KHÁT VỌNG HẠNH PHÚC ÁI ÂN TRONG THƠ NÔM TRUNG ĐẠI
DƯỚI GĨC NHÌN VĂN HĨA DÂN GIAN
ĐỒN THỊ MAI SANG - NGÔ THỜI ĐÔN
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Tóm tắt: Danh ngơn có câu: “Tình u, đó là sự hịa đồng về tâm hồn, trí tuệ và thể
xác”. Tình u theo đó khơng chỉ là những rung động của tâm hồn mà là cả những
cảm xúc thật của thể xác, là những khao khát ái ân chân chính của con người, đặc biệt
là người phụ nữ. Văn hóa dân gian đã đề cập đến vấn đề này một cách nhẹ nhàng xen
lẫn hài hước. Dưới con mắt của chế độ phong kiến, quan hệ giới tính là một phạm trù
không được công khai, là điều đáng xấu hổ, phải che đậy. Những bài thơ Nôm Trung
đại sáng tác về tình u đơi lứa đã bứt phá khỏi rào cản ấy để cất lên tiếng nói đích
thực cho quyền sống đúng như bản năng của con người. Đây là một đòn giáng mạnh
vào cái ý thức hệ phong kiến hà khắc bóp nghẹt con người trong giáo điều, làm cuộc
đột phá về vấn đề giải phóng con người.
Từ khóa: Khát vọng, hạnh phúc ái ân, thơ Nơm Trung đại, văn hóa dân gian.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Danh ngơn có câu: “Tình u, đó là sự hịa đồng về tâm hồn, trí tuệ và thể xác”. Sự gần gũi
nhau về thể xác có thể nói là khơng thể thiếu trong mối quan hệ vợ chồng. Dưới con mắt của chế
độ phong kiến chịu ảnh hưởng của Nho giáo, quan hệ giới tính là một phạm trù khơng được cơng
khai, là điều đáng xấu hổ, phải che đậy. Những bài thơ Nơm viết về tình u đã bứt phá khỏi rào
cản ấy để cất lên tiếng nói đích thực cho quyền sống đúng như bản năng của con người. Tình yêu
theo đó khơng chỉ là những rung động của tâm hồn mà là cả những cảm xúc thật của thể xác, là
những khao khát ái ân chân chính của con người đặc biệt là người phụ nữ. Ta thấy trong tác
phẩm xuất hiện hình ảnh người phụ nữ cất tiếng địi quyền lợi giới tính, sự quan tâm về mặt thể
xác như người cần được hít thở khí trời. Họ trị chuyện trao đổi về chuyện phòng the, ngỏ lời ái
ân, tưởng nhớ cảnh ân ái, giở lần kỷ vật ấp ủ nó như ấp ủ hơi ấm người chồng… Đó là biểu hiện
khát vọng hạnh phúc trần tục và rất người của mỗi con người.
2. NỘI DUNG
Khao khát ái ân trong tình u đơi lứa là điều rất nhân bản, bởi lẽ yêu nhau vì rung động
của trái tim là phần hồn thì say đắm nhau bởi cảm giác ái ân chính là phần xác. Vạn vật trong vũ
trụ cũng ln giao hịa tình tự với nhau, huống gì một loài đa sầu đa cảm như con người. Ca dao
cũng nói nhiều đến khao khát hạnh phúc ái ân, chỉ một lát vơ tình thấy “anh” đi qua cửa mà “em”
bâng khuâng đến “nằm không yên”:
Đêm qua trời sáng trăng rằm
Anh đi qua cửa em nằm không yên.
(Ca dao)
Hay như câu ca dao tỏ tình tuy nhẹ nhàng nhưng cũng đầy nồng nhiệt của chàng trai khao
khát được gần gũi người yêu. Điều hạnh phúc nhất là được gần gũi với người yêu, cánh tay của
người yêu còn êm và mềm hơn cả gấm hay lụa:
Đêm nằm gối gấm không êm
Gối lụa không mềm bằng gối tay em.
(Ca dao)
25
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ
CYS 2016
Mặc dù nói về bình diện ái ân, nhưng ca dao xưa vẫn không làm mất đi cái duyên dáng,
nồng thắm của người bình dân trước vấn đề yêu đương nam nữ:
Đầu rồng mà gối tay tiên
Ước gì tay ấy gối lên đầu này
Đầu ấy mà gối tay này
Như chim loan phụng ấp cây ngô đồng
Một mai nên vợ nên chồng
Như cá gặp nước như rồng gặp mây.
(Ca dao)
Các tác giả dân gian cịn nói đến những chuyện dở khóc, dở cười, vừa éo le, vừa hài hước.
