Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Giáo trình Thực hành Di truyền học thực vật: Phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.85 MB, 124 trang )

PHẦN B - QUY LUẬT DI TRUYỀN CỦA TÍNH TRẠNG
Bài 5. PHÂN TÍCH DI TRUYỀN TÍNH TRẠNG CHẤT LƢỢNG
Mục đích nắm được đặc điểm của phương pháp phân tích di truyền để nghiên cứu
bản chất di truyền ở mức cơ thể. Phân tích di truyền tính trạng chất lượng nhằm đánh
giá tính trạng do một gen kiểm sốt và hai gen kiểm sốt. Áp dụng phép kiểm định Khi
bình phương (χ2) để đánh giá kết quả.
5.1. PHƢƠNG PHÁP VÀ NGUYÊN TẮC PHÂN TÍCH DI TRUYỀN
5.1.1. Nguyên tắc của phƣơng pháp phân tích di truyền
Nhƣ đã biết phân tích lai là phƣơng pháp cơ bản và đặc thù của di truyền học.
Phƣơng pháp này bao gồm việc tiến hành lai và nghiên cứu sự di truyền các tính trạng
và tính chất riêng rẽ ở cơ thể lai qua các thế hệ. Con cái thu đƣợc từ phép lai các dạng
bố mẹ khác nhau về các tính trạng và tính chất di truyền gọi là con lai, cịn q trình thu
nhận các con lai gọi là sự lai.
Gregor Mendel là ngƣời đầu tiên đã tiến hành các thí nghiệm về lai hữu tính trên
thực vật vào những năm 1856 – 1865, cụ thể là ở đậu Hà Lan. Ông theo dõi tỷ mỉ sự
biểu hiện các tính trạng của các dạng bố mẹ, đem lai ở các thế hệ lai kế tiếp nhau và đã
rút ra những quy luật cơ bản đặt nền móng cho sự ra đời của di truyền học sau này. Sở
dĩ Mendel thu đƣợc kết quả nhƣ vậy vì ơng đã khơng đi theo phƣơng pháp nghiên cứu
của các tác giả đƣơng thời, mà tiến hành với các phƣơng pháp nghiên cứu riêng, độc
đáo của mình và sau đó đã trở thành cơ sở của phƣơng pháp phân tích di truyền:
1. Để lai cần chọn các bố mẹ khởi đầu là những cây thuần chủng (đƣợc chọn lọc
qua nhiều đời tự thụ phấn, các tính trạng nghiên cứu đã đƣợc ổn định) phân biệt theo
một số tính trạng tƣơng phản rõ nét. Khi tiến hành lai và theo dõi qua các thế hệ, ông
chỉ chú ý đến cặp tính trạng tƣơng phản quan tâm, bỏ qua các tính trạng khác.
2. Trong mỗi thế hệ lai, cần nghiên cứu mỗi cặp tính trạng tƣơng phản một cách
riêng rẽ, khơng tính đến những sai khác giữa các cây lai.
3. Sử dụng tốn thống kê để tính tốn một cách chặt chẽ số lƣợng các con lai theo
từng tính trạng tƣơng phản ở các thế hệ.
4. Tiến hành phân tích di truyền các tính trạng ở con lai theo từng cá thể một cách
riêng rẽ qua các thế hệ.
Sau khi phân tích các thí nghiệm, Mendel đã rút ra các quy luật cơ bản về sự


truyền đạt các tính trạng qua các thế hệ, đó là sự di truyền theo các nhân tố tách biệt
(khơng phải theo tính chất hịa hợp nhƣ trong thuyết Pangen của Darwin). Điều đó nói
lên tính trạng đƣợc kiểm tra bởi nhân tố di truyền mà sau này đƣợc gọi là gen.

51


Mặc dù chƣa có những minh chứng về tính kế thừa vật chất di truyền qua các thế
hệ, nhƣng Mendel đã tiên đốn về quy luật này. Đó là giả thuyết của ông về nhân tố di
truyền tồn tại theo một ở giao tử và tồn tại theo hai ở cơ thể, từ đó đã đƣa ra các sơ đồ
diễn giải các quá trình di truyền. Khoa học về sau đã phát hiện ra đôi nhiễm sắc thể
tƣơng đồng và cơ sở kế thừa vật chất di truyền qua các thế hệ.
Những đóng góp to lớn của Mendel thể hiện ở sự thiết lập các quy luật cơ bản về
sự di truyền và đặt nền móng cho phát triển di truyền hiện đại. Ngày nay trong phân tích
di truyền các tính trạng nhân loại vẫn tuân thủ và thực hiện theo các đặc điểm của
phƣơng pháp phân tích di truyền mà Mendel đƣa ra.
Các kí hiệu thƣờng đƣợc sử dụng trong phân tích di truyền:
– P – bố mẹ. Mẹ kí hiệu ♀, bố kí hiệu ♂.
– Lai hữu tính kí hiệu bằng dấu nhân (x), trong sơ đồ lai thƣờng viết mẹ trƣớc
bố sau.
– F – chỉ thế hệ con lai, các chỉ số F1, F2…Fn là các thế hệ thứ nhất, thứ hai,…
thứ n.
– Con lai lai lại với bố mẹ kí hiệu Fb.
5.1.2. Nguyên tắc về kỹ thuật lai ở một số cây trồng
5.1.2.1. Nguyên tắc chung
Kỹ thuật lai ở thực vật đƣợc thực hiện bằng việc đƣa phấn lên nhụy hoa do con
ngƣời tiến hành. Kỹ thuật chi tiết của việc lai tạo thƣờng là khác nhau và có đặc trƣng
riêng, phụ thuộc vào từng đối tƣợng cụ thể. Nhƣng kỹ thuật lai của các loại cây trồng
đều bao gồm các bƣớc: Chọn cặp bố mẹ và chuẩn bị cây lai; khử đực và bao cách ly và
thụ phấn.

a. Công việc chuẩn bị cho lai
Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết nhƣ: Panh, kéo, thẻ đánh dấu, bao cách ly, lọ/túi
màu đen đựng hạt phấn. Bao cách ly có thể đƣợc làm từ giấy dầu hay những mảnh
polyetylen cắt theo hình chữ nhật với kích thƣớc cần thiết. Gấp đôi, gấp các mép và dán
hay khâu lại đối với giấy dầu, cịn nếu dùng polyetylen thì có thể sử dụng một mỏ hàn
nhiệt để dán lại. Bao cách ly phải có độ trong cần thiết và đủ dai khi gặp mƣa, nhanh
khô khi bị ƣớt. Thẻ đánh dấu có thể đƣợc làm từ giấy dầu, cắt thành các dải rộng 4 –
5cm. Sau đó cắt dải giấy thành những đoạn từ 10 – 12 cm. Sử dụng những đoạn giấy
này làm thẻ, mỗi thẻ đục một lỗ ở mép và luồn một sợi dây nhỏ hay chỉ khâu để buộc
lên cây.
b. Chọn cây bố mẹ và chuẩn bị cây lai
Sau khi đã xác định đƣợc tổ hợp lai, chọn đƣợc cặp bố mẹ cần trồng cây để có vật
liệu lai. Thƣờng thì cây lai đƣợc trồng ở ruộng riêng, đƣợc chăm sóc chu đáo để chúng
sinh trƣởng và phát triển bình thƣờng. Cần nghiên cứu kỹ vật liệu lai để bố trí sao cho

52


cây bố và cây mẹ nở hoa trùng khớp. Nếu cần có thể sử dụng các biện pháp đặc biệt để
điều chỉnh bố mẹ ra hoa cùng nhau nhƣ xử lý ánh sáng, xử lý nhiệt độ thấp, dùng chất
điều tiết sinh trƣởng… Chọn cây sinh trƣởng tốt, khỏe mạnh, điển hình, trồng ở ruộng
kỹ thuật cao hoặc trồng trong chậu ở trong nhà kính để dễ chăm sóc và bảo quản. Để
khử đực thụ phấn có hiệu quả cần nghiên cứu cấu tạo hoa, thời gian nở hoa, sức sống
hạt phấn, cấu tạo nhụy cái. Điều chỉnh thời gian nở hoa bằng cách gieo lệch ngày (giống
ra hoa sớm gieo sau).
Chọn cây lai, cắt bỏ các cây không dùng cho phép lai, loại bỏ lá chết, lá vàng úa,
cắt bỏ hoa thừa. Trong các cây đƣợc dùng để lai chọn những chùm hoa, những hoa ra
sớm nhất, loại bỏ các hoa phát triển khơng đầy đủ (chƣa hồn chỉnh) hay những hoa đã
tàn, chỉ để lại những hoa dùng cho lai. Ngồi ra cịn bỏ tất cả các phần của cụm hoa và
của hoa làm cản trở đến việc khử đực và thụ phấn. Ví dụ: Với lúa, ở cây mẹ chỉ cần giữ

