Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Thiên nhiên bốn mùa trong sáng tác của nguyễn trãi và nguyễn khuyến dưới góc nhìn so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 106 trang )

i

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀVĂN HÓA DU LỊCH
----------------------------------------

PHẠM THANH THỦY

THIÊN NHIÊN BỐN MÙA TRONG SÁNG TÁC
CỦA NGUYẾN TRÃI VÀ NGUYỄN KHUYẾN
DƢỚI GĨC NHÌN SO SÁNH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Đại học Sƣ phạm Ngữ Văn

Phú Thọ, 2019


ii

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA DU LỊCH
-----------------------

PHẠM THANH THỦY

THIÊN NHIÊN BỐN MÙA TRONG SÁNG TÁC
CỦA NGUYỄN KHUYẾN VÀ NGUYẾN TRÃI
DƢỚI GĨC NHÌN SO SÁNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngành: Đại học Sƣ phạm Ngữ Văn

Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Hán Thị Thu Hiền

Phú Thọ, 2019


iii

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trƣờng Đại học Hùng Vƣơng
đã trực tiếp giảng dạy, hƣớng dẫn và quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ em trong
q trình học tập và nghiên cứu.
Với lịng kính trọng, em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cô giáo – Th.s Hán
Thị Thu Hiền đã trực tiếp hƣớng dẫn, khích lệ em trong suốt q trình từ khi lựa
chọn đề tài, tìm tài liệu, xây dựng các ý tƣởng cho đến khi hồn thành khóa luận
tốt nghiệp.
Với lòng biết ơn, em xin bày tỏ lòng tri ân chân thành đến quý Thầy Cô ở
Khoa KHXH và VHDL – Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đã tận tình chỉ bảo giúp
đỡ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Đồng thời, em xin cảm ơn tập
thể K13 ĐHSP Ngữ Văn đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong q trình thực hiện.
Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô trong Trƣờng Đại học Hùng
Vƣơng, các thầy cô trong Khoa KHXH và VHDL thật dồi dào sức khỏe, niềm
tin để thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ
mai sau.
Trong q trình hồn thiện khóa luận này, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng
song khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy cơ quan tâm
đóng góp ý kiến để khóa luận đƣợc hồn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Việt Trì, tháng năm 2019

Sinh viên thực hiện

Phạm Thanh Thủy


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................................. 2
2.1. Tổng quan những nghiên cứu về thiên nhiên trong văn học trung đại ..................... 2
2.2.Tổng quan tình hình nghiên cứu về thiên nhiên trong sáng tác Nguyễn Trãi và
Nguyễn Khuyến ............................................................................................................... 4
3. Mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 6
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 6
3.2.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 6

4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................................. 6
4.1. Phƣơng pháp thống kê, phân loại ............................................................................ 6
4.2.

Phƣơng pháp so sánh ............................................................................................ 7

4.3. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp ............................................................................ 7
5. Ý nghĩa của khóa luận ................................................................................................. 7
5.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................................... 7

5.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................... 7
6. Cấu trúc của khóa luận ................................................................................................ 7
CHƢƠNG 1 ..................................................................................................................... 8
THIÊN NHIÊN VÀ THIÊN NHIÊN BỐN MÙA........................................................... 8
TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI ................................................................................. 8
1.1. Khái quát về thiên nhiên, thiên nhiên bốn mùa trong văn học trung đại. ..................... 8
1.1.1. Khái quát về thiên nhiên trong văn học trung đại ................................................ 8
1.1.2. Khái quát về thiên nhiên bốn mùa trong văn học trung đại................................ 11
1.1.3. Giá trị thẩm mĩ của thiên nhiên bốn mùa ........................................................... 16
1.2. Vài nét về tác giả Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến ............................................. 19
1.2.1. Tác giả Nguyễn Trãi ........................................................................................... 19
1.2.2. Tác giả Nguyễn Khuyến ..................................................................................... 22


v

1.3. Thống kê phân loại thơ viết về thiên nhiên bốn mùa trong sáng tác của Nguyễn
Trãi và Nguyễn Khuyến ................................................................................................ 25
1.3.1. Thống kê, phân loại thơ viết về thiên nhiên bốn mùa trong sáng tác của Nguyễn
Trãi và Nguyễn Khuyến ................................................................................................ 25
1.3.2. Nhận xét về thiên nhiên bốn mùa trong thơ của Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến .... 26
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................................... 28
CHƢƠNG 2 ................................................................................................................... 29
THIÊN NHIÊN BỐN MÙA TRONG THƠ NGUYỄN TRÃI VÀ NGUYỄN
KHUYẾN – NHỮNG TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRÊN PHƢƠNG DIỆN
NỘI DUNG.................................................................................................................... 29
2.1. Thiên nhiên bốn mùa trong thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến – những tƣơng
đồng ............................................................................................................................... 30
2.1.1. Thiên nhiên bốn mùa – bức tranh đậm đà bản sắc dân tộc ................................. 30
2.1.2. Thiên nhiên bốn mùa – bức tranh về sự luân chuyển thời gian đầy tâm trạng ... 36

2.2.1. Mùa xuân căng tràn sức sống trong thơ Ức Trai và mùa xuân ảm đạm trong thơ
Nguyễn Khuyến ............................................................................................................. 45
2.2.2. Mùa hạ rực rỡ trong thơ Nguyễn Trãi và mùa hạ ngột ngạt trong thơ Nguyễn
Khuyến........................................................................................................................... 49
2.2.3. Mùa thu trĩu nặng tâm sự trong thơ Nguyễn Trãi và mùa thu đậm đà bản sắc dân
tộc Việt Nam trong thơ Nguyễn Khuyến....................................................................... 52
2.2.4. Mùa đơngđầy khí phách trong thơ Nguyễn Trãi và mùa đông lạnh lẽo trong thơ
Nguyễn Khuyến ............................................................................................................. 56
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................................... 60
CHƢƠNG 3 ................................................................................................................... 61
THIÊN NHIÊN BỐN MÙA TRONG THƠ NGUYỄN TRÃI VÀ NGUYỄN
KHUYẾN – NHỮNG TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRÊN PHƢƠNG DIỆN
NGHỆ THUẬT.............................................................................................................. 61
3.1. Sự tƣơng đồng về mặt nghệ thuật thể hiện ............................................................. 61
3.1.1. Bút pháp ƣớc lệ và tả thực ................................................................................... 61
3.1. 2. Ngôn ngữ thơ ...................................................................................................... 65
3.2. Sự khác biệt về mặt nghệ thuật thể hiện ................................................................. 68


