Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Bước đầu đánh giá tác động của hoạt động thâm canh và trồng mới thuộc dự án AFD đến phát triển sản xuất chè ở các hộ nông dân huyện hạ hòa tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 112 trang )

Khãa luËn tèt nghiÖp

Hoµng Trung §« - KT51B

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa
luận này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một nghiên
cứu nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài đã
được cảm ơn đầy đủ. Các số liệu, thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được
ghi rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày 26 tháng 5 năm 2010
Người cam đoan
Hoàng Trung Đô

i


Khãa luËn tèt nghiÖp

Hoµng Trung §« - KT51B
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tâp, nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận tôi đã
nhận được sự dạy dỗ, quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân.
Nhân đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Phát triển
nông thôn, các thầy, cô giáo đã truyền đạt cho tôi kiến thức và kinh nghiệm
quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Ngô Thị Thuận - người đã
tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và tạo điều kiện thuận


lợi cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn ban giám đốc trung tâm và các anh chị trong Bộ môn
kinh tế và ngành hàng thuộc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hệ thống
nông nghiệp, Phòng nông nghiệp huyện Hạ Hòa, các cơ quan, ban ngành và
bà con nhân dân trong huyện đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã chia
sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp của mình.
Do điều kiện về thời gian và trình độ còn hạn chế nên chắc chắn khóa
luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp của
thầy giáo, cô giáo và các bạn để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2010
Sinh viên
Hoàng Trung Đô

ii


Khãa luËn tèt nghiÖp

Hoµng Trung §« - KT51B

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Dự án phát triển cây chè AFD triển khai tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú
Thọ, là một dự án phát triển nông thôn, với mục tiêu chính không phải là lợi
nhuận như những dự án đầu tư mà dự án hướng vào giải quyết những vấn đề
về kinh tế, xã hội, môi trường của cộng đồng, người dân được hưởng lợi một
cách bền vững và lâu dài.

Với phạm vi triển khai rộng lớn, dự án có những tác động lâu dài đến
cộng đồng và người dân hưởng lợi, chính vì vậy sự thành công hay thất bại
của một dự án phát triển sẽ tạo ra những tác động tích cực hoặc tiêu cực đến
người dân và cộng đồng trong vùng dự án. Điều này là rất quan trọng, do đó,
bên cạnh việc thực hiện dự án thì việc đánh giá tác động của dự án là điều cần
thiết.
Từ ý nghĩa thực tiễn này, chúng tôi đã chọn chủ đề Bước đầu đánh giá
tác động của hợp phần thâm canh và trồng mới chè thuộc dự án AFD đến phát
triển sản xuất chè của các hộ dân huyện Hạ Hòa. Bài khóa luận gồm một số
nội dung chính sau đây:
* Mục tiêu nghiên cứu đề tài là phân tích thực trạng thâm canh và trồng
mới chè thuộc dự án AFD từ đó đánh giá những tác động của hoạt động này
đến phát triển sản xuất chè của các hộ nông dân huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.
* Phương pháp nghiên cứu được sử dụng như: Phương pháp chọn điểm
nghiên cứu; phương pháp thu thập các tài liệu thứ cấp và sơ cấp; phương pháp
phân tích thống kê; chuyên gia chuyên khảo; so sánh trước và sau; phân tích
định tính.
* Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu:
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất về nhân khẩu, lao động,
diện tích đất canh tác, diện tích đất trồng chè của 1 hộ, ...

iii


Khãa luËn tèt nghiÖp

Hoµng Trung §« - KT51B

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động thâm canh và trồng mới chè: Tỷ lệ
và diện tích chè trồng mới, chè thâm canh; chi phí đầu tư cho 1 ha chè trồng

mới và chè thâm canh; ...
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh tác động của dự án tới kinh tế: diện tích, năng
suất, sản lượng của cây chè trước và sau khi có dự án; GO, IC, VA,... của 1 ha
chè trước và sau khi có dự án.
- Nhóm chỉ tiêu phản ảnh tác động của dự án về xã hội: Số hộ và tỷ lệ
hộ tham gia tập huấn kỹ thuật về trồng mới và thâm canh chè; tỷ lệ giới nữ
làm chủ hộ; tỷ lệ hộ nghèo trước và sau khi có dự án.
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh tác động về môi trường: Chất lượng đất trồng
chè của các hộ; khối lượng phân hóa học; lượng thuốc bảo vệ thực vật được
sử dụng trước và sau khi có dự án.
* Các kết quả nghiên cứu đạt được
- Cây chè huyện Hạ Hòa những năm gần đây phát triển ổn định về diện
tích, năng suất và sản lượng. Hoạt động thâm canh và trồng mới thuộc dự án
phát triển cây chè triển khai tại huyện Hạ Hòa chưa đạt kế hoạch đề ra.
- Một số những tác động của hoạt động thâm canh, trồng mới chè thuộc
dự án AFD:
+ Tác động tới phát triển sản xuất chè và kinh tế của hộ trồng chè: Dự
án làm tăng diện tích, năng suất, sản lượng chè của các hộ. Góp phần làm tăng
diện tích, năng suất, sản lượng chè của cả huyện Hạ Hòa. Dự án cũng làm
tăng giá trị sản xuất chè của hộ dân, từ đó làm tăng giá trị gia tăng trong việc
sản xuất chè của hộ.
+ Tác động tới vấn đề xã hội: Dự án đào tạo, tập huấn thêm nhiều hộ
dân, giúp nâng ca trình độ và nhận thức của người dân tới thâm canh và trồng
mới chè. Bên cạnh đó, dự án còn góp phần cải thiện cơ sở vật chất và nâng
cao chất lượng sống cho hộ trồng chè.

