong đó 75% sống ở khu vực nông thôn. Nằm liền kề vùng Đông N am
Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Nam và
Đông Nam là Biển Đông, vùng này còn có các đảo, quần đảo xa bờ của Việt
Nam như Phú Quốc, Thổ Chu, Hòn Khoai… Đặc điểm nổi bật của đồng bằng
sông Cửu Long là có hệ thống sông, kênh, rạch chằng chịt, đan xen, rất thuận lợi
16


cung cấp nước ngọt quanh năm. Các vùng đất ngập nước theo mùa hoặc thường
xuyên cũng chiếm một diện tích lớn và có chức năng kinh tế, sinh thái quan
trọng đối với toàn vùng. Các vùng đất ngập nước đã tạo ra ba hệ sinh thái tự
nhiên phong phú cho đồng bằng sông Cửu Long: Một là, hệ sinh thái rừng ngập
mặn nằm ở vùng rìa ven biển trên các bãi lầy mặn. Các rừng này đã từng bao
phủ hầu hết vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long nhưng nay đang giảm dần
diện tích. Trong số các rừng ngập mặn còn lại, trên 80% (khoảng 77.000 ha) tập
trung ở tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Hai là, hệ sinh thái đầm nội địa (rừng tràm).
Trước đây, rừng tràm từng bao phủ một nửa diện tích đất phèn. Hiện nay, rừng
tràm chỉ còn lại trong khu vực đất than bùn U Minh và một số nơi trong vùng
đất phèn ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên. Rừng tràm rất quan trọng đối với việc ổn
định đất, thủy văn, thích hợp cho việc cải tạo các vùng đất hoang và những vùng
đất không phù hợp đối với sản xuất nông nghiệp như vùng đầm lầy than bùn và
đất phèn nặng. Ba là, hệ sinh thái cửa sông, nơi nước ngọt từ sông chảy ra gặp
biển. Cửa sông duy trì những quá trình quan trọng như vận chuyển chất dinh
dưỡng và phù du sinh vật, du đẩy các ấu trùng tôm cá, xác bồi động vật, thực vật
và nó quyết định các dạng trầm tích ven biển. Hệ sinh thái cửa sông nằm trong

số các hệ sinh thái phong phú và năng động nhất trên thế giới.Hệ động vật ở
đồng bằng sông Cửu Long gồm 23 loài có vú, 386 loài và bộ chim, 6 loài lưỡng
cư và 260 loài cá. Số lượng và tính đa dạng của hệ động vật thường lớn nhất
trong các khu rừng tràm và rừng ngập mặn còn lại. Đây là một vùng trú đông
quan trọng đối với các loài chim di trú. Trong những năm gần đây, 7 khu vực
sinh sản lớn của các loài diệc, cò vằn, cò trắng và vạc đã được phát hiện trong
các khu rừng tràm; loài sếu mỏ đỏ Phương Đông đã được phát hiện ở huyện
Tam Nông, Đồng Tháp Mười. Trong khu bảo tồn Tràm Chim có 92 loài chim đã
được xác định. Trong vùng rừng U Minh có 81 loài chim đã được ghi nhận.
Theo Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam Bộ, đồng bằng sông
Cửu Long còn có trên 250 loài cá nước ngọt, trong đó khoảng 50 loài có giá trị
kinh tế cao và khoảng gần 20 loài cá quý hiếm.
17


Bên cạnh lợi thế về địa lý - tự nhiên, các tiềm năng nhân văn cho phát
triển du lịch xanh ở đồng bằng sông Cửu Long cũng rất đa dạng và phong phú.
Cộng đồng dân cư ở đây có nền văn hóa phong phú, đa dạng bản sắc của nhiều
dân tộc anh em, trong đó có 4 dân tộc chiếm đa số là Kinh, Khmer, Hoa và
Chăm. Quá trình hình thành và phát triển đã để lại cho đồng bằng sông Cửu
Long nhiều di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia; nhiều khu sinh thái tự nhiên có
giá trị mang tầm quốc gia và quốc tế (có 2/6 khu Ramsar trên cả nước thuộc
đồng bằng sông Cửu Long là Vườn quốc gia Tràm Chim và Vườn quốc gia Mũi
Cà Mau). Bên cạnh các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, vùng đồng bằng
sông Cửu Long còn có nhiều nghề thủ công truyền thống (gạch, gốm, rèn, xay
xát, nông ngư cụ,…) với kỹ năng độc đáo; nhiều lễ hội gắn liền với các sinh hoạt
văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc của cộng đồng các dân tộc (1.234 lễ hội,
trong đó có 856 lễ hội dân gian, 262 lễ hội tôn giáo, 107 lễ hội lịch sử cách
mạng và 9 lễ hội khác). Ngoài ra, những nét riêng, tinh tế của nghệ thuật ẩm
thực cũng đã tạo nên nét đặc trưng về văn hóa vô cùng hấp dẫn của đồng bằng

