Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về cách lãnh đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.64 KB, 5 trang )

Kỷ yếu hội thảo khoa học: "CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

MỘT TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC VỀ GIÁO DỤC VÀ SƯ PHẠM". pp. 34-38

TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH LÃNH ĐẠO

TS. Hoàng Minh Thao
Học viện Quản lý Giáo dục
Chỉ sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời 2 năm, tháng 10
năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (với bút danh
X, Y, Z). Tác phẩm rất khiêm nhường, để lại trong lòng người đọc những quan điểm
tư tưởng lớn về xây dựng tổ chức, xây dựng tổ chức Đảng trong điều kiện Đảng ta
đã nắm chính quyền.
Điểm lại nội dung, chúng ta thấy tác phẩm được trình bày chặt chẽ, súc tích
với 6 phần hịa quyện vào nhau (1. Phê bình và sửa chữa; 2. Mấy điều kinh nghiệm;
3. Tư cách và đạo đức cách mạng; 4. Vấn đề cán bộ; 5. Cách lãnh đạo; 6. Chống
thói ba hoa). Trong bài viết này chúng tôi tập trung vào việc tìm hiểu, học tập quan
điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cách lãnh đạo.
Đọc tồn bộ phần 5 của tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, chúng ta học tập được
ba hướng tiếp cận đổi mới cách lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Một là, nhận thức thật sâu sắc khái niệm lãnh đạo và kiểm sốt.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh "Lãnh đạo đúng nghĩa là:
1. Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng. Mà muốn thế thì nhất định
phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng. Vì dân chúng chính là những người chịu
đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của ta.
2. Phải tổ chức sự thi hành cho đúng. Mà muốn vậy, khơng có dân chúng giúp
sức thì khơng song.
3. Phải tổ chức kiểm soát, mà muốn kiểm soát đúng thì cũng phải có quần
chúng giúp mới được".
Người lãnh đạo được đánh giá là người lãnh đạo đúng, lãnh đạo tốt, nghĩa là
làm tốt 3 việc trên (quyết định, thi hành và kiểm sốt). Trong q trình thực hiện


3 việc này, người lãnh đạo phải có mối liên hệ chặt chẽ giữa mình với các tầng lớp
người, với dân chúng. Nếu cách xa dân chúng, không liên hệ chặt chẽ với dân chúng,
cũng như đứng lơ lửng giữa trời, nhất định thất bại.
Theo chúng tơi có thể hình thành sơ đồ biểu diễn mối liên hệ giữa quyết định,
thi hành, kiểm soát với dân chúng trong lãnh đạo như sau:
34


Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về cách lãnh đạo

Lãnh đạo đúng

Lãnh đạo đúng
Trong quá trình lãnh đạo, người lãnh đạo phải học hỏi kinh nghiệm của dân
chúng, vì sự hiểu biết kinh nghiệm của người lãnh đạo cũng chưa đủ cho sự lãnh
đạo đúng đắn. Nghĩa là phải lắng nghe ý kiến của đảng viên, của nhân dân, của
những người không quan trọng. Những người lãnh đạo chỉ trơng từ trên xuống, vì
vậy sự trơng thấy có hạn. Trái lại dân chúng trông thấy từ dưới lên, nên sự trơng
thấy cũng có hạn. Muốn giải quyết vấn đề cho đúng, ắt phải họp kinh nghiệm cả
hai bên lại.
Chọn người và thay người là một vấn đề quan trọng trong việc lãnh đạo. Chọn
ai, thải ai, thay ai phải cân nhắc kỹ. Cần thải những người mắc phải bệnh quan liêu,
bệnh bàn giấy, không làm được việc. Cần thay người cơng thần cách mạng, ngang
tàng, khơng giữ gìn kỷ luật, khơng dùng hạng người nói sng vào cơng việc thực
tế.
Muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy; muốn biết các Nghị quyết có
được thi hành khơng, thi hành có đúng không; muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua
chuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm sốt. Tại sao phải kiểm sốt? Vì ba điều mà
cần phải có kiểm sốt:
- Có kiểm sốt mới biết rõ cán bộ và nhân viên tốt hay xấu.

