Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại: Giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại Công ty Cổ phần Tiếp Vận Hàng Hóa Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 88 trang )


Thành phố Hồ Chí Minh - 2016
........................................................................................

Khóa luận tốt nghiệp
Ngành
Kinh tế đối ngoại
Đề tài
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
LOGICTICS TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN TIẾP
VẬN HÀNG HĨA VIỆT

Giảng viên hướng dẫn
TS. Lê Văn Bảy
Sinh viên
Phạm Thị Ngọc Hà
MSSV: 64011200697


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………


…………………………………………………………
TP.HCM, ngày … tháng … năm … 2016


GVHD: TS. Lê Văn Bảy

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Lời nói đầu tiên tơi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến Trường Đại Học Quốc
Tế Sài Gòn, nơi đã giúp tôi học tập và nghiên cứu trong thời gian qua, tôi xin cám ơn tất
cả quý thầy cô và đặc biệt là thầy Lê Văn Bảy đã giúp tơi trau dồi kiến thức, chỉ bảo tận
tình, cho tơi những thông tin, kinh nghiệm quý báu về cuộc sống và kinh tế xã hội. Với
những kiến thức và kinh nghiệm quý báu ấy, cùng với sự hướng dẫn của thầy, tơi đã hồn
thành bài luận văn tốt nghiệp trong q trình đi thực tập tại cơng ty Cổ Phần Tiếp Vận
Hàng Hóa Việt. Tơi cũng xin chân thành cám ơn toàn thể bạn bè tại Trường Đại Học
Quốc Tế Sài Gịn đã giúp đỡ tơi hiểu rõ thêm lý thuyết và những kinh nghiệm trong cuộc
sống và công việc.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn của mình đến Cơng Ty Cổ Phần Tiếp Vận Hàng Hóa
Việt đã tạo cơ hội cho tôi được làm việc tại công ty, và đặc biệt cám ơn chị Ngô Thị Thu
Trang, là người hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực tập. Xin chân thành cám ơn tồn
thể nhân viên của Cơng Ty Cổ Phần Tiếp Vận Hàng Hóa Việt đã tạo điều kiện cho tôi
được học hỏi, trải nghiệm, cung cấp tài liệu giúp đỡ tơi về cơng việc và hồn thành bài
luận văn tốt nghiệp, nhờ đó tơi có được những kinh nghiệm đầu tiên về công việc cũng
như về cuộc sống.
Tuy nhiên, do kiến thức, kinh nghiệm về môn Logistics, khả năng nghiệp vụ của
tơi cịn hạn chế cùng với lượng thời gian ngắn, nên bài luận văn của tôi sẽ khơng thể tránh
khỏi những sai sót. Kính mong q thầy cơ cũng như q Cơng Ty có những ý kiến đóng
góp để giúp tơi hồn thiện những kiến thức kinh nghiệm về công việc này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn!


SV: Phạm Thị Ngọc Hà

Trang 1


Khóa luận tốt nghiệp

SV: Phạm Thị Ngọc Hà

GVHD: TS. Lê Văn Bảy

Trang 2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Văn Bảy

LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, tổng nguồn thu từ dịch vụ logistics bao gồm: kho vận, giao nhận, vận
chuyển và phân phối… vào khoảng 15-20% GDP mỗi năm của Việt Nam. Với dung
lượng thị trường lớn như vậy là điều kiện rất tốt để logistics trong nước phát triển.
Đồng thời, với xu hướng chun mơn hóa sản xuất và phân cơng lao động ngày
càng cao như hiện nay, thì nhu cầu thuê ngoài các dịch vụ logistics cũng ngày càng tăng
cao.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, khi mà Việt Nam đã mở cửa cho các
ngành dịch vụ thì các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam phải cạnh
tranh với các doanh nghiệp kinh doanh logistics nước ngồi với những thế mạnh về tài

chính, kinh nghiệm cùng với mạng lưới kinh doanh chuyên nghiệp toàn cầu. Trên thực tế
khoảng 70% doanh thu hiện đang rơi vào túi các doanh nghiệp nước ngồi. Tại Việt Nam
có hàng nghìn doanh nghiệp trong nước kinh doanh dịch vụ logistics nhưng hiện chỉ nắm
được khoảng 5% thị trường. Vì vậy, giảm phụ thuộc nước ngoài và hướng tới xuất khẩu
dịch vụ logistics là mục tiêu phải đạt được đối với Việt Nam, qua đó giúp nâng vị thế
trong mạng lưới kinh doanh quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó, việc đầu tư phát triển để
nâng cao năng lực cạnh tranh đối với mỗi công ty Việt Nam là việc làm cần thiết nhằm
đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng.
Công ty Cổ Phần Tiếp Vận Hàng Hoa Việt cũng một trong những công ty Việt
Nam kinh doanh dịch vụ logistics quy mô nhỏ. Hiện nay công ty chỉ mới bước đầu xây
dựng từ việc kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải và khai báo hải quan. Với định hướng phát
triển trở thành một doanh nghiệp kinh doanh đầy đủ dịch vụ logistics vững mạnh trong
tương lai, công ty cần khơng ngừng đa dạng hóa, nâng cao chất lượng cũng như mở rộng
quy mơ phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay.

