Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Thiên nhiên trong sáng tác của nguyễn khuyến từ góc nhìn phê bình sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.83 KB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
**************************

ĐINH THỊ NHÀN

THIÊN NHIÊN TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN KHUYẾN
TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
**************************

ĐINH THỊ NHÀN

THIÊN NHIÊN TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN KHUYẾN
TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60 22 01 21

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Hải Yến

HÀ NỘI - 2016



MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................3
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................3
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................4
2.1. Lịch sử nghiên cứu chung về thơ Nguyễn Khuyến ...............................................4
2.2. Lịch sử nghiên cứu thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến ..................................6
3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................7
4. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................8
6. Đóng góp của đề tài.................................................................................................8
7. Cấu trúc của luâ ̣n văn ..............................................................................................9
NỘI DUNG ............................................................................................................ 10
Chƣơng 1: Một số vấn đề văn học sử và phƣơng pháp tiếp cận cơ bản liên quan
đến đề tài ................................................................................................................. 10
1.1. Những vấn đề cơ bản của phê bình sinh thái và khả năng của nó trong
nghiên cứu văn chương .......................................................................................... 10
1.2. Thiên nhiên trong quan niệm của con người Việt Nam thời trung đại ........ 12
1.2.1. Quan hệ con người và tự nhiên – thế giới bên ngoài theo quan điểm Nho
giáo, Phật giáo và Đạo giáo .................................................................................... 12
1.2.2. Thiên nhiên trong sáng tác văn học trung đại Việt Nam ............................... 15
1.3. Những biến động tư tưởng, văn hóa Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX – đầu thế
kỉ XX ........................................................................................................................ 38
Chƣơng 2: Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến – “chốn cũ lui về” ............ 41
2.1. Thơ thiên nhiên trong sáng tác của Nguyễn Khuyến .................................... 41
2.2. Thơ viết về thiên nhiên của Nguyễn Khuyến khi lui về chốn cũ ................... 46
2.2.1. Hệ thực vật trong thơ viết về thiên nhiên của Nguyễn Khuyến ...................... 47
2.2.2. Hệ động vật trong thơ viết về thiên nhiên của Nguyễn Khuyến ..................... 53


1


2.2.3. Bức tranh tứ thời trong thơ Nguyễn Khuyến ................................................. 56
2.2.4. Nơi chốn trong thơ viết về thiên nhiên của Nguyễn Khuyến .......................... 62
Chƣơng 3: "Phên giậu Hạ Di" giữa "hội Thăng Bình" ..................................... 71
3.1.Phức cảnh thời đại cựu tân qua bức tranh thiên nhiên của Nguyễn Khuyến71
3.1.1. Trạng thái “đối cảnh” và thực trạng “tương dữ/tương cảm” của “thiênnhân”trong thơ Nguyễn Khuyến ............................................................................. 71
3.1.2. Thiên nhiên đổ vỡ trong đời sống tinh thần của “hưu quan” Nguyễn Khuyến
............................................................................................................................................ 77

3.2. Một môi sinh bất an - ảnh xạ của bi kịch tinh thần ....................................... 80
3.2.1. Vị thế xuất – xử của Nguyễn Khuyến ............................................................ 80
3.2.2. Môi sinh bất an hay bi kịch tinh thần của Nguyễn Khuyến .......................... 82
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 87

2


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Là một phần trong đời sống của con người, từ cổ kim Đông Tây, thiên nhiên
thường là đề tài quen thuô ̣c của văn chương nghê ̣ thuâ ̣t . Quan hê ̣ này đặc biệt mâ ̣t
thiế t ở thời kì tiền hiện đại , tiền công nghiệp khi con người và thiên nhiên còn gắn
bó rất chặt chẽ với nhau . Chính vì vậy , quan sát thiên nhiên trong văn học nghệ
thuật có thể hiểu được quan niệm của người sáng tạo về thế giới bên ngoài

, cũng


như nhâ ̣n thức của ho ̣ về mố i quan hệ thiên nhiên-con người. Và cũng như các đề tài
khác, sự hiê ̣n diê ̣n của thiên nhiên trong văn chương nghê ̣ thuâ ̣t cũng mang tính lịch
sử. Ở mỗi thời đại , thiên nhiên sẽ đươ ̣c hình dung và thể hiê ̣n theo những chuẩ n
mực riêng về tư tưởng, thẩ m mỹ hay văn hoá .
1.2. Thuô ̣c số những tác gia có điạ vi ̣văn ho ̣c sử đă ̣c biê ̣t cả về tư tưởng và nghê ̣
thuật viết , Nguyễn Khuyến có khá nhiề u tác phẩ m viế t về thiên nhiên

, về môi

trường số ng làng quê [miề n Bắ c ]. Theo thố ng kê của mô ̣t số nhà nghiên cứu , thơ
viết về thiên nhiên chiếm một phần ba trong tổng số hơn bốn trăm bài thơ ông để lại
(gồ m cả thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm ). Bên cạnh đó, lịch sử văn học Việt Nam còn
ghi nhận thơ văn Nguyễn Khuyến là thành tựu cuối cùng của nền văn học trung đại,
là sự giao cắt giữa hai thời đại văn học trung đại và văn học cận hiện đại. Hình ảnh
thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Khuyến do đó sẽ có ý nghiã phản chiế u những
chuyể n đổ i trong cảm xúc , hình dung chủ quan , và nghệ thuật biểu tả của tác giả về
thế giới tự nhiên bên ngoài , những thừa tiế p từ hê ̣ hin
̀ h văn ho ̣c phương Đô ng trung
đa ̣i sang phương Tây câ ̣n hiê ̣n đa ̣i ở Viê ̣t Nam .
1.3. Giữa thập niên 90 của thế kỉ XX Phê bình sinh thái đã ra đời với sứ mệnh xã
hô ̣i nhân văn là phân tích chỉ ra căn nguyên văn hóa , tư tưởng dẫn đến nguy cơ sinh
thái, và đặt vấn đề nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên
để nhìn nhận căn nguyên của tình trạng nói trên: "Trước tình trạng môi trường toàn
cầu đang ngày một xấu đi, giữa thập niên 90 của thế kỉ XX Phê bình sinh thái đã ra
đời với sứ mệnh cao cả là phân tích chỉ ra căn nguyên văn hóa tư tưởng dẫn đến
nguy cơ sinh thái, nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên"

