Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Ý nghĩa phương pháp luận đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.25 KB, 9 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TỐN – KIỂM TỐN

BÀI TẬP LỚN
Mơn Triết học Mác – Lênin
Giảng viên hướng dẫn: TS.Phạm Thanh Hà
Người thực hiện: Lê Trương Thục Anh
Mã sinh viên: 20050569
Lớp: QH-2020-E KTKT CLC 1

Hà Nội - 2021


1

Bài 1: Trên cơ sở khái quát nội dung cơ bản của “Quy luật thống nhất và
đấu tranh của các mặt đối lập”. Hãy rút ra ý nghĩa phương pháp luận đối với
nhận thức và hoạt động thực tiễn của bản thân.
Trả lời:


Phần khái quát nội dung quy luật
Vị trí, vai trò: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (Quy luật

mâu thuẫn) chỉ ra nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự
nhiên, xã hội và tư duy.
a)


Khái niệm mâu thuẫn và các tính chất chung của mẫu thuẫn


Khái niệm “mâu thuẫn” và “mâu thuẫn biện chứng”
- Để chỉ những khía cạnh, những tính chất, những xu hướng vận động ngược

chiều nhau của sự vật, hiện tượng, ta dùng khái niệm mặt đối lập.
- Để chỉ mối quan hệ thống nhất, đấu tranh, chuyển hóa giữa các mặt đối lập
của một sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, ta dùng khái
niệm mâu thuẫn.
- Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau
tạo thành mâu thuẫn biện chứng.


Các tính chất chung của mâu thuẫn biện chứng
- Tính khách quan: Mâu thuẫn có tính chất khách quan vì nó là cái vốn có trong

sự vật, hiện tượng, là bản chất chung của mọi sự vật, hiện tượng.
- Tính phổ biến: Mâu thuẫn có tính phổ biến vì nó tồn tại trong tất cả mọi sự vật
hiện tượng, mọi giai đoạn, mọi quá trình, tồn tại trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Tính đa dạng: Mỗi sự vật, hiện tượng trong mỗi phạm vi khác nhau, qua từng
thời đoạn phát triển, mâu thuẫn có đặc điểm, vị trí, vai trị khác nhau đối với sự vận
động, phát triển của sự vật.


2

b)

Quá trình vận động của mâu thuẫn
- Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau:
+ Khái niệm thống nhất của các mặt đối lập dùng để chỉ sự liên hệ, không tách


rời nhau, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại. Sự thống nhất của các mặt đối lập
bao hàm sự thống nhất của nó.
+ Khái niệm đấu tranh của các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hướng tác
động qua lại, bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập.
+ Trong mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập thì sự đấu
tranh giữa chúng là tuyệt đối; còn sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, có
điều kiện, tạm thời. Trong sự thống nhất đã có sự đấu tranh, đấu tranh trong tính
thống nhất của chúng.
- Sự phát triển và giải quyết mâu thuẫn
+ Khi mới xuất hiện, mâu thuẫn biểu hiện ở sự khác biệt giữa hai thuộc tính, hai
yếu tố nào đó và dần dần phát triển thành hai mặt đối lập. Sự thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự chuyển hóa lẫn nhau nếu gặp điều kiện
thích hợp, mâu thuẫn được giải quyết làm cho sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời.
+ Sự vật mới ra đời làm nảy sinh mâu thuẫn mới và quá trình tác động, chuyển
hóa của mâu thuẫn mới lại tiếp diễn.
Bởi vậy, sự liên hệ, tác động, chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt đối lập là nguồn
gốc, động lực của sự vận động, phát triển. Nói cách khác, theo Heghen: “mâu thuẫn
là nguồn gốc của tất cả mọi vận động và của tất cả mọi sự sống chỉ trong chừng
mực một vật chứa đựng trong bản thân nó một mâu thuẫn, thì nó mới vận động, mới
có xung lực và hoạt động”, “tất cả mọi vật đều có tính chất mâu thuẫn trong bản thân
nó”.
c)

Phân loại mâu thuẫn


3

Tính đa dạng của các mâu thuẫn được quy định một cách khách quan bởi đặc
điểm của các mặt đối lập, bởi điều kiện mà trong đó sự tác động qua lại giữa các mặt

