TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VHDL
NGUYỄN MINH NGỌC
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
PHÚ THỌ, NĂM 2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VHDL
NGUYỄN MINH NGỌC
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Người hướng dẫn khoa học:Th.S Chu Thị Thanh Hiền
PHÚ THỌ, NĂM 2021
LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Phát triển nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” là
nội dung em chọn để nghiên cứu và luận văn tốt nghiệp sau quá trình theo học
chương trình đai học, chuyên ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại
trường Đại học Hùng Vương.
Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lịng biết ơn tới các thầy giáo, cơ
giáo trong khoa Khoa học Xã hội và Văn hóa Du lịch, trường Đại Học Hùng
Vương, đặc biệt là Cô giáo Th.s Chu Thị Thanh Hiền đã tận tình giúp đỡ em
hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin cảm ơn khoa Khoa học Xã hội và Văn hóa Du lịch, trường
Đại Học Hùng Vương, các anh chị đang công tác tại sở Văn Hóa Thể Thao
Và Du Lịch tỉnh Phú Thọ, các cơ chú trong Ban Quản Lí các di tích đã tạo
điều kiện cho em trong trong suốt quá trình nghiên cứu về đề tài .
Trân trọng cảm ơn!
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.
Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 6
3.1. Mục tiêu...................................................................................................... 6
3.2. Nhiệm vụ .................................................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7
4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 7
4.2 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7
6. Cấu trúc báo cáo ............................................................................................ 8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
NHÂN LỰC DU LỊCH ................................................................................... 9
1.1. Quan niệm, đặc điểm và vai trò về nhân lực du lịch.................................. 9
1.1.1. Quan niệm nhân lực du lịch .................................................................... 9
1.1.2. Đặc điểm của nhân lực du lịch ............................................................. 11
1.1.3. Vai trò của nhân lực du lịch.................................................................. 14
1.2. Phát triển nhân lực du lịch ....................................................................... 16
1.2.1. Quan niệm phát triển nhân lực du lịch ................................................. 16
1.2.2. Nội dung phát triển nhân lực du lịch .................................................... 18
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nhân lực du lịch ...................... 24
1.3. Kinh nghiệm thực tiễn trong, ngoài nước và bài học rút ra cho phát triển
nhân lực du lịch ở tỉnh Phú Thọ ...................................................................... 27
1.3.1. Kinh nghiệm thực tiễn phát triển nhân lực du lịch của một số nước
trong khu vực Đông Nam Á ............................................................................. 27
1.3.2. Kinh nghiệm phát triển nhân lực du lịch ở một số tỉnh trong nước ..... 30
1.3.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Phú Thọ về phát triển nhân
lực du lịch................... ..................................................................................... 31
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH
PHÚ THỌ....................................................................................................... 35
2.1. Khái quát tình hình phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ ............................. 35
2.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ..................................... 35
2.1.2. Hoạt động kinh doanh du lịch ở tỉnh Phú Thọ ...................................... 44
2.2. Hiện trạng nhân lực du lịch ở tỉnh Phú Thọ ............................................. 47
2.2.1. Quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực du lịch tỉnh Phú Thọ ..................... 47
2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Phú Thọ..........................45
2.3. Đánh giá chung về chất lượng nhân lực du lịch ở tỉnh Phú Thọ ............. 57
2.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 57
2.3.2. Hạn chế, yếu kém .................................................................................. 61
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU
LỊCH Ở TỈNH PHÚ THỌ ............................................................................ 64
3.1 Quan điểm và dự báo nhu cầu nhân lực du lịch ở tỉnh Phú Thọ đến năm
2030........................ ......................................................................................... 64
3.1.1. Dự báo phát triển ngành du lịch và nhu cầu về nhân lực du lịch ở tỉnh
Phú Thọ đến năm 2030 ................................................................................... 64
3.1.2.Quan điểm về phát triển nhân lực du lịch ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian
tới.....................................................................................................................69
3.2. Giải pháp chủ yếu để phát triển nhân lực du lịch ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn
2021-2030........................................................................................................ 72
3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trị, vị trí của nhân lực du lịch đối với sự
phát triển nhân lực du lịch của tỉnh Phú Thọ theo hướng bền vững .............. 72
3.2.2. Xây dựng và hồn thiện chính sách kinh tế - xã hội về phát triển nhân
lực du lịch ở tỉnh Phú Thọ............................................................................... 75
3.2.3. Phát triển giáo dục, đào tạo không ngừng nâng cao chất lượng nhân
lực du lịch ở tỉnh Phú Thọ............................................................................... 77
3.2.4. Thực hiện tốt các chính sách chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể lực, cải
thiện vóc dáng cho nhân lực du lịch ở tỉnh Phú Thọ ...................................... 79
3.2.5. Đẩy mạnh sự liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế về đào tạo, bồi
dưỡng phát triển nhân lực du lịch................................................................... 82
3.2.6. Xây dựng môi trường, điều kiện làm việc tốt để thu hút và sử dụng hiệu
quả nhân lực du lịch ở tỉnh Phú Thọ............................................................... 85
KẾT LUẬN .................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 92
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 93
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Danh mục các bảng
Bảng 2.1. Vốn đầu tư xây dựng hạ tầng và cơ sở vật chất tại một số điểm du
lịch tiêu biểu ở Phú Thọ giai đoạn 2010 -2019...............................................35
Bảng 2.2. Doanh thu du lịch Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2019...................37
Bảng 2.3. Số thôn (bản, khu dân cư), số hộ gia đình có đến 31/12/2019......39
Bảng 2.4: Dân số và lao động của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2019......40
Bảng 2.5. Dân số và lao động tại các khu vực có điểm du lịch....................40
Bảng 2.6. Nhân lực du lịch tỉnh Phú Thọ theo trình độ và vị trí cơng tác.....42
Bảng 2.7. Nhân lực phân theo giới tính ở các doanh nghiệp du lịch trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2011 - 2019.......................................................44
Bảng 2.8. Chiều cao, cân nặng nguồn nhân lực du lịch trong tỉnh Phú Thọ
.....................................................................................................................46
Danh mục các biểu đồ
Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng doanh thu du lịch giai đoạn 2011 -2019...........38
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu dân số và lao động tỉnh Phú Thọ năm 2019...............42
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, cửa ngõ phía Tây
Bắc của thủ đơ Hà Nội, điểm trung chuyển giữa Đông và Tây Bắc, một trong
những địa phương có tiềm năng du lịch khá tồn diện và nhiều lợi thế để phát
triển du lịch. Nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng núi Đông Bắc, đồng
bằng sông Hồng và vùng núi Tây Bắc, vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của
tiểu vùng Tây - Đông -Bắc đem lại lợi thế trong mối liên kết vùng phát triển du
lịch. Các điều kiện tự nhiên của Phú Thọ, đặc biệt là địa hình trung du đa dạng
đã tạo cho Phú Thọ có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khá phong phú và hấp
dẫn. Phú Thọ là mảnh đất cội nguồn của dân tộc có nền văn hóa rực rỡ từ lâu
đời, còn lưu giữ một hệ thống di sản văn hóa có giá trị phục vụ du lịch cao,
trong đó nổi bật là quần thể di tích lịch sử Đền Hùng được cơng nhận là di tích
Quốc gia đặc biệt gắn với Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng, hàng năm thu
hút hàng triệu khách du lịch người Việt Nam từ khắp mọi miền trên đất nước.