3



[28]. Nói cách khác, sự xuất hiện của phê bình sinh thái không chỉ đem lại lợi thế
cảnh tỉnh thái độ ứng xử của con người với tự nhiên mà còn mở ra cách tiếp cận
mới trong nghiên cứu văn học. Khi nói về phê bình sinh thái trong văn chương, nhà
nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng: "Phê bình văn học sinh thái ra đời từ gợi ý sinh
thái học, khoa học nghiên cứu quan hệ tương sinh, tương tác giữa các sinh thể cùng
mối quan hệ của chúng với môi trường xung quanh. Song phê bình sinh thái thịnh
hành ở nhiều nước phương Tây hiện nay tập trung vào vấn đề dùng tư tưởng sinh
thái để đánh giá văn học trong việc biểu hiện vấn đề sinh thái, khẳng định vai trò
của tự nhiên, xét lại quan điểm con người là trung tâm thời Khai sáng." [53]. Như
vậy, sứ mệnh của phê bình sinh thái là nghiên cứu tư tưởng, văn hóa, khoa học,
phương thức sống và phương thức sản xuất, mô hình phát triển xã hội của con
người đã ảnh hưởng như thế nào đến hiện tượng xấu đi của môi trường tự nhiên, đã
dẫn đến nguy cơ sinh thái. Từ đây có thể thấy, phê bình sinh thái là một khuynh
hướng mang đậm tinh thần phê phán văn hóa , nó hướng đến cải cách văn hóa tư
tưởng, thúc đẩy cách mạng phương thức sống, phương thức sản xuất, mô hình phát
triển, xây dựng ý thức sinh thái. Còn trong nghiên cứu văn chương , phê bin
̀ h sinh
thái là hướng tiếp cận các tác phẩm văn chương bằng các tri thức liên ngành , như xã
hô ̣i ho ̣c , văn hóa ho ̣c , khoa học kỹ thuật nhằm tác động đến nhận thức của con
người về sự tương tác của chiń h min
̀ h và tự nhiên

, đến hành vi đạo đức của con

người với phần còn lại của thế giới tự nhiên.
Ba lí do mang tính thực tế và phương pháp luận nói trên là cơ sở để chúng tôi
nhìn lại việc thể hiện thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến - một đề tài đã được
nhiều nghiên cứu trước đây bàn luận nhưng phần lớn là ở góc độ bên trong của văn
chương.

2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu chung về thơ Nguyễn Khuyến
Để khảo sát và làm rõ lịch sử nghiên cứu chung về thơ Nguyễn Khuyến,
chúng tôi dựa vào những nguồn tài liệu sau: Nguyễn Khuyến - về tác gia và tác
phẩm (do Vũ Thanh giới thiệu và tuyển chọn và giới thiệu, NXB Giáo dục, Hà Nội,

4


1998), những bài viết về Nguyễn Khuyến trên Tạp chí Văn học từ năm 1998 đến
nay, các luận văn , luận án về Nguyễn Khuyến đươ ̣c thực hiê ̣n ta ̣i mô ̣t số cơ sở đào
tạo tại Hà Nội.
Có thể thấy , kể từ bài viết đầu tiên về Nguyễn Khuyến xuất hiện trên Nam
phong tạp chí những năm hai mươi của thế kỉ XX cho đế n nay , lịch trình giới thiệu
và nghiên cứu Nguyễn Khuyến đã có gần 100 năm, với nhiề u thành tựu.
Trước hế t là vấ n đề văn bản

. Sau chùm bài “Thơ cu ̣ Yên Đổ ” trên

Nam

Phong tạp chí , thơ văn Nguyễn Khuyế n đươ ̣c rải rác giới thiê ̣u thêm đây đó . Nhưng
phải đến n ăm 1984, khi Nguyễn Khuyến tác phẩm - công trình sưu tầm, biên dịch,
giới thiệu về Nguyễn Khuyến do Nguyễn Văn Huyền thực hiện - đươ ̣c xuấ t bản thì
người đo ̣c mới có thể coi là được tiếp cận với một tuyển tập tác phẩm đầy đủ nhất.
Từ góc độ văn học sử, người khởi phát nghiên cứu về Nguyễn Khuyến là
Dương Quảng Hàm qua công trình Việt Nam văn học sử yếu (năm 1941). Ông đã
xếp Nguyễn Khuyến vào khuynh hướng trào phúng. Cũng nhìn Nguyễn Khuyến từ
góc độ nhà thơ trào phúng nhưng tập trung khảo sát mảng thơ Nôm của ông


, năm

1957, nhà nghiên cứu Lê Trí Viễn đã dành 20 trang trong Lược thảo lịch sử văn học
Việt Nam. Đây là cuốn sách văn học sử đầu tiên của chế độ mới đánh dấu sự trưởng
thành của ngành nghiên cứu văn học

. Đến năm 1959 xuất hiện chuyên khảo về

Nguyễn Khuyến - Nguyễn Khuyến, nhà thơ Việt Nam kiệt xuất của Văn Tân với
những nhâ ̣n diê ̣n, phân tích, và khái quát tư tưởng, bút pháp, gương mặt của nhà thơ
kiệt xuất này . Năm 1960, xuất hiện công trình nghiên cứu của Lam Giang - Vũ Kỷ
tìm hiểu xu hướng thiên về thiên nhiên trong thơ của Nguyễn Khuyến. Đặc biệt năm
1971, Xuân Diệu cho ra đời cuốn Thơ văn Nguyễn Khuyến với những cảm bình đô ̣c
đáo, khi đinh
̣ danh cho Nguyễn Khuyến là nhà thơ của quê hương và dân tình Việt
Nam. Sau đó 7 năm, nhà nghiên cứu Phạm Văn Diêu viết cuốn Việt Nam văn học
giảng bình cũng tìm hiểu Nguyễn Khuyến với tư cách là nhà thơ của quê hương và
dân tình Việt Nam nhưng chủ yếu khai thác ở sắc thái trầm lặng, tiêu điều. Không
dừng lại ở đó, năm 1981, 1982, Xuân Diệu cho ra đời liên tiếp 2 tập Các nhà thơ cổ
điển Việt Nam, trong đó có đánh giá của ông về nhà thơ Nguyễn Khuyến: "...sở

5


trường nhất là những nhuần nhị của nét cảnh nông thôn" [16,42]. Ông nâng Nguyễn
Khuyến lên thành "nhà thơ của làng mạc và dân quê" [16,43], nhà thơ "bay bướm
và lãng mạn", "nhà thơ cổ điển duy nhất của mùa thu Việt Nam" [16,45]. Đến năm
1992, Vũ Tiến Quỳnh đã tuyển chọn và cho ra đời cuốn Phê bình, bình luận văn
học Nguyễn Khuyến tổng hợp những bài phê bình, bình luận xuất sắc về thơ ca của
Nguyễn Khuyến.