SV: Phạm Thị Ngọc Hà

Trang 3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Văn Bảy

Sau thời gian thực tập và tìm hiểu tại cơng ty Cổ Phần Tiếp Vận Hàng Hóa Viết, với
kiến thức của một sinh viên chuyên ngành, cùng với mong muốn đóng góp một phần nhỏ
vào sự phát triển của công ty, em đã chọn đề tài: “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH
VỤ LOGICTICS TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN HÀNG HĨA VIỆT”.
Tình hình nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu của đề tài không nhiều, nên đề tài chủ yếu tập trung vào

việc phân tích hoạt động kinh doanh logistics tại Cơng ty Cổ Phần Tiếp Vận Hàng Hóa
Việt từ năm 2013 – 2015. Đồng thời nêu lên một số đặc điểm nổi bật của dịch vụ
Logistics tại cơng ty. Để từ đó rút ra những ưu điểm, nhược điểm của công ty cũng như
những thuận lợi, khó khăn trong q trình hoạt động kinh doanh của cơng ty, từ đó đưa ra
những giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics, mở rộng quy mô
của công ty trong thời gian tới.
Mục đích nghiên cứu
Hệ thống và đúc kết các cơ sở lý thuyết và thực tiễn cốt lõi liên quan đến hoạt động
kinh doanh dịch vụ logistics làm định hướng cho sự phát triển kinh doanh.
Từ thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt
Nam nói chung và thực trạng hoạt động kinh doanh của Cơng ty Cổ Phần Tiếp Vận Hàng
Hóa Việt nói riêng, nhận định và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách
thức đối với các doanh nghiệp này trong giai đoạn hiện nay.
Từ cơ sở lý thuyết và thực tiễn phát triển ngành logistics trên thế giới và tại Việt
Nam, thực trạng hoạt động của Công ty Cổ Phần Tiếp Vận Hàng Hóa Việt, trên cơ sở
khai thác những điểm mạnh, tận dụng cơ hội và khắc phục khó khăn, đề xuất một số giải
pháp phát triển kinh doanh dịch vụ logistics để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển tối ưu
hóa và quản trị nguồn lực tài nguyên tự nhiên, nguồn lực tài chính, nhân sự góp phần tạo
ra giá trị gia tăng cho tồn xã hội.
Nhiệm vụ nghiên cứu
SV: Phạm Thị Ngọc Hà

Trang 4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Văn Bảy

Đưa ra được các giải pháp mang tính thiết thực nhằm góp phần hồn thiện kế hoạch

kinh doanh dịch vụ logistics tại Cơng ty Cổ Phần Tiếp Vận Hàng Hóa Việt từ thực trạng
đang tồn tại trong hoạt động kinh doanh của công ty. Đóng góp những kiến nghị đối với
nhà nước để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kinh doanh logistics của các công ty
Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu
Số liệu sơ cấp:
• Quan sát: thực hiện việc tiếp cận. Tìm hiểu và quan sát thực tế về cơng ty trong
q trình nghiên cứu.
• Điều tra: phỏng vấn trực tiếp nhân viên trong công ty.
Số liệu thứ cấp:
• Các báo cáo, tài liệu về hoạt động kinh doanh của cơng ty.
• Tham khảo các tài liệu liên quan tới lĩnh vực hoạt động kinh doanh logistics của
các doanh nghiệp Việt Nam.
Phương pháp phân tích thống kê, so sánh và tổng hợp dữ liệu:
Phương pháp so sánh được sử dụng trong phân tích hoạt động kinh doanh của công
ty thông qua việc so sánh doanh thu công ty qua các năm. Từ đó nhận thấy xu hướng biến
động về tình hình kinh doanh giao nhận hàng hố xuất nhập khẩu của công ty là tốt hay
xấu, từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp trong kỳ hoạt động kinh doanh tiếp theo.
Phương pháp tỷ lệ được kết hợp với phương pháp so sánh trong quá trình phân tích
nhằm thấy được sự thay đổi tỷ lệ phần trăm trong q trình kinh doanh giao nhận hàng
hố xuất nhập khẩu, giúp chúng ta dễ dàng nhận thấy hiệu quả từng nội dung nghiên cứu.
Phương pháp tư duy:

SV: Phạm Thị Ngọc Hà

Trang 5


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Lê Văn Bảy

Áp dụng phương pháp duy vật biện chứng và tư duy logic trong phân tích thực
trạng ở chương 2 cũng như đưa ra định hướng và đề xuất giải pháp trong chương 3.