đối lập được triển khai, bởi trình độ tổ chức của hệ thống mà trong đó mâu thuẫn tồn
tại.
Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập đối với một sự vật, người ta phân loại
các mâu thuẫn thành những mâu thuẫn bên ngoài và mâu thuẫn bên trong, song
việc phân chia này chỉ mang tính tương đối
- Mâu thuẫn bên ngồi đối với một sự vật là mâu thuẫn diễn ra trong mối liên hệ
giữa sự vật đó với các sự vật khác nhau.
- Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng
đối lập của cùng một sự vật.
- Ví dụ, q trình hơ hấp và quang hợp của một sự vật là mâu thuẫn bên trong
của sự vật đó; sự tác động qua lại của mơi trường đối với sinh vật đó chính là mâu
thuẫn bên ngoài.
Dựa trên ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, các mâu
thuẫn được chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.
- Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát
triển của tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự
vật.
- Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào đó
của sự vật, nó quy định sự vận động và phát triển của một mặt nào đó của sự vật.
- Thí dụ, sự sống và cái chết là mâu thuẫn cơ bản của sự vật, mâu thuẫn giữa
nhiệt tình và kỹ năng kém là mâu thuẫn không cơ bản của sự vật, hiện tượng.
Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật
trong một giai đoạn nhất định, các mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn chủ yếu
và mâu thuẫn thứ yếu.


4

- Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển
nhất định của sự vật, giải quyết nó sẽ tạo điều kiện để giải quyết mâu thuẫn khác ở

cùng giai đoạn (mâu thuẫn thứ yếu). Ngoài ra, mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ
yếu có quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Thí dụ, chiến tranh và nỗ lực kết thúc chiến tranh ở một nước là mâu thuẫn
chủ yếu dẫn đến các mâu thuẫn thứ yếu (tình hình chính trị ổn định hay bất ổn, tình
hình kinh tế tiếp tục đi xuống hay có những biểu hiện tốt hơn,..), bên cạnh đó, chiến
tranh và nỗ lực kết thúc chiến tranh ở một nước nếu được giải quyết sẽ tạo điều kiện
giải quyết từng bước mâu thuẫn cơ bản là nền hịa bình thế giới sẽ mau chóng sụp đổ
hay ngược lại.
Căn cứ vào tính chất các lợi ích đối lập tạo thành mâu thuẫn xã hội, người ta
chia các mâu thuẫn trong xã hội thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không
đối kháng.
- Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn
người, những xu hướng xã hội có lợi ích cơ bản đối lập nhau.
- Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng, khuynh
hướng xã hội có những đối lập về lợi ích không cơ bản, cục bộ, tạm thời.
- Thí dụ, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản là mâu thuẫn đối
kháng, mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo là mâu thuẫn không đối kháng.


Ý nghĩa phương pháp luận đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của bản

thân.
Để có thể vận dụng được quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
vào hoạt động thực tiễn của bản thân, trước tiên cần nắm được ý nghĩa của phương
pháp luận này.


5

Tất cả mọi sự vật, hiện tượng chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối

lập nhau, điều này tạo nên những mâu thuẫn bên trong bản thân sự vật, hiện tượng.
Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tạo thành nội lực thúc đẩy sự vận
động và phát triển, dẫn đến cái cũ mất đi và cái mới ra đời.
- Mâu thuẫn chính là nguồn gốc, là động lực của mọi sự vận động và phát triển
của sự vật, có tính khách quan phổ biến nên cần thơng qua phân tích, phát hiện ra
mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng, mối quan hệ và ảnh hưởng lẫn nhau giữa chúng,
nắm được bản chất, gốc rễ của sự vận động và phát triển.
- Vì mâu thuẫn có tính đa dạng phong phú, nên khi tìm hiểu và giải quyết
mâu thuẫn cần phải biết phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn và có cách giải quyết
vấn đề phù hợp. Trong hoạt động thực tiễn và nhận thức, cần phân biệt đúng vai trị,
vị trí của các loại mâu thuẫn trong từng điều kiện tình huống nhất định, đặc điểm của
từng mâu thuẫn đó để tìm ra cách giải quyết đúng đắn nhất.
- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta phải biết phát hiện ra
mâu thuẫn, tôn trọng mâu thuẫn, nắm được bản chất, nguồn gốc và khuynh hướng
vận động, phát triển của sự vật để từ đó đưa ra được những đường lối, chủ trương,
biện pháp phù hợp đối với việc cải tạo, biến đổi sự vật.
- Việc giải quyết mâu thuẫn phải xác định được vị trí, vai trị của từng loại mâu
thuẫn để có giải pháp cụ thể phù hợp với yêu cầu của hoạt động nhận thức và thực
tiễn.
- Ví dụ thực tiễn thơng qua q trình nhận thức của bản thân
Mâu thuẫn giữa việc mong muốn được giao lưu với nhiều cộng đồng khác nhau
và việc ngại giao tiếp. Khi đi sâu hơn vào vấn đề, tìm thấy những sự khác nhau cơ
bản là việc muốn giao lưu những không muốn và sợ giao tiếp. Trong sự khác nhau
này tìm thấy những sự đối lập: muốn giao lưu với những người trong một cộng đồng
ưa thích hơn những cộng đồng khác; chỉ sợ giao tiếp với một số cộng đồng và có


