Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc qua cái nhìn của các nhà văn nữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 170 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_______________________

CAO THỊ LAN

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG VĂN HỌC HIỆN ĐẠI HÀN QUỐC
QUA CÁI NHÌN CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

TP. Hồ Chí Minh tháng 11/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_______________________

CAO THỊ LAN

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG VĂN HỌC HIỆN ĐẠI HÀN QUỐC
QUA CÁI NHÌN CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã số

: 66 22 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. PHAN THU HIỀN

TP. Hồ Chí Minh tháng 11/2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Và kết quả
trong luận văn này chưa từng được công bố ở các công trình khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 11 năm 2012
Người viết luận văn

Cao Thị Lan
Lớp văn học nước ngoài Khóa 21


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài nỗ lực của bản thân, người viết còn nhận
được sự động viên giúp đỡ của rất nhiều người.
Người viết xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phan Thu HiềnTrưởng bộ môn Hàn Quốc học, trường Đại Học KHXH& NV TP. Hồ Chí Minh. Cô
đã tận tình giúp đỡ người viết giải quyết các vấn đề vạch ra trong đề tài, cũng như
tận tình hướng dẫn người viết trong suốt quá trình làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn,
phòng SĐH Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho người viết hoàn
thành luận văn này.
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ người viết trong suốt
quá trình thực hiện luận văn.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2012
Người viết



---1---

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 2
1. Lí do chọn đề tài- mục đích nghiên cứu .............................................................. 2
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 14
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 14
5. Đóng góp của luận văn ........................................................................................ 15
6. Bố cục của luận văn............................................................................................. 15
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC
KOREA VÀ KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC HIỆN ĐẠI KOREA ....................... 17
1.1. Khái quát về người phụ nữ trong văn học truyền thống Korea .................. 17
1.1.1. Phụ nữ với văn học ......................................................................................17
1.1.2. Phụ nữ trong văn học ...................................................................................23
1.2. Khái quát về văn học hiện đại Korea ............................................................. 30
1.2.1. Bối cảnh của văn học hiện đại Korea ..........................................................30
1.2.2. Một số đặc điểm văn học hiện đại Korea ....................................................35
1.2.3. Khái quát về người phụ nữ trong văn học hiện đại Korea ...........................44
CHƯƠNG 2 : HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ QUA SỰ THỂ HIỆN CỦA
VĂN HỌC HIỆN ĐẠI HÀN QUỐC ..................................................................... 55
2.1. Người phụ nữ trong cuộc sống gia đình ......................................................... 55
2.2. Người phụ nữ trong quan hệ với xã hội ......................................................... 71
2.3. Sự kết hợp truyền thống và hiện đại trong hình tượng người phụ nữ........ 80
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG VĂN HỌC HIỆN ĐẠI HÀN QUỐC ...................................................... 89
3.1. Nhân vật và hệ thống nhân vật ....................................................................... 89
3.1.1. Xây dựng nhân vật .......................................................................................89

3.1.2. Tổ chức hệ thống nhân vật .........................................................................102
3.2. Không- thời gian nghệ thuật ......................................................................... 110
3.2.1. Không gian nghệ thuật ...............................................................................110
3.2.2. Thời gian nghệ thuật ..................................................................................120
3.3. Kết cấu tự sự ................................................................................................... 125
3.3.1. Trình tự kể chuyện .....................................................................................125
3.3.2. Nhịp độ kể chuyện .....................................................................................129
3.3.3. Phương thức tự sự ......................................................................................135
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 155


---2---

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài- mục đích nghiên cứu
Việt Nam vốn đã mở cửa giao lưu kinh tế, văn hóa với một số nước trên thế
giới từ khá sớm, nhưng đến năm 1992 Việt Nam mới chính thức đặt quan hệ ngoại
giao với Hàn Quốc. Hai nước Việt- Hàn từ khi giao lưu đã có những bước tiến đáng
kể về mặt kinh tế, xã hội, giáo dục... nhưng vấn đề giao lưu văn học lại chưa theo
kịp tốc độ so với các lĩnh vực khác. Vấn đề dịch thuật các tác phẩm Hàn sang tiếng
Việt còn quá ít ỏi kéo theo những công trình nghiên cứu vẫn còn hạn chế. Vì vậy,
việc nghiên cứu văn học Hàn Quốc tại Việt Nam cần được quan tâm nhiều hơn nữa.
Những năm gần đây, số lượng các nhà văn nữ trên văn đàn văn học Hàn tăng
lên đáng kể, không chỉ về số lượng mà còn cả chất lượng. Họ cũng như những nhà
văn nam giới khác khai thác nhiều vấn đề vô cùng đa dạng trong hiện thực cuộc
sống. Có khác chăng chỉ là vì thuộc phái nữ nên trang văn của họ đậm chất nữ tính:
tinh tế, sâu sắc và đầy niềm trắc ẩn. Đặc biệt là, các nhà văn nam tuy viết về người
phụ nữ với nỗi niềm cảm thông sâu sắc nhưng dưới con mắt của các nhà văn nữ thì
hình ảnh các nhân vật nữ vẫn chứa những nét độc đáo riêng, những nét cá tính

riêng. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề phụ nữ qua cái nhìn của các nhà văn nữ là một đề
tài hấp dẫn, cần được quan tâm đích đáng.
Qua đề tài này, chúng tôi mong muốn mở rộng con đường giao lưu văn hóa
giữa hai nước Việt- Hàn, giúp bạn đọc Việt Nam hiểu hơn về con người cũng như
văn hóa xứ Hàn. Đây cũng chính là cơ hội để chúng tôi được tiếp xúc với một nền
văn học còn khá xa lạ nhưng chứa đầy sức hấp dẫn.
2. Lịch sử vấn đề
Ở Việt Nam
Trong phạm vi tư liệu mà chúng tôi bao quát được, tình hình giới thiệu và
nghiên cứu văn học Hàn ở Việt Nam còn quá khiêm tốn, chủ yếu là các bài giới
thiệu sơ lược xuất hiện trên một số tạp chí và một số bài viết được in trong giáo
trình được giảng dạy ở các trường đại học.


---3---

Năm 1997, Nguyễn Long Châu viết cuốn Nhập môn văn học Hàn Quốc [7]
Đây là cuốn sách đầu tiên viết về văn học Hàn dưới quan điểm của các giáo trình
văn học sử Hàn Quốc tại Hàn Quốc. Sách ngoài phần phụ lục, tóm tắt và trích dịch
các tác phẩm văn học thơ ca và văn xuôi, gồm 2 phần: Văn học cổ điển và văn học
hiện đại. Trong phần văn học hiện đại, tác giả đã điểm qua các thời kì với một số
tên tuổi tiêu biểu như Lee Kwang- soo, Kim Yoo- jeung, Park Chong- hwa… Tuy
nhiên, cuốn sách này chỉ giới thiệu cho người đọc một cái nhìn sơ khảo, bước đầu
về nền văn học Hàn Quốc. Trong tương lai, chúng ta cần những cuốn sách chuyên
sâu về nội dung hơn nữa.
Năm 1997, lần đầu tiên nhà văn Oh Jung- hee ra mắt bạn đọc Việt Nam với
tập truyện ngắn Ván bài lúc hoàng hôn. Võ Thị Xuân Hà trong lời tựa với nhan đề
“Sự cô đơn tạo nên thiên hà”[24] đã bước đầu giới thiệu với bạn đọc về tác giả Oh
Jung- hee cũng như những truyện ngắn trong tập truyện của bà. Bài viết chú trọng
vào phương diện nội dung trong các truyện ngắn như bi kịch gia đình với những nếp

