Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.61 KB, 11 trang )

1

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã
khẳng định một chân lý trường tồn: dựng nước phải đi đơi với giữ nước. Chân lý
đó đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc, đồng thời là một quy luật nội tại
của quá trình xây dựng và phát triển bền vững đất nước.

Biên giới, chủ quyền lãnh thổ, độc lập - tự do... là những phạm trù rất thiêng
liêng, gắn liền với khái niệm Tổ quốc trong mỗi con dân đất Việt. Trong tâm thức
của mỗi người dân Việt Nam, “biên cương” là nơi địa đầu, là phên dậu của Tổ
quốc, là tài sản vô giá của cả dân tộc, lớp lớp các thế hệ cha ông phải đổ bao xương
máu mới có được, mọi người đều phải có trách nhiệm giữ gìn nghiêm ngặt, bảo vệ
vẹn tồn.
Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người
Cha của các lực lượng vũ trang nhân dân đã sớm thấy được giá trị to lớn của vấn


2

đề “tự do, độc lập” của dân tộc. Nghiên cứu tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
đấu tranh cách mạng, về giải phóng dân tộc, về bảo vệ Tổ quốc..., thấy toát lên tư
tưởng sâu sắc của Người về “bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia”. Tư
tưởng ấy được thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:
1. Về vai trị, vị trí, ý nghĩa của biên giới quốc gia và việc quản lý, bảo vệ chủ
quyền, an ninh biên giới quốc gia.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho những cán bộ, chiến sĩ
Trung đồn 600 CANDVT đạt nhiều thành tích trong công tác bảo vệ
Biên giới quốc gia (BGQG) là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, mỗi người
Việt Nam phải biết giữ gìn, bảo vệ. Trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh,


biên giới quốc gia (kể cả biên giới đất liền và biên giới biển) có nguồn tài nguyên
thiên nhiên to lớn, là nơi địa đầu - cửa ngõ của Tổ quốc, địa bàn chiến lược cả về
chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và đối ngoại. Biên giới quốc gia là
thiêng liêng, gắn liền với giá trị của độc lập tự do của dân tộc, đất nước, “dù có


3

phải đốt sạch dãy Trường Sơn, chúng ta cũng phải giành cho được”. Để có được
độc lập - tự do, trước hết chúng ta phải giành được chủ quyền, lãnh thổ, với một
đường biên giới rõ ràng. Đối với miền núi biên giới, Người chỉ rõ “Miền núi chiếm
2 phần ba tổng số diện tích nước ta... Miền núi có tài nguyên rất phong phú, có
nhiều khả năng để mở mang nơng nghiệp và cơng nghiệp. Những điểm đó nói rõ
rằng miền núi có một địa vị cực kỳ quan trọng về kinh tế, chính trị và quốc phịng
của nước ta"(1)). Biển, đảo cũng được Hồ Chí Minh quan tâm đặc biệt bởi vị trí to
lớn của nó. Bác đã từng nói: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có
ngày, có trời, có biển. Bờ biển của ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấp nó”.
Xuất phát từ vị trí ý nghĩa chiến lược của biên giới quốc gia, chủ tịch Hồ Chí Minh
đã u cầu: Giữ nhà mà khơng giữ cửa có được khơng? Kẻ gian tế vào chỗ nào
trước? Nó vào ở cửa trước"(2). Do vậy Người khẳng định chúng ta cần phải “canh
cửa cho Tổ quốc"(3)
2. Bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia là trách nhiệm của toàn đảng,
toàn quân, toàn dân, của mọi cấp, mọi ngành, song cần phải có lực lượng nịng cốt,
chun trách.
Trong suốt q trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người ln coi giữ nước
là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng; toàn đảng, toàn quân, toàn dân phải dốc hết
sức lực cho việc giữ vững độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Bác
đã từng dạy: “Các Vua Hùng đã có cơng dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau
giữ lấy nước”.
Quản lý, giữ gìn, bảo vệ chủ quyền, an ninh BGQG, canh giữ biên cương của

Tổ quốc theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhiệm vụ trọng tâm, thường
xuyên, nhưng cũng rất khó khăn, gian khổ, phức tạp của cơng tác biên phịng. Đây
là nhiệm vụ của toàn đảng, toàn quân, toàn dân, nhưng trong cơng tác này cần phải
có Bộ đội Biên phịng làm nòng cốt.