vi

3.2.1. Nguyễn Trãi với đặc trƣng ƣớc lệ còn Nguyễn Khuyến với ngịi bút tả thực sinh
động ............................................................................................................................ 68
3.2.2. Ngơn ngữ thơ của Nguyễn Trãi mang âm hƣởng ca dao, tục ngữ cịn Nguyễn
Khuyến vận dụng linh hoạt ngơn ngữ dân tộc ............................................................... 71
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................................... 75
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 79
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 82



vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

QÂTT

: Quốc Âm thi tập

HĐQÂTT : Hồng Đức Quốc âm thi tập
ƢTTT

: Ức Trai thi tập

NXB

: Nhà xuất bản


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thiên nhiên là đề tài, nguồn cảm hứng lớn cho văn học từ cổ chí kim.
Đã có rất nhiều bức tranh phong cảnh bằng ngơn ngữ để lại dấu ấn khó phai
trong lịng bạn đọc ở nhiều thế hệ. Các nhà thơ coi thiên nhiên là ngƣời bạn tri
âm, tri kỉ. Trong văn học trung đại, thiên nhiên chiếm một vị trí đặc biệt.
Khơng ít ngƣời đã lánh đời phàm tục, hịa mình vào thiên nhiên. Hình ảnh
thiên nhiên đã đi vào thơ văn với những nét riêng của từng vùng miền để làm
nên một bức tranh đa dạng về quê hƣơng đất Việt.

Thiên nhiên, thiên nhiên bốn mùa là nguồn thi hứng dạt dào trong toàn bộ
sáng tác đặc biệt là những sáng tác chữ Nôm của Nguyễn Khuyến và Nguyễn
Trãi. Với truyền thống thơ ca trung đại “cổ thi thiên nhiên mỹ” (Hồ Chí Minh),
những bài thơ của Nguyễn Khuyến và Nguyễn Trãi có một số lƣợng khá lớn viết
về mảng đề tài này .Thiên nhiên bốn mùa hiện lên đầy màu sắc và mỗi mùa
trong năm lại đƣợc hai tác giả miêu tả với những đặc trƣng riêng. Ẩn đằng sau
những bức tranh ấy là một tâm hồn rất đáng quý của nhà thơ Yên Đổ và Ức Trai.
Thơ thiên nhiên bốn mùa là nơi hai thi sĩ gửi trọn tâm hồn trí tuệ của một con
ngƣời gắn bó sâu sắc với quê hƣơng làng cảnh Việt Nam.
Xuất phát từ niềm yêu thích, đam mê văn học trung đại và nhu cầu thực
tiễn nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu những nội dung liên quan trong phần
Văn học trung đại Việt Nam II cũng nhƣ phục vụ cho quá trình công tác giảng
dạy về Nguyễn Khuyến và Nguyễn Trãi ở nhà trƣờng sau này, tôi quyết định
chọn đề tài “Thiên nhiên bốn mùa trong sáng tác của Nguyễn Trãi và Nguyễn
Khuyến dƣới góc nhìn so sánh”. Tìm hiểu thiên nhiên bốn mùa trong thơ hai
ơng, chúng tơi mong muốn có cái nhìn tồn vẹn hơn về tài năng của Nguyễn
Khuyến và Nguyễn Trãi trong việc miêu tả thiên nhiên bốn mùa đồng thời tìm
hiểu những tâm sự mà hai nhà thơ gửi gắm đằng sau những bức tranh thiên
nhiên bốn mùacó lúc tràn đầy màu sắc, hình ảnh, âm thanh nhƣng cũng có khi
ngột ngạt cơ đơn lạnh lẽo và dạt dào cảm xúc ấy.


2

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến là hai tác giả có vị trí quan trọng trong
văn học trung đại. Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến đều là những con ngƣời
kiệt xuất vì vậy đã có rất nhiều những cơng trình nghiên cứu về cuộc đời cũng
nhƣ sự nghiệp thơ ca của họ. Việc tìm hiểu nghiên cứu về thơ Ức Trai và Tam
Nguyên Yên Đổ ngày càng đƣợc mở rộng ở những góc độ, khía cạnh khác

nhau, trong đó mảng thơ viết về thiên nhiên bốn mùa cũng bắt đầu đƣợc các
nhà nghiên cứu quan tâm. Trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu, chúng
tơi đi tìm hiểu hai nội dung: tổng quan những nghiên cứu về thiên nhiên trong
văn học trung đại nói chung và tổng quan những nghiên cứu về thiên nhiên
bốn mùa trong sáng tác của Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến nói riêng.
2.1. Tổng quan những nghiên cứu về thiên nhiên trong văn học trung đại
Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về thiên nhiên trong văn học
trung đại. Có thể điểm tới những nghiên cứu tiêu biểu nhƣ sau:
Trong cuốn Nguyễn Trãi về tác gia và tác phẩm do Nguyễn Hữu Sơn
tuyển chọn, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến những hình ảnh thiên nhiên
đƣợc sử dụng trong thời kì văn học trung đại. Thiên nhiên đã đem đến cho các
thi nhân trung đại nguồn cảm hứng vô tận và đây cũng chính là mảng đề tài
thành cơng nhất đúng nhƣ ý kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc trong cuốn:
Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỉ XVIII – hết thế kỉ XIX): “Đề tài về thiên
nhiên xuất hiện khá nhiều trong văn học giai đoạn này và viết khá thành
cơng, nó đƣợc nhận thức nhƣ là mơi trƣờng sống của con ngƣời, là bạn của
con ngƣời, đem đến cho con ngƣời niềm vui và mĩ cảm” [ 25; 49].
Các nhà thơ trung đại đều có một tình u tha thiết với thiên nhiên,
trong một bài viết từ cuốn Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hƣơng do Lê Trí Viễn tập
hợp, nhà nghiên cứu Nguyễn Hoài Nam đã nhận xét tình u thiên nhiên của
Bà chúa thơ Nơm nhƣ sau: “Xuân Hƣơng yêu thiên nhiên và sau Xuân
Hƣơng, thiên nhiên trong cái cấp độ phát triển sung sức của nó. Nhƣng
khơng cứ gì thiên nhiên, tất cả những gì rồi dào sức sống, biểu hiện đƣợc
cuộc sống phơi phơi là Xuân Hƣơng đều trìu mến” [39; 162]. Sau này ta cũng


