Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm bệnh tai mũi họng của công nhân nhà máy Cốc hóa, Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.13 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 514 - THÁNG 5 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

ĐẶC ĐIỂM BỆNH TAI MŨI HỌNG CỦA CƠNG NHÂN NHÀ MÁY CỐC HĨA,
CƠNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN NĂM 2021
Nguyễn Việt Quang1, Hoàng Thu Hà2, Lê Thị Thanh Hoa3, Đỗ Văn Hàm1,
Lê Hồi Thu1, Thân Đức Mạnh1, Lê Thanh Sơn3
TĨM TẮT

1

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm bệnh tai – mũi họng của cơng nhân nhà máy Cốc hóa, Cơng ty cổ
phần Gang thép Thái Nguyên năm 2021. Đối
tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu
được tiến hành theo phương pháp mô tả, thiết kế
cắt ngang trên 327 công nhân nhà máy Cốc hóa,
Cơng ty cổ phần Gang thép Thái Ngun. Kết
quả nghiên cứu: Tỷ lệ mắc các bệnh tai – mũi họng khá cao khoảng 56,6%. Các bệnh về họng
chiếm chủ yếu khoảng 42,2% tiếp đến là bệnh ở
tai (chiếm 18,3%). Bệnh ở mũi chiếm thấp nhất
(10,1%). Bệnh tai – mũi - họng mạn tính khá phổ
biến (81,6%). Bệnh mắc phổ biến nhất là viêm
họng mạn tính chiếm 30,0% tiếp đến là giảm thính
lực do tiếng ồn 13,8%, viêm amydal mạn tính
chiếm 11,9% và viêm mũi dị ứng chiếm 10,1%.
Có mối liên quan rõ ràng giữa giới và phơi nhiễm
từ 3 yếu tố độc hại trở lên với tỷ lệ mắc bệnh tai –
mũi - họng của cơng nhân.
Từ khóa: Bệnh Tai – Mũi - Họng, nhà máy
cốc hóa, cơng ty cổ phần gang thép Thái Nguyên.

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên


Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên
3
Bệnh viện Trung ương quân đội 108
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Việt Quang
Email:
Ngày nhận bài: 14/03/2022
Ngày phản biện khoa học: 06/04/2022
Ngày duyệt bài: 12/04/2022
1
2

SUMMARY
CHARACTERISTICS OF EAR, NOSE
AND THROAT DISEASES OF
WORKERS AT COC HOA FACTORY,
THAI NGUYEN IRON AND STEEL
JOINT STOCK CORPORATION
Purposes: to describe the characteristics of
ear, nose and throat diseases (ENT) of workers at
Coc Hoa factory, Thai Nguyen iron and steel
joint stock corporation by 2021. Subjects and
methods: The cross-sectional study was
conducted on 327 of workers at Coc Hoa factory
by the year 2021. Research results: The rate of
ENT diseases was 56,6%. Throat diseases
accounted for mainly about 42,2%, followed by
ear diseases (11,0%) and 10.1% of nose diseases.
The most common disease was chronic
pharyngitis accounting for 30.0%, followed by
noise-induced hearing loss 13.8%, chronic

tonsillitis accounted for 11.9% and allergic
rhinitis accounted for 10.1%. There was a clear
relationship between gender, exposure to 3 or
more hazardous factors with ENT disease of
workers.
Keywords: Ear, nose and throat diseases
(ENT), Coc Hoa factory, Thai Nguyen iron and
steel joint stock corporation.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe của cơng nhân luyện cốc (Cốc
hóa) là một vấn đề đáng được quan tâm và
nó khơng chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống của cá nhân người lao động mà còn ảnh
hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của
ngành. Một số bệnh thường gặp ở công nhân
tiếp xúc với than nói chung, cơng nhân luyện
3


HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC LẦN THỨ X - SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN

than cốc nói riêng khá phổ biến. Điều này có
thể giải thích do trong mơi trường lao động
của cơng nhân tồn tại nhiều yếu tố nguy cơ
như bụi, hóa chất, các yếu tố vi khí hậu bất
lợi cùng với công việc lao động nặng nhọc.
Luyện than cốc là một nghề đặc thù trong
dây chuyền luyện kim. Đây là công việc
được xếp vào nhóm lao động nặng nhọc, độc

hại, nguy hiểm. Người lao động thường
xuyên phải tiếp xúc với nhiều nguy cơ, độc
hại liên quan đến chu trình luyện than cốc
phục vụ cho công nghệ luyện kim. Các nguy
cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động
là khá cao, trong đó bệnh tai mũi họng là
bệnh lý khá phổ biến. Theo các nghiên cứu
gần đây ở Việt Nam, tỉ lệ bệnh tai mũi họng
của công nhân luyện kim khoảng từ 45,0%
đến 75,0% [1] , [2] .
Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về
bệnh lý tai mũi họng trên công nhân các
ngành nghề. Tuy nhiên đối với công nhân
luyện cốc vẫn cịn hạn chế. Để góp phần
trong cơng tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe
cơng nhân luyện cốc, chúng tôi tiến hành đề
tài: “Đặc điểm bệnh tai mũi họng của cơng
nhà máy Cốc hóa, Cơng ty cổ phần Gang
thép Thái Nguyên năm 2021” với mục tiêu:
Mô tả đặc điểm bệnh tai, mũi, họng của cơng
nhân nhà máy Cốc hóa, Công ty cổ phần
Gang thép Thái Nguyên năm 2021.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Cơng nhân
tại nhà máy Cốc Hóa.
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Thái Nguyên
- Thời gian: Tháng 1/2021 đến tháng
12/2021.
2.3. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mơ tả thiết kế cắt ngang.
Cỡ mẫu tồn bộ: trên 327 công nhân.
4

2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu
- Đặc điểm tuổi đời, tuổi nghề của đối
tượng nghiên cứu
- Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng chung và tỷ
lệ bệnh về tai, về mũi – xoang, về họng của
công nhân:
+ Bệnh về tai: giảm thính lực do tiếng ồn
(giảm thính lực tần số cao, đối xứng hai tai),
viêm tai giữa, viêm ống tai,..
+ Bệnh về mũi xoang: viêm mũi dị ứng,
viêm mũi xoang cấp, mạn tính,…
+ Bệnh về họng: viêm họng, viêm
Amydal,..
- Phân loại bệnh Tai - Mũi - Họng theo
tính chất cấp tính, mạn tính
- Một số bệnh tai mũi họng phổ biến:
Giảm thính lực dạng do tiếng ồn
- Phân tích hồi quy logistic các yếu tố liên
quan đến bệnh Tai - Mũi - Họng
+ Giới
+ Tuổi nghề từ 20 năm trở lên
+ Tuổi đời từ 40 tuổi trở lên
+ Các yếu tố độc hại bao gồm: bụi, hơi
khí độc, tiếng ồn, nhiệt, rung…
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu
Tiến hành khám lâm sàng và xét nghiệm

cận lâm sàng (khám nội soi tai mũi họng)
được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa Tai
mũi họng; và lập hồ sơ sức khỏe theo quy
định đối với các bệnh nhân nhà máy cốc hóa
Thái Nguyên.
Chuẩn đoán và phân loại bệnh tai mũi
họng theo quyết định số 5643/QĐ-BYT ngày
31/12/2015 “Hướng dẫn chẩn đoán và điều
trị một số bệnh về tai mũi họng”.
Đánh giá các yếu tố độc hại dựa trên vị trí
việc làm của người lao động, hồ sơ vệ sinh
lao động và kết quả đánh giá quan trắc moi
trường lao động hàng năm của Công ty.
2.6. Phương pháp xử lý số liệu


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 514 - THÁNG 5 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

Nhập liệu bằng chương trình Epidata 3.1
và xử lý bằng SPSS 22.0. Sử dụng các thuật

tốn thống kê y học cơ bản (tính tỉ lệ %, giá
trị trung bình, hồi quy logistic…).

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Bảng 1 Đặc điểm tuổi đời, tuổi nghề của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm
Số lượng
Tỷ lệ %

<30
37
11,3
30 – 39
113
34,6
40 – 49
127
38,8
Tuổi đời
50-59
50
15,3
Tuổi nhỏ nhất
26,0
Tuổi lớn nhất
60,0
Tuổi trung bình
40,6±8,3
<5
1
0,3
5 - <10
147
45,0
10-14
66
20,2
15-19
8