Viê ̣c nghiên cứu thơ văn Nguyễn Khuyến đã đa ̣t đươ ̣c mô ̣t thành tựu mới với
công trình Thi hào Nguyễn Khuyến đời và thơ (năm 1994). Đây là chuyên khảo quy
mô, thể hiện được tư tưởng đổi mới về cách nhìn của tâ ̣p thể các nhà nghiên cứu
xung quanh tác phẩ m và tư tưởng Nguyễn Khuyế n .
Toàn bộ những thành tựu tìm tòi của giới nghiên cứu trong quãng thời gian
nói trên đã đươ ̣c trưng cấ t trong Nguyễn Khuyến, về tác gia và tác phẩm [58]. Đây
chính là dữ liệu nghiên cứu có ý nghĩa để năm 2008 Biện Minh Điền thực hiện luận
án tiến sĩ với đề tài: Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến (Sự hình thành và
những đặc trưng).
Tóm lại, qua các công trình nghiên cứu từ trước đến nay , các nhà nghiên cứu
đều nhất trí ở nhiều điểm khi đánh giá về cuộc đời , sự nghiệp thơ văn của Nguyễn
Khuyến: Đó là một tác giả mang ý nghiã dấu nối thơ ca trung đa ̣i với hiện đại . Với
Nguyễn Khuyến, thơ Nôm nói riêng đã đa ̣t đế n giá tri ̣cổ điể n , và thơ ca nói chung
đã mang màu sắc dân tộc đô ̣c đáo .
2.2. Lịch sử nghiên cứu thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến
Thiên nhiên chiếm một vị trí khá lớn trong toàn bộ sáng tác của Nguyễn
Khuyến. Do vậy, đây là đề tài quen thuộc nhưng không nhàm chán để các nhà
nghiên cứu tìm hiểu, khai thác. Dưới đây xin được giới thiệu một vài bài viết tiêu
biểu có nghiên cứu về thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến.
Đầu tiên phải kể đến nhận xét của công trình của Lam Giang - Vũ Kỷ
(1960), Giảng luận về Nguyễn Khuyến (NXB Tân Việt, Sài Gòn): "...thơ Nguyễn
Khuyến mang bốn đặc tính giản dị, dễ hiểu, có tính dân tộc thuần túy, hướng về
thiên nhiên...". Kế đó, nhà nghiên cứu Phạm Văn Diêu trong cuốn Việt Nam văn học

6


giảng bình (1978) đã tái hiện khung cảnh trầm lặng tiêu điều dưới ngòi bút của một
nhà nho. Đặc biệt, Xuân Diệu (1998) với bài viết đặc sắc "Đọc thơ Nguyễn
Khuyến" trong cuốn Các nhà thơ cổ điển Việt Nam - Tập 1 đã nghiên cứu một cách

tinh tế về thơ Nguyễn Khuyến. Ông nhận định: "Nguyễn Khuyến là nhà thơ của dân
tình làng cảnh Việt Nam". Gần với kiến giải trên, trong Thơ văn Nguyễn Khuyến Trần Tế Xương, nhà nghiên cứu Lê Trí Viễn viết: "Gắn bó tha thiết với ngôi nhà
tranh, với mảnh vườn con đó là tấm lòng của Nguyễn Khuyến gần với nông dân
không phải bằng lí luận mà bằng tình cảm, bằng máu thịt của mình ...".
Qua những nghiên cứu công phu đó , các tác giả đã khai thác khá kĩ càng về
đề tài thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến. Tuy nhiên họ mới tiếp cận thiên nhiên
trong thơ ông như một đề tài , một chủ đề chứ chưa tiếp cận nó như một môi sinh
với những vấn đề liên quan.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi vấn đề: Với lí do chọn đề tài như đã xác định ở trên, luận văn sẽ
không đi sâu nghiên cứu toàn bộ những vấn đề xung quanh thơ mang chủ đề thiên
nhiên của Nguyễn Khuyến mà tìm hiểu từ góc nhìn phê bình sinh thái , tức là sự thể
hiện thiên nhiên qua ngòi bút của Nguyễn Khuyến như một môi trường sống của tác
giả trong thời kì giao thời.
Trong quá trình khảo sát, để làm rõ thêm các luận điểm , hoă ̣c tăng thêm tin
́ h
thuyế t phu ̣c khi nhâ ̣n đinh
̣ , luận văn sẽ so sánh với mảng sáng tác tương tự của các
tác giả trước và sau ông như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Tế Xương,
Tản Đà.
Phạm vi tư liệu: Như đã trình bày , năm 1984, Nguyễn Văn Huyền thực hiện
công trình sưu tầm, biên dịch mang tên Nguyễn Khuyến tác phẩm (NXB Khoa học
xã hội , Hà Nội ). Đây là công trình đầ y đủ nhấ t về tác phẩ m của Nguyễn Khuyến
cho đế n nay , vì vậy luận văn sẽ sử dụng cuốn sách này làm nguồ n dẫn chin
́ h trong
suố t quá triǹ h triể n khai các vấ n đề .
4. Mục đích nghiên cứu

7



Khảo sát vấn đề thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến , luâ ̣n văn sẽ làm rõ :
1) Thiên nhiên, với Nguyễn Khuyế n , có ý nghĩa ra sao và liên quan thế nào v ới
hành xử xã hội-đạo đức-thẩ m mỹ của nhà thơ; 2) Mố i quan hê ̣ đó chiụ quy định như
thế nào từ thế giới quan và nhân sinh quan của tác giả. Tấ t cả những ý tưởng trên sẽ
đươ ̣c đă ̣t trong khuôn khổ thời đại mà Nguyễn Khuyến sống và hành đạo .
Từ những gơ ̣i ý của phê bin
̀ h sinh thái , luâ ̣n văn sẽ tim
̀ hiể u thiên nhiên như
mô ̣t môi sinh tự nhiên bên ngoài con người và như mô ̣t phần của môi sinh xã hô ̣i
qua tâm thế của tác giả .
5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Thực hiê ̣n đề tài , chúng tôi sử dụng hai cách tiếp cận
chính là:
Phương pháp nghiên cứu văn học sử
Đây là một đề tài văn học sử nên viê ̣c phân tić h từng đơn vi ̣tác phẩ m hoă ̣c
đánh giá chúng sẽ đươ ̣c đă ̣t trong hoàn cảnh xuấ t hiê ̣n của chúng.
Phương pháp nghiên cứu phê bình sinh thái
Phương pháp nghiên cứu này là mô ̣t tham chiế u mới , cho phép luâ ̣n văn mở
rô ̣ng thêm góc quan sát thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyế n .
Cả hai phương pháp trên sẽ được cụ t hể hóa qua các thao tác : khảo sát, phân
tích, thống kê , miêu tả , so sánh đối chiếu giúp cho luâ ̣n văn có đươ ̣c kế t luâ ̣n sau
cùng một cách thuyết phục.
6. Đóng góp của đề tài
Về khoa học
Trên phương diện lí thuyết, kết quả của luận văn góp phần kiểm định hướng
tiếp cận Phê bình sinh thái trong văn học.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần tìm kiếm một diễn giải mới về
thơ thiên nhiên của Nguyễn Khuyến.
Về thực tiễn
Do tính cấp thiết và giá trị nhân văn sâu rộng, vấn đề môi sinh đã được đưa

vào các giờ "Giáo dục công dân" hoặc các giờ học lồng ghép ở nhà trường phổ
thông.