3

bắt gặp tình yêu mãnh liệt với thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến, chính vì
thế hình ảnh thiên nhiên mới mang đậm phong vị quê hƣơng nhƣ nhận định

của các nhà nghiên cứu trong cuốn Thi hào Nguyễn Khuyến – đời và thơ do
Nguyễn Huệ Chi chủ biên:“Nguyễn Khuyến đã đƣa lại cho bức tranh làng
cảnh Việt Nam cũng nhƣ cho khung cảnh sinh hoạt của nông thôn Việt Nam
hƣơng vị, màu sắc, đƣờng nét, sức sống nhƣ nó vẫn tồn tại, mà ủ kín trong đó
là cái hồn mn đời của con ngƣời, đất nƣớc Việt Nam”[1; 24].
Bên cạnh những tài liệu nói trên, chúng tơi cũng tìm thấy một số luận
văn thạc sĩ bƣớc đầu nghiên cứu về thiên nhiên trong văn học. Chúng tôi điểm
qua một số luận văn tiêu biểu sau:
Luận văn Thạc sĩ khoa học của Nguyễn Thị Thu Hƣờng nói về đề tài
“Thơ viết về thiên nhiên của các vua Trần”, Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2004.
Luận văn này đã tìm hiểu các bài thơ viết về thiên nhiên dƣới góc nhìn của
các vị vua – những ngƣời đứng đầu đất nƣớc thời Trần. Mỗi vị vua lại có cái
nhìn, cái cảm nhận, thái độ và gửi gắm tâm sự của mình qua hình ảnh thiên
nhiên của đất nƣớc.
Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thu Hồng với về đề tài “Đặc điểm thiên
nhiên trong thơ Cao Bá Quát”, Đại học Sƣ Phạm Hà Nội 2009. Ở luận văn
này tác giả đã đi tìm hiểu và phân tích đƣợc cái hay, cái đẹp trong cách thể
hiện thiên nhiên của đất nƣớc Việt. Nhà thơ đi nhiều, hiểu nhiều, ông sống ở
những nơi khác nhau nên mỗi một hình ảnh thiên nhiên đề mang dáng dấp và
ẩn chứa những tâm sự của nhà thơ ở hình ảnh thiên nhiên đó.
Cịn trong đề tài Nghiên cứu “Hình tƣợng thiên nhiên trong thơ chữ
Hán của Nguyễn Du” của Hán Thị Thu Hiền lại cho thấy thiên nhiên trong
thơ chữ Hán Nguyễn Du đƣợc thể hiện sinh động, đầy màu sắc, gần gũi hiền
hịa... Nhìn chung mỗi cơng trình nghiên cứu đề có những phát hiện, khám
phá, tìm tịi rất mới mẻ, sâu sắc. Đây chính là những nguồn tƣ liệu phong phú,
có tính chất gợi mở, định hƣớng về thiên nhiên trong văn học trung đại, để
chúng ta đi tìm hiểu một cách trọn vẹn và đầy đủ nhất về hình ảnh thiên nhiên
bốn mùa trong văn học trung đại.



4

2.2.Tổng quan tình hình nghiên cứu về thiên nhiên trong sáng tác Nguyễn
Trãi và Nguyễn Khuyến
Thiên nhiên trong sáng tác Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến đã đƣợc
các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm, và có nhiều ý kiến đánh giá. Chúng tôi
xin điểm qua một số nghiên cứu tiêu biểu nhƣ sau:
Trong chuyên luận Thơ Nôm Đƣờng luật, nhà nghiên cứu Lã Nhâm
Thìn nhận xét thời gian trong tập thơ QÂTT của Nguyễn Trãi: “Những bức
tranh thiên nhiên của Nguyễn Trãi phong phú và nhiều tới mức phòng tranh
thiên nhiên không đủ chỗ trƣng bày và nhà thơ phải treo sang cả những
phòng dành cho mảng đề tài khác” [34; 57].Trong bài Nguyễn Trãi và đề tài
thiên nhiên trong dòng văn học yêu nƣớc Việt Nam, Đặng Thanh Lê cũng đã
viết: “Với cái nhìn của một nhà tƣớng, của một anh hùng cứu quốc đã từng
chiến thắng xâm lăng, của một con ngƣời có tinh thần dân tộc cao độ”,
Nguyễn Trãi bằng ngịi bút của mình đã vạch đƣợc những nét hùng tráng khi
miêu tả thiên nhiên của Tổ Quốc… “Bức tranh thiên nhiên trong Ức Trai thi
tập và Quốc Âm thi tập cũng chính là một trong những bóng dáng đẹp đẽ
phản ánh một con ngƣời, một tài năng góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề cơ
bản trong thân thế, sự nghiệp tâm hồn ngƣời anh hùng dan tộc, nhà đại thi
hào dân tộc” [24; 686].Trong bài viết Tình yêu thiên nhiên trong thơ Nguyễn
Trãi, Mai Trân cũng đã khẳng định: “Thơ về thiên nhiên chiếm phần phong
phú nhất và cũng là thành công nhất trong di sản thơ Nguyễn Trãi” [3; 57].
Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên say đắm, mỗi mùa đều mang đến cho nhà
thơ một cảm xúc riêng nhƣ nhận xét của Xuân Diệu trong Các nhà thơ cổ
điển Việt Nam: “Nhìn chung, chính trong khi nói về thời tiết bốn mùa, trong
khi tiếc cảnh, trong khi vịnh các hoa, các cây mà Nguyễn Trãi có nhiều câu
tình tứ, phong khống nhất, đầy dãy chân tình” [3; 42]. Tìm hiểu thiên nhiên
trong thơ Nguyễn Trãi với bài với bài “Cảnh ngày hè” nhà nghiên cứu Lê Trí
Viễn đã đƣa ra nhận xét: “Ơng vẫn vui vẻ với hè cũng là một thứ lạ. Xƣa. Thơ

thích xn, mến thu chứ mấy ai đối hồi tới hè” [38;541].