iv


Khãa luËn tèt nghiÖp


Hoµng Trung §« - KT51B

+ Tác động tới vấn đề môi trường: Dự án hiện chưa có những tác động
rõ rệt tới môi trường sống và sản xuất của người dân vùng dự án.
- Một số giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực và khắc phục
những tác động tiêu cực của dự án:
+ Giải pháp về thực hiện dự án: Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án
đúng với thực tế nhu cầu của nhân dân; thường xuyên kiểm tra tiến độ thực
hiện dự án, cán bộ dự án giám sát và chỉ đạo, hướng dẫn người dân thực hiện
đúng thủ tục vay vốn dự án và làm đúng quy trình kỹ thuật của thâm canh và
trồng mới chè.
+ Giải pháp để duy trì và phát triển dự án: Dự án nâng định mức cho
vay đối với thâm canh là 11 triệu đồng/ha và 50 triệu đồng/ha trồng mới.
Khuyến khích các hộ trồng chè phát triển vườn chè ở mức quy mô lớn ( từ 15
sào tới 27 sào hay từ 5400m 2 đến 10000m2); đầu tư thêm cơ sở hạ tầng phục
vụ cho sản xuất chè nhất là hệ thống tưới tiêu; mở rộng số hộ tham gia dự án.
Khuyến khích các hộ trồng xen thêm các loại cây có giá trị kinh tế vào vườn
chè để tăng thêm thu nhập, sử dụng phân bón với liều lượng hợp lý không lạm
dụng thuốc bảo vệ thực vật.

v


Khãa luËn tèt nghiÖp

Hoµng Trung §« - KT51B
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................i

TÓM TẮT KHÓA LUẬN..................................................................................................iii
MỤC LỤC............................................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................................x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................xi
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................3
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ
ÁN CHÈ AFD.......................................................................................................................5
2.1 Cơ sở lý luận...................................................................................................................5
2.2 Cơ sở thực tiễn..............................................................................................................20
Bảng 2.1 Sản lượng chè của một số nước sản xuất chè lớn nhất thế giới giai đoạn
2008-2009.............................................................................................................................21
Bảng 2.2 Kết quả xuất khẩu chè đen 11 tháng đầu năm 2009 của Việt Nam...............24
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................33
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu......................................................................................33
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Hạ Hòa.................................................35
Bảng 3.2 Giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Hạ Hòa năm 2009. 37
3.2 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................39
Bảng3.3 Số hộ điều tra ở huyện Hạ Hòa..........................................................................40
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................................46
4.1 Hiện trạng phát triển cây chè những năm qua tại Hạ Hòa......................................46
Bảng 4.1 Diện tích, năng suất, sản lượng chè của huyện Hạ Hòa 2001 – 2009.............46
Hình 4.1 Diện tích chè huyện Hạ Hòa..............................................................................47
Hình 4.2 Năng suất chè búp tươi huyện Hạ Hòa.............................................................48
Hình 4.3 Sản lượng chè búp tươi huyện Hạ Hòa.............................................................48
4.2 Thực trạng thâm canh và trồng mới chè theo dự án AFD của các hộ nông dân
huyện Hạ Hòa, Tỉnh Phú Thọ...........................................................................................50


vi


Khãa luËn tèt nghiÖp

Hoµng Trung §« - KT51B

Bảng4.2 Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả thực hiện dự án AFD tại huyện Hạ Hòa.....54
Hình 4.4 Tiến độ thực hiện dự án AFD của huyện Hạ Hòa...........................................55
Hình 4.5 Tỷ lệ nhóm các hộ theo quy mô.........................................................................57
Bảng4.3 Đặc điểm các hộ tham gia dự án........................................................................58
Hình 4.6 Tỷ lệ các loại giống chè được trồng...................................................................59
Bảng4.4 Kết quả thực hiện hoạt động trồng mới của dự án..........................................62
Bảng 4.5 Mức đầu tư chi phí cho 1 ha chè trồng mới.....................................................64
Hình 4.7 Tỷ lệ các chi phí đầu tư cho 1 ha chè trồng mới..............................................65
Bảng4.6 Kết quả thực hiện hoạt động thâm canh của dự án.........................................66
Bảng 4.7 Mức chi phí đầu tư cho 1 ha chè thâm canh....................................................68
Hình 4.8 Chi phí trung bình cho 1 ha thâm canh............................................................70
4.3 Đánh giá tác động của hoạt động thâm canh và trồng mới thuộc dự án chè AFD
đến phát triển sản xuất chè của các hộ nông dân huyện Hạ Hòa..................................70
Bảng 4.8 So sánh DT,NS,SL chè trước và sau khi có dự án AFD..................................72
Hình 4.9 Diện tích, năng suất, sản lượng chè của hộ trước và sau khi có dự án..........73
Bảng 4.9 So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất chè trước và sau khi có dự án AFD. .75
Bảng 4.10 So sánh một số chỉ tiêu về xã hôi trước và sau khi có dự án........................78
Bảng 4.11 So sánh một số chỉ tiêu về môi trường trước và sau khi có dự án AFD......81
4.4 Đề xuất một số hoạt động và giải pháp nâng cao các tác động hiệu quả của dự án
..............................................................................................................................................82
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................87
5.1 Kết luận.........................................................................................................................87

