Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Báo cáo thực tập tại Chi nhánh công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên – Xí nghiệp vận tải đường sắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.63 KB, 46 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Mục tiêu hàng đầu và cũng là điều kiện tồn tại của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
là lợi nhuận. Để đạt được hiệu quả kinh doanh cao các công ty cần tổ chức quản lý sao
cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình mà vẫn đạt được kết quả tối ưu. Để đáp
ứng được nhu cầu quản lý thì hệ thóng quản lý mới phải được xây dựng trên nguyên tắc
thỏa mãn các yêu cầu của kinh tế thị trường Việt Nam.
Công tác quản lý là một nhu cầu khách quan của bản thân quá trình sản xuất cũng như
xã hội, nhu cầu đó được tồn tại trong tất cả các hình thái xã hội khác nhau và ngày càng
tăng tùy theo sự phát triển của xã hội. Thật vậy, một nền sản xuất với quy mô ngàng càng
lớn, với trình độ xã hội hóa và sự phát triển sản xuất ngày càng cao với những quy luật
kinh tế mới phát sinh, vì vậy công tác quản lý đòi hỏi người quản lý luôn phải tìm tòi,
vận dụng một cách sáng tạo vào công việc để có thể đáp ứng được tất cả các công việc
đó.
Công tác quản lý có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhà nước, để điều hành quản lý nền
kinh tế quốc dân. Hệ thống quản lý gồm: Tổ chức, kế hoạch, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm
soát các quá trình kinh tế nhằm quản lý các quá trình đó ngày một chặt chẽ hơn. Nhận
thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác quản lý. Sau thời gian học tập tại trường
và thực tập tại chi nhánh Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên. Nhờ sự dạy bảo tận
tình của các anh chị phòng kế toán, phòng tổ chức hành chính và đặc biệt là sự chỉ dẫn
tận tình của cô giáo em đã làm “ Báo cáo thực tập tại Chi nhánh công ty cổ phần gang
thép Thái Nguyên – Xí nghiệp vận tải đường sắt”.
Bài báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung chi nhánh Công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên – Xí
nghiệp vận tải đường sắt.
Chương 2: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh Công ty cổ phẩn
Gang Thép Thái Nguyên – Xí nghiệp vận tải đường sắt.
Chương 3: Đánh giá chung và đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của
chi nhánh công ty CP Gang thép Thái Nguyên – Xí ngiệp vận tải đường sắt.
Do lượng kiến thức tích lũy của bản thân còn hạn chế, có thể Báo cáo còn nhiều
thiếu sót, em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 3 tháng 4 năm 2014


Sinh viên thực tập
Chương 1
Khái quát chung chi nhánh Công ty cổ phần
Gang Thép Thái Nguyên – Xí nghiệp vận tải đường sắt
1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp vận tải đường sắt
1.1.1. Tên, địa chỉ Xí nghiệp.
Tên doanh nghiệp: Chi nhánh Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên - Xí
nghiệp vận tải Đường sắt.
Tên trực thuộc: Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên
Địa chỉ: Phường Cam Giá, Thành phố Thái Nguyên
Giấy phép kinh doanh: 4600100155-009, cấp ngày 01/07/2009
Tài khoản: 102010000442937 – Ngân hàng Công thương Lưu Xá Tỉnh Thái
Nguyên
Lĩnh vực kinh doanh: Vận tải hàng hoá bằng phương tiện đường sắt
Điện thoại/ Fax: 02803.832.246
1.1.2. Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử trong quá trình phát triển.
Xí nghiệp vận tải đường sắt được thành lập ngày 15/5/1963 theo quyết định số 829 của
Bộ công nghiệp. Xí nghiệp vận tải Đường sắt được đổi tên thành Chi nhánh Công ty cổ
phần Gang thép Thái Nguyên - Xí nghiệp vận tải Đường sắt (gọi tắt là Xí nghiệp vận tải
Đường sắt). Xí nghiệp vận tải Đường sắt được xác định là một đơn vị phục vụ dây
chuyền luyện kim của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên.
1.1.3. Quy mô hiện tại của xí nghiệp
Xí nghiệp vải tải đường sắt gang thép Thái nguyên là thành viên trực thuộc công
ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên. Xí nghiệp Vận tải đường sắt có đường sắt chủ yếu
nằm ở gang thép Lưu Xá và 1 đường nhánh sang Gia Sàng thôi. Cấu tạo đường sắt gang
thép Lưu Xá tổng chiều dài khoảng 25-30km, có đường dẫn ra ga Lưu Xá và từ đó có
đường vào mỏ sắt Trại Cau, mỏ than
Về đầu máy của gang thép Thái Nguyên hiện sử dụng có
- Máy hơi nước:
+ 06 máy 030 GJ sản xuất tháng 3/1960 chạy trên khổ đường 1435mm

+ 01 máy 131-436
- Máy diesel có:
+ 01 máy V15 của Đức (đã hỏng)
+ 04 TU8E mang số hiệu: 1-2-3-4 khổ 1435mm
+ 01 D4Hr 566 khổ 1435mm là TU7E
+ 03 máy TU7DE khổ 1000m mang số hiệu 5-6-7
- Bảng tổng hợp tình hình quy mô của Xí nghiệp như sau:
Bảng 1.1: Bảng quy mô doanh nghiệp
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013
1 Khối lượng hàng luân chuyển TKm 3.160.000 3.594.825
2 Doanh thu Nghìn đồng 48.584.989.357 34.584.237.358
3 Lợi nhuận Nghìn đồng 4.868.842.141 -183.244.235
4 Thu nhập bình quân Đ/người/tháng 2.345.155 1.911.234
5 Lao động bình quân Người 266 260
Qua bảng số liệu trên ta thấy Xí nghiệp có quy mô sản xuất vừa. Với số lượng lao
động năm 2012 là 258 người và năm 2013 là 266 người. Doanh thu của Xí nghiệp năm
2013 là 34.584.237.358.000 đồng và năm 2012 là 48.584.989.357
.000 đồng. Qua đó ta thấy thu nhập bình quân của mỗi người lao động giảm xuống, với
thu nhập bình quân năm 2012 là 2.345.155 đồng/người/tháng và năm 2013 giảm xuống
còn 1.911.234 đồng/người/tháng.
Công ty Gang thép Thái Nguyên bao gồm 15 đơn vị với gần 8000 cán bộ công nhân viên.
Sản phẩm chính của công ty là gang thép và thép thành phẩm các loại, với công nghê sản
xuất liên hoàn từ quặng sắt, than mỡ được khai thác từ các mỏ qua tuyển chọn, chế biến,
luyện gang, luyện thép và cán thép ra thành phẩm phục vụ nền kinh tế quốc dân.
Trong dây chuyền sản xuất của Công ty Gang thép việc vẩn chuyển hàng hóa, nhiên liệu,
nguyên vật liệu giữa các đơn vị thành viên trong công ty do hai phương tiện vận chuyển
bằng đường sắt và vận chuyển bằng đường bộ. Trong đó việc vận chuyển bằng đường sắt
là phương tiện vẩn chuyển chính phục vụ dây chuyền sản xuất của Công ty do Xí nghiệp
vận tải đường sắt đảm nhận. Với hệ thống đường sắt dài trên 40km, với 07 đầu máy xe
lửa và 05 cần cẩu chạy bằng hơi nước và 200 toa xe chuyên dùng các loại phục vụ vận