một số hoa nhất định 15 – 20 hoa/bơng, hoa khơng non, khơng già và có bao phấn mọc
đến 2/3 vỏ trấu.
c. Khử đực và bao cách ly
Khử đực: Là việc tách tất cả các bao phấn ra khỏi hoa cây mẹ để phấn của nó
khơng rơi vào đầu nhụy. Việc khử đực đƣợc thực hiện cả ở cây tự thụ phấn và cây giao
phấn. Đối với các cây có hoa đơn tính mà ở chúng hoa đực hồn tồn riêng rẽ thì khơng
cần khử đực, công việc đơn giản là cắt bỏ hoa đực vào những lúc thích hợp (ví dụ ở
ngơ, bầu bí và ở các cây khác).
Các hoa ở cây mẹ phải đƣợc khử đực triệt để trƣớc khi nhị đực tung phấn. Đây là
khâu quan trọng đặc biệt ở cây tự thụ phấn. Khi khử đực không đƣợc làm tổn thƣơng
nhụy, không làm vỡ bao phấn và phải loại bỏ hết nhị. Thơng thƣờng ở hầu hết các lồi
cây trồng đều tiến hành khử đực vào chiều hôm trƣớc và thụ phấn vào sáng hôm sau.
Tuy nhiên, cần nghiên cứu kỹ đặc tính nở hoa của từng lồi cây để xác định thời điểm
khử đực tốt nhất sao cho bộ phận đực bị tiêu diệt nhƣng bộ phận cái vẫn nguyên vẹn,
sức sống bình thƣờng. Có rất nhiều phƣơng pháp khử đực khác nhau đƣợc xếp thành 3
nhóm: 1) Khử đực bằng tay: Những loại cây có hoa đủ lớn, dễ phân biệt các bộ phận
của hoa (lúa, cà chua, đậu…) dùng panh gắp bỏ hết bao phấn ở hoa của cây mẹ, khơng
làm tổn thƣơng đầu vịi nhụy; 2) Khử đực bằng máy: Dùng máy hút chân khơng có vịi
nhỏ để hút bỏ các bao phấn và 3) Khử đực bằng hóa chất: Áp dụng cho những cây có
hoa rất nhỏ, xử lý hóa chất vào thời kỳ phân hóa hoa để diệt giao tử đực mà không làm
ảnh hƣởng đến giao tử cái. Các loại hóa chất thƣờng dùng là Hydrazid của axít malic,
ester thơm.
Nhìn chung, khi khử đực thƣờng để lại bao hoa (vì nó đóng vai trị quan trọng
trong việc nảy mầm của hạt phấn và sự lớn lên của ống phấn). Tuy nhiên, trong một số
trƣờng hợp cần thiết khi khó tách các bao phấn ở những cây có hoa rất bé (ví dụ hoa đậu
tƣơng) và với mục đích nâng cao hiệu suất lao động thì mới tiến hành khử đực đồng
thời với việc tách cả bao hoa.

53



Sau khi khử đực, dùng thẻ ghi tên giống, ngƣời khử, ngày khử và cần bao cách ly
để tránh sự xâm nhập của hạt phấn lạ. Đối với các cây có hoa đơn tính hoặc các dịng
bất dục thì khơng cần khủ đực mà chỉ cần bao cách ly trƣớc khi hoa nở từ 12 – 20 giờ.
Vật liệu cách ly thƣờng dùng là túi giấy dầu hay polyetylen (kích thƣớc của bao tùy
thuộc vào đối tƣợng nghiên cứu), có độ trong cần thiết và đủ dai khi gặp mƣa, nhanh
khơ khi bị ƣớt (nhƣ trình bày ở mục a). Ở chỗ buộc bao dƣới lớp polyetylen hay giấy
dầu cần lót một lớp bơng mỏng để ngăn cản sự xâm nhập của côn trùng.
d. Thụ phấn
Thụ phấn là việc đƣa vào vòi nhụy hoa cây mẹ phấn của hoa cây bố (cây cho),
đƣợc tiến hành sau khi khử đực một vài ngày tùy thuộc vào đối tƣợng và điều kiện thời
tiết. Thời tiết lạnh, trời u ám và mƣa nhiều làm chậm trễ sự chín của nhụy và các bao
phấn, cịn thời tiết khơ và nóng thúc đẩy q trình này nhanh hơn. Việc thụ phấn phải
tiến hành vào lúc nhụy hoa hồn tồn chín và sẵn sàng tiếp nhận hạt phấn. Tuổi của hạt
phấn thích hợp nhất cho việc thụ phấn và thời gian sống của nó đƣợc xác định theo khả
năng tạo hạt của nhụy. Ở một số trƣờng hợp đặc biệt sẽ tiến hành thụ phấn lặp lại (tức là
đƣa hạt phấn lên nhụy liên tục một số ngày).
Hoa của cây bố có phấn đã chín đƣợc thu thập cho vào một hộp, sau đó đƣa hạt
phấn lên đầu nhụy bằng bút lông mềm hoặc một dụng cụ khác nào đó. Thời điểm thụ
phấn tốt nhất là buổi sáng vào lúc hoa nở tự nhiên (khoảng từ 7 – 10 giờ). Không thụ
phấn cho hoa vào lúc mƣa hay những lúc quá nóng trong ngày. Sau khi thụ phấn ghi
vào thẻ tổ hợp lai, ngƣời thụ phấn, ngày thụ phấn sau đó đeo thẻ lên cây mẹ. Nên lai với
một số lƣợng nhất định để ở F1 có khoảng 100 cây lai, F2 có từ 500 – 1.000 cây. Số
lƣợng hoa lai này bảo đảm tạo đƣợc nhiều dạng lai. Cây lai sau đó phải đƣợc theo dõi
thƣờng xuyên để phòng chống dịch hại cây, quả và hạt lai. Bón đầy đủ dinh dƣỡng để
cây sinh trƣởng phát triển tốt. Khi hạt lai chín phải thu hoạch kịp thời, ghi ngày thu
hoạch, bảo quản hạt lai cẩn thận để sử dụng trong các giai đoạn tiếp theo.
5.1.2.2. Kỹ thuật lai ở ngô
Hạt ngô của các dạng bố mẹ đƣợc gieo với khoảng cách 60 × 70 × 30, sao cho cứ
hai hàng cây mẹ thì có một hàng cây bố và sau đó cắm một bảng đánh dấu các dạng bố

mẹ ở gần hàng ngô đã gieo. Đối với cây mẹ, khi cây mới nhú cờ thì cần loại bỏ ngay đi,
khơng để cho bơng cờ xịe ra và phơi màu. Lúc bắp mới nhú khỏi bẹ lá trƣớc khi phun
râu thì phải dùng bao cách ly bao bắp lại.
Cờ ngô cũng đƣợc bao cách ly bằng giấy dầu hay giấy bóng mờ (polyetylen) vào
lúc bắt đầu nở hoa (tung phấn) và không muộn hơn 24 tiếng trƣớc khi thụ phấn. Khi cây
mẹ phun râu, tiến hành thu phấn từ cây bố, lấy phấn vào lúc 7 – 8 giờ sáng. Nhẹ nhàng
rung các phấn vào bao cách ly cờ, sau đó đem rắc lên các vịi nhụy (râu ngô).
Sau khi thụ phấn, dùng túi cách ly bao kín bắp lại, khi râu đã thâm hết thì bỏ bao
cách ly đi. Mỗi bắp buộc một thẻ ghi cơng thức lai, ngày thụ phấn. Những hạt chín trên
bắp ngô ở năm lai là thế hệ hạt lai F1. Trên chúng có thể quan sát đƣợc biểu hiện của

54


tính trạng trội. Năm sau gieo hạt F1, mọc thành cây F1, cho chúng tự thụ phấn bắt buộc
sẽ thu đƣợc hạt lai F2. Tập trung các hạt F2 để phân tích sự di truyền của những tính
trạng cần nghiên cứu.
5.1.2.3. Kỹ thuật lai ở đậu Hà Lan
Hạt đậu Hà Lan của các dạng bố mẹ đã chọn đƣợc gieo trong vƣờn thí nghiệm với
hàng cách hàng 50 – 60 cm, nếu gieo dày quá sẽ không thuận tiện cho việc tiến hành lai.
Sau đó, các cây con cần đƣợc buộc vào giàn/giá đỡ cứng (có thể làm bằng tre hay nứa).