5.2 Kiến nghị.......................................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................90

vii


Khãa luËn tèt nghiÖp

Hoµng Trung §« - KT51B

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Sản lượng chè của một số nước sản xuất chè lớn nhất thế giới
giai đoạn 2008-2009......................................Error: Reference source not found
Bảng 2.2 Kết quả xuất khẩu chè đen 11 tháng đầu năm 2009 của Việt Nam …
Error: Reference source not found
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Hạ Hòa..........Error: Reference
source not found5
Bảng 3.2 Giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Hạ Hòa
năm 2009.................................................................................................................
Bảng3.3 Số hộ điều tra ở huyện Hạ Hòa..............................................................
Bảng 4.1 Diện tích, năng suất, sản lượng chè của huyện Hạ Hòa 2001 –
2009................................................................Error: Reference source not found
Bảng4.2 Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả thực hiện dự án AFD tại huyện
Hạ Hòa...........................................................Error: Reference source not found
Bảng4.3 Đặc điểm các hộ tham gia dự án............................................................
Bảng4.4 Kết quả thực hiện hoạt động trồng mới của dự án....................Error:
Reference source not found2
Bảng 4.5 Mức đầu tư chi phí cho 1 ha chè trồng mới..............Error: Reference
source not found4
Bảng4.6 Kết quả thực hiện hoạt động thâm canh của dự án................66Error:

Reference source not found
Bảng 4.7 Mức chi phí đầu tư cho 1 ha chè thâm canh.......................................
Bảng 4.8 So sánh DT,NS,SL chè trước và sau khi có dự án AFD.............Error:
Reference source not found2
Bảng 4.9 So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất chè trước và sau khi có
dự án AFD..............................................................................................................

viii


Khãa luËn tèt nghiÖp

Hoµng Trung §« - KT51B

Bảng 4.10 So sánh một số chỉ tiêu về xã hôi trước và sau khi có dự án
........................................................................7Error: Reference source not found
Bảng 4.11 So sánh một số chỉ tiêu về môi trường trước và sau khi có dự
án AFD...........................................................Error: Reference source not found

ix


Khãa luËn tèt nghiÖp

Hoµng Trung §« - KT51B

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 Diện tích chè huyện Hạ Hòa.................47Error: Reference source not
found
Hình 4.2 Năng suất chè búp tươi huyện Hạ Hòa................................................

Hình 4.3 Sản lượng chè búp tươi huyện Hạ Hòa................................................
Hình 4.4 Tiến độ thực hiện dự án AFD của huyện Hạ Hòa...............................
Hình 4.5 Tỷ lệ nhóm các hộ theo quy mô............................................................
Hình 4.6 Tỷ lệ các loại giống chè được trồng......................................................
Hình 4.7 Tỷ lệ các chi phí đầu tư cho 1 ha chè trồng mới........Error: Reference
source not found5
Hình 4.8 Chi phí trung bình cho 1 ha thâm canh.........Error: Reference source
not found0
Hình 4.9 Diện tích, năng suất, sản lượng chè của hộ trước và sau khi có
dự án..............................................................Error: Reference source not found

x


Khãa luËn tèt nghiÖp

Hoµng Trung §« - KT51B

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AFD

Cơ quan phát triển Pháp

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc

UEA


Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

QLDA

Quản lý dự án

ADB

Ngân hàng phát triển châu Á

GO

Giá trị sản xuất

VA

Giá trị gia tăng

IC

Chi phí trung gian


DT

Diện tích

NS

Năng suất

SL

Sản lượng

BVTV

Bảo vệ thực vật

UBND

Ủy ban nhân dân

BCĐ

Ban chỉ đạo

Tr.Đ

Triệu đồng

Ng.Đ


Ngàn đồng

ĐVT

Đơn vị tính

xi


Khãa luËn tèt nghiÖp

Hoµng Trung §« - KT51B

PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Chè là cây công nghiệp dài ngày, mang hiệu quả kinh tế tương đối cao
và ổn định. Cây chè do người dân trồng là nguồn cung nguyên liệu quan trọng
bên cạnh các diện tích chè do nhà máy quản lý. Cây chè giúp cho người nông
dân trung du – miền núi tận dụng được đất đai, tạo thêm việc làm, nâng cao
thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống góp phần xóa đói giảm nghèo.
Hiện nay, các sản phẩm từ cây chè được tiêu dùng phổ biến trên thế
giới cũng như ở Việt Nam. Nhất là ở các nước phương Đông, chè đã trở
thành thứ đồ uống rất được ưa thích, một nét đẹp trong văn hóa của nhiều dân
tộc. Lá chè tươi có thể nấu thành nước giải khát có tác dụng tốt cho người sử
dụng, tuy nhiên lượng chè tươi đó sử dụng không đáng kể, chủ yếu lá chè
được chế biến thành sản phẩm khô phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Theo
dự báo của FAO, trong giai đoạn 2009 - 2010, nhập khẩu chè đen thế giới ước
tính khoảng 1,15 triệu tấn, mức tăng trung bình khoảng 0,6%/năm.
Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu chè thứ 5 trên thế giới, cây chè
được trồng chủ yếu ở các tỉnh trung du, miền núi, Tây Nguyên và đã trở thành

cây trồng mũi nhọn đóng vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội
của người dân nơi đây. Năm 2009, lượng chè xuất khẩu của Việt Nam đạt
khoảng 133 tấn với kim ngạch xuất khẩu 178 triệu USD. Như vậy, kim ngạch
xuất khẩu chè của Việt Nam còn thấp hơn rất nhiều so với kim ngạch xuất
khẩu chè năm 2008 của các nước đứng đầu là Sri Lanka (đạt 1,2 tỉ USD),
Trung Quốc (682,3 triệu USD) và Ấn Độ (501,3 triệu USD). Mặt khác, thị
trường tiêu thụ chè trên thế giới hiện nay thường xuyên gặp tình trạng thiếu
hụt nguồn cung chè do tốc độ tăng sản lượng thường thấp hơn tốc độ tăng nhu
cầu về chè. Do vậy, việc tăng sản lượng chè cũng như tăng chất lượng chè là