6

những cộng đồng dễ hòa nhập hơn hẳn. Nghiên cứu sự tác động qua lại giữa các mặt

đối lập này, ta biết được mâu thuẫn của nó.
- Tiến hành phân tích mâu thuẫn, xem xét tồn diện các mặt đối lập; theo dõi
quá trình phát sinh, phát triển của những mặt này, tìm hiểu ra những điều kiện làm
cho những mặt đối lập biến đổi: sở thích thay đổi, tính cách thay đổi (trong đó sở
thích, tính cách thay đổi cũng do nhiều điều kiện tác động vào); xem xét những mặt
đối lập này có các tính chất chung chính là việc giao tiếp hay kĩ năng giao tiếp.
- Hoạt động thực tiễn của bản thân hay quá trình giải quyết mâu thuẫn: tìm ra
phương thức, phương tiện để giải quyết mâu thuẫn. Trong đó, phương thức là nâng
cao kỹ năng giao tiếp, đưa mình vào nhiều mơi trường để thực hành và tích lũy thêm
hiểu biết, nâng cao nhận thức để tiếp tục giải quyết mâu thuẫn; phương tiện giải
quyết mâu thuẫn gồm nhờ gia đình, bạn bè, người thân giúp đỡ, tham gia các cộng
đồng và câu lạc bộ để trải nghiệm. Đó chính là tạo điều kiện thúc đẩy sự chín muồi
của mâu thuẫn và điều kiện giải quyết mâu thuẫn.
Bài 2: Hãy chọn phương án ĐÚNG/SAI và giải thích ngắn gọn.
1.

Vận động và đứng im chỉ là tương đối tạm thời.

Trả lời: SAI.
Vận động là tuyệt đối vì vận động là hình thức tồn tại của vật chất, vật chất biểu
hiện sự tồn tại của mình nhờ vận động và thông qua vận động.
Đứng im chỉ là tương đối vì đứng im là một trạng thái đặc biệt của vận động.
Đứng im chỉ xảy ra trong một mối tương quan hoặc một hình thức vận động nhất
định.
2.

Ý thức chỉ là sự sao chép nguyên xi thế giới hiện thực nên khơng có

vai trị gì đối với thực tiễn.
Trả lời: SAI.



7

Vật chất quyết định ý thức nhưng ý thức có tính độc lập tương đối và tác động
trở lại vật chất. Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con
người và có sự cải biến và sáng tạo, là hình ảnh chủ quan, hình ảnh tinh thần. Sự tác
động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người,
chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người.
3.

Cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên đều có tính quy luật.

Trả lời: SAI.
Tất nhiên có tính quy luật vì tất nhiên dùng để chỉ mối liên hệ bản chất, được
quyết định bởi những nguyên nhân cơ bản bên trong sự vật, hiện tượng, và nó phải
xảy ra trong những điều kiện nhất định chứ không thể khác.
Ngẫu nhiên không có tính quy luật vì nó đề cập đến những mối quan hệ không
bản chất, không thiết yếu phải xảy ra do những lý do và hoàn cảnh bên ngoài, nếu
xảy ra có thể xảy ra như thế này hoặc xảy ra như thế kia.
4.

Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng.

Trả lời: ĐÚNG.
Cái chung không tồn tại biệt lập, tách rời cái riêng mà chỉ tồn tại bên trong cái
riêng, thông qua cái riêng. Bất cứ cái chung nào cũng chỉ bao quát một cách đại khái
tất cả mọi vật riêng lẻ. Cái chung tồn tại thật sự, nhưng phải thông qua cái riêng chứ
không tồn tại thuần túy tách rời cái riêng.
5.


Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu

chuẩn của chân lý.
Trả lời: ĐÚNG.
Thực tiễn là tiền đề cho nhu cầu, nhiệm vụ, phương pháp và xu hướng vận động
và phát triển của nhận thức. Con người xuất phát từ nhu cầu tồn tại, phát triển, lý
giải, nhận thức và cải tạo thế giới, tác động trực tiếp đến các đối tượng thơng qua
hoạt động thực tiễn của chính mình. Lênin khẳng định: “Quan điểm về đời sống, về
thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”. Mác cho


8

rằng: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan
hay khơng, hồn tồn khơng phải là vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính
trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý”.



×