8


Với tư cách là nhà thơ trung đại Việt Nam nổi tiếng giai đoạn cuối thế kỉ
XIX, đầu thế kỉ XX, thơ Nguyễn Khuyến đã được giảng dạy thường xuyên trong
chương trình văn học của nhà trường từ phổ thông đến đại học. Đề tài vì vậy còn
mang một ý nghĩa thiết thực đối với việc giáo dục môi trường sinh thái ở bậc học
phổ thông qua văn học.
7. Cấu trúc của luâ ̣n văn
Ngoài phần MỞ ĐẦU , KẾT LUẬN , và TÀI LIỆU THAM KHẢO , luâ ̣n
văn sẽ gồ m 3 chương như sau:
Chƣơng 1. Mô ̣t số vấn đề văn ho ̣c sƣ̉ và phƣơng pháp tiế p câ ̣n cơ bản liên quan
đến đề tài
Chƣơng 2: Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến – “chốn cũ lui về”
Chƣơng 3: "Phên dậu Hạ Di" giữa "hội Thăng Bình"

9


NỘI DUNG
Chƣơng 1
Một số vấn đề văn học sử và
phƣơng pháp tiếp cận cơ bản liên quan đến đề tài
1.1. Những vấn đề cơ bản của phê bình sinh thái và khả năng của nó trong
nghiên cứu văn chương
Trước tình trạng môi trường toàn cầu đang ngày một xấu đi, giữa thập niên
70 của thế kỉ XX, phê bình sinh thái đã ra đời ở Mỹ với sứ mệnh cao cả là phân tích

chỉ ra căn nguyên văn hóa, tư tưởng dẫn đến nguy cơ đó. Như vậy, ban đầu phê
bình sinh thái vốn là vấn đề chính trị, xã hội. Năm 1985, Hội ngôn ngữ học hiện đại
cho xuất bản cuốn sách do Frederick O. Waage chủ biên mang tên Dạy văn học môi
trường: tài liệu, phương pháp và Tiềm năng phát triển (Teaching Environmental
Literature: Materials, methods, resources). Cuốn sách này phát huy tác dụng lớn
trong việc kích thích giảng dạy các môn học liên quan đến sinh thái và tiến hành
nghiên cứu lĩnh vực này , mà văn chương là một trong những môn học

, chuyên

ngành được coi là đặc biệt quan trọng.
Trong bài dịch của Hải Ngọc "Những tương lai của phê bình sinh thái và văn
học", nhà nghiên cứu Karen Thornber cho rằng: "Phê bình sinh thái thường được
định nghĩa khá rộng" [64, 3]. Quả đúng như vậy, có rất nhiều nhà nghiên cứu đã tìm
đến Phê bình sinh thái và họ đã cố gắng định nghĩa về nó. Scott Slovic xem đó là
khuynh hướng phê bình "khảo sát cặn kẽ những ngụ ý về môi trường sinh thái và
quan hệ giữa con người - tự nhiên trong bất kỳ văn bản văn chương nào, kể cả
những văn bản (thoạt nhìn) dường như không để ý gì đến thế giới con người [64, 3].
Trong lời mở đầu cuốn sách Viết về môi trường: phê bình sinh thái và văn học, R.
Kerridge viết: Phê bình sinh thái là "một môn phê bình văn hóa của chủ nghĩa môi
trường mới trong văn học " [4, 6]. Dẫn nhâ ̣p quan niê ̣m phê bình này vào Viê ̣t Nam ,
Trần Đình Sử khẳ ng đinh:
̣ "Phê bình sinh thái ra đời từ gợi ý của sinh thái học, khoa

10


nghiên cứu mối quan hệ tương sinh, tương tác giữa các sinh thể cùng mối quan hệ
của chúng với môi trường vật chất xung quanh." [52, 1]. Trong số rất nhiều giới
định về thuật ngữ Phê bình sinh thái, định nghĩa được nhiều người tiếp nhận là định

nghĩa của một trong những người chủ chốt trong việc khởi xướng và phát triển Phê
bình sinh thái Mỹ - Cheryll Glotfelty. Năm 1996, bà đã viết trong cuốn sách Văn
bản Phê bình sinh thái: "Phê bình sinh thái nghiên cứu mối quan hệ con người và
môi trường vật chất xung quanh. Cũng giống như phê bình nữ quyền từ góc độ giới
tính mà phê bình ngôn ngữ và văn học. Phê bình mác xít đem phương thức sản xuất
và tự giác giai cấp làm nguyên tắc đọc hiểu văn bản, thì phê bình sinh thái lấy tư
tưởng quả đất làm trung tâm để phê bình văn học." [52, 7]
Như vậy, phê bình văn học sinh thái là mô ̣t kiể u nghiên cứu liên ngành , kết
hợp giữa Sinh thái học với Văn học nghệ thuật, giống như Phê bình Văn hóa học
hay Phê bình Phân tâm học. Nhưng "Phê bình sinh thái không phải đem phương
pháp nghiên cứu sinh thái học, sinh vật hóa học, toán học hoặc phương pháp nghiên
cứu của bât kì khoa học tự nhiên nào khác vào phân tích văn học, "nó chỉ dẫn nhập
quan niệm cơ bản nhất của triết học sinh thái vào phê bình văn học mà thôi" [52].
Mô ̣t điể m nữa cũng cầ n chú ý ở đây là phê bình sinh thái xác định có hai loại
chính là: Phê bình sinh thái tự nhiên và phê bình sinh thái tinh thần. Nếu phê bình
sinh thái tự nhiên nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và tự nhiên thì phê bình
sinh thái tinh thần đặt ở một bình diện khác: nghiên cứu mối quan hệ giữa môi
trường tinh thần xã hội đối với đời sống tinh thần, với sáng tác văn học, tác động
của văn học đối với môi trường tinh thần của con người. Ở phương Tây nói đến phê
bình văn học sinh thái trước hết là nói đến phê bình văn học sinh thái tự nhiên. Tuy
nhiên, xu thế hiện nay, theo nhà triết học người Pháp Pierre Teilhar de Chardin yêu
cầu phải dành cho hiện tượng tinh thần một vị trí xứng đáng trong quá trình tiến hóa
của nhân loại, chứ không phải chỉ môi trường tự nhiên, sự lựa chọn tự nhiên. Phê
bình sinh thái tinh thần là kiểu phê bình lấy tư tưởng sinh thái làm trung tâm, qua đó
giải quyết các vấn đề sinh thái xã hội, xác lập lí tưởng sống cao đẹp, khắc phục các
ô nhiễm tinh thần, làm cho tinh thần trong sạch, cân bằng, góp phần làm ổn định xã