Dự kiến kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu lĩnh vực logistics ở khía cạnh lý thuyết lẫn thực tiễn, đề xuất được
những giải pháp mang tính thiết thực cho sự phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ
logistics cho Công ty Cổ Phần Tiếp Vận Hàng Hóa Việt.
Kết cấu của đề tài:
Trong đề tài này, ngoài phần mở đầu và phần phụ lục nội dung chính của khố
luận được chia làm 3 phần:
Chương 1: Lý luận chung về logistics.
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại Công ty Cổ Phần Tiếp
Vận Hàng Hóa Việt
Chương 3: Giải pháp hồn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại Công Ty Cổ
Phần Tiếp Vận Hàng Hóa Việt

SV: Phạm Thị Ngọc Hà

Trang 6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Văn Bảy

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domaestic Product)

WTO: Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organnization)
ODA: Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)
EDI: trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange)
LCL: Less than container load
FCL: Lull container load
D/O: Lệnh giao hàng (Delivery order)
THC: Terminal handling charge
HQĐT: Hải quan điện tử
EIR: Phiếu giao nhận cotainer (Equiment intercharge receipt)
MB/L: Master bill of lading
B/L: Bill of lading
LPI: Chỉ số năng lực quốc gia về logistics (logistics performance index)
TPP: Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic
Economic Partnership Agreement)

SV: Phạm Thị Ngọc Hà

Trang 7


GVHD: TS. Lê Văn Bảy

Khóa luận tốt nghiệp

Mục lục
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS VÀ DỊCH VỤ LOGISTIC ......... 12
1.1

Cơ sở lý luận về logistics: .................................................................................. 12


1.1.1

Khái niệm logistic: ...................................................................................... 12

1.1.2

Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của logistics. ........................ 13

1.1.3

Đặc điểm của logistics ................................................................................ 15

1.2

Cơ sở lý luận về dịch vụ logistics: ..................................................................... 17

1.2.1

Khái niệm về dịch vụ logistic: ..................................................................... 17

1.2.2

Phân loại dịch vụ logistics .......................................................................... 18

1.2.3

Vai trò của dịch vụ logistics: ....................................................................... 22

1.2.4


Sự phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam và trên thế giới ........................ 23

1.2.5 Các dịch vụ Logistics chủ yếu được thuê ngoài hiện nay tại Việt Nam trên
thế giới. .................................................................................................................... 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ
LOGISTICS TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN HÀNG HĨA VIỆT ................ 30
2.1

Giới thiệu về công ty Cổ Phần Tiếp Vận Hàng Hóa Việt ................................... 30

2.1.1

Lịch sử hình thành: ..................................................................................... 30

2.1.2

Quá trình phát triển: .................................................................................... 31

2.1.3

Chức năng, nhiệm vụ của cơng ty................................................................ 31

2.1.4

Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự của công ty ......................................... 32

2.2

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2013 – 2015......................... 37


2.3 Thực trạng hoạt động nhập khẩu ở công ty Cổ Phần Tiếp Vận Hàng Hóa Việt
(VICA logistics) .......................................................................................................... 38
2.3.1

Các đại lý giao nhận của VICA ở nước ngoài và dịch vụ logistics hàng nhập. .
.................................................................................................................... 38

SV: Phạm Thị Ngọc Hà

Trang 8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Văn Bảy

2.3.2 Quy trình thực hiện dịch vụ logistics nhập khẩu hàng FCL tại cơng ty Cổ
Phần Tiếp Vận Hàng Hóa Việt ................................................................................. 39
2.3.3

Kết quả thực hiện. ....................................................................................... 56

2.3.4

Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của quy trình: ......................................... 58

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHÂU TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN HÀNG HĨA VIỆT ........................................................... 60
3.1


Đánh giá mơi trường dịch vụ logistics tại Việt Nam........................................... 60

3.2

Cơ hội và thách thức trong phát triển dịch vụ logistic ở Việt Nam. .................... 63

3.2.1

Cơ hội: ........................................................................................................ 63

3.2.2

Thách thức .................................................................................................. 68

3.3

Xây dựng chiến lược dịch vụ logistics của VICA............................................... 72

3.3.1

Môi trường bên trong của cơng ty VICA logistic......................................... 72

3.3.2

Phân tích ma trận SWOT............................................................................. 74

3.4 Giải pháp hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ Cơng ty Cổ Phần Tiếp Vận
Hàng Hóa Việt............................................................................................................. 76
3.5


Kiến nghị đối với nhà nước................................................................................ 82

SV: Phạm Thị Ngọc Hà

Trang 9


GVHD: TS. Lê Văn Bảy

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC BẢNG BIỂU
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ
LOGISTICS TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN HÀNG HĨA VIỆT ................ 30
Bảng 2.1: Bảng chi tiết nhân viên của từng bộ phận của công ty VICA .......................... 36
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty VICA (2013-2015) ....................... 37
Bảng 2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu: ............................................................................ 56
Bảng 2.4: Các mặt hàng giao nhận .................................................................................. 57
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN HÀNG HÓA VIỆT ........................................................... 60
Bảng 3.1:Vị trí của Việt Nam trên bảng xếp hạng năng lực logistics các quốc gia trên thế
giới năm 2014 ................................................................................................................. 61
Bảng 3.2: Bảng thể hiện chỉ số năng lực logistics của Việt Nam trong các năm: ............. 62