Đặc biệt Hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và nhiều tài
nguyên du lịch có giá trị khác là cơ hội cho du lịch tạo được những bước đột phá
trong những năm tiếp theo. Phú Thọ là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa,
trong đó có nhiều di tích được xếp hạng cấp quốc gia; là nơi có rừng quốc gia
Xn Sơn, có nguồn nước khống nóng Thanh Thủy; là vùng đất nằm ở trung du
Bắc Bộ, có đường sắt Hà Nội - Vân Nam, đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc
Vân Nam–Hà Nội-Hải Phòng, đường quốc lộ 2 và các đường liên tỉnh chạy qua.
Chính vì thế mà Phú Thọ có vị trí thuận lợi, có tài nguyên thiên nhiên, tài
nguyên văn hóa phong phú để phát triển các loại hình du lịch. Kinh tế du lịch
phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, là yêu cầu bức
thiết đặt ra cho nhiệm vụ phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ. Tỉnh Phú Thọ là
địa bàn cư trú của 28 dân tộc khác nhau. Ngoài dân tộc Kinh, trong số các dân
1
tộc thiểu số, đông nhất là dân tộc Mường, tiếp theo là dân tộc Dao. Các dân tộc
quần cư đan xen theo làng, bản. Các làng, bản đều có lễ hội và nghề thủ công
truyền thống. Đây là cơ sở để hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng của
miền Đất Tổ. Tài nguyên du lịch Phú Thọ đa dạng, phong phú cả về tự nhiên và
nhân văn cho phép phát triển nhiều sản phẩm đặc thù có khả năng cạnh tranh
trên thị trường trong nước và quốc tế. Tất cả những điều này là lợi thế của Phú
Thọ khi so sánh với các địa phương khác trên cả nước.
Du lịch là ngành kinh tế phát triển nhanh và ngày nay đã trở thành một
trong những ngành kinh tế hàng đầu của nhiều địa phương và quốc gia trên thế
giới. Đối với nước ta, Đảng và Nhà nước xác định vai trò hết sức quan trọng của
du lịch trong nền kinh tế quốc dân, khẳng định mục tiêu phát triển du lịch thành
ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước và ban hành nhiều chủ trương, chính sách
nhất quán, xuyên suốt từ nhiều năm qua để đạt được mục tiêu này. Những thành
tựu mà ngành du lịch của Việt Nam đạt được từ những năm đổi mới đến nay cho
thấy, quan điểm định hướng đúng đắn trên ngày càng được hiện thực hóa. Sự
phát triển của du lịch ở nhiều địa phương nước ta cũng đã góp phần khẳng định
điều đó.
Tại tỉnh Phú Thọ, trong vài năm trở lại đây, hoạt động du lịch với các yếu
tố cung cấp dịch vụ du lịch đang phát triển mạnh tại Phú Thọ: công ty lữ hành,
nhà hàng, khách sạn… cùng với đó là nhu cầu lớn về nhân lực được đào tạo.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 03 trường đại học, cao đẳng và trung cấp mở mã ngành
đào tạo du lịch (Đại học Hùng Vương, Đại học Công nghiệp Việt Trì, Cao đẳng
nghề Phú Thọ) với tổng số hơn 400 sinh viên đã và đang được đào tạo. Trong
đó, trường Đại học Hùng Vương và trường Cao đẳng Nghề Phú Thọ là 2 cơ sở
cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho ngành du lịch tỉnh nhà, mỗi năm cung cấp
ra thị trường vài chục lao động có tay nghề về: Hướng dẫn viên, bếp, bàn, khách
sạn…
Tuy nhiên, nguồn cung lao động này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của các
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ngành dịch vụ du lịch, lữ hành trong tỉnh:
Khách sạn Mường Thanh Việt Trì, khách sạn Việt Trì Garden, tổ hợp các khu
2
vui chơi giải trí tại Thanh Thủy… đang cần và thiếu rất nhiều lao động có tay
nghề cao: Khách sạn, bếp, buồng, bàn, quản trị khách sạn, nhà hàng và các trung
tâm vui chơi giải trí. Tuy nhiên, số lượng lao động này chủ yếu là lao động chưa
được đào tạo tay nghề chuyên sâu. Đồng thời, đây là nhóm lao động thời vụ có
số lượng lao động rất lớn; thời gian làm việc mang tính chất thời vụ vào thời
điểm trước và trong thời gian lễ hội Đền Hùng tổ chức. Tỉ lệ lao động có trình
độ tay nghề, được đào tạo tham gia trực tiếp vào hoạt động phục vụ cịn chiếm
số lượng thấp. Lao động có khả năng giao tiếp và đạt trình độ ngoại ngữ tốt phục
vụ khách du lịch quốc tế có tỷ lệ quá thấp, có: 2706 lao động chưa có chứng chỉ
ngoại ngữ trên tổng số 3530 lao động. Điều này đang đặt ra thách thức lớn đối
với mục tiêu thu hút khách du lịch nước ngoài đến với Phú Thọ trong những kế
hoạch phát triển du lịch dài hạn. Nguồn lao động có tay nghề, được đào tạo bài
bản phục vụ trực tiếp đối với khách tập trung số lượng lớn vào ngành khách sạn,
nhà hàng (125 lao động) các ngành dịch vụ du lịch khác tỷ lệ lao động được đào
tạo đúng chuyên ngành khá thấp. Lực lượng lao động trái ngành, trái nghề hoạt
động khác phổ biến (930 lao động đào tạo các ngành khác hoạt động trong
ngành du lịch).