11



hội. Ở đây, văn nghệ được xem như một sinh thể, các yếu tố của môi trường văn
hóa tinh thần có tác dụng nuôi dưỡng, tác động đến văn nghệ gọi là môi trường sinh
thái văn nghệ. Con người là động vật văn hóa, vì có sự tương tác của ba cơ chế
thích nghi sinh thái học: cơ chế động lực tự duy trì sinh tồn của bản thân con người;
con người đòi hỏi một xã hội có giá trị sinh tồn cho nó; con người thúc đẩy sự nhận
thức các hiện tượng có quy luật của thế giới. Ba cơ chế này có giá trị phổ quát giải
thích sự ra đời của văn hóa, và đó cũng là mấu chốt của tính phổ biến của văn hóa
và văn học nghệ thuật nói chung.
Có thể thấy, so với các khuynh hướng nghiên cứu văn học khác thì phê bình
văn học sinh thái vẫn là một khuynh hướng nghiên cứu mới, có sự phát triển rất đa
dạng trong các lĩnh vực và đặc biệt không bị gò bó, khuôn phép trong bất kì một
phương pháp đơn lẻ nào. Học giả Timothy Clark đã nhận định: "Phê bình sinh thái
tạo ra một khu vực hoạt động rất năng động, chưa đánh giá hết được, nơi các vấn
đề, các chuyên ngành học thuật chính trị giao cắt nhau. Sức mạnh tiềm tàng của nó
không phải chỉ như một nhánh phê bình văn học khác, được đặt bên trong những
biên giới thiết chế đã có sẵn mà ở chỗ nó là một cách tiếp cận mang tính khiêu
khích cả trong việc phân tích văn học lẫn những vấn đề vừa động hiện, vừa che
khuất lẫn nhau của khoa học, đạo đức, chính trị và thẩm mĩ" [53].
Cũng diễn đạt tinh thần này nhưng bằng một ngôn ngữ khác, nhà nghiên cứu
Đỗ Văn Hiểu cho rằng: "Hệ sinh thái bị tàn phá là một hiện tượng toàn cầu nên cách
ứng xử của văn chương đối với tình trạng bị hủy hoại của môi trường thường vượt
qua những nền văn hóa sản xuất và có thể đem những cách ứng xử này cùng hình
thành nên các mạng lưới chủ đề và khái niệm liên văn hóa. Xem xét những mạng
lưới này sẽ là một phần thực hành Phê bình sinh thái, nếu không muốn nói đó là
tương lai của văn học" [28, 63].
1.2. Thiên nhiên trong quan niệm của con người Việt Nam thời trung đại
1.2.1. Quan hệ con người và tự nhiên – thế giới bên ngoài theo quan điểm
Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo

12



Ba hệ tư tưởng Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo đều thống nhất với nhau ở
quan điểm coi trọng thiên nhiên, đề cao xu hướng hòa vào thiên nhiên. Bên cạnh đó,
mỗi hệ tư tưởng trên lại có điểm nhấn riêng thể hiện sự khác biệt. Quan hệ con
người và tự nhiên – thế giới bên ngoài theo quan điểm Nho giáo là thiên nhân tương
dữ, giao hòa; theo quan điểm của Phật giáo là thiên nhiên và con người bình đẳng,
Phật giáo rất coi trọng đức hiếu sinh; còn quan điểm của Đạo giáo có nét độc đáo là
coi trọng tự nhiên, lấy tự nhiên làm khuôn mẫu, thậm chí coi thiên nhiên như là tiêu
chuẩn cao nhất để con người hướng đến và khuyến khích con người hưởng thụ thế
giới tự nhiên.
Trong thế giới rộng lớn bên ngoài con người - vũ trụ, thực thể khách quan có
hàm chứa một thực thể là thiên nhiên. Như vậy, quan niệm về mối quan hệ con
người - thiên nhiên (hay vũ trụ - giới tự nhiên) thực chất là chịu sự quy ước của thế
giới quan.
Như đã nói ở trên, khi bàn về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên - thế
giới bên ngoài nói chung, thiên nhiên nói riêng, theo quan niệm của Nho giáo là:
Thiên nhiên tương dữ, giao hòa. Suốt trong lịch sử phát triển của mình, kinh điển
Nho gia luôn khẳng định điều này. Và "kênh" phát lộ cái nhìn này ở những khía
cạnh đa dạng nhất chính là văn chương: "Nếu như trong cuộc sống của các nhà Nho
luôn tự buộc mình không ngừng phải vươn lên, vượt qua sự chi phối của hoàn cảnh
để tu luyện nhân cách bản thân, thì thiên nhiên của họ cũng là một thiên nhiên luôn
phải khắc phục, chống đỡ khó khăn do môi trường xung quanh đem lại để vươn lên.
Từ quan điểm trên của Nho gia, dễ hiểu vì sao trong thơ họ hình tượng tùng, cúc,
trúc, mai lại xuất hiện nhiều đến vậy" [48, 11].
Giống như Nho giáo , Đạo giáo cũng chịu ảnh hưởng tư tưởng "Thiên nhân
hợp nhất" của Kinh Dịch, nhưng Đạo giáo đặt thiên nhiên, vũ trụ cao hơn thế giới
nhân sinh. Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên - thế giới bên ngoài, theo quan
niệm của Nho giáo là: Thiên nhiên tương dữ, giao hòa và là trạng thái hợp nhất giữa
con người và phẩm chất đạo đức con người. Còn mối quan hệ giữa con người và tự

nhiên - thế giới bên ngoài, theo quan niệm của Đạo giáo là: Coi trọng thiên nhiên,

13


lấy thiên nhiên làm khuôn mẫu cho con người "Nhân pháp Đia,̣ Điạ pháp Thiên ,
Thiên pháp Đạo, Đạo pháp Tự nhiên" (Người bắ t chước /theo Đất, Đất bắt
chước/theo Trời, Trời bắ t chước /theo Đạo, Đạo bắ t chước/theo Tự nhiên. Lão Tử Đạo đức kinh). "Đạo pháp tự nhiên" không chỉ chủ trương xuất thế, bất tranh, tri
túc, không bộc lộ sắc sảo mà còn yêu cầu con người phải coi trọng tự nhiên, lấy tự
nhiên làm khuôn mẫu. Trong Nam hoa kinh, Trang Tử có nhiều thiên thể hiện sự
yêu thích của con người do cảnh tượng thiên nhiên mang la ̣i : "Sơn lâm dư? Cao
nhưỡng dư? Sử ngã hân hân nhiên nhi thủy dư? " (Núi rừng ư? Gò đất cao bên sông
ư? Tất cả đều làm ta vui vẻ, vậy vui vẻ ở đâu? (Bắc chí du). Cả Lão Tử và Trang Tử
cho rằng: con người chỉ hòa vào thiên nhiên mới tìm thấy lạc thú. Con người hợp
nhất với thiên nhiên, lấy vẻ đẹp thiên nhiên làm chủ, mặc sức tận hưởng vẻ đẹp của
thiên nhiên. Tư tưởng Lão – Trang, chủ trương quay về với tự nhiên nhằm đạt tới sự
“tiêu dao phóng nhiệm”. Nó chủ trương một cuộc sống không bị câu thúc bởi thế
tục, không vương vấn chuyện đời, cổ súy cho lối sống thuận theo tự nhiên, quên
thân mình, không ưu hoạn (Trang Tử - Nam hoa kinh).
Trong quan niệm của Đạo giáo, cái đẹp mang bản sắc tự nhiên, siêu việt,
công lợi, vô vi tự mỹ. Theo đó, cái đẹp của nhân cách chủ thể sáng tạo được giải
phóng. Đó là cái đẹp tinh thần nằm ngoài mọi ràng buộc. Đạo giáo mở đường cho
con người thâm nhập vào bề sâu cốt lõi của sự sống, hướng con người trở về với
bản tính nguyên sơ của mình [67, 57].
Khác với Nho giáo và Đạo giáo, khi bàn về mối quan hệ giữa con người và
tự nhiên, quan điểm của Phật giáo là thiên nhiên và con người bình đẳng. Thậm chí,
trong con người có thiên nhiên và ngược lại. Ví dụ: Cái đẹp trong quan niệm của
Phật giáo là sự hòa tan giữa con người với thiên nhiên, không còn ranh giới giữa
"ta" và "vật", giữa "nội tâm" và "ngoại cảnh"; con người tồn tại trong trạng thái như
nhiên "đối cảnh vô tâm". Dáng vẻ, vầ n xoay của thiên nhiên: mây, gió, núi, trăng,

hoa... được miêu tả không để hiểu vấn đề "thời tiết" của tự nhiên mà như chính con
đường sinh - tử, sắc - không, hữu - vô... Theo Trần Văn Cường, Phật giáo quan
niệm: Con người là một phần của thiên nhiên, con người sinh ra từ chính các yếu tố