nhà không có trẻ con trong Sông lửa, hay cuộc sống xã hội thời kì sau chiến tranh
với những tệ nạn, những thói hư tật xấu xuất hiện cùng với công cuộc mưu sinh
trong Xóm người Hoa… Lời mở đầu của Võ Thị Xuân Hà mặc dù chưa thật sâu sắc,
chưa thật đầy đủ, còn rất nhiều khía cạnh chưa được đề cập đến. Tuy nhiên, nó như
chiếc chìa khóa để bạn đọc đến với những trang viết đầy trắc ẩn của Oh Jung- hee
đối với những nhân vật của mình. Từ đó có thể hiểu và cảm thông hơn về những số
phận, những mảnh đời còn nhiều bất hạnh trong tác phẩm.
Năm 2009, trong bài viết “Không gian và thời gian trong một tập truyện ngắn
Hàn Quốc”[49], Đỗ Thanh Thảo Miên và Đỗ Tiến Thắng đã nêu bật lên hình tượng
không gian và thời gian mà Oh Jung- hee đã sử dụng trong Ván bài lúc hoàng hôn
là không gian khác lạ, tạo nên một lực hấp dẫn riêng. Tác giả bài viết nhận định
“Phải chăng tác giả muốn hướng người đọc tới sự lóe sáng của đất nước và con
người Hàn Quốc vào kỉ nguyên mới sau khi bước ra từ cuộc chiến tranh đau
thương?” Tuy nhiên do giới hạn về đề tài nên tác giả đã không đề cập đến vấn đề
người phụ nữ được xem là một vấn đề quan trọng trong sáng tác của Oh Jung- hee


---4---

“Những truyện ngắn cho thấy tận mắt những áp bức hay nỗi khủng hoảng không
nhìn thấy được mà những người phụ nữ phải chịu đựng.”[26,151]
Trên đây là một số bài viết nghiên cứu về văn học hiện đại Hàn Quốc. Tuy
nhiên chưa có những công trình mang tính chuyên sâu, khảo sát những vấn đề về
thể loại, về đặc trưng, thi pháp của các thời kỳ văn học. Có chăng chỉ là những bài
viết xuất hiện trong các hội thảo hay trên các trang tạp chí đề cập đến một vài khía
cạnh nhỏ lẻ của một số tác phẩm.
Với những tác phẩm văn xuôi đương đại Hàn Quốc mới được dịch ở Việt Nam
gần đây như Hãy chăm sóc mẹ, Người ăn chay… thì việc nghiên cứu sâu lại càng
khó khăn hơn nữa. Chúng tôi chỉ thu thập được những dòng cảm nhận ngắn ngủi
trên các trang báo điện tử hay lời tựa của nhà xuất bản như một lời giới thiệu.

Năm 2011, khi tác phẩm Hãy chăm sóc mẹ lần đầu xuất hiện tại Việt Nam,
trên các trang xã hội đã xuất hiện rất nhiều những lời bình luận, chia sẻ. Trang
baomoi.com đăng bài viết với tựa đề “Hãy chăm sóc mẹ- một câu chuyện thấm thía
đến nặng lòng.”[110] Bài viết giới thiệu sơ lược về tác giả Shin Kyung- sook từ khi
còn là một cô gái 16 tuổi bước chân lên Seoul lập nghiệp. Sau những dòng miêu tả
ngắn ngủi về tác giả là phần tóm tắt tác phẩm cùng những dòng cảm nhận sâu sắc
và nhoè nước mắt “Hãy chăm sóc mẹ- cuốn tiểu thuyết là lời nhắn nhủ đến những
đứa con thơ đang vô tình hay lầm đường lạc lối. Bởi chỉ có mẹ, có gia đình là chỗ
dựa yên bình nhất…” Tuy chỉ là những dòng cảm nhận ngắn ngủi nhưng bài viết
đã nêu bật lên được giá trị của tác phẩm “Nao lòng, thấm thía... cuốn tiểu thuyết
khiến bất cứ ai cũng phải rơi nước mắt trên suốt một cuộc hành trình đi tìm mẹ”.
Cũng trong năm này, tác phẩm Người ăn chay của nhà văn Han Kang được
giới thiệu đến bạn đọc Việt Nam. Trong bài viết “Người ăn chay- vẻ đẹp của tự
do”[106], Nguyễn Thị Ngọc Khánh đã sơ lược về nội dung tác phẩm và đưa ra kết
luận về nỗi ám ảnh dai dẳng về khát khao tự do - cuộc đấu tranh để giải quyết mâu
thuẫn giữa cá nhân trong mối tương quan với gia đình và cộng đồng của nhân vật
Yeong-hye.


---5---

Sau một thời gian không lâu, trong bài viết “Hai tác phẩm, một lát cắt về
người phụ nữ”[108], Hoài Nam đã đưa ra một số luận điểm mới mẻ trong cách nhìn
về hai tác phẩm Hãy chăm sóc mẹ và Người ăn chay. Từ việc giới thiệu nội dung tới
việc khái quát lại vấn đề về người phụ nữ trong xã hội hiện nay, tác giả bài viết đã
tìm thấy một khía cạnh mới về người phụ nữ, đó là họ cần thoát ra khỏi mẫu hình lý
tưởng của phụ nữ truyền thống. Theo ông, tác phẩm “Là cái nhìn về vấn đề người
phụ nữ trong xã hội của họ đã vượt qua công thức và những sự đơn giản hóa thông
thường. Con người nói chung, phức tạp hơn một sự tổng hòa của các mối quan hệ
xã hội, trong tính hiện thực của nó.”

Năm 2011, trên cuốn tạp chí List books from Korea đăng một bài viết có tựa
đề “Korean novels take influence in young Vietnamese lives”[109] của Nguyễn
Thành Nam. Trong bài viết này, có một đoạn ngắn giới thiệu về nhà văn Han Kang
với liên truyện Người ăn chay. Theo tác giả, liên truyện này đã khai thác những
cung bậc trong cảm xúc con người. Cuốn sách đã đáp ứng được nhu cầu của độc
giả, những người đang tìm kiếm một sự đột phá trong tác phẩm và những nét khác
lạ trong nhân vật. Tác phẩm ra đời như một luồng gió mới giúp độc giả thoát khỏi
sự nhàm chán với những tác phẩm văn chương truyền thống.
Những bài viết và những nhận định trên đây phần lớn đều xoay quanh những
vấn đề liên quan đến nội dung tác phẩm, chưa có bài viết nào đề cập tới phương
diện nghệ thuật- vốn là một khía cạnh rất đáng chú ý trong các tác phẩm văn xuôi
hiện đại Hàn Quốc.
Ở Hàn Quốc
Hwang Chi-woo, chủ tịch đoàn đại biểu Hàn Quốc trong lời phát biểu tại Hội
chợ sách Frankfurt đã nói “Hàn Quốc là một quốc gia vô danh ở châu Âu. Văn hóa
Hàn Quốc bị che lấp bởi những “cái bóng” lớn là Nhật Bản và Trung Quốc”.
Dường như văn học Hàn Quốc chưa có một Haruki Murakami như Nhật Bản
cũng chưa có một G. Marquez như Columbia. Nhưng từ khi tác phẩm Please look
after mom của nhà văn Shin Kyung- sook được nhà xuất bản danh tiếng bậc nhất tại
New York - Alfred A. Knopf - ấn hành vào đầu tháng 4 thì sự quan tâm của những