chuyển cùng 07 đầu máy Điozen. Ngoài ra Xí nghiệp còn cung cấp nhà xưởng làm nhiệm
vụ sửa chữa, gia công phụ tùng thay thế phục vụ công tác sửa chữa đường sắt, đầu máy,
toa xe.
1.2. Chức năng nhiệm vụ của xí nghiệp vận tải đường sắt
Nhiệm vụ của Xí nghiệp Vận tải Đường sắt là công tác vận chuyển và xếp dỡ bằng
các thiết bị hoạt động trên các tuyến đường sắt trong công ty nhằm phục vụ dây truyền
sản xuất luyện kim và cán thép của Cty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên bao gồm: Vận
chuyển xếp dỡ hàng hoá của của các đơn vị thành viên trong công ty luân chuyển cho
nhau tiếp nhận hàng hoá: Than mỡ, than cốc, phôi thép phế từ bên ngoài vào bằng
phương tiện vận chuyển đường sắt của hệ thống đường sắt quốc gia, song song với nhiệm
vụ vận chuyển, xếp dỡ nguyên liệu cho đầu vào phục vụ sản xuất của công ty, Xí nghiệp
còn đảm nhận nhiệm vụ cung cấp phương tiện và vận chuyển xếp dỡ hàng hoá bán thành
phẩm, chất thải rắn về kho và ra bãi thải bằng phương tiện vận chuyển đường sắt.
Đồng thời Xí nghiệp Vận tải Đường sắt còn đảm nhận việc sửa chữa lớn, sửa chữa
thường xuyên các thiết bị vận chuyển xếp dỡ và các tuyến đường sắt, phục vụ nhu cầu
vận chuyển, xếp dỡ của các đơn vị thành viên trong công ty, đúng về chủng loại thiết bị
phục vụ, kịp thời theo địa điểm và thời gian các đơn vị yêu cầu. Đây cũng là yêu cầu hết
sức khó khăn đối với Xí nghiệp vì các tuyến đường sắt là đường riêng biệt, bãi xếp đỡ
của các đơn vị thành viên ngắn mà yêu cầu lại đúng địa điểm quy định đã được xây dựng
cố định và cũng tại một địa điểm nhất định.
Từ những yêu cầu và nhiệm vụ nêu trên, kết cấu các ngành, nghề của Xí nghiệp vận
tải Đường sắt hết sức đa dạng, bao gồm hầu như toàn bộ các ngành nghề mà ngành
đường sắt quốc gia có: điều độ chạy tàu, thông tin tín hiệu, trực ban trưởng tầu, móc nối,
gác ghi, tài xế, đốt lò đầu máy… và các ngành cơ khí khác như: sửa chữa cầu đường sắt.
Tóm lại Xí nghiệp vận tải Đường sắt có kết cấu các nghề như công ty đường sắt thu nhỏ,
các tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành cơ khí, song tính chất các công việc có khác là phục vụ
vận chuyển cho dây chuyền sản xuất luyện kim với các thiết bị vận chuyển xếp dỡ bằng
đường sắt chuyên dụng.
• Ngành nghề kinh doanh
- Các dịch vụ chính: Là việc xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa trong nội bộ Công ty Cổ Phần

Gang Thép Thái Nguyên bằng phương tiện tàu thoi và tàu dồn (tính bằng tấn/km).
- Các dịch vụ phụ: Là các sản phẩm gia công cơ khí, xỉ thải thu hồi vận chuyển
cho các khách hàng bên ngoài Công Ty Cổ Phần Gang Thép.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của xí nghiệp vận tải đường sắt
1.3.1 Số cấp quản lý của xí nghiệp
Để đáp ứng yêu cầu sản xuất luyện kim, cán thép của công ty, tổ chức sản xuất của Xí
nghiệp vận tải Đường sắt không ngừng đổi mới để phù hợp. Với đặc thù riêng của xí
nghiệp và yêu cầu chung của công ty cũng như yêu cầu quản lý của thời kỳ đổi mới. Thời
kỳ cao điểm nhất của xí nghiệp có tới gần 350 công nhân viên tổ chức sản xuất được sắp
xếp thành 13 đơn vị phòng ban.
1.3.2. Mô hình tổ chức cơ cấu của bộ máy quản lý
Trong thời kỳ đổi mới, để phù hợp với yêu cầu sản xuất của Xí nghiệp, của Công ty và cơ
chế quản lý của Nhà nước, Xí nghiệp đã tổ chức sắp xếp lại mô hình tổ chức quản lý của
Xí nghiệp được thể hiện ở sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý “ Trực tuyến – Chức năng” của Xí nghiệp
vận tải đường sắt
1.3.3 Chức năng và các nhiệm vụ cơ bản của bộ máy quản lý
Ga Trung
Tâm
Các tổ sản xuất
PXVD vận
dụng đầu
máy
Các tổ sản xuấtCác tổ sản xuất
PXSC
Đường sắt
Phòng
Hành
chính
Quản trị

Phòng Kế
Toán
Thống Kê
Tài Chính
PXSC Đầu
máy toa xe
Phòng
Kỹ Thuật
Thiết Bị
Phòng Tổ
chức
Hành
chính
Phòng
Kế hoạch
kinh
doanh
Phó Giám đốc
Giám đốc
Xí nghiệp

Đội bảo
vệ
Các tổ sản xuất
Bộ máy quản lý của Xí Nghiệp được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, đứng đầu là
Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc là Phó Giám đốc, các quản đốc phân xưởng và các
trưởng phòng ban chức năng.
- Giám đốc xí nghiệp: Điều hành sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp vận tải
Đường sắt theo quy định của pháp luật nhà nước. Tổ chức thực hiện các quy chế của
công ty, thực hiện công tác kiểm soát, kiểm tra sản xuất, tổ chức thực hiện kinh tế nội bộ