Hình 5.1. Lai hữu tính ở đậu Hà Lan
Nguồn: />
Ở giai đoạn ra nụ: Khi các nụ non còn có màu xanh nhạt thì tiến hành khử đực.
Nếu các hoa đã mọc thành 2 – 3 chiếc một ở nách lá thì ở chúng đã xảy ra tự thụ phấn.
Những nụ hoa q non cũng khơng thích hợp với việc khử đực cần loại bỏ.
Thao tác tiến hành khử đực cho đậu Hà Lan nhƣ sau: Ngón tay trái giữ đài hoa,
tay phải dùng panh tách cánh hoa để xuống dƣới. Sau đó vứt bỏ tất cả nhị. Các hoa đã


55


đƣợc khử đực của cây mẹ đƣợc thụ phấn bằng phấn của cây cho (cây bố). Việc thụ phấn
cho đậu Hà Lan có thể tiến hành ngay sau khi khử đực. Nếu việc thụ phấn đƣợc tiến
hành 1 – 2 ngày sau khi khử đực tức là lúc nhụy đã chín thì các hoa đã khử phải đƣợc
phủ bao cách ly ngay.
Mang bao phấn của cây bố để cho hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy của hoa đã đƣợc
khử đực, cũng có thể tập trung các hạt phấn của các cây bố vào đĩa petri rồi dùng bút
lông mềm đƣa phấn vào đầu nhụy hoa mẹ. Các hoa đã đƣợc khử đực và thụ phấn cần
đƣợc bao bằng bao cách ly ngay.
Vài ngày sau khi thụ phấn, khi hạt phấn bắt đầu hình thành cần bỏ bao cách ly.
Những hạt trong quả đậu ở năm lai đã là thế hệ lai thứ nhất (F1), trên chúng có thể quan
sát sự biểu hiện của tính trạng trội. Vụ sau/năm sau, gieo các hạt F1 mới thành cây F1,
trong quả của chúng do tự thụ phấn tạo nên hạt lai F2. Tập trung các hạt lai F2 để phân
tích sự di truyền của những tính trạng cần nghiên cứu.
5.2. CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN
5.2.1. Lai theo một cặp tính trạng
5.2.1.1. Quy luật tính trội và phân ly tính trạng
Lai theo một cặp tính trạng là phép lai trong đó các dạng bố mẹ phân biệt bởi một
cặp tính trạng tƣơng phản.
Từ những kết quả các thí nghiệm của Mendel nghiên cứu cho thấy, ở thế hệ F1 chỉ
có một tính trạng giống với bố mẹ đƣợc biểu hiện, đó là tính trạng trội. Từ đó ơng đƣa
ra quy luật tính trội – quy luật 1, hay còn gọi là quy luật về sự biểu hiện đồng nhất của
con lai F1: ―Khi lai giữa các bố mẹ thuần chủng phân biệt bởi một cặp tính trạng tương
phản, ở con lai F1 chỉ biểu hiện tính trạng trội thuộc về bố hoặc mẹ”.
Sau đó Mendel cho các con lai F1 tự thụ phấn thì ở thế hệ F2 ơng thu đƣợc cả hai
kiểu hình của bố mẹ ban đầu với tỷ lệ xấp xỉ 3/4 trội và 1/4 lặn. Nhƣ vậy, tính trạng lặn
bị che khuất ở F1 đã thể hiện ở quần thể F2, hiện tƣợng này gọi là sự phân ly tính trạng.
Từ kết quả trên Mendel đã đƣa ra quy luật phân ly tính trạng – quy luật 2: ―Khi lai

giữa các bố mẹ thuần chủng phân biệt bởi một cặp tính trạng tương phản, ở con lai F 2
biểu hiện cả tính trạng trội và tính trạng lặn với tỷ lệ 3:1‖.
Ví dụ: Đối với tính trạng màu sắc hoa, ký hiệu nhân tố di truyền kiểm tra hoa màu
tím – A, màu trắng – a, từ đó sơ đồ diễn tả sự di truyền trong lai theo một cặp tính trạng
đƣợc trình bày nhƣ hình 5.2.
Ở con lai F1 (Aa), mặc dù nhân tố lặn không thể hiện, song nó (a) khơng bị hịa
lẫn vào nhân tố trội (A), tới thế hệ sau tính trạng lặn đƣợc thể hiện ở kiểu phân ly (aa).
Rõ ràng con lai F1 có cấu trúc di truyền Aa đã tạo thành giao tử có theo một nhân tố di
truyền A và a với tỷ lệ tƣơng đƣơng. Vấn đề này gọi là thuyết giao tử thuần khiết. Về
sau, nhân tố di truyền kiểm tra tính trạng đƣợc W. Johansen (1909) đề xuất gọi là gen.

56


Hình 5.2. Sơ đồ lai của thí nghiệm lai theo một cặp tính trạng
Nguồn: />
Trong thí nghiệm của Mendel, hạt của từng cây F2 đƣợc theo dõi riêng, đời F3 đã
cho thấy rằng 1/4 cây của F2 sinh ra kiểu hình lặn tất cả đều là các cây lặn thuần chủng;
điều đó có nghĩa là tất cả con cái của chúng là lặn. Tuy nhiên, trong số 3/4 các cá thể
biểu hiện kiểu hình trội (ví dụ, màu sắc hoa tím), có hai phần tiếp tục phân ly, cịn một
phần đƣợc ổn định dạng hoa tím. Nhƣ vậy, kiểu hình trội ở F2 khơng đồng nhất về kiểu
gen, có hai phần là dị hợp tử (2Aa), một phần là đồng hợp tử (1AA). Trong khi đó, hậu
thế của dạng hạt nhăn có sự thể hiện đồng nhất là hạt nhăn, nhƣ thế, kiểu gen lăn thể
hiện ở trạng thái đồng hợp tử (aa), tồn bộ chúng có kiểu gen tƣơng ứng với kiểu hình.

Hình 5.3. Sơ đồ phân ly tính trạng màu sắc hoa ở thế hệ F3
Nguồn: />
57



Điều kiện nghiệm đúng quy luật phân ly tính trạng (theo kiểu hình 3 trội : 1 lặn;
theo kiểu gen 1AA : 2Aa : 1aa) nhƣ sau:
– Các dạng bố mẹ phải thuần chủng, phân biệt bởi các cặp tính trạng tƣơng phản.
– Tính trạng nghiên cứu trội hồn tồn (giao tử thuần khiết).
– Số lƣợng cá thể phân tích ở thế hệ lai phải đủ lớn.
Ở trƣờng hợp lai theo một cặp tính trạng, sự phân ly về kiểu hình (3:1), kiểu gen
(1:2:1)… gọi là những kết quả trơng chờ, hay lý thuyết. Sự chênh lệch giữa kết quả thu
đƣợc qua thực nghiệm với kết quả lý thuyết có thể ở mức nhỏ, mang tính ngẫu nhiên (có
thể bỏ qua), hoặc sự chênh lệch này là lớn, mang tính quy luật, khi ấy cần tìm các
ngun nhân giải thích. Để kiểm chứng sự tƣơng ứng giữa kết quả thực tế thu đƣợc và
2
kết quả lý thuyết trông chờ, giới nghiên cứu thƣờng sử dụng phƣơng pháp kiểm định χ
– khi bình phƣơng.
5.2.1.2. Lai phân tích
Sự phân ly ở F2 về kiểu hình (3A– : 1aa) và kiểu gen (1AA : 2Aa : 1aa) chỉ có
thể thu đƣợc khi kiểu dị hợp tử F1 (Aa) tạo ra hai dạng giao tử với tỷ lệ tƣơng đƣơng
(1A : 1a). Để kiểm tra sự phân ly này, đã tiến hành phép lai F1 với bố hoặc mẹ có kiểu
gen đồng hợp tử lặn (aa), phép lai này gọi là lai phân tích (Hình 5.4). Nhƣ vậy có thể
hiểu: Lai phân tích là phép lai giữa cá thể có kiểu hình trội cần xác định kiểu gen (AA
hoặc Aa) với một cá thể có kiểu hình lặn (aa), mục đích là kiểm tra (xác định) kiểu gen
của cá thể có kiểu hình trội.

Hình 5.4. Sơ đồ lai phân tích về tính trạng màu sắc hoa ở đậu Hà Lan
Nguồn: />
58


– Nếu cá thể có kiểu hình trội đem lai là thuần chủng (AA), con lai xuất hiện có tỉ
lệ 100% kiểu hình trội.
– Nếu cá thể đem lai là dị hợp tử (Aa) sẽ xuất hiện tỉ lệ 1 : 1 (Hai kiểu hình phân

ly thu đƣợc ở đời Fb : hoa tím, hoa trắng có tỷ lệ bằng nhau, chứng tỏ kiểu dị hợp tử F1
đã tạo ra hai dạng giao tử với tỷ lệ tƣơng đƣơng). Tỷ lệ 1 : 1 là tỷ lệ đặc trưng của phép
lai phân tích.
Nhƣ vậy, phép lai phân tích cho phép xác định được bản chất di truyền của con
lai. Thông qua kết quả phân ly về kiểu hình và kiểu gen ở Fb, rút ra được các dạng giao
tử và tỷ lệ của chúng được hình thành từ kiểu gen đem phân tích. Phép lai này có nhiều
ứng dụng trong phân tích di truyền.
5.2.1.3. Di truyền trội khơng hồn tồn (di truyền trung gian)
Một trƣờng hợp khác với thí nghiệm của Mendel là cơ thể lai F1 mang tính trạng
trung gian giữa bố và mẹ (di truyền trung gian hay di truyền trội lặn khơng hồn tồn).
Ở trƣờng hợp tính trạng thể hiện trội khơng hồn tồn (kí hiệu chữ cái lớn có gạch ở
trên – Ā) kiểu dị hợp tử (Āa) có biểu hiện kiểu hình khác với kiểu đồng hợp tử trội
(ĀĀ). Ở đây, kết quả thu đƣợc sự tƣơng ứng về phân ly kiểu gen và phân ly kiểu hình
(nói cách khác đây là trƣờng hợp tỷ lệ phân ly về kiểu gen tƣơng ứng với tỷ lệ phân ly
về kiểu hình).
Ví dụ, ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa) lai giữa dạng hoa đỏ và dạng hoa trắng,
con lai F1 có dạng hoa hồng (trung gian). Ở F2 thu đƣợc sự phân ly theo 1 đỏ : 2 hồng :
1 trắng (Hình 5.5.).