1


Khãa luËn tèt nghiÖp

Hoµng Trung §« - KT51B

điều cần thiết để tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu nhập cho người dân góp
phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Phú Thọ có diện tích chè đứng thứ 5 và là một trong 4 tỉnh có sản
lượng chè sản xuất lớn nhất cả nước. Tỉnh đã xác định cây chè là cây công
nghiệp mũi nhọn, luôn được quan tâm trong những chương trình kinh tế trọng
điểm của tỉnh. Dự án “Phát triển cây chè sử dụng nguồn vốn vay của cơ quan
phát triển Pháp – viết tắt là AFD” được triển khai trên 9 huyện của tỉnh Phú
Thọ với tổng số vốn 8,5 triệu Euro, thời gian từ năm 2006 tới 2011 với nội
dung chủ yếu là trồng mới thêm 3000 ha chè và thâm canh cho hơn 2500 ha
chè đã có. Tới nay dự án đã triển khai được hơn 3 năm và đang chuẩn bị đi
đến kết thúc dự án, chắc chắn việc triển khai dự án đã có những tác động rất
tích cực tới phát triển cây chè của tỉnh cũng như tới đời sống kinh tế-xã hội
của các hộ trồng chè được hưởng lợi từ dự án.

Huyện Hạ Hòa - Tỉnh Phú Thọ là huyện miền núi có điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội khá thuận lợi cho việc phát triển cây chè. Huyện nằm trong
vùng dự án có diện tích chè trồng mới cũng như thâm canh tương đối lớn.
Cây chè đã có thời gian tồn tại và phát triển lâu dài với người dân trong
huyện. Đến nay, diện tích chè của toàn huyện đã đạt 2512 ha, tăng hơn 300ha
so với diện tích 2146 ha chè năm 2006. Trong đó, diện tích chè của người dân
là 1982,1 ha, diện tích chè của nông trường 519,86 ha, diện tích chè của lực
lượng vũ trang là 10 ha. Là cây công nghiệp mũi nhọn lâu năm, cây chè có ý
nghĩa quan trọng đối với kinh tế các hộ dân vùng đồi cũng như kinh tế của
huyện. Phát triển cây chè sẽ giúp huyện tận dụng được diện tích đất đồi và
diện tích đất cằn, xấu giúp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên đất .
Đồng thời tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân góp phần nâng cao
đời sống vật chất và văn hóa cho người dân trên địa bán huyện. Hoạt động
trồng mới, thâm canh chè của dự án đã triển khai trên địa bàn huyện Hạ Hòa
từ 2006 đến nay đã có những tác động như thế nào tới phát triển sản xuất chè

2


Khãa luËn tèt nghiÖp

Hoµng Trung §« - KT51B

và đời sống của các hộ nông dân. Để trả lời rõ hơn câu hỏi này, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Bước đầu đánh giá tác động của hoạt động thâm
canh và trồng mới thuộc dự án AFD đến phát triển sản xuất chè ở các hộ
nông dân huyện Hạ Hòa - tỉnh Phú Thọ”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng thâm canh và trồng mới chè thuộc dự

án AFD (dự án phát triển cây chè sử dụng nguồn vốn vay của cơ quan phát
triển Pháp) mà đánh giá tác động của hoạt động này đến phát triển sản xuất
chè của các hộ nông dân huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về đánh giá tác động của dự án tới
phát triển sản xuất nói chung và sản xuất chè nói riêng.
- Phân tích thực trạng thâm canh và trồng mới chè thuộc dự án chè
AFD tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.
- Đánh giá tác động của hoạt động thâm canh và trồng mới chè đến
phát triển sản xuất chè của các hộ nông dân huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của dự án chè
AFD.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các xã và các hộ sản xuất chè tham gia dự án chè AFD và cộng đồng
hưởng lợi từ dự án chè AFD tại huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ.
- Các hoạt động thâm canh và trồng mới thuộc dự án chè AFD tại
huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ.

3


Khãa luËn tèt nghiÖp

Hoµng Trung §« - KT51B

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu những tác động tích cực và những khó khăn
của hoạt động thâm canh và trồng mới thuộc dự án chè AFD tới phát triển sản

xuất chè của các hộ nông dân tại huyện Hạ Hòa – Tỉnh Phú Thọ.
1.3.2.2 Phạm vi thời gian
- Số liệu thu thập phục vụ cho nghiên cứu được lấy từ năm 2006 đến
2009.
- Đề xuất một số biện pháp có thể áp dụng trong khoảng thời gian
2010-2011.
1.3.2.3 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu trên phạm vi huyện Hạ Hòa – Tỉnh Phú Thọ.
Nghiên cứu ở 4 xã đại diện của huyện Hạ Hòa với 100 hộ nông dân đại
diện.

4


Khãa luËn tèt nghiÖp

Hoµng Trung §« - KT51B

PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN CHÈ AFD
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Lý luận về dự án và đánh giá dự án
2.1.1.1 Một số khái niệm
a. Tăng trưởng và phát triển
- Tăng trưởng: là sự gia tăng về quy mô (quy mô sản xuất, quy mô sản
phẩm xã hội,…) hay trong lĩnh vực kinh tế là sư tăng thêm về tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) hay tổng thu nhập quốc dân.
Nghĩa là sự tăng lên về tổng sản phẩm hàng hoá dịch vụ của quốc gia
đó. Khái niệm này cũng được dùng để đánh giá cho từng vùng. Tuy nhiên nó
chưa phản ánh được hết sự phát triển và bộ mặt của vùng đánh giá trên

phương diện xã hội, đó chỉ là sự tăng lên đơn thuần, nó chỉ là chỉ tiêu quan
trọng để phản ánh về mặt kinh tế của khu vực, vùng hay quốc gia.
- Phát triển: là quá trình thay đổi liên tục làm tăng điều kiện sống của
con người, phân phối công bằng những thành quả đạt được và nâng cao chất
lượng cuộc sống.
Như vậy, phát triển bao hàm tăng trưởng kinh tế để tăng mức sống vật
chất và tinh thần của con người, thay đổi cơ cấu kinh tế xã hội tiến bộ hơn,
phân phối công bằng thu nhập quốc dân và nân cao giá trị cuộc sống.
- Phát triển nông thôn: có những quan niệm khác nhau ở nhiều nước,
nhiều khu vực. Tuy nhiên hiện nay đã có những khái niệm tương đối đồng
nhất với nhau về ý tưởng
+ Theo tài liệu ngân hàng thế giới: " phát triển nông thôn là một chiến
lược được vạch ra nhằm cải thiện đời sống kinh tế và xã hội của một nhóm
người riêng biệt, người nghèo ở nông thôn. Nó đòi hỏi phải mở rộng lợi ích