14


của thiên nhiên: "Con người là hợp thể của Lục giới (Lục đại). Lục giới (sad
dhatvah) là sáu yếu tố hình thành con người gồm: đất, nước, gió, lửa, không, thức
[13, 37].
Cùng chung quan niệm con người và thiên nhiên có mối liên hệ chặt chẽ như
trên nhưng xuất phát từ ý thức về môi sinh hiện đại, một số nhà Phật học quốc tế
gần đây đã chủ trương: Thiên nhiên là một phần cuộc sống của con người, nhân loại
lệ thuộc vào môi trường sinh thái. Các thái độ, hành vi được ươm mầm nội tại trong
mỗi con người. Vấn đề cơ bản được quan tâm ngày nay về đạo đức chính là mối
quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Cùng với đà phát triển, con người vẫn đang
cố gắng kiểm soát và làm chủ thiên nhiên, qua đó tận dụng thiên nhiên vì mục đích
hưởng thụ. Hành xử này dẫn đến sự hủy hoại môi trường. Theo các nhà Phật học
hiê ̣n đa ̣i, thiên nhiên có thể sử dụng cho sự hưởng thụ về mặt tinh thần. Tuy nhiên,
lời dạy của Phật là hãy để thiên nhiên như nó vốn hiện hữu, và chỉ nên thưởng thức
vẻ đẹp của thiên nhiên với một thái độ không ham muốn. Hay nói khác đi thiên
nhiên cần được đối xử bình đẳng như con người [13, 75].
Như vậy, theo Phật giáo, mặc dù con người sử dụng các yếu tố tự nhiên như
một công cụ để sinh tồn, nhưng môi trường sẽ là điểm kết thúc duy trì sự cân bằng
của tất cả mọi sinh vật. Con người cần phải thực hiện nghĩa vụ đối với sinh vật xung
quanh.
1.2.2. Thiên nhiên trong sáng tác văn học trung đại Việt Nam
Do ảnh hưởng bởi ba hệ tư tưởng như đã nói ở trên, nghệ thuật cổ trung đại
phương Đông rất coi trọng đề tài thiên nhiên, đúng như Hồ Chí Minh đã có lần nhận
xét khi đọc Thiên gia thi: "Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ".

Bốn mùa thiên nhiên chuyển vận đều gây cho con người cảm xúc khác nhau.
Nhà nghiên cứu Lưu Cương Kỷ trong cuốn Chu Dịch và mỹ học viết: “Còn như
ngọn gió cánh chim mùa xuân, vầng trăng tiếng ve mùa thu, tầng mây trận mưa rào
mùa hạ, ánh trăng, cái lạnh mùa đông, đó là cái cảm thụ bốn mùa thể hiện trong thơ.
Cuộc vui thì gửi thơ để bày tỏ tình thân thiết, xa cách thì mượn thơ để ngụ tình ai
oán” [40, 37].

15


Con người là một bộ phận của giới tự nhiên. Quan điểm này đã từng xuất
hiện trong văn học dân gian. Ca dao xưa có câu: “Đi đâu mà chẳng biết ta/ Ta con
ông Sấm cháu bà Thiên Lôi/ Khi xưa ta ở trên trời/ Đứt dây rơi xuống làm người
trần gian”. Truyền thuyết Thánh Gióng cũng nói, người anh hùng làng Gióng là sản
phẩm của con người và trời đất (bà mẹ giẫm phải vết chân lạ rồi có thai)… Người
Việt thời trung đại cũng xem mình là một bộ phận của giới tự nhiên. Chịu ảnh
hưởng sâu sắc và lâu dài của tư tưởng Nho - Đạo - Phật, họ xây dựng lối sống hòa
hợp với tự nhiên theo nguyên lý “Vạn vật nhất thể”. Khi sáng tác, họ tuân thủ quan
niệm "Thi dĩ ngôn chí, văn dĩ tải đạo" và qua bút pháp "tả cảnh ngụ tình", "tức cảnh
sinh tình".
Chịu ảnh hưởng của cả ba hệ tư tưởng nhưng ở mỗi giai đoạn sự ảnh hưởng
đó lại có sắc thái khác nhau.
Thơ ca thời Lý - Trần vẫn chịu sự ảnh hưởng của tam giáo nhưng tư tưởng
chủ yếu là Phật giáo Thiền tông. Qua khảo sát, chúng tôi thấy: dù là những vần thơ
mang tính triết học cao hay những bài thơ giản dị, thơ thời Lý - Trần đều đề cập đến
thiên nhiên, đề cập đến mối quan hệ giữa thiên nhiên với con người, coi trọng thiên
nhiên. Tư tưởng chủ đạo chi phối là Phật giáo nên phần lớn các sáng tác của các
Thiền sư đều tập trung thể hiện mối quan hệ bình đẳng giữa con người và thiên
nhiên. Ở đây, con người đối xử với thiên nhiên không phải với tư cách của kẻ chinh
phục, kẻ sở hữu, khách thể bên ngoài mà coi nó như một người đồ ng đẳng để cảm

nhận, sẻ chia, thậm chí dùng nó để phát biểu các triết lí Thiền.
Ví dụ: Trong bài Thị đệ tử (Bảo các đồ đệ) dưới đây của nhà sư Vạn Hạnh
viết ngày 15 tháng 5 năm 1088, sư gọi tăng chúng đến đọc bài kệ:
Thân như điện ảnh, hữu toàn vô,
Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.
(Người đời như bóng chớp, có rồi lại không,
Như cây cối mùa xuân tốt tươi, mùa thu khô héo.