---6---

độc giả yêu văn chương của các quốc gia trên thế giới đến văn học Hàn Quốc đã
tăng lên đáng kể.
Nhà văn Shin Kyung-sook không phải là một tên tuổi xa lạ của đất nước Hàn
Quốc xinh đẹp. Trong cuốn Twentieth-century Korean literature của Lee Nam-hoo
(2005), Shin được giới thiệu như một hiện tượng nổi bật trong văn học Hàn thế kỷ
XX với khả năng quan sát tinh tế và một giọng văn đầy cá tính. Theo tác giả “câu

văn của bà là những cung bậc cảm xúc có độ căng và rất nhạy cảm với niềm mong
mỏi nói lên những điều không thể thốt thành lời, hay tiến tới những điều không thể
tiến tới.”[26,194]
Với tiểu thuyết Hãy chăm sóc mẹ, Shin Kyung- sook đã tạo ra “hội chứng mẹ”
trong làng văn Hàn Quốc - một trào lưu đua nhau viết về mẹ nhằm thu hút sự chú ý
của độc giả, ăn theo hiệu ứng của Please look after mom. Oh Sun Joo, đại diện của
Imprima đánh giá sự thành công và sức hấp dẫn không biên giới của cuốn sách
chính là thông điệp về tình mẹ con được Shin miêu tả độc đáo dưới góc nhìn văn
hóa truyền thống Hàn Quốc.
Năm 2011, Park Sung- chang trong bài nghiên cứu “Korean writing takes on
the modern world”[113] đã nhắc đến cuốn tiểu thuyết Please look after mom của
Shin Kyung-sook đang là hiện tượng được độc giả toàn cầu quan tâm. Park Sungchang viết: “Trong bối cảnh này, Please look after mom của Shin Kyung-sook nêu
bật hình tượng người mẹ, như chạm được vào mối đồng cảm chung. Với thời gian,
văn chương Hàn Quốc tin chắc sẽ làm được một chuyến phiêu lưu vào những sáng
tạo mới”.
Trên thi đàn văn học Hàn, cái tên Oh Jung- hee cũng không còn xa lạ gì với
độc giả và các nhà phê bình. Năm 2009, trên tạp chí JoongAng Ilbo, trong phần
Korean literature, nữ nhà văn đã vinh dự được giới thiệu qua bài viết “Trapped in
tranquil domesticity”, bài viết ngoài phần giới thiệu sơ lược về những thành công đã
đạt được trong quá trình sáng tác của Oh, về những truyện ngắn đã đưa tên tuổi của
bà đến với công chúng, còn nhận xét rất khách quan phong cách sáng tác của bà.


---7---

Về phương diện nội dung, theo bài viết, “một motif quan trọng trong các
truyện ngắn của bà là những cảm xúc cá nhân bị ức chế. Không thể đạt được sự hài
hòa với các nhân vật khác, các nhân vật trong câu chuyện của Oh cô đơn và tự hận
thù thông qua các hành vi phá hoại hướng vào bản thân và những người khác.”
Giữa những năm 70, tác giả chuyển nội dung tới “sự nhàm chán của cuộc sống

hàng ngày trong vòng vây an toàn nhưng ngột ngạt của gia đình và hôn nhân”.
Mảng đề tài này dường như đã đem lại thành công vượt trội cho nữ nhà văn.
Đặc biệt, cũng trong phần này, Bruce Fulton với bài viết “ A literary talent
born at a young age”[98] không chỉ đưa ra những lời nhận xét tinh tế về mảng nội
dung mà còn có những phát hiện mới mẻ về nghệ thuật trong sáng tác của Oh Junghee. Không chỉ dành cho nhà văn những lời ngợi khen khi so sánh bà với Joyce
Carol Oates của Mỹ, Alice Munro của Canada và Virginia Woolf của Anh mà tác
giả còn tập trung làm nổi bật những vấn đề liên quan đến nội dung và nghệ thuật
trong truyện ngắn của bà.
Về mặt nội dung, cũng như bài viết trước đã đề cập, những tác phẩm của Oh
thâm nhập vào bề mặt của cuộc sống với vẻ ngoài chán ngắt, tẻ nhạt. Từ đó, độc giả
sẽ chứng kiến cuộc sống gia đình như một cơn ác mộng được khắc họa bằng những
vụ ly dị, điên loạn, bị bỏ rơi và cái chết. Bóng tối luôn là nền cho những câu chuyện
này.
Về nghệ thuật, theo tác giả bài viết “về mặt kĩ thuật, Oh có sự thông thạo về
ngôn ngữ. Một đặc điểm ấn tượng cho việc diễn đạt từ ngữ của bà là những từ vựng
được dùng luôn luôn có chủ ý và có tính gợi nhớ”. Ngoài ra, những hồi tưởng, kĩ
thuật dòng ý thức và độc thoại nội tâm tạo ra sự đặc sắc, tinh tế trong cách kể
chuyện của Oh.
Năm 2011, Hur Yoonjin viết bài “Modern Korean fiction by women, 19902010”[105] Trong bài viết này, tác giả nhấn mạnh đến sự thành công vượt bậc của
các nhà văn nữ. Nếu như trước đây, chữ Hangeul bị xem thường và được cho là
ngôn ngữ gắn với tầng lớp nữ giới thì ngày nay, chữ Hangeul được công nhận là
chữ viết chính thức của Hàn Quốc và phụ nữ- giờ đây đã trở thành bậc thầy trong


---8---

việc sử dụng lớp ngôn ngữ này. Theo tác giả đánh giá, “thập kỉ 90 có thể coi là thập
kỷ của các nhà văn nữ” với sự xuất hiện của rất nhiều các nhà văn nữ tài năng.
Người đầu tiên được giới thiệu là Ch’oe Yun, cô thành công với các tác phẩm
như There, A Petal Silently Falls, The Gray snowman… Tác giả bài viết ngoài việc

