Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu TRANH THỦY MẶC pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.25 KB, 6 trang )

TRANH THỦY MẶC
Thủy mặc (là nước hòa với mực), chất liệu chính của các tác phẩm hội họa cổ đại. Được
vẽ bằng bút lông, dùng thuốc nước hoặc mực nho trên giấy xuyến chỉ (loại giấy làm thủ
công nhưng rất cao cấp, trắng, mịn, chứ không phải hơi vàng ngà và sần như giấy dó của
tranh Đông Hồ), họa sĩ vẽ thủy mặc phải hơn cả một võ sư: tích đủ nội công lại đầy cảm
xúc, ý tưởng rồi mới hạ bút, vì đặc điểm của giấy xuyến chỉ là rất thấm mực, bút vẽ nét
nào ăn nét ấy, không thể sửa chữa. Sắc màu của mực đậm hay nhạt tùy vào nét bút đưa
đường nét và tạo hình thế nào, tạo ra thay đổi bất ngờ. Cây bút lông và nghiên mực nho
có sức biểu hiện to lớn, đưa người xem vào góc độ thẩm mỹ tao nhã. Vì vậy mà hai chữ
bút mực không chỉ là những công cụ và phương tiện trong thư pháp và hội họa mà cũng
chính là từ gọi thay cho nghệ thuật thư pháp hội họa.
Hội họa dùng màu nước đã có tại Trung Hoa cách đây hơn 2000 năm. Các họa sĩ đã sử
dụng chất liệu tuyệt hảo của màu sắc với các đặc điểm tươi tắn, dễ dùng và sống động để
diễn đạt triết lý của họ về cuộc sống. Cùng với cây bút làm bằng lông thú, họ đã tạo được
những góc cạnh đầy ấn tượng về phong cảnh có cây cối sung mãn và động vật đa dạng.
Tất cả đã tạo nên được những nét hài hòa trong thiên nhiên và sự hòa điệu của thế giới tự
nhiên với con người.
Muốn hội nhập vào thế giới tranh thủy mặc, chúng ta cần phải gạt sang một bên các khái
niệm về nghệ thuật của phương Tây. Lý thuyết tranh thủy mặc gắn liền với một nền triết
học mà trong đó người ta tư duy về sự đồng nhất của sự vật. Tính cá thể nội tại được thể
hiện bàng bạc trong tính đại đồng của sự vật.
Người xưa thường nói: Văn là người, nhưng có lẽ Họa cũng là người, xem tranh để biết
người. Hội họa thủy mặc không nhằm trình bày – bởi chủ đề của bức họa là phần thực tế
sâu thẳm nằm trong đề tài, nghĩa là cái hồn sống động nằm sâu sau cái nhìn bên ngoài
hiển hiện.
Tranh thủy mặc có ba đề tài chủ yếu: sơn thủy, hoa điểu và nhân vật . Thông thường
tranh thủy mặc truyền thống có hai cách cấu trúc không gian tạo hình là “Thấu thị tẩu
mã” và “Thấu thị phi điểu”.
“Thấu thị tẩu mã” là lối cấu trúc không gian như nhìn từ trên mình ngựa đang chạy, hình
ảnh trong tranh được thể hiện theo lối chạy dài, di chuyển theo hàng ngang. Không phải
gần vẽ to, xa vẽ nhỏ như lối nhìn không gian khách quan theo luật viễn cận của nghệ


thuật Tây phương, mà trái lại những điểm gần vẽ nhỏ, điểm xa vẽ to.
“Thấu thị phi điểu” là lối cấu trúc không gian như nhìn từ trên lưng một con vật đang bay
nhìn xuống. Vì thế hình ảnh trong tranh từ gần đến xa đều bằng nhau và như chồng lên
nhau theo hàng dọc hoặc sắp xếp thành nhiều tầng nhiều lớp. Tiêu biểu cho lối cấu trúc
này là thể loại tranh đứng miêu tả sự hùng vĩ của thiên nhiên.
Để có thể diễn đạt được hai cách cấu trúc không gian tạo hình này, đòi hỏi người họa sĩ
tranh Thủy mặc phải phát huy trí tưởng tượng của mình để tạo nên những bức tranh rung
động người xem.
Những bức họa về núi và thiên nhiên của các họa sĩ Trung Quốc










×