MỤC LỤC HÌNH
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS VÀ DỊCH VỤ LOGISTIC ........ 12
Hình 1.1: Các cấp độ dịch vụ logistics ............................................................................ 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ
LOGISTICS TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN HÀNG HĨA VIỆT ................ 30
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy cơng ty ...................................................................................... 32

Hình 2.2: Biểu đồ phân tích hoạt động kinh doanh của cơng ty năm 2013-2015.............. 38
Hình 2.3: Sơ đồ quy trình nhập khẩu hàng FCL: ............................................................. 39
Hình 2.4: Tờ khai nhập khẩu qua hệ thống hải quan điện tử ............................................ 46
Hình 2.5: Tờ khai nhập khẩu qua hệ thống hải quan điện tử ............................................ 46
Hình 2.6: Tờ khai nhập khẩu qua hệ thống hải quan điện tử ............................................ 48
Hình 2.7: Tờ khai nhập khẩu qua hệ thống hải quan điện tử ............................................ 49
Hình 2.8: Sơ đồ phân luồng: ........................................................................................... 51
SV: Phạm Thị Ngọc Hà

Trang 10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Văn Bảy

Hình 2.9: Sơ đồ cảng ...................................................................................................... 51
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHÂU TẠI CƠNG
TY CỔ PHẦN HÀNG HĨA VIỆT .............................................................................. 60
Hình 3.1: chi phí logistics so với GDP ............................................................................ 64

SV: Phạm Thị Ngọc Hà

Trang 11


GVHD: TS. Lê Văn Bảy

Khóa luận tốt nghiệp


CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS VÀ DỊCH VỤ LOGISTIC
1.1 Cơ sở lý luận về logistics:
1.1.1 Khái niệm logistic:
Logistics là một thuật ngữ có nguồn ngốc từ hy lạp. Khi đó, những chiến binh có
chức danh là “logistikas” được giao nhiệm vụ chu cấp, phân phối vũ khí và nhu yếu
phẩm, đảm bảo điều kiện cho quân sĩ hành quân từ bản doanh đến một vị trí khác.
Từ điển Websters định nghĩa: “Logistics là quá trình thu mua, bảo quản, phân phối
và thay thế con người và trang thiết bị”.
Còn theo American Heritage Dictionary, Logistics có 2 nghĩa – “Logistics là một
lĩnh vực hoạt động của quân đội, liên quan đến việc thu mua, phân phối, bảo quản và thay
thế các thiết bị cũng như con người”. Hoặc: - “Logistics là việc quản lý các chi tiết của
quá trình hoạt động”.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai thuật ngữ logistics lần đầu tiên được biết đến là
trong lĩnh vực thương mại.
Logistics có thể tạm dịch một cách không sát nghĩa là hậu cần, tiếp vận, hoặc tổ
chức dịch vụ cung ứng….. nhưng đến nay, Việt Nam vẫn chưa cóthuật ngữ tương đương
nào để việt hóa từ “logistics”

, chúng chưa phản ánh đúng đắn và đầy đủ bản chất của

logistics. Cách tốt nhất là nên chấp nhận thuật ngữ logistics như một từ đã được Việt hóa
và bổ sung thêm vào vốn từ của chúng ta.
Hiện nay có rất nhiều khái niêm về logistics, nhưng có một số khái niệm được dùng
nhiều sau đây:
Liên hiệp quốc: logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu
qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của
khách hàng
SV: Phạm Thị Ngọc Hà


Trang 12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Văn Bảy

Ủy ban quản lý logistics của Hoa Kỳ: logistics là quá trình lập kế hoạch chọn
phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu
quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành
phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa
đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng
Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ- 1988: logistics là quá trình liên kế hoạch, thực
hiện và kiểm sốt hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dịng lưu chuyển và lưu trữ nguyên vật
liệu, hàng tồn , thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ.
Nhằm mục đích thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng.
Trong lĩnh vực quân sự: logistics được định nghĩa là khoa học của việc lập kế
hoạch tiến hành di chuyển và tập chung lực lượng…các mặt trong chiến dịch quân sự liên
quan đến việc thiết kế và phát triển, mua lại, lưu kho, di chuyển, phân phối, tập trung và
sắp đặt khí tài, trang thiết bị.
1.1.2 Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của logistics.
❖ Lịch sử hình thành logistics:
Logistics được phát minh và ứng dụng lần đầu tiên để phục vụ cho lĩnh vực quân sự.
Người ta ý thức rằng thành bại của một cuộc chiến không chỉ phụ thuộc vào vũ khí, mức
độ tinh nhuệ của chiến binh mà cịn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đáp ứng lương
thực, quân dụng, khí tài … đúng nơi, đúng thời điểm cho lực lượng chiến đấu. Logistics
được các quốc gia ứng dụng rất rộng rãi trong hai cuộc đại chiến thế giới để di chuyển lực
lượng quân đội cùng với vũ khí, quân dụng có khối lượng lớn. Logistics đã góp phần giúp
quân đội các nước tham chiến gặt hái nhiều thắng lợi. Điển hình là cuộc chiến đấu giữa
qn đội hồn gia Pháp với hải quân Anh thế kỉ XVII –XVIII. Trong chiến tranh, đặc biệt