5

Trong cơng trình nghiên cứu Các nhà thơ cổ điển Việt Nam nhà thơ Xuân
Diệu đã gọi Nguyễn Khuyến là: “Nhà thơ của quê hƣơng làng cảnh Việt Nam”.
Ở đây Xuân Diệu đã có sự cảm nhận rất sâu sắc về bài thơ thu của Nguyễn
Khuyến, Xuân Diệu cho rằng: “Ba bài thơ thu hay vì Nguyễn Khuyến là một thi
sĩ có tài nhƣng cần một điều kiện nữa: là nhà thơ có tài ấy phải gắn bó, thâm
nhập, hịa tâm hồn mình một cách sâu sắc, thấm thía với đất nƣớc Việt Nam.
Nhà thơ ấy phải sống nhƣ Nguyễn Khuyến”. Không chỉ ca ngợi Nguyễn Khuyến
là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, Xuân Diệu còn cho rằng: “Hai trục cảm xúc
rất rõ trong thơ Nguyễn Khuyến, là quê hƣơng và đồng bào nhân; không phải
tâm hồn nhà thơ nào cũng có hai trục cột nhƣ thế”[3; 411]. Từ quan điểm của
Xuân Diệu về nhà thơ Nguyễn Khuyến chúng ta có thể thấy Nguyễn Khuyến là
nhà thơ gắn bó mật thiết với quê hƣơng làng cảnh Việt Nam.
Đặng Thị Hảo trong cơng trình nghiên cứu với bài viết Đề tài thiên
nhiên và quan điểm thẩm mĩ đã khẳng định:“Thơ thiên nhiên chỉ chiếm một
phần ba trong tổng số hơn bốn trăm bài thơ của ông để lại nhƣng những cống
hiến quan trọng của nhà thơ trên phƣơng diện này đã đƣa ơng lên vị trí
những thi sĩ – danh họa tầm cỡ của thơ ca cổ điển Việt Nam” [13; 258].
Mảng thơ phong cảnh đƣợc viết bằng cả hai thứ văn tự Hán Việt của ông là
những sắc thái khác nhau của cùng một phong cách nghệ thuật thống nhất –
phong cách Yên Đổ. Đồng thời chỉ ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật
miêu tả thiên nhiên của nhà thơ.
Với cơng trình nghiên cứu: “Văn học trung đại Việt Nam dƣới góc nhìn
văn hóa”, Trần Nho Thìn cũng đã đi sâu vào tìm hiểu và lí giải về bức tranh
thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến nhƣ sau: “Với tƣ thế bình dân, phi nho
của mình, Nguyễn Khuyến có lẽ là ngƣời đầu tiên trong lịch sử văn học Nôm

phản ánh một cách khá cụ thể, sinh động bức tranh sinh hoạt hàng ngày của
làng quê vào thơ ông. Thiên nhiênlàng q khơng cịn là khơng gian thanh
tĩnh, xa lánh vật dục, xa lánh chốn thị thành bon chen danh lợi nhƣ không
gian thơ nhà nho truyền thống nữa. Khơng đứng bên ngồi hay bên trên để
quan sát nữa, cụ Tam Nguyên Yên Đổ đã là ngƣời có mặt thật sự, hiện diện
thƣờng trực trong cuộc sống hàng ngày ấy, tắm mình, đằm mình trong khơng


6

khí ấy ”[37; 568]. Có thể nói, Nguyễn Khuyến đã từ bỏ tƣ thế nhà nho của
mình để sống hịa mình với khung cảnh làng q nên ơng mới có đƣợc những
dịng thơ viết về thiên nhiên vơ cùng chân thực và hay đến nhƣ thế.
Trên đây là những công trình nghiên cứu và những ý kiến tiêu biểu
nhất của một số nhà nghiên cứu về đề tài thiên nhiên nói chung và thiên
nhiên bốn mùa trong sáng tác của Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến nói riêng.
Nhƣng xem xét một cách tồn diện thì chƣa có cơng trình nghiên cứu nào tìm
hiểu một cách có hệ thống về Thiên nhiên bốn mùa trong sáng tác của
Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến dƣới góc nhìn so sánh. Những nghiên cứu
của ngƣời đi trƣớc là những gợi ý vô cùng quý báu và có ý nghĩa cho chúng
tơi trong q trình triển khai đề tài.
3. Mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tơi khai thác cách thể hiện hình ảnh thiên
nhiên bốn mùa trong sáng tác của Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến, qua đó
thấy đƣợc vai trị của thiên nhiên trong văn học cũng nhƣ vẻ đẹp tâm hồn với
những tâm sự sâu sắc, đầy ƣu tƣ của hai nhà thơ. Đồng thời qua sự so sánh đó
ta thấy đƣợc những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong cách thể hiện về thiên
nhiên bốn mùa của hai ông.
3.2.


Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tiến hành khảo sát trên các tài liệu sau:
- Nguyễn Trãi toàn tập (NXB Giáo dục - 1999)
- Nguyễn Trãi hợp tuyển thơ - soạn giả Gia Dũng ( NXB Hội Nhà Văn - 2009)
- Hội văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh- Nguyễn Khuyến ( NXB Khoa

học Xã hôi – 1984)
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài, chúng tôi sử dụng những phƣơng pháp chính sau:
4.1. Phương pháp thống kê, phân loại


7

Phƣơng pháp này giúp tôi tập hợp, thống kê, những tƣ liệu liên quan
đến khóa luận, đặc biệt là khảo sát, thống kê các bài thơ viết về thiên nhiên
bốn mùa của Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến.
4.2.

Phƣơng pháp so sánh
Phƣơng pháp sử dụng thƣờng xuyên để chỉ ra đƣợc sự tiếp thu, sự sáng

tạo trong quá trình sáng tác; sự giống và khác nhau trong phong cách sáng tác
về thiên nhiên bốn mùa của Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến.
4.3. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
Phân tích nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật những bài thơ viết về
thiên nhiên bốn mùa của hai tác giả. Đây là phƣơng pháp quan trọng, đƣợc sử
dụng liên tục, thƣờng xuyên trong quá trình thực hiện đề tài.
5. Ý nghĩa của khóa luận

5.1. Ý nghĩa khoa học
Mảng thơ viết về thiên nhiên bốn mùa của Nguyễn Trãi và Nguyễn
Khuyến có vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển của văn học trung đại.
Tìm hiểu, nghiên cứu về mảng thơ thiên nhiên bốn mùa của hai ông không chỉ
giúp chúng ta chỉ ra đƣợc những nét chung cũng nhƣ những nét riêng độc đáo
của hai tác giả mà cịn lí giải đƣợc sự phát triển của thơ thiên nhiên bốn mùa
trong nền văn học Việt Nam.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nguyễn Khuyến và Nguyễn Trãi là hai tác gia lớn đƣợc giảng dạy trong
nhà trƣờng. Vì thế, việc nghiên cứu vấn đề này giúp cho công tác học tập,
nghiên cứu, giảng dạy về hai tác giả này nói chung và thiên nhiên bốn mùa
trong sáng tác của Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến nói riêng đƣợc tốt hơn.
6. Cấu trúc của khóa luận
Chƣơng 1: Thiên nhiên và thiên nhiên bốn mùa trong văn học trung đại
Chƣơng 2: Thiên nhiên bốn mùa trong thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn
Khuyến – những tƣơng đồng và khác biệt trên phƣơng diện nội dung
Chƣơng 3: Thiên nhiên bốn mùa trong thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn
Khuyến – những tƣơng đồng và khác biệt trên phƣơng diện nghệ thuật