2,4
Tuổi nghề
≥20
105
32,1
Tuổi nghề thấp nhất
3 năm
Tuổi nghề cao nhất
38 năm
Tuổi nghề trung bình
15,4±1,92 (năm)
Nam
192
58,7
Giới
Nữ
135
41,3
Nhận xét: Qua bảng có thể thấy tuổi đời nhiều nhất ở nhóm từ 40 đến 49 tuổi (38,8%),
tuổi trung bình là 40,6 tuổi; tuổi nghề từ 5 đến dưới 10 năm là chủ yếu chiếm 45,0% với tuổi
nghề trung bình là 15,4 năm. Nam giới chiếm 58,7%.
Bảng 2: Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng của công nhân (n=327)
Mắc bệnh tai, mũi, họng
Số lượng
Tỷ lệ %

185
56,6
Khơng
142

43,4
Tổng
327
100,0
Nhận xét: Qua bảng có thể thấy tỷ lệ mắc bệnh Tai - Mũi - Họng khá cao lên đến 56,6%.
Bảng 3: Phân loại bệnh tai mũi họng theo tính chất cấp tính – mạn tính (n=185)
Phân loại
Số lượng
Tỷ lệ %
Bệnh lý cấp tính
34
18,4
Bệnh lý mạn tính
151
81,6
5


HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC LẦN THỨ X - SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh tai - mũi - họng chủ yếu là bệnh lý mạn tính chiếm 81,6%, bệnh lý
cấp tính là 18,4%.
Bảng 4: Tỷ lệ các bệnh tai, mũi-xoang và họng (n=327)
Mắc bệnh tai, mũi, họng
Số lượng
Tỷ lệ %
Bệnh về họng
138
42,2
Bệnh về tai

60
18,3
Bệnh về mũi-xoang
33
10,1
Nhận xét: Qua bảng có thể thấy các bệnh về họng chiếm chủ yếu khoảng 42,2% tiếp đến
là bệnh về tai chiếm 18,3% và bệnh về mũi-xoang chiếm thấp nhất (10,1%).
Bảng 4. Tỷ lệ một số bệnh lý tai mũi họng phổ biến của đối tượng nghiên cứu (n=327)
Bệnh
Số lượng
Tỷ lệ %
Viêm họng mạn tính
98
30,0
Viêm Amydal mạn tính
39
11,9
Giảm thính lực dạng do tiếng ồn
45
13,8
Viêm mũi dị ứng
33
10,1
Nhận xét: Qua bảng có thể thấy bệnh mắc phổ biến nhất là viêm họng mạn tính chiếm
30,0% tiếp đến là giảm thính lực nghề nghiệp (13,8%), viêm amydal mạn tính chiếm 11,9%
và viêm mũi dị ứng chiếm 10,1%.
Bảng 5: Phân tích hồi quy logistic các yếu tố liên quan đến bệnh lý tai mũi họng
Yếu tố
OR(95%CI) đơn biến
OR(95%CI) đa biến

Nam giới
2,46(1,56-3,86)*
1,88(1,15-3,08)*
Phơi nhiễm từ 3 yếu tố độc hại
4,29(2,69-6,85)**
3,39(2,08-5,54)**
trở lên
Tuổi nghề ≥20 năm
1,98(1,22-3,22)*
1,25(0,64-2,44)
Tuổi đời ≥40 tuổi
1,91(1,23-2,98)*
1,49(0,81-2,75)
*: p<0,05; **: p<0,001.
Nhận xét: Qua bảng có thể sau khi tiến
hành phân tích hồi qui logictic, giới và việc
phơi nhiễm từ 3 yếu tố độc hại trở lên có liên
quan đến tỷ lệ các bệnh tai mũi họng, cụ thể:
- Ở nhóm nam giới có tỉ lệ mắc bệnh tai
mũi họng cao gấp 1,88 lần so với nhóm nữ
với p<0,05.
- Ở nhóm cơng nhân thường xun phơi
nhiễm với từ 3 yếu tố độc hại trở lên có tỉ lệ
mắc bệnh tai mũi họng cao gấp 3,39 lần so
với nhóm cịn lại với p<0,001.