là chiến tranh thế giới thứ II, rất nhiều kĩ năng logistics được tìm ra và áp dụng.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và hỗ trợ đắc lực của cuộc cách mạng
khoa học kĩ thuật trên thế giới, khối lượng hàng hóa và sản phẩm vật chất được sản xuất
ra ngày càng nhiều, khoảng cách trong các lĩnh vực cạnh tranh truyền thống như chất
SV: Phạm Thị Ngọc Hà

Trang 13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Văn Bảy

lượng hàng hóa hay giá cả ngày càng được thu hẹp lại. Các nhà quản lý chuyển sang quản
lý hàng tồn kho, tốc độ giao hàng, hợp lý hóa q trình lưu chuyển ngun vật liệu và bán
thành phẩm…Chính vì vậy, logistics dần được áp dụng rộng rãi sang lĩnh vực kinh tế,
được lan truyền từ châu lục này sang châu lục kia, từ nước này sang nước khác, hình
thành nên logistics tồn cầu. Logistics đã phát triển nhanh chóng, nếu giữ thế kỷ XX rất
hiếm doanh nhân hiểu được logistics là gì, thì cuối thế kỷ này, logistics được ghi nhận
như một công cụ hữu hiệu mang lại thành công cho doanh nghiệp cả trong lĩnh vực sản
xuất và dịch vụ. Việc logistics ra đời và phát triển trong doanh nghiệp như hiện nay là
một yếu tố tất yếu nếu doanh nghiệp muốn đạt được lợi nhuận cao nhất trong qua trình
hoạt động sản xuất kinh doanh.
❖ Các giai đoạn phát triển của logistics
Nghiên cứu các giai đoạn phát triển của logistics, ESCAP (Economic and social
commission for Asia and the Pacific -ủy ban kinh tế xã hơi châu á-thái bình dương) chia
logistics thành 3 giai đoạn phát triển như sau:
Giai đoạn 1: Phân phối vật chất
Vào những năm 60, 70 của thế kỉ XX, người ta quan tâm đến việc quản lý có hệ
thống những hoạt động có liên quan tới nhau để đảm bảo hiệu quả giao hàng, thành phẩm

và bán thành phẩm … cho khách hàng. Nó bao gồm các hoạt động như: vận tải, phân
phối, bảo quản hàng hóa, quản lý tồn kho, bao bì, đóng gói, phân loại, dán nhãn, di
chuyển nguyên liệu…những hoạt động này gọi là phân phối sản phẩm vật chất hay
logistic đầu vào.

Giai đoạn 2: Hệ thống logistics
Vào những năm 80, 90 của thế kỷ XX, các công ty kết hợp chặt chẽ 2 mặt đầu vào(
cung ứng vật tư) đầu ra (cung ứng sản phẩm) để giảm tối đa chi phí. Sự kết hợp chặt chẽ
giữa cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất với phân phối sản phẩm đến tay người tiêu
SV: Phạm Thị Ngọc Hà

Trang 14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Văn Bảy

dùng đã đảm bảo tính liên tục và ổn định của các luồn vận chuyển. Sự kết hợp đó được
mơ tả là hệ thống logistics.
Giai đoạn 3: Quản lý dây chuyền cung cấp
Giai đoạn này diễn ra từ những năm 90 của thế kỷ XX cho đến nay. Quản lý dây
chuyền cung cấp - đây là khái niệm có tính chiến lược về quản lý dãy nối tiếp các hoạt
động từ người cung ứng - đến người sản xuất - đến khách hàng cùng với việc lập chứng từ
liên quan, hệ thống theo dõi, kiểm tra làm tăng thêm giá trị phẩm. Khái niệm này coi
trọng đối tác, phát triển đối tác, kết hợp giữa doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với người
cung ứng, khách hàng và các bên có liên quan như: các công ty vận tải, lưu kho, những
người cung cấp công nghệ thông tin.
Như vậy Logistics được phát triển từ việc áp dụng các kỹ năng "tiếp vận", "hậu cần"
trong quân đội để giải quyết những vấn đề phát sinh của thực tế sản xuất - kinh doanh và

đến nay được hoàn thiện trở thành hệ thống quản lý mang lại hiệu quả kinh tế cao.
1.1.3

