Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

dịch vụ internet ở thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.77 MB, 112 trang )

MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤ
INTERNET

1.1. Lý luận chung về dịch vụ Internet
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ Internet
1.3. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về phát triển dịch vụ Internet

5
5
39
43

Chương 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ INTERNET Ở THÀNH PHỐ
49

HÀ NỘI

2.1. Những đặc điểm kinh tế - xã hội của Hà Nội liên quan đến phát
triển dịch vụ Internet
2.2. Dịch vụ Internet ở Hà Nội thời kỳ 2003-2010
2.3. Những tác động tích cực và tiêu cực trong phát triển dịch vụ
Internet ở Hà Nội

50
53


57

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ INTERNET Ở HÀ NỘI

74

3.1. Dự báo và phương hướng phát triển dịch vụ Internet ở Hà Nội
đến 2015 và tầm nhìn 2020
3.2. Các giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển dịch vụ Internet ở

74

Hà Nội trong thời gian tới 2020

78

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

87
89
93


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1:
Biểu đồ 1.1:

Đồ thị 1.1:

Q trình phát triển của Internet
Tăng trưởng thuê bao Internet
Đường cung về dịch vụ trên thị trường

Trang
14
20
30


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X xác định là: chuyển mạnh sang kinh
tế thị trường, thực hiện các nguyên tắc của thị trường, hình thành đồng bộ và
hồn thiện các loại thị trường và thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
phù hợp với đặc điểm của nước ta. Trong đó nhấn mạnh: “Tạo bước phát triển
mới, nhanh và tồn diện thị trường dịch vụ nhất là những dịch vụ cao cấp, có
hàm lượng trí tuệ cao, giá trị gia tăng lớn”
Dịch vụ Internet là một bộ phận cấu thành của thị trường dịch vụ. Tại
Việt Nam, việc phổ cập Internet đến từng người dân đang là mục tiêu của
chính phủ. Năm 2003, Bộ Bưu chính- Viễn thơng nay là Bộ Thông tin và
truyền thông đã quyết tâm lấy Internet kích cầu cơng nghệ thơng tin. Tổng
cơng ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đã xây dựng dự án "Internet cộng
đồng" đưa Internet đến hơn 10.000 điểm Bưu điện - văn hóa xã hoặc các cơ
sở tương đương, hơn 600 Trung tâm văn hóa quận huyện, tỉnh, hơn 800
trường Đại học, Cao đẳng, Trung học và phổ thông, 130 bệnh viện lớn và
trọng điểm... đã xây dựng một cơ sở hạ tầng viễn thông phát triển để đẩy

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Theo con số thống kê chính thức của Bộ Thơng tin và truyền thơng thì
86% số người truy cập Internet hàng ngày ở Việt Nam tập trung ở hai thành
phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, Hà Nội là một trong
hai địa bàn chính có số người truy nhập Internet cao hiện nay và là trung tâm
kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước. Dịch vụ Internet bên cạnh việc đem lại
rất nhiều lợi ích cho người sử dụng như sự cập nhật thơng nhanh chóng, dễ
dàng, chi phí rẻ..., sự hoạt động của dịch vụ này cũng có những bất cập cần
giải quyết như thơng tin “bẩn” khai thác dễ dàng, sự quản lý thị trường lỏng
lẻo… Vì vậy, với mong muốn dịch vụ này ở Hà Nội phát triển hoàn thiện, tác


2
giả chọn đề tài “Dịch vụ Internet ở thành phố Hà Nội” làm luận văn Thạc sĩ
khoa học, chuyên ngành kinh tế chính trị của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ Internet cho đến nay
có một số cơng trình và tác giả như sau:
* Những văn bản, quyết định của chính phủ về việc chính thức kết nối
Internet tại Việt Nam, bao gồm:
- Hướng dẫn kết nối, sử dụng Internet tại Việt Nam.
- Quyết định số 136/TTg ngày 5 tháng 3 năm 1997 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thành lập ban điều phối quốc gia mạng Internet ở Việt Nam
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách, biện pháp
khuyến khích, đầu tư và phát triển công nghệ phần mềm.
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt kế hoạch phát triển
Internet Việt Nam giai đoạn 2001- 2005 về quản lý, cung cấp và sử dụng Internet.
- Nghị định 55/2001/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ
Internet tại Việt Nam.
* Các tài liệu về Internet, thương mại điện tử của Học viện Cơng nghệ

Bưu chính - Viễn thơng.
* Các cuộc hội thảo và các tác phẩm viết về dịch vụ Internet và sự ảnh
hưởng của dịch vụ này với công chúng:
- Cuốn "Nhu cầu giải trí của thanh niên" xuất bản năm 2003 của tác
giả Đinh Thị Vân Chi nghiên cứu tổng quan về nhu cầu giải trí của thanh niên
Việt Nam hiện nay. Trong đó có nhu cầu về dịch vụ Internet.
- Hội thảo quốc tế mang chủ đề "Trẻ em trên mạng internet" (Kid - on
line) được tổ chức tại Hà Nội năm 2001, báo cáo dự hội nghị là những nghiên
cứu về tình hình sử dụng Internet của trẻ em cùng những vấn đề có liên quan ở
các nước châu Á. Tham dự hội thảo này, Việt Nam có hai báo cáo xã hội học, đó
là "Một nghiên cứu thử nghiệm về trẻ em và các trò chơi điện tử ở Việt Nam"


3
(An exploratory study of children and electronic games in Vietnam) của Nguyễn
Quý Thanh và Nguyễn Quý Nghi; "Nghiên cứu ảnh hưởng của internet đến trẻ
em, trường hợp Hà Nội" (Stealing access - a case study in Hanoi).
- Nghiên cứu, khảo sát của khoa Xã hội học - Phân viện Báo chí và
Tun truyền về "Mức độ hài lịng về việc truy cập Internet trong sinh viên"
cũng cho thấy được nhu cầu của lớp tri thức trẻ về Internet.
* Một số phóng sự, bài viết về Internet trên các phương tiện thông tin
đại chúng. Trực tiếp khảo sát trên Internet và những người sử dụng Internet tại
một số cơ quan và các điểm dịch vụ công cộng.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu:
Làm rõ thực trạng dịch vụ Internet ở thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó
đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm tiếp tục phát triển có hiệu quả cả về
kinh tế và xã hội của dịch vụ này góp phần đẩy nhanh q trình cơng nghiệp
hố, hiện đại hố trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Nhiệm vụ:

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động của dịch vụ Internet
ở thành phố Hà Nội trên sơ sở quan sát và thu thập thông tin về các chủ thể
cung cấp dịch vụ và những đối tượng tiêu dùng, từ đó chỉ ra những điểm tích
cực và hạn chế của dịch vụ và đưa ra giải pháp để nhằm giúp phát triển dịch
vụ này ở thành phố Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu, đánh giá thực trạng dịch vụ Internet ở thành phố Hà
Nội. Trong đó chủ yếu tập trung vào địa bàn các quận nội thành, thời gian từ
năm 2003 đến 2010.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở những nguyên lí của kinh tế chính
trị Mác - Lênin, kinh tế học vĩ mơ, những quan điểm, đường lối và chính sách


4
đổi mới của Đảng và Nhà nước về vấn đề phát triển thị trường dịch vụ trong
công cuộc CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
- Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu đề tài, ngoài các phương pháp của kinh tế chính trị học
tác giả sẽ sử dụng thêm các phương pháp sau:
Phương pháp điều tra, khảo sát, so sánh; phân tích, tổng hợp.
6. Những đóng góp về khoa học của đề tài
- Hệ thống hố một bước quá trình hình thành, phát triển của dịch vụ Internet.
- Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực lên sự phát triển của
dịch vụ Internet ở thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm tiếp tục phát triển dịch vụ
Internet ở thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,

đề tài luận văn kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về dịch vụ Internet
Chương 2: Thực trạng dịch vụ Internet ở thành phố Hà Nội
Chương 3: Phương hướng và các giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục phát
triển dịch vụ Internet ở thành phố Hà Nội.


5
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ DỊCH VỤ INTERNET
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ INTERNET

1.1.1. Khái niệm
a. Dịch vụ
- Dịch vụ - hàng hố vơ hình trong nền kinh tế thị trường, có nhiều
quan niệm khác nhau về dịch vụ.
Dịch vụ (Service) là thuật ngữ lúc đầu được dùng để chỉ các hoạt động
cung ứng hậu cần cho quân đội, sau được dùng như một phạm trù kinh tế,
xuất hiện phổ biến trong nền kinh tế thị trường hiện đại.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, dịch vụ trong kinh tế học
được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa những là phi vật chất. Có
những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình và những sản phẩm thiên hẳn về
sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sản phẩm nằm trong hoảng giữa
sản phẩm hàng hóa dịch vụ. Dịch vụ có các đặc tính sau: Tính đồng thời
(Simultaneily): sản xuất và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời; tính khơng thể
tách rời (Inseparability): sản xuất và tiêu dùng dịch vụ không thể tách rời.
Thiếu mặt này thì sẽ khơng có mặt kia; Tính chất khơng đồng nhất
(Variability): khơng có chất lượng đồng nhất; Vơ hình (Intangibility):khơng
có hình hài rõ rệt. Khơng thể thấy trước khi tiêu dùng; Không lưu trữ được

(Perishability): khơng lập kho để lưu trữ như hàng hóa được.
Cùng với lịch sử ra đời, tồn tại, phát triển của các loại hình dịch vụ,
đến nay cịn có nhiều cách hiểu khác nhau về dịch vụ.
Trước những năm 80 của thế kỷ XX, do phát triển kinh tế theo cơ chế
kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp, ở hầu hết các nước XHCN, nhận thức về
dịch vụ còn hạn chế, vì vậy dịch vụ được hiểu theo một cách “bó hẹp” trong


6
hoạt động vận tải, bảo dưỡng và sửa chữa. Chính vì vậy, quan niệm về dịch
vụ rất đơn giản, là những cơng việc phụ trợ ít quan trọng.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều loại hình dịch vụ, nhận
thức mới về dịch vụ cũng đã xuất hiện. Năm 1990, trong thông tin chuyên đề:
Kinh tế dịch vụ, tập I, tác giả Tô Xuân Dân cho rằng: “Dịch vụ bao gồm những
hoạt động phục vụ với tư cách là một bộ phận lao động xã hội, những công việc
cần thiết và có ích cho các giai đoạn của q trình tái sản xuất xã hội” [19, tr.4].
Cách tiếp cận này mới ở mức mô tả các hoạt động dịch vụ ở dạng khái quát với
tư cách là một bộ phận của lao động xã hội, chưa xác định dịch vụ như một
sản phẩm kết tinh của lao động ở dạng một hàng hoá.
Trong đại từ điển kinh tế thị trường của Trung Quốc xuất bản năm
1993, Lý Đại Văn viết:
Dịch vụ là lấy hình thức lao động sống để đáp ứng đầy đủ yêu
cầu của cuộc sống và sản xuất; thơng qua phương thức nào đó để
nâng cao tất cả các hoạt động kinh tế của tỷ lệ lao động sản xuất và
mức sống của con người. Đồng thời cũng là sức sản xuất và trình độ
khoa học - kỹ thuật của loài người phát triển đến một giai đoạn nhất
định. Nội dung của nó bao gồm ba mặt: 1) Đối tượng của dịch vụ là
chỉ các mặt của sản xuất và sinh hoạt. 2) Phương thức dịch vụ rất đa
dạng căn cứ vào những đối tượng khác nhau, có phương thức dịch
vụ mang tính sản xuất như: tiền tệ, vận chuyển, bảo hiểm, bảo vệ và

máy tính sửa chữa, xử lý số liệu... và dịch vụ mang tính sinh hoạt
như du lịch, dịch vụ khách sạn và nhà hàng, mỹ viện, cắt tóc. 3)
Hiệu quả của dịch vụ vừa là để nâng cao tỷ lệ lao động sản xuất, vừa
là để nâng cao mức sống con người [19, tr.1563].
Theo Từ điển tiếng Việt, dịch vụ là “công việc phục vụ trực tiếp cho
những nhu cầu nhất định của số đơng, có tổ chức và được trả cơng” [20, tr.248].
Trong giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Lao động xã hội, năm 2004, tác
giả Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hịa đã nhất trí theo định nghĩa của Tổ