đến các phân xưởng và các tổ sản xuất, thực hiện tiết kiệm, phấn đấu hạ giá thành sản
phẩm, đồng thời trực tiếp chỉ đạo các mặt hàng sản xuất kinh doanh.
- Phó giám đốc xí nghiệp: Là người hỗ trợ giám đốc để đảm bảo cho công tác quản
lý. Chịu trách nhiệm trước giám đốc toàn bộ khâu sản xuất, thường xuyên kiểm tra đôn
đốc, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Bên cạnh đó, chịu trách
nhiệm cung cấp đầy đủ vật chất cho khâu sản xuất, theo dõi kỹ thuật sản phẩm sản xuất
ra, xác định tình trạng hiện tại các thiết bị máy móc của Xí nghiệp đang quản lý, đảm bảo
chất lượng tốt.
- Phòng kế hoạch kinh doanh với nhiệm vụ xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch
ngắn hạn, điều độ tác nghiệp sản xuất hàng năm, hàng quý về công tác vận chuyển, xếp
dỡ hàng hoá phục vụ các đơn vị trong Công ty.
- Phòng kỹ thuật thiết bị với nhiệm vụ thiết kế và xây dựng các phương án kỹ
thuật, đầu tư mua sắm thiết bị, xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, đảm bảo công tác
mua bán vật tư, đáp ứng nhu cầu sản xuất của xí nghiệp. Và hỗ trợ kỹ thuật cho các phân
xưởng sửa chữa và ga trung tâm.
- Phòng kế toán thống kê và tài chính với nhiệm vụ là thống kê và hạch toán toàn
bộ quá trình sản xuất của xí nghiệp, lập báo cáo tài chính, phân tích hiệu quả sản xuất
kinh doanh của xí nghiệp hàng tháng, quý, năm và quản lý tài chính của xí nghiệp đảm
bảo đúng cơ chế quản lý và hạch toán của nhà nước, của công ty.
- Phòng tổ chức hành chính được sát nhập từ hai phòng là phòng tổ chức lao động và
phòng hành chính quản trị nên có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức đào tạo cán bộ, tổ chức
thực hiện công tác nhân sự, quản lý lao động, xây dựng các chỉ tiêu định mức lao động
cho các công đoạn sản xuất, các công việc cụ thể và quản lý sử dụng quỹ tiền lương, tiền
thưởng của xí nghiệp, tổ chức giải quyết các chế độ liên quan đến người lao động theo
chế độ quy định của Nhà nước. Và công tác hành chính, trang bị điều kiện làm việc cho
văn phòng xí nghiệp và văn phòng các đơn vị.
Xây dựng các kế hoạch về công tác hành chính, văn phòng, y tế, chăm sóc sức khỏe
cho cán bộ công nhân viên toàn xí nghiệp.
- Đội bảo vệ với nhiệm vụ xây dựng và thực hiện quản lý các phương án bảo vệ an
ninh, các phương tiện phòng cháy chữa cháy, hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà ban chỉ

huy quân sự tỉnh, thành phố giao.
- Phân xưởng sửa chữa đầu máy toa xe có nhiệm vụ sửa chữa toàn bộ các thiết bị
từ sửa chữa cơ, sửa chữa điện, gia công chế tạo hàng hoá cơ khí, đáp ứng yêu cầu sử
dụng thiết bị của xí nghiệp.
- Ga trung tâm làm nhiệm vụ vận chuyển và xếp dỡ thủ công đáp ứng đủ, kịp thời
yêu cầu sản xuất của các đơn vị trong công ty và trong nội bộ xí nghiệp.
- Phân xưởng sửa chữa đường sắt có nhiệm vụ quản lý sửa chữa lớn, sửa chữa
thường xuyên các tuyến đường sắt, sản xuất tà vẹt bê tông đáp ứng yêu cầu sửa chữa
đường sắt.
- Phân xưởng đầu máy cần cẩu có nhiệm vụ quản lý và vận hành đầu máy, cần cẩu
đáp ứng đủ sức kéo và năng lực xếp dỡ bằng cần cẩu phục vụ nhu cầu sản xuất của Công ty
và Xí nghiệp.
Với đặc điểm riêng của xí nghiệp nên địa bàn hoạt động của Xí nghiệp rộng khắp
toàn khu Gang Thép, địa điểm xa nhất là Ga Trại Cau thuộc địa phận Mỏ sắt Trại Cau
cách trụ sở của xí nghiệp 30 Km.
1.4 Quy trình công nghệ sửa chữa và vận chuyển
Quy trình công nghệ ở Xí nghiệp là quá trình vừa sửa chữa thiết bị vừa vận chuyển,
có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, sao cho đảm bảo thiết bị vận chuyển an toàn nhất, đem
lại hiệu quả kinh tế cao nhất, giá thành vận tải thấp nhất.
Quy trình công nghệ được biểu hiện qua 4 giai đoạn theo sơ đồ sau:
Hình 1.1: Quy trình công nghệ của Xí nghiệp Vận tải Đường sắt.
Với sự nỗ lực không ngừng và sự kết hợp chặt chẽ, ăn ý giữa Ban giám đốc và các
phòng ban chức năng cùng toàn thể cán bộ công nhân viên ở các phân xưởng, đội, tổ sản
PXSC Đầu
máy
PXSC
Đường sắt
PXVD Đầu
máy
Ga trung tâm điều

hành vận chuyển
xuất đến nay Xí nghiệp Vận tải Đường sắt đã thực sự khẳng định vai trò, vị trí của mình
với Công ty cũng như trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên, góp một phần không nhỏ vào việc
tạo ra của cải hàng hóa và dịch vụ cần thiết phục vụ cho nhu cầu xây dựng và sinh hoạt
của nhân dân trong tỉnh nói riêng cũng như cả nước nói chung.
Chương 2
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh công ty cổ phần
Gang Thép Thái Nguyên – Xí nghiệp vận tải đường sắt
2.1. Phân tích các hoạt động Marketing
2.1.1. Đặc điểm thành phần tiêu thụ tại Xí nghiệp vận tải đường sắt.
Đặc thù kinh doanh của Xí nghiệp là đơn vị vận tải bằng đường sắt nên sản phẩm của xí
nghiệp mang tính dịch vụ vận tải là chính, sản phẩm của Xí nghiệp được chi thành hai
loại: dịch vụ chính và dịch vụ phụ.
- Dịch vụ chính: Là việc xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa trong nội bộ Công ty Gang
Thép Thái Nguyên bằng phương tiện tàu thoi và tàu dồn (tính bằng tấn/km).
- Dịch vụ phụ: Là các sản phẩm gia công cơ khí, xỉ thải thu hồi vận chuyển cho các
khách hàng bên ngoài công ty Gang Thép.
* Thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của Xí nghiệp.
Bảng 2.1: Bảng chu chuyển nội bộ
Stt Đơn vị mua hàng
Doanh thu
Năm 2012 Năm 2013
1 Nhà máy luyện thép
3 497 989 476
2 846 216 476
2 Nhà máy cốc hoá
16 602 763 002 15 396 027 522
3 Mỏ sắt trại cau 14 790 476 1 921 280
4 Nhà máy cán thép lưu xá 3 591 445 825 1 500 884 026
5