Hình 5.5. Hiện tƣợng di truyền trội lặn khơng hồn tồn ở cây hoa phấn

59


Trƣờng hợp này có thể giải thích rằng, kiểu đồng hợp tử trội ĀĀ tạo sắc tố màu
đỏ, kiểu aa khơng có sắc tố thể hiện màu trắng, kiểu dị hợp tử Āa khơng đủ sắc tố màu
đỏ nên có màu hồng (trung gian).
Hiện tƣợng tính trạng thể hiện trội khơng hồn tồn quan sát thấy ở nhiều đối
tƣợng sinh vật, ví dụ: Tính trạng màu sắc hoa cây cẩm chƣớng hay màu sắc quả cà
tím… (Hình 5.6).


(A)

(B)

Hình 5.6. (A) – Màu sắc hoa cẩm chƣớng (bên trái – đỏ; giữa – hồng; bên phải – trắng) và (B) –
màu sắc quả cà tím (bên trái – tím đậm; bên phải – tím nhạt)

5.2.1.4. Di truyền đồng trội
Di truyền đồng trội là đó là trƣờng hợp khi trong kiểu gen của một cơ thể có hai
gen trội alen với nhau cùng biểu hiện tính trạng. Các alen nhƣ thế đƣợc gọi là các alen
đồng trội. Điển hình là trƣờng hợp di truyền tính trạng nhóm máu AB của hệ nhóm máu
ABO và nhóm máu MN của hệ nhóm máu M – N ở ngƣời (Hình 5.7).
Ví dụ 1. Ở ngƣời, trong hệ nhóm máu ABO, các alen IA và IB át chế hồn tồn
alen IO (i) và giữa chúng có tác động ngang nhau (tức là IA, IB trội tƣơng đƣơng với
nhau và trội hơn IO).
Một cặp vợ chồng, trong đó ngƣời vợ có nhóm máu A với kiểu gen IAIO (hoặc
IAi), cịn ngƣời chồng có nhóm máu B với kiểu gen là IBIO (hoặc IBi). Khả năng cặp vợ
chồng này sinh ra các con có thể có các nhóm máu là: A (IAi); B (IBi); AB (IAIB) và
nhóm máu O (ii). Ngƣời con có nhóm máu AB, kiểu gen là IAIB nhận đồng thời hai alen

60


trội tƣơng đƣơng: IA từ mẹ và IB từ bố. Hiện tƣợng này là gọi là di truyền đồng trội
(Hình 5.7a).
Ví dụ 2. Trong hệ nhóm máu M – N (do một locus thuộc nhiễm sắc thể thƣờng
kiểm sốt) có hai alen trội tƣơng đƣơng nhau là LM và LN. Nhƣ thế, trong một quần thể
sẽ có ba kiểu gen LMLM, LMLN và LNLN, tƣơng ứng với ba kiểu hình hay nhóm máu là
M, MN và N.

Ngƣời vợ có nhóm máu M, kiểu gen là LMLM lấy ngƣời chồng có nhóm máu N,
kiểu gen là LNLN. Cặp vợ chồng này sinh ra ngƣời con có nhóm máu MN, kiểu gen là
LMLN. Ngƣời con nhận đồng thời hai alen trội là LM từ mẹ và LN từ bố. Hiện tƣợng này
gọi là di truyền đồng trội (Hình 5.7b).

(a)

(b)

Hình 5.7. Sơ đồ hiện tƣợng di truyền đồng trội nhóm máu ở ngƣời
(a) – Hệ nhóm máu ABO; (b) – Hệ nhóm máu M–N

Ngồi ra hai ví dụ trên cịn quan sát thấy hiện tƣợng di truyền đồng trội trên thực
vật nhƣ màu sắc hoa của cây Trà, màu sắc lông của một số động vật nhƣ gà, ngựa, bị…
(Hình 5.8).

(a)

(b)

61


(c)

(d)

Hình 5.8. Hiện tƣợng di truyền đồng trội ở thực vật và động vật
(a) – màu sắc hoa cây Trà; (b) – màu sắc lông ở gà; (c) màu sắc lơng ở ngựa; (d) màu sắc lơng ở bị


5.2.2. Lai theo hai hay nhiều cặp tính trạng
Phép lai giữa các dạng bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng tƣơng phản gọi là lai
hai tính trạng; khác nhau về nhiều cặp tính trạng gọi là lai nhiều cặp tính trạng. Trên cơ
sở phân tích các dẫn liệu của thí nghiệm về hai cặp tính trạng Mendel đã đƣa ra quy luật
thứ 3 – quy luật phân ly độc lập các tính trạng.
5.2.2.1. Quy luật phân ly độc lập các tính trạng
Sau khi chứng minh các tính trạng tƣơng phản nghiên cứu đều di truyền theo một
phƣơng thức (trội – lặn), Mendel quan tâm đến việc nghiên cứu sự phân ly đồng thời
của hai cặp tính trạng trong cùng một phép lai. Trong thí nghiệm kinh điển của Mendel
đã sử dụng các dòng bố mẹ phân biệt nhau đồng thời hai cặp tính trạng: Màu sắc tử diệp
vàng (A) và màu sắc tử diệp xanh (a); Dạng hạt trơn (B) và dạng hạt nhăn (b). Bố mẹ là
các đồng hợp tử: Vàng, trơn (AABB) và xanh, nhăn (aabb) đƣợc đƣa vào tổ hợp lai, sơ
đồ quá trình di truyền trình bày ở hình 5.5.

Hình 5.5. Lai theo hai cặp tính trạng ở đậu Hà Lan

62


Kết quả cho thấy, F1 dị hợp tử theo hai cặp gen (AaBb) thể hiện đồng nhất theo
hai tính trạng trội hạt vàng, trơn. Ở F2 Mendel đã thu đƣợc bốn kiểu hình phân ly với số
liệu sau: 315 hạt vàng, trơn : 108 hạt xanh, trơn : 101 hạt vàng, nhăn : 32 hạt xanh,
nhăn. Kết quả này tƣơng ứng với tỷ lệ trông chờ (lý thuyết) là 9/16 : 3/16 : 3/16 : 1/16
(xử lý theo phƣơng pháp χ2 thu đƣợc χ2TN = 0,51, sự tƣơng ứng này là tin cậy).
Kết quả về phân ly kiểu hình ở đây cho phép nhận định rằng, trƣờng hợp lai theo
hai cặp tính trạng, xảy ra sự phân ly và tổ hợp của các alen đồng thời nhƣ sự phối hợp
của hai lai đơn độc lập. Có thể giải thích nhƣ sau:
– Nếu xét tỷ lệ phân ly của từng tính trạng ở F2, sẽ có: 315 + 101 = 416 vàng và
108 + 32 = 140 xanh, xấp xỉ 3 vàng : 1 xanh. Tƣơng tự, về hình dạng hạt, có 315 + 108
= 423 trơn và 101 + 32 = 133 nhăn, xấp xỉ 3 trơn : 1 nhăn. Điều đó chứng tỏ mỗi tính