Đặc điểm của logistics

❖ Logistics có chức năng hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp
Logistics có chức năng hỗ trợ thể hiện ở chỗ nó tồn tại chỉ để cung cấp sự hỗ trợ cho
các bộ phận khác của doanh nghiệp. Logistics hỗ trợ quá trình sản xuất (logistics hoạt
động), hỗ trợ cho sản phẩm sau khi được di chuyển quyền sở hữu từ người sản xuất sang
người tiêu dùng (logistics hệ thống).
Logistic còn hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp thể hiện: sản xuất được logistics
hỗ trợ thông qua quản lý sự di chuyển và lưu trữ nguyên liệu đi vào doanh nghiệp và bán
thành phẩn di chuyển trong doanh nghiệp.
❖ Logistics là một dịch vụ:
Logistics tồn tại để cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp hoặc cho khách hàng của
doanh nghiệp, dịch vụ, đối với cả doanh nghiệp hay khách hàng đều được cung cấp thông

SV: Phạm Thị Ngọc Hà

Trang 15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Văn Bảy

qua việc tập trung các yếu tố khác nhau, các yếu tố này là bộ phận tạo thành chuỗi
logistics
Dịch vụ logistics trong doanh nghiệp chú trọng đến các yếu tố về quản trị nguyên
vật liệu, lưu kho trong nhà máy và phân phối vật chất. Tuy nhiên trong hoạt động của

doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở yêu cầu các yếu tố cơ bản mà dịch vụ logistics cung
cấp trên đây mà có thể cần cung cấp thêm các dịch vụ khác của logistics.
❖ Logistic là sự phát triển cao, của dịch vụ vận tải và giao nhận:
Logistics là sự phát triển của dịch vụ vận tải giao nhận ở trình độ cao và hoàn thiện.
Qua các giai đoạn phát triển, logistics đã làm cho khái niệm vận tải giao nhận truyền
thống ngày càng đa dạng và phong phú thêm. Từ chổ thay mặt khách hàng để thực hiện
các công việc đơn điệu, lẻ tẻ, tách biệt như: thuê tàu lưu cước, chuẩn bị hàng đóng gói, tái
chế hàng, làm thủ tục thơng quan… cho tới cung cấp gói dịch vụ vận chuyển từ kho đến
kho (door to door) đúng nơi, đúng lúc để phục vụ nhu cầu khác hàng. Từ chỗ vai trị của
người ủy thác trở thành một bên chính trong các hoạt động vận tải giao nhận với khách
hàng, chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi của mình.
Ngày nay, yêu cầu dịch vụ cung cấp cho khách hàng đa dạng và phong phú, người
cung cấp dịch vụ phải tổ chức quản lý hệ thống đồng bộ từ giao nhận đến vận tải ,cung
ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hóa trong kho, phân
phối hàng hóa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo dõi, kiêm tra…rõ
ràng nếu như trước kia chỉ cần dăm ba xe tải, một kho chứa hàng … là có thể triển khai
cung cấp dịch vụ vận tải giao nhận cho khách hàng thì ngày nay dịch vụ vận tải được phát
triển ở mức độ cao. Người vận tải giao nhận trở thành người cung cấp dịch vụ logistics.
❖ Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức:
Trước đây, hàng hoá đi từ nước người bán đến nước người mua dưới hình thức bán
lẻ, phải qua tay nhiều người vận tải và nhiều phương thức vận tải khác nhau. Những năm
60 - 70 của thế kỷ XX, cách mạng container trong ngành vận tải đã đảm bảo an toàn và độ
tin cậy trong vận chuyển hàng hoá, là tiền đề và cơ sở cho sự ra đời và phát triển vận tải
SV: Phạm Thị Ngọc Hà

Trang 16


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Lê Văn Bảy

đa phương thức. Vận tải đa phương thức ra đời, bây giờ người gửi hàng chỉ cần ký hợp
đồng vận tải với một người chính là người kinh doanh vận tải đa phương thức - MTO.
MTO sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện tồn bộ việc vận chuyển hàng hố từ khi nhận
hàng cho đến khi giao hàng bằng một chứng từ duy nhất (Chứng từ vận tải đa phương
thức - Multmodal transport document) cho dù anh ta có thể khơng phải là người chuyên
chở thực tế (Actual Carrier). Người giúp chủ hàng chính là người tổ chức dịch vụ
Logistics. Dịch vụ Logistics sẽ giúp chủ hàng tiết kiệm chi phí cũng như thời gian, từ đó
nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.
Tóm lại, Logistics là sự phối hợp đồng bộ các hoạt động, là dịch vụ hỗ trợ các hoạt
động, là sự phát triển cao, hoàn thiện của dịch vụ giao nhận vận tải và là sự phát triển
khéo léo của dịch vụ vận tải đa phương thức. Đây chính là những đặc điểm cơ bản của
Logistics.
1.2 Cơ sở lý luận về dịch vụ logistics:
1.2.1 Khái niệm về dịch vụ logistic:
Theo quy định tại điều 233, Luật Thương Mại 2005 của Việt Nam, dịch vụ Logistics
là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công
việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục
giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch
vụ khác có liên quan đến hàng hóa.
Ở Việt Nam, trước Luật Thương Mại 2005, chưa hề có những quy định về dịch vụ
logistics, mà mới chỉ có những quy định liên quan đến vận chuyển, giao nhận hàng hóa.
Chỉ đến Luật Thương mại 2005, dịch vụ Logistics mới được đưa vào một mục của Luật
với 8 điều ( từ điều 233 đến điều 240 ), bao gồm các quy định về dịch vụ logistics, điều
kiện kinh doanh dịch vụ logistics, quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics; quyền và nghĩa vụ của khách hàng; các trường hợp miễn trách nhiệm đối với
thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics ; giới hạn trách nhiệm; quyền cầm giữ và định