sông Cửu Long.
Vừa qua, từ ngày 27/6 đến ngày 3/7/2015 tại thành phố Cần Thơ đã diễn
ra Tuần lễ Du lịch xanh đồng bằng sông Cửu Long 2015 bao gồm các hoạt động
chính như: Hội chợ triển lãm Tuần lễ du lịch xanh Đồng bằng sông Cửu Long
2015 với quy mô từ 1.030 gian hàng, Liên hoan Lễ hội ẩm thực; Lễ hội đường
phố, Vòng chung kết Hội thi Hoa khôi đồng bằng; Giờ vàng thương hiệu, Đêm
sắc màu du lịch và hội thi văn nghệ dành cho các hướng dẫn viên du lịch tài
năng, đêm hội ngộ và giao lưu với nghệ sĩ... Ngoài ra, còn có các hội nghị hội
thảo quan trọng như: Hội nghị xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực du lịch xanh vùng
đồng bằng sông Cửu Long; Hội nghị kết nối du lịch đồng bằng sông Cửu Long;
Hội thảo liên kết phát triển du lịch xanh đồng bằng sông Cửu Long... Tuần lễ Du
lịch xanh đồng bằng sông Cửu Long 2015 nhằm đẩy mạnh phát triển bền vững
ngành du lịch khu vực đồng bằng sông Cửu Long vốn mới phát triển còn non
trẻ, góp phần thực hiện chiến lược phát triển du lịch Việt Nam; xúc tiến đầu tư
18


trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là du lịch xanh, đảm bảo trong mối liên kết vùng;
thúc đẩy nhu cầu tham quan du lịch đối với du khách trong nước và quốc tế; tìm
giải pháp liên kết phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long, kết nối tour,
tuyến giữa các địa phương, vùng miền khác trong cả nước và quốc tế đến đồng
bằng sông Cửu Long và ngược lại.
Tuy nhiên việc phát triển du lịch xanh ở Việt Nam cho đến nay thực sự
chưa được quan tâm đầu tư đúng mức cả về phía quản lý nhà nước cũng như các
đơn vị tham gia hoạt động du lịch. Chúng ta còn rất thiếu những sản phẩm du
lịch xanh phong phú hấp dẫn để tạo được sức cạnh tranh của du lịch Việt nam
với các quốc gia lân cận : Thái Lan, Malasia… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
việc phát triển du lịch xanh bị hạn chế và chưa có một bước phát triển tương
xứng với trào lưu và yêu cầu của du lịch xanh trên thế giới hiện nay, trong đó
nguyên nhân cơ bản chính là nhận thức xã hội, đặc biệt nhận thức của các nhà

quản lý, nhà đầu tư về tầm quan trọng chiến lược của phát sản phẩm du lịch
xanh. Chúng ta chưa có được những cơ quan, tổ chức quản lý chuyên nghiệp về
du lịch xanh, chưa có được những bộ tiêu chí,đánh giá về du lịch xanh làm cơ sở
cho việc đánh giá và dán nhãn xanh cho các sản phẩm du lịch tạo nên giá trị và
tính cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới.

19


CHƢƠNG 2: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH XANH
TẠI ĐẢO CÁT BÀ
2.1. Tổng quan về Đảo Cát Bà
Đảo Cát Bà là địa danh đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh
quyển thế giới vào năm 2009 và cũng là địa chỉ du lịch hấp dẫn du khách trong
nước và quốc tế.
2.1.1. Vị trí địa lý
Toạ độ địa lý: Đảo Cát Bà ở khoảng vĩ độ 20o48’ Bắc, kinh độ 107o Đông.
Đảo Cát Bà ở độ cao khoảng 200m so với mực nước biển, cách thành phố
Hải Phòng khoảng 60km về phía Đông và cách thủ đô Hà Nội khoảng 150km về
phía Đông. Vì vậy, Cát Bà nằm ngay phạm vi dải ven bờ biển và là nơi giao lưu
của nhiều tuyến giao thông thuỷ quan trọng trong vùng thuỷ nội địa và quốc tế
nên điều kiện giao lưu với đất liền rất dễ dàng, thuận lợi cho việc phát triển giao
thông vận tải đường biển, thuận tiện cho việc chăm nom, đi lại, kết hợp với các
tuyến du lịch của khách tham quan.
Đảo Cát Bà nằm trong tổng thể vùng du lịch ven biển Hạ Long – Bái Tử
Long, là cửa ngõ tới si sản thiên nhiên thế giới – vịnh Hạ Long và là điểm du
lịch bừng sáng nối giữa hai cực của tam giác tăng trưởng kinh tế của miền Bắc –
Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – hai trung tâm du lịch lớn nhất miền Bắc Việt
Nam: Hạ Long – Hải Phòng, tạo thành một tuyến du lịch theo đường biển kết
hợp với đường bộ và đường sắt. Khách du lịch sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị với