7
chức đo lường chất lượng quốc tế (ISO 9004:1991): “Dịch vụ là kết quả mang
lại nhờ các hoạt động tương tác giữa người cung cấp và khách hàng, cũng như
nhờ các hoạt động của người cung cấp để đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng” [9, tr.217]. Dịch vụ chính là kết quả của những hoạt động không được
thể hiện bằng sản phẩm hiện vật mà bằng tính hữu ích và bằng giá trị kinh tế
của chúng. Dịch vụ được xác định là khu vực III của nền kinh tế (khu vực I là
sản xuất sản phẩm từ tự nhiên, hiểu đơn giản là nơng nghiệp, cịn khu vực II là
chế biến sản phẩm từ tự nhiên hay sản xuất cơng nghiệp). Người ta cịn phân
biệt sản xuất dịch vụ với sản xuất ở các ngành khác thơng qua hình thức sản
phẩm do nó sản xuất ra.
Theo giáo trình “Kinh tế học phát triển” của Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh xuất bản năm 2005, quan niệm về dịch vụ là “những hoạt
động lao động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hố khơng tồn tại
dưới hình thái vật thể nhằm thoả mãn kịp thời, thuận lợi, hiệu quả hơn các
nhu cầu sản xuất và đời sống con người” [12, tr.238].
Tất cả những quan niệm trên về cơ bản đều cho rằng dịch vụ là một
hoạt động, một hình thức lao động cụ thể hoặc lao động chung nào đó của con
người; họ chưa xác định rõ ràng, dứt khoát dịch vụ là một dạng sản phẩm của
lao động, là một hàng hoá với đầy đủ tính chất của nó.

Dịch vụ là hàng hố vơ hình. Theo Các Mác, “ Trong bất cứ lúc nào,
bên cạnh lúa mì, thịt,v.v., lẽ nào trên thị trường lại khơng có gái điếm, luật sư,
nhà truyền đạo, ban nhạc, nhà hát, binh lính, những nhà hoạt động chính
trị.v.v. ?”. Bởi vì: “Trong mỗi lúc nhất định, bên cạnh những vật phẩm tiêu
dùng tồn tại dưới hình thức hàng hóa cịn có một số vật phẩm tiêu dùng tồn
tại dưới hình thức những sự phục vụ” [14, tr.214-215].
Như vậy, Các Mác quan niệm dịch vụ là hàng hố, đó là sản phẩm của
lao động kết tinh cho dù nó khơng tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể, song nó
vẫn đứng cạnh các hàng hoá khác trên thị trường với đầy đủ các thuộc tính


8
của một hàng hố. Dịch vụ là hàng hố vơ hình khơng thể lưu kho, dự trữ
được; nó cũng có giá trị sử dụng, nghĩa là cũng đáp ứng nhu cầu nào đó của
người mua, mặt khác do những chi phí sản xuất ra chúng, chúng cũng có giá
trị trao đổi nữa. Về bản chất, “dịch vụ là sự phục vụ: Phục vụ sản xuất và phục
vụ đời sống dân cư” [15, tr.7]. Theo Các Mác, chúng ta có thể hiểu dịch vụ là
sản phẩm của lao động tồn tại dưới hình thức một sự phục vụ; là một loại hàng
hố vơ hình, khơng tồn tại dưới hình thức vật thể mà bằng giác quan thơng
thường của con người có thể nhận biết được, chỉ có thể bằng sự khái quát của tư
duy trừu tượng người ta mới nhận thức được thơng qua cơng dụng của nó khi
thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người và cũng thơng qua việc trao đổi của
nó với hàng hố khác hoặc với tiền tệ mà người ta nhận thức được giá trị của nó.
Như vậy theo nghĩa hẹp: Dịch vụ là sản phẩm của lao động khơng tồn
tại dưới hình thái vật thể, mà tồn tại dưới hình thức một sự phục vụ của người
cung cấp cho người tiêu dùng nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó của con
người như mua bán, vận chuyển, sửa chữa máy móc, thiết bị...
Theo nghĩa rộng: Dịch vụ là khái niệm chỉ toàn bộ các hoạt động của
xã hội kết tinh dưới hình thái những sự phục vụ phi vật thể trong toàn bộ các
ngành của nền kinh tế quốc dân, có vai trị vô cùng to lớn trong phát triển

kinh tế - xã hội của một quốc gia.
Theo cách phân loại của Liên hợp quốc thì dịch vụ có 5 cấp loại: 10
loại sản phẩm cấp 1; 68 loại sản phẩm cấp 2; 294 loại sản phẩm cấp 3; 1.047
loại sản phẩm cấp 4 và 1.813 loại sản phẩm cấp 5. Trong hệ thống phân loại sản
phẩm chủ yếu, dịch vụ gồm: 1) dịch vụ thương mại; 2) dịch vụ du lịch; 3) dịch
vụ vận tải, kho bãi. Ba loại trên là đối tượng phân tích chính của luận án này.
- Hai thuộc tính của hàng hóa dịch vụ: giá trị và giá trị sử dụng.
Với tư cách là hàng hoá, dịch vụ có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và
giá trị, do lao động sản xuất ra dịch vụ cũng có tính chất hai mặt: Lao động cụ
thể tạo ra giá trị sử dụng, lao động trừu tượng tạo ra giá trị.


9
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa dịch vụ:
Như mọi hàng hoá, giá trị sử dụng của hàng hoá dịch vụ là cơng dụng
của nó, mà nhờ đó có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người trong
sản xuất và trong đời sống. Tuy nhiên nó có những điểm đặc biệt sau: 1) Giá
trị sử dụng của hàng hố dịch vụ khơng có hình thái vật thể hữu hình như các
hàng hố thơng thường, nó là sản phẩm phi vật thể; 2) Giá trị sử dụng của
hàng hố dịch vụ là hiệu quả có ích của hoạt động lao động sống của người
làm dịch vụ tạo ra. 3) Hàng hoá dịch vụ hướng vào phục vụ trực tiếp con
người. Sau khi tiêu dùng dịch vụ có thể để lại những dấu ấn nhất định như
hàng hoá hoặc người được di chuyển, người bệnh được chữa khỏi, nhưng
không tách rời thành hiện vật được. Dịch vụ là hàng hố vơ hình. Việc sản
xuất và tiêu dùng dịch vụ thường diễn ra đồng thời dưới hình thái "một sự
phục vụ", một hoạt động lao động phục vụ có ích cho khách hàng. 4) Hàng
hố dịch vụ khơng tồn tại dưới hình thái vật thể hữu hình và việc sản xuất,
tiêu dùng diễn ra đồng thời nên nó khơng thể tích luỹ được dưới hình thái các
vật thể cụ thể có thể để dành được như các hàng hóa thơng thường.
+ Giá trị của hàng hóa dịch vụ:

Giá trị của hàng hố dịch vụ cũng do hao phí lao động xã hội cần thiết
kết tinh trong sản phẩm dịch vụ quyết định. Hàng hố dịch vụ cũng có giá trị,
hơn nữa giá trị của nó rất lớn do việc thực hiện q trình sản xuất dịch vụ
nhất định địi hỏi hao phí lao động sống dưới hình thức lao động đặc biệt và
tiêu dùng những tư liệu sản xuất phù hợp. Lao động dịch vụ là lao động đặc
thù. Bởi vì lao động dịch vụ khơng chỉ dừng lại ở lao động giản đơn mà vươn
tới lao động trí óc sáng tạo, làm chủ kỹ thuật, công nghệ, am hiểu thành thạo
chun mơn nghiệp vụ; khơng chỉ có kỹ thuật chun mơn mà cịn cần một
nền tảng học vấn rộng rãi, khả năng giao tiếp văn hoá để làm việc tốt. Các
Mác đã chỉ ra rằng: “những sự phục vụ này với tư cách là những sự phục vụ,
cũng có giá trị sử dụng và do những chi phí sản xuất của chúng, nên chúng


10
cũng có giá trị trao đổi nữa” [14, tr.215]. Giá trị của hàng hố dịch vụ có điểm
đặc thù khác với hàng hố thơng thường ở điểm cơ bản sau: Lao động kết tinh
trực tiếp vào các chủ thể tiêu dùng và biểu hiện ra như là một sự phục vụ.
Có thể nói sản phẩm của người sản xuất là các đồ vật, còn sản phẩm của
người làm dịch vụ lại chính là lao động xã hội phục vụ sản xuất và đời sống thể
hiện trong sản phẩm vơ hình. Chính vì vậy mà Các Mác đã khẳng định:
Trong những trường hợp mà tiền được trực tiếp trao đổi lấy
một lao động không sản xuất ra tư bản tức là trao đổi lấy lao động
khơng sản xuất thì lao động đó được mua với tư cách là một sự phục
vụ... lao động đó cung cấp những sự phục vụ khơng phải với tư cách
là một đồ vật, mà với tư cách là một sự hoạt động [14, tr.576 - 577].
Ví dụ “sự phục vụ của người ca sĩ đem lại cho tôi thoả mãn nhu cầu
về thẩm mỹ của tôi nhưng cái mà tôi thưởng thức chỉ tồn tại dưới hình thái
hoạt động khơng tách rời khỏi bản thân người ca sĩ” [15, tr.507]. Chính điều
này gây cho người ta sự lầm tưởng dịch vụ là một sự hoạt động, song thực
chất sự hoạt động đó của một ca sĩ phải tồn tại dưới hình thái lao động kết

tinh, một sản phẩm nghệ thuật đặc thù trong người nghe mới có thể thoả mãn
nhu cầu thưởng thức của khán giả. Đã là lao động kết tinh cho dù khơng dưới
hình thái hữu hình bởi nó kết tinh ngay vào đối tượng tiêu dùng là khán giả,
đồng thời thoả mãn ngay nhu cầu thưởng thức của họ, thì người cung cấp phải
chi phí thần kinh và cơ bắp của mình để tạo ra sự rung cảm bởi tiếng hát.
Tiếng hát là một loại sản phẩm của lao động nghệ thuật đặc biệt chỉ có thể
thực hiện được ở những người có năng khiếu đặc biệt, song nó vẫn có thể quy
theo bội số nào đó của lao động giản đơn. Trong thực tiễn, lao động cụ thể
của người ca sĩ đã tạo ra một sự thoả mãn nghệ thuật cho khán giả (một giá trị
sử dụng) và lao động trừu tượng của anh ta tạo ra giá trị mà buộc khán giả khi
thưởng thức phải trao đổi bằng sản phẩm lao động của mình hay bằng tiền
bạc. Như vậy giá trị sử dụng của dịch vụ đáp ứng một nhu cầu nào đó của


11
người mua và do những chi phí sản xuất của chúng, chúng cũng có giá trị trao
đổi. Vì thế “tổng số sản phẩm thực dùng bao giờ cũng lớn hơn số lượng sản
phẩm khi khơng có dịch vụ và tổng giá trị cũng lớn hơn vì nó ngang với giá
trị của những hàng hố dùng để ni dưỡng những dịch vụ ấy và giá trị của
bản thân những dịch vụ ấy” [15, tr.565].
Như vậy hàng hoá dịch vụ cũng như những hàng hố khác vừa có giá
trị sử dụng vừa có giá trị. Dịch vụ chỉ trở thành hàng hố vơ hình thực sự khi
nó được mua bán, trao đổi trên thị trường dịch vụ theo đúng quy luật cung cầu
và các quy luật của thị trường.
b. Dịch vụ Internet
- Internet
Các phương tiện truyền thông cá nhân và đại chúng ra đời rất sớm
trong lịch sử loài người, trước cả ngôn ngữ và chữ viết. Khi mà động tác, cử
chỉ là những phương tiện ít ỏi để con người có thể hiểu và giao tiếp với nhau.
Từ thế kỷ XX trở lại đây, các phương tiện truyền thông mới bùng phát cả về

nội dung và hình thức nhờ sự hỗ trợ của khoa học, kỹ thuật. Chính truyền
thơng là một trong những lĩnh vực thừa hưởng nhiều thành quả nhất của cuộc
cách mạng khoa học lần thứ tư và cuộc cách mạng công nghệ lần thứ năm.
Những thành tựu của hai cuộc cách mạng trên đã đưa truyền thông vượt mọi
rào cản về khoảng cách địa lý, không gian và thời gian, đó là sự ra đời của
phát thanh, truyền hình, cùng với điện thoại vơ tuyến...
Tóm lại, truyền thơng là q trình trao đổi thơng tin giữa các thực thể.
Thơng tin có thể được trao đổi thơng qua hệ thống các ký hiệu hoặc không cần
đến ký hiệu (sự thấu cảm) [37]. Phân loại truyền thông theo chủ thể trao đổi có
ba loại chính: Truyền thơng đại chúng, truyền thơng nhóm và truyền thơng cá
nhân với những nội dung và hình thức khác nhau.
Truyền thơng đại chúng là cách thức truyền đạt thông tin thông qua
các phương tiện kỹ thuật (đài, báo, phát thanh, truyền hình, ấn phẩm, phim