Xuất phát từ đánh giá, nhìn nhận thực tiễn nêu trên, nhằm tăng cường hiệu
quả hoạch định chính sách, nâng cao chất lượng, thu hút, sử dụng nhân lực du
lịch và đồng thời mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nhân
lực du lịch ở tỉnh Phú Thọ vừa có tính cấp bách, vừa mang ý nghĩa chiến lược và
phải đặt lên vị trí hàng đầu trong thời gian tới. Với ý nghĩa nêu trên, tác giả chọn
đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” làm
khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại
Trường Đại học HùngVương.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một ngành kinh tế xã hội phổ biến
và nhân lực du lịch được xem như là một trong những yếu tố quyết định đến sự
phát triển ngành du lịch của các quốc gia trên thế giới. Với tốc độ phát triển
nhanh của ngành du lịch như hiện nay thì nhân lực du lịch đang là những thách
3
thức lớn cho q trình thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển
kinh tế tri thức ở Việt Nam. Không chỉ ở Việt Nam mà các nước trên thế giới
cũng đều xác định du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, ngành kinh tế mũi
nhọn và để đạt được mục tiêu đó, các quốc gia, địa phương cần phát triển nhân
lực cho ngành du lịch như thế nào, bằng cách gì... vẫn là một bài tốn tiếp tục
cần có lời giải đáp một cách đầy đủ. Yếu tố con người ln đóng vai trị quan
trọng, quyết định sự thành công của mọi ngành sản xuất dịch vụ. Trong lĩnh vực
dịch vụ du lịch, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu và
nhiệm vụ cấp thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách trong bối cảnh cạnh
tranh toàn cầu ngày nay. Do đặc thù của ngành du lịch có nhiều sản phẩm mang
tính vơ hình, thời gian sản xuất và tiêu dùng sản phẩm là trùng nhau, vì vậy yêu
cầu dịch vụ được cung cấp phải được hoàn thiện ngay từ đầu, khơng có sai sót.
Điều này phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhân lực. Vì vậy, liên quan đến vấn đề
này đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong nước, trong
đó có các cơng trình tiêu biểu như sau:
- Trọng Lê Nghĩa, “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thời hội
nhập” .Nội dung bài viết này tác giả đề cập chủ yếu đến nhân lực du lịch chất
lượng cao: (1) Nhân lực chất lượng cao phải đảm bảo được các yêu cầu về đạo
đức nghề nghiệp, kỹ năng nghề, khả năng sáng tạo, kỹ năng sống, biết sắp xếp,
phối hợp công việc, biết vận dụng công nghệ tiên tiến phù hợp… đặc biệt là
ngoại ngữ chuyên ngành; (2) Nếu có nhân lực chất lượng cao, sẽ giúp cho việc
xây dựng chính sách và hoạch định chiến lược phát triển của ngành du lịch một
cách hợp lý, khoa học, gắn kết giữa lý luận và thực tiễn; tạo điền kiện thuận lợi
cho ngành du lịch và doanh nghiệp du lịch sử dụng, phát huy được khả năng của
con người nhằm tăng năng suất lao động và đạt hiệu quả kinh doanh cao; (3) Để
có được nhân lực du lịch chất lượng cao cần đặc biệt chú ý đến vấn đề đào tạo
nhân lực du lịch, trong mối quan hệ giữa các cơ sửo đào tạp với các doanh
nghiệp du lịch, phải đảm bảo đầu ra của các cơ sở đào tạo là đầu vào của doanh
nghiệp du lịch.
4
-Nguyễn Thị Quỳnh Hương, “Phát triển nhân lực du lịch giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh của điểm đến Quảng Ninh”; Phạm Viết Long, Đỗ Thị Thanh
Vinh, “Six senses Ninh Vân Bay với việc phát triển nguồn nhân lực du lịch
trong giai đoạn hiện nay”. Đây là những công trình nghiên cứu từ mơ hình thực
tiễn cụ thể ở tỉnh Quảng Ninh và Khu du lịch sinh thái cao cấp Six Senses Ninh
Vân Bay thuộc bán đảo Hòn Hèo, xã Ninh Vân, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh
Hòa để phân 15 tích đánh giá thực trạng cơng tác phát triển nhân lực hoạt động
trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, nhóm tác giả đã dùng phương pháp thống kê,
phân tích, so sánh, tổng hợp số liệu thứ cấp, phương pháp điều tra khảo sát, thu
thập ý kiến về những chính sách đang thực thi và phương pháp kết hợp phân tích
kinh doanh du lịch theo bộ tiêu chí K.A.S (Knowledge, Attitude, Skills) mở
rộng. Trên cơ sở các phương pháp đó, nhóm tác giả đã phân tích thực trạng nhân
lực du lịch khá chi tiết từ cơ cấu, kinh doanh du lịch ở Six Senses Ninh Vân Bay
tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Quảng Ninh trong 5 năm (2008 - 2012), từ đó chỉ ra một
số hạn chế cần phải khắc phục và đưa ra một số khuyến nghị. Có thể nói, đây là
những cơng trình nghiên cứu thực tiễn nhằm cung cấp hệ thống tư liệu tham
khảo tin cậy để Khu du lịch sinh thái cao cấp Six Senses Ninh Vân Bay vận
dụng vào phát triển du lịch nói riêng và địa phương tỉnh, thành phố nói chung
đến năm 2015 và 2020, đảm bảo mục tiêu hoạt động du lịch dịch vụ ngày càng
hiệu quả hơn.