nhiều loại phương tiện khi đến Cát Bà du lịch. Hơn nữa, ngày này, du khách
thường đến thăm di sản thế giới Vịnh Hạ Long, sau đó theo đường biển đến Cát
bà. Đây cũng là một thuận lợi cho du khách có dịp được chiêm ngưỡng cảnh đẹp
của núi non, biển cả Việt Nam, vừa hùng vĩ nhưng cũng rất nên thơ. Và nếu loại
hình du lịch xanh tại đảo Cát Bà được quan tâm phát triển hơn nữa sẽ đem lại
cho du khách ấn tượng đặc biệt không chỉ về cảnh đẹp đất nước mà còn cả sự
thân thiện, văn minh trong các dịch vụ du lịch và của con người Việt Nam [5].
20


2.1.2. Tài nguyên du lịch
2.1.2.1. Tài nguyên tự nhiên [5]
a. Địa hình
Địa hình có ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc cảnh quan, vì thế, mỗi bộ
phận địa hình đóng một vai trò như tài nguyên du lịch. Hay nói cách khác, mỗi
một điểm du lịch đều có những đặc điểm địa hình riêng biệt, độc đáo mà nhiều
nơi, nó chính là yếu tố thu hút khách du lịch.
Hình thái địa hình của đảo khá phức tạp. Đảo Cát Bà là một vùng đồi, núi
pha trộn nhiều dạng địa hình. Dựa vào các chỉ tiêu về độ cao, độ dốc, mật độ
chia cắt, có thể chia thành các dạng địa hình khác nhau:
-

Núi thấp, chia cắt mạnh là kiểu địa hình chủ yếu tại Đảo Cát Bà. Hầu

hết các đỉnh núi có độ cao khoảng 100 – 250m. Đỉnh núi cao nhất là ngọn Cao
Vọng 331m thuộc phần Tây đảo Cát Bà. Đặc điểm nổi bật nhất của núi trên đảo
là đỉnh nhọn, sắc, sườn dạng răng cưa, dốc đứng, hiểm trở, lởm chởm tai mèo và
nhiều hang động đẹp không kém vùng Ninh Bình. Hầu hết các hang động ở đây
đều có độ dài dưới 200m, hang động dài nhất không vượt quá 1.000m. vị trí ở
cửa hang đều tập trung ở các mức 4-6m; 15 – 20m; 30 – 40m so với mặt đất.

Tuy về kích thước không lớn nhưng các hang lại có hình thái khá đẹp. Vì vậy
đây là nguồn tài nguyên có giá trị lớn không những hấp dẫn khách du lịch bốn
phương mà còn là tiền đề thuận lợi cho việc phát triển du lịch địa phương trong
thời điểm hiện tại và lâu dài.
-

Đồng bằng khá bằng phẳng chỉ có ở Phù Long với góc dốc bề mặt

thường là 1 – 3o. Độ chia cắt sâu trung bình 4-5km, chia cắt dày lớn, trung bình
7-8 km/km2.
-

Đáy biển nguyên là đồng bằng lục địa lớn bị biển làm ngập trong thời

gian biển tiến sau băng hà lần cuối cùng. Đáy biển có hình thái đồng bằng. Vùng
đáy sâu trung bình 5 – 10m, cực đại là 39m.
Trong phạm vi đồng bằng này có một số rạn san hô. Sự phức tạp của địa
hình đáy biển với nhiều rạn san hô có giá trị ở vùng ven đảo Cát Bà là yếu tố
21


quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch
lặn ngầm, du lịch mạo hiểm.
-

Bờ biển xung quanh đảo Cát bà mang kiểu bờ biển mài mòn hoá học.