SV: Phạm Thị Ngọc Hà


Trang 17


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Văn Bảy

đoạt hàng hóa và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khi cầm giữ
hàng hóa.
1.2.2 Phân loại dịch vụ logistics
Logistic được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Theo điều 4 nghị định số
140/2007/ NĐ-CP thì dịch vụ logistics được phân loại như sau:
❖ Theo tính chất ngành:
Các dịch vụ logistic chủ yếu, bao gồm:
▪ Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;
▪ Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi
container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;
▪ Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế
hoạch bốc dỡ hàng hóa;
▪ Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin
liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi lơ-gi-stíc; hoạt
động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn,
lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.
Các dịch vụ logistic liên quan đến vận tải, bao gồm:
▪ Dịch vụ vận tải hàng hải;
▪ Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa;
▪ Dịch vụ vận tải hàng không;
▪ Dịch vụ vận tải đường sắt;
▪ Dịch vụ vận tải đường bộ.

▪ Dịch vụ vận tải đường ống.
Các dịch vụ lơ-gi-stíc liên quan khác, bao gồm:
▪ Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;
▪ Dịch vụ bưu chính;
▪ Dịch vụ thương mại bán buôn;
SV: Phạm Thị Ngọc Hà

Trang 18


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Văn Bảy

▪ Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom,
tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;
▪ Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
❖ Phân loại dịch vụ logistic theo quá trình:
▪ Logistics đầu vào (inbound Logistics): là các dịch vụ đảm bảo cung ứng các yếu tố
đầu vào một cách tối ưu về cả giá trị, thời gian và chi phí cho q trình sản xuất.
▪ Logistics đầu ra (outbound Logistics): là các dịch vụ đảm bảo cung cấp thành phẩm
đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí nhằm đem
lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
▪ Logistics ngược (reverse Logistics): là các dịch vụ được cung ứng đảm bảo quá trình
thu hồi phế phẩm, phế liệu…các yếu tố ảnh hưởng đến mơi trường phát sinh từ q
trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý. Logistics bao
gồm bốn dòng chảy chính, dịng chảy hàng hố, ngun liệu, dịng chảy thơng tin,
dịng chảy tài chính, và dịng chảy chứng từ, tài liệu.Logistics hiện nay đã tiến lên
một giai đoạn phát triển mới đó là chuỗi cung ứng (supply chain).Tuy nhiên, tại Việt
Nam các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này chủ yếu mới chỉ dừng lại ở cấp độ

2PL, 3PL tại các doanh nghiệp lớn, và thường làm nhiệm vụ của người giao nhận
(Forwarder, Freight Forwarder)
❖ Phân loại theo cấp độ dịch vụ logistic:
Hình 1.1: các cấp độ dịch vụ logistics

▪ 1PL (First Party Logistics hay Logistics tự cấp)
SV: Phạm Thị Ngọc Hà

Trang 19


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Văn Bảy

Là những người sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động
Logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Các cơng ty này có thể sở hữu phương tiện
vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người để thực
hiện các hoạt động logistics.
▪ 2PL (Second Party Logistics hay Cung cấp dịch vụ logistics cấp độ hai)
Đây là một chuỗi những người cung cấp dịch vụ cho hoạt động đơn lẻ cho chuỗi
hoạt động logistics nhằm đáp ứng nhu cầu của chủ hàng nhưng chưa tích hợp với hoạt
động logistics (chỉ đảm nhận một khâu trong chuỗi logistics). 2PL là việc quản lý các hoạt
động truyền thống như vận tải, kho vận, thủ tục hải quan, thanh toán,….
▪ 3PL (cung cấp dịch vụ logistics cấp độ ba hay logistics theo hợp đồng)
Là người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng
bộ phận như: thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục XK, cung cấp chứng từ giao
nhận-vận tải và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thơng
quan hàng hóa và đưa hàng đến điểm đến quy định,…3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác
nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hố, xử lý thơng tin,…. có tính tích

hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng. 3PL là các hoạt động do một công ty cung
cấp dịch vụ logistics thực hiện trên danh nghĩa của khách hàng dựa trên các hợp đồng có
hiệu lực tối thiểu là một năm hoặc các yêu cầu bất thường.
Sử dụng 3PL là việc th các cơng ty bên ngồi để thực hiện các hoạt động logistics,
có thể là tồn bộ q trình quản lý logistics hoặc chỉ là một số hoạt động có chọn lọc.
Các công ty sử dụng 3PL và nhà cung cấp dịch vụ logistics có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau nhằm thực chia sẻ thông tin, rủi ro, và các lợi ích theo một hợp đồng dài hạn.
▪ 4PL (Cung cấp dịch vụ logistics thứ tư hay logistics chuỗi phân phối, hay nhà
cung cấp logistics chủ đạo-LPL)