5


Khãa luËn tèt nghiÖp

Hoµng Trung §« - KT51B

cuả sự phát triển đến những người nghèo nhất trong số những người đang tìm
kế sinh nhai ở các vùng nông thôn, tá điền và những người không có ruộng"
+ Theo Mandasema Ratrapana (Ấn Độ ): " phát triển nông thôn không
thể là một loạt cục bộ, rời rạc và thiếu quyết tâm. Nó phải là một hoạt động
của tổng thể liên tục diễn ra trong các quốc gia. Phát triển nông thôn không
thể tồn tại lâu hơn như một cố gắng đơn độc chỉ thực hiện trong các cộng
đồng nông thôn " lạc hậu" với lý do nhân đạo và như một chương trình bổ
xung cho những nỗ lực phát triển kinh tế quốc dân to lớn"

Ngày nay, trong phát triển nông thôn, chính phủ các nước và nhiều tổ
chức quốc tế nghiên cứu về phát triển bền vững.
+ Phát triển bền vững: "là sự phát triển với tốc độ cao, liên tục trong
thời gian dài, sự phát triển đó dựa trên việc sử dụng có hiệu quả các nguồn tài
nguyên thiên nhiên mà vẫn bảo vệ được môi trường sinh thái. phát triển kinh
tế nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không làm cạn kiệt nguồn tài
nguyên để lại hậu quả xã hội cho các thế hệ tương lai.
b. Dự án và dự án phát triển
Có nhiều các khái niệm về dự án, dự án phát triển, dự án phát triển
nông thôn nhưng nhìn chung các khái niệm đều nêu ra các nội dung chủ yếu
như:
- Dự án: Theo nghĩa chung nhất là tập hợp các hoạt động qua lại để bố
trí sử dụng các nguồn lực khan hiếm, nhằm tạo ra sản phẩm dịch vụ trong thời
gian xác định nhằm thực hiện mục tiêu nhất định và đầu tư một lần có tác
dụng lâu dài. Dự án bao gồm đầu vào (kinh phí, thời gian, nhân lực, vật
lực…), các hoạt động dự án được thực hiện trong môi trường (tự nhiên, xã
hội, chính trị và kinh tế), các đầu ra (sản phẩm và dịch vụ) để thoả mãn nhu
cầu mong muốn. Tuỳ theo mục đích, dự án có thể chia thành 3 loại: Dự án
đầu tư kinh doanh; dự án nghiên cứu; dự án phát triển. (Đỗ Kim Chung, 2003;
Tài liệu hướng dẫn Xây dựng và quản lý dự án phát triển nông thôn, 2004)
6


Khãa luËn tèt nghiÖp

Hoµng Trung §« - KT51B

- Dự án phát triển: là cụ thể hóa các chương trình phát triển, nhằm bố
trí sử dụng các nguồn lực khan hiếm để thực hiện thành công các mục tiêu
phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, cả mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu

dài. (Đỗ Kim Chung, 2003; Tài liệu hướng dẫn Xây dựng và quản lý dự án
phát triển nông thôn, 2004)
- Dự án phát triển nông thôn (PTNT) là cụ thể hoá một chương trình
PTNT, nhằm bố trí sử dụng các nguồn lực để thực hiện thành công các mục
tiêu phát triển về kinh tế - xã hội môi trường ở nông thôn, thoả mãn tốt nhất
nhu cầu phát triển của cư dân nông thôn. Dự án PTNT liên quan đến nhiều
nội dung như hoạt động kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ), sức
khoẻ cộng đồng, tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng, môi trường công nghệ, cơ
sở hạ tầng, văn hóa, giáo dục (Đỗ Kim Chung, 2003; Tài liệu hướng dẫn Xây
dựng và quản lý dự án phát triển nông thôn, 2004)
2.1.1.2 Dự án AFD và các hoạt động của AFD tại Việt Nam
AFD (Agence Francaise de Développement) tức Cơ quan Phát triển
Pháp là một tổ chức nhà nước thực hiện nhiệm vụ vì lợi ích chung : tài trợ cho
phát triển. Là một định chế tài chính chuyên biệt, AFD hỗ trợ các dự án có lợi
ích kinh tế và xã hội của khu vực nhà nước và khu vực tư nhân như các dự án
hỗ trợ phát triển hạ tầng cơ sở và hệ thống tài chính, phát triển đô thị và nông
thôn, giáo dục và y tế. Do đó, các dự án này thường được gọi dự án AFD hay
dự án của AFD.
Hiện nay, AFD hoạt động tại hơn 60 nước đang phát triển và toàn bộ
vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp thông qua nhiều công cụ tài chính khác
nhau, từ viện trợ không hoàn lại đến cho vay với điều kiện vay thị trường.
Cùng với các bộ chủ quản của mình, AFD còn đóng góp vào việc soạn thảo
các chính sách công và vào ảnh hưởng của Pháp trong lĩnh vực phát triển.
Trong mỗi hoạt động của mình, cơ quan đều cam kết phát triển các mục tiêu
thiên niên kỷ, kết hợp với các yêu cầu cấp bách về tăng trưởng kinh tế, xóa
7