12
ảnh, băng đĩa, mạng...) đến đám đông công chúng nhằm mục đích củng cố
hoặc thay đổi nhận thức, quan điểm, hành vi của họ đối với các vấn đề khác
nhau trong xã hội. Với cách định nghĩa như thế về truyền thơng thì ngày nay
ta có thể coi Internet như một phương tiện truyền thông đại chúng mới, với tất
cả các thuộc tính của truyền thơng đại chúng như: Tính chất đại chúng, tính
gián tiếp, tính tập thể và vơ nhân xưng. Tuy nhiên, do khả năng kỹ thuật ưu
trội mà internet cũng có thể được coi như phương tiện truyền thơng nhóm
trong các dịch vụ tin tức nhóm (new group); giáo dục điện tử (E- learning)
hay thậm chí nó cũng vừa là phương tiện truyền thông cá nhân trong trường
hợp: email, chat, điện thoại, truyền hình Internet...
Chúng ta có thể hình dung “Internet là một mơi trường truyền thơng
mới với ý nghĩa là sự kết nối của các máy tính đầu cuối, bao gồm cả máy tính
cá nhân, của hộ gia đình, của các cơ quan, tổ chức... Tạo điều kiện cho tất cả
các loại hình truyền thơng khác hoạt động được” [18]. Các tờ báo, đài truyền

hình, các hãng thơng tấn, cơ quan báo chí, các cơ quan giáo dục cũng như các
tổ chức và cá nhân đều có cơ hội ngang bằng là thiết lập website riêng để cung
cấp thông tin đến đông đảo công chúng (công chúng ở đây là tất cả những
người sử dụng Internet). Ngược lại, người sử dụng Internet cũng có thể khai
thác các tiện ích của Internet cho mỗi loại mục đích của mình.
Một cách tổng qt, có một số cách hiểu Internet khác nhau nhưng sau
đây là định nghĩa về Internet được nhiều nhà khoa học và cá nhân sử dụng
phổ biến hiện nay:
Internet là hệ thống thơng tin tồn cầu mà:
Được nối với nhau hợp lý bằng một không gian địa chỉ độc đáo dựa
trên giao thức mạng (IP).
Có thể tạo điều kiện cho các máy tính giao tiếp với nhau thơng qua bộ
giao thức (TCP/IP).
Cơng khai hoặc bí mật cung cấp, cho phép sử dụng, cho phép truy cập
các dịch vụ cao cấp được xếp trên các mục giao tiếp và cơ sở liên quan.


13
Khơng thể có được sơ đồ cụ thể của mạng internet vì các máy tính và
các mạng máy tính liên tục đăng ký thêm vào mạng internet cũng như các
thông tin trên mạng liên tục thay đổi, cập nhật.
Internet mang đến cho bạn hạ tầng kỹ thuật để giao dịch trên mạng (online).
Internet là cấu trúc kỹ thuật giúp cho mọi người trên thế giới thu lợi
khi thâm nhập vào liên mạng tồn cầu.
- Sự hình thành và phát triển của Internet
Lịch sử hình thành và phát triển của Internet có thể xem như bắt đầu
từ năm 1969 với dự án mạng ARPANET của Bộ Quốc phịng Mỹ với mục
đích hồn tồn mang tính qn sự nhằm tạo khả năng truyền số liệu, thơng
tin một cách an tồn, bí mật giữa các mạng máy tính của Bộ Quốc phịng
Mỹ. Trải qua một giai đoạn nghiên cứu và phát triển khá lâu dài, đến tháng

1/1983, giao thức TCP/IP đã chính thức được chấp nhận trên cơ sở mạng
diện rộng ARPANET. Điều này mở ra khả năng ứng dụng to lớn cho mạng
máy tính của Bộ Quốc phịng Mỹ, sau đó, vốn tính thực dụng, mơ hình
ARPANET nhanh chóng được người Mỹ nhân rộng ra các lĩnh vực khác
với quy mô ngày càng lớn. Và khi có sự liên kết các mạng máy tính thuộc
lĩnh vực khác, các khu vực và các quốc gia khác nhau thì mạng xuất hiện
các trình duyệt của dịch vụ tra cứu thông tin siêu văn bản (WWW- World
Wide Web).


14
Hình 1.1: Quá trình phát triển của Internet

ARPANET
1969

TCP/IP
1972

Tên gọi
Internet
TCP/IP
1984

WWW
1989

Thương mại
Trình duyệt điện tử
Web

E - Com
1993
1995

Tốc độ phát triển của internet:
-

1977: 111 máy chủ
1981: 213 máy chủ
1983: 562 máy chủ
1984:1.000 máy chủ
1986: 5.000 máy chủ
1987: 10.000 máy chủ
1989: 100.000 máy chủ
1992: 1.000.000 máy chủ
2001: 150-175 triệu máy chủ
2002 trên 200 triệu máy chủ
Tới 2010: khoảng 80% hành tinh được kết nối Internet

Ngồi ra, cịn phải kể đến mạng:
Intranet: Là mạng riêng sử dụng công nghệ của Internet như là phần cơ
sở. Thực chất Internet và Intranet không khác nhau, do mục đích sử dụng của
intranet nhằm vào các cơ quan, doanh nghiệp, phục vụ các hoạt động tác nghiệp.
Do đó, mạng intranet phải ln chính xác, tin cậy, hiệu quả, thơng suốt. Đặc biệt
phải đảm bảo an ninh, an toàn trong mọi tình huống. Mạng này cho phép nhiều
người cộng tác làm các dự án, chia sẻ thông tin, tổ chức hội thảo và thiết lập các
thủ tục an toàn trong tổ chức sản xuất. Mục đích của mạng này là làm cho những
người lao động của công ty gắn kết với mọi tin tức của cơng ty đó, nhằm tăng
năng suất qua luồng thông tin hiệu quả được phổ biến trên Intranet.
Extranet: Mạng chia sẻ mở rộng, mạng này công ty chỉ cho phép một

nhóm người được lựa chọn để truy nhập.