4

Xuất phát từ yêu cầu tất yếu khách quan của sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an
ninh biên giới quốc gia, ngày 19 tháng 11 năm 1958 Bộ Chính trị Trung ương
Đảng đã ra Nghị quyết số: 58/NQ-TW và ngày 03 tháng 3 năm 1959 Thủ tướng
Chính phủ ra Nghị định số: 100/TTG thống nhất các đơn vị bộ đội đang làm công
tác bảo vệ nội địa, bảo vệ biên giới, giới tuyến và các đơn vị công an biên phòng,
cảnh sát vũ trang tổ chức thành một lực lượng thống nhất chun trách đảm nhiệm
cơng tác biên phịng và bảo vệ các mục tiêu trọng yếu ở nội địa, lấy tên là Công an
nhân dân Vũ trang, nay là Bộ đội Biên phòng.
Để xây dựng, củng cố BĐBP vững mạnh, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản
thân lực lượng biên phịng, Bác ln cho rằng Đảng, Nhà nước cần quan tâm giúp
đỡ về nhiều mặt, bởi lẽ, đại bộ phận cán bộ, chiến sĩ BĐBP đều công tác ở những
nơi khó khăn, gian khổ, xa trung tâm văn hóa, chính trị... Đó là những lý do để
“Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác rất quan tâm đến các chú... bản thân Bác
thường chú ý đến các chú"(4).
Sự quan tâm thường xuyên của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với BĐBP là rất
sâu sắc và toàn diện. Sự quan tâm ấy trước hết là hệ thống quan điểm cách mạng
và khoa học của Người về cơng tác biên phịng và xây dựng lực lượng nòng cốt,


5

chuyên trách bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Mặt khác, Bác cịn

cùng Trung ương Đảng, Chính phủ đề ra chủ trương, chính sách đúng đắn phù hợp
với điều kiện sống và công tác của BĐBP. Những chỉ thị, nghị quyết... về cơng tác
biên phịng và BĐBP được ban hành lúc sinh thời của Hồ Chí Minh ln được cán
bộ, chiến sĩ BĐBP đón nhận, nhanh chóng đi vào cuộc sống. Những lời động viên
khen ngợi, những phần thưởng mà Hồ Chí Minh dành cho cán bộ, chiến sĩ BĐBP
lập được thành tích xuất sắc trong chiến đấu, công tác và xây dựng đơn vị là biểu
hiện sự quan tâm vô bờ của người.
Mỗi lần đến thăm và làm việc với BĐBP, Bác đều ân cần chỉ bảo những vấn
đề có tính chiến lược trong xây dựng và bảo vệ biên giới. Đặc biệt, dù bận trăm
công ngàn việc, nhưng mỗi lần đến thăm lực lượng, sau lời huấn thị Bác đều có thơ
tặng cán bộ, chiến sỹ. Lần thứ nhất trong buổi lễ thành lập lực lượng CANDVT,
chiều ngày 28 tháng 03 năm 1959, tại Hà Nội, Bác ân cần căn dặn cán bộ, chiến sĩ
Công an nhân dân vũ trang:
"Đồn kết, cảnh giác;
Liêm chính, kiệm cần;
Hồn thành nhiệm vụ;
Khắc phục khó khăn;
Dũng cảm trước địch;
Vì nước quên thân;
Trung thành với Đảng;
Tận tuỵ với dân"
Lần thứ hai, tại Đại hội chiến sĩ thi đua toàn lực lượng CANDVT lần thứ nhất,
ngày 02 tháng 3 năm 1962 ở Hà Nội, Bác vui vẻ động viên, khích lệ cán bộ chiến
sĩ:
"Non xanh nước biếc trùng trùng;
Giữ gìn Tổ quốc ta không ngại ngùng gian lao;


6


Núi cao sự nghiệp càng cao;
Biển sâu, chí khí ta soi vào càng sâu;
Thi đua ta quyết giật cờ đầu".
Những lời dạy của Bác là rất sâu sắc và rất tồn diện, địi hỏi các thế hệ cán
bộ, chiến sĩ BĐBP phải thấm nhuần và thường xuyên học tập, làm theo. Những lời
dạy ấy có thể khái quát trong 6 nội dung là: Tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ
quốc; Dựa vào dân, tận tuỵ với dân; Khắc phục khó khăn gian khổ, quyết tâm hồn
thành nhiệm vụ; Cảnh giác, mưu trí, dũng cảm; Đồn kết nội bộ, đồn kết qn
dân, đồn kết quốc tế; Liêm, chính, kiệm, cần.

Quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, BGQG, Bác còn thường xuyên
căn dặn cán bộ chiến sĩ phải kiên quyết tấn công tội phạm, nhưng cũng cần phải
đảm bảo yếu tố chính trị, nhất là các vụ án vi phạm chủ quyền, an ninh biên giới
quốc gia phải hết sức thận trọng, không nên xử “công khai thành một đợt lớn”, mà
“lâu lâu ta lại xử một vụ”, không nên làm ầm lên, “không cần đăng ồn ào trên báo
chí”. Khi tiến hành “phải xét duyệt các vấn đề đưa ra”, tránh sơ hở vì như vậy “vừa
lộ bí mật, vừa có hại về chính trị"(5). Muốn bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh
BGQG, phải xây dựng BĐBP vững mạnh mọi mặt; Đảng, Nhà nước phải thường