Khãa luËn tèt nghiÖp


Hoµng Trung §« - KT51B

đói giảm nghèo và phát triển bền vững. Đó chính là những ưu tiên của hoạt
động hỗ trợ phát triển của Pháp. Năm 2007, tổng các khoản cam kết của AFD
lên đến 3,3 tỷ euro.
Từ năm 1994 đến nay, tại Việt Nam đã có khoảng 7,4 triệu người được
hưởng lợi từ hoạt động tài trợ của AFD tại Việt Nam. Trong thời gian tới,
hoạt động tài trợ sẽ tác động đến khoảng 8 triệu hộ gia đình Việt Nam và tập
trung vào xây dựng 1.705 km đường bộ; các dự án hỗ trợ nông nghiệp phục
vụ lợi ích 148.000 người dân, trong đó có dự án phục vụ tưới tiêu cho 33.000
ha; cung cấp nước sạch cho 916.000 người; dậy nghề cho 1.200 người. AFD
đã tài trợ cho 45 dự án với tổng số vốn ODA cam kết đến nay đã đạt gần 900
triệu Euro. Mục tiêu hiện nay của AFD là cam kết 100 triệu euro/ năm. Các
khoản tài trợ của AFD là những khoản tài trợ không ràng buộc, cho phép áp
dụng phương thức đấu thầu quốc tế. Hoạt động của AFD tại Việt Nam còn
được thực hiện thông qua công ty con của mình là PROPARCO, chuyên đầu
tư cho các doanh nghiệp tư nhân. AFD còn có Trung tâm nghiên cứu tài chính
kinh tế và ngân hàng (CEFEB) đảm nhận các đề xuất về hoạt động đào tạo
cán bộ. AFD cũng quản lý cả các hoạt động của Quỹ Môi trường Thế giới
Pháp (FFEM).
Hoạt động hỗ trợ của AFD được xác định bằng thỏa thuận về quan hệ
đối tác giữa Pháp và Việt Nam. Các hoạt động của AFD được quy định trong
khuôn khổ Tài liệu khung về quan hệ đối tác (DCP) đã được Pháp và Việt
Nam ký vào năm 2006. Các hoạt động của Cơ quan nhằm hỗ trợ Kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2006-2010, đáp ứng Mục
tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Việc triển khai các hoạt động này được xem xét
định kỳ cùng với Chính phủ Việt Nam:
- Doanh nghiệp nhỏ tư nhân và lĩnh vực tài chính. Các khoản tài trợ của
AFD dành cho các ngân hàng và các định chế tài chính theo hình thức hỗ trợ
ngân sách ngành (cải cách lĩnh vực tài chính, phát triển các doanh nghiệp nhỏ


8


Khãa luËn tèt nghiÖp

Hoµng Trung §« - KT51B

và vừa). Mục tiêu của các khoản tài trợ này là tăng vốn tài trợ cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời hỗ trợ các ngân hàng và các định chế tài chính –
kể cả tài chính vi mô – trong việc hiện đại hóa công tác quản lý và thích ứng
với tiêu chuẩn quốc tế (tuân thủ quy tắc bảo toàn vốn, bảo vệ môi trường và
xã hội, chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố).
- Hạ tầng cơ sở trong các lĩnh vực môi trường (nước sạch và vệ sinh,
chất thải đô thị), năng lượng và giao thông. Mục tiêu của các dự án do AFD
tài trợ là tạo điều kiện để những người nghèo có thể tiếp cận với các dịch vụ
cơ bản (điện nông thôn và nước sạch) và đầu tư hạ tầng cơ sở lớn mang tính
cơ cấu (truyền tải năng lượng, tuyến đường tàu điện ngầm đô thị đầu tiên tại
Hà Nội, nâng cấp đường sắt). Các khoản tài trợ này cũng dành cho các quỹ
đầu tư của các thành phố để xây dựng thiết bị công cộng loại nhỏ.
- Nông nghiệp và an toàn lương thực. Nhiều khoản tài trợ được triển
khai nhằm mục đích nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số
ngành sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là cà phê, chè, đường, bông và cao su).
AFD hỗ trợ triển khai các chính sách công mới, cần thiết cho quá trình tự do
hóa sản xuất và thương mại. Các chương trình cũng đầu tư cho hạ tầng cơ sở
phục vụ cho các cộng đồng dân nghèo nông thôn (đường sá và chợ nông thôn,
tiếp cận với nước sạch, chống lũ lụt, các đập nước và hệ thống tưới).
2.1.1.3 Đánh giá tác động của dự án
- Trong Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ban hành ngày 04 tháng 05 năm
2001 thì: Đánh giá chương trình, dự án là hoạt động thường xuyên và định kỳ

nhằm phân tích làm rõ tương quan giữa kết quả đạt được trên thực tế so với
mục tiêu cần đạt được như quy định trong văn kiện chương trình, dự án đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời phát hiện những khó khăn,
vướng mắc (đã xảy ra hoặc tiềm ẩn) nhằm tìm ra biện pháp khắc phục hoặc
phòng ngừa có hiệu quả và làm rõ việc tuân thủ các quy định về quản lý