35


Hoàng Minh Thao

- Mới biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của các cơ quan.
- Mới biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của các mệnh lệnh và Nghị quyết.
Kiểm sốt có 2 cách: Từ trên xuống (người lãnh đạo kiểm sốt kết quả những
cơng việc của cán bộ) và từ dưới lên (quần chúng và cán bộ kiểm soát sự sai lầm
của người lãnh đạo và bày tỏ sửa chữa sai lầm).
Hai là, hành động đúng với những điều đã nhận thức bằng cách liên hợp.
1. Liên hợp chính sách chung với sự chỉ đạo riêng.
2. Liên hợp người lãnh đạo với quần chúng.
Liên hợp chính sách chung với chỉ đạo riêng là sự liên hợp về chủ trường đường
lối chung với sự vận dụng chính sách chung trong chỉ đạo riêng từng đơn vị, từng địa
phương cụ thể. Chính sách chung, kêu gọi chung rất cần thiết, thiếu nó khơng thể
động viên khắp quần chúng được. Song, nếu người lãnh đạo chỉ làm chung mà không
trực tiếp nhằm một nơi nào đó, thực hành cho kỳ được, rồi lấy kinh nghiệm nơi đó
mà chỉ đạo những nơi khác, thì khơng thể biết được chính sách của mình đúng hay
sai. Cũng khơng thể làm cho nội dung của chính sách đó đầy đủ, thiết thực. Bất kỳ
người lãnh đạo nào nếu không học tập nổi những việc thiết thực, những người thiết
thực và những bộ phận thiết thực của cấp dưới, để rút kinh nghiệm thì nhất định
khơng biết chỉ đạo chung cho tất cả các bộ phận.

Cách lãnh đạo 1
Liên hợp người lãnh đạo với quần chúng bằng cách nào? Bằng cách hình thành
nhóm trung kiên, nhóm người hăng hái. Sự hăng hái của nhóm trung kiên liên hợp
với sự hăng hái của quần chúng làm cho phong trào của quần chúng phát triển. Bất
kỳ nơi nào có quần chúng, thì nhất định có ba hạng người: hạng hăng hái, hạng vừa
vừa, và hạng kém. Trong ba hạng đó, hạng vừa vừa, hạng ở giữa là nhiều hơn hết;

hạng hăng hái, hạng kém đều ít hơn. Vì vậy, người lãnh đạo phải dùng hạng hăng
hái làm trung kiên cho sự lãnh đạo, do trung kiên đó mà nâng cao hạng vừa vừa
và kéo hạng kém tiến lên. Nhóm trung kiên được hình thành từ trong quần chúng,
cần phải luôn luôn cất nhắc, thay thế những người cũ bị đào thải hoặc vì tài khơng
xứng chức hoặc hủ hóa.
36


Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về cách lãnh đạo

Những nơi cơng việc khơng chạy đều vì khơng có nhóm lãnh đạo mật thiết
liên hợp với quần chúng, Thí dụ: Trong một trường học, nếu khơng có một nhóm
thầy giáo, cán bộ và học sinh hăng hái nhất trong trường, từ mười người đến vài
mươi người, đoàn kết thành nhóm trung kiên lãnh đạo, thì cơng việc của trường đó
nhất định uể oải.

Cách lãnh đạo 2
Cơng việc càng phức tạp, khó khăn thì sự lãnh đạo càng phải liên hợp chặt
chẽ với quần chúng, càng phải liên hợp chặt chẽ chính sách chung với chỉ đạo riêng
để phá tan cách lãnh đạo lờ mờ, quan liêu, chủ quan, bàn giấy, khơng hiệu quả.
Ba là, trong q trình lãnh đạo thể hiện rõ thái độ học hỏi quần chúng nhưng
không theo đuôi quần chúng.
Tại sao phải học quần chúng? Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lãnh đạo
phải học hỏi quần chúng vì "Dân chúng rất khéo léo, rất hăng hái, rất anh hùng. . .
chúng ta phải học dân chúng, phải hỏi dân chúng, phải hiểu dân chúng. . . Dân chúng
đồng lịng, việc gì cũng làm được, dân chúng khơng ủng hộ, việc gì làm cũng khơng
nên".
Làm việc với dân chúng có hai cách:
- Cách thứ nhất: Làm theo cách quan liêu. Cái gì cũng dùng mệnh lệnh ép
dân chúng làm. Đóng cửa lại mà đặt kế hoạch, viết chương trình rồi đưa ra cột vào