7

xuyên quan tâm, chăm lo xây dựng BĐBP làm cho BĐBP không chỉ khỏe mạnh,
giỏi võ thuật, bơi lội giỏi, chèo thuyền giỏi, mà còn “phải biết bắn súng giỏi, phải
có kỹ thuật”; phải thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với BĐBP.
3. Phát huy vai trò quần chúng nhân dân, bảo vệ chủ quyền, an ninh BGQG
bằng “thế trận lòng dân”.
Kế thừa truyền thống của cha ông “nước lấy dân làm gốc”, “chở thuyền là
dân, lật thuyền cũng là dân”; thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về
vai trò của quần chúng nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định vai trò

to lớn của quần chúng nhân dân đối với cách mạng Việt Nam. Người nói: "Cách
mạng là sự nghiệp của quần chúng, chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh
hùng nào"(6) ; "Nước lấy dân làm gốc", "gốc có vững thì cây mới bền. Xây lầu
thắng lợi trên nền nhân dân"(7).
Để tổ chức, lãnh đạo được quần chúng, phát huy vai trò to lớn của quần chúng
trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh BGQG, đòi hỏi Đảng phải không ngừng
tăng cường mối liên hệ với quần chúng, tích cực tuyên truyền vận động, giác ngộ
quần chúng. Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ: "Trong bầu trời khơng gì q bằng nhân
dân, trong thế giới khơng gì mạnh bằng lực lượng đồn kết của nhân dân"(8). Do
đó, "lực lượng của dân rất to, việc dân vận rất quan trọng, dân vận kém thì việc gì
cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành cơng"(9). Người cịn nói: "làm việc
gì cũng phải có quần chúng, khơng có quần chúng thì khơng thể làm được… Việc
gì có quần chúng tham gia bàn bạc khó mấy cũng trở nên dễ dàng và làm được
tốt"(10).
Trong ngày thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang - nay là Bộ
đội Biên phịng (28/03/1959), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã huấn thị "Công an và Bộ
đội phải cảnh giác, phải biết trấn áp kẻ địch bên trong và bên ngoài… là nhiệm vụ
mà quân đội và công an phải dựa vào nhân dân mới hoàn thành tốt được… Khi tổ
chức được nhân dân thì việc gì cũng làm được"(11) (11). Do đặc điểm sống, hoạt


8

động, cơng tác thường xun gắn bó mật thiết với đồng bào các dân tộc thiểu số,
Hồ Chí Minh nhiều lần chỉ rõ để hoàn thành nhiệm vụ, BĐBP phải dựa vào dân;
công tác dân vận của BĐBP phải chú ý tới lực lượng quần chúng nhân dân các dân
tộc thiểu số với những đặc thù riêng. Theo Hồ Chí Minh, nhân dân vừa là mục
đích, vừa là lực lượng của cách mạng. Do đó: “Bất kỳ việc to, việc nhỏ đều phải
dựa vào lực lượng của nhân dân… việc giữ gìn trật tự an ninh càng phải dựa vào
sáng kiến và lực lượng của nhân dân”(12). Đối với Bộ đội Biên phòng, ngay trong

ngày thành lập lực lượng Bác đã đến dự và huấn thị: “Một vạn công an thì chỉ có
hai vạn tai, hai vạn mắt, hai vạn tay chân, nhưng nhân dân có hàng triệu tai, hàng
triệu mắt, hàng triệu tay chân. Cho nên chúng ta phải dựa vào dân để hoạt
động”(13), dựa vào nhân dân, xây dựng thế trận lòng dân tạo thành “thiên la địa
võng” làm thất bai mọi âm mưu phá hoại của bọn tội phạm và các thế lực thù địch,
phản động. Muốn vậy Bộ đội Biên phòng cần phải chú ý giúp cho mọi cán bộ và
nhân dân địa phương “cải cách dân chủ ở miền núi”; phải cùng ăn, cùng ở, cùng
làm, cùng nói tiếng dân tộc; phải thực sự coi đồn là nhà, biên giới là quê hương,
đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt.
Thấm nhuần những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về vai trị quần chúng và cơng tác VĐQC, Đảng và Nhà nước ta luôn
kế thừa, phát triển và cụ thể hóa những quan điểm, tư tưởng đó trong bảo vệ Tổ
quốc cũng như quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Điều đó thể hiện rõ
nét và nhất quán cả về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta
trong suốt quá trình lãnh đạo nhân dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của cách
mạng Việt Nam. Đồng thời, từ tổng kết sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc qua các thời kỳ,
Đảng ta đã xây dựng và ngày càng hoàn thiện đường lối quốc phịng tồn dân và an
ninh nhân dân. Ngày nay, đường lối quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân có
bước phát triển mới và yêu cầu mới, nhưng vai trò của quần chúng nhân dân vẫn là
nền tảng, là cội nguồn thắng lợi của sự nghiệp cách.