9


Khãa luËn tèt nghiÖp

Hoµng Trung §« - KT51B

- Theo Đỗ Kim Chung (năm 2003) thì đánh giá dự án là bước tiếp theo
của chu trình dự án, là quá trình khẳng định tính đúng đắn, hiệu qủa và ảnh
hưởng của các hoạt động dự án so với mục tiêu đề ra.
Như vậy, chúng ta có thể thấy việc đánh giá là hết sức cần thiết trong
thẩm định dự án, thực hiện dự án và kết thúc dự án. Đó là công việc không
thể thiếu được trong công tác dự án. Việc đánh giá dự án nhằm biết được tính
khả thi của dự án, biết được tiến độ của dự án, biết được kết quả, tác động của
dự án đến đời sống kinh tế xã hội và môi trường, rút ra được những bài học
kinh nghiệm từ thực hiện một dự án và tìm ra những cơ hội để thực hiện một
dự án tiếp theo. Trong quá trình thực hiện dự án thuộc chương trình phát triển
nông thôn có hàng loạt các câu hỏi cần được trả lời như: Liệu dự án đã thực
sự cải thiện được cuộc sống của cư dân nông thôn, dân nghèo, phụ nữ, dân tộc
ít người và trẻ em trong vùng dự án? Liệu dự án đã làm cho xã hội trở nên
công bằng hơn? Liệu dự án đã góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi
trường? Liệu dự án đã làm tăng tính tự lập sự phát triển bền vững của cộng
đồng? Liệu dự án đã đáp ứng được chương trình quốc gia, của tỉnh, của địa
phương về phát triển nông thôn.... Những câu hỏi này có thể được trả lời

thông qua việc đánh giá dự án. Đánh giá có thể được thực hiện bởi những
người tham gia dự án (đánh giá nội bộ) hoặc bởi những người không tham gia
dự án (đánh giá bên ngoài) hoặc có thể bao gồm cả những người tham gia và
không tham gia (cùng tham gia).
Có 3 loại đánh giá dự án phát triển nông thôn là đánh giá khả thi dự án,
đánh giá tiến độ thực hiện dự án, đánh giá kết thúc dự án. Trong đó đánh giá
kết thúc dự án là quá trình đánh giá khi dự án đã kết thúc, quá trình đánh giá
này nhằm trả lời câu hỏi liệu dự án đã đạt được mục tiêu đề ra? Liệu dự án đã
có tác động tốt? Những bài học kinh nghiệm nào cần rút ra khi làm các dự án
tương tự như dự án này? Có nên phát triển dự án khác tiếp theo?

10


Khãa luËn tèt nghiÖp

Hoµng Trung §« - KT51B

- Các tiêu chí đánh giá dự án: Có năm tiêu chí có thể sử dụng cho hoạt
động đánh giá, đó là: hiệu quả, hiệu suất, tác động, bền vững và tính phù hợp.
+ Đánh giá về hiệu quả: Đó là so sánh các mục tiêu và các kết quả,
đánh giá sự chênh lệch giữa những gì đã làm được và những gì đã được dự
kiến. Đối với dự án trồng mới và thâm canh chè: Diện tích thực hiện từng loại
so với kế hoạch; Số lượng giống từng loại; Các chi phí cho 1 đơn vị diện tích
so dự kiến; Các số liệu liên quan đến vườn ươm cây giống (Số lượng cung
cấp thực tế theo chủng loại giống, khả năng đáp ứng theo nhu cầu thực tế, giá
của cây giống, chất lượng cây giống, việc chứng nhận giống chuẩn...); Các
loại tín dụng mà người hưởng lợi được tiếp cận có thực sự hiệu quả?
+ Hiệu suất của dự án: Đánh giá hiệu suất là so sánh các kết quả thu
được với những phương tiện được sử dụng. Việc phân tích hiệu suất là sự

phân tích về "chi phí/kết quả" trong đó người ta lượng giá các chi phí. Để
đánh giá hiệu suất, một lần nữa việc lựa chọn đúng các chỉ số mang tính định
tính và định lượng là việc quan trọng.
Các chỉ tiêu về trồng mới và thâm canh đã đề ra có thực sự đạt được
hay không, tính hợp lý của các chỉ tiêu này như thế nào?
Kết quả đạt được khi so sánh với các chi phí đã được thực hiện;
Các loại tín dụng với các thời gian hoàn trả khác nhau có hợp lý hay
không?
Việc hỗ trợ lãi suất của tỉnh như thế nào?
+ Tác động của dự án:
Phân tích tác động được hiểu là đánh giá tất cả các kết quả của dự án
đối với môi trường theo nghĩa rộng (kỹ thuật, kinh tế, xã hội, môi trường).
Hoạt động trồng mới và thâm canh chè có tác động như thế nào đến chiến
lược phát triển ngành hàng chè của toàn tỉnh: diện tích, năng suất, sản lượng,
chất lượng, khả năng chế biến, tiêu thụ chè...; có tác động như thế nào đến
việc tăng khả năng sử dụng đất cũng như thu nhập từ cây chè của các hộ trồng

11


Khãa luËn tèt nghiÖp

Hoµng Trung §« - KT51B

chè; có tác động như thế nào đến việc cải thiện môi trường của các diện tích
đất trống đồi trọc, đất dư thừa...; có nâng cao được khối lượng, chất lượng
cũng như khả năng cung cấp cây giống đạt chuẩn về chất lượng cho các vườn
ươm hay không? có tác động như thế nào đến các tác nhân khác trong toàn
ngành hàng chè; khả năng tạo công ăn việc làm cho xã hội; các loại tín dụng
mà người dân được hưởng có thực sự phát huy tác dụng hay không?