8

CHƢƠNG 1
THIÊN NHIÊN VÀ THIÊN NHIÊN BỐN MÙA
TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
1.1. Khái quát về thiên nhiên, thiên nhiên bốn mùa trong văn học trung đại.
1.1.1. Khái quát về thiên nhiên trong văn học trung đại
Thiên nhiên là những thứ ở xung quanh con ngƣời, là cảnh vật, là cây
cối và cịn là khoảng khơng gian và thời gian. Thiên nhiên luôn là một phần
không thể thiếu trong cuộc sống con ngƣời. Thiên nhiên cũng là chuẩn mực

của cái đẹp, là thƣớc đo mọi giá trị của văn học cổ điển. Chẳng hạn, để nói về
nhân cách của ngƣời quân tử thời trung đại các thi nhân thƣờng ví với các
hình ảnh tùng bách; vẻ đẹp của giai nhân đƣợc ví với liễu mai. Trong thơ văn
xƣa, nói tới bốn mùa xn, hạ, thu, đơng ngƣời ta thƣờng nói đến các hình
ảnh thiên nhiên đặc trƣng tùng, cúc, trúc, mai và nó gắn liến với đạo đức, lí
tƣởng thẩm mĩ của con ngƣời.
Thiên nhiên từ lâu đã trở thành nơi dừng chân của bao nghệ sĩ, nơi thả
hồn của những trái tim mê đắm và thiên nhiên cũng chính là nơi gửi gắm
những suy tƣ, tình cảm lắng sâu của thi nhân. Tuy nhiên ở mỗi thời đại đều có
cảm thức riêng về thiên nhiên.
Ở thời Lý, những sáng tác thơ Thiền chiếm vị chí chủ đạo. Khơng gian
Phật giáo, không gian của Đạo cùng với không gian của trần thế, của chốn
cung đình lộng lẫy, uy nghiêm, đặc biệt là quan niệm văn học lúc bấy giờ đã
chi phối cảm quan sáng tác của tác giả. Và thiên nhiên chính là phƣơng tiện
nghệ thuật để truyền tải nội dung tơn giáo. Để nói về triết lý vơ thƣờng và
thƣờng trong đạo Phật, thiền sƣ Giác Hải đã mƣợn hình ảnh mùa xuân với hoa
và bƣớm:
Xuân lai hoa điệp thiên tri thì
Hoa điệp ƣng tu cộng hứng kỳ
Hoa điệp bản lai giai thị huyễn
Mạc tu, hoa điệp hƣớng tâm trì


9

(Xuân sang hoa bƣớm khéo quen thì
Bƣớm lƣợn hoa cƣời vẫn đúng kỳ
Nên biết bƣớm hoa đều biến ảo
Thây hoa, mặc bƣớm để làm tri )
( Hoa điệp)

Xuân đến mọi vật đều tốt tƣơi, bƣớm và hoa tạo nên một bức tranh hữu
tình. Nhƣng tất cả chỉ là “biến ảo”, phù du vì thế trƣớc sự biến đổi vơ thƣờng
thì con ngƣời cần giữ cho mình một cái tâm thƣờng. Có nhƣ thế mới có thể
giác ngộ triết lý của Phật pháp.
Đến thời Trần, thiên nhiên trở thành đối tƣợng miêu tả của văn học, thế
giới mn hình mn vẻ đƣợc thể hiện ở nhiều góc độ với nhiều sắc thái tình
cảm. Các thi sĩ có đời sống tâm hồn vui vẻ, tìm thấy nguồn cảm hứng từ mọi
cảnh trí của đất nƣớc. Đó là cội nguồn hứng khởi đột nhiên nảy sinh “giai
thú” viết thành thơ. Khi đến với vùng đất ở phía Đơng Bắc tổ quốc, Trần
Thánh Tơng viết nên bài Hạ An Bang phủ:
Triêu du phù vân kiểu
Mộ túc minh nguyệt loan
Hốt nhiên đắc giai thú
Vạn tƣợng sinh hào đoan.
(Sớm chơi núi mây nổi
Đêm nghỉ bến trăng thanh,
Bỗng dƣng đƣợc thú lạ,
Ngọn bút hiện mn hình)
Thiên nhiên trong thơ Nôm Nguyễn Trãi là bức tranh lụa xinh xắn,
phảng phất phong vị Đƣờng thi.
Nƣớc biển non xanh thuyền gối bãi
Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu.
(Báo kính cảnh giới – bài 26)
Hay :

Hƣơng cánh gác vân thu lạnh lạnh
Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh vênh.
(Tự thuật – bài 3)



10

Thiên nhiên là bức kí họa tự nhiên, mộc mạc:
Tằm ƣơn lúc nhúc thuyền đầu bãi
Hào chất so le chất cuối làng.
(Ngơn chí- bài 8)
Sang đến thế kỉ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm tiêu biểu với một hồn thơ
giàu chất triết lí. Bên cạnh đó ơng là một con ngƣời u thiên nhiên sống hòa
hợp với thiên nhiên.Thiên nhiên trong thơ ông không nhiều màu sắc rực rỡ
mà nghiêng về màu sắc thanh đạm, đơn sơ:
Cá tôm tối chác bên kia bến
Củi đuốc ngày mua mé nọ đèo.
(Bài 35)
Hơn nữa thiên nhiên bình dị chở nặng nỗi ƣu tƣ của con ngƣời. Có thể
nói ơng đã vẽ lên bức tranh thời đại của mình bằng chính ngơn ngữ dân tộc và
chất liệu đơn sơ nhất:
Thớt có tanh tao ruồi mới đến
Ang khơng mật mỡ kiến bị đi.
(Bài 54)
Đặc biệt vào cuối thế kỉ XVIII-XIX thiên nhiên trở thành đối tƣợng
thẩm mĩ và hình ảnh trung tâm trong các sáng tác của Hồ Xuân Hƣơng.Thiên
nhiên luôn tràn đầy sức sống.Thiên nhiên trong sáng tác của nhà thơ phải
đậm đặc, màu sắc và màu sắc bao giờ cũng ở mức tối đa:
Một trái trăng thu chín mõm mịm
Một vừng quế đỏ, đỏ lịm lom.
(Hỏi trăng- Bài 1)
Thiên nhiên phải nổi hình nổi khối. Hình khối phải sắc, phải nhọn, phải
trịn đầy, sung mãn:
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hịn.