6

IV. BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho

thấy tuổi đời nhiều nhất ở nhóm từ 40 đến 49
tuổi (38,8%), tuổi trung bình là 40,6 tuổi.
Đây cũng là độ tuổi lao động khá phổ biến
hiện nay ở các nhóm ngành nghề này. Kết
quả về tuổi nghề cho thấy, tuổi nghề từ 5 đến
dưới 10 năm là chủ yếu chiếm 45,0% với
tuổi nghề trung bình là 15,4 năm. Nam giới
chiếm 58,7%. Với tính chất cơng việc đặc
thù của ngành thì việc gắn bó với nghề, u
nghề rất cần thiết. Trong nghiên cứu của


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 514 - THÁNG 5 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

chúng tơi có những người lao động gắn với
công việc gần 40 năm. Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi cho thấy nam giới chiếm
58,7%. Sự chênh lệch về giới ở đây nói lên
tính chất công việc đặc thù của những ngành
nghề nặng nhọc, chủ yếu giành cho nam
giới; trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ lao
động nữ thường làm các công việc nhẹ
nhàng hơn so với nam giới như vận hàng
băng tải hay nấu ăn…Tuy nhiên, cùng với
khoa học kỹ thuật phát triển, tính cơ động
hóa ngày càng được áp dụng trong sản xuất
thì việc cơ cấu lao động về giới tính cũng sẽ
sự chuyển dịch dần dần.
Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cho
thấy, tỷ lệ bệnh tai mũi họng nói chung của

cơng nhân khá cao cao khoảng 56,6%. Trong
đó, các bệnh lý về họng chiếm chủ yếu
khoảng 42,2% tiếp đến là bệnh lý về tai
chiếm 18,3% và bệnh lý về mũi chiếm thấp
nhất (10,1%). So với một nghiên cứu gần
đây trên nhóm cơng nhân khai thác kim loại
màu Thái Ngun của tác giả Đỗ Văn Hàm,
Hà Xuân Sơn và cộng sự (2021) cho thấy tỷ
lệ mắc bệnh lý về tai, mũi, họng khá cao
khoảng 43,6% [2]. Làm việc trong môi
trường với các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp
như nhiệt độ cao, độ ẩm cao, sự chuyển động
khơng khí hạn chế, mơi trường khơng khí có
đi kèm theo các hơi khí độc và các loại bụi…
ngồi ra, cơng tác bảo hộ lao động chưa
được đầy đủ thì cơ cấu bệnh tật ở người lao
động làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp
khai thác quặng kẽm khá phong phú, trong
đó có các bệnh về đường hô hấp trên như
viêm mũi họng… [3]. Kết quả ở bảng 3 cho
thấy tỷ lệ bệnh tai - mũi - họng chủ yếu là
bệnh lý mạn tính chiếm 81,6%, bệnh lý cấp
tính là 18,4%. Có thể thấy rằng bệnh lý mũi
họng mạn tính là bệnh lý khá phổ biến ở
cơng nhân làm việc tại nhóm ngành luyện

kim, khai thác, chế biến khoáng sản theo
nghiên cứu của tác giả Lê Thanh Hải cho
thấy tỷ lệ công nhân lao động trực tiếp mắc
bệnh tai mũi họng có thể lên tới 76,8% [4].

Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh lý mắc
phổ biến nhất là viêm họng mạn tính chiếm
30,0% tiếp đến là giảm thính lực do tiếng ồn
(13,8%), viêm họng amydal tính chiếm
11,9% và viêm mũi dị ứng chiếm 10,1%.
Trong quá trình nghiên cứu, có thể thấy được
có những trường hợp người lao động khơng
chỉ mắc 1 nhóm bệnh về tai mũi họng mà có
thể mắc từ 2 nhóm bệnh trở lên và có cả
bệnh lý mạn và cấp đồng thời. Theo y văn,
mũi họng chính là cơ quan đầu tiên chịu sự
tác động của các yếu tố độc hại trong mơi
trường lao động do đó bệnh đường mũi họng
của cơng nhân khai thác than gặp với tỷ lệ
cao cũng là điều dễ hiểu [5]. Về các mặt
bệnh tai mũi họng của chúng tôi cũng khá
tương đồng với các nghiên cứu khác. Theo
nghiên cứu của Đỗ Văn Tùng Trong các
bệnh tai mũi họng của cơng nhân chủ yếu là
bệnh mạn tính. Tỷ lệ viêm mũi xoang cấp,
viêm họng – thanh quản cấp và amidan cấp
chiếm tỷ lệ 1,1%. Bệnh tai 6,5%; bệnh mũi
xoang chiếm 28,7%; bệnh họng – thanh quản
chiếm 37,6% [6].Theo nghiên cứu của Đỗ
Văn Hàm, Hà Xuân Sơn và cộng sự (2021)
cho thấy tỷ lệ các bệnh lý về họng chiếm chủ
yếu khoảng 39,4% tiếp đến là bệnh lý về mũi
chiếm 3,9% và 1,8% bệnh lý về tai. Trong đo
tỷ lệ bệnh lý tai mũi họng chủ yếu là bệnh lý
mạn [2].