Nhà máy luyện gang
20 858 385 179
14 636 871 582
6
Phòng quản lý chất lượng
SP
38 500 000 5 891 072
7
Nhà máy cán thép Thái
nguyên
3 981 115 399 196 425 400
8 Tổng cộng 48.584.989.357 34.584.237.358
(Nguồn: Phồng kế toán thống kê tài chính)
Thị trường tiêu thụ chủ yếu của Xí nghiệp là các thành viên trong nội bộ công ty cổ phần
Gang Thép Thái Nguyên. Qua bảng chu chuyển nội bộ công ta thấy bạn hàng lớn nhất là
nhà máy luyện gang với doanh thu qua 2 năm là 35 495 256 761 đồng. Tiếp đó là Nhà
máy luyện thép với doanh thu là 6 344 205 952 đồng qua 2 năm. Qua phân tích trên, Xí
nghiệp nên có các chính sách thu hút khách hàng mới đồng thời có biện pháp tăng lượng
dịch vụ cho các công ty trong nội bộ và cũng có biện pháp chăm sóc khách hàng tốt hơn
như giảm giá sau dịch vụ…. để càng ngày càng có nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
2.1.2. Kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.
Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh nhằm thực
hiện giá trị thặng dư của sản phẩm. Thông qua tiêu thụ đơn vị thu được vốn sản xuất kinh
doanh, bù đắp được chi phí và có lãi từ đó thực hiện với nhà nước đảm bảo thu nhập cho
người lao động.
Việc phân tích đánh giá hoạt động tiêu thụ có tác dụng rất to lón đối với sản xuất
kinh doanh của Xí nghiệp, từ đó làm rõ được nguyên nhân tăng, giảm lợi nhuận của Xí
nghiệp để có biện pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh có lợi nhuận cao.
TT Mã SP Tên sản phẩm
Đơn

vị
tính
Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch
doanh thu
Sản lượng Đơn giá Doanh thu Sản lượng Đơn giá Doanh thu
1 SP001
Vận chuyển tầu
thoi bằng máy hơi
nước
Tkm 1.663.123,16 4.024 6.692.407.612 960.317,18 3.031,6 2.911.297.560 -3.781.110.052
2 SP002
Vận chuyển tầu
dồn bằng máy hơi
nước
Tkm 544.586,85 10.397 5.662.069.448 191.307,10 7.376,4 1.411.157.678 -4.250.911.771
3 SP004
Xếp dỡ bán cơ
giới
Tấn 125.757,49 10.897 1.370.379.369 119.725,56 8.150,3 975.799.232 -394.580.137
4 SP005 Xếp dỡ Thủ công Tấn 117.650,36 8.748 1.029.205.349 60.032,34 6.442,8 386.778.761 -642.426.588
5 SP006
Vận chuyển gang
lỏng bằng máy
hơi nước
Tkm 241.011,20 24.030 5.791.499.136 225.276,00 16.703 3.762.785.028 -2.028.714.108
6 SP007
Vận chuyển tầu
thoi bằng máy
điêzen

Tkm 1.433.402,44 4.024 5.768.011.402 952.929,22 3.000 2.858.787.663 -2.909.223.739
7 SP008
Vận chuyển tầu
dồn bằng máy
điêzen
Tkm 368.077,93 10.396 3.826.538.191 154.898,06 7.363,8 1.140.638.349 -2.685.899.843
8 SP009
Vận chuyển gang
lỏng tầu dồn bằng
điêzen
Tkm 177.758,80 24.030 4.271.543.964 169.724,00 16.595 2.816.569.780 -1.454.974.184
9 SP027
Vận chuyển nước
gang trộn
TKm 167.877,48 13.902,5 2.333.916.666 156.503,96 10.036 1.570.673.743 -763.242.923
10 SPC01
Vận chuyển phôi
nóng
TKm 573.775,42 6.034,2 3.462.275.664 3.462.275.664
11 Tổng Doanh thu sản phẩm chính 36.745.571.138 21.296.763.457 -15.448.807.681
Bảng 2.2: Kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.
Năm 2012 Tổng doanh thu tiêu thụ các sản phẩm chính của Xí nghiệp Vận tải đường săt
là 36.745.571.138 đồng, sang năm 2013 Tổng doanh thu các sản phẩm chính chỉ
đạt 21.296.763.457 đồng, tức giảm 15.448.807.681 đồng so với năm 2012.
Nguyên nhân chính đôngg thời do sản lượng tiêu thụ và giá bán các sản phẩm đều
giảm xuống.
Sản phẩm chính đem lại doanh thu lớn nhất cho Xí nghiệp năm 2012 là Vận chuyển tầu
sthoi bằng máy hơi nước (Mã SP001), đạt 6.692.407.612 đồng với sản lượng
1.663.123,16 TKm. Tuy chỉ có sản lượng 241.011,20 TKm nhưng sản phẩm Vận
chuyển gang lỏng bằng máy hơi nước (Mã SP006) lại có doanh thu cao thứ hai,

đạt 5.791.499.136 đồng; do sản phẩm này có giá bán cao nhất (24.030 đồng/Tkm).
Sang đến năm 2013, doanh thu của sản phẩm này giảm 2.028.714.108 đồng so với
năm 2012, chỉ đạt 3.762.785.028 đồng. Mặc dù vậy, đây lại là sản phẩm có mức
doanh thu cao nhất năm 2013 trong số các sản phẩm chính mà Xí nghiệp cung cấp.
Là sản phẩm mới trong danh mục các sản phẩm chính của Xí nghiệp trong năm 2013, sản
phẩm Vận chuyển phôi nóng (Mã SPC01) đã đạt mức doanh thu rất cao, đạt
3.462.275.664 đồng và là sản phẩm chính đem lại doanh thu lớn thứ hai của Xí
nghiệp trong năm 2013.
2.1.3. Chính sách giá cả của Xí nghiệp vận tải đường sắt
Với nhiệm vụ chính là phục vụ công tác vận chuyển, bố dỡ cho các đơn vị trực thuộc
Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, vì vậy việc xác định mức giá cho tưng loại
hàng hóa của Xí nghiệp vận tải đường sắt phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của
Công ty CP Gang thép Thái Nguyên.
Đầu mỗi năm, Xí nghiệp Vận tải đường sắt sẽ dự toán chi phí sản xuất cho tất cả các sản
phẩm của mình sau đó sẽ gửi lên Công ty CP Gang thép Thái Nguyên. Công ty CP Gang
thép Thái Nguyên sẽ căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm cũng như tình
hình sản xuất thực tế của từng đơn vị trực thuộc để từ đó đưa ra mức giá cụ thể cho từng
sản phẩm sao cho vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của toàn Công ty cũng như đảm bảo
cho Xí nghiệp làm ăn có lãi.
- Với giá chu chuyển nội bộ trong Công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên thì
Công ty quy định giá cước cụ thể như sau:
Bảng 2.3: Bảng giá điều động nội bộ
Mã SP Tên sản phẩm
Đơn vị
tính
Đơn giá năm
2012
Đơn giá năm
2013
SP001

V/C tầu thoi bằng máy
hơi nước Tkm
4024 3031,6
SP002
V/c tầu dồn bằng máy
hơi nước Tkm
10397 7376,4
SP004 Xếp dỡ bán cơ giới Tấn
10897 8150,3
SP005 Xếp dỡ Thủ công Tấn
8748 6442,84
SP006
V/C gang lỏng bằng máy
hơi nước Tkm
24030 16703
SP007
V/c tầu thoi bằng máy
điêzen Tkm
4024 3000
SP008
V/c tầu dồn bằng máy
điêzen Tkm
10396 7363,8
SP009
V/c gang lỏng tầu dồn
bằng điêzen Tkm
24030 16595
SP027
Vận chuyển nước gang
trộn TKm