giới thiệu những mảng đề tài thường xuất hiện trong các tác phẩm của nhà văn, còn
bàn về một số thành công của các tác phẩm với phương diện nghệ thuật. Và nghệ
thuật nổi trội của Ch’oe Yun chính là việc sử dụng ngôn ngữ đẹp và trau chuốt.
Cùng thời với Ch’oe Yun, tác giả còn nêu ra vô số những nữ nhà văn khác như Shin
Kyung-sook, Gong Sun-ok, Jo Kyung-ran, và Ha Sung-ran…
Bắt đầu từ năm 2000, xuất hiện nhiều nữ nhà văn trẻ đã tạo ra nhiều mẫu hình
đa dạng của người phụ nữ. Cheon Woon- young với Needle (2000), Kang Youngsook với Rina (2006), Han Kang với The vegetarian (2007), Apple Kim với The
Boy Who Laid Down on the Gallery Floor (2009), Kim Mi- wol với The Eighth
Room (2009)… Sự xuất hiện rầm rộ và đa dạng về đề tài đã giúp các nữ nhà văn gặt
hái được rất nhiều thành công không chỉ trong nước mà đã lan sang các nước khác.
Ngoài các công trình nghiên cứu về văn học hiện đại trên đây, chúng tôi cũng
xin điểm qua về hai cuốn giáo trình của người Hàn viết và đã được dịch ra tiếng
Việt. Đây là hai tài liệu chính yếu dùng cho việc giảng dạy và học tập về văn học
hiện đại Hàn Quốc tại Việt Nam.
Trong cuốn Tìm hiểu văn học Hàn Quốc thế kỉ XX [26] ngoài việc cung cấp
cho người đọc một cái nhìn đa diện bối cảnh xã hội từ những năm 1900 đến năm
2000, tác giả còn đưa ra các tác phẩm và tác giả tiêu biểu của thời kì đó. Trong giới
hạn của luận văn, chúng tôi đã tham khảo một số vấn đề trong hai thời kì cuối của
văn học hiện đại Hàn Quốc, từ năm 1970-1990 (Văn học trong xã hội công nghiệp);
từ năm 1990- 2000 (Văn học trong xã hội tiêu dùng đại chúng).
Cũng trong cuốn sách này, tác giả đã giới thiệu đến bạn đọc một vấn đề liên
quan đến các tác giả nữ với tiêu đề “Tiếng nói của các tác giả nữ”. Trong gần mười
trang giấy, tác giả đã chú ý nhấn mạnh những luận điểm sau “Thập kỉ 1970-1980 là
thời kì xuất hiện các tác giả nữ từ nhiều tầng lớp và hoạt động sáng tác của họ diễn


---9---

ra sôi nổi trên văn đàn.”[26,142] Ba nữ nhà văn được giới thiệu ở đây cũng chính là
ba ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Hàn những năm 70-80 của thế kỉ XX là Park

Kyeong- ri, Park Wan- seo và Oh Jung- hee. Với những đề tài và phong cách viết
khác nhau, mỗi nhà văn đều thể hiện được cá tính của riêng mình.
Theo tác giả, đề tài mà Park Kyeong- ri đặc biệt quan tâm đó là tiểu thuyết về
lịch sử gia đình với trọng tâm là nữ giới. Giọng văn mạnh mẽ cùng với tiếng nói
phê phán, đấu tranh với những mâu thuẫn xã hội của Park đã làm hài lòng độc giả
và tiểu thuyết đầu tiên đưa tên tuổi của bà đến với công chúng là tiểu thuyết Đất.
Tác giả ngoài việc giới thiệu sơ bộ đến nội dung tác phẩm còn đưa ra những lời
nhận xét khách quan đến giá trị của tác phẩm “Đất có thể coi là một kiệt tác, đã liên
kết đất với hình ảnh của thần thổ địa và nhấn mạnh tinh thần giải hận tương
sinh.”[26,145]
Nhà văn nữ thứ hai được giới thiệu đó là Park Wan- seo. Trong phần giới
thiệu này, tác giả bài viết đã đưa ra một loạt các tác phẩm làm nên tên tuổi của nữ
nhà văn như Cây trụi lá, Chiếc cọc của mẹ, Những đứa con địa đàng… Điều mà tác
giả ghi nhận về nhà văn này là trong mỗi thời kì, nhà văn lại xuất sắc với những
mảng đề tài khác nhau. Mỗi đề tài đều có thế mạnh riêng và nhà văn đã khẳng định
được chỗ đứng trong lòng công chúng.
Với Oh Jung-hee, dường như tác giả bài viết đã dành rất nhiều ưu ái khi không
chỉ giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu của bà như Chim, Khu vườn niên thiếu,
Chức nữ… mà đồng thời còn nêu bật những giá trị nghệ thuật được nhà văn sử dụng
trong tác phẩm. Đó là những câu văn đầy ấn tượng, đó là miêu tả dòng chảy nội tâm
sâu sắc, đó là kết cấu câu chuyện chặt chẽ…
Cuốn giáo trình thứ hai được dịch ở Việt Nam vào năm 2010 là cuốn Những
bài giảng văn học Hàn Quốc [10] Đây là một công trình rất đồ sộ tập hợp những bài
giảng của các chuyên gia hàng đầu ở Hàn Quốc về văn học Hàn. Cuốn sách sẽ đưa
độc giả tới một cái nhìn khái quát về nền văn học Hàn, bắt đầu từ văn học dân gian
đến văn học hiện đại.


---10---


Trong phần văn xuôi cận đại, Cho Nam-hyon đã giới thiệu một cách khái quát
tình hình sáng tác tiểu thuyết thập niên 20, 30 và sau giải phóng. Ứng với mỗi thời
kì, Cho Nam-hyon đều đưa ra những tác giả và những tác phẩm tiêu biểu. Ngoài ra,
sau mỗi thời kì ông đều tập hợp lại những đặc trưng mà các nhà văn khai thác;
những ưu- nhược điểm còn thiếu sót của các nhà văn. Có thể nói, qua phần nghiên
cứu này, Cho đã làm sáng tỏ được những vấn đề căn bản của tiểu thuyết hiện đại từ
thập niên 20 đến những năm sau giải phóng. Hạn chế lớn nhất của bài nghiên cứu
chính là Cho chưa tập trung vào sáng tác của các nhà văn nữ xuất hiện trong giai
đoạn này. Bởi chỉ có hai nhà văn nữ duy nhất được giới thiệu là Bak Hwa- seong và
Choe Myeong- hui, theo Cho, đây là hai tác giả nổi trội nhất của thập niên 30. Các
sáng tác của những cây viết nữ này “đã làm mờ nhạt quan niệm trong quá khứ về
nữ giới bằng ngữ điệu và sự nhận thức hiện thực mang tính nam tính.”[10,611]
Các nước khác
Chưa tạo ra được sự thành công vang dội như Shin Kyung-sook, nhưng Han
Kang cũng đã vượt ra khỏi biên giới xứ Hàn để tới được với độc giả phương Tây.
Với việc mô tả điều kiện sống của phụ nữ trẻ ở Hàn Quốc ngày nay, chủ yếu là sự
thay đổi vai trò của người phụ nữ trong thế kỷ XX, nhà văn đã vinh dự được đứng
vào một trong tám nhà văn của Hàn Quốc được miêu tả trong cuốn Koreanische
Erzählungen của Bräsel Sylvia xuất bản tại Đức (2005).
Tiếp sau đó, năm 2011, trên trang List magazine, Kim Mi- hyun đăng bài viết
với tựa đề “His-story, Her-story, Our-story”[107] Trong khuôn khổ một bài báo,
Kim Mi- hyun tập trung vào làm sáng tỏ bước ngoặt của dòng văn học nữ lưu ở Hàn
những năm 80 của thế kỉ XX. Một số nhà văn được giới thiệu có Oh Jung- hee với
Evening Games, Gong Ji- young với Go Alone Like a Musso’s Horn, Jo Kyung-ran
với Time for Baking Bread, Han Kang với Mongolian Spot.
Với Mongolian Spot (Vết chàm Mongolian) của Han Kang, theo quan niệm
của người viết, nam tính thường được đánh đồng với nền văn minh và tiến bộ, trong
khi nữ tính lại gắn với thiên nhiên và đời sống nguyên thủy. Từ quan điểm này, tác
giả cho rằng tác phẩm của Han Kang như “tập trung vào bản chất động vật của nền