Cát Bà chủ yếu là núi đá vôi, có đường biển khúc khuỷu, dáng hùng vĩ, độ dốc
lớn, đới bờ hẹp, bị chia cắt mạnh dạng răng cưa. Bờ biển có nhiều mũi nhô đá
gốc xen kẽ với các vụng nhỏ hình dáng không nhất định tạo thành do kết quả

quá trình hoà tan đá vôi trong điều kiện ngập mặn. Nhiều vách núi đâm thẳng ra
biển tạo thành các vịnh nhỏ, bãi cát trải dài, phẳng mịn, nước trong vắt, soi rõ cả
đáy cát vàng như bãi Đá Bằng, bãi Cát Cò I và II, Đượng Gianh, Cát Dứa... Đó
là những bãi tắm đẹp nổi tiếng có sức hút mạnh đối với du khách trong và ngoài
nước.
Bảng 2.1. Danh mục các bãi biển có tiềm năng phát triển du lịch
ở đảo Cát Bà
Kích thước (m)

Góc

Tên bãi

dốc

Diện tích lộ ra
khi thuỷ triều

Dài

Rộng

trung bình

Tây Tắm

380

80


2o47’

23.289

Cát Cò I

250

104

2o13’

18.606

Cát Cò II

270

84

2o56’

17.868

Cát Quyền

140

38


5o43’

3.160

Cát Dứa

300

70

2o38’

15.335

100

2o48’

577.200

Đượng Gianh 3.500

xuống (m2)

(Nguồn: Phân viện Hải dương học Hải Phòng)
Nhìn chung, địa hình Cát Bà so với các khu vực khác ở miền Bắc và miền
Trung là tương đối đặc biệt và khá đa dạng, làm nền tảng cho cảnh quan tự
nhiên, tạo nên những nét đẹp độc đáo và phong phú cho phong cảnh mà trên đó
22



có thể phát triển nhiều loại hình du lịch cùng một lúc: du lịch tham quan, du lịch
sinh thái, du lịch leo núi, du lịch nghiên cứu, du lịch lặn biển và du lịch thể thao
dưới nưới, du ngoạn bằng thuyền...
b. Khí hậu
Cát Bà có những ưu thế về khí hậu, cũng tương tự như những điểm du
lịch khác ở ven biển phía Bắc, khí hậu Cát Bà bị chi phối sâu sắc bởi biển. Ảnh
hưởng của biển làm điều hoà khí hậu khu vực đảo, giảm bớt các ảnh hưởng cực
đoan về nhiệt độ và độ ẩm, mùa hè, thời tiết Cát Bà không qua oi bức, mùa đông
không quá lạnh. Do dự chi phối hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á, khí hậu Cát Bà
mang tính nhiệt đới nóng ẩm và gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt:
- Mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 9, khí hậu nóng ẩm gần trùng với
mùa mưa nhiều, rất thuận lợi cho hoạt động du lịch, đặc biệt là tắm biển. Mùa hè
cũng là mùa đông khách của hoạt động du lịch trên đảo. Tháng 4 và tháng 10 là
các tháng chuyển tiếp.
- Mùa đông: mang tính lạnh, hạn chế các nhu cầu nghỉ ngơi tắm biển,
từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, đồng thời cũng chính là mùa vắng khách trên
đảo.
Khí hậu Cát Bà thường xuyên biến động, rõ nhất là sự biến động của yếu
tố nhiệt độ trong mùa đông và yếu tố mưa trong mùa hạ. Tuy nhiên, vì Cát Bà
nằm giáp biển Đông, lại chịu ảnh hưởng của biển đổi khí hậu toàn cầu và nước
biển dâng nên hàng năm, Cát Bà vẫn xuất hiện các hiện trạng thời tiết bất
thường:
- Bão và áp thấp nhiệt đới thường xuất hiện vào khoảng các tháng 7,
8, 9, 10. Hàng năm, có từ 3 – 5 lần đổ bộ vào Cát Bà. Bão thường gây mưa lớn
trên toàn khu vực, gây tổn hại lớn đến các công trình phục vụ khách du lịch của
đảo.
- Dông: hàng năm, có khoảng 40 – 50 ngày có dông lớn. Dông
thường xuất hiện vào mùa hạ.