(Tự tình II)


11

Trong thơ Cao Bá Quát thiên nhiên lại mang một hơi thở riêng, hùng vĩ
và khắc nghiệt ở cả hình hài, dáng vẻ, màu sắc,âm thanh. Những hình ảnh nhƣ
núi cao, biển cả, sơng dài cũng nói lên khí phách hào hùng của một dân tộc
kiên cƣờng. Khi ngắm núi Tản Viên, Cao Bá Quát muốn nhấn mạnh vẻ đẹp
hùng tráng của ngọn núi truyền thuyết trấn giữ đất trời phƣơng Nam, trịn nhƣ
hình cái tản, cao đến mức thi nhân đứng trên núi có thể múa giáo chọc trời,
hái sao và nƣớc khơng dâng lên đƣợc:
Bốn mặt trịn xoe ngất một vòm
Đỉnh sát từng trời cao dễ với
( Vịnh Tản Viên sơn)
Bên cạnh đó cịn có những hình ảnh thôn quê, mộc mạc, giản dị đƣợc
viết bằng chữ Hán:
Ly ngoại nhân yên, trúc ngoại âm
Thung ca thanh yết, trạo ca thâm.
( Ngồi bờ giậu có khói bếp, ngồi rặng tre có bóng râm
Tiếng hát giã gạo vừa dứt, tiếng hị chèo đị lại văng vẳng tới)
( Thơn cƣ vãn cảnh)
Có thể nói, trong suốt chiều dài của nền văn học trung đại thiên nhiên
luôn là đối tƣợng chi phối cảm hứng của các thi nhân. Cảm hứng này bƣớc
vào trong thơ của các thi nhân một cách tự nhiên với cách nhìn nhận khác
nhau và tạo nên sự phong phú cho thơ ca Việt Nam.
1.1.2. Khái quát về thiên nhiên bốn mùa trong văn học trung đại
Đi vào văn chƣơng của ông cha ta thời xƣa, ngƣời đọc nhƣ đƣợc nhà
thơ vẽ nên bức tranh thiên nhiên bốn mùa với nhiều màu sắc, cảnh vật khác
nhau có lúc tƣơi mới nhƣ mùa xuân, rộn ràng với tiếng ve kêu trong mùa hạ

có lúc lại trầm mặc nhƣ mùa thu và đem đến sự u ám vào mùa đông lạnh lẽo.
Khơng những thế ở các thi nhân thời xƣa ngồi việc lột tả bức tranh sinh động
thiên nhiên còn là nơi gửi gắm những tƣ tƣởng tình cảm, nỗi niềm của nhà thơ
và thời đại.


12

Nhìn chung, thơ viết về thiên nhiên bốn mùa từ thế kỉ X- XV là thơ của
thời kì rực rỡ với những chiến công oanh liệt chống ngoại xâm và xây dựng
nền độc lập. Nhƣng do đặc điểm chung của văn học lúc bấy giờ thơ thiên
nhiên bốn mùa mang quan niệm Phật giáo. Trong sáng tác của Thiền sƣ Mãn
Giác. Ông dùng mùa xuân với cảnh núi mai trắng để kín đáo gửi gắm những
quan niệm triết lí của Phật pháp:
Xuân qua trăm hoa nở
Xuân tới trăm hoa tƣơi
Trƣớc mặt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng tƣởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua xuân trƣớc một nhành mai
( Cáo tật thị chúng)
Bài thơ vốn dùng để phát biểu một vấn đề về Phật giáo đó là quy luật tuần
hoàn của vũ trụ, sự bất tử của những ngƣời đắc đạo, tất cả mọi thứ đều biến
đổi, chỉ có một thứ khơng biến đổi đó là bản thể trƣờng tồn, nhà sƣ dùng tịch
diệt nhƣng đó là sự hóa thân vào cõi vĩnh hằng. Hình ảnh cành mai sáng đẹp
nhƣ thể hiện sự vĩnh hằng của bản tính, tâm tính của những ngƣời theo đạo.
Nói đến triều đại thời Lê Thánh Tơng ta khơng chỉ nhắc đến đó là thời
kì hồng kim của vƣơng triều phong kiến phát triển cao cực thịnh mà chúng ta
còn nhắc đến tập thơ “Hồng Đức Quốc âm thi tập”. Tác giả chủ yếu là những
nhân sĩ thời Hồng Đức trong đó Lê Thánh Tơng là tác giả lớn, ngồi ra có

ngƣời ngồi hội Tao Đàn. Vì thế sáng tác trong tập thơ “Hồng Đức Quốc âm
thi tập” rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên trong sự đa dạng đó vẫn có sự
nhất quán trong biểu hiện cảm xúc.Trong “Hồng Đức Quốc âm thi tập” các
nhà thơ cũng mƣợn hình ảnh thiên nhiên bốn mùa để gửi gắm tình cảm, tình
yêu quê hƣơng đất nƣớc. Bức tranh thiên nhiên đƣợc các thi nhân khắc họa vô
cùng phong phú, mỗi mùa mang lại mang một vẻ đẹp riêng dấu ấn riêng của
dân tộcvà viết chủ yếu bằng hình thức thơ vịnh – vịnh tứ thời. Đến với tập thơ


13

“HĐQÂTT” dƣới ngòi bút của hội Tao Đàn, mùa xuân hiện lên đầy sức sống
và quyến rũ:
Một khi trời đắp đổi vần,
Ba tháng đông lại ba tháng xuân.
Sinh thành mọi vật đều tƣơi tốt,
Đầm ấm nào ngày chẳng đƣợm buồn
( Vịnh cảnh mùa xuân )
Từ cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân đầy sức sống, tác giả ca ngợi công
đức, sự sáng suốt anh minh của bậc đế vƣơng:
Ba dƣơng đã gặp thức thời vẫn
Bốn bể đều mừng một chúa xuân .
( Họa Nguyên Đán )
Nhà thơ mƣợn hình ảnh chúa xuân để ca ngợi đƣơng kim hoàng
thƣợng. Mùa xuân của trời và mùa xn của lịng ngƣời, dù có chuyển vần
trong thời gian hay khơng gian thì vẫn “khắp hịa chốn một trời xuân”.
Ở đây các tác giả thời Hồng Đức không chỉ khắc họa thiên nhiên mùa
hè mang đặc trƣng vùng nhiệt đới mà còn phản ánh cuộc sống sinh hoạt của
con ngƣời:
Ngƣời nằm trƣớng vóc bồ hơi mƣớt

Kẻ hái rau tần nƣớc bọt se.
(Lại vịnh nắng mùa hè – bài 46 )
Thi nhân đã cụ thể hóa cái nóng oi ả của buổi trƣa hè, khiến con ngƣời
phải đƣơng đầu với cái nắng ngột ngạt. Cái nóng ấy làm ảnh hƣởng đến cuộc
sống sinh hoạt của con ngƣời, ngƣời nằm trên trƣớng mồ hơi ƣớt đầm đìa,
ngƣời ngồi đồng ruộng nƣớc nổi bọt.
Trong “HĐQÂTT” mùa thu hiện lên với đƣờng nét riêng, vẻ đẹp riêng:
Một nhạn hòa truyền lệnh Nhục thu
Song thƣa ngần ngật lọt hơi thu
Vàng phô rãnh cúc khi sƣơng rụng
Bạc điểm ngàn lau thuở tuyết mù.
( Vịnh cảnh mùa thu – bài 9 )