---11---

văn minh hiện đại, phá hủy nhân loại nguyên sinh và đặc tính thực vật của nữ tính
từ góc độ con người rộng hơn so với các cuộc xung đột giữa nam và nữ.” Ở khía
cạnh này, tác giả bài viết đã thấy được thông điệp mà nhà văn truyền tải, đó là vấn
đề nữ quyền. Và người phụ nữ không thích nghi, không hòa nhập được với cuộc
sống hiện đại, với xã hội văn minh sẽ tự tìm cho mình một lối thoát.
Với truyện ngắn Ván bài lúc hoàng hôn của Oh Jung- hee, vấn đề mà tác giả
bài báo quan tâm không chỉ là việc nhà văn tập trung miêu tả về nội dung tác phẩm,
đó là “một cuộc “chiến tranh” nao lạnh, yên tĩnh được cải trang bằng một trò chơi
của một người cha già yếu, bệnh tật và một người con gái đang có khuynh hướng
giống như bố của cô ấy”, mà quan trọng hơn cả, là những vấn đề về sự “phá vỡ hình
ảnh phục tùng của phụ nữ truyền thống” trong hình ảnh cô gái. Sau những ván bài
giết thời gian với cha là “ván bài buổi tối” của cô với một người đàn ông vô danh.
Hành động ấy như một sự nổi loạn chống lại chế độ phụ hệ đang thống lĩnh trong
văn hóa Hàn.
Bài viết tuy chưa đề cập đến phương diện nghệ thuật trong tác phẩm của các
tác giả nữ nhưng đã có những phát hiện mới mẻ, đáng thuyết phục ở phương diện
nội dung.
Shin Kyung- sook với tiểu thuyết Hãy chăm sóc mẹ nhận được sự đánh giá cao
của độc giả và các nhà phê bình không chỉ Hàn Quốc mà là khắp nơi trên thế giới.
Barbara J. Zitwer- một học giả Mĩ đã có những nhận xét tinh tế về cuốn tiểu thuyết
Hãy chăm sóc mẹ của Shin. Đó là một cuốn sách mang tính toàn cầu và bí mật của
người mẹ trong tác phẩm cũng chính là bí mật của mọi người mẹ trên thế giới. Tất
cả những ai đọc cuốn sách này đều không khỏi nghĩ về mẹ mình, về mẹ của những
người bạn mình, về những đứa con gái và các mối quan hệ gia đình. Tác giả là
người Hàn Quốc, cuốn sách đậm chất Hàn Quốc nhưng nhân vật, suy nghĩ và ý
tưởng trình bày trong tác phẩm lại mang tính toàn cầu.
Lee Young- joon, giám đốc Viện Nghiên cứu Hàn Quốc tại Đại học Harvard

có một khám phá khác. Theo ông, lối viết của Shin Kyung- sook rất đặc trưng cho
văn chương Hàn Quốc, đó là những câu chuyện giàu tình cảm và khắc họa nhân vật


---12---

rất sắc nét, để lại một ấn tượng tốt trong lòng bạn đọc không chỉ ở Hàn Quốc mà là
khắp nơi trên thế giới.
Tác phẩm Hãy chăm sóc mẹ của Shin Kyung- sook trở thành một đề tài nóng,
thu hút sự quan tâm của mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp.
Một bài viết ngắn đăng trên trang New York Time với tựa đề “A Mother’s
Devotion, a Family’s Tearful Regrets”[103] của Janet Maslin đã đem đến một cái
nhìn sơ lược câu chuyện về một người mẹ đi lạc ở ga tàu điện ngầm đông đúc. Bài
viết ngoài việc xoay quanh những kí ức đau lòng về người mẹ của người thân; về sự
hối hận muộn màng của người con gái, người con trai và người chồng, bài viết còn
đưa ra những luận điểm mới rất đáng được quan tâm.
Thứ nhất, tác giả cho rằng người mẹ không phải chỉ là một phụ nữ chỉ biết
phục tùng, mẹ đã không hoàn toàn chịu đựng trong im lặng như bao phụ nữ khác.
Khi người chồng không cho con gái đi học, bà ném cái bàn ra ngoài sân, giật hết đồ
đạc khỏi giá treo đồ và bán chiếc nhẫn- kỉ vật duy nhất của mình cho con đi học.
Ngoài ra, vì thương các con, mẹ đã dám đuổi người đàn bà mà chồng mình đưa về
nhà, và khi hai người tới nơi khác trong làng sinh sống, bà tới tận nơi để phá đồ đạc
cho đến khi họ phải rời khỏi làng. Đó là những nét rất mới trong tính cách của phụ
nữ Hàn- vốn chỉ quen âm thầm chịu đựng.
Thứ hai, tác phẩm của Shin có thể trở nên phổ biến ở Hàn Quốc là vì nó đề
cập đến hiện tượng dịch chuyển từ nông thôn ra thành thị đang tăng rất cao ở nơi
đây. Theo tác giả bài viết, họ đã sai lầm khi từ bỏ sự bình yên, thanh thản của cuộc
sống làng quê đến với cuộc sống hối hả, bận rộn nơi phố thị. Như Shin đã chỉ ra,
những ngày lễ tết vốn là một dịp để các thành viên trong gia đình có thể xích lại gần
nhau thì được thay thế bằng các chuyến du lịch nước ngoài. Bởi vậy, thành công

của cuốn sách này ngoài thông điệp về tình yêu thương là sự cảnh báo về một hiện
tượng đang gây lo ngại ở Hàn.
Năm 2011, Yoo Hui- sok viết một bài luận với tựa đề “In search of the truth
about mother in this age through review of “Please look after mom.”[115] Bài luận
gồm năm phần xoay quanh chủ đề về người mẹ trong tác phẩm Hãy chăm sóc mẹ