trạng đều tn theo quy luật phân ly 3 trội : 1 lặn.
– Bằng cách áp dụng quy tắc nhân xác suất của các biến cố độc lập (xem mục
2.3.2c), dễ dàng chứng minh đƣợc rằng sự phân ly của hai tỷ lệ này là hồn tồn độc lập
nhau nhƣ dự đốn ban đầu. Thật vậy, (3 vàng :1 xanh)(3 trơn :1nhăn) = 9 vàng, trơn : 3
vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.
Thu đƣợc các kết quả về phân ly F2 nhƣ trên, chứng tỏ F1 dị hợp tử theo hai gen
(AaBb) đã tạo ra bốn dạng giao tử: AB, Ab, aB và ab với tỷ lệ tƣơng đƣơng (hình 5.5).
Để kiểm tra sự kiện này Mendel đã tiến hành phép lai phân tích. Kết quả thu
đƣợc bốn kiểu hình phân ly ở Fb : 55 vàng, tròn : 51 vàng, nhăn, 49 xanh, tròn, 53 xanh,
nhăn. Xử lý theo phƣơng pháp χ2 cho thấy kết quả này tƣơng ứng với tỷ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
Cần lƣu ý rằng tỷ lệ 9:3:3:1 này cũng đƣợc Mendel tìm thấy trong khi lặp lại thí
nghiệm với các tính trạng khác. Từ đó ơng xây dựng nên quy luật phân ly độc lập các
tính trạng hay quy luật 3: “Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng phân biệt bởi hai cặp
tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này khơng phụ thuộc vào sự di
truyền của cặp tính trạng kia, kiểu hình ở F2 phân ly theo tỷ lệ 9:3:3:1”.
Trong trƣờng hợp này, các alen của từng cặp gen phân ly độc lập, ngẫu nhiên, tạo
nên các tổ hợp giao tử khác nhau – hai dạng giống thế hệ xuất phát, hai dạng tổ hợp mới
tái tổ hợp. Những khả năng phối hợp khác nhau của các giao tử hình thành quần thể
phân ly F2 : tỷ lệ phân ly kiểu hình 9 : 3 : 3 : 1, trong đó hai kiểu giống thế hệ xuất phát
(9 vàng, tròn : 1 xanh, nhăn) và hai kiểu tổ hợp mới (3 vàng, nhăn : 3 xanh, tròn), gọi là
các kiểu tái tổ hợp.
5.2.2.2. Lai theo nhiều cặp tính trạng
Xuất phát từ phân tích sự di truyền của một đôi alen trong lai một cặp tính trạng,
có thể xây dựng mơ hình di truyền của hai và nhiều cặp tính trạng độc lập.
Giả sử bố mẹ tham gia vào tổ hợp lai đƣợc phân biệt đồng thời theo ba cặp tính
trạng tƣơng phản độc lập, sẽ có sơ đồ lai:
P

AA BB CC


x

aa bb cc

→ F1: Aa Bb Cc

63


F1 dị hợp tử theo 3 gen tạo tám dạng giao tử với tỷ lệ tƣơng đƣơng:
1ABC : 1ABc : 1Abc : 1AbC : 1aBC : 1aBc : 1 abC : 1abc, số lƣợng các dạng
giao tử tƣơng ứng với 23.
Kiểu hình phân ly F2 bao gồm 8 kiểu với tỷ lệ 27 : 9 : 9 : 9 : 3 : 3 : 3 : 1, tỷ lệ này
ứng với triển khai của (3 : 1)3.
Số lƣợng các kiểu gen ở F2 là 27 kiểu (3)3, có tỷ lệ tƣơng ứng với triển khai (1:2:1)3.
Các công thức tổng quát dùng để dự tính trong lai nhiều cặp tính trạng trình bày ở
bảng 5.1. Cần lƣu ý rằng, các tính toán này đƣợc thỏa mãn chỉ với điều kiện các cặp gen
di truyền độc lập, tức nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tƣơng đồng riêng biệt (Nguyễn
Hồng Minh, 1999).
Bảng 5.1. Cơng thức tổng qt dự tính trong lai theo nhiều cặp tính trạng
Số cặp gen
dị hợp

Số dạng
giao tử ở
F1

Số lượng
tổ hợp ở
F2


1
2
3


n

2
4
8


n
2

4
16
64


n
4

Phân ly kiểu gen
Số
Tỷ lệ phân ly
lượng
3
1:2:1

2
9
(1:2:1)
3
27
(1:2:1)




n
n
3
(1:2:1)

Phân ly kiểu hình
Số
Tỷ lệ phân ly
lượng
2
3:1
4
9:3:3:1
3
8
(3:1)





n
n
2
(3:1)

Tỷ lệ dạng
đồng hợp tử
lặn ở F2
1/4
1/16
1/64


n
1/4

5.2.3. Ứng dụng lý thuyết xác suất trong dự đoán và phân tích di truyền
Để hiểu rõ hơn các phát hiện của Mendel và các nguyên lý của di truyền học nói
chung, cũng nhƣ để vận dụng các kiến thức này một cách có hiệu quả vào trong học tập,
nghiên cứu và thực tiễn đời sống–sản xuất, cần nắm vững một vài khái niệm và nguyên
lý xác suất cơ bản dƣới đây.
5.2.3.1. Một số khái niệm và tính chất cơ bản của xác suất
Xác suất (probability) đƣợc định nghĩa là số lần xảy ra một biến cố hay sự kiện
(event) cụ thể chia cho tổng số cơ may mà biến cố đó có thể xảy ra. Nếu ký hiệu xác
suất của biến cố A là P(A), m là số lần xuất hiện của A và n là tổng số phép thử hay
tồn bộ số khả năng có thể có, khi đó: P(A) = m / n; trong đó 0 ≤m ≤n, và n > 0. Nhƣ
vậy, 0 ≤ P(A) ≤ 1.
Phép thử là việc thực hiện một nhóm các điều kiện xác định, ví dụ một thí
nghiệm tung đồng xu hay gieo hột xúc xắc hoặc một phép lai cụ thể. Các kết quả khác
nhau có thể có từ phép thử gọi là các biến cố, đƣợc ký hiệu bằng các chữ cái in hoa nhƣ

A, B, C...
Ví dụ: Khi tung một đồng xu, sự kiện xảy ra chỉ có thể là mặt sấp (S) hoặc ngửa
(N) với xác suất tƣơng đƣơng là 0,5. Tƣơng tự, kiểu gen dị hợp Aa có thể tạo ra hai loại
giao tử mang A và a với xác suất ngang nhau là 0,5 trong khi các kiểu gen đồng hợp

64


nhƣ aa chẳng hạn chỉ cho một loại giao tử mang a; vì vậy đời con của phép lai phân tích
Aa × aa có tỷ lệ kỳ vọng là 0,5 Aa : 0,5 aa.
Khi thực hiện phép thử có thể xuất hiện một trong các loại biến cố sau:
– Biến cố ngẫu nhiên (A) là sự kiện có thể xảy ra nhƣng cũng có thể khơng, 0
≤P(A) ≤1.
– Biến cố chắc chắn (Ω) là sự kiện nhất thiết xảy ra, P(Ω) = 1.
– Biến cố khơng thể có (Ø) là sự kiện nhất thiết không xảy ra, P(Ø) = 0.
– Biến cố xung khắc: Hai biến cố A và B đƣợc gọi là đơi xung khắc với nhau nếu
tích của chúng là một biến cố khơng thể có: A∩B = Ø ⇒ P(A∩B) = 0 và P(A∪B) =
P(A) + P(B).
– Biến cố đối lập: ―không A‖ (Ā) đƣợc gọi là biến cố đối lập của biến cố A khi
Ā= Ω\ A và Ā∪A= Ω. Khi đó P(Ā) = 1 − P(A).
– Nhóm đầy đủ các biến cố hay khơng gian biến cố sơ cấp (Ω) là tập hợp toàn bộ
các biến cố sơ cấp (ω) của một phép thử mà khi đƣợc thực hiện thì nhất thiết một trong
chúng phải xảy ra, và có hiện tƣợng xung khắc từng đơi.
Ví dụ, dãy các biến cố B1, B2,..., Bn lập thành một nhóm đầy đủ nếu thoả mãn hai
điều kiện: (i) tổng của chúng là một biến cố chắc chắn: B1∪ B2 ∪... ∪ Bn= Ω; và (ii)
chúng xung khắc từng đôi một: BiBj = Ø; i≠j (i, j = 1,2,..., n).
5.2.3.2. Một số nguyên lý xác suất cơ bản
a. Quy tắc cộng: Xác suất kết hợp của hai (hoặc nhiều) sự kiện xung khắc từng
đôi xảy ra là tổng các xác suất riêng rẽ của chúng.
(i) Với A, B là hai biến cố bất kỳ, có P(A∪B) =P(A) + P(B) − P(A∩B).