cổ dân chúng, bắt dân chúng theo.
- Cách thứ hai: Làm theo cách quần chúng. Việc gì cũng hỏi ý kiến dân chúng,
cùng dân chúng bàn bạc. Giải thích cho dân chúng hiểu rõ, được dân chúng đồng ý.
Do đó dân chúng vui lòng ra sức làm.
Đặc điểm rõ nhất trong tư tưởng của dân chúng là họ hay so sánh. Họ so sánh
bây giờ và so sánh thời kỳ đã qua. Họ so sánh từng việc và họ so sánh toàn bộ phận.
Do sự so sánh họ thấy chỗ khác nhau, họ thấy mối mâu thuẫn. Rồi lại do đó, họ kết
luận, họ đề ra cách giải quyết. Dân chúng so sánh đúng, giải quyết đúng, là vì tai
mắt họ nhiều, việc gì họ cũng nghe, cũng thấy. Vì sự so sánh kỹ càng đó mà cách
giải quyết của dân chúng bao giờ cũng gọn gàng, hợp lý, cơng bình.
37


Hồng Minh Thao

Cố nhiên, khơng phải dân chúng nói gì, cán bộ cũng cứ nhắm mắt nghe theo.
Người cán bộ phải dùng cách so sánh của dân chúng mà tự mình so sánh. Nghĩa là
đem các ý kiến khác nhau để so sánh kỹ, phân tích kỹ các nội dung của các tầng
lớp xã hội có cái ý kiến đó. Tìm ra mối mâu thuẫn trong những ý kiến khác nhau
đó. Xem rõ cái nào đúng, cái nào sai. Chọn lấy ý kiến đúng, đưa ra cho dân chúng
bàn bạc, lựa chọn lại, để nâng cao dần sự giác ngộ của dân chúng.
Thế gọi là: Tập trung ý kiến, ra sức thi hành.
So đi sánh lại, phân tích rõ ràng là cách làm việc có khoa học. Mỗi cơng việc,
chúng ta đều phải làm như thế. Làm như thế mới tránh khỏi cái độc đoán, mới
tránh khỏi sai lầm.
Muốn cho công việc chạy đều, phải kiên quyết thực hành theo nguyên tắc:
- Việc gì cũng phải học hỏi và bàn bạc với dân chúng, giải thích cho dân chúng.
- Tin vào dân chúng.
- Chớ khư khư giữ theo "sáo cũ".
- Tuyệt đối không nên theo đuôi quần chúng.

- "Phải đưa chính trị vào giữa dân gian".
Trước kia, việc gì cũng từ “trên dội xuống". Từ nay việc gì cũng phải từ "dưới
nhoi lên".
Có thể nói Sửa đổi lối làm việc là cuốn sách đề cập đến những vấn đề cốt lõi
nhất, quan trọng nhất về xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, về xây dựng Đảng,
những nội dung trình bày về cách lãnh đạo trong tác phẩm vừa có sự khái quát
cao, vừa có những mặt cụ thể, chi tiết. Ngày nay, sau hơn sáu mươi năm, đọc lại và
suy ngẫm cách lãnh đạo trong cuốn sách, chúng ta càng thấm thía giá trị lý luận và
thực tiễn của nó. Tư tưởng về cách lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đang
cịn lấp lánh trong cơng cuộc đổi mới đất nước, đổi mới cách lãnh đạo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. X. Y. Z. Sửa đổi lối làm việc. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội 2002.
[2]. Hồ Chí Minh tồn tập. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội 1995. Tập 5,
tr 273.
[3]. Ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ. Viện Khoa học - Tổ chức Nhà nước. Đạo đức,
phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 1998.
[4]. Hồng Minh Thao. Tìm hiểu một số ý kiến của Hồ Chí Minh về Tâm lý học
quản lý. Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp. Số 11, năm 1999.

38



×