-Nguyễn Thị Thúy Hường, “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam
trong cộng đồng ASEAN”. Bài viết được diễn đạt trong 3 trang nhưng tác giả
phân tích một cách khái quát thực trạng nhân lực du lịch Việt Nam giai đoạn
2010 - 2015 từ số lượng, chất lượng, cơ cấu nhân lực theo ngành, lĩnh vực hoạt
động, giới tính, địa lý. Để tạo mơi trường làm việc và tăng sức cạnh tranh cơ hội
việc làm ngành du lịch Việt Nam trong cộng đồng ASEAN thì theo tác giả
ngành du lịch cần có những giải pháp về phát triển nhân lực du lịch, cụ thể: (i)
Tiêu chuẩn hóa nhân lực của ngành du lịch theo chuẩn ASEAN và quốc tế; (ii)
Đổi mới tồn diện cơng tác đào tạo nhân lực du lịch ở Việt Nam tại các cơ sở
đào tạo du lịch; (iii) Đẩy mạnh xã hội hóa trong đào tạo nhân lực du lịch; (iv)
5
Tích cực chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế; (v) Đẩy mạnh giáo dục văn hóa
du lịch trong cộng đồng. Như vậy, với 5 giải pháp nêu trên cho thấy tác giả chủ
yếu đề cập đến nâng cao chất lượng về giáo dục-đào tạo nhằm phát triển nhân
lực du lịch trong điều kiện hội nhập ở Việt Nam đến năm 2030.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Khóa luận làm rõ cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra những
thành cơng và nguyên nhân của thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn
chế về phát triển nguồn nhân lực du lịch ở tỉnh Phú Thọ, trên cơ sở đó đề xuất
những giải pháp chủ yếu để phat triển nguồn nhân lực du lịch ở tỉnh Phú Thọ từ
nay đến năm 2030.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, tác giả cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận về quan niệm, đặc điểm, vai
trò về nhân lực du lịch; quan niệm, nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến
phát triển nhân lực du lịch tại một tỉnh, thành phố trong giai đoạn đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập kinh
tế quốc tế của Việt Nam hiện nay.
- Từ kinh nghiệm thực tiễn thành công của một số tỉnh, thành phố trong
nước và nước ngoài về phát triển nhân lực du lịch để rút ra những bài học cho
phát triển nhân lực du lịch ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
- Phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra được những thành công và nguyên
nhân của thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về phát triển nguồn
nhân lực du lịch ở tỉnh Phú Thọ trước yêu cầu phát triển mới, hội nhập quốc tế.
- Trên cơ sở hạn chế về phát triển nhân lực du lịch, khóa luận đưa ra dự
báo, đề xuất những giải pháp chủ yếu để phát triển nhân lực du lịch ở tỉnh Phú
Thọ từ nay đến năm 2030.
6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu nguồn nhân lực du lịch (lao động trực tiếp)
của các doanh nghiệp du lịch ở ba lĩnh vực lưu trú, nhà hàng, lữ hành ở tỉnh Phú
Thọ
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng phát triển về số lượng, chất lượng, cơ
cấu nhân lực du lịch (lao động trực tiếp) của các doanh nghiệp du lịch (lưu trú,
nhà hàng, lữ hành trong tỉnh Phú Thọ
Về không gian: Nghiên cứu thực trạng về phát triển nguồn nhân lực du lịch
của các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh Phú Thọ
Về thời gian: Nghiên cứu phát triển nhân lực du lịch ở tỉnh Phú Thọ trong
thời gian từ năm 2010-2020 và đề xuất giải pháp chủ yếu từ nay đến năm 2030.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, xử lí số liệu (tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp).
+ Nguồn thông tin thứ cấp: bao gồm số liệu, thông tin từ các cơng trình
nghiên cứu liên quan đến phát triển nhân lực du lịch trong và ngồi nước; thơng
tin, số liệu thống kê từ các báo cáo của các cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý
Nhà nước cấp tỉnh, thành phố và cấp Trung ương. Đặc biệt, khóa luận sử dụng
số liệu thống kê từ kết quả khảo sát, điều tra năng lực du lịch của Sở Du lịch tỉnh
Phú Thọ theo định kỳ hàng năm làm cơ sở so sánh đối chiếu với kết quả điều tra
của tác giả. Ngoài ra, các số liệu thống kê thứ cấp được sử dụng trong việc so
sánh, phân tích quy mô, cơ cấu, chất lượng về nhân lực du lịch; quá trình đào
tạo, bồi dưỡng và thu hút, sử dụng, phát triển nhân lực du lịch ở tỉnh Phú Thọ,
giai đoạn 2021-2015. Trên cơ sở đó, khóa luận đưa ra dự báo, đề xuất quan điểm
và giải pháp chủ yếu để phát triển năng lực du lịch ở tỉnh Phú Thọ từ nay đến
năm 2025.
+Nguồn thông tin sơ cấp: để có thêm thơng tin bảo đảm cho việc phân tích,
đánh giá chính xác thực tiễn đối tượng nghiên cứu một cách khách quan, khóa
luận dùng phương pháp điều tra xã hội học với đối tượng là lao động trực tiếp tại
7
các doanh nghiệp du lịch ở các lĩnh vực (khách sạn, nhà hàng, lữ hành) trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu.
-Phương pháp phân tổ thống kê: Sau khi thu thập số liệu sơ cấp, dùng
phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu theo các tiêu
thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.
– Phương pháp thống kê mô tả: Tác giả sử dụng các số tuyệt đối, số tương
đối và số bình qn để mơ tả rõ các đặc trưng vấn đề nghiên cứu. Từ đó đánh giá
được thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại địa bàn tỉnh Phú Thọ
– Phương pháp so sánh: tác giả phân tích các chỉ số và so sánh theo thời
gian để thấy được mức độ biến động của các chỉ tiêu đánh giá công tác đào tạo
nguồn nhân lực, từ đó rút ra được các thơng tin về tốc độ tăng, tốc độ phát triển
chất lượng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Phú Thọ
-Phương pháp để dự báo: Dự tính cung lao động theo loại đào tạo, cho phép
làm phép tính thống kê về nguồn nhân lực, số lượng nguồn lực cần bổ sung vào
số người lao động đang có việc làm và tìm kiếm việc làm tại tỉnh Phú Thọ.
-Phương pháp khảo sát thực địa
6. Cấu trúc khóa luận
Kết cấu của khóa luận ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục các cơng
trình đã cơng bố của tác giả liên quan đến khóa luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục, nội dung của luận án bao gồm 3 chương. Cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển nhân lực du lịch
Chương 2: Thực trạng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Phú Thọ
Chương 3: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch ở tỉnh Phú Thọ
8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
NHÂN LỰC DU LỊCH
1.1. Quan niệm, đặc điểm và vai trò về nhân lực du lịch
1.1.1. Quan niệm nhân lực du lịch
Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), một tổ chức thuộc Liên Hiệp quốc,
đưa ra định nghĩa: “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du
hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm
hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề
và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng khơng q một
năm, ở bên ngồi mơi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có
mục đích chính là làm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong
môi trường sống khác hẳn nơi định cư”.