15
Thực chất Internet không thuộc quyền quản lý của bất kỳ ai. Nó khơng
có ban giám đốc, cũng khơng có ban quản trị, người dùng có thể tham gia hoặc
khơng tham gia vào Internet, đó là quyền của mỗi thành viên. Mỗi mạng thành
phần sẽ có một giám đốc hay chủ tịch, một cơ quan chính phủ hay một hãng điều
hành, nhưng khơng có một tổ chức nào chịu trách nhiệm toàn bộ về Internet.
Hiệp hội Internet (Internet Socity - ISOC) là một hiệp hội tự nguyện
có mục đích phát triển khả năng trao đổi thông tin dựa vào công nghệ Internet.
Hiệp hội bầu ra Internet Architecture Board - IAB, ban này có trách nhiệm đưa
ra hướng dẫn về kỹ thuật cũng như phương hướng để phát triển Internet.
Mọi người trên Internet thể hiện nguyện vọng của mình thơng qua Ủy
ban kỹ thuật Internet (Internet Engineering Task Force IETF). IETF cũng là
một chức tự nguyện, có mục đích thảo luận về các kỹ thuật và sự hoạt động
của Internet. Nếu một vấn đề được coi trọng, IETF lập một nhóm kỹ thuật để
nghiên cứu vấn đề này. Nhóm đặc trách nghiên cứu phát triển công nghệ
Internet (IRTF- Internet Reasearch Task Force).
Trung tâm thông tin mạng (Networrk Infomation Center - NIC) gồm
có nhiều trung tâm khu vực như APNIC - khu vực châu Á - Thái Bình
Dương. NIC chịu trách nhiệm phân tên và địa chỉ cho các mạng máy tính
vào Internet.
Khơng cần nhìn đâu xa, chỉ tính riêng châu Á cũng có thể thấy rõ
những ứng dụng của internet đã làm thay đổi cuộc sống ở châu Á như thế nào.
Theo số liệu do Công ty nghiên cứu thị trường eMarketer mới đây cho thấy tỷ
lệ sử dụng internet ở châu Á - Thái Bình Dương đang tăng với tốc độ chóng
mặt, đặc biệt là ở Trung Quốc, kèm theo đó là những tác động rộng lớn về
mặt thương mại và văn hóa đối với cuộc sống của người dân khu vực. Nghiên
cứu này có tên là "Asia Pacific - online" dựa trên các dự báo của các cơ quan

thống kê quốc gia và quốc tế cùng hàng chục công ty nghiên cứu khác, như
Morgan Stanley, Garner, Poin Topic, IDC, Yankee Group...


16
Thống kê của cơng ty ComScore Networks cho hay “có khoảng 694
triệu người trên độ tuổi 15 sử dụng internet, chiếm khoảng 14% tổng dân số ở
độ tuổi này. "Ngày nay số lượng người sử dụng internet ở Mỹ nhỏ hơn 1/4 số
lượng người sử dụng Internet toàn cầu, so với 10 năm trước khi đó tỷ lệ là
2/3", phát biểu của Peter Daboll giám đốc điều hành của ComScore Media
Metrix. Mỹ là nước có số người sử dụng Intetnet nhiều nhất: 152 triệu, kế tiếp
là Trung Quốc 72 triệu, Nhật 52 triệu, Đức 32 triệu, Anh 30 triệu, Hàn Quốc
24.6 triệu, Pháp 23,9 triệu, Canada 19 triệu, Ý 16,8 triệu, Ấn Độ 16,7
triệu...Tuy số người sử dụng Internet ít hơn nhưng thời gian online ở Israel
trung bình 57,5 giờ/tháng nhiều gấp đơi so với thời gian online trung bình của
người Mỹ. Website được số người truy cập nhiều nhất và đứng đầu danh sách
là MSN của Microsoft với 538.6 triệu, kế tiếp là Google 495,8 triệu và Yahoo
480,2 triệu” [21].
Chính sự phổ biến của Internet ở châu Á - Thái Bình Dương đang tạo
ra những tác động sâu sắc đến kết cấu và nội dung các trang Web. Internet
phát triển góp phần thúc đẩy doanh thu của các Cơng ty chế tạo phần cứng
máy tính. Sự bùng nổ internet để đặt vé máy bay, phịng khách, khách sạn
hoặc ơ tơ. Giải trí trên mạng cũng là một lĩnh vực có tiềm năng to lớn, ngày
càng có nhiều người mua vé xem phim, ca nhạc qua mạng. Riêng ở Hàn Quốc
chỉ trong những năm đầu khi Internet mới phát triển, 98% thông tin được giao
dịch qua mạng Internet.
Trước sự phát triển mạnh mẽ, rộng khắp trên mọi lĩnh vực và mang
tính tồn cầu như vậy, Internet vừa là cơ may, vừa là thách thức với các quốc
gia. Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương phát triển và mở rộng việc cung
cấp và sử dụng dịch vụ Internet nhưng phải đi đôi và tăng cường các biện

pháp quản lý chặt chẽ.
Để phục vụ các hoạt động quản lý nhà nước và nhu cầu của xã hội, từ
những năm 1993 ngành Bưu điện đã xây dựng mạng truyền số liệu chuyển


17
mạch gói gọi là VIETPAC. Tuy phủ rộng 64 tỉnh thành trong cả nước nhưng
việc xây dựng mạng VIETPAC không đáp ứng được mọi nhu cầu liên quan
đến việc truyền số liệu.
Do sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ và sự ra đời của nhiều
loại hình dịch vụ trên mạng, trong đó có sự phát triển nhanh chóng của
Internet cùng với các dịch trên mạng này. Ngày 5 tháng 3 năm 1997, Thủ
tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 21/CP ban hành quy chế tạm thời về
quản lý, thiết lập, sử dụng mạng internet Việt Nam và ký quyết định số
136/TTg thành lập Ban điều phối quốc gia mạng Internet ở Việt Nam.
Ban điều phối quốc gia mạng Internet, Tổng cục Bưu điện cùng các cơ
quan nhà nước có liên quan đã ban hành nhiều văn bản quản lý các hoạt động
cung cấp và sử dụng internet, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để Việt Nam
chính thức tham gia mạng Internet toàn cầu. Ngày 14/11/1997 Tổng cục
trưởng Tổng cục Bưu điện đã ra Quyết định số 679/1997/QĐ-TCBĐ ban hành
thể lệ dịch vụ internet nhằm quy định việc quản lý nhà nước đối với mọi hoạt
động kết nối, truy nhập, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet.
Ngày 19 tháng 11 năm 1997, Việt Nam đã chính thức khai trương dịch
vụ Internet; người dân Việt Nam có thể nhận, gửi và sử dụng thông tin trên
Internet. Để đáp ứng nhu cầu bức xúc về Internet VNPT đã xây dựng một
mạng trục trong toàn quốc với tên gọi là VietnamNet (VNN) và kết nối với
mạng Internet nhằm kết nối những mạng đơn lẻ của các cơ quan khác nhau và
cung cấp dịch vụ Internet một cách hiệu quả. Internet Việt Nam hoạt động với
bốn nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) chính thức do Tổng cục Bưu điện cấp
giấy phép là: VNN, Công ty FPT, mạng NetNam của Viện Công nghệ Thông