14

Mùa thu đem theo hơi gió lạnh từ phƣơng Bắc xuống, đây là thời khắc
chuyển giao giữa mùa hè sang thu. Trời thu xanh ngắt mấy tầng mây, trăng
sáng tỏ thƣờng chiếu xuống tận đáy sông.
Bức tranh thiên nhiên chƣa dừng lại ở đó, thu đi nhƣờng chỗ cho mùa
đơng lạnh thấu xƣơng:
Song mai nguyệt tỏ thanh bằng nƣớc
Cửa trúc sƣơng xâm lạnh nữa đồng.
(Vịnh cảnh mùa đông – bài 11)
Hay

Mốc rắc rêu tiền xanh những tuyết
Cát pha màu bạc giả đây sông.
(Vịnh cảnh mùa đông – bài 16 )


Nhƣ vậy, đến với thiên nhiên bốn mùa trong HĐQÂTT ta cảm nhận
đƣợc vẻ đẹp quen thuộc, dân dã. Những bài thơ thiên nhiên bốn mùa cho ta
thấy tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc tha thiết của các nhà thơ thời Hồng Đức.
Họ tìm đến với thiên nhiên khơng chỉ đơn thuần là thƣởng thức vẻ đẹp của tự
nhiên mà còn ngợi ca cái đẹp mà tự nhiên trao tặng cho con ngƣời, đó là cách
để ca ngợi sự giàu đẹp của đất nƣớc.
Cũng giống nhƣ các tác giả trƣớc, hình ảnh thiên nhiên bốn mùa cũng
đi vào sáng tác của Nguyễn Du. Khác với Nguyễn Trãi,các tác giả thời Hồng
Đức, bốn mùa trong thơ Nguyễn Du mang những nét riêng. Trong “Truyện
Kiều” Nguyễn Du chỉ tạo cơ hội cho thiên nhiên xuất hiện khi tạo nền cho
một cuộc gặp gỡ, hẹn hò hoặc khi bộc lộ giúp những cảm nhận tâm trạng của
các nhân vật về thời gian, không gian, cảnh ngộ...Mùa xuân trong sáng tác
Nguyễn Du là bức tranh mùa xuân khi chị em Thúy Kiều du xuân. Đây là bức
họa với những gam màu mát, đƣờng nét mềm mại, đúng theo quy ƣớc của hội
họa màu lạnh – lam, xanh,...thƣờng tạo cảm giác mát mẻ...đƣờng lƣợn êm dịu
tạo cảm giác n bình. Cảnh có sắc xanh của cỏ non, trải dài nhƣ mở ra một
không gian vô tận, có sắc trắng của bơng hoa lê điểm xuyết, có sắc vàng dịu
nhẹ của ánh nắng mặt trời vào độ tháng ba tiết thanh minh, có đƣờng nét nhẹ
nhàng êm ái của chim én, có sự vận động khẩn trƣơng của thời gian, có khơng


15

gian của chiều cao, chiều rộng và chiều ngang. Bức tranh hài hịa,cân đối,
sống động nhƣ chính sự sống động của tâm hồn, của tuổi xuân hòa hợp với
cảnh xuân về:
Ngày xuân con én đƣa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mƣơi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Cũng nhƣ mùa xuân, mùa hè cũng có những bức tranh đẹp gợi cảm:
Dƣới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tƣờng lửa lựu lập lịe đơm bơng.
Khác với các nhà thơ khác miêu tả mùa hè với ánh nắng vàng rực rỡ,
tiếng quốc kêu khắc khoải, tiếng ve sầu, hoa phƣợng đỏ trời, gió nồm lồng
lộng. Bức họa mùa hè trong thơ Nguyễn Du hiện ra trong đêm dƣới ánh trăng
vàng, âm thanh réo rắt gọi mùa.
Không đi lệch quy ƣớc của ngƣời phƣơng Đông, mùa thu trong thơ
Nguyễn Du buồn, gợi nhớ nhung thƣơng cảm, tiễn biệt,chia li. Những mơ típ
“cúc vàng, giậu thu, sen tà, lá ngô đồng, rừng phong thu” đƣợc sử dụng nhiều.
Mùa thu của sự chia tay và tiễn biệt:
Ngƣời lên ngựa kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.
Bức tranh có gam màu đỏ trong gam màu vàng thê lƣơng tê tái, có một
sự chuyển màu rất kì diệu thần kì, vàng hạ vàng đậm đỏ sẫm khi rừng phong
vào thu. Trong đôi mắt dõi theo của nhà thơ, con ngƣời nhƣ nhạt nhòa nhỏ bé,
mờ ảo dần mất hút trong khung cảnh rừng phong nhuộm sắc nhƣ đang mở rộng
đến vô cùng. Không gian cách trở nhƣ ngày càng xa dần, từ cái khoảng cách –
ngƣời lên ngựa và kẻ chia bào chuyển thành rừng thu phong tràn ngập lá đỏ.
Thế nhƣng ở một thời điểm khác, bức tranh mùa thu đó đã có bức tranh
trở thành tuyệt tác về mùa thu, rất gần với bức tranh sơn thủy Đƣờng phong:
Long lanh đáy nƣớc in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.


16

Bức tranh đƣợc thêu dệt bằng trí tƣởng tƣợng tuyệt vời,mang nét đẹp
vừa thực vừa hƣ. Khung trời rộng lớn lại ở trong khung nƣớc xanh, trời hòa
cùng sắc xanh của nƣớc. Giữa hai khoảng không cao thấp là những hình khối