+ Tính bền vững: Phân tích tính bền vững là đánh giá khả năng tiếp tục
các hoạt động một cách tự chủ, những khả năng của dự án tồn tại khi sự trợ
giúp từ bên ngoài chấm dứt. Cần phải đặt những câu hỏi về những khả năng
thành công trước mắt, về những nguy cơ thất bại, về những nguy hiểm cần
tránh. Đối với dự án này việc đánh giá tính bền vững tập trung chủ yếu vào
hợp phần tăng diện trồng mới và thâm canh chè. Tính bền vững của hợp phần
này là:
Sự tồn tại của cả 2 loại diện tích chè sau khi kết thúc thực hiện dự án
như thế nào? chất lượng như thế nào nếu không có được sự hỗ trợ về vốn tín
dụng để có thể trang trải các chi phí cần thiết?
Các diện tích chè mới có được phát triển hay không trên cơ sở sử dụng
vốn tự có của các hộ (số vốn này từ thu nhập qua các diện tích chè đã được
trồng trong thời gian có dự án).
Các kiến thức mà người trồng chè đã tiếp thu được có được tiếp tục sử
dụng hay không để tiếp tục duy trì cây chè phát triển có chất lượng (tất nhiên
sẽ có các kỹ thuật mới luôn được bổ xung).
+ Sự phù hợp: Sự hợp lý và việc tạo lập một dự án phải được xem xét
lại. Trước những vấn đề đang đặt ra, câu trả lời do dự án mang lại có phù hợp
không? Đã lựa chọn được cách tiếp cận tối ưu? Nên có sự can thiệp như thế
nào khi có vấn đề “trục trặc” ở một hay nhiều nội dung ở hợp phần nào đó của
dự án.

12


Khãa luËn tèt nghiÖp

Hoµng Trung §« - KT51B

Sự tham gia/sự hài lòng của những người hưởng lợi: Tiêu chí này là

cần nhằm thu thập ý kiến của những người trực tiếp thực hiện một dự án. Nó
cho phép thu nạp các ý kiến của người hưởng lợi từ dự án. Những “người
hưởng lợi” phải được hiểu theo nghĩa rộng:
Là những người tham gia tích cực vào dự án.
Là những người tham gia từng phần.
Là những người từ chối tham gia hoặc những người nằm ngoài dự án?
Các thông tin thu thập ở tiêu chí này là các ý kiến nhận xét (sự hài lòng
hay sự phàn nàn...) của các đối tượng được nêu trên về:
Những tuyến đường,
Diện tích trồng mới và thâm canh chè;
Các vấn đề liên quan trong các biện pháp đi kèm;
Các vấn đề về tín dụng, lãi suất, việc giải ngân cho vay của Ngân
hàng...
Cách thực hiện điều hành dự án tại địa phương.
Như vậy, đánh giá tác động của dự án là một phần của quá trình đánh
giá khi kết thúc dự án. Đánh giá tác động nhằm vào việc xác định liệu dự án
này có tạo ra những tác động mong muốn tới các cá nhân, hộ gia đình và các
thể chế. Và liệu những tác động này có phải do việc thực hiện dự án mang lại
hay không? Các đánh giá tác động cũng có thể phát hiện những kết quả không
dự kiến trước, có thể là tích cực hay tiêu cực tới các đối tượng thụ hưởng
(Judy L, Baker, 2002).
Trong đánh giá tác động cụa dự án phát triển cây chè, tôi cũng sử dụng
các tiêu chí trên nhưng tập trung vào tiêu chí tác động của dự án.
2.1.1.4 Đánh giá tác động của dự án phát triển sản xuất chè
Các dự án phát triển nông thôn nói chung và dự án phát triển chè nói
riêng tai khu vực nông thôn miền núi luôn đươc Đảng và Nhà nước ta quan
tâm và khuyến khích, hỗ trợ đầu tư. Thực tế cho thấy các dự án phát triển
13



Khãa luËn tèt nghiÖp

Hoµng Trung §« - KT51B

nông nghiệp, trồng chè, trồng cây ăn quả,… luôn mang lại thu nhập ổn định
cho người dân trong quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại,
… và góp phần nâng cao dân trí, bảo vệ môi trường tại các khu vực triển khai
dự án.
Dự án phát triển chè tác động trực tiếp đến tình hình phát triển cây chè
của địa phương và các hộ dân tham gia dự án. Các hộ dân được cho vay vốn,
được đào tạo kỹ thuật trồng; chăm sóc; thu hái đảm bảo chất lượng chè; được
tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, được cung cấp các thông tin thi trường,
được tham quan, dự hội thảo trao đổi học tập kinh nghiệm… Nhờ đó, việc sản
xuất chè của các hộ tham gia dự án được phát triển theo hướng tích cực. Từ
các hộ tham gia dự án, kiến thức, kinh nghiệm sản xuất chè được nhân rộng,
cây chè thực sự được phát triển trong toàn vùng. Thông qua việc tác động của
dự án đến tình hình sản xuất cây chè thì dự án được triển khai sẽ có tác động
đến một số mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Cụ thể:
- Tác động về kinh tế: Dự án phát triển chè có tác động trực tiếp đến
việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất của địa phương góp phần làm tăng GDP cho
địa phương khi dự án được triển khai. Mặt khác, dự án còn làm tăng thu nhập
cho khu vực kinh tế hộ gia đình.
- Tác động về xã hội: Do mở rộng diện tích chè, phát triển cơ sở chế
biến đã thu hút và giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động. Nhờ
chú trọng đầu tư thâm canh nên năng suất , chất lượng sản phẩm, hiệu quả
kinh tế được tăng lên đáng kể, thu nhập của các hộ dân tăng nhanh góp phần
nâng cao mức sống cho người dân. Dự án còn mang lại cho người dân những
kiến thức, kỹ thuật trồng, chăm sóc và thâm canh cây chè, kỹ thuật bảo quản,
chế biến chè.
- Tác động về môi trường: Việc trồng mới, mở rộng diện tích chè cũng

như đẩy mạnh đầu tư thâm canh, trồng dặm, trồng lại diện tích chè cằn, xấu
đã làm giảm diện tích đất trống đồi núi trọc, giảm xói mòn đất, góp phần tăng

14


×