SV: Phạm Thị Ngọc Hà

Trang 20


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Văn Bảy

Đây là người hợp nhất, gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất kỹ thuật
của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi
logistics.
4PL là việc quản lý và thực hiện các hoạt động logistics phức tạp như quản lý nguồn
lực, trung tâm điều phối kiểm soát, các chức năng kiến trúc và tích hợp các hoạt động
logistics.
4PL có liên quan với 3PL và được phát triển trên nền tảng của 3PL nhưng bao gồm
lĩnh vực hoạt động rộng hơn, gồm cả các hoạt động của 3PL, các dịch vụ cơng nghệ thơng
tin, và quản lý các tiến trình kinh doanh. 4PL được coi như một điểm liên lạc duy nhất, là
nơi thực hiện việc quản lý, tổng hợp tất cả các nguồn lực và giám sát các chức năng 3PL
trong suốt chuỗi phân phối nhằm vươn tới thị trường toàn cầu, lợi thế chiến lược và các

mối quan hệ lâu bền.
▪ 5PL (Cung cấp dịch vụ logistics cấp độ năm )
5PL là loại dịch vụ thị trường thương mại điện tử, bao gồm các 3PL và 4PL quản lý
tất cả các bên liên quan trong chuỗi phân phối trên nền tảng thương mại điện tử.Chìa khố
thành cơng của các nhà cung cấp dịch vụ logistics thứ năm là các hệ thống (Hệ thống
quản lý đơn hàng (OMS), Hệ thống quản lý kho hàng (WMS) và Hệ thống quản lý vận tải
(TMS). Cả ba hệ thống này có liên quan chặt chẽ với nhau trong một hệ thống thống nhất
và cơng nghệ thơng tin.
Nói tóm lại, ta có thể nhớ đơn giản như sau:
1PL: Logistics tự cấp, chủ hàng tự cung cấp dịch vụ logistics bằng chính cơ sở vật chất
của mình.
2PL: Logistics 1 phần, chủ hàng thuê 1 phần dịch vụ logistics.
3PL: Logistics thuê ngoài, dịch vụ logistics được bên thứ ba cung cấp, nhưng đơn lẻ.
4PL: Chuỗi logistics, dịch vụ logistics được cung cấp đầy đủ, một “chuỗi”
5PL: E-logistics, Logistics trên nền thương mại điện tử

SV: Phạm Thị Ngọc Hà

Trang 21


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Văn Bảy

1.2.3 Vai trị của dịch vụ logistics:
Những năm cuối thế kỷ XX và bước vào thế kỷ XXI, Kinh tế thế giới có nhiều biến
đổi sâu sắc, đặt biệt là xu hướng toàn câu hóa trong kinh doanh ngày càng mở rộng và
phát triển, chính vì vậy logistics có vai trị rất quan trọng đối với nên kinh tế nói chung, và
từng doanh nghiệp nói riêng.

❖ Vai trị của dịch vụ logistics đối với nền kinh tế:
Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên hệ mật thiết với nhau, tác động
qua lại lẫn nhau. Nếu xét về góc độ tổng thể ta thấy logistics có mối liên kết kinh tế xun
suốt gần như tồn bộ q trình sản xuất lưu thơng và phân phối hàng hóa. Theo báo cáo
của bộ công thương, dịch vụ logistics Việt Nam chiếm từ 15 đến 20% GDP.
Logistics hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế. Nền kinh tế chỉ có thể
phát triển đồng bộ khi dây chuyền logistics hoạt động liên tục, nhịp nhàng.
Hàng loạt các hoạt động kinh tế liên quan diễn ra trong chuỗi logistics, theo đó các
nguồn tài nguyên được biến đổi thành sản phẩm và điều quan trọng là giá trị được tăng
lên cho cả khách hàng và nhà sản xuất, giúp thoả mãn nhu cầu của mỗi người.
❖ Vai trò của dịch vụ logistics đối với doanh nghiệp:
▪ Dịch vụ Logistics có vai trị quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu
chuyển sản xuất kinh doanh từ khâu đâù vào nguyên liệu, phụ kiện…tới sản
phẩm cuối cùng đến tay khách hàng.
Mục tiêu của kinh doanh là tối ưu hóa lợi nhuận của cơng ty về lâu dài. Còn mục
tiêu của logistics là cung cấp hàng hóa dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất.
Chính vì vậy, muốn tối ưu hóa q trình sản xuất cắt giảm tất cả các chi phí không chỉ
trong hoạt động sản xuất mà cả trong các lĩnh vực khác như vận tải lưu kho phân phối
hàng hóa, Thì hệ thống logistics đóng một vai tra rất quan trọng.
▪ Dịch vụ Logistics có vai trị hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong
hoạt động sản xuất kinh doanh.
SV: Phạm Thị Ngọc Hà

Trang 22


×