16


Mặc cho vận đời thịnh hay suy, đừng sợ hãi.
Vì sự thịnh suy (cũng mong manh) như giọt sương đầu ngọn
cỏ).
Bài thơ chỉ có một chữ "thân" trực chỉ con người, những hình ảnh còn lại là
thuộc về thế giới tự nhiên. Và theo đó, nhà thơ muốn gửi gắm một thông điệp: con
người chỉ là một phần nhỏ bé của vũ trụ và nếu con người quên được "thân" (tức
"ngã") thì sẽ hòa được vào thế giới tuần hoàn đó, và đạt đến sự an nhiên, tự tại.
Cũng ảnh hưởng bởi tư tưởng Phật giáo, những sáng tác của Tuệ Trung
Thượng sĩ khi nhắc đến thiên nhiên đều thể hiện triết lí Thiền:
Sinh tử do lai bãi vấn trình,
Nhân duyên thời tiết tự nhiên thành.
Sơn vân dã hữu xuất sơn thế,
Giản thủy chung vô đầu giản thanh.
Tuế tuế hoa tùy tam nguyệt tiếu,
Triêu triêu kê hướng ngũ canh minh.
A thùy hôi đắc nương sinh diện,
Thủy tín nhân thiên tống giả danh.

(Thôi đừng hỏi lai lịch về con đường sống chết làm gì,
Thời tiết của nhân duyên cứ tự nó hình thành.
Mây núi đã có cái thế bay ra khỏi núi,
Nước suối không tiếng nào không phải là tiếng nước gieo vào
lòng suối.
Hàng năm, hoa vẫn nở vào tháng ba,
Sáng sớm gà vẫn gáy vào canh năm.
Ai là người hiểu được mặt người mẹ,
Mới tin rằng người và trời đều giả danh.)
(An định thời tiết - Thời tiết an định)

17


Bài thơ mượn một loạt hình ảnh chuyển vận của thiên nhiên để bàn không
phải chỉ về vấn đề "thời tiết" của tự nhiên mà chính là để khẳng định đó là quy luật
sống của cả vũ trụ nhân sinh.
Trong một bài thơ khác của Thượng sĩ, ông cũng dùng thiên nhiên để lí giải
những vấn đề liên quan đến con người:
Hưu tầm Thiếu Thất dữ Tào Khê,
Thể tính minh minh vị hữu mê.
Cổ nguyệt chiếu phi quan viễn cận,
Thiên phong xuy bất giản cao đê.
Thu quang hắc bạch tùy duyên sắc,
Liên nhị hồng hương bất trước nê.
Diệu khúc bản lai tu cử xướng,
Mạc tầm Nam Bắc dữ Đông Tây.
(Đừng có tìm Thiếu Thất với Tào Khê,
Thể tính vằng vặc chưa có mê lầm.
Mặt trăng xưa soi kể gì xa hay gần,

Gió trời thổi nào chọn nơi cao hay thấp.
Ánh sáng mùa thu lúc đen lúc trắng tùy theo duyên sắc,
Nhị sen đỏ thơm chẳng nhuốm bùn.
Khúc kì diệu của bản lai nên cất giọng hát,
Chẳng phải tìm ở Nam, Bắc với Đông, Tây.)
(Thị chúng - Bảo mọi người)
Bài thơ là một lời "gợi bảo mọi người" về vấn đề tự tính bản thể con người.
Thượng sĩ khuyên mọi người nên đi tìm tự tính, chân như ở ngoài tâm. Bởi vì thể
tính là trong sáng vằng vặc và mỗi người đều có nó như là mặt trăng soi thì đâu phải
phân biệt xa, gần, gió thổi, đâu phân biệt nơi cao thấp. Tùy vào duyên mà mỗi
người chứng ngộ theo một cách khác nhau. Đây chính là một tư tưởng rất cơ bản
của Thiền tông được tác giả truyền tải qua các hình ảnh thiên nhiên.

18


Ngoài ra thiên nhiên thường xuất hiện trong thơ văn thời kỳ này chủ yếu là
để cho các nhà sư giảng dạy những lý thuyết Phật giáo của họ. Nhà nghiên cứu
Nguyễn Kim Sơn cho rằng: "Có những bài thơ Thiền mang một loạt hình ảnh thiên
nhiên nhưng mục đích cuối cùng của Thiền gia không phải miêu tả thiên nhiên đó
mà dùng thiên nhiên như một "công cụ ngoại hóa" mang tải những tư tưởng của
Thiền Tông. Để lĩnh hội Thiền ý trong mỗi bài thơ, người đọc không thể không
thông qua một quá trình "giải mã" các hình tượng thiên nhiên được Thiền gia sử
dụng" [48, 16].
Hình ảnh thiên nhiên trong thơ ở giai đoạn này không hề cứng nhắc mà rất
giàu xúc cảm với một niềm tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống mặc dù thiên nhiên
trong thơ thường bị cái nhìn chi phối của “sắc – không”. Chẳng hạn Mãn Giác
Thiền Sư đã làm sáng tỏ quan điểm “sắc – không” của đạo Phật qua sự đối sánh thời
gian tuần hoàn của vũ trụ với thời gian ngắn ngủi của đời người đồng thời thể hiện
hy vọng của con người trong cuộc sống:

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
(Xuân qua trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa đua nở
Việc đời trôi qua trước mắt
Cảnh già hiện ra trên mái đầu
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua, sân trước một nhành mai.)
(Cáo tật thị chúng - Có bệnh bảo mọi người)
Như vậy, các tác phẩm trên cho thấy thiên nhiên có vai trò rất quan trọng
trong văn chương Phật giáo nhưng sự tồn tại trong trạng thái tự thân thì ít có.

19


Sang thời Trần, so với thiên nhiên trong thơ văn ở chặng đầu, càng về sau
thiên nhiên mang nhiều nét thực hơn. Các nhà thơ không còn chỉ dùng thơ văn để
thuyết giáo cho những tư tưởng của nhà Phật nữa mà bắt đầu thể hiện những cảm
xúc tinh tế trước thiên nhiên mà bài thơ dưới đây của Trần Nhân Tông là một dẫn
chứng:
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,
Bán vô bán hữu tịch dương biên.
Mục đồng nghịch lý ngưu quy tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền.
(Trước thôn, sau thôn, khí trời mờ nhạt như khói,
Bóng chiều tà nửa không, nửa có.

Trẻ chăn trâu thổi sáo dẫn trâu về hết,
Từng hàng cò trắng bay xuống ruộng.)
(Thiên Trường vãn vọng - Buổi chiều đứng
ở phủ Thiên Trường trông ra)
Như vậy, ở thời kỳ Lí - Trần, các sáng tác thơ ca nói chung và thơ viết về
thiên nhiên nói riêng chịu ảnh hưởng sâu sắc và tập trung nhất là tư tưởng Phật giáo.
Bên cạnh đó, cần phải nhắc đến sự chi phối của tư tưởng Đạo giáo và Nho giáo
trong giai đoạn này. Khảo sát các sáng tác của Tuệ Trung Thượng Sĩ ta sẽ thấy điều
đó.
Tuệ Trung đã thể hiện tinh thần dung hợp tam giáo trong cách sống ở đời lẫn
sáng tác của mình. Trong kháng chiến chống quân Nguyên-Mông của nhà Trần, ông
đã hơn hai lần đem tài năng thao lược của mình ra giúp đất nước. Lúc đó, con người
Tuệ Trung đã thể hiện trọn vẹn tinh thần của một kẻ sĩ theo học Nho giáo: "Làm trai
cho đáng nên trai / Xuống Đông, Đông tĩnh; lên Đoài, Đoài yên" (Ca dao). Song
con người không ngại xông pha trận mạc ấy đồng thời cũng là một thiền gia, lại có
phong thái tiêu dao của tư tưởng Lão - Trang. Đất nước thái bình, Tuệ Trung tham
vấn Thiền cùng thiền sư Tiêu Dao. Khi lãnh hội được yếu chỉ, Thượng Sĩ lấy việc tu
Thiền làm thú vui, lui về điền trang sống đời bình dị, không màng đến danh lợi. Tuệ