(ii) Nếu A và B là hai biến cố xung khắc, thì: P(A∪B) =P(A) + P(B).
(iii) Hệ quả: Nếu Ā là biến cố đối lập của A, thì P(Ā) = 1 − P(A).
Ví dụ, với kiểu gen Yy, nếu ký hiệu xác suất của loại giao tử mang alen Y là P(Y)
và của loại giao tử mang alen y là P(y), theo lý thuyết sẽ có:
P(Y hoặc y) = P(Y) + P(y) = 1/2 +1/2 = 1.
b. Xác suất điều kiện: Nếu A, B là hai biến cố bất kỳ và P(A) > 0, thì xác suất điều
kiện của biến cố B với điều kiện biến cố A đã xảy ra là: P(B/A) = P(A∩B):P(A).
Ví dụ: Từ kết quả thí nghiệm lai giữa hai thứ đậu thuần chủng hạt vàng và hạt
xanh của Mendel, hãy tìm xác suất để một cây đậu hạt vàng ở F2 là thể dị hợp (Vv)?
– Bằng lập luận thông thƣờng cho thấy trong số bốn kiểu tổ hợp ở F2 có 3 kiểu tổ
hợp cho kiểu hình hạt vàng (V–) nhƣng chỉ có 2 kiểu là dị hợp (Vv). Vì vậy xác suất
cần tìm là 2/3.
– Nếu giải theo định nghĩa xác suất, ký hiệu: A là sự kiện hạt vàng ở F2 và B là sự
kiện hạt vàng dị hợp. Theo lý thuyết, ở F2 có 4 sự kiện đồng khả năng với tỷ lệ là 1VV:

65


2Vv: 1vv. Ở đây P(A) = 3/4 và P(A.B) = P(B) = 2/4 ⇒ P(B/A) = P(A∩B) : P(A) = 2/4 :
3/4 = 2/3.
c. Quy tắc nhân: Xác suất trùng hợp của cả hai biến cố độc lập bằng tích các xác
suất riêng rẽ của chúng. Nghĩa là, nếu A và B là các biến cố độc lập thì: P(A∩B) =
P(A).P(B). Ở đây có thể hiểu hai biến cố A và B được gọi là độc lập với nhau nếu
P(B/A) = P(B) hoặc P(A/B) = P(A). Nghĩa là sự xảy ra hay không xảy ra của biến cố
này không ảnh hưởng đến sự xảy ra của biến cố kia.
Ví dụ: Khi gieo một đồng xu hai lần liên tiếp hoặc gieo hai đồng xu cân đối và
đồng chất cùng một lƣợt thì có 4 khả năng xảy ra là (SS), (SN), (NS), (NN) với xác suất
ngang nhau. Thật vậy, xác suất xuất hiện cả hai mặt sấp hoặc ngửa là: P(S,S) = P(N,N)
= 1/2 × 1/2 = 1/4; cịn xác suất xuất hiện một mặt sấp và một mặt ngữa là P(S,N) = 2 ×
1/2 × 1/2 = 1/2; và tổng các xác suất của tất cả các sự kiện đó đƣơng nhiên bằng 1.

Dựa trên cơ sở lý thuyết xác suất của phép thử độc lập và quy tắc nhân xác suất có
thể xây dựng nguyên tắc giải bài tốn lai hai hay nhiều cặp tính trạng. Ngun tắc này,
chủ yếu dùng để kiểm tra xem quy luật di truyền chi phối đồng thời cả hai hay nhiều cặp
tính trạng nào đó trong một phép lai là độc lập hay liên kết (có thể là liên kết hồn tồn
hay liên kết khơng hồn tồn), hoặc một tính trạng nào đó có liên kết với giới tính hay
khơng. Ngun tắc này nhƣ sau:
– Nếu các gen phân ly độc lập và tổ hợp tự do, thì tỷ lệ phân ly đồng thời của cả
hai hay nhiều cặp tính trạng bằng tích các tỷ lệ phân ly riêng rẽ của các cặp tính trạng
đó, và ngược lại.
Ví dụ: Kết quả của một phép lai hai cặp tính trạng có tỷ lệ phân ly là 3:3:1:1 và
các tỷ lệ của từng cặp tính trạng là 3:1 và 1:1. Nhƣ vậy, các cặp tính trạng đó tn theo
quy luật phân ly độc lập, vì: 3:3:1:1 = (3:1)(1:1).
– Nếu tích các tỷ lệ phân ly riêng rẽ của các tính trạng khác với tỷ lệ phân ly đồng
thời của cả hai tính, chứng tỏ các tính trạng đó tn theo quy luật di truyền liên kết.
Ví dụ: Kết quả của một phép lai cho thấy tỷ lệ phân ly của cả hai cặp tính trạng
là 1A–bb:2A–B–:1aabb hoặc 3A–B–:1aabb, trong khi tỷ lệ phân ly của mỗi cặp tính
trạng vẫn là 3:1. Dễ dàng thấy rằng tích (3:1)(3:1) ≠ 1:2:1 hoặc 3:1, chứng tỏ các cặp
tính trạng này tn theo quy luật liên kết hồn toàn, và kiểu gen của bố mẹ chúng đối
với trƣờng hợp đầu là Ab/aB × Ab/aB hoặc AB/ab × Ab/aB, và trƣờng hợp sau là
AB/ab × AB/ab.
5.2.3.3. Phương pháp kiểm định khi bình phương (χ2)
Các số liệu thống kê thu đƣợc từ các thí nghiệm vốn sai khác ít nhiều so với các
số liệu mang tính chất lý thuyết, tuỳ thuộc chủ yếu vào mẫu thí nghiệm và phƣơng pháp
lấy mẫu. Trong trƣờng hợp đó, thƣờng đặt ra câu hỏi rằng liệu sự giả định ―xấp xỉ‖ có
thật chắc chắn khơng? Hay nói theo ngơn ngữ thống kê, ―giả thuyết tƣơng đồng Ho
đƣợc chấp nhận hay bị bác bỏ‖, nghĩa là kết quả thu đƣợc có thật là nghiệm đúng với tỷ
lệ của một quy luật nào đó hay khơng?

66



Để có đƣợc câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này chỉ có cách là sử dụng trắc nghiệm
2
khi bình phƣơng (χ ). Đây là phƣơng pháp lƣợng hóa độ lệch giữa giá trị quan sát thực tế
2
với giá trị lý thuyết mong muốn. Có 3 loại kiểm định χ đƣợc áp dụng trong nghiên cứu di
truyền học là kiểm định phù hợp, kiểm định đồng nhất và kiểm định độc lập.
2

a. Kiểm định χ phù hợp
Trắc nghiệm khi bình phƣơng là một cơng cụ tốn thống kê thơng dụng cho
phép kiểm tra độ phù hợp giữa các trị số thực tế quan sát đƣợc (observed, ký hiệu: O)
và các trị số lý thuyết đƣợc kỳ vọng (expected, ký hiệu: E) của một giả thuyết hay
phân phối thực nghiệm khoa học nào đó, hoặc để kiểm tra tính độc lập của hai đại
lƣợng ngẫu nhiên. Nhờ đó có thể rút ra quy luật, hoặc hiệu quả của hai phƣơng pháp
thí nghiệm nào đó.
Các bước tiến hành kiểm định khi bình phương (χ2) thực hiện như sau:
– Bước 1. Đƣa ra đƣợc giả thuyết (Ho), từ đó biết đƣợc tỷ lệ giả định về sự phân
ly của tính trạng;
– Bước 2. Xác định χ2TN dựa vào tỷ lệ giả định theo Ho ở trên và số liệu thực tế thu
nhận đƣợc (đề bài cho), cơng thức tính là:
χ2TN =
Trong đó:

𝑂−𝐸 2
𝐸

O – số liệu thực nghiệm;
E – số liệu lý thuyết trông chờ;
∑ – Tổng số theo tất cả các lớp so sánh trong thực nghiệm.


2
2
– Bước 3. So sánh χ TN với χ LT (Khi bình phƣơng lý thuyết) để khẳng định giả
thuyết đƣa ra có phù hợp hay không? Ở đây χ2LT là giá trị cho sẵn (tra bảng 5.2), đƣợc
xác định dựa vào độ tự do k (k = n – 1, trong đó n là số lớp kiểu hình) và mức ý nghĩa α.
Mức α = 0,05 thƣờng đƣợc dùng làm ranh giới phân chia giữa miền ấn định chấp nhận
giả thuyết Ho và miền ấn định bác bỏ giả thuyết Ho. Nguyên tắc kiểm định sau:

+ χ2TN < χ2LT – sai khác có tính ngẫu nhiên, kết quả thực nghiệm phù hợp với giả
thuyết đƣa ra (chấp nhận giả thiết Ho);
+ χ2TN > χ2LT – sai khác mang tính quy luật, kết quả thực nghiệm khơng phù hợp
với giả thuyết đƣa ra, cần tìm giải thích khác.
Với cơng thức tính χ2TN nêu trên sẽ gây khó khăn khi xác định χ2TN, để thuận tiện
và dễ dàng tính tốn χ2TN, tác giả đã xây dựng lại bảng tính χ2TN nhƣ sau:
Đại lượng
Lớp
kiểu hình
KH1
KH2

Tổng

Tỷ lệ phân ly
theo lý thuyết
(Ho)

O

E


d = O–E

2

d = (O–E)

2

2

χ2 = d /E

67


* Lưu ý:
2
Bởi vì χ là một hàm phân phối liên tục, do vậy để giảm thấp nhất sai số có thể
2
xảy ra khi kiểm định χ với kích cỡ mẫu (số lƣợng cá thể nghiên cứu) nhỏ, cần sử dụng
2
hệ số hiệu chỉnh Yates (½ hay 0,5). Cơng thức tính χ đƣợc hiệu chỉnh nhƣ sau:

Tùy thuộc vào đặc điểm của từng thí nghiệm cụ thể mà đƣa ra quy định về ―kích
cỡ mẫu nhỏ‖ khác nhau. Trong các mơ hình thí nghiệm của chƣơng trình thực hành này,
kích cỡ mẫu nhỏ đƣợc qui định là: Số lượng mẫu (số lượng cá thể) N ≤ 100 và độ tự do
k = 1.
Ví dụ: Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Mendel, kết quả thu đƣợc về
phân ly kiểu hình ở F2 là: 315 hạt vàng, trơn: 108 hạt xanh, trơn: 101 hạt vàng, nhăn: 32

hạt xanh, nhăn. Ta có thể xác định tỷ lệ phân ly nhƣ sau:
– Kết quả thu đƣợc ở F2 cho thấy sự phân ly về kiểu hình xấp xỉ tỷ lệ 9:3:3:1. Đó
chính là giả thuyết Ho cần kiểm tra.
2

– Xác định giá trị χ

TN theo

bảng:

Đại lượng
Lớp
kiểu hình

Tỷ lệ phân ly
theo lý thuyết
(Ho)

O

E

Vàng, trơn

9

315

Vàng, nhăn

Xanh, trơn
Xanh, nhăn
Tổng

3
3
1
16

101
108
32
556
2

Kết quả tính ở bảng cho thấy χ

TN

2

2

2

χ2 = d /E

d = O–E

d = (O–E)


313

2

4

0,01

104
104
35

–3
4
–3

9
16
9

0,09
0,15
0,26
0,51

= 0,51.