Khi chúng tơi tiến hành phân tích hồi qui
logictic, giới và việc phơi nhiễm từ 3 yếu tố
độc hại trở lên có liên quan đến bệnh lý tai
mũi họng, cụ thể: Ở nhóm nam giới có tỉ lệ
mắc bệnh lý tai mũi họng cao gấp 1,88 lần so
với nhóm nữ với p<0,05. Điều này có thể
giải thích do nhóm lao động nam giới là
7


HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC LẦN THỨ X - SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN

nhóm người chủ yếu tham gia các cơng việc
nặng nhọc, với thâm niên nghề nghiệp khá
cao. Theo nghiên cứu của tác giả Vũ Xuân
Trung, tỷ lệ viêm mũi ở người lao động nam
cao hơn 1,08 lần so với người lao động nữ tại
các nhà máy chế biến quặng kẽm [3]. Ở
nhóm cơng nhân thường xun phơi nhiễm
với từ 3 yếu tố độc hại trở lên có tỉ lệ mắc
bệnh lý tai mũi họng cao gấp 3,39 lần so với
nhóm cịn lại với p<0,001. Do trong mơi
trường lao động của công nhân tồn tại nhiều
yếu tố nguy cơ như bụi, hóa chất, rung, các
yếu tố vi khí hậu bất lợi cùng với công việc
lao động nặng nhọc sẽ ảnh hưởng đến sứ
khỏe người lao động. Có thể thấy có khá
nhiều các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức
khỏe người lao động, khơng những chúng tác
động riêng rẽ mà cịn có thể tác động một

cách đồng thời, làm gia tăng tỷ lệ mắc các
bệnh liên quan đến nghề nghiệp gây nên.
V. KẾT LUẬN
Tỷ lệ mắc các bệnh tai, mũi, họng khá cao
khoảng 56,6%.
Các bệnh về họng chiếm chủ yếu khoảng
42,2% tiếp đến là bệnh về tai chiếm 18,3%
và bệnh về mũi chiếm thấp nhất (10,1%).
Tỷ lệ bệnh tai mũi họng mạn tính là chủ
yếu chiếm 81,6%.
Bệnh lý phổ biến nhất là viêm họng mạn
tính chiếm 30,0% tiếp đến là giảm thính lực
nghề nghiệp 13,8% viêm amydal mạn tính
chiếm 11,9% và viêm mũi dị ứng chiếm
10,1%.
Có mối liên quan rõ ràng giữa giới, phơi
nhiễm từ 3 yếu tố độc hại trở lên với bệnh lý
tai - mũi - họng của công nhân.

8

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thanh Hoa (2018), 'Thực trạng các bệnh
hô hấp và kết quả một số giải pháp can thiệp
ở công nhân khai thác than mỡ tại Thái
Nguyên,Thái Nguyên".Đề tài cấp khoa học và
công nghệ cấp Đại học - Đại học Thái
Nguyên. Mã số ĐH2015-TN05-05.
2. Nguyễn Việt Quang (2021). "Thực trạng
bệnh tai mũi họng của công nhân khai thác

kim loại màu tỉnh Thái nguyên năm 2020".
Tuyển tập báo cáo khoa học - Khoa học an
toàn vệ sinh lao động: thách thức và cơ hội để
phát triển bền vững, Hà Nội Nhà xuất bản lao
động, 274-280.
3. Vũ Xuân Trung (2017). "Nghiên cứu thực
trạng môi trường và sức khỏe người lao động
ở một số nhà máy chế biến quặng kẽm, đề
xuất giải pháp dự phòng". Luận án tiến sỹ,
Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
4. Lê Thanh Hải (2012). "Nghiên cứu bệnh
viêm mũi xoang mạn tính ở cơng nhân luyện
thép Thái Nguyên và đánh giá biện pháp can
thiệp". Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y Hà
Nội, Hà Nội.
5. Vũ Thành Khoa (2001). "Nghiên cứu bệnh
viêm mũi họng của cơng nhân hầm lị mỏ
than Thống Nhất (Quảng Ninh)". Luận văn
Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Đỗ Văn Tùng (2014). "Khảo sát bệnh tai mũi
họng thường gặp của cơng nhân xí nghiệp
hầm lị mỏ than 35- tổng công ty than Đông
Bắc". Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà
Nội, Hà Nội.



×