23


- Sương mù: thường tập trung vào mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau. Thời điểm sương mù là từ 5 – 8 giờ sáng. Sau khi mặt trời lên cao,
sương mù tan. Hiện tượng này làm giảm tầm nhìn từ xa, gây trở ngại nhiều cho
việc tham quan biển và các hoạt động du lịch trên đảo vào buổi sáng.
c. Tài nguyên nước
Đảo Cát Bà có nguồn nước biển, có suối ngầm cung cấp nước ngọt cho
sinh hoạt, có suối khoáng chữa bệnh và làm nước giải khát.
- Nước biển: nước biển tại Cát Bà có độ đục thấp, thường là dưới
10g/m3. Nước khá trong, vào những ngày thường có thể nhìn qua lớp nước
xuống độ sâu 5-7m. Chế độ nhật triều lớn có biên độ lớn, 4-4,3m, tạo nên những
thay đổi về diện mạo bờ, tăng thêm tính đa dạng cho cảnh quan bờ biển. Sóng
thường xuyên có nhưng nhỏ nhẹ, khi có bão cũng không cao quá 1m ở phía
trong, không có những dòng chảy xoáy nên rất an toàn cho du khách ngay cả
trong mùa mưa bão. Thuỷ triều dâng cao vào ban ngày, mùa hè rất thuận lợi cho
các tuyến du lịch bằng thuyền nhưng lại hạn chế thời gian tắm ở các bãi trên
đảo.
- Tài nguyên nước khoáng: Cát Bà có nguồn tài nguyên nước khoáng
có giá trị lớn về du lịch. Trên đảo có suối nước khoáng Thuồng Luồng thuộc xã
Trần Châu, chảy ra từ chân núi đá vôi với lưu lượng lớn. Hiện nay, Cát Bà cũng
phát hiện thêm một số khoáng ngầm là những “túi nước” có trữ lượng vạn mét
khối. Xã Xuân Đám có nguồn nước khoáng nóng, chảy quanh năm với độ nóng
là 38oC.
d. Tài nguyên động, thực vật
Đảo Cát Bà là thảm rừng nhiệt đới xanh quanh năm, có khu rừng nguyên
sinh với nhiều loài chim, thú, bò sát và thảm thực vật quý hiếm. Ngoài ra, đảo
còn có giá trị lớn về hải sản, hệ sinh thái rừng ngập mặn, có ao hồ trên núi đá
vôi, góp phần làm phong phú về các hình thức du lịch trên đảo.

- Thực vật rừng: rừng trên đảo nguyên là rừng rậm nhiệt đới nhưng
do bị tác động mạnh của con người nên hầu hết đã bị thay bằng thực bì thứ sinh
24


nghèo nàn hơn. Tại trung tâm đảo Cát Bà hiện vẫn còn rừng rậm nhiệt đới xanh
quanh năm được bảo tồn khá nguyên vẹn. Về đa dạng sinh học, trong vườn quốc
gia đã xác định có 745 loài thực vật bậc cao thuộc 495 chi và 149 họ thực vật.
- Động vật rừng: toàn bộ động vật vườn quốc gia Cát Bà có thể chia
theo các nhóm sau:
+ Động vật đặc hữu:

1 loài

+ Động vật quý hiếm:

5 loài

+ Động vật có thể làm thuốc:

20 loài

+ Động vật cho da và lông quý:

9 loài

+ Động vật làm cảnh xuất khẩu:

15 loài


+ Động vật cho thịt:

23 loài

Sự phân bố các loài động vật quý hiếm trên đảo là không đều.
- Động, thực vật biển: số lượng sinh vật biển của đảo Cát Bà rất đa
dạng về thành phần loài, phong phú về số lượng. Điều đó góp phần làm phong
phú các nguồn hải sản và nhiều loại đặc sản quý của cả nước lợ và nước biển,
làm tăng giá trị, chất lượng các đặc sản địa phương cũng như cảnh quan môi
trường nước. Đây không chỉ là nơi lưu giữa và phát tán nguồn gen lớn của vịnh
Bắc Bộ mà còn có nhiều loại kinh tế quý hiếm: rong biển, loài đáy, bò sát, chim
biển...
2.1.2.2. Tài nguyên nhân văn
a. Dân cư
Cát Bà là một đơn vị hành chính thuộc huyện đào Cát Hải, thành phố Hải
Phòng. Tuy nhiên, trung tâm hành chính, kinh tế của cả huyện đảo đều được đặt
tại Cát Bà. Điều này cũng đem lại sự thuận lợi cho việc quản lý và tổ chức hoạt
động du lịch trên đảo Cát Bà của huyện Cát Hải, đặc biệt là loại hình du lịch
xanh.
Trên một diện tích 200km2 của toàn bộ hòn đảo hiện có khoảng 15.000
dân sinh sống, phân bố tại thị trấn Cát Bà và 6 xã còn lại là: Gia Luận, Trân
25


×