tin và Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thơng Sài Gịn (Saigon
Postel). Trên internet Việt Nam thời điểm đó cịn có các nhà cung cấp thơng
tin (ICP), đó là mạng CINET của Bộ Văn hóa Thông tin, mạng Phương Nam
của Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam, Công ty Pacrim, FPT, VNN,


18
Thông tấn xã Việt Nam, Tổng cục Du lịch, báo Nhân Dân và Trung tâm thông
tin Bưu điện trực thuộc VNPT...
Với vai trị tổ chức và quản lý tồn bộ mạng trục Internet quốc gia,
Cơng ty điện tốn và truyền số liệu (VDC) thuộc VNPT có nhiệm vụ cung cấp
khả năng truy cập vào các mạng riêng, các ISP khác, đồng thời VNN cũng là
nhà cung cấp dịch vụ Internet đến người dùng.
Từ năm 1998 Internet Việt Nam đã bước đầu phát triển kết nối trong
nước và ra quốc tế như Mỹ, Hồng Kông, Úc...
Ngày 23 tháng 8 năm 2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định
55/2001/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng Internet, có thể đánh giá đây
là một sự kiện đánh dấu bước ngoặt về phát triển Internet ở Việt Nam. Cụ thể
là nghị định này đã điều chỉnh việc quản lý cung cấp và sử dụng dịch vụ
Internet tại Việt Nam gồm 11 điều quy định chung. Nghị định có 16 điều quy
định về thiết lập hệ thống thiết bị, cung cấp và sử dụng Internet. Trong
chương ba và bốn của nghị định, mọi điều khoản về quản lý, khiếu nại, thanh
tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đều được cụ thể hóa trong các điều.
Sau hai năm ban hành nghị định (23/8/2001-23/8/2003), thị trường
Internet Việt Nam đã trở nên sôi động với nhiều nhà cung cấp và nhiều loại
hình dịch vụ Internet. Đến tháng 9 năm 2003 đã có 13 ISP được phép cung
cấp dịch vụ, 5 IXP (cổng kết nối quốc tế) và 10 OSP (nhà cung cấp các dịch
vụ ứng dụng trên Internet). Chính Nghị định 55 đã cho phép nhiều thành phần
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực Internet, điều này đã tạo động
lực cạnh tranh, buộc các doanh nghiệp phải năng động hơn trong cuộc chạy

đua chiếm lĩnh thị trường. Nghị định 55 ra đời cũng khởi nguồn cho một thời
kỳ xã hội hóa Internet một cách sâu rộng, thu hút được nhiều thành phần kinh
tế tham gia, phát huy vào nội lực sẵn có tham gia vào thị trường Internet với
hàng ngàn đại lý Internet. Điều này khơng chỉ góp phần làm tăng lượng người
sử dụng Internet 1,5 triệu người so với con số 300.000 người năm 2000, mà


19
cịn giúp một số lượng người có thêm cơng ăn việc làm, thêm thu nhập. Cũng
từ đó, người dân có cơ hội tiếp cận với các công nghệ tiên tiến thơng qua
Internet. Đặc biệt nghị định 55 cịn là tiền đề thúc đẩy việc ứng dụng Internet
trong môi trường làm việc của hệ thống các cơ quan chính phủ, các ngành các
cấp từ Trung ương đến địa phương. Một số các chính sách quản lý nhà nước
cũng đã được phổ biến qua Internet. Đó cũng là bước đệm để triển khai Chính
phủ điện tử tại Việt Nam.
Liên minh Viễn thơng quốc tế (ITU) hàng năm đều đưa ra đánh giá,
xếp hạng cho nền CNTT của 196 nước. Đánh giá dựa trên các thông số: Số
lượng và mật độ điện thoại, số điện thoại di động, số máy tính và số người
dùng Internet.
Việt Nam đứng thứ 20 trong danh sách 20 nước trên thế giới
có số người sử dụng Internet cao nhất. Theo mạng trên, có 1,8 tỷ
người trên thế giới sử dụng Internet và 82% số người này thuộc
nhóm 20 nước hàng đầu thế giới. Trung Quốc đứng đầu danh sách
với 420 triệu người sử dụng Internet và đứng thứ hai là Mỹ với
234,4 triệu người. Đứng ngay trước Việt Nam trong danh sách này
là Canada với 25,1 triệu người sử dụng Internet [23].
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia CNTT, thời gian qua CNTT nước
ta phát triển khá nhanh nhưng chưa có chiến lược cụ thể, chính vì vậy, trong
năm 2003 Bộ Bưu chính Viễn thơng (MPT) đã dốc sức để hình thành một
phác thảo chiến lược phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam đến năm

2010, định hướng đến năm 2020 và trình Chính phủ trong q 1/2004. Đối
với dịch vụ viễn thông Internet, Việt Nam sẽ phát triển nhanh, đa dạng hóa
các dịch vụ viễn thơng và internet trên cơ sở hạ tầng mạng lưới thông tin quốc
gia tiên tiến. Tại Việt Nam, theo dự báo công nghệ thông tin của các chuyên
gia CNTT nhận định: Năm 2004 sẽ là năm bứt phá của ngành này nhằm tiến
kịp các nước phát triển, số lượng doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng


20
Internet, xây dựng web side để trao đổi thông tin và ứng dụng các phần mềm
ngày càng tăng.
Biểu đồ 1.1: Tăng trưởng thuê bao Internet (Xem thêm phụ lục1)