9

4. Xây dựng biên giới hịa bình, hữu nghị với các nước láng giềng, là giải
pháp hữu hiệu góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh BGQG.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ln cho rằng, mọi thắng lợi của cách mạng nước ta
gắn bó chặt chẽ với sự đồn kết, ủng hộ quốc tế. Vì vậy, thắng lợi của cơng tác bảo
vệ, giữ gìn chủ quyền, an ninh BGQG không thể tách rời việc xây dựng một đường
biên giới hịa bình, hữu nghị với các nước láng giềng.

Ngay từ năm 1919, Hồ Chí Minh đã đề cập vấn đề các nước láng giềng của
Việt Nam. Người chỉ rõ, sẽ là phi lý nếu Việt Nam lại có thể tồn tại biệt lập với các
nước láng giềng. Có thể nói, Hồ Chí Minh là người hiểu rõ hơn ai hết vai trò quan
trọng của việc xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị với các nước láng giềng. Vì
vậy, khi nói về quan hệ với các nước láng giềng nói chung, xây dựng biên giới hịa
bình, hữu nghị nói riêng, Hồ Chí Minh thường sử dụng các từ “đặc biệt”, “lâu đời”,
“khăng khít”, “như anh, em ruột thịt”, “như răng với mơi”,... Hồ Chí Minh khẳng
định chính sách đối ngoại của Việt Nam là làm bạn với mọi nước dân chủ, “nhất là
các nước láng giềng”. Với quan điểm “giúp bạn là tự giúp mình”, việc xây dựng
cho được biên giới hịa bình, hữu nghị với các nước láng giềng có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng khơng những làm triệt tiêu cơ sở, điều kiện nảy sinh các vi phạm về chủ
quyền biên giới của nhau, mà còn tạo cơ sở, điều kiện xây dựng “phên dậu” vững
chắc, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới “từ xa”.
Những năm tới, hồ bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo trong
quan hệ quốc tế; kinh tế thế giới và khu vực sẽ được phục hồi và phát triển… Tuy
nhiên, vẫn tiềm ẩn những nhân tố bất ổn khó lường. Tồn cầu hố kinh tế tạo ra cơ
hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức, nhiều yếu tố bất bình đẳng,
gây khó khăn lớn cho các quốc gia, dân tộc, nhất là các nước đang phát triển. Các
nước khu vực Đông Nam Á đều chủ trương tiếp tục giữ vững quan hệ hồ bình,
hợp tác và ổn định, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết liên
quan đến lãnh thổ, tài nguyên trên biển, trên bộ. Các nước có chung biên giới với


10

Việt Nam đang trên đà phát triển ổn định, có nhiều điểm đồng thuận, nhưng cũng
còn tồn tại nhiều vấn đề cần được giải quyết với tinh thần hịa bình, hữu nghị, tơn
trọng độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ của nhau.
Đối với nước ta, do thành tựu của hơn 20 năm đổi mới đem lại, chính trị tiếp
tục ổn định, kinh tế tăng trưởng hàng năm ở mức cao, quốc phòng, an ninh được

củng cố, vị thế của nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Song,
bên cạnh những thuận lợi cơ bản, nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn thử
thách khơng nhỏ. Chủ nghĩa đế quốc tiếp tục đẩy mạnh âm mưu chiến lược
“DBHB”, đặc biệt trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá; chúng dùng nhiều thủ đoạn để
xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
thúc đẩy “tư nhân hố về kinh tế”, kích động “tự do hố về chính trị”, “phi chính
trị hố qn đội”… nhằm vơ hiệu hố sức mạnh và mục tiêu chiến đấu của qn
đội, khuyến khích tự do vơ chính phủ, tự do kinh tế; tiếp tay cho bọn phản động
lưu vong thành lập nhà nước “Đê Ga tự trị” ở Tây Nguyên, hay nhà nước “Khơme
Crôm” ở Tây Nam Bộ, và “Vương quốc H’Mông” ở Tây Bắc… tiến tới gây mất ổn
định chính trị, trật tự xã hội, tạo ra một số “điểm nóng”, lấy cớ can thiệp vào nội bộ
ta như kịch bản mà chúng đã thực hiện ở một số nước Đơng Âu…
Tình hình trên sẽ tác động trực tiếp đến các địa bàn biên giới, đặt ra cho công
tác bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, biển đảo thời gian tới những yêu cầu,
nhiệm vụ mới nặng nề hơn. Để tổ chức quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an
ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới, góp phần cùng tồn đảng, toàn quân,
toàn dân thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam,
chúng ta cần quán triệt và thực hiện tốt những tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch
Hồ Chí Minh “về bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia”.



×