13902,5 10036
SPC01 Vận chuyển phôi nóng TKm
- 6034,2
(Nguồn: Phòng kế toán TK&TC)
- Qua bảng giá trên ta nhận thấy rằng giá bán của năm 2013 giảm so với giá của
năm 2012.Với khách hàng thường xuyên và khách hàng mua với khối lượng lớn, Xí
nghiệp có một chính sách giá bán hợp lý để duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng
đó. Còn đối với những khách lẻ, khách hàng có mối quan hệ không thường xuyên hoặc
mua hàng với khối lượng ít thì tùy theo từng khách hàng mà Xí nghiệp có những chính
sách giá riêng, miễn là không vượt quá khung giá Công ty quy định. Nhờ thực hiện chính
sách giá cả như vậy mà Xí nghiệp đã thu hút được nhiều khách hàng. Uy tín của Xí
nghiệp ngày càng lên cao.
2.1.4. Các phương thức tiêu thụ thành phẩm của Xí nghiệp vận tải đường sắt.
2.1.4.1.Chính sách sản phẩm.
Đặc thù kinh doanh của Xí nghiệp là đơn vị vận tải bằng đường sắt nên các sản phẩm của
Xí nghiệp mang tính chất dịch vụ vận tải là chính, sản phẩm của Xí nghiệp được chia làm hai
loại: sản phẩm chính và sản phẩm phụ.
- Các sản phẩm chính: Là việc xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện tàu thoi và
tàu dồn, tính bằng đơn vị Tấn và Tấn x Km (TKm), phục vụ trong nội bộ Công ty CP
Gang Thép Thái Nguyên và các đơn vị bên ngoài.
- Bên cạnh Các sản phẩm chính, Xí nghiệp vận tải đường sắt còn cung cấp một danh mục
các sản phẩm phụ bổ trợ cho các sản phẩm chính. Đó là các sản phẩm gia công cơ khí, xỉ
thải thu hồi
Bảng 2.4: Bảng tên sản phẩm.
STT Tên sản phẩm Mã SP
Đơn vị
tính
1 Xếp dỡ cơ giới hàng ngoài SAP12 Tấn
2 Xỉ khô lò cao thu hồi SP012 Tấn
3 Bu lông UM16 tái chế SPAS0 Bộ

4 Tà vẹt bê tông SPP004 Thanh
5 Cánh cửa to xe mở đáy SPP007 Cái
6 Vận chuyển phôi và hàng khác bằng
máy điêzen
SPP11 TKm
7 Hàng gia công cơ khí SPP15 Lần
8 Cho thuê đầu máy, toa xe phục vụ SPP60 Ka
9 Bu lông UM16 SPPP02 Bộ
10 Thanh giằng ĐS đường đơn cự ly SPPP03 Cái
11 Xỉ hỗn hợp thu hồi SPPP04 Tấn
12 Sửa chữa thiết bị cho Nhà máy luyện
thép
SPPP04 Lần
13 Gia công cơ khi cho Nhà máy luyện
thép
SPPP05 Cái
14 Bụi quặng SPPP06 Tấn
15 Bụi lò điện luyện thép SPPP08 Tấn
- Các hình thức thanh toán
* Bán hàng theo phương pháp bán hàng trực tiếp:
Bán hàng trực tiếp là phương thức giao hàng trực tiếp cho người mua trực tiếp tại
kho (hay trực tiếp qua các phân xưởng không qua kho) của Xí nghiệp. Khi giao hàng
hoặc cung cấp dịch vụ cho người mua doanh nghiệp đã nhận được tiền hoặc có quyền thu
tiền của người mua, giá trị của hàng hoá đã được thực hiện vì vậy quá trình bán hàng đã
hoàn thành, giá thành bán hàng và cung cấp dịch vụ đã được ghi nhận.
* Bán hàng theo phương thức đại lý, ký gửi bán đúng giá hưởng hoa hồng:
Phương thức bán hàng gửi đại lý, ký gửi bán đúng giá hưởng hoa hồng là phương
thức bên giao đại lý (chủ hàng) xuất hàng giao cho bên nhận đại lý, ký gửi (bên đại lý) để
bán hàng cho doanh nghiệp. Bên đại lý, ký gửi phải bán hàng theo đúng giá bán đã quy
định và được hưởng thù lao dưới hình thức hoa hồng.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh điều chuyển hàng hoá cho các cơ sở hạch toán phụ
thuộc như các chi nhánh, cửa hàng…ở các địa phương (Tỉnh, Thành phố trực thuộc
Trung Ương) để bán hoặc xuất điểu chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với
nhau; xuất trả hàng từ đơn vị hạch toán phụ thuộc về cơ sở kinh doanh; xuất hàng từ đơn
vị hạch toán phụ thuộc về cơ sở kinh doanh; xuất hàng hoá cho các cơ sở nhận làm đại lý,
hưởng hoa hồng căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và hoạch toán kế toán
* Bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp:
Bán hàng trả chậm, trả góp là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần, người mua
thanh toán một phần lần đầu ngay tại thời điểm mua. Số tiền còn lại người mua chấp
nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định. Xét về bản chất
hàng bán trả chậm, trả góp vẫn thuộc quyền sở hữu của đơn vị bán, nhưng quyền kiểm
soát tài sản và lợi ích kinh tế sẽ thu được của tài sản đã được chuyển giao cho người mua.
Vì vậy doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả ngay và ghi nhận vào
doanh thu hoạt động tài chính phần lãi trả chậm tính trên khoản phải trả nhưng trả chậm
phù hợp với thời điểm ghi nhận doanh thu được xác nhận.
2.1.4.2. Kênh phân phối
Do đặc thù kinh doanh của của Xí nghiệp vận tải đường sắt là vận chuyển, xếp dỡ, đây là
các sản phẩm dịch vụ vận tải. Dịch vụ là loại hàng hoá phi vật chất, quá trình sản xuất và
tiêu thụ của dịch vụ không tách rời nên Xí nghiệp phải tạo cho mình những hệ thống
phân phối phù hợp với đặc điểm hàng hoá của mình. Vì vậy Xí nghiệp đã cung cấp các
sản phẩm của mình thông qua kênh phân phối trực tiếp: từ Xí nghiệp đến tận tay các
khách hàng.
Thực hiện theo kênh này Xí nghiệp có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, giảm chi phí
trung gian, nắm bắt được thông tin về thị trường và khách hàng nhanh chóng, tuy nhiên
việc không có trung gian nên Xí nghiệp phải thực hiện tất cả các chức năng của một kênh
phân phối như: thu thập thông tin, đàm phán, giao dịch, đảm bảo tài chính,… Điều này
cũng làm phát sinh thêm các khoản chi phí cho Xí nghiệp.
2.1.4.3. Chính sách xúc tiến bán
Quảng cáo:
Công ty đã thực hiện một số hình thức sau:

Xí nghiệp Vận tải
đường sắt
KHÁCH HÀNG
−Treo băng rôn, bảng hiệu.
− Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông: Thông qua quảng cáo trên website:
www.tisco.com.vn, Xí nghiệp đã truyền tải đến khách hàng với thông điệp: chở nhiều với
chi phí thấp, đảm bảo thời gian và địa điểm giao hàng. Bên cạnh đó, Xí nghiệp Vận tải
đường sắt cũng thường xuyên có những bài đăng quảng cáo trên báo Thái Nguyên và một
số báo của ngành.
Quan hệ công chúng:
Hàng năm công ty Xí nghiệp vận tải đường sắt đều tham gia hội nghị khách hàng,
Đóng góp nhiều quỹ phúc lợi của tỉnh, quỹ Vì người nghèo, Trẻ em hiếu học, thăm
và tặng quà các gia đình chính sách và gia đình có công với Tổ quốc,… cùng nhiều các
hoạt động nhân đạo khác.
2.2. Phân tích tình hình lao động, tiền lương.
2.2.1.Cơ cấu lao động của Xí nghiệp vận tải đường sắt.
- Căn cứ vào loại hợp đồng lao động ký kết giữa người sử dụng lao động và người lao
động, lao động được chia làm 2 loại:
+ Lao động không xác định thời hạn: Là những lao động ký hợp đồng không xác định
thời hạn giữa người sử dụng lao động và người lao động.
+ Lao động có xác định thời hạn: Là những lao động ký hợp đồng lao động có xác định
thời hạn giữa thời hạn người sử dụng lao động và người lao động, thời hạn ký hợp đồng
có thể là 1 năm, 2 năm, hoặc 3 năm.
- Căn cứ vào tính chất sử dụng lao động được chua làm 2 loại:
+ Lao động trực tiếp: Là những người lao động sử dụng trực tiếp các tư liệu lao động tác
động lên đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm.
+ Lao động gián tiếp: Là những công nhân viên Quản lý xí nghiệp, cán bộ lãnh đạo từ các
phòng ban, phân xưởng, và các bộ phận phục vụ
- Căn cứ vào trình độ chuyên môn của lao động được chia các loại sau:
+ Lao động phổ thông: Là những công nhân trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm, vận

chuyển, bốc xếp và sửa chữa.
+ Trung cấp: Là những công nhân viên làm công tác kỹ thuật, hoặc kế toán viên
+ Trên ĐH, ĐH, CĐ: Là những công nhân viên làm công tác quản lý.
Từ những căn cứ phân loại lao động trên ta có bảng thống kê số liệu lao động của Xí
nghiệp tính từ 31 tháng 12 năm 2012 đến 31 tháng 12 năm 2013, theo các hình thức phân
loại lao động trên như sau:
Bảng 2.5: Bảng phân loại lao động của Xí nghiệp

Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch
TT Chi tiêu 2013 so với 2012
S.Lượng

cấu S.Lượng

cấu S.Lượng

cấu
( Người ) (%) ( Người) ( %) ( Người) (%)
I
Loại
HĐLĐ 266
100.0
0 260 100.00 -6 -2.26
1
Không thời
hạn 231 86.84 226 86.92 -5 -2.16
2 Có thời hạn 35 13.16 34 13.08 -1 -2.86
II
Tính chất

sử dụng
LĐ 266
100.0
0 260 100.00 -6 -2.26
1
LĐ trực
tiếp 215 80.83 213 81.92 -2 -0.93
2
LĐ gián
tiếp và phụ
trợ 51 19.17 47 18.08 -4 -7.84
III
Trình độ
chuyên
môn 266
100.0
0 260 100.00 -6 -2.26
1
LĐ phổ
thông 173 65.04 165 63.46 -8 -4.62
2 Trung cấp 45 16.92 47 18.08 2 4.44
3
Trên
ĐH,ĐH,CĐ 48 18.05 48 18.46 0 0.00
IV
Theo giới
tính 266
100.0
0 260 100.00 -6 -2.26
1 Nam 185 69.55 182 70.00 -3 -1.62

2 Nữ 81 30.45 78 30.00 -3 -3.70
Tổng 266
100.0
0 260 100.00 -6 -2.26
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động)
Qua bảng phân loại lao động trên ta thấy số lượng lao động của năm 2013 so với
năm 2012 đã giảm 6 tương ứng với tăng 2,26%,. Lực lượng lao động phổ thông của năm
2013 so với năm 2012 giảm 8 lao động tương ứng với giảm 4.62%, điều này chứng tỏ khi
Xí nghiệp thu gọn quy mô sản xuất thì cần có quá trình đánh giá lại tay nghề cũng như
trình độ của cán bộ công nhân viên, mà lực lượng lao động phổ thông không được qua
đào tạo chính quy nên trình độ chuyên môn không bảo đảm cho qua trình dịch vụ, sản
xuất, sửa chữa của Xí nghiệp.
2.2.2 Phương pháp xây dựng mức thời gian lao động tại xí nghiệp.
* Kết cấu định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm
Mức hao phí lao động: Là số ngày công lao động của lao động tương đương cần có
để trực tiếp thực hiện khối lượng công việc của Xí nghiệp, bao gồm:
- Mức hao phí lao động của công nhân chính
- Mức hao phí lao động của công nhân phụ trợ và phục vụ
- Mức hao phí lao động của lao động quản lý
+ Công thức tổng quát như sau:
T
sp
= T
cn
+ T
pv
+ Tql = T
sx
+ T
ql

Trong đó:
T
sp
: mức lao động tổng hợp tính cho một đơn vị sản phẩm
T
sx
: T
cn
+ T
pv
: Mức lao động sản xuất;
T
cn
: Mức lao động phụ trợ và phục vụ (gọi tắt là phụ trợ)
T
ql
: Mức lao động quản lý
Đơn vị tính mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm là giờ-người trên đơn vị
sản phẩm hiện vật.
* Phương pháp xây dựng mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm:
Xây dựng định mức lao động từ các thành phần kết cấu theo công thức tổng quát
nói trên, cụ thể:
- Tính T
cn
: bằng tổng thời gian định mức (có căn cứ kỹ thuật theo thống kê kinh
nghiệm) của những công nhân chính thực hiện các nguyên công theo quy trình công nghệ
và các công việc (không thuộc nguyên công) để sản xuất ra sản phẩm đó trong điều kiện
tổ chức, kỹ thuật xác định.
Trường hợp một nguyên công được thực hiện trên nhiều loại máy móc, thiết bị khác
nhau thì áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính mức thời gian cho nguyên

công đó.
- Tính T
pv
: bằng tổng thời gian định mức đối với lao động phụ trợ trong các phân
xưởng phụ trợ thực hiện các chức năng phục vụ cho việc sản xuất ra sản phẩm đó. T
vp
tính theo định mức phục vụ và khối lượng công việc phục vụ quy định để sản xuất sản
phẩm, hoặc tính bằng tỉ lệ % so với T
cn
, hoặc tính bằng tỷ lệ % định biên lao động phụ trợ
so với công nhân chính.
Trường hợp Xí nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm thì phải phân bổ T
pv
cho từng
mặt hàng: theo mức phụ trợ (nếu có); theo đơn đặt hàng của các phân xưởng chính (nếu
có); theo tỷ trọng số lượng (sản lượng, lương lao động công nghệ ) của từng mặt hàng
trong tổng số mặt hàng.
* Áp dụng: Một công đoạn sản xuất có 50 công nhân phụ trợ, phục vụ cho sản xuất
3 loại dịch vụ : Vận chuyển tàu thoi, Vận chuyển tàu dồn và Vận chuyển gang lỏng được
đặt theo thứ tự A, B, C như sau:
Ở đây, T
vp
được phân bố theo tỷ trọng T
cn
của từng sản phẩm trong tổng số sản phẩm( tỷ
trọng T
pv
của sản phẩm A là 212: 626 = 0,34; tỷ trọng T
pv
của sản phẩm B là 0,33 và tỷ