2
2

2
– Với k = 4–1 = 3, ở mức α = 0,05 thì χ LT = 7,815 (tra bảng 5.2) → χ TN < χ LT,
nên giả thuyết Ho hoàn toàn đƣợc chấp nhận. Nghĩa là kết quả thí nghiệm trên phù hợp
một cách sít sao với tỷ lệ 9:3:3:1. Điều đó có nghĩa rằng sự sai khác giữa các số liệu
thực và các con số lý thuyết tƣơng ứng là rất khơng đáng kể, khơng có ý nghĩa về
phƣơng diện thống kê.

Bảng 5.2. Bảng phân phối các giá trị chuẩn của χ2
Độ tự do (k)
1
2
3
4
5

68

0,20
1,642
3,219
4,642
5,989
7,289

Các mức ý nghĩa (α)
0,05
3,814
5,991
7,815
9,488

11,070

0,01
6,635
9,210
11,341
13,277
15,086


Độ tự do (k)
6
7
8
9
10

Các mức ý nghĩa (α)
12,592
14,067
15,507
16,919
18,307

8,558
9,803
11,030
12,242
13,442


16,812
18,475
20,090
21,666
23,209

2

a. Kiểm định χ đồng nhất
Khi thực hiện các thí nghiệm riêng lẻ với cùng một mục đích nhƣ kiểm định tỉ lệ
phân ly giao tử hay quy luật di truyền của một tính trạng nào đó, kết quả thu đƣợc có thể
sẽ đƣa đến kết luận nhƣ nhau và cùng thỏa mãn mục đích hay giả thuyết đƣa ra ban đầu.
Tuy nhiên, dù phƣơng tiện và phƣơng pháp thí nghiệm có giống nhau đi chăng
nữa thì vẫn có những sai lệch trong q trình thực hiện (do đó mà số liệu thí nghiệm
thƣờng khác nhau). Hơn nữa, để có thể rút ra đƣợc những nhận định chung mang tính
khái quát, các nhà nghiên cứu thƣờng phải khảo sát kết quả tổng hợp đƣợc ghi nhận từ
rất nhiều thí nghiệm. Vì vậy, để tránh những trƣờng hợp này, các nhà nghiên cứu
thƣờng phải kiểm định tính đồng nhất giữa các cá thể trƣớc khi quyết định gộp chung để
khảo sát.
2
Đồng thời, mục đích của kiểm định χ đồng nhất là kiểm định tính đồng nhất của
các kết quả thí nghiệm riêng lẻ.
2

* Cơng thức tính χ đồng nhất:
χ2đồng nhất = ∑ χ2thành phần – χ2tổng số
kđồng nhất = ∑ kthành phần – ktổng số
Trong đó:
∑ χ2thành phần : Là tổng các giá trị χ2 thành phần từ các kết quả của các thí nghiệm
riêng lẻ (không sử dụng hệ số hiệu chỉnh Yates trong trường hợp mẫu nhỏ).

χ2tổng số : Là giá trị χ2 tính từ tổng cộng số liệu ở các thí nghiệm riêng lẻ.
*Ví dụ: Kiểm định tính đồng nhất của sự phân ly kiểu hình hình dạng hạt của các
cây đậu Hà Lan F1.
Ho: Các cá thể F1 đồng nhất phân ly theo tỷ lệ kiểu hình ¾ hạt trơn : ¼ hạt nhăn.
2

χ

Cây

Hạt trơn

Hạt nhăn

1

48

17

0,05

1

2

27

6


0,82

1

3

29

8

0,23

1

4

18

11

2,59

1

5

38

13


0,01

1

Tổng

160

55

3,7

5

2

Giá trị χ

đồng nhất đƣợc

Tổng các χ

2

thành phần =

thành phần

dfthành phần


tính nhƣ sau:
3,7.

69


χ2tổng cộng = [(161 – 161,25)2]+[(55 – 53,75)2] = 0,0625 + 1,5625 = 1,625.
χ2đồng nhất = 3,7 – 1,625 = 2,075.
Tổng các df thành phần = 5.
Dftổng cộng = 2 – 1 = 1.
dfđồng nhất = 5 – 1 = 4.
Kết quả: χ

2

tính,df = 4 =

2

2,075 < χ

bảng,df=4; 5% =

9,49.

Kết luận: Chấp nhận giả thuyết với độ tin cậy 50% < P < 75%.
Nhƣ vậy, tất cả các cây F1 đều đồng nhất phân ly theo tỷ lệ 3 trơn: 1 nhăn.
2

b. Kiểm định χ độc lập

Trong một số trƣờng hợp, thí nghiệm có thể đƣợc tiến hành ở những điều kiện
khác nhau, do đó kết quả có thể có một số sai khác. Vấn đề đƣợc đặt ra là những sai
khác này có thực sự quan trọng hay nói cách khác là mơi trƣờng có thực sự làm cho kết
qủa thí nghiệm trở nên khác nhau? Kiểm định tính độc lập giữa sự biểu hiện tính trạng
và mơi trƣờng thí nghiệm sẽ đƣợc thực hiện.
* Ví dụ: Khảo sát kết quả phân ly ở thế hệ F2 tại hai địa điểm thí nghiệm khác
nhau khi các cá thể dị hợp tử F1 tự thụ:
Địa điểm thí nghiệm
Địa điểm 1
Địa điểm 2
Tổng số

Trội
85
(a)
95
(c)
180
(a+c)

Kiểu hình F2 (3 trội : 1 lặn)
Lặn
35
(b)
30
(d)
65
(b+d)

Tổng số

120
125
245
N = (a+b+c+d)

Ho: Giả sử tỷ lệ phân ly của các thí nghiệm khơng phụ thuộc vào địa điểm bố trí
thí nghiệm đối với tỷ lệ phân ly kiểu hình ở F2 (3 trội : 1 lặn).
χ2độ𝑐 𝑙ậ𝑝

𝑎𝑑 − 𝑏𝑐 2 × 𝑁
=
𝑎+𝑏 𝑎+𝑐 𝑐+𝑑 𝑏+𝑑
[(85 × 30) − (35 × 95)]2 × 245
=
= 0,838
85 + 35 85 + 95 95 + 30 35 + 30
χ2tính,df = 1 = 0,838 < χ2bảng,df=1; 5% = 3,84

Kết luận: Chấp nhận giả thuyết với độ tin cậy 25% < P < 50%.
Nhƣ vậy, sự biểu hiện tính trạng phân ly theo tỷ lệ 3 trội: 1 lặn của các cây F1
không phụ thuộc vào mơi trƣờng thí nghiệm.
5.2.4. Tƣơng tác giữa các gen không cùng alen
Sau khi ra đời các quy luật di truyền của Mendel, đã xuất hiện nhiều cơng trình
nghiên cứu trên các đối tƣợng khác nhau nhƣ: Bí ngơ, đậu thơm, ớt ngọt, ngô, ruồi

70


giấm, gà, chuột, chó, ngựa... Một số kết quả thu đƣợc từ các thí nghiệm lai một cặp tính
trạng đó cho thấy tỷ lệ phân ly khác với các tỷ lệ 3:1. Các trƣờng hợp cho tỷ lệ phân ly