- Những ứng dụng cơ bản của Internet
Từ khi Internet xuất hiện với tư cách là một phương tiện truyền thơng
thì nó đã tạo ra một cuộc cách mạng thực sự, hệ thống truyền thơng này đã và
đang làm thay đổi tồn diện và sâu sắc cách thức mà con người thực hiện
trong giao tiếp, giải trí, làm việc, học tập, nghiên cứu khoa học hay xử lý
thơng tin... Có thể nói, tiện ích của internet cịn lớn hơn cả điện thoại, báo viết
và báo hình.
Sở dĩ Internet đạt được những tiện ích lớn lao như chúng ta biết là do
tập hợp hơn 100 giao thức được sử dụng để kết nối các máy tính vào mạng
trong đó hai giao thức chính là giao thức điều khiển truyền dẫn (Transmission
control protocol) và giao thức Internet IP (Internet Protocol). Sự bùng nổ
trong sử dụng Internet giữa hàng triệu người trên thế giới có lẽ là nhờ một
phần của cái gọi là dịch vụ tra cứu siêu văn bản, dịch vụ thông tin đa phương
tiện toàn cầu (WWW) hoặc chỉ đơn giản là WEB, đồ họa âm thanh trên một
loạt các văn kiện hiển thị bằng máy tính gọi là các trang web (Web pages),



21
gắn liền với các trang web là các tài liệu siêu văn bản hoặc siêu phương tiện
(hypertex or hypermedia). Việc thám hiểm World Wide Web phải sử dụng một
chương trình gọi là slient (máy khách) phần mềm slient cung cấp giao thức
truyền thơng để phối ghép với các máy tính chủ trên mạng, nó được cài đặt
trong máy tính dùng để truy nhập. Máy chủ (server) cung cấp các tài liệu mà
máy khách yêu cầu, các máy chủ được kết nối với các máy khách và máy chủ
khác trên mạng cho nên mối quan hệ slient/ server tồn tại giữa người dùng,
máy khách và kết nối tới Web (tức máy chủ). Server internet mà khách hàng
kết nối được tới gọi là ISP (nhà cung cấp dịch vụ internet). Các ISP cung cấp
truy nhập cho người dùng tới internet và web theo cước phí hàng tháng hoặc
hàng giờ. Một số các hệ thống bảng tin BBS (Bulleti Board System) lớn hơn,
thường được gọi là các dịch vụ thương mại trực tuyến cũng cung cấp internet
đầy đủ qua kết nối modem của khách hàng.
Các ứng dụng khách hàng/ máy chủ trên Internet
 Thư điện tử (E-mail)
 Truyền tệp (file transfer)
 Chat (đàm thoại)
 Dịch vụ nhóm tin (Use Net Newsgroup)
 Web (World Wide Web)
Tiện ích trên mạng tồn cầu này là rất lớn:
"INTERNET mang đến cho bạn hạ tầng kỹ thuật để giao dịch trên
mạng (online). INTERNET là cấu trúc kỹ thuật giúp cho mọi người trên thế
giới thu lợi khi thâm nhập vào liên mạng toàn cầu" [11].
Người dùng trên khắp thế giới đều có thể truy nhập mạng này. Với
giao thức liên lạc chuẩn, nó cho phép truy cập đối với bất kỳ một loại máy
tính nào, hệ điều hành gì, kích cỡ máy ra sao, người dùng mạng này có thể
trao đổi thư điện tử với một người khác ở bất cứ đâu trên thế giới, và thư sẽ



22
được chuyển đi ngay lập tức. Nó trợ giúp truyền thông thời gian trực tuyến
(real- time multimedia) cho phép mọi thành viên truy cập có thể thực hiện
hoạt động giao tiếp, kinh doanh hay học tập, quản lý... một cách trực tiếp và
tức thời. Rõ ràng là các hoạt động trên internet rất phong phú và đa dạng, nó
đã tạo nên những bước nhảy vọt chưa từng có trên thế giới, tác động đến mọi
lĩnh vực trong đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội.
Một cách tổng quát: Với đặc thù là một mạng diện rộng (WAN) tập
hợp hàng ngàn các mạng máy tính trải khắp thế giới thơng qua hệ thống viễn
thơng. Sự phát triển nhanh chóng của internet đã khiến cho nó cịn có thêm một
khái niệm là "siêu lộ thơng tin", ngồi ra nó cịn là nguồn tài nguyên vô giá cho
các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục, các quan chức chính phủ và các thủ
thư... internet đã trở thành một công cụ thiết yếu cho mọi cá thể đang sử dụng
thư điện tử, đang nghiên cứu là mọi việc liên quan đến đến hoạt động thông tin.
Net Index 2010 khảo sát hơn 1.500 nam nữ trong độ tuổi từ 15 trở lên,
thuộc nhiều phân tầng kinh tế xã hội có sử dụng Internet, sống tại Hà Nội, TP
HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ. Các cuộc phỏng vấn diễn ra tháng 12/2009.
Theo kết quả nghiên cứu, số người sử dụng Internet để đọc tin tức trực
tuyến đã tăng từ 89% năm 2008 lên 97% năm 2009. Đọc tin tức trực tuyến là
hoạt động online phổ biến nhất trong tất cả nhóm tuổi và giới tính.
Chơi game trực tuyến là hoạt động phổ biến thứ hai với tỷ lệ gần 50%
người lên mạng tham gia, đa phần là nam giới. Thể loại game được ưa thích là
những trị chơi hành động cảm giác mạnh và game nhập vai. Các game thủ
chơi không chỉ để kết nối và hòa nhập với những người khác mà còn nhằm
mục tiêu thi đấu với nhau.
Chúng ta có thể nghiên cứu một cách tổng quát Quy mô của Internet
qua 10 biểu đồ sau đây theo nguồn tin [24]:


23

Lượng người dùng mạng kết nối toàn cầu đã tăng từ một nhóm nhỏ
nhà khoa học lên 1,5 tỷ người, trong khi thư rác được gửi đi mỗi ngày năm
2003 là 15 tỷ - không thấm vào đâu so với con số 164 tỷ năm 2009.

Hệ thống kết nối Internet tăng mạnh từ con số 4 máy tính trong phịng
thí nghiệm lên hơn 440 triệu PC kết nối trực tiếp vào năm 2006.

Việc sử dụng mang tính cá nhân bắt đầu thịnh hành từ 1995 và hiện có
1,5 tỷ người dùng. Các chuyên gia nhận định Internet còn lâu nữa mới bão
hịa vì có tới hơn 4 tỷ người dân chưa tiếp cận công nghệ này.


×