Luật Du lịch Việt Nam (2005) định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có
liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định”. (Khoản 1, Điều 4).
Lao động du lịch bao gồm những người trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra những
sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của con người và nhu cầu phát triển xã hội.
Không như những ngành kinh tế khác, hoạt động du lịch không thể cơ khí hố,
tự động hố mà phần lớn hiệu số lao động được thực hiện thông qua lao động
trực tiếp cuả người phục vụ du lịch ở tất cả các khâu trong quy trình phục vụ
trọn gói. Nói cách khác, dịch vụ du lịch là do người phục vụ cung cấp trực tiếp
cho du khách. Một trong những đặc thù của dịch vụ là quá trình sản xuất và tiêu
dùng diễn ra đồng thời cho nên chất lượng dịch vụ phụ thuộc trực tiếp vào trình
độ, kỹ năng tay nghề cùng thái độ phục vụ nên yếu tố nhân lực trong du lịch là
tác nhân chính đảm bảo chất lượng sản phẩm du lịch.
Trong đó nhân lực trực tiếp là những người trực tiếp phục vụ khách du lịch tại
khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành, cửa hàng phục vụ khách du lịch, cơ quan
quản lý du lịch,… Lao động gián tiếp là những lao động không trực tiếp phục vụ
khách du lịch nhưng thực hiện các công việc mang tính quản lý, hỗ trợ cho các
9
lao động trực tiếp. Ví dụ như quản lý về du lịch tại các cơ quan của Chính phủ,
quản lý, hành chính tại cơng ty lữ hành, khách sạn,…
Quan niệm về nhân lực du lịch: Nhân lực du lịch là tồn bộ sức lao động của con
người, đó là sự kết hợp giữa thể lực và trí lực đã và đang được người đó tham
gia vào q trình lao động sáng tạo vì sự phát triển nghề du lịch của một địa
phương hay của một quốc gia.
Nhân lực du lịch bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Trong đó:
- Lao động trực tiếp bao gồm những người trực tiếp phục vụ khách du lịch
như nhân lực trong các cơ sở lưu trú (khách sạn, motel, nhà nghỉ, nhà khách, nhà
trọ, lều trại...), nhà hàng, quán bar, công ty lữ hành, vận chuyển, các đơn vị trực
tiếp cung cấp dịch vụ giải trí, thể thao cho khách du lịch… bao giờ cũng ảnh
hưởng trực tiếp và đóng vai trò quyết định đến chất lượng dịch vụ, chất lượng
sản phẩm du lịch.
- Lao động gián tiếp bao gồm những người thường cung ứng, hỗ trợ cho các
hoạt động trực tiếp phục vụ khách hàng như cung ứng thực phẩm cho các doanh
nghiệp du lịch, hàng hóa bán lẻ ở điểm du lịch, các dịch vụ của Chính phủ nhằm
hỗ trợ cho phát triển du lịch, đào tạo nhân lực du lịch, hay xây dựng hạ tầng, các
trang thiết bị phục vụ khách du lịch...
Vị trí việc làm trong ngành du lịch
a) Vị trí việc làm quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh
Trong hệ thống quản lý nhà nước về du lịch cấp địa phương, các vị trí việc
làm về cơ bản gồm có:
Lãnh đạo Ủy Ban Nhân Dân tỉnh được phân công phụ trách mảng du lịch.
Chuyên viên phụ trách lĩnh vực du lịch tại Ủy Ban Nhân Dân tỉnh.
Lãnh đạo Sở Văn Hóa Thể Thao Và Du Lịch được được phân công phụ
trách mảng du lịch.
Chuyên viên Sở Sở Văn Hóa Thể Thao Và Du Lịch thuộc mảng du lịch.
Cán bộ ban quản lý khu du lịch thuộc tỉnh.
b) Vị trí việc làm tại các đơn vị kinh doanh về du lịch
Tại các đơn vị kinh doanh du lịch các nhóm vị trí việc làm chủ yếu như sau:
10
- Nhóm vị trí việc làm quản lý tại các đơn vị kinh doanh du lịch bao gồm:
Các vị trí việc làm thuộc ban giám đốc khách sạn; đơn vị kinh doanh về du lịch
lữ hành; trưởng các bộ phận, phịng ban; tổ trưởng, trưởng nhóm trong các đơn
vị kinh doanh du lịch.
- Nhóm vị trí việc làm trực tiếp cung ứng và kinh doanh dịch vụ tại các đơn
vị kinh doanh du lịch bao gồm các chức danh nghề theo 6 nghiệp vụ du lịch đã
được ASEAN công nhận theo MRA-TP: Lễ tân, buồng, bếp, dịch vụ ăn uống, đại
lý du lịch và điều hành tour (không bao gồm chức danh quản lý khách sạn, Giám
đốc khách sạn).
- Nhóm vị trí việc làm hỗ trợ tại các đơn vị kinh doanh du lịch: bao gồm
nhân lực thuộc các phòng như phịng kế hoạch đầu tư; phịng tài chính-kế tốn;
phịng vật tư thiết bị, phịng tổng hợp/hành chính - nhân sự; nhân viên làm vệ sinh
môi trường; nhân viên phụ trách công nghệ thông tin và công tác sửa chữa điện
nước; nhân viên cung ứng hàng hoá; nhân viên tạp vụ,...trong các công ty, khách
sạn hoặc các đơn vị kinh doanh về du lịch kinh doanh du lịch.
1.1.2. Đặc điểm của nhân lực du lịch
Nhân lực du lịch là bộ phận cấu thành của lực lượng lao động xã hội, là
những người lao động chủ yếu hướng vào các hoạt động dịch vụ nhằm thỏa mãn
nhu cầu của khách du lịch cho nên nó có những điểm đặc sau đây:
Một là, nhân lực du lịch có tính chun mơn hóa cao
Hoạt động du lịch là một dây chuyền công nghệ để tạo ra các sản phẩm du
lịch đảm bảo phục vụ khép kín từ đầu vào đến đầu ra. Vì vậy, nhân lực du lịch
khơng chỉ cần có kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ sâu về lĩnh vực mà họ đảm
nhận trong dây chuyền đó, mà cịn phải có kiến thức, kỹ năng sâu rộng ở các
lĩnh vực khác về du lịch. Tính chun mơn hóa của nhân lực du lịch được thể
hiện ở các sản phẩm hàng hóa dịch vụ du lịch với chất lượng ngày càng cao, có
giá trị gia tăng ngày càng lớn, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách du
lịch. Sản phẩm du lịch, dịch vụ là do những người lao động trong ngành du lịch
tham gia trực tiếp tạo ra nhằm cung cấp cho khách hàng - khách du lịch. Theo
điều tra của các nhà khoa học đối với các đoàn du lịch, du khách cho thấy nhân
11
viên có trình độ chun mơn, có kiến thức, kỹ năng phong phú, có kinh nghiệm
thì sẽ đem lại cho du khách cảm giác an toàn, được trân trọng, đúng với giá trị
đẳng cấp của họ, với khoản kinh phí mà họ bỏ ra, họ hài lòng với sản phẩm mà
mình đã mua và qua đó họ sẽ cảm nhận được giá trị của cơng việc mà những
nhân viên đó đã thực hiện.