trọng T
pv
của sản phẩm C là 0,34), do đó T
pv
cho đơn vị sản phẩm như sau:
T
pv
A = 8 giờ x 50 người x 0,34 = 136 giờ/ người
T
pv
B = 8 giờ x 50 người x 0,33 = 132 giờ/ người
T
pv
C = 8 giờ x 50 người x 0,34 = 136 giờ/ người
- Tính T
ql
: Bằng tổng thời gian lao động quản lý doanh nghiệp bao gồm các đối tượng
sau:
+ Viên chức quản lý doanh nghiệp và bộ máy điều hành
Loại sản phầm
Mức sản lượng từng sp
trong một ca làm việc
8h(TKm)
Tổng số T
cn trong một
ca cho
toàn bộ sản lượng từng sản
phẩm (h)
A(Vận chuyển tàu thoi) 2.145 212
B(Vận chuyển tàu dồn) 418 204

C(Vận chuyển gang lỏng) 232 210
Tổng 2.795 626
+ Các cán bộ chuyên trách làm công tác Đảng, đoàn thể.
T
ql
của các đối tượng trên được tính theo định biên của từng loại đối tượng hoặc tính
theo tỉ lệ (%) so với mức lao động sản xuất (T
sx
).
2.2.3.Tình hình sử dụng lao động tại xí nghiệp
Xí nghiệp Vận tải đường sắt với nhiệm vụ là vận tải sản phẩm hàng hóa, sửa chữa thiết bị
và xây dựng cơ bản. Do vậy, Xí nghiệp đã sắp xếp một lực lượng lao động phù hợp với
yều cầu thực tế, phát huy hiệu quả từng cá nhân, tổ sản xuất. Hiện nay toàn Xí nghiệp
260 người lao động, cụ thể:
Bảng 2.6: Tăng giảm lao động năm 2013
TT Chỉ tiêu Số lượng (người)
I Tổng số lao động đầu kỳ 266
1 Số lao động nữ 81
2 Số lao động nam 185
II Số lao động tăng giảm trong kỳ 6
1 Số lao động tăng trong kỳ
1.1 Số lao động nữ
1.2 Số lao động nam
2 Số lao động giảm trong kỳ 6
2.1 Số lao động nữ 2
2.2 Số lao động nam 4
III Tổng số lao động có mặt ở cuối kỳ 260
1 Số lao động nữ 79
2 Số lao động nam 181
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Theo bảng số liệu trên ta thấy số lao động trực tiếp là 215 người chiếm 80,83%
trong tổng số lao động của toàn Xí nghiệp. Lao động gián tiếp là 51 người chiếm 19,17%
trong tổng số toàn Xí nghiệp. Đặc biệt do đặc thù của Xí nghiệp là vận tải nên đòi hỏi lao
động không những phải có trình độ cao mà còn phải có sức khỏe, nhanh nhẹn để có thể
đáp ứng được nhu cầu của công việc nên cơ cấu lao động chủ yếu là nam giới là rất hợp
lý ( nam giới là 181 người, chiếm 69,55 trong tổng số lao động của toàn Xí nghiệp). Vì
lao động của Xí nghiệp chủ yếu là nam giới có thể đáp ứng được nhu cầu công việc nên
lao động nam luôn cao hơn nhiều so với lao động nữ tại Xí nghiệp.
Hàng năm, Xí nghiệp đều tổ chức các cuộc kiểm tra thi tay nghề để kiểm tra lại tay nghề
và đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như tay nghề cán bộ công nhân viên, mặt
khác để tìm kiếm nhân tài phục vụ cho hoạt động quản lý của Xí nghiệp.
Xí nghiệp đã tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên học tập nâng cao hiệu quả quản lý
và năng suất lao động. Xét một cách tổng quát, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong Xí
nghiệp hiện nay đã gọn nhẹ và hiệu quả hơn rất nhiều so với những năm trước đây nhưng
trong thời buổi kinh tế hiện nay, bộ máy quản lý cần phải đơn giản gọn nhẹ hơn nữa đồng
thời phải không ngừng gia tăng lực lượng lao động trực tiếp sản xuất để Xí nghiệp ngày
càng hoạt động hiệu quả hơn.
2.2.4.Tình hình năng suất lao động.
Khái niệm:
Năng suất lao động là hiệu quả hoạt động có ích của con người trong một đơn vị
thời gian. Năng suất lao động được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn
vị thời gian hoặc lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Tăng năng
suất lao động là sự tăng lên của sức sản xuất hay hiểu là sự là sự thay đổi trong cách thức
lao động, sự thay đổi làm rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một
hàng hóa sao cho lượng lao động ít hơn mà lại sản xuất ra lượng hàng hóa nhiều hơn.
Xí nghiệp căn cứ vào những chỉ tiêu năng suất lao động sau để xác định năng suất
lao động của cán bộ công nhân viên:
Năng suất lao động tính bằng hiện vật là số lượng sản phẩm, kể cả sản phẩm quy
đổi, trong năm tính bình quân đầu người
Năng suất lao động tính bằng giá trị là tổng doanh thu (hoặc doanh số) trong năm

tính bình quân đầu người.
Ta có bảng năng suất lao động được thống kê qua 2 năm như sau:
Bảng 2.7: Bảng năng suất lao động.
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013
Chêch lệch 2013/2012
Tăng (giảm) %
Doanh thu
thuần
Trđ 48.584.989.357 34.584.237.358
-14.000.751.999
-28.82
Tổng lao động Người 266 260 -6 -2,25
Năng suất lao
động
Trđ/người 133,73 109,32 -24,41 -18,25
(Nguồn: Phòng kế toán TK&TC)
Qua bảng số liệu trên ta thấy năng suất lao động của năm 2013 so với năm 2012
giảm 24,41 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 18,25%. Đồng thời số lao động cũng
giảm đi 6 người tương ứng với 2,25%. Năng suất lao động giảm đó là do chưa cải tiến kỹ
thuật và cải tiến máy móc, bên cạnh đó là sự quản lý chưa hợp lý.
2.2.5.Các hình thức trả lương của Xí nghiệp vận tải.
* Hình thức trả lương áp dụng tại Xí nghiệp
Với đặc thù của Xí nghiệp, Xí nghiệp áp dụng hai hình thức trả lương là:
- Hình thức trả lương theo khoán sản phẩm
- Hình thức trả lương theo thời gian
* Cách tính tiền lương tại Xí nghiệp
- Trình tự tính lương quản lý:
Dựa vào cơ chế tiền lương và bảng tổng hợp khoán quỹ lương của từng phòng, bộ
phận, bảng chấm công, kế toán tính lương cho từng người trong phòng, trong bộ phận.
Lưu ý khoán quỹ lương quản lý vẫn áp dụng mức lương tối thiểu 730.000 đồng làm cơ sở