20


Trung đã sống đúng với tinh thần "hòa quang đồng trần", trộn lẫn cùng thế tục, hòa
mình với cuộc đời. Song tư tưởng của ông qua thơ văn cũng thể hiện tương đối rõ
nét tinh thần của Đạo giáo. Khi không do dự trở về thái ấp, Tuê ̣ Trung đặt nơi ở của
mình là "Dưỡng Chân" nhằm trút bỏ mọi ảo vọng, giữ lấy chân tính:
Suy táp hình hài khởi túc vân,
Phi quan, lão hạc tị kê quần.
Thiên thanh vạn thúy mê hương quốc,
Hải dốc thiên đầu thị dưỡng chân.

(Tấm thân suy yếu kể chi mà,
Hạc nội nào đâu lẩn tránh gà.
Muôn tía ngàn xanh tràn đất nước,
Chân trời, góc bể dưỡng tình ta.)
Cũng thật khó tách bạch đâu là tư tưởng "tùy duyên" của Phật giáo, đâu là
tinh thần "vô vi" phóng nhiệm của Lão - Trang trong đoạn thơ này:
Đằng thử vô đoan tiệm tiệm xuân,
Quy lai chung lão quý sơn lâm.
Sài môn mao ốc cư tiêu sái,
Vô thị vô phi tự tại tâm.
(Nanh chuột dây bìm cứ lấn xâm,
Về thôi già gửi chốn sơn lâm.
Nhà tranh cửa liếp phong quang chán,
Phải trái đều không, tự tại tâm.)
(Tự tại)
Thiền sư vui cùng rừng núi, sống hài hòa với thiên nhiên vạn vật. Ông làm
theo đúng tinh thần "vân du" (đi ngao du thưởng ngoạn cảnh để nhàn tâm), "ly
phàm thế" (không bận tâm vào cõi phàm trần) trong luận thứ hai và thứ mười lăm
của Toàn chân giáo, đúng hơn là Đạo giáo.
Tiểu đĩnh trường giang đãng dạng phù,
Du dương trạo bát quá than đầu.

21


(Sông dài, thuyền nhỏ nổi lênh đênh,
Cất mái chèo qua đoạn thác ghềnh.)
(Giang hồ tự thích - Vui thích giang hồ)
Con người ở đây không phải là con người bị trói buộc bởi giáo lí Phật giáo,
mà là con người đạt đạo thuận theo tự nhiên.

Mặt khác, trong thi phẩm của Tuệ Trung cũng có những hình tượng tùng,
cúc, trúc, mai - những cây vốn rất quen thuộc trong văn chương nhà nho. Chẳng hạn
cây tùng:
Tối ái thanh tùng chùng kỷ niên,
Hưu ta địa thế sở cư thiên.
Đống lương vị dụng nhân hưu quái,
Dã thảo nhàn hoa mãn mục tiền.
(Rất yêu cây thông xanh trồng mấy năm trước,
Đừng thở than ở vào địa thế hưu quạnh.
Tài rường cột chưa được dùng người đời chớ lấy làm lạ,
Nơi đây có cỏ nội hoa nhàn đầy cả trước mắt.)
(Giản để tùng - Cây thông dưới khe)
Ở bài thơ trên, cây tùng tượng trưng cho phẩm chất mà nhà nho rất đề cao:
tài lương đống, làm trụ cột triều đình. Cây tùng ở "vị thế hưu quạnh", phải sống
cùng "cỏ nội hoa nhàn", chưa được sử dụng ở vị trí "rường cột" cũng giống như nhà
nho ẩn dật chờ thời. Trong một bài thơ khác của Tuệ Trung Thượng Sĩ, dù có hình
ảnh "ngọn gió thiền", "mặt trời Phật", thiền ý mênh mang nhưng rõ ràng vẫn có cái
ẩn ý của một nhà nho chưa gặp thời tạm náu mình trong rừng sâu, làm bạn cùng
muông thú chờ ngày được thi thố tài năng giúp đời:
Phúc đường cảnh chí dĩ lang đang,
Lại hữu thiên phong tập tập lương.
Lưu lạc tiêu sơ trìu duẩn sấu,
Môn đình u thúy tịch tung hoang.
Vị phùng thì thái hiền nhân xuất,

22


Thả hỉ lâm thâm thụy thú tàng.
Tảo vãn lão thiên khai Phật nhật,

Thông môn đào lý lộng xuân quang.
(Phong cảnh Phúc đường thật đã thoáng đãng,
Nhờ có ngọn gió Thiền vi vu mát rượi.
Giậu đổ tiêu điều, nảy chồi măng gầy,
Sân cổng thâm u kề gốc thông hoang.
Chưa gặp thời thịnh để cho người hiền xuất hiện,
Hãy mừng chốn rừng sâu có muông thú lành ẩn.
Sớm muộn trời già cũng mở mặt trời Phật,
Suốt từ ngõ vào đào mận đùa giỡn ánh xuân.)
(Phúc đường cảnh vật)
Trong bài thơ còn có chất phiêu diêu của cảnh sống phóng khoáng, thoát tục
- đặc điểm của tư tưởng Lão - Trang. Nhiều bài khác của ông đều có sự tịnh hành
của tư tưởng Phật giáo và tư tưởng Lão - Trang.
Ngoài ra, ở nhiều bài thơ thời kỳ này, thiên nhiên không chỉ là đối tượng
thẩm mỹ mà còn là điều kiện để các nhà thơ giãi bày, bộc lộ tâm sự của mình.
Chẳng hạn, Trần Minh Tông đã mượn tiếng mưa đêm để nói lên tâm trạng ân hận,
day dứt không nguôi suốt ba mươi năm vì một quyết định sai lầm của mình dẫn đến
cái chết cho hàng trăm người vô tội trong vụ án Trần Quốc Chẩn (1328):
Thu khí hòa đăng thất thự minh
Bích tiêu song ngoại độ tàn canh.
Tự tri tam thập niên tiền thác,
Khẳng bả nhàn sầu đối vũ thanh.
(Hơi thu hòa cùng ánh đèn mờ đi trước ánh ban mai
Giọt mưa rơi trên tàu lá chuối ngoài song cửa tiễn tàn canh
Tự biết sai lầm của mình ba mươi năm về trước
Nay đành ôm sầu ngồi nghe mưa rơi)
(Dạ vũ - Mưa đêm)

23



×