Hai là, nhân lực du lịch phải có kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch
sử, địa lý, giỏi ngoại ngữ, tin học, có tinh thần dân tộc, đổi mới và hội nhập
Nhân lực du lịch thường xuyên chịu tác động của mối quan hệ “người người” trong kinh doanh và phục vụ khách du lịch. Thực tế, khách du lịch quốc
tế đến từ nhiều quốc gia trên thế giới và nền văn hóa, dân tộc ngôn ngữ của mỗi
du khách cũng khác nhau. Hiện nay, xu hướng của khách du lịch là muốn khám
phá và tìm hiểu lịch sử văn hóa của địa phương mà nơi họ đến điều này đòi hỏi
nhân lực du lịch phải có hiểu biết liên ngành về kinh tế - xã hội, lịch sử văn hóa
của địa phương. Sự am hiểu về các kiến thức chuyên sâu về du lịch, giỏi tin học,
ngoại ngữ sẽ là yếu tố giúp họ thành công trong việc bảo vệ và tự hào về truyền
thống lịch sử dân tộc, cũng là vũ khí để chống lại những thế lực xuyên tạc về
lịch sử của Việt Nam.
Ba là, nhân lực du lịch thường xuyên chịu áp lực lớn về tâm lý, có tính nghệ
thuật cao
Nhìn chung, nhân lực du lịch so với với một số lao động sản xuất vật chất
hoặc sản xuất phi vật chất thì nhân lực du lịch thường có cường độ làm việc
thấp hơn. Tuy nhiên, thời gian làm việc kéo dài trong ngày, thậm chí trong tuần
và thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch. Đặc biệt, nhân lực du lịch
thường có quan hệ trực tiếp với khách du lịch như lễ tân, phục vụ buồng, bàn,
hướng dẫn viên du lịch... luôn phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khách du lịch
khác nhau ở trong nước và khách quốc tế. Điều này dễ dàng nhận thấy ở nhân
viên làm việc ở các nhà hàng có cường độ lao động cao hơn vào thời gian khách
ăn uống và giảm xuống vào những thời gian giữa các bữa ăn. Ngoài ra, nhân lực
các cơ sở lưu trú ở một số vùng, một số địa phương, nhất là những vùng sâu,
vùng xa đều chịu áp lực rất lớn về tâm lý, ngồi ra đối với lao động nữ cịn phải
12
chịu áp lực về dư luận xã hội, do nhận thức và trình độ hiểu biết của cộng đồng
dân cư địa phương về phục vụ khách du lịch chưa đầy đủ.
Mặt khác, ở mỗi công việc cụ thể nhân lực du lịch đảm nhiệm cần sự khéo
léo, tỷ mỹ, nhẹ nhàng, nhuần nhuyễn trong tay nghề với kỹ năng thuần thục đó
dần dần trở thành kỹ xảo mang tính nghệ thuật cao. Cụ thể, đối với lĩnh vực lưu
trú, nhân viên lễ tân là người đón tiếp và cũng là người đầu tiên tiếp xúc với
khách du lịch từ việc giới thiệu các điều kiện phục vụ cho khách du lịch (giá cả,
thức ăn, đồ uống, phương tiện đi lại, hành trình tour, các dịch vụ có liên quan…)
cho đến khi đạt được sự thỏa thuận phục vụ khách.
Bốn là, nhân lực du lịch mang tính thời vụ cao
Khi nói đến du lịch là nói đến hoạt động du lịch, mà hoạt động này phụ
thuộc khá nhiều vào điều kiện khí hậu, thời tiết của các địa phương có các điểm
du lịch cho nên nhân lực du lịch thường có tính thời vụ. Mặt khác, điều kiện khí
hậu tác động đến cả cung và cầu du lịch, như du lịch chữa bệnh, nghĩ dưỡng có
thời gian dài hơn và cường độ vào mùa chính yếu là mùa hè và mùa đơng, du
lịch biển thì thường là vào mùa hè. Hầu hết các dịch vụ du lịch biển, đảo; du lịch
leo núi; tham quan khám phá, nghỉ mát… khách du lịch thường tập trung nhiều
nhất vào các tháng của mùa hè bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 trong năm nên vào
thời điểm này các doanh nghiệp du lịch cần nhiều lao động hơn và thường làm
việc theo hợp đồng thời vụ 3 - 5 tháng trong năm. Do tính thời vụ mà cơ cấu
nhân lực của daonh nghiệp du lịch ln biến đổi. Vào chính vụ du lịch các
doanh nghiệp du lịch cần có một đội ngũ nhân lực lớn từ nhà hàng, khách sạn,
đến công ty lữ hành và hướng dẫn viên du lịch. Ngoài vụ, doanh nghiệp du lịch
cần một số lượng nhân viên ít hơn chủ yếu là đội ngũ nhân lực ở các công ty lữ
hành để phát triển sản phẩm, marketing, tư vấn và bán hàng hóa. Vì vậy, nhân
lực du lịch được tuyển dụng, bố trí làm việc trong một thời gian ngắn vào mùa
du lịch và thôi việc sau khi mùa du lịch kết thúc. Chính đặc điểm này của ngành
du lịch đã gây khó khăn cho đào tạo, phát triển nhân lực, làm giảm chất lượng
phục vụ, gây khó khăn cho việc tổ chức lao động một cách khoa học, ổn định và
thiếu tính bền vững.
13
Năm là, nhân lực du lịch có khả năng thích ứng linh hoạt, xử lý nhanh các
tình huống trong cơng việc
Du lịch là một ngành hoạt động mang tính chất dịch vụ, cho nên phải tạo ra
nhiều sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch là khám
phá, trải nghiệm, nghỉ dưỡng, khám chưa bệnh... Điều này cũng đồng nghĩa với
nhân lực du lịch phải đáp ứng các sản phẩm đó của khách du lịch và được diễn
ra bất kỳ lúc nào, thời gian nào khi có yêu cầu của khách kể cả trong ngày tết,
ngày lễ, cuối tuần. Đặc biệt, đối với ngành du lịch nhu cầu liên kết, hợp tác và
phát triển ngày càng gia tăng, nhất là sự tác động của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 4 đến ngành du lịch cho nên nhân lực du lịch địi hỏi phải có khả
năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của cơng nghệ, của xã hội, những tình
huống bất ngờ trong quá trình thực hiện cơng việc. Tuy nhiên, đặc điểm này
thường ít được đào tạo từ nhà trường do đó trong thực tiễn nhân lực du lịch phải
luôn ý thức không ngừng học hỏi để đảm bảo tính linh hoạt, liên tục, những tình
huống bất ngờ, những cơng việc mới trong điều kiện mới (cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập).
1.1.3. Vai trò của nhân lực du lịch
Để tạo ra một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, bên cạnh các yếu tố về tài
nguyên, hạ tầng, cơ sở vật chất... thì con người - nguồn nhân lực được xem là
một chìa khóa mở ra cánh cửa chất lượng cho sản phẩm ấy. Vai trị của nhân lực
là khơng thể phủ nhận, bởi đây là nhân tố ảnh hưởng đến sự tâm lý, tình cảm, sự
thỏa mãn của du khách đối với điểm đến. Do đó, bên cạnh kiến thức, kỹ năng thì
những phẩm chất cần có của người làm du lịch là sự thân thiện, tinh tế, chuyên
nghiệp hay cũng chính là văn hóa du lịch. Một ví dụ điển hình về vai trò của yếu
tố con người đối với sự phát triển du lịch, phải nói đến là sản phẩm du lịch sinh
thái - cộng đồng. Bởi cộng đồng dân cư được xem như nhân tố trung tâm của
phát triển du lịch, vừa là đối tượng thụ hưởng lợi ích từ du lịch. Song bản thân
họ cũng cần nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng hình ảnh điểm
đến và tạo dựng lòng tin cho du khách.
14
Một là, nhân lực du lịch là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển NDL nói
riêng và kinh tế - xã hội nói chung
Nhân lực với tư cách sức lao động của con người, là chủ thể sáng tạo, là
một trong hai yếu tố chính của q trình sản xuất, là trung tâm của nội lực quyết
định quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Ở Việt Nam, đang trong q trình thực
hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, văn
hóa giáo dục, đào tạo, khoa học, cơng nghệ, an ninh quốc phịng thì nhân lực nói
chung, nhân lực du lịch nói riêng được xem như là động lực, là yếu tố quyết
định đến sự thành công này. Mặt khác, nhân lực du lịch là nhân tố quyết định
việc sử dụng và tái tạo các nguồn lực khác. Hiện nay, đất nước ta đang trong tiến
trình cơng nghiêph hóa, hiện đại hóa thì nhân lực là yếu tố quyết định sự thành
cơng của q trình chuyển đổi căn bản từ hoạt động thủ công sang sử dụng lao
động được đào tạo với công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao
động cao, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh
tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nơng nghiệp. Như
vậy, nhân lực du lịch có vai trị gắn kết giữa các ngành dịch vụ với nông nghiệp,
dịch vụ với công nghiệp làm tăng giá trị cho ngành nông nghiệp và công nghiệp
từ dịch vụ kinh doanh du lịch. Nhất là đối với khu vực nông thôn các làng nghề
truyền thống được khơi phục và các mơ hình sản xuất nông nghiệp sinh thái,
nông nghiệp sạch, công nghệ cao ngày càng phát triển làm đa dạng các loại hình,
sản phẩm du lịch, điểm tham quan du lịch, tạo ra nhiều việc làm và tăng thu
nhập, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng địa phương nói
riêng và cả nước nói chung.
Hai là, nhân lực du lịch có vai trị đánh thức nguồn lực phát triển du lịch ở
dạng tiềm năng thành hiện thực.
Khác với các nguồn lực khác như vốn, tài nguyên du lịch, vị trí địa lý, khoa
học - cơng nghệ… tồn tại dưới dạng tiềm năng và chỉ có tác dụng khi có tác
động của con người vào các đối tượng đó. Các nguồn lực này có giới hạn, có thể
bị khai thác cạn kiệt và rất khó hoặc khơng thể khơi phục lại được khi khơng có
sự tác động, cải biến của con người vào chúng. Vì vậy, nhân lực du lịch có vai
15
trò đặc biệt quan trọng, gắn kết với nhau và tạo thành sức mạnh tổng hợp để
khai thác, sử dụng, duy trì và phát triển các nguồn lực đó từ dạng tiềm năng
thành hiện thực để phát triển ngành du lịch, góp phần thực hiện cơng nghiệ hóa,
hiện đại hóa đất nước. Nhân lực du lịch đã từng bước làm chủ thể tự nhiên,
khám phá ra những tài nguyên du lịch mới, sáng tạo ra những tài nguyên du lịch
vốn khơng sẵn có trong tự nhiên để tạo nên nhiều loại hình, sản phẩm du lịch đa
dạng và phong phú theo hướng phát triển bền vững như hiện nay.
Nhân lực du lịch đóng vai trị tiên phong trong sáng tạo các giá trị du lịch
của chuỗi phân công lao động quốc tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng
sâu và toàn diện. Bản thân nhân lực du lịch vừa là chủ thể có khả năng tích hợp
và phát huy toàn bộ sức mạnh nội sinh của dân tộc, vừa là khách thể tiếp nhận
và phát huy những tinh hoa, tiếp thu kinh nghiệm tiên tiến trên thế giới để phát
triển du lịch hiện đại theo hướng bền vững. Đặc biệt, trong điều kiện phát triển
kinh tế thị trường trên phạm vi tồn cầu, con người khơng chỉ đón nhận được
nhiều cơ hội tích cực mà cịn phải đối mặt với những thách thức, nguy cơ từ ô
nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, dịch bệnh và các tệ nạn xã hội khác.
Ba là, nhân lực du lịch có vai trị sáng tạo giá trị, giữ gìn, phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc trong q trình thực hiện cơng nghiệp, hiện đại hóa đất nước
Hiện nay, nền kinh tế ngày càng phát triển, du lịch đã trở thành một nhu cầu
tất yếu của xã hội, là ngành kinh tế quan trọng, có tính liên ngành thể hiện nội
dung văn hóa sâu sắc. Ở Việt Nam, du lịch được xác định là ngành cơng nghiệp
khơng khói, là kinh tế mũi nhọn, là cầu nối giữa con người với di sản văn hóa
dân tộc, là sứ giả hịa bình, đại sứ văn hóa làm cầu nối tình hữu nghị, giao lưu
với các dân tộc, các vùng miền trong nước và các quốc gia trên thế giới. Vì vậy,
trong quá trình hội nhập kinh tế, tồn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ và tồn diện,
địi hỏi nhân lực du lịch khơng những chỉ tạo ra các sản phẩm du lịch có giá trị
kinh tế, giá trị văn hóa mà cịn đóng vai trò tiên phong trong việc giữ vững nền
tảng tinh thần xã hội, phát huy bản sắc, giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
1.2. Phát triển nhân lực du lịch
1.2.1. Quan niệm phát triển nhân lực du lịch
16
Thông thường thuật ngữ phát triển được dùng chỉ quá trình tăng lên về mọi
mặt của một sự vật hoặc cho một hiện tượng nào đó trong một khoảng thời gian
nhất định, là sự tăng lên về số lượng (quy mô), về chất lượng và về cơ cấu của
đối tượng đó trên nhiều khía cạnh. Từ thuật ngữ phát triển nêu trên, có thể hiểu
phát triển nhân lực là sự gia tăng về số lượng (quy mô) của nhân lực và đi liền
với nó là sự hồn thiện, nâng cao chất lượng nhân lực thơng qua nâng cao trình
độ giáo dục quốc dân, trình độ kỹ thuật, chun mơn, sức khoẻ, thể lực, ý thức,
đạo đức nghề nghiệp của nhân lực, cùng với quá trình tăng số lượng là sự thay
đổi cơ cấu nhân lực về trình độ đào tạo, độ tuổi, giới tính, ngành nghề, vùng
miền... theo hướng tiến bộ phù hợp với yêu cầu, chức năng và nhiệm vụ của
nhân lực ở một ngành, nghề cụ thể nào đó.
Theo Nguyễn Hữu Dũng (2004), phát triển nguồn nhân lực được hiểu qua mối
quan hệ giữa sự lành nghề của dân cư với sự phát triển của đất nước. Đây là theo
nghĩa hẹp mà theo đó, trình độ, kỹ năng của người lao động cần phải luôn phù
hợp và đáp ứng được sự phát triển của các ngành nghề cũng như yêu cầu của
nền kinh tế, đồng thời, trình độ phát triển của nền kinh tế cũng trở thành môi
trường quan trọng để thúc đẩy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực [11].
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) lại cho rằng phát triển nguồn nhân lực cần
phải hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là sự lành nghề của dân cư hoặc bao gồm
cả vấn đề đào tạo nói chung, mà cịn là sự phát triển năng lực đó của con người
để tiến tới có được việc làm và sự thỏa mãn nghề nghiệp cũng như cuộc sống cá
nhân. Theo cách hiểu này, phát triển NNL không chỉ dừng lại ở vấn đề đào tạo
nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển mà còn đề cập ở khía
cạnh phát triển năng lực con người, ở việc sử dụng nguồn nhân lực ấy như thế
nào để “tiến tới có việc làm và sự thỏa mãn nghề nghiệp”, “thỏa mãn cuộc sống
cá nhân”.
Theo Leonard Nadler (1990), người được cho là người đầu tiên đưa ra thuật
ngữ phát triển nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực “là các kinh nghiệm
học tập có tổ chức được diễn ra trong một khoảng thời gian xác định nhằm tăng
17
khả năng cải thiện kết quả thực hiện công việc, tăng khả năng phát triển của tổ
chức và cá nhân” [70].
Thực tiễn ở nước ta hiện nay chất lượng cao cho rằng: Phát triển nhân lực
du lịch là quá trình làm tăng lên về số lượng và chất lượng được biểu hiện ở sự
hoàn thiện từng bước nâng cao về thể lực, trí lực (trình độ chun mơn, kiến
thức, kỹ năng, thái độ) thông qua đào tạo,bồi dưỡng và thu hút, sử dụng nhân
lực du lịch đảm bảo trong một cơ cấu hợp lý nhằm thúc đẩy quá trình phát triển
du lịch của một địa phương hay của một quốc gia.
1.2.2. Nội dung phát triển nhân lực du lịch
1.2.2.1. Phát triển nhân lực du lịch về số lượng
Khi nói đến số lượng nhân lực tức là muốn nói đến số lao động đang làm
việc tại các doanh nghiệp du lịch và những ngành có liên quan đến du lịch (đây
là bộ phận lao động trực tiếp trong ngành du lịch). Số lượng nhân lực du lịch là
yếu tố tổng hợp sức mạnh về vật chất, tinh thần chongành du lịch. Đặc biệt, trong
điều kiện khoa học - công nghệ ngày càng phát triển cần có số lượng nhân lực
đảm bảo cho sự phát triển của ngành du lịch là vô cùng cần thiết.
-Phát triển số lượng nhân lực du lịch được tạo nên bởi số lượng lao động
hiện đang trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động, sản xuất ở các doanh
nghiệp du lịch thuộc các lĩnh vực như lưu trú, nhà hàng, công ty lữ hành, hướng
dẫn viên du lịch, các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch, các cơ quan quản lý nhà
nước về chuyên ngành du lịch.
- Phát triển số lượng nhân lực du lịch còn là việc thu hút, sử dụng nhân lực
được đào tạo, dạy nghề về du lịch khi ra trường họ làm việc trong ngành du lịch,
hay làm việc tại một lĩnh vực của ngành khác, hay lao động không được đào tạo,
dạy nghề chuyên ngành du lịch nhưng lại làm việc trong lĩnh vực du lịch. Q
trình thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa được tiến hành một cách toàn diện
ở nước ta và xu hướng dân cư di chuyển từ nông thôn ra thành thị, các điểm du
lịch để tìm kiếm việc làm diễn ra một cách tất yếu đã làm thay đổi cơ cấu tỷ lệ lao
động việc làm giữa nơng thơn và thành thị. Chính điều này đã làm cho cơ cấu
18