Khi yêu nhau, rồi nên vợ nên chồng và lẽ đương nhiên trong cuộc sống ấy, ngồi việc hịa hợp
tâm hồn, cịn là sự khao khát hịa hợp xác thịt để duy trì nịi giống:
Đang khi lửa tắt cơm sơi
Lợn kêu con khóc chồng đòi tòm tem
Bây giờ lửa đã cháy lên
Lợn no con nín, tịm tem thì tịm.
(Ca dao)
Nền văn học trung đại Việt Nam chịu tư tưởng của Nho giáo, coi thường vấn đề hạnh
phúc ái ân, phạm vào những cấm kỵ nghiêm trọng. Vượt lên giáo lý xã hội khắt khe đó, các
nhà thơ Nơm, thậm chí là nhà thơ nữ sáng tác về chủ đề tình u đơi lứa đã mạnh dạn lên tiếng
bảo vệ cho vấn đề “rất người” này. Vì thế, tiếng nói bênh vực cho quyền được hạnh phúc ái ân
trong thơ Nôm vô cùng mạnh mẽ, quyết liệt, không che dấu. Thơ Nôm Hồ Xuân Hương là một
minh chứng tiêu biểu nhất cho những khát khao hạnh phúc ái ân, về tình yêu trần tục, tức là
những nhu cầu tự nhiên, hồn hậu của con người. Tình yêu chung thủy là điểm xuất phát của
khát vọng thỏa mãn nhu cầu bản năng, nhu cầu hạnh phúc trong ân ái. Đây là một khát vọng
chính đáng, trần thế.
Năm canh lơ lửng chờ ai đó?
Hay có tình riêng với nước non
(Vịnh trăng II, Hồ Xuân Hương)
Người phụ nữ ln mang trong mình một khát khao u đương cháy bỏng hết sức
chính đáng:
Qn tử có thương thì bóc yếm,
Xin đừng ngó ngốy lỗ trơn tơi.
(Phận ốc nhồi, Hồ Xn Hương)
Hay:
Qn tử có thương thì đóng cọc,
Xin đừng mân mó nhựa ra tay.
(Quả mít, Hồ Xuân Hương)
Sự khao khát hạnh phúc ái ân trong tình yêu thổn thức, tạo nên tiếng thét căm phẫn trước
kiếp lấy chồng chung:
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng,
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!
(Làm lẽ, Hồ Xuân Hương)
26
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016
11/2016
Hay những vần thơ hừng hực khát vọng tình ái:
Hai chân đạp xuống năng năng nhắc
Một suốt đâm ngang thích thích mau
(Dệt cửi, Hồ Xuân Hương)
Xã hội phong kiến không thừa nhận quyền tự do yêu đương, là một người đàn bà có đường
tình dun khơng mấy thuận lợi, Hồ Xn Hương đã đồng cảm với khát vọng được thương yêu,
được hạnh phúc của những người phụ nữ:
Trai đu gối hạc lom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới
Hai hàng chân ngọc duỗi song song
(Đánh đu, Hồ Xuân Hương)
Bài thơ là một bức tranh trong sáng và đẹp đẽ, phảng phất bay bổng cảnh sinh hoạt vợ
chồng. Hồ Xuân Hương đã ngợi ca những khao khát được ái ân, được thỏa mãn mà người đàn bà
mong muốn. Sự thỏa mãn, cảm nhận được khát vọng yêu đương toát lên trong câu thơ. Cuối bài
thơ, Xuân Hương đã để lại cho chúng ta một nỗi xót xa, hụt hẫng, cô đơn trống vắng cho thân
phận người phụ nữ trong chế độ cũ: Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không.
Hồ Xuân Hương đã tạo ra một bước ngoặt mới trong tư duy về tình u, đó là sống hết
mình với tình yêu, hạnh phúc khi được cho và được nhận.
Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa,
Mảnh tình một khối thiếp xin mang.
(Không chồng mà chửa, Hồ Xuân Hương)
Nàng Thi Nhi trong Hồng hoan lương sử cũng bày tỏ khao khát gần gũi trong “bể nguồn ái
ân” với người yêu là Phiếu Sinh. Để có thể tạo thành một gia đình êm ấm “Thuận vợ thuận
chồng, tát Biển Đơng cũng cạn”:
Khát khao bể ái nguồn ân,
Ngẩn ngơ dạ thiếp dư trăm thế tình.
Rắp, mong trọn chữ gia đình,
Bể Đơng tát cạn bất bình cũng hay.