khác nhau đƣợc thiết kế bằng chất liệu mong manh của khói. Có thể nói ánh
sáng, màu sắc, hình khối, hƣ và thực nhƣ hòa trộn vào nhau tạo nên một bức
tranh thu vƣợt khỏi cái khuôn ƣớc lệ vốn có trong văn học cổ điển.
Và có lẽ mùa đơng là mùa thi hào đề cập ít nhất, chỉ một lần duy nhất
nhƣng nó cũng trở thành “nhân vật” nhằm diễn tả nỗi sầu muộn khắc khoải
cùng chàng Thúc đong đếm từng thời gian trôi chảy mong từng ngày gặp lại
cố nhân:
Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài, ngày ngắn, đơng đà sang xn.
Tìm đâu cho thấy cố nhân
Lấy câu vận mệnh khây dần nhớ thƣơng
Dƣới ngòi bút của thi hào, thời gian co giãn rất linh hoạt. Nhận xét về
nghệ thuật miêu tả mùa trong thơ Nguyễn Du. Với một câu Nguyễn Du cho
diễn ra cả một mùa xuân, với hai câu thơ Nguyễn Du cho diễn ra cả một năm
và có khi cả ba năm “Ba thu gom lại một ngày dài ghê”.
Có thể nói, qua việc tìm hiểu thiên nhiên bốn mùa trong thơ văn Trung
đại, chúng ta thấy dù xuân hay hạ, thu hay đông thì mỗi mùa đều có những tín
hiệu đặc trƣng riêng. Điểm qua một số đặc điểm của thiên nhiên bốn mùa
trong sáng tác của các tác giả trung đại là nền tảng để chúng tơi đi vào tìm
hiểu thiên nhiên bốn mùa trong thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến.
1.1.3. Giá trị thẩm mĩ của thiên nhiên bốn mùa
Mùa là một khái niệm của tự nhiên nhƣng từ lâu nó đã đƣợc đƣa vào
trong văn thơ nhƣ một đối tƣơng thẩm mĩ. Trong thơ văn trung đại, điều này
đƣợc biểu hiện rõ nhất. Mùa ở nƣớc ta, có những hình ảnh riêng biệt, mang
màu sắc đặc trƣng riêng biệt. Do vị trí địa lí và đặc tính khí hậu mà nhân dân
ta đã chia thời gian trong năm thành bốn mùa và mỗi mùa lại có những nét


17


riêng biệt. Bốn mùa đƣợc xác định ranh giới thời gian rõ ràng và đƣợc vận
động tuần hoàn theo quy luật tự nhiên.
Mùa không chỉ là giới hạn để phân biệt vạn vật, con ngƣời mà còn ảnh
hƣởng đến vạn vật và con ngƣời. Nó thể hiện sự hịa hợp trong tƣ tƣởng thiên,
địa, nhân của Phật giáo. Mỗi mùa lại mang những gam màu khác nhau làm
nên những bức tranh đầy màu sắc sinh động, hấp dẫn. Theo quan điểm trung
đại với dấu vết của triết học phƣơng Đông, các mùa tuần hoàn theo quy luật “
xuân sinh, hạ trƣởng, thu sát, đông tàn”. Nếu nhƣ mùa xuân căng tràn sức
sống, mang lại cho muôn vật một màu xanh tƣơi; mùa hè rực rỡ với ánh nắng
chói chang ; mùa thu khốc trên mình màu héo úa của cỏ cây thì đặc biệt mùa
đơng với cái lạnh giá đặc trƣng.
Trong cái vịng tuần hồn của thời gian đó thì mùa xuân là khởi điểm
cho một năm và cũng là mùa đƣợc mong đợi nhất bởi sức sống căng tràn và
tƣơi mới của nó. Mùa xuân là mùa của sự sống của sự phát triển sinh sơi nảy
nở. Vì thế mà mùa xuân đã đem lại nguồn cảm hứng dạt dào cho thi ca mọi
thời đại. Các nhà thơ quan niệm rằng: mùa xuân là mùa của tuổi trẻ, là mùa
của tình yêu với nhiều hi vọng tốt đẹp ở tƣơng lai. Mùa xuân thể hiện cho sự
ngọt ngào, hạnh phúc của con ngƣời ở làng quê giữa sự thanh cao của tâm
hồn. Mùa xuân cũng là mùa làm thanh sạch của lịng mìn, định lại các giá trị.
Trong bài “Tự tình II”, hình ảnh mùa xuân đã đƣợc Hồ Xuân Hƣơng gắn với
tuổi xuân:
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con
Tác giả lấy hình ảnh mùa xuân đến để nói tới cái đến của tuổi tác. Cứ
mỗi lần mùa xuân đến thì tuổi thanh xn của chúng ta lại dần trơi qua. Vì
vậy cái vịng trịn tuần hồn của mùa xn lại làm nên nỗi buồn tê tái trong
lòng của thi sĩ.
Trong thơ Ca Bá Quát mùa xuân đem đến hình ảnh hoa mai – loài hoa
mà ngƣời quân tử đáng cúi lạy suốt đời bởi sự thanh cao, thanh khiết của nó:
Tải luân giao cầu cổ kiếm



18

Nhất sinh đê thủ bái mai hoa
( Mƣời năm lăn lội tìm gƣơng báu
Một đời cúi lạy trƣớc hoa mai)
Theo vịng tuần hồn, mùa xn xanh tƣơi nhƣờng chỗ cho mùa hè
nắng chói chang. Tuy thơ viết về mùa hè không nhiều nhƣng các nhà thơ
trung đại lại xây dựng nên bức tranh mùa hè náo nhiệt, sinh động. Bức tranh
mùa hè với đầy đủ gam màu: cái nắng chói chang, bầu trời cao trong xanh.
Đặc biệt, mùa hè rất náo nhiệt với những âm thanh của tiếng ve kêu râm ran,
tiếng cuốc kêu, tiếng tu hú, tiếng sáo diều vi vu tất cả những âm thanh đó đã
làm khuấy động không gian mùa hè làm cho mùa hè trở nên nhộn nhịp và rộn
ràng hơn. Nguyễn Trãi trong bài thơ “ Báo kính cảnh giới, bài 43” đã vẽ lên
một mùa hè rực rỡ, âm thanh, hài hòa giữa cảnh vật và con ngƣời:
Hòe lục đùn đùn tán rợp giƣơng
Thạch lựu hiên cịn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hƣơng
Lao xao chợ cá làng ngƣ phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dƣơng.
Trong bức tranh tứ bình của bốn mùa, có lẽ mùa thu đƣợc các thi sĩ
trung đại dành nhiều tình cảm nhất và gán cho nó nỗi buồn vì bản chất thu là
lụi tàn khơng có sức sống mãnh liệt nhƣ mùa xuân, hay đầy màu sắc nhƣ mùa
hè. Mùa thu thƣờng gợi đến vẻ đẹp héo úa, chỉ cần một cơn gió nhẹ thổi qua
vào buổi xế chiều cũng đủ làm cho một chiếc lá rơi:
Mật lâm mậu thụ, kim phong nhất phiến kỷ phù sơ
Thanh chƣớng thùy phong, ngọc lộ sơ thùy tăng lãnh lạc.
( Cây xanh rừng rậm, gió vàng một trận đã tiêu sơ
Núi biếc non xanh, móc ngọc vừa rơi thêm lạnh lẽo)

( Khóa hƣ lục – Trần Thái Tơng)
Mùa đơng là mùa cuối cùng để hoàn thành bức tranh tứ bình về thiên
nhiên. Thu qua nhƣờng chỗ cho đơng mang cái lạnh giá đến, khép lại một
năm. Đông đến cảnh vật và con ngƣời đều có chung cảm nhận nhƣ một thế


×