tính lương sản phẩm. Các khoản lương khác như lương thời gian (lương lễ, tết, phép) phụ
cấp chế độ và các khoản thu trên bảng lương như BHXH, BHYT, BHNT được áp dụng
mức lương tối thiểu 730.000 đồng theo chế độ hiện hành của Nhà nước (Bảng lương
tháng 10/2013).
Công nhân viên đi làm đủ ngày trong tháng theo quy định được tính hưởng số
công tối đa, tức là tính công bằng ngày trong tháng trừ chủ nhật.
Cách tính như sau:
Lương sản phẩm = Lương vòng I + Lương vòng II + Lương chức danh
Trong đó:
Lương
vòng I =
Lương khoán SP
×
Hệ số lương
từng người ×
Số ngày làm việc từng
ngày
Tổng hệ số lương cơ
bản
26
Lương
chức danh =
Tổng lương khoán chức danh
phòng
×
Hệ số chức danh
của từng người
Hệ số lương chức danh của phòng
Lương thời gian:
Lương

thời gian
=
Tổng lương khoán thời gian của phòng
×
Hệ số lương cơ bản
của từng người
Hệ số lương cơ bản của phòng
* Trình tự tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất
Đối với công nhân trực tiếp sản xuất hàng tháng, Xí nghiệp sẽ căn cứ vào định mức
chi phí tiền lương để trả (mọi sản phẩm đều phải có định mức đơn giá tiền lương). Đối
với những công việc không xây dựng được định mức lao động. Xí nghiệp tiến hành
khoán gọn tiền lương theo khối lượng và kết quả sản xuất như: tấn, thanh, m
3
…mọi sản
phẩm đều phải được nghiệm thu chất lượng.
Chi phí tiền lương chi trả cho công nhân trực tiếp sản xuất như công nhân lao động
quản lý chỉ khác là đối với công nhân trực tiếp sản xuất tiền lương sản phẩm phụ thuộc
vào khối lượng sản phẩm mà tổ, phân xưởng hoàn thành trong tháng còn đối với lao động
quản lý tiền lương sản phẩm hàng tháng phụ thuộc vào mức khoán quỹ lương hàng tháng.
Tổng tiền
lương phải trả
=
Khối lượng sản
phẩm hoàn thành
×
Đơn giá tiền
lương được duyệt
Lương sản phẩm = Lương vòng I + Lương vòng II
Trong đó:
Lương vòng I =

50% × Tổng quỹ lương sản phẩm tổ
×
Lương cấp bậc
từng người
Tổng tiền lương cấp bậc tổ
Lương vòng II =
50% × Tổng quỹ lương sản phẩm tổ
×
Lương cấp
bậc từng người
Tổng số công thực tế tổ
Lương cấp bậc = Tiền lương tối thiểu × Hệ số lương cấp bậc
Lương thời gian:
Lương thời
gian
=
Lương cấp bậc
×
Số ngày công
thực tế
26 ngày
Tổng tiền lương
được hưởng
= Lương
thời gian
+ Lương sản
phẩm
+ Phụ cấp trách
nhiệm
Thực

lĩnh
=
Tổng tiền lương
được hương
-
Lương
tạm ứng
-
Các khoản
giảm trừ
-
Các khoản
thu hộ
2.2.6. Phân tích và nhận xét về tình hình lao động, tiền lương của Xí nghiệp vận tải
đường sắt.
- Lao động
+ Với cơ cấu lao động hiện tại của Xí nghiệp là tương đối hợp lý, tuổi đời của cán
bộ công nhân viên của Xí nghiệp trung bình là 30 tuổi cho thấy Xí nghiệp có đội ngũ lao
động trẻ có thể thu tốt khoa học kỹ thuật và sử dụng máy móc thiết bị. Số lượng lao động
có trình độ vẫn chưa cao. Về lâu dài, Xí nghiệp cần đầu tư nhằm nâng cao trình độ, tay
nghề cho mỗi lao động, phân loại lao động và tinh giảm biên chế, phải tạo ra một lực lượng
lao động có sức khỏe, tay nghề, sức sáng tạo, tinh thần đoàn kết tận tụy với công việc, để
đáp ứng nhu cầu rất lớn trong sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
+ Về tuyển dụng và đào tạo đã có nhiều thay đổi. Có kế hoạch đào tạo lao động cụ
thể giúp lao động nâng cao tay nghề, tuyển dụng thêm nhiều lao động mới có trình độ
cao.
+ Năng suất lao động của Xí nghiệp ngày càng tăng lên, đời sống của công nhân
viên được cải thiện.
+ Việc kiểm tra giám sát công tác quản lý lao động chưa được chặt chẽ. Một số
khâu bố trí lao động chưa hợp lý. Do thiếu lao động nên hiện nay ở các phân xưởng người

lao động làm bình quân 26 công/người/tháng. Trong khi luật quy định là 22
công/người/tháng.
- Tiền lương
Lương trách
nhiệm tổ trưởng
=
Tổng quỹ lương sản phẩm của tổ
×
Hệ số trách
nhiệm
Tổng số lao động thực tế làm việc của tổ
+ Việc phân bổ tiền lương hợp lý, chính sách chi tiêu tiền lương và các khoản trích
nộp cho các đối tượng đã phần nào đáp ứng được sự quan tâm của người lao động
+ Xí nghiệp áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm là rất hợp lý đem lại lợi
ích cho cả lao động và Xí nghiệp
+ Xí nghiệp đã xây dựng quy chế tiền lương và phổ biến đến tất cả các cán bộ
công nhân viên. Việc sử dụng quỹ tiền lương là hợp lý và luôn đảm bảo nguyên tắc tiền
lương thấp hơn tỷ lệ năng suất lao động
+ Xí nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ tiền thưởng, phụ cấp, BHXH theo đúng quy
định của Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên
+ Xí nghiệp không tiến hành trích tiền lương nghỉ phép cho cán bộ công nhân
viên, và trình độ quản lý tiền lương của Xí nghiệp đã và đang dần tiếp cận được với
những cải cách về quản lý tiền lương hợp lý và đang phát huy hiệu quả.
2.3. Tình hình chi phí và giá thành.
2.3.1. Phân loại chi phí của Xí nghiệp.
Do đặc thù riêng của Xí nghiệp mà có những cách phân loại chi phí đặc thù riêng, gồm
các cách phân loại chi phí đặc thù sau mà Xí nghiệp đã từng áp dụng:
• Phân loại chi phí theo hoạt động và công cụ kinh tế.
- Chi phí hoạt động kinh doanh thông thường:
Chi phí hoạt động chính và bao gồm chi phí tạo ra doanh thu bán hang của hoạt động

sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào chức năng, công dụng của chi phí, các khoản chi phí
này được chia thành chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí tài chính.
- Chi phí sản xuất kinh doanh: Gồm chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. Chi
phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần
thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ
trong thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng tiền. Chi phí sản xuất của Xí nghiệp bao
gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi
phí nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm,
lao vụ dịch vụ.

×