(Hồng hoan lương sử, Khuyết danh)
Truyện Phạm Tải - Ngọc Hoa tái hiện lại những giây phút hai vợ chồng chung sống hạnh
phúc, “giao kết nhân duyên”:
Vào lạy nguyệt lão tơ hồng
Ái ân vợ chồng giao kết nhân duyên
Từ ngày chăn ấm chiếu êm
Sự đẹp ong bướm ai cầm lòng xuân
(Phạm Tải - Ngọc Hoa, Khuyết danh)
Trong Truyện Kiều, sự đồng điệu về tâm hồn lẫn thể xác được thể hiện rất rõ trong cả ba
mối tình chính của Kiều. Các mối tình trong Truyện Kiều đều bắt đầu bằng sự đam mê ngoại
hình, nhan sắc. Kim Trọng vừa mới nghe tiếng về nhan sắc nàng Kiều, chàng đã trộm nhớ thầm
yêu. Điều ấy dẫn đến một cử chỉ rất hiện thực, rất tự nhiên:
27
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ
CYS 2016
Sóng tình dường đã xiêu xiêu
Xem trong âu yếm có chiều lả lơi.
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Thúc Sinh si mê trước vẻ đẹp ngọc ngà của thân thể nàng Kiều, điều này làm cho mối tình
Thúc Sinh - Thúy Kiều mang đậm sự chuộng thể xác nhục dục. Hình ảnh một nàng Kiều tuyệt
mỹ qua đôi mắt chàng Thúc:
Rõ màu trong ngọc trắng ngà,
Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên.
Càng táo bạn hơn:
Hải đường mơn mởn cành tơ,
Ngày xuân càng gió càng mưa càng nồng.
Nguyệt hoa hoa nguyệt não nùng,
Đêm xuân ai dễ cầm lòng được chăng?
Rồi:
Hương càng đượm lửa càng nồng,
Càng sơi vẻ ngọc càng lồng màu sen.
“Gió”, “mưa”, “hoa”, “nguyệt” là những từ ước lệ chỉ các động thái “giao hoan”. Với cách
sử dụng liên tiếp từ “càng” như một điệp từ đã diễn tả Thúc Sinh một cấp số nhân trong cảm xúc
đắm đuối, si mê, ngập chìm trong ham muốn. Chính vì càng “quen thuộc nết” cho nên chuyện
chăn gối giữa Thúy Kiều với Thúc Sinh mới mỗi ngày một thêm nồng, ở đây, ta thấy tình cảm lại
trở thành yếu tố quyết định cho vấn đề tình dục khi các nhân vật đã có thời gian yêu nhau.
Dưới ngòi bút tài hoa và táo bạo của mình, Nguyễn Du đã để cho Thúy Kiều chủ động tìm
đến tình yêu của mình, thể hiện thái độ chống đối những quy định bất công trọng nam khinh nữ
lưu truyền từ nghìn xưa. Trong cuộc đời người ta có thể có rất nhiều mối tình khác nhau, bên
cạnh việc đề cao yếu tố tri kỷ, tình yêu trong Truyện Kiều còn gắn liền với khát khao về thể xác.
Song hành cùng với yếu tố tình cảm, yếu tố tình dục đã được Nguyễn Du đưa lên vị trí đầu tiên
và khơng thể thiếu trong tình u nam nữ.
Trong Cung oán ngâm khúc, Nguyễn Gia Thiều đã diễn tả niềm khát khao chính đáng của
người cung nữ đó là khát khao cuộc sống nhục cảm. Nhân vật người cung nữ là một trong những
người tiên phong dám đứng lên đòi hỏi những gì chính đáng mà mình được hưởng trong đó
quyền ái ân. Sự giam hãm trong cung cấm càng làm cho khát khao của nàng cháy bỏng hơn,
nàng không còn ngượng ngập e dè mà trở nên thẳng thừng, bạo dạn:
Tình rầu rĩ khơn khy nhĩ mục
Chốn phịng khơng như giục mây mưa
(Cung oán ngâm khúc, câu 321-322, Nguyễn Gia Thiều)
Nàng cung nữ ngập tràn trong niềm vui say mê đắm đuối vào đêm tân hôn:
Cái đêm hôm ấy, đêm gì?
Bóng Dương lồng bóng Đồ-mi trập trùng
(Cung ốn ngâm khúc, câu 135-136, Nguyễn Gia Thiều)
28
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016
11/2016
Người cung nữ cất tiếng nói mạnh mẽ, thẳng thắn địi hỏi ái ân lứa đơi:
Kìa điểu thú là lồi vạn vật,
Dẫu vơ tri cũng bắt đèo bịng.
Có âm dương, có vợ chồng,
Dẫu từ thiên địa cũng vịng phu thê.
(Cung ốn ngâm khúc, câu 125-128, Nguyễn Gia Thiều)
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi cho rằng những nhục cảