Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Hình tượng người phụ nữ trong văn học viết Việt Nam qua sách Ngữ văn Trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.75 KB, 95 trang )

UBND TỈNH PHÚ THỌ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

HÀ THỊ BÍCH THỦY

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM
QUA SÁCH NGỮ VĂN TRUNG HỌC CƠ SỞ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ, VĂN HỌC
VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM
Chun ngành: Lí luận văn học
Mã số:8220120

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đặng Thị Bích Hồng

Phú Thọ, năm 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài Hình tượng người phụ nữ trong
văn học viết Việt Nam qua sách Ngữ văn Trung học cơ sở là cơng trình nghiên
cứu của cá nhân tơi và chƣa từng đƣợc cơng bố trong bất cứ cơng trình khoa học
nào khác cho tới thời điểm này.
Phú Thọ, ngày 16 tháng 6 năm 2018
Ngƣời viết luận văn

Hà Thị Bích Thủy



ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy giáo, cơ giáo đã tận tình
hướng dẫn, giảng dạy tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu tại trường Đại
học Hùng Vương
Đặc biệt, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới TS Đặng
Thị Bích Hồng. Cơ đã nhiệt tình, chu đáo giúp đỡ tơi hồn thành luận này.
Tơi mong luận văn sẽ nhận được sự chia sẻ, đóng góp ý kiến của q thầy cơ
và các bạn đồng nghiệp để hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Phú Thọ, ngày 16 tháng 6 năm 2018
Ngƣời viết luận văn

Hà Thị Bích Thủy


iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................2
2.2. Những nghiên cứu về hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong sách Ngữ văn Trung học
cơ sở ............................................................................................................................5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................................7
6. Cấu trúc của luận văn ..............................................................................................8
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ HÌNH TƢỢNG NGHỆ THUẬT .................................9
VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ ................................9
TRONG SÁCH NGỮ VĂN TRUNG HỌC CƠ SỞ ...................................................9

1.1. Khái quát về hình tƣợng nghệ thuật .....................................................................9
1.1.1. Khái niệm hình tƣợng nghệ thuật ......................................................................9
1.1.2. Đặc trƣng của hình tƣợng nghệ thuật ..............................................................11
1.2. Sự xuất hiện của hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong sách Ngữ văn Trung học cơ sở
...................................................................................................................................14
1.2.1. Bộ phận văn học trung đại Việt Nam ..............................................................14
1.2.2. Bộ phận văn học hiện đại Việt Nam ...............................................................16
Tiểu kết ......................................................................................................................18
Chƣơng 2. HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC .......................19
TRUNG ĐẠI VIỆT NAM QUA SÁCH NGỮ VĂN TRUNG HỌC CƠ SỞ ..........19
2.1. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ nhìn từ ý thức hệ phong kiến....................................19
2.1.1. Ngƣời phụ nữ và chuẩn mực tứ đức ................................................................19
2.1.2. Ngƣời phụ nữ và khát vọng tình yêu...............................................................28
2.1.3. Ngƣời phụ nữ và khát vọng khẳng định bản thân ...........................................32
2.2. Số phận ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam ................................37


iv
2.2.1. Ngƣời phụ nữ và sự bất hạnh trong gia đình ...................................................38
2.2.2. Ngƣời phụ nữ và sự bất hạnh ngồi xã hội .....................................................40
2.3. Nghệ thuật xây dựng hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong văn học trung đại...........44
2.3.1. Bút pháp ƣớc lệ ...............................................................................................45
2.3.2. Nghệ thuật tạo dựng yếu tố kỳ ảo trong truyện truyền kỳ ..............................47
2.3.3. Nghệ thuật kể chuyện trong truyện Nơm ........................................................50
Tiểu kết ......................................................................................................................53
Chƣơng 3. HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC .......................54
HIỆN ĐẠI VIỆT NAM QUA SÁCH NGỮ VĂN TRUNG HỌC CƠ SỞ ...............54
3.1. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ nhìn từ vẻ đẹp mẫu tính ............................................54
3.1.1. Ngƣời phụ nữ: hiện thân của đức hi sinh ........................................................54
3.1.2. Ngƣời phụ nữ: hiện thân của tình yêu thƣơng ................................................59

3.2. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ thời đại mới ..............................................................64
3.2.1. Ngƣời phụ nữ và năng lực phản kháng ...........................................................64
3.2.2. Ngƣời phụ nữ nhƣ là biểu tƣợng Mẹ Tổ quốc ................................................67
3.3. Nghệ thuật xây dựng hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong văn học hiện đại ..............72
3.3.1. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ .........................................................................72
3.3.2. Nghệ thuật miêu tả chân dung, tính cách ........................................................77
Tiểu kết ......................................................................................................................82
KẾT LUẬN ...............................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................85
PHỤ LỤC


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Đã từ rất lâu ngƣời phụ nữ trở thành đề tài phổ biến của của các loại hình
nghệ thuật nhƣ văn học, âm nhạc, hội hoạ… Nét đẹp đằm thắm, mặn mà, duyên dáng
của họ đã làm cho giới nghệ sĩ và công chúng phải rung động trái tim yêu và tạo nên
nguồn cảm hứng, sáng tạo nên những tác phẩm bất hủ ca ngợi vẻ đẹp của ngƣời phụ
nữ dân tộc. Đặc biệt từ khi nền văn học viết ra đời, hình tƣợng ngƣời phụ nữ đã thực
sự trở thành một đề tài lớn đƣợc tập trung khắc họa ở nhiều khía cạnh, phƣơng diện
khác nhau. Trong q trình phát triển của lịch sử, có nhiều lúc, ngƣời phụ nữ phải
chấp nhận bi kịch cay đắng, xót xa với số kiếp bị lệ thuộc, họ không làm chủ đƣợc
cuộc đời của mình. Nhƣng theo thời gian, ngƣời phụ nữ đã vƣơn lên tự giải phóng
bản thân, dành đƣợc quyền tự chủ, khẳng định vị thế là “một nửa thế giới” của mình.
1.2. Dù trong lĩnh vực nào thì ngƣời phụ nữ đều có thể là trung tâm của đề
tài nghiên cứu nhƣ trong bộ mơn tâm lí học, sinh học, chính trị học, xã hội học và
văn học… Ở mỗi môn khoa học, ngƣời phụ nữ lại mang những đặc điểm, dấu ấn
của bộ mơn, có thể là con ngƣời mang nghĩa sinh học, có thể là con ngƣời xã hội,
trừu tƣợng… Trong nghiên cứu văn học, phụ nữ là sản phẩm của nghệ thuật – một

sự sáng tạo đặc biệt mang tính thẩm mĩ sâu sắc. Tiếp cận hình tƣợng trong dịng
chảy văn học Việt Nam qua từng thời kì, giai đoạn sẽ đem lại cái nhìn khát qt,
tồn diện và sâu sắc về ngƣời phụ nữ.
1.3. Nhiều tác phẩm viết về đề tài ngƣời phụ nữ trong văn học viết Việt Nam
đã trở thành những sáng tạo đỉnh cao, hội tụ cả vẻ đẹp về nội dung lẫn hình thức. Ở
thời kì văn học trung đại, ngƣời phụ nữ là một sự kết hợp hài hòa giữa tài- sắc- tâm,
có đức hạnh, có nhan sắc theo tiêu chuẩn tam tịng, tứ đức. Đó là quan niệm thẩm mĩ
đã ăn sâu vào nếp nghĩ của con ngƣời trong thời đại ấy. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ
trong giai đoạn văn học này chủ yếu xuất thân quý phái, danh gia vọng tộc. Đến Hồ
Xuân Hƣơng, thơ mới có bóng dáng những ngƣời phụ nữ bình dân. Tuy nhiên, cuộc
đời ngƣời phụ nữ dù là bình dân hay danh gia vọng tộc thì cũng đều đầy rẫy những bẽ
bàng, sóng gió, chẳng mấy ai có đƣợc hạnh phúc thực sự. Sang văn học hiện đại, hình
tƣợng ngƣời phụ nữ mang một diện mạo hồn tồn mới. Họ đƣợc giải phóng khỏi


2
vòng cƣơng tỏa của lễ giáo phong kiến để hòa mình vào cơng cuộc chung của đất
nƣớc. Khi đất nƣớc chìm trong đêm đen nơ lệ, ngƣời phụ nữ cũng cùng chịu chung số
phận khổ đau. Khi toàn dân tộc vùng lên đấu tranh, họ cũng dũng cảm xông pha trên
cả mặt trận tiền tuyến lẫn hậu phƣơng. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ Việt Nam trong giai
đoạn này là hình tƣợng khá trọn vẹn và có tính chất lí tƣởng.
1.4. Trong chƣơng trình Ngữ văn Trung học cơ sở (THCS), những tác phẩm
viết về hình tƣợng ngƣời phụ nữ khá nhiều và cũng là một chủ đề nổi bật ở mọi giai
đoạn văn học từ văn học dân gian đến văn học viết. Có rất nhiều những cây đại thụ
với những tác phẩm văn học lớn viết về hình tƣợng ngƣời phụ nữ đƣợc tuyển chọn
vào chƣơng trình nhƣ : Nguyễn Du, Nguyễn Dữ, Hồ Xuân Hƣơng, Nguyên Hồng,
Bằng Việt, Nguyễn Minh Châu… Các tác phẩm văn chƣơng viết về ngƣời phụ nữ
bao giờ cũng thu hút sự quan tâm đặc biệt cả từ phía độc giả lẫn ngƣời nghiên cứu.
1.5. Là một giáo viên Ngữ văn THCS, tôi nhận thấy hình tƣợng ngƣời phụ
nữ trong văn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong nội dung giảng dạy và học tập ở

cấp học. Việc nghiên cứu một cách hệ thống về hình tƣợng ngƣời phụ nữ có ý nghĩa
thiết thực trong việc xây dựng các chủ đề dạy học, tạo ra cái nhìn tồn diện về
ngƣời phụ nữ trong văn học xƣa nay với sự phát triển qua các thời kỳ. Tuy nhiên,
cho tới nay, sự nghiên cứu, tìm hiểu về hình tƣợng ngƣời phụ nữ cịn rải rác, chƣa
đầy đủ.
Từ những lí do trên, chúng tơi lựa chọn đề tài Hình tượng người phụ nữ trong
văn học viết Việt Nam qua sách Ngữ Văn trung học cơ sở. Thực hiện đề tài này,
chúng tôi hƣớng đến khái qt cơ sở lí thuyết về hình tƣợng văn học, từ đó phân tích
những độc đáo ở hình tƣợng ngƣời phụ nữ qua hai thời kỳ văn học trung đại và hiện
đại. Chúng tơi cũng hi vọng đóng góp một cách nhìn mới trong cơng tác giảng dạy
các tác phẩm văn học về đề tài ngƣời phụ nữ trong nhà trƣờng phổ thơng nói riêng và
nghiên cứu về hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong văn học Việt Nam nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những nghiên cứu về hình tượng người phụ nữ
Hình tƣợng ngƣời phụ nữ khơng phải là một đề tài mới trong văn học. Có
nhiều đề tài luận văn, khóa luận đã tập trung nghiên cứu về hình tƣợng ngƣời phụ


3
nữ với những phạm vi khác nhau, vô cùng phong phú.
Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong văn học của các nƣớc trên thế giới nói chung
đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu của các đề tài khoa học ở nhiều cấp khác nhau
nhƣ khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ. Có thể kể tới các cơng trình nhƣ “Hình
tượng người phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn” (2013) – khóa luận của Nguyễn Thị
Tú, Đại học Tây Bắc, Sơn La; “Hình tượng người phụ nữ trong một số tiểu thuyết
Kawabata” (2013) – khóa luận của Võ Kim Chọn, Đại học Cần Thơ, Cần Thơ;
“Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại Hàn Quốc qua cái nhìn của nhà
văn nữ” (2012) - Luận văn thạc sĩ của Cao Thị Lan, Đại học Sƣ phạm Thành phố
Hồ Chí Minh…
Nghiên cứu về hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong văn học Việt Nam cũng đã có

một bề dày đáng kể. Một loạt luận văn Thạc sĩ đã lựa chọn nghiên cứu về chủ đề
này nhƣ “Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam thế kỷ XVIII – XIX”
(2012) của Nguyễn Hoàng Thịnh, “Vấn đề thân phận người phụ nữ trong văn học
Việt Nam cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX” (2012) của Nguyễn Trà My, “Tính
nhân văn qua hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự lực Văn Đồn” (2011)
của Phạm Thanh Tùng, “Hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Minh
Châu sau 1975” (2011) của Nguyễn Thị Thu Lan…
Nguyễn Hoàng Thịnh trong Luận văn thạc sĩ “Hình tượng người phụ nữ
trong thơ trữ tình Việt Nam thế kỷ XVIII – XIX” (2012), Đại học Sƣ phạm Thành
phố Hồ Chú Minh đánh giá: “Thay đổi đáng ghi nhận là sự mở rộng nội dung về
phía đời sống, đƣa văn học ngày càng gần gũi, gắn bó với quần chúng. Cùng với đó,
các nhân vật nữ cũng xuất hiện trong thơ trữ tình với tần suất ngày một nhiều hơn
theo chiều dọc tiến trình văn học viết (đặc biệt là ở bộ phận thơ Nôm từ nửa sau thế
kỷ XVIII). Ngƣời phụ nữ đã xuất hiện trong văn học viết (bao gồm trong thơ trữ
tình) ngay từ những thế kỷ đầu và ngày càng khẳng định đƣợc vị trí, vai trị của
mình, góp phần hoàn chỉnh diện mạo văn học dân tộc” [45;30].
Trong Luận văn thạc sĩ “Vấn đề thân phận người phụ nữ trong văn học Việt
Nam cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX” (2012), Đại học KHXH&NV, Hà Nội, tác
giả Nguyễn Trà My cho rằng: “Trƣớc thế kỷ XVIII, các nhân vật nữ trong thơ xuất


4
hiện mơ hồ, ngầm ẩn, trong truyện tuy có rõ hơn nhƣng tính cách, số phận rập
khn dƣới góc độ của Nho giáo… Các nhân vật nữ ở giai đoạn này (cuối thế kỷ
XVIII – đầu thế kỷ XIX) lại khác. Họ đƣợc đề cao không chỉ ở đức hạnh mà còn tài
năng và sắc đẹp, họ quý trọng tuổi trẻ và tình yêu nhiều hơn là danh tiết” [29;17].
Luận văn thạc sĩ “Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ trong tiểu
thuyết Tự lực Văn Đoàn” (2011) của Phạm Thanh Tùng, Đại học KHXH&NV,
Thành phố Hồ Chí Minh cũng nhìn nhận hình tƣợng ngƣời phụ nữ nhƣng chủ yếu ở
góc độ tính nhân văn để thấy đƣợc khao khát sống, quyền sống của ngƣời phụ nữ

thời hiện đại.
Luận văn thạc sĩ “Hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Minh
Châu sau năm 1975” (2011) của Nguyễn Thị Thu Lan, Đại học Đà Nẵng khu biệt
đối tƣợng nghiên cứu hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong sáng tác của một tác giả cụ thể
- nhà văn Nguyễn Minh Châu. Tác giả nhận ra rằng: “Bên cạnh hình tƣợng ngƣời
lính với chân dung nối tiếp các thế hệ, ngƣời nông dân với bản chất cố hữu đƣợc
khắc họa đầy ấn tƣợng, ngòi bút Nguyễn Minh Châu còn dành nhiều tâm huyết biểu
hiện hình tƣợng ngƣời phụ nữ với những phẩm chất và đức hi sinh cao cả, sâu lắng
vẻ đẹp nhân văn” [23;3].
Trong luận án tiến sĩ “Diễn ngôn về giới nữ trong văn học hiện thực xã hội
chủ nghĩa Việt Nam” (2017), Đại học Sƣ phạm Hà Nội, bên cạnh việc nhận diện
văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa nhƣ một hệ hình diễn ngơn, phân tích diễn ngôn
về giới nữ trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhƣ một hệ thống tu
từ, tác giả Nguyễn Thị Vân Anh cịn phân tích diễn ngơn về giới nữ nhìn từ hai góc
độ là chiến lƣợc giao tiếp và trật tự diễn ngôn. Tác giả khái quát: “Bƣớc vào địa hạt
văn chƣơng hiện thực xã hội chủ nghĩa, ngƣời phụ nữ hiện lên khép kín trong khn
khổ vai chức năng - xã hội của mình, bao gồm: vai Mẹ - Chiến sĩ, Mẹ - Tổ quốc,
Chúng con - Anh hùng và Kẻ lầm đường, lạc lối. Mặt nạ ngôn ngữ hay vai diễn
ngôn của nữ giới là ngƣời chiến thắng đã đƣợc giác ngộ chân lí cao độ. Tuy nhiên,
vai diễn ngơn của ngƣời nữ trong khu vực văn học này chỉ đóng vai trị là dàn đồng
ca mang tính chất phụ họa theo phát ngơn chính thống của ngƣời lĩnh xƣớng là nam
giới. Văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa cũng có khả năng tạo ra nhiều tiếng nói về


5
giới nữ song về cơ bản đó là tiếng nói độc điệu, đồng thuận chứ khơng có sự phân
hóa thành những bè điệu phức tạp. Nhìn một cách khái quát, giới nữ trong bộ phận
văn học này có xu hƣớng nam hóa đậm nét và bƣớc vào phạm vi diễn ngơn chính
thống nhƣ những ngƣời anh hùng bất khuất của thời đại. Họ là hậu phƣơng vững tay
súng, chắc tay cày và trở thành điểm tựa vững chắc cho ngƣời nam giới nơi tiền

tuyến. Chân dung ngƣời phụ nữ ở đây chủ yếu đƣợc khắc họa trong vai trò con ngƣời
công dân, con ngƣời xã hội theo đúng nguyên tắc sáng tác của văn học hiện thực xã
hội chủ nghĩa. Cũng do vậy, các phƣơng diện thuộc về con ngƣời đời tƣ, con ngƣời
cá nhân, đặc biệt là bản năng tính dục hay những nỗi bi thƣơng khắc khoải... của họ
thƣờng bị bỏ qua, thậm chí biến thành luật lệ cần kiêng tránh trong diễn ngôn văn
học” [1;147-148].
Điểm qua một vài cơng trình nghiên cứu nhƣ vậy, có thể thấy, hình tƣợng
ngƣời phụ nữ trong văn chƣơng đơng tây, kim cổ đã trở thành đối tƣợng phổ biến
của nghiên cứu văn học. Nhìn chung, các đề tài này đều căn cứ vào bối cảnh thời
đại để nhìn nhận, đánh giá ngƣời phụ nữ trên các phƣơng diện phẩm chất, tính cách,
số phận và chỉ ra các phƣơng tiện nghệ thuật đƣợc sử dụng để khắc họa hình tƣợng
ngƣời phụ nữ. Đây là những gợi mở quan trọng, những hƣớng tiếp cận phù hợp để
chúng tôi vận dụng trong đề tài nghiên cứu của mình.
2.2. Những nghiên cứu về hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong sách Ngữ văn Trung học
cơ sở
Trong các cơng trình nghiên cứu về hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong văn học
Việt Nam, chúng tôi nhân thấy, các tác giả cũng đã ít nhiều đề cập tới những tác
phẩm, hình tƣợng đi vào chƣơng trình giáo dục phổ thơng nói chung và sách Ngữ
văn THCS nói riêng.
Ở Luận văn “Hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Minh
Châu sau năm 1975” (2011), tuy phạm vi nghiên cứu là sáng tác của Nguyễn Minh
Châu nói chung nhƣng Nguyễn Thị Thu Lan cũng đề cập tới hình tƣợng nhân vật
Liên trong tác phẩm “Bến quê” nhƣ là biểu tƣợng của lịng chung thủy. Đức tính
truyền thống tốt đẹp ấy trở thành bến đỗ bình yên cho biết bao gia đình, tạo nên nét
đặc trƣng của cuộc sống và tâm hồn Việt.


6
Nguyễn Thị Vân Anh trong Luận án Tiến sĩ của mình đã nhận ra: “trong
văn học trung đại, có khơng ít trƣờng hợp nữ giới bƣớc ra khỏi không gian buồng

khuê để nhập vào không gian xã hội. Thực chất, đa phần họ không chủ động bƣớc
ra mà là bị hồn cảnh xơ đẩy. Do vậy, khi ra ngồi cánh cửa kh phịng, họ
thƣờng bị rơi vào khơng gian lưu lạc - thời gian đằng đẵng, cắt chia. Họ phiêu dạt
đến những nơi nhƣ đầu cầu, đầu quán, lầu xanh... sống kiếp phong trần và trở
thành nạn nhân bi kịch. Có thể thấy rõ đặc điểm này qua số phận của một số nhân
vật tiêu biểu nhƣ Đào Hàn Than trong Nghiệp oan của Đào Thị (Nguyễn Dữ), Lệ
Nƣơng trong Truyện Lệ Nương (Nguyễn Dữ), Thúy Kiều trong Truyện Kiều
(Nguyễn Du)” [1;114-115].
Chúng tơi nhận thấy, cho đến nay, chƣa có cơng trình nào tập trung nghiên
cứu một cách hệ thống, tồn diện về hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong văn học viết
Việt Nam qua chƣơng trình Ngữ văn trung học cơ sở. Rải rác trên các nguồn tài
liệu chỉ có một số bài viết tản mạn dƣới dạng bài văn của học sinh hoặc các
chuyên đề bồi dƣỡng học sinh giỏi, các sáng kiến kinh nghiệm mang quy mô nhỏ
của các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn. Luận văn của chúng tôi lần
đầu tiên nghiên cứu hệ thống, tồn diện về vấn đề này. Các cơng trình nghiên cứu
đi trƣớc là những gợi dẫn quý báu để chúng tơi triển khai đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở khái quát lý thuyết về hình tƣợng văn học, đề tài hƣớng tới xác
định các đặc điểm của hình tƣợng ngƣời phụ nữ Việt Nam đƣợc phản ánh trong các
tác phẩm văn học Việt Nam thời kỳ trung đại và hiện đại đƣợc lựa chọn đƣa vào
Sách giáo khoa Ngữ văn THCS. Từ đó, chúng tơi chỉ ra sự vận động, phát triển của
hình tƣợng ngƣời phụ nữ Việt Nam trong bối cảnh xã hội xƣa và nay.
Để đạt đƣợc mục đích này, đề tài giải quyết ba nhiệm vụ cơ bản sau:
Thứ nhất, làm rõ một số khái niệm và vấn đề văn học sử có liên quan đến đề tài.
Thứ hai, khảo sát và hệ thống hóa các tác phẩm viết về hình tƣợng ngƣời phụ
nữ trong văn học viết Việt Nam qua chƣơng trình Ngữ văn Trung học cơ sở với hai
bộ phận: văn học trung đại và văn học hiện đại.
Thứ ba, phân tích các đặc điểm của ngƣời phụ nữ trong từng thời kỳ cũng
nhƣ thấy đƣợc các hình thức nghệ thuật phản ánh hình tƣợng ở mỗi thời kỳ văn học.



7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong văn học viết
Việt Nam qua chƣơng trình Ngữ văn Trung học cơ sở.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn dựa trên bộ Sách giáo khoa lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9 của NXB
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2014 để khảo sát và tìm hiểu hình tƣợng ngƣời phụ nữ.
Trong quá trình tiến hành khảo sát, chúng tôi sẽ so sánh với các tác giả, tác phẩm
khác viết về ngƣời phụ nữ nằm ngồi chƣơng trình Sách giáo khoa để có cái nhìn
tồn diện hơn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích và hồn thành nhiệm vụ nghiên cứu, khi thực hiện đề
tài này, chúng tôi đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp lịch sử - xã hội: Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển
của văn học Việt Nam qua các thời kỳ, đồng thời tìm hiểu, đánh giá về các tác phẩm
viết về ngƣời phụ nữ trong sách Ngữ văn Trung học cơ sở. Qua đó xem xét ảnh
hƣởng của thời đại đến hình tƣợng nhân vật trong từng giai đoạn văn học.
Phương pháp hệ thống: Đặt các tác phẩm nghiên cứu vào hệ thống, tiến trình
văn học để làm nổi bật những đặc điểm chung của hình tƣợng.
Phương pháp tổng hợp: Sƣu tầm và tìm hiểu các tác phẩm khác trong mối tƣơng
quan thời đại để có cái nhìn chính xác, đầy đủ về hình tƣợng nhân vật.
Phương pháp so sánh: tạo ra tƣơng quan so sánh nhằm chỉ ra sự tiếp nối
cũng nhƣ những sáng tạo mới mẻ riêng biệt của đối tƣợng nghiên cứu.
Phƣơng pháp liên ngành, vận dụng hiệu quả các môn khoa học liên ngành
(lịch sử học, văn hóa học…) nhằm giúp cho vấn đề đƣợc nhìn nhận bao qt và
chính xác hơn.
Trong q trình nghiên cứu, các phƣơng pháp này khơng tách rời mà bổ sung
cho nhau để làm sáng tỏ vấn đề đƣợc đặt ra.



8
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm
ba chƣơng:
Chương I: Khái quát về hình tƣợng nghệ thuật và sự xuất hiện của hình
tƣợng ngƣời phụ nữ trong sách Ngữ văn Trung học cơ sở.
Chương II: Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong văn học trung đại qua sách Ngữ
văn Trung học cơ sở
Chương III: Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong văn học hiện đại qua sách Ngữ
văn Trung học cơ sở


9
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ HÌNH TƢỢNG NGHỆ THUẬT
VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ
TRONG SÁCH NGỮ VĂN TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1. Khái quát về hình tƣợng nghệ thuật
1.1.1. Khái niệm hình tượng nghệ thuật
Hình tƣợng nghệ thuật là một thuật ngữ quan trọng, quen thuộc của lí luận
văn học. Khái niệm này xuất hiện lần đầu tiên cách đây hơn 2000 năm. Từ thời Hi
Lạp cổ đại, các nhà triết học đã bàn đến hình tƣợng. Platon, Aristotle quan niệm
hình tƣợng nghệ thuật là cách mơ phỏng thế giới khách quan. Họ gọi nghệ thuật là
sự mơ phỏng tự nhiên và xã hội. Các loại hình nghệ thuật có khả năng tái tạo lại các
hiện tƣợng riêng lẻ trong thế giới thực tại.
Tƣ tƣởng của Aristotle tiếp tục đƣợc kế thừa ở các giai đoạn sau của nghệ
thuật phƣơng Tây. Trải qua các thời kỳ từ trung cổ đến cận hiện đại với nhiều
trƣờng phái nhƣ Rơmăng, Gơtíc, Cổ điển, Barốc, Lãng mạn, Hiện thực, Tự nhiên,

Ấn tƣợng… nghệ thuật chính thống ln đề cao ngun tắc “giống nhƣ thật” của
hình tƣợng nghệ thuật theo tinh thần của Aristotle.
Sau này, Hegel – nhà triết học ngƣời Đức chia nhận thức của con ngƣời
thành ba nhóm: triết học, tơn giáo và nghệ thuật, trong đó, triết học nhận thức thông
qua khái niệm, tôn giáo nhận thức thông qua biểu tƣợng cịn nghệ thuật nhận thức
thơng qua hình tƣợng. Hegel đã phản đối quan niệm của Aristotle, phản đối nghệ
thuật sao chép, làm giống nhƣ thật các đối tƣợng của tự nhiên. Với Hegel, hình
tƣợng văn học để cho con ngƣời thể nghiệm một ý niệm phổ quát về tinh thần.
Cịn Bêlinxki – nhà phê bình Nga thì phân biệt cụ thể hơn. Theo Bêlinxki,
nhà triết học nói bằng phép tam đoạn luận, nhà kinh tế chính trị đƣợc võ trang bằng
các số liệu thống kê tác động đến trí tuệ của ngƣời đọc và ngƣời nghe, cịn nhà thơ
thì nói bằng các hình tƣợng và bức tranh…
Điểm qua một vài quan niệm nhƣ vậy, chúng ta có thể thấy, khái niệm hình
tƣợng đã xuất hiện từ xa xƣa. Tuy các quan niệm bắt nguồn từ những góc nhìn khác


10
nhau, thể hiện những quan điểm khác nhau, chƣa đồng nhất, song tất cả đều thừa
nhận phƣơng thức phản ánh đặc thù của nghệ thuật đó là hình tƣợng.
Có nhiều quan niệm về hình tƣợng nghệ thuật. Có thể điểm qua một vài quan
niệm tiêu biểu nhƣ sau:
Theo GS. Nguyễn Văn Hạnh: “Văn chƣơng, nghệ thuật nhận thức và tái hiện
cuộc sống bằng hình tượng, tức là một cách sinh động, cụ thể - cảm tính, có hình
khối, đƣờng nét, màu sắc, âm thanh, chứ không phải một cách trừu tƣợng, bằng khái
niệm nhƣ trong khoa học” [14;7].
Theo Lại Nguyên Ân, hình tƣợng nghệ thuật là “phƣơng thức chiếm lĩnh và
tái tạo hiện thực riêng biệt, vốn có và chỉ có ở nghệ thuật. Bất cứ hiện tƣợng nào
đƣợc xây dựng lại một cách sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật đều là hình tƣợng
nghệ thuật; thơng thƣờng và quan trọng nhất là hình tƣợng con ngƣời (hình tƣợng
nhân vật)” [3;141]. Ngồi ra, Lại Ngun Ân cịn đề cập tới một khái niệm nhỏ hơn

là hình tượng văn học, đó là: “dạng hình tƣợng nghệ thuật thể hiện bằng chất liệu
ngơn từ nghệ thuật; cũng gọi là hình tƣợng ngơn từ” [3;149].
Theo PGS.TS. Trần Khánh Thành: “Hình tƣợng là phƣơng tiện đặc thù của
nghệ thuật để phản ánh hiện thực khách quan. Hình tƣợng nghệ thuật phản ánh tính
khái qt, tính quy luật của hiện thực qua hình thức cái cá thể, độc đáo; nó là sản
phẩm sáng tạo của nghệ sĩ, là đứa con tinh thần của nghệ sĩ trong quá trình nhận
thức và tái hiện cuộc sống” [28;27].
GS. Trần Đình Sử cho rằng “Đằng sau văn cịn cả một thế giới hình tƣợng.
Đó là hệ thống các hình tƣợng đƣợc dệt nên bởi các chi tiết, tình tiết, quan hệ, cho
phép ta hình dung đƣợc sự hiểu biết và cảm nhận của tác giả đối với thế giới và con
ngƣời” [36;104]. “Hình tƣợng nghệ thuật là nền tảng của ý thức nghệ thuật, là phạm
vi hoạt động thẩm mỹ của con ngƣời. Hình tƣợng nghệ thuật là cái tính chất làm
cho tác phẩm trở thành tác phẩm nghệ thuật” [38;57]
Theo Giáo trình lí luận văn học “Kết quả của quá trình tƣ duy nghệ thuật đầy
sáng tạo là xuất hiện một hình tƣợng nghệ thuật dƣới dạng một tác phẩm. Hình
tƣợng trong tác phẩm tách khỏi hoạt động tinh thần của nhà văn đã tồn tại nhƣ một
sự thực văn hóa xã hội” [28;138].


11
Nhƣ vậy, có thể thấy hình tƣợng nghệ thuật là một vấn đề đặc biệt quan trọng
trong lí luận văn học đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm lí giải, làm rõ. Căn cứ
vào các khái niệm trên, có thể thấy:
- Phạm trù hình tƣợng là một phạm trù mang tính khái quát phản ánh tính hệ
thống của các khái niệm, phạm trù qui luật về đặc trƣng thẩm mỹ của nghệ thuật. Vì
tất cả những lý giải về nghệ thuật đều xuất phát từ vấn đề hình tƣợng.
- Hiểu theo nghĩa rộng, hình tƣợng nghệ thuật là phƣơng thức phản ánh đời
sống đặc thù của tất cả các loại hình nghệ thuật. Phƣơng thức phản ánh này là cơ sở
để phân biệt nghệ thuật với khoa học và các hình thức ý thức xã hội khác. Theo
nghĩa hẹp, khái niệm hình tƣợng đƣợc hiểu là hình tƣợng cụ thể về một con ngƣời,

một tập thể ngƣời, một con vật, đồ vật hay một cảnh sắc thiên nhiên, một cảnh sinh
hoạt lao động thƣờng ngày… trong một tác phẩm cụ thể. Đi vào tác phẩm nghệ
thuật, tất cả các yếu tố chuyển tải những quan niệm sống, những trải nghiệm cuộc
đời, những triết lý nhân sinh đều có khả năng trở thành hình tƣợng.
Có thể khẳng định, lí luận về hình tƣợng sẽ giúp ngƣời đọc nhận diện đƣợc
những phƣơng diện hiện thực mà nhà văn phản ánh trong tác phẩm, đồng thời thấy
đƣợc chiều sâu tƣ tƣởng, tình cảm trong mỗi ngƣời nghệ sỹ. Đến với tác phẩm nghệ
thuật, độc giả một mặt đƣợc thƣởng thức cái đẹp, đƣợc tiếp cận với nguồn tri thức
rộng lớn của nhân loại, mặt khác đƣợc tiếp nhận những chân lí về đời sống thơng
qua hình tƣợng nghệ thuật.
1.1.2. Đặc trưng của hình tượng nghệ thuật
Về cơ bản, hình tƣợng nghệ thuật có ba đặc trƣng cơ bản nhƣ sau:
Thứ nhất, hình tượng nghệ thuật có sự thống nhất biện chứng giữa khách
quan và chủ quan
Hình tƣợng nghệ thuật trƣớc hết phải xuất phát từ đời sống khách quan.
Trƣớc đây, có khơng ít quan niệm cho rằng nghệ thuật bắt nguồn từ thần thánh, kì
bí, siêu hình. Con ngƣời nhờ có thần mách bảo, thần nhập mới có thể sáng tác ra các
tác phẩm nghệ thuật, chứa đựng những hình tƣợng nghệ thuật đặc sắc. Tuy nhiên,
cùng với thời gian, sự phát triển trong tƣ duy nhận thức của loài ngƣời đã khẳng
định, nghệ thuật, hình tƣợng nghệ thuật đƣợc nảy nở, bắt nguồn từ chính mảnh đất


12
hiện thực đời sống. Ở bất cứ thời kỳ nào, nghệ thuật bao giờ cũng đi liền với đời
thực, cũng bám sát vào các vấn đề của đời sống. Mỗi nền văn nghệ đều hình thành
trên một bối cảnh hiện thực nhất định. Ngay cả những xu hƣớng sáng tạo tƣởng
chừng đoạn tuyệt với nền tảng hiện thực nhƣ tƣợng trƣng, siêu thực, huyền ảo…
suy cho cùng vẫn không cắt đứt hoàn toàn sợi dây liên hệ với những nhịp đập của
thời đại.
Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, hình tƣợng nghệ thuật khơng đơn thuần là

sự tái hiện máy móc những hiện tƣợng có thật trong đời sống. Thơng qua lăng kính
chủ quan, thơng qua bộ lọc của ngƣời nghệ sĩ, các vấn đề của đời sống đƣợc chọn
lọc, sáng tạo để trở thành hiện thực thứ hai trong tác phẩm nghệ thuật. Ngƣời nghệ
sỹ không rập khuôn một cách máy móc đối tƣợng mơ tả mà phải nói lên đƣợc
những nét bản chất nhất, qua đó khái quát đƣợc những quy luật của đời sống. Bằng
tài năng của mình, nghệ sỹ có khả năng biến những sự vật nhỏ bé, thậm chí là tầm
thƣờng trong đời sống trở thành các hình tƣợng nghệ thuật đặc sắc, tạo ra những tác
động thẩm mĩ mạnh mẽ đến ngƣời tiếp nhận.
Nghệ thuật cịn là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Dấu ấn chủ
quan của ngƣời nghệ sỹ thể hiện trong cách tiếp cận hiện thức, cách phát hiện vấn
đề và phƣơng thức chuyển tải tƣ tƣởng tình cảm qua hình tƣợng. Vì thế, mỗi hình
tƣợng nghệ thuật là một sản phẩm “duy nhất”, khơng lặp lại, mang tính cá nhân,
mang tính thẩm mỹ và khái qt hóa cao.
Nhƣ vậy, trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, ngƣời nghệ sĩ khơng thốt ly
hiện thực mà bằng cách này hay cách khác sẽ tái tạo hiện thực và thể hiện tình cảm
chủ quan đối với hiện thực ấy. Hình tƣợng nghệ thuật chính là phƣơng tiện, là cách
thức để nghệ sĩ tái hiện đời sống và thể hiện tƣ tƣởng chủ quan của mình.
Thứ hai, hình tượng nghệ thuật là một chỉnh thể có sự thống nhất giữa tính
cụ thể và tính khái quát
Tính cụ thể trực tiếp là một đặc trƣng quan trọng của hình tƣợng nghệ thuật.
Trong thực tế, mỗi sự vật, hiện tƣợng là một cá thể độc lập, cụ thể. Tất cả đều tồn
tại ở dạng riêng biệt. Con ngƣời cũng không là ngoại lệ. Mỗi cá nhân là một tồn tại
cụ thể, không lặp lại. Do đó, sự phản ánh của nghệ thuật đối với các đối tƣợng trên


13
phải mang tính cụ thể, đúng với đối tƣợng. Thêm nữa, nếu các ngành khoa học phản
ánh hiện thực cuộc sống bằng các khái niệm, các tiền đề, định lí hoặc cơng thức thì
nghệ thuật phản ánh bằng hình tƣợng cụ thể. Nếu qua hình thức phản ánh của khoa
học ta thấy đƣợc cái chung, cái phổ quát chứ không hình dung đƣợc cụ thể cuộc

sống một cách cảm tính thì trong nghệ thuật, chúng ta nhƣ đƣợc gặp gỡ với những
con ngƣời, những tính cách, số phận riêng biệt, cụ thể.
Tuy nhiên, tính cụ thể khơng tách rời tính khái quát. Không chỉ là những tồn
tại độc lập, riêng rẽ, mỗi sự vật, hiện tƣợng còn là một bộ phận trong chỉnh thể, liên
hệ với các sự vật, hiện tƣợng khác. Vì vậy, mỗi sự vật, hiện tƣợng đều có sự thống
nhất giữa cái chung và cái riêng. Nó vừa mang dấu hiệu chung, nét bản chất chung
của các hiện tƣợng, cùng loại, vừa có những dấu hiệu cụ thể, cá biệt, không lặp lại ở
bất cứ đối tƣợng nào. Do vậy, ngƣời nghệ sỹ một mặt phải biết nắm bắt những nét
chủ yếu thuộc về bản chất của sự vật, hiện tƣợng, mặt khác, phải khái quát hóa
thành những quy luật, những nét chung của đời sống xã hội. Nhờ sự thống nhất giữa
tính cụ thể và tính khái qt, hình tƣợng nghệ thuật có khả năng tái hiện đời sống
vừa có tính độc đáo, vừa có tính đại diện.
Thứ ba, hình tượng nghệ thuật có sự thống nhất giữa tính tạo hình và tính
biểu hiện.
Tính tạo hình là một phẩm chất khơng thể thiếu đƣợc của hình tƣợng. Tạo
hình tức là tạo cho hình tƣợng một khơng gian, thời gian, đặt hình tƣợng vào những
sự kiện và những mối quan hệ khác nhau. Nhờ có tính tạo hình mà hình tƣợng đƣợc
hiện lên cụ thể qua chất liệu. Tạo hình chính là phƣơng tiện để biến cái vơ hình
thành cái hữu hình, biến cái trừu tƣợng thành cái cụ thể, tri giác đƣợc. Khơng có tạo
hình thì khơng có hình tƣợng. Nhƣng tạo hình nghệ thuật khơng có nghĩa là kể lể
mọi chi tiết của đối tƣợng mà ngƣời nghệ sỹ chỉ chọn lọc những chi tiết ít ỏi nhất
nhƣng giàu sức biểu hiện nhất, tiêu biểu nhất cho một cuộc sống, một tình huống
hay một tính cách. Có thể nói, tạo hình trong nghệ thuật là một cấu tạo tập trung,
dồn nén, mang tính ƣớc lệ ở các mức độ khác nhau.
Tạo hình khơng tách rời với biểu hiện. Biểu hiện là khả năng bộc lộ cái sâu
kín bên trong, cái bản chất của sự vật, hé mở những nỗi niềm khuất lấp trong tâm


14
hồn. Biểu hiện khiến cho hình tƣợng đƣợc tồn vẹn, đầy đặn, thể hiện đƣợc chiều

sâu khơn cùng khơng nói hết của con ngƣời cũng nhƣ của chính ngƣời nghệ sỹ
trƣớc cuộc sóng.
Sự thống nhất giữa tính tạo hình và tính biểu biện làm cho hình tƣợng có một
hình thức nghệ thuật độc đáo. Đó là một thể thống nhất sinh động giữa thống nhất
và đa dạng, giữa bên ngoài và bên trong, ổn định và biến hóa.
Ngồi ra, có nhiều quan điểm khác về đặc trƣng của hình tƣợng nhƣ hình
tƣợng mang tính ƣớc lệ, tính đa nghĩa, tính nghệ thuật… Tuy nhiên, trong đề tài
này, chúng tôi chỉ cố gắng khắc họa những nét đặc trƣng cơ bản nhất, mang ý nghĩa
khái quát nhất của hình tƣợng, từ đó làm cơ sở, tiền đề để tiếp cận hình tƣợng ngƣời
phụ nữ trong văn học viết Việt Nam một cách khoa học, tồn diện.
1.2. Sự xuất hiện của hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong sách Ngữ văn Trung học
cơ sở
1.2.1. Bộ phận văn học trung đại Việt Nam
Là sản phẩm của hình thái ý thức xã hội, văn học trung đại Việt Nam trong từng
giai đoạn lịch sử đã xây dựng những hình tƣợng nghệ thuật con ngƣời riêng. Theo các
nhà nghiên cứu, văn học trung đại Việt Nam phát triển qua bốn giai đoạn lớn.
Giai đoạn đầu của văn học trung đại bắt đầu từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV. Từ
cuối thế kỉ X, dân tộc ta giành đƣợc quyền độc lập tự chủ và lập nhiều kì tích trong
các cuộc kháng chiến chống xâm lƣợc chống quân Tống thế kỉ XI, chông quân
Mông – Nguyên thế kỉ XIII. Đây là thời kỳ phát triển của chế độ phong kiến Việt
Nam. Hình tƣợng con ngƣời nổi bật trong giai đoạn văn học này là con ngƣời sử thi,
mang tầm vóc của ngƣời anh hùng với đầy chiến cơng lẫy lừng, với những phẩm
chất, khí thế chung của cả thời đại. Khơng chỉ có vậy, trong văn học cịn xuất hiện
hình tƣợng con ngƣời trí thức biết giữ khí tiết, mang phong thái của những hiền sĩ,
ẩn sĩ thoát tục, lánh đời. Điều đáng chú ý là trong giai đoạn này, tuyệt nhiên khơng
có sự xuất hiện của hình tƣợng ngƣời phụ nữ. Thời kỳ phong kiến phát triển, hệ tƣ
tƣởng Nho giáo giữ vai trò chủ đạo, độc tơn nên vai trị của ngƣời phụ nữ hồn tồn
mờ nhạt. Ngƣời phụ nữ khơng phải là đối tƣợng mô tả của văn học.
Từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII, dân tộc Việt Nam tiếp tục làm nên nhiều



15
kì tích: đầu thế kỷ XV là thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, cuối
thế kỷ này là sự phát triển tới đỉnh cao cực thịnh của chế độ phong kiến. Bƣớc sang
thế kỉ XVI, chế độ phong kiến tuy bắt đầu có những dấu hiệu khủng hoảng nhƣng
nhìn chung tình hình xã hội vẫn ổn định. Bên cạnh hình tƣợng con ngƣời quan
phƣơng, con ngƣời lí trí theo khuôn mẫu của Nho gia, văn học giai đoạn này đã bắt
đầu xuất hiện những hình tƣợng phụ nữ đầu tiên. Đó chính là trƣờng hợp Truyền kì
mạn lục của Nguyễn Dữ, mà Chuyện người con gái Nam Xương trong sách Ngữ văn
lớp 9 với nhân vật Vũ Nƣơng là tiêu biểu.
Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, chế độ phong kiến có
nhiều biến động và dần đi vào suy thoái, khủng hoảng. Hệ tƣ tƣởng Nho giáo dần
trở nên lỗi thời, không bắt kịp với sự phát triển của thời đại. Ý thức thị dân bắt đầu
phát triển, làm nảy sinh tƣ tƣởng tự do, hƣởng lạc. Đây là giai đoạn văn học phát
triển rực rỡ nhất trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam. Hình tƣợng con ngƣời
đƣợc khám phá từ góc độ con ngƣời trần tục, con ngƣời tài, sắc, con ngƣời thân
phận… chứ khơng cịn là con ngƣời của đạo lí, của lễ nghĩa... Đặc biệt, giai đoạn
này đánh dấu sự phát triển nở rộ của hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong văn học. Sự
thay đổi trong quan niệm văn học từ “ngơn chí” sang “ngơn tình”, sự cởi trói tƣ
tƣởng Nho gia cổ hủ, lạc hậu đã khiến ngƣời nghệ sỹ nhận thức vẻ đẹp cũng nhƣ
thấm thía về số phận, tình cảnh của ngƣời phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ. Nhiều
đỉnh cao văn học giai đoạn này xoay quanh hình tƣợng ngƣời phụ nữ, đó là ngƣời
chinh phụ cơ đơn vị võ đợi chồng với niềm khao khát hạnh phúc mỏi mòn trong
thơ Đặng Trần Cơn, là ngƣời phụ nữ tài năng, cá tính, cơ đơn trong thơ Hồ Xuân
Hƣơng, là ngƣời con gái “tài tình chi lắm cho trời đất ghen” trong thơ Nguyễn Du…
Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp tiến hành xâm lƣợc Việt Nam.
Nhân dân cả nƣớc kiên cƣờng bất khuất dứng lên chống giặc ngoại xâm. Xã hội
Việt Nam chuyển dần từ xã hội phong kiến sang thực dân nửa phong kiến. Văn hoá
phƣơng Tây bắt đầu có những ảnh hƣởng tới đời sống xã hội Việt Nam. Biến động
của thời đại khiến hình tƣợng ngƣời phụ nữ lại vắng bóng trong văn học, nhƣờng

chỗ cho hình tƣợng của ngƣời anh hùng, ngƣời nông dân khởi nghĩa, ngƣời trí thức
thất thế, đau đời. Trong giai đoạn này, ta thấy xuất hiện duy nhất hình tƣợng ngƣời


16
phụ nữ qua nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn
Đình Chiểu.
Nhƣ thế, sơ khảo qua các giai đoạn văn học trung đại Việt Nam, chúng tơi
nhận thấy chƣơng trình sách giáo khoa Ngữ văn Trung học cơ sở đã lựa chọn, giới
thiệu cho học sinh những tác giả, tác phẩm tiêu biểu nhất viết về hình tƣợng ngƣời
phụ nữ trong văn học. Việc tìm hiểu về hình tƣợng ngƣời phụ nữ sẽ là một cơ sở
quan trọng góp phần giúp ta nhận diện đƣợc đặc điểm, hành trình của cả một nền
văn học.
1.2.2. Bộ phận văn học hiện đại Việt Nam
Bƣớc sang thời kì hiện đại, những tƣ tƣởng tích cực, tiến bộ của văn minh
phƣơng Tây đã dần thay thế cho tƣ tƣởng lạc hậu, lỗi thời của Nho giáo. Vị trí, vai
trị của ngƣời phụ nữ trong xã hội cũng có sự thay đổi tích cực. Ngƣời phụ nữ
khơng cịn bị bó hẹp cuộc sống của mình trong phạm vi gia đình mà đã có thể khẳng
định tiếng nói trong nhiều lĩnh vực ngoài xã hội.
Trƣớc hết, ngƣời phụ nữ tiếp tục khẳng định đƣợc vai trị quan trọng của
mình trong gia đình. Nhƣ là một thiên chức, ngƣời phụ nữ đƣợc sinh ra để “thắp
lửa”, “giữ lửa” trong mỗi tổ ấm. Bên cạnh đó, ngƣời phụ nữ trong xã hội hiện đại đã
biết nâng giá trị, dần khẳng định mình trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Khi
có áp bức, bất công, ngƣời phụ nữ sẵn sàng vùng lên chống trả. Khi có kẻ thù xâm
lƣợc, ngƣời phụ nữ khơng chỉ “ở nhà ni cái cùng con” mà cịn tham gia trực tiếp
chiến đấu “ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh” (Nguyễn Khoa Điềm). Họ quả
cảm, phi thƣờng, trở thành những nữ anh hùng trong trận mạc. Khi đất nƣớc độc
lập, thống nhất, ngƣời phụ nữ lại có những đóng góp quan trọng trong cơng cuộc
xây dựng đất nƣớc.
Bám sát những chặng đƣờng phát triển của lịch sử, văn chƣơng thời hiện đại

cũng có những bƣớc chuyển mình lớn. Đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam có sự thay
đổi, biến chuyển sâu sắc do ảnh hƣởng của văn minh phƣơng Tây. Cuộc xâm lƣợc
của thực dân Pháp kéo theo sự phát triển, mở mang của các đô thị, các tầng lớp mới
đƣợc hình thành, chữ quốc ngữ thay thế cho chữ Hán và chữ Nôm, nghề in, báo chí
ra đời và phát triển mạnh mẽ… Văn học Việt Nam vì thế thốt ra khỏi những


17
nguyên tắc sáng tác của văn học trung đại để vận động theo xu hƣớng hiện đại hóa.
Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945, văn học tiếp tục có bƣớc phát triển tích cực.
Cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc đã mở ra một kỉ nguyên mới trên đất nƣớc ta,
khai sinh ra một nền văn học mới. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, văn học phát triển
theo hƣớng đại chúng hóa. Văn học sát cánh cùng dân tộc trong suốt 30 năm kháng
chiến bảo vệ Tổ quốc. Sau năm 1975, hịa bình lập lại, văn học lại đồng hành với
những vấn đề ngổn ngang, bề bộn của cuộc sống đƣơng đại.
Xuyên suốt các giai đoạn sáng tác của văn học hiện đại, ta ln thấy bóng
dáng của ngƣời phụ nữ qua mỗi trang văn. Nếu ở các tác phẩm văn học trung đại
trong sách Ngữ văn Trung học cơ sở có 6 tác phẩm viết về hình tƣợng ngƣời phụ nữ
thì có 12 tác phẩm văn học hiện đại xuất hiện hình tƣợng ngƣời phụ nữ. Tỉ lệ vƣợt
trội ấy chứng tỏ, trong văn học hiện đại, hình tƣợng ngƣời phụ nữ đƣợc quan tâm
nhiều hơn, xứng đáng với vai trị, vị trí quan trọng của họ trong cuộc sống hơm nay.
Khơng chỉ có vậy, nếu trong văn học trung đại, ngƣời phụ nữ chỉ xuất hiện ở một
đối tƣợng duy nhất – ngƣời phụ nữ đứng trƣớc ngƣỡng của của tình u, hơn nhân,
hạnh phúc thì trong văn học hiện đại, ta bắt gặp đủ các khuôn mặt phụ nữ. Thống kê
trong chƣơng trình Ngữ văn Trung học cơ sở, ở mảng văn học hiện đại, chúng tôi
nhận diện các khuôn mặt phụ nữ nhƣ sau:
- Khuôn mặt ngƣời vợ, ngƣời mẹ, ngƣời bà trong gia đình: Đó là những
ngƣời mẹ, ngƣời bà đơn hậu, u thƣơng, vị tha, sẵn sàng hi sinh vì chồng, vì con,
vì đất nƣớc trong “Tức nƣớc vỡ bờ” (Tắt đèn, Ngô Tất Tổ), “Tiếng gà trƣa” (Xuân
Quỳnh), “Khúc hát ru những em bé lớn trên lƣng mẹ” (Nguyễn Khoa Điềm), “Bếp

lửa” (Bằng Việt), “Con cị” (Chế Lan Viên), “Tơi đi học” (Thanh Tịnh), “Bến quê”
(Nguyễn Minh Châu).
- Khuôn mặt ngƣời phụ nữ trong chiến đấu, lao động: Đó là những con ngƣời
anh hùng trong chiến đấu, có sự giác ngộ lí tƣởng, có khát vọng sống cao đẹp trong
“Khúc hát ru những em bé lớn trên lƣng mẹ” (Nguyễn Khoa Điềm), “Những ngôi
sao xa xôi” (Lê Minh Khuê).
Nhƣ thế, so với văn học trung đại, văn học hiện đại miêu tả, khám phá ngƣời
phụ nữ một cách phong phú, toàn diện hơn. Từ cuộc đời bƣớc vào trang sách, ngƣời


18
phụ nữ trong văn học hiện đại đã thực sự trở thành “kỳ quan” tuyệt đẹp của thế giới
nghệ thuật lấp lánh sắc màu.
Tiểu kết
Có thể nói rằng, hình tƣợng nghệ thuật là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng
trong nghiên cứu lí luận văn học, góp phần thể hiện các vấn đề của hiện thực đời
sống và phản ánh tƣ tƣởng, tình cảm của ngƣời nghệ sỹ. Trong văn học nói chung,
trong sách Ngữ văn Trung học cơ sở nói riêng, hình tƣợng ngƣời phụ nữ chiếm một
vị trí quan trọng, đƣợc xuất hiện xuyên suốt từ văn học trung đại đến văn học hiện
đại. Qua các sáng tác, ngƣời phụ nữ hiện lên với nhiều góc độ, nhiều đặc điểm khác
nhau, nhƣng tựu chung lại, họ là phần khơng thể thiếu để làm nên sự hồn chỉnh của
thế giới. Dù trong cuộc đời hay trong trang viết, vị trí của ngƣời phụ nữ là khơng
thể thay thế.


19
Chƣơng 2. HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC
TRUNG ĐẠI VIỆT NAM QUA SÁCH NGỮ VĂN TRUNG HỌC CƠ SỞ

2.1. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ nhìn từ ý thức hệ phong kiến

2.1.1. Người phụ nữ và chuẩn mực tứ đức
Từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc, Nho giáo ra đời và trở thành một hệ thống
đạo đức, triết lý giáo dục, triết học xã hội, triết học chính trị. Tƣ tƣởng Nho giáo với
gốc rễ là đạo làm ngƣời còn đƣợc đánh giá là đạo trị nƣớc. Đối với ngƣời phụ nữ,
Nho giáo đặt ra những yêu cầu khắt khe về đạo đức, tập trung ở thuyết tam tòng, tứ
đức. Tƣ tƣởng này đƣợc truyền vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc. Tam tòng, tứ đức
cũng trở thành những quy phạm giáo dục đạo đức cơ bản đối với ngƣời phụ nữ Việt.
Về tam tòng, lễ giáo đòi hỏi ngƣời phụ nữ “tại gia tong phụ, xuất giá tòng phu, phu
tử tòng tử”. Tƣ tƣởng này giáo dục ngƣời phụ nữ về kỷ cƣơng, phép tắc gia đình, là
cơ sở làm nên những đặc trƣng tính cách của ngƣời phụ nữ Việt Nam: chịu thƣơng
chịu khó, nhẫn nại, hy sinh… Tuy nhiên, nó kìm hãm, thậm chí triệt tiêu quyền bình
đẳng của nữ giới từ gia đình đến xã hội. Về tứ đức, Nho giáo hƣớng ngƣời phụ nữ
tới Công - Dung - Ngôn - Hạnh. Cùng với quá trình phát triển dài lâu của lịch sử
dân tộc, thuyết tứ đức đã đóng góp những giá trị nhất định hình thành vẻ đẹp truyền
thống của ngƣời phụ nữ Việt Nam.
Khảo sát qua các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam trong sách Ngữ văn
Trung học cơ sở, ta thấy thuyết tứ đức đƣợc thể hiện đậm nét.
Trƣớc hết, ngƣời phụ nữ trong văn học trung đại gắn với “Công”. Với quan
niệm “nữ nội, nam ngoại”, công việc của ngƣời phụ nữ gắn liền với khơng gian gia
đình: nấu nƣớng, thêu thùa, may vá… Ngay từ thuở nhỏ, ngƣời con gái đã đƣợc
giáo dục về nhiệm vụ trong gia đình để khi lấy chồng có thể làm lụng để phục vụ
gia đình nhà chồng.
Hình tƣợng nhân vật Vũ Nƣơng trong “Chuyện ngƣời con gái Nam Xƣơng”
(Nguyễn Dữ) là một nhân vật nhƣ vậy. Là ngƣời phụ nữ sinh ra trong gia đình “kẻ
nhỏ” nên Vũ Nƣơng đƣợc dạy dỗ, thấm nhuần đức cơng. Trong tình cảnh chồng đi


20
lính phƣơng xa, Vũ Nƣơng đã thể hiện đƣợc vai trị một ngƣời phụ nữ đảm đang,
chịu thƣơng chịu khó trong gia đình. Mặc dù mẹ chồng già yếu, ốm đau nhƣng

nàng chăm sóc, phụng dƣỡng vơ cùng chu đáo “hết sức thuốc thang”, “ngọt ngào
khôn khéo khuyên lơn”. Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã “hết lời thƣơng xót”, một
mình lo liệu việc ma chay tế lễ, tổ chức chu đáo “nhƣ đối với cha mẹ đẻ mình”.
Khơng chỉ có vạy, khi Trƣơng Sinh đi lính, Vũ Nƣơng đang có mang, vừa một tuần
sau nàng sinh con. Nhƣ thế, Vũ Nƣơng vừa phụng dƣỡng, chăm sóc mẹ già, vừa tảo
tần nuôi dƣỡng con thơ. Nàng thực sự là ngƣời phụ nữ đảm đang, xứng đáng với
chữ “công” theo quan niệm tứ đức.
Phẩm chất thứ hai đƣợc coi trọng ở ngƣời phụ nữ chính là “dung”. Dung
đƣợc hiểu là vẻ đẹp hình thức, thể hiện qua dáng vẻ tự nhiên kết hợp với trang phục,
trang điểm tạo nên sự đoan trang. Khơng chỉ là vẻ đẹp hình thức, u cầu về “dung”
đối với ngƣời phụ nữ còn liên quan tới vẻ đẹp tâm hồn, tới tính cách, ứng xử trong
cuộc sống hàng ngày.
Trong “Chuyện ngƣời con gái Nam Xƣơng”, Nguyễn Dữ không miêu tả sâu
về dung mạo của Vũ Nƣơng, nhƣng chỉ bằng một vài chi tiết ngắn gọn, ta cũng biết
đƣợc đó là một ngƣời con gái “có tƣ dung tốt đẹp”. Hai chữ “tƣ dung” không đơn
thuần chỉ nhan sắc mà là dáng dấp và vẻ mặt của ngƣời phụ nữ. Nhà văn không đem
đến cho ngƣời đọc cảm nhận về sắc đẹp nghiêng nƣớc nghiêng thành của các mỹ
nhân cổ mà gợi ấn tƣợng đẹp về một con ngƣời phúc hậu, khoan thai, điềm đạm,
đúng mẫu hình thẩm mỹ của phụ nữ thuở xƣa.
Cũng là một ngƣời phụ nữ bình dân, mộc mạc, ngƣời phụ nữ trong thơ Hồ
Xuân Hƣơng đƣợc miêu tả rõ nét hơn ở phƣơng diện ngoại hình: “Thân em vừa trắng
lại vừa trịn” [61;94]. Hai chữ “thân em” cất lên nhẹ nhàng, khiêm nhƣờng, gợi nhắc
âm điệu của câu ca dao tự thuở xƣa: “Thân em như củ ấu gai”, “Thân em như tấm lụa
đào”, “Thân em như hạt mưa sa”… Với Hồ Xuân Hƣơng, chữ “thân” vừa mang ý
nghĩa chỉ thân thể, vừa hàm ý chỉ thân phận. Với ý nghĩa chỉ thân thể ngƣời phụ nữ,
câu thơ thật táo bạo, độc đáo. Bởi xƣa nay, quan điểm Nho gia xem thƣờng thân xác
của ngƣời phụ nữ, cho đó là phàm tục, tà dâm, tầm thƣờng. Hồ Xuân Hƣơng lại khác.
Bà tiếp thu tƣ tƣởng phồn thực tự nhiên trong văn học dân gian, phá vỡ những quy



×