---13---

của Shin Kyung- sook. Phần mở đầu ngoài việc giới thiệu về nữ nhà văn cũng như
các tác phẩm của bà được xuất hiện từ những năm 90 của thế kỉ XX là nhận định
của Jeong Hyo-gu “các mối quan hệ gia đình được mô tả trong câu chuyện của Shin
rất truyền thống, điển hình Hàn Quốc và tiền hiện đại”. Những phần sau của bài
viết được trình bày rất sắc sảo và có những nhận định xác đáng về tác phẩm của
Shin. Phần thứ nhất tập trung vào lời phê bình của các học giả như Kang Yu- jeong,
Jo Yeong- il, Goh Bong- jun… đối với tác phẩm. Theo những ý kiến này, tác phẩm
của Shin tập trung vào hình ảnh người mẹ như một biểu tượng của sự ấm áp và
khao khát, song hình ảnh này không tồn tại trong xã hội thực, nó chỉ mang tính biểu
tượng. Ở những phần sau, tác giả bài viết đã bám sát vào những đặc sắc của tác
phẩm cả phương diện nội dung và nghệ thuật. Với nội dung, tác phẩm miêu tả về
người mẹ là một điển hình của những người phụ nữ sống trong hệ thống gia đình
gia trưởng. Tác phẩm nói về đức hi sinh âm thầm, cao đẹp của người mẹ nhưng
tuyệt nhiên không phải tiểu thuyết mô phạm, không rao giảng về lòng hiếu thảo,
mặc dù lòng hiếu thảo đang là một vấn đề đáng lên án trong xã hội hiện đại. Tác
phẩm chỉ nhắn nhủ mọi người hãy suy nghĩ về mẹ, mẹ không phải sinh ra đã là mẹ,
cũng phải trải qua một quá trình lâu dài mới trở thành mẹ. Về nghệ thuật, tác giả bài
viết tập trung vào khả năng kể chuyện tài tình của Shin, người mẹ không xuất hiện
ở hiện tại, tất cả hình ảnh mẹ đều được tái hiện qua kí ức của chồng, của con, của
những người thân xung quanh cô ấy.
Năm 2011, Nhà xuất bản Knopf tổ chức cuộc thi viết cảm nhận về tác phẩm

Hãy chăm sóc mẹ. Cuộc thi này đã thu hút đông đảo giới trẻ tham gia. Những bài
xuất sắc được in trong cuốn Please look after mom essay contest- Collection of
selected essays [96] Những bài viết chủ yếu nhấn mạnh tới mối quan hệ giữa những
người thân trong gia đình ngày càng lãnh đạm và xa lạ, đặc biệt là người mẹ với
những người con nhưng nhờ sự ảnh hưởng của tác phẩm mà họ đã thức tỉnh và kịp
nhận ra “hãy yêu thương chừng nào còn có thể yêu thương”.
Văn học Hàn Quốc vẫn còn là một câu hỏi lớn không chỉ đối với Việt Nam mà
với tất cả các nước trên thế giới. Những vấn đề nghiên cứu vẫn còn bỏ ngỏ chờ đợi


---14---

những nhà phê bình đóng góp để bạn đọc có thể hiểu về một đất nước còn chứa
đựng nhiều bí ẩn về văn học này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Văn học Hàn Quốc mà đặc biệt là mảng văn học hiện đại vẫn là một vùng đất
màu mỡ mà chưa được chú ý và khai thác đích đáng. Trong đề tài nghiên cứu này,
chúng tôi xin đi sâu vào hai vấn đề. Thứ nhất là hình tượng người phụ nữ được tái
hiện trong văn chương như thế nào. Thứ hai là thông qua việc tìm hiểu người phụ
nữ thấy được những điểm mới qua cái nhìn của các nhà văn nữ so với các nhà văn
nam giới. Từ đó thấy được những đóng góp đáng kể của những cây bút nữ cho thi
đàn văn chương.
Phạm vi nghiên cứu
Do việc dịch thuật các tác phẩm văn học đương đại Hàn Quốc ra tiếng Việt
còn hạn chế nên chúng tôi chỉ chọn nghiên cứu ba tác phẩm: Tập truyện ngắn Ván
bài lúc hoàng hôn (Evening games) của Oh Jung- hee, Hãy chăm sóc mẹ (Please
look after mom) của Shin Kyung- Sook và Người ăn chay (The Vegatarians) của
Han Kang. Đây là ba tác phẩm ít nhiều đã tạo được ấn tượng tốt trong lòng độc giả
trong thời gian qua và đặc biệt hình tượng người phụ nữ thể hiện trong các tác phẩm

này tương đối đậm nét, được giới phê bình đánh giá cao.
Bên cạnh đó chúng tôi cũng so sánh, đối chiếu với các tác phẩm viết về người
phụ nữ từ cổ điển đến hiện đại trong văn học Hàn Quốc và những tác phẩm về
người phụ nữ trong văn chương phương Đông.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lịch sử- xã hội: Được dùng để làm rõ sự tác động của hoàn cảnh
lịch sử, xã hội đến đời sống văn học. Cần phải đặt tác phẩm trong bối cảnh xuất
hiện của nó để thấy được các tác giả đã phản ánh hiện thực như thế nào, họ đã đóng
góp thêm được gì so với thời kì trước và những hạn chế của thời đại mà các tác giả
không thể vượt qua.


---15---

Phương pháp so sánh: Một hiện tượng văn học không tồn tại một cách biệt lập
mà luôn cần được đặt trong quan hệ đối sánh. Muốn tìm hiểu nó, không thể phân
tích một cách biệt lập mà phải tìm hiểu các mối quan hệ đa dạng và đa chiều của nó.
Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu một hiện tượng văn học với
các hiện tượng cùng loại, để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa nhà
văn này và nhà văn khác.
Hướng tiếp cận thi pháp học: Tìm hiểu hình tượng người phụ nữ trong văn học
hiện đại Hàn Quốc thông qua nhân vật, không- thời gian, kết cấu tự sự.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn có những đóng góp sau:
Cung cấp cho người đọc một cái nhìn khái quát nhất về văn học hiện đại Hàn
Quốc, giúp cho bạn đọc tiếp cận một nền văn học còn nhiều mới lạ ở Việt Nam.
Phác họa chân dung về hình tượng người phụ nữ với những nét đẹp truyền
thống và hiện đại- những khát khao tự do thoát khỏi mối ràng buộc trong quan hệ
gia đình và xã hội, những khát khao hạnh phúc trong xã hội với những biến chuyển.
Luận văn hy vọng cung cấp cái nhìn đa diện về người phụ nữ trong xã hội Hàn

Quốc hiện nay.
Ngoài ra, luận văn cũng sẽ làm sáng tỏ những điểm độc đáo về bút pháp mà
các nhà văn đã sử dụng.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm ba chương.
Chương 1: Khái quát về người phụ nữ trong văn học Korea và khái quát về
văn học hiện đại Korea.
Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày khái quát về người phụ nữ trong văn
học Korea từ truyền thống đến hiện đại với hai khía cạnh: phụ nữ với văn học và
phụ nữ trong văn học. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng khái quát về văn học hiện đại
Korea để từ đó, thấy được sự ảnh hưởng của thời đại đến với người phụ nữ.
Chương 2: Hình tượng người phụ nữ qua sự thể hiện của văn học hiện đại Hàn
Quốc.


---16---

Trong chương này, chúng tôi sẽ nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phương
diện nội dung trong việc xây dựng hình tượng người phụ nữ. Những vấn đề chúng
tôi khảo sát bao gồm: mối quan hệ gia đình, mối quan hệ xã hội của người phụ nữ,
sự kết hợp truyền thống và hiện đại trong hình tượng người phụ nữ. Từ đó có thể
làm nổi bật lên hình tượng người phụ nữ ở những khía cạnh, những hoàn cảnh khác
nhau.
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện
đại Hàn Quốc
Trong chương này, chúng tôi sẽ nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phương
diện nghệ thuật trong việc xây dựng hình tượng người phụ nữ. Có thể thấy, các nhà
văn đã sử dụng một số phương diện nghệ thuật trong tác phẩm để khắc họa tính
cách và số phận nhân vật như việc xây dựng nhân vật và hệ thống nhân vật, xây
dựng không- thời gian nghệ thuật, xây dựng kết cấu tự sự. Qua đó, thấy được tài

năng và sự sáng tạo của các nhà văn nữ.