9:3:3:1 hoặc một dạng biến đổi của nó đƣợc lý giải là do sự tƣơng tác qua lại giữa các
gen không alen phân ly độc lập.
Có hai kiểu tƣơng tác gen, đó là: Tƣơng tác giữa các gen alen, tức tính trạng đƣợc
kiểm tra bởi một gen, với các trạng thái alen của nó. Thể hiện kiểu hình của tính trạng
nhƣ kết quả tác động thẳng của sản phẩm gen (đã trình bày ở trên) và tƣơng tác giữa các
gen khơng alen (thƣờng đƣợc gọi tắt là tƣơng tác gen). Do các gen khơng alen có thể
nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể hoặc trên các cặp nhiễm sắc thể tƣơng đồng khác
nhau, cho nên về nguyên tắc sẽ có hai dạng tƣơng tác gen không alen tƣơng ứng là
tƣơng tác gen phân ly độc lập và tƣơng tác liên kết (liên kết gen) và dạng sau phải là
chủ yếu bởi vì số lƣợng gen của một sinh vật nhiều hơn số lƣợng nhiễm sắc thể của nó
rất nhiều.
Phần này đề cập tới các kiểu tƣơng tác giữa các gen không cùng alen (chúng phân
ly độc lập) theo phƣơng thức bổ sung, ức chế và cộng gộp dẫn tới sự biến đổi về thể
hiện kiểu hình, cho những tỷ lệ phân ly khác với trƣờng hợp lai đối với hai cặp tính
trạng theo Mendel. Các ví dụ nêu ra dƣới đây là những thí nghiệm kinh điển của di
truyền học.
5.2.4.1. Tương tác bổ sung giữa các gen không cùng alen
Hoạt động bổ sung của các gen xảy ra khi các gen trội cùng có mặt trong kiểu gen
phối hợp với nhau gây xuất hiện một biểu hiện kiểu hình mới khác với trƣờng hợp
chúng ở trạng thái riêng rẽ. Khi các gen trội ở trạng thái riêng rẽ, chúng có thể có những
hiệu quả biểu hiện kiểu hình khác nhau, dẫn tới nhiều kiều phân ly ở F2. Dƣới đây là các
trƣờng hợp cơ bản thƣờng gặp (tỷ lệ F2: 9:3:3:1; 9:6:1 và 9:7):

Hình 5.6. Sự di truyền tính trạng màu sắc quả ớt ngọt

71


1) Hai gen trội ở trạng thái riêng rẽ có hiệu quả biểu hiện kiểu hình khác nhau (P 1
≠ P2), khi chúng cùng có mặt trong kiểu gen xảy ra hiệu quả tƣơng tác bổ sung, thu

đƣợc một biểu hiện kiểu hình mới (P). Ở trƣờng hợp này, sự phân ly F2 có tỷ lệ 9:3:3:1.
Có nhiều tính trạng di truyền theo phƣơng thức này.
– Ví dụ 1:

+ Sự di truyền tính trạng hình dạng mào gà;
+ Sự di truyền tính trạng màu sắc quả ớt ngọt;

2) Hai gen trội ở trạng thái riêng rẽ có biểu hiện kiểu hình giống nhau (P1 = P2),
khi chúng cùng có mặt trong kiểu gen, kết quả tƣơng tác bổ sung giữa chúng gây một
biểu hiện kiểu hình khác với trạng thái riêng rẽ. Ở đây, sự phân ly F2 có tỷ lệ 9:6:1.
– Ví dụ: Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí đỏ:
Khi nghiên cứu đặc điểm di truyền của tính trạng hình dạng quả của bí đỏ, đã tiến
hành phép lai giữa hai dịng quả hình trịn có nguồn gốc khác nhau, con lai F1 có quả
dạng dẹt, F2 phân ly với tỷ lệ 9 hình dẹt: 6 hình trịn: 1 hình dài (hình 5.7).

Hình 5.7. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí đỏ

Sơ đồ lai nhƣ sau:
P
F1
F2

AA bb
Bí trịn
9 (A– B–)
9 Bí dẹt

72

×


aa BB
Bí trịn

Bí dẹt (Aa Bb)
:
3 (A– bb)
6 Bí trịn

: 3 (aa B–)

: 1 (aa bb)
1 Bí dài


Hai gen trội ở trạng thái riêng rẽ không gây biểu hiện kiểu hình, có thể chúng tạo
ra các sản phẩm trung gian, sự phối hợp giữa chúng gây hiệu quả biểu hiện kiểu hình
mới (P) khác với trạng thái riêng rẽ. Ở trƣờng hợp này, sự phân ly F2 có tỷ lệ 9:7. Nhiều
tính trạng di truyền theo kiểu tƣơng tác này.
– Ví dụ 1: Sự di truyền tính trạng màu sắc hoa ở cây đậu thơm – Lathyrus
odoratus (thí nghiệm kinh điển của Bateson và Punnett). Khi lai hai dạng hoa trắng với
nhau, F1 xuất hiện toàn hoa đỏ, F2 phân ly theo tỷ lệ 9 đỏ: 7 trắng (Hình 5.8). Ở đây, để
hình thành sắc tố đỏ, cần sự phối hợp của hai sản phẩm (hai dạng sản phẩm này có mặt
ở hai bố mẹ đƣa vào tổ hợp lai).

– Tỷ lệ phân ly KG: 1 :2 :1 : 2: 4 : 2 : 1 :2 : 1
– Tỷ lệ phân ly KH: 9 (A–B–): Hoa đỏ: 7 (A–bb, aaB–, aabb): Hoa trắng

Hình 5.8. Sự di truyền tính trạng màu sắc hoa ở cây đậu thơm (Lathyrus odoratus)


– Ví dụ 2: Ở cỏ ba lá đã phát hiện ra dạng không chứa chất xianit và dạng chứa
nhiều xianit (chất này gây hại cho ngƣời và gia súc).
Khi lai hai dạng khơng chứa xianit có nguồn gốc khác nhau, con lai F1 thể hiện có
xianit, F2 phân ly theo tỷ lệ 9 có xianit: 7 khơng xianit.
Các nghiên cứu cho thấy, xianit đƣợc tổng hợp khi trong tế bào có mặt hai sản
phẩm: Cơ chất linamarin (một loại glycozit) và enzym linamarase. Chúng đƣợc kiểm tra

73


bởi hai gen trội tƣơng ứng là H và L. Khi hai gen trội này cùng có mặt trong kiểu gen
thì chất xianit đƣợc tạo thành.
Sơ đồ lai nhƣ sau:
P

HH ll

×

hh LL

Khơng xianit
F1
F2

Khơng xianit
Có xianit (Hh Ll)

9 (H– L–)


: 3 (H– ll)

9 Có xianit

: 3 (hh L–)

: 1 (hh ll)

7 Khơng xianit

– Ví dụ 3. Sự di truyền tính trạng màu sắc hạt ở ngô:

– Tỷ lệ phân ly KG: 1:2:1:2:4:2:1:2:1
– Tỷ lệ phân ly KH: 9 (A–B–) – Hạt tím: 7 [(A–bb), (aaB–), (aabb)] – Hạt vàng

Hình 5.9. Sự di truyền tính trạng màu sắc hạt ở ngơ
Nguồn: />
74


5.2.4.2. Tương tác ức chế giữa các gen không cùng alen
Trong sự tƣơng tác giữa các gen, hoạt động của gen này có thể bị chi phối bởi gen
khác khơng cùng alen với nó, dẫn tới sự ức chế thể hiện của tính trạng (nói cách khác
tương tác ức chế giữa các gen không cùng alen là hiện tượng một gen này kìm hãm sự
biểu hiện của một gen khác khơng alen với nó). Gen gây ức chế có thể là gen trội (ức
chế trội), có thể là gen lặn (ức chế lặn).
a. Ức chế trội
Các trƣờng hợp phân ly nhƣ sau:
1) Khi gen ức chế không gây biểu hiện kiểu hình, nó cho sản phẩm trung gian,
alen lặn của gen bị ức chế khơng có hiệu quả, ta thu đƣợc tỷ lệ phân ly ở F2 là 13:3.

– Ví dụ 1: Ở gà gen C quy định thể hiện lơng có màu, trội so với c – khơng màu.
Biểu hiện lơng có màu chỉ thu đƣợc khi gen ức chế ở trạng thái lặn (ở đây, gen ức chế
có thể kí hiệu I, i). Khi lai hai dạng gà trắng (không màu) với nhau, gà F1 vẫn thể hiện
màu trắng, F2 phân ly với tỷ lệ 13 trắng : 3 có màu. Sơ đồ lai nhƣ sau:
P

CCII

x

Trắng
F2

9 C–I–
Trắng

ccii
Trắng

F1: CcIi Trắng
: 3 ccI–
Trắng

: 3 C–ii
Có màu

: 1 ccii
Trắng

}→ 13 trắng : 3 có màu


Để giải thích kết quả này, quy ƣớc: (C–I–) , (ccI–) và (ccii): Lơng trắng và (C–ii):
Có màu. Theo đó, alen trội C – gen sản xuất chất tạo màu (chromogen) là trội so với
alen c – khơng có khả năng tạo màu và alen trội I (inhibitor) át chế gen khơng alen với
nó (C, c) và nó cũng khơng có khả năng tạo màu, cịn alen i khơng có khả năng át chế
lẫn tạo màu.

Hình 5.10. Sự di truyền tính trạng màu sắc lơng ở gà

75


×