---17---

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN
HỌC KOREA VÀ KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC HIỆN ĐẠI KOREA
1.1. Khái quát về người phụ nữ trong văn học truyền thống Korea
1.1.1. Phụ nữ với văn học
Người phụ nữ Hàn Quốc luôn giữ vai trò quan trọng trong một ngôi nhà hạnh
phúc. Trong gia đình, họ làm tất cả những công việc của người nội trợ, chăm sóc
chồng con và nuôi dạy con cái. Gánh nặng gia đình đã chiếm hết thời gian của
người phụ nữ. Do đó, họ không có cơ hội để thể hiện vai trò xã hội của mình. Đó
cũng là lý do vì sao trong văn học Hàn Quốc, đội ngũ nhà văn nữ có sự hạn chế về
số lượng. Ngoài ra, việc viết văn đối với người phụ nữ ở một đất nước chịu ảnh
hưởng rất lớn của tư tưởng Nho giáo như Hàn Quốc là một điều khó thực hiện.
Thế nhưng điều đó đã dần dần được thay đổi trong những năm gần đây. Nữ
nhà văn nổi tiếng của xứ Hàn Oh Jung- hee cho biết: “Trước đây, nam giới mang
nặng đầu óc phong kiến. Có thể nói họ không muốn và không chấp nhận tài năng
của người phụ nữ. Nhưng thật kì lạ vì những năm gần đây, phụ nữ bắt đầu nghiệp
sáng tác tăng lên đáng kể, có thể cho rằng văn học Hàn đang dần dần nữ hóa.” 1
Tác giả nữ xuất hiện rất nhiều và những sáng tác của họ không hạn chế trong
một lĩnh vực nào mà vô cùng đa dạng. Một số nhà văn nữ đã để lại dấu ấn sâu đậm
trong lòng độc giả vì mỗi cây bút đều tạo được cá tính của riêng mình.
Ở bộ phận văn học dân gian, văn học dân gian Hàn Quốc cũng giống như văn
học Việt Nam ở tính truyền miệng và thường khuyết danh, do đó thật khó để xác
định ai là tác giả của những bài ca còn truyền lại cho đến ngày nay.
Trong những bài Vu ca Shaman giáo, hầu hết đều sưu tập từ những chiếu đồng
khi các bà đồng tiến hành những nghi lễ của vu tục. Theo các nhà phê bình “phần
lớn Vu ca được lưu truyền thông qua con đường tạo lập quan hệ giữa mẹ nuôi và

con gái nuôi, được gọi là mẹ thần và con gái thần…”[10,118] Vậy là, trong những
màn nghi lễ, người phụ nữ có một vị trí vô cùng quan trọng. Họ không chỉ sáng tác

1

/>

---18---

mà còn lưu truyền những bài Vu ca cho thế hệ sau. Một số Vu ca Shaman giáo được
lưu truyền có nội dung tương đối phong phú như Cầu nguyện thổ công, Cầu nguyện
cho người đã mất…
Tiếng nói của người phụ nữ trong phải chỉ xuất hiện trong các nghi lễ Shaman
giáo, trong những bài dân ca trữ tình Arirang, tiếng nói ấy lại một lần nữa ngân lên
qua các bài ca diễn tả các cung bậc của tình yêu. Từ sự cô đơn, nhớ nhung mỏi mòn
trông ngóng người yêu trong Jeongseon Arirang đến cả sự hận thù khi người yêu
bội tín với những lời nguyền rất hài hước của cô gái trong Bonjo Arirang…
Trong quá trình lao động, những bài dân ca có nội dung phong phú và lời ca
mượt mà đằm thắm được cất lên ấy là tiếng hát của những người phụ nữ trong khi
dệt vải. Trong những bài dân ca lao động dệt vải ấy, xuất hiện cả những bài ca dao
than thân của người phụ nữ về niềm vui, nỗi buồn trong kiếp làm vợ, kiếp làm dâu
của họ.
Vậy là, trong văn học dân gian, những nỗi niềm riêng trong cuộc sống như
tình yêu, hôn nhân được người phụ nữ bộc lộ qua những lời ca, tiếng hát ngọt ngào.
Và trong Vu ca Shaman giáo, người phụ nữ có một chức năng quan trọng, họ vừa
sáng tác vừa điều khiển nghi lễ bằng những lời ca của mình. Bên cạnh đó, theo tín
ngưỡng Shaman giáo, người phụ nữ là người trực tiếp giao tiếp với thần linh nên họ
không chỉ có vị trí nhất định trong xã hội mà đôi khi còn ảnh hưởng tới cả tầng lớp
thống trị.
Đến thời Shila thống nhất, Phật giáo phát triển thịnh vượng và trở thành tôn

giáo thống lĩnh. Trong giai đoạn này, xuất hiện rất nhiều tăng lữ một lòng hướng về
Phật pháp và đặc biệt rất am tường thơ ca. Thể thơ được yêu chuộng nhất và trở
thành thể thơ đặc sắc nhất của Shila là Hyang-ca. Trong bối cảnh này, các nhà sư nữ
cũng không là ngoại lệ khi để lại cho đời những bài Hyang-ca đậm chất trữ tình. Có
thể kể đến là nhà sư Wol Myeong Sa (thời vua Gyeong-deok) với các bài thơ Tán
hoa ca, Tế vong muội ca… Nội dung của các bài Hyang-ca này luôn gắn một thông
điệp: nơi trở về của con người chính là cõi Phật, muốn khắc phục nỗi buồn, con
người phải dựa vào sức mạnh của tôn giáo.


---19---

Trong triều đại Shila, phụ nữ rất được coi trọng, bởi đã có đến ba nữ vương
xuất chúng được tôn kính trong thời kì này. Thế nên, dễ dàng nhận thấy vị thế của
người phụ nữ thời Shila, họ được tôn trọng, được tự do cất lên tiếng hát, lời ca biểu
hiện nỗi lòng sâu kín của mình.
Tuy nhiên, điều đó đã không còn xuất hiện trong thời Koryeo, khi mà Phật
giáo suy yếu, Nho giáo dần thay thế và có vai trò chủ đạo. Nho giáo lên ngôi đồng
nghĩa với việc người phụ nữ ít có ảnh hưởng trong xã hội, tiếng nói của họ không
còn sức nặng. Ở thời kì này, Hyang-ca cũng dần suy thoái và thay vào đó là các bài
ca dao dân ca Koryeo. Nội dung của những lời ca này phản ánh ước mơ và cuộc
sống vui buồn của nông dân, ngoài ra còn có các bài ca thể hiện tình yêu nam nữ
“chuyện trai gái vui thú với nhau”, và khi ấy, tiếng nói của người phụ nữ thật bạo
dạn thể hiện tình cảm không chút e dè, những bài ca ấy là Ka-si-ri, Tây kinh biệt
khúc, Mãn điện xuân biệt từ…
Đến triều đại Choseon, mặc dù Nho giáo vẫn là tôn giáo chính thống và người
phụ nữ vẫn chưa được coi trọng nhưng qua thời gian, các tác giả nữ dần dần có
được chỗ đứng nhất định khi thể hiện được bản lĩnh của mình trong lĩnh vực thơ ca
và tiểu thuyết.
Nhắc đến thơ ca thời kì này không thể không nhắc đến sijo- thể thơ được xem

như “Quốc phong” của nền thơ ca Hàn Quốc. Hình thức thơ sijo có lẽ đã được
manh nha từ trước thời Koryeo và phát triển cho đến tận ngày nay với tầng lớp sáng
tác chính là Yang Ban. 2 Tuy nhiên, đến thế kỉ XVI những kisaeng (kỹ nữ) đã tham
gia sáng tác sijo, đem đến cho thơ ca giai đoạn này sự mềm mại, duyên dáng thoát
khỏi những vấn đề đạo đức, luân lý Nho gia mà các Yang Ban đã đề cập đến.
Một kisaeng vô cùng nổi tiếng sống vào thế kỉ XVI là Hwang Chin- i (15221565). Sự am hiểu về thơ ca, thư pháp, hội họa… của nàng đã làm say lòng bao văn
nhân, học giả. Nàng để lại rất nhiều bài thơ bằng chữ Hán và chữ quốc ngữ, trong

Yang-ban (Lưỡng ban): gồm có quý tộc, quan lại và sĩ đại phu.

2


---20---

đó có “Nước suối biếc trong núi xanh”, “Việc em làm”, “Đêm giữa đông”, “Núi
xanh như lòng em”, “Em có bao giờ không chung thủy”, “Vẫn là núi cũ”… Với sắc
đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” và tài năng thi ca xuất chúng mà cuộc đời của
nàng đã trở thành huyền thoại và người đời gọi nàng thơ ấy là “Tiên nữ”. Nàng đã
sống trong lòng công chúng hơn năm thế kỉ qua như một minh chứng sâu sắc rằng
giai nhân không phải cái bóng đứng đằng sau quân tử, họ vẫn có thể sáng tác và lưu
dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả đương thời và mãi mãi.
Ngoài Hwang Chin-i, giai đoạn này còn xuất hiện một số kĩ nữ nổi tiếng về
sijo như Myeong Ok với bài thơ “Người gặp trong mộng”, Yi Gye-lang với bài thơ
“Mưa hoa lê”… Những kisaeng tham gia sáng tác sijo đã cho thấy một diện mạo
mới khác xa với tư tưởng trung quân, ái quốc hay những luân lý Nho giáo đương
thời của các bậc chính nhân quân tử.
Trong dân gian, với những người nông dân tầng lớp dưới, trong giai đoạn hậu
kì Choseon đã xuất hiện saseol sijo- thể thơ miêu tả trực tiếp về tình yêu nam nữ,
hay những khó khăn vất vả của người dân… với sự tham gia của đông đảo tầng lớp,

trong đó chắc chắn không thể thiếu người phụ nữ. Những đề tài mà người phụ nữ
thể hiện trong saseol sijo là những nhân vật dung tục và đời thường ở xã hội đương
thời như người phụ nữ bán tóc mua quà cho người chồng bị ốm, người thiếu phụ
vào ruộng nhân sâm làm tình với người đàn ông khác, bà lão vượt qua núi cao hiểm
trở để nhuộm tóc đen mê hoặc chàng trai trẻ… Lúc này tiếng nói của người phụ nữ
hài hước, vui nhộn có khi pha trộn một chút châm biếm, mỉa mai. Với đề tài hấp
dẫn và sự thể hiện phong phú mà saseol sijo được yêu chuộng nhất vào cuối thời
Choseon.
Xuất hiện song song với thể thơ sijo là kasa, do tầng lớp phụ nữ Yang- Ban
sáng tác để chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Một thi nhân tiêu
biểu cho những vần thơ này là Ho Nansorhon (1563-1589), bà được biết đến là một
trong những nhà thơ quan trọng nhất của văn học thời Choseon. Lĩnh vực nổi bật
của bà không chỉ là những bài thơ kyubang kasa (ca từ khuê phòng) mà còn có


---21---

những vần thơ về Đạo. Ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng những vần thơ mà bà để
lại vẫn xao xuyến tâm hồn mỗi người yêu thơ.
Một điều hết sức đặc biệt là ở mỗi thể thơ, tầng lớp phụ nữ tham gia sáng tác
đều khác nhau. Nếu như sijo hầu như do kisaeng sáng tác, saseol sijo do tầng lớp
nông dân sáng tác thì thể thơ kasa, đặc biệt là kyubang kasa do phụ nữ Yang- Ban
sáng tác. Và ở mỗi thể loại, người phụ nữ đều để lại cho đời một vài áng thơ đáng
nhớ. Như đã biết, dưới triều đại Choseon, phụ nữ không những bị loại hẳn ra ngoài
về mặt xã hội mà cả về mặt văn hóa, vậy mà, với sự tham gia của đông đảo các tầng
lớp phụ nữ sáng tác văn chương như thế đã “cho thấy bắt đầu có sự xuất hiện nét
khác biệt về giới tính của văn hóa thời trung đại.”[39,276]
Không chỉ xâm nhập vào lĩnh vực thơ ca mà trong những áng tuyệt tác văn
chương còn để lại đã xuất hiện hai nữ tác giả, họ được biết đến qua hai thiên tiểu
thuyết nổi tiếng không chỉ về dung lượng mà còn về nội dung được truyền tải trong

đó.
Phải kể đến là tác giả của Ngoạn nguyệt hội minh yến- Yi phu nhân (16941743), mẹ của An Gyeom-je, một vị quan lớn trong triều đình vào nửa đầu thế kỉ
XVIII. Ngoạn nguyệt hội minh yến có thể được xem là một trong những tác phẩm
đồ sộ nhất của tiểu thuyết gia tộc. Trong giai đoạn này độc giả chủ yếu của tiểu
thuyết là phụ nữ sỹ đại phu hay những phụ nữ trong cung, họ dư giả về vật chất và
có cuộc sống nhàn rỗi nên rất cần một thứ gì đó để đọc hay đúng hơn là để giết thời
gian. Có lẽ vì thế mà những tác phẩm này có một đặc điểm chung là cốt truyện liên
quan đến gia tộc, đề cập đến sự kết duyên giữa nam nữ trong gia tộc, sau đó là
những âm mưu, những thù hận và cuối cùng là giải quyết tất cả mâu thuẫn và gia
tộc lại có một cuộc sống tốt đẹp. Điều đó tuy là trái ngược với thực tế nhưng lại phù
hợp với tầng lớp độc giả- những người phụ nữ với bản tính dịu dàng và trái tim
nhân hậu.
Thêm vào đó, tác giả của Ngoạn nguyệt hội minh yến là phụ nữ nên họ nhìn
nhận vấn đề nhẹ nhàng hơn, họ muốn những cái kết có hậu hơn là những tranh
giành và những kết cục đẫm máu. Tác phẩm cũng là minh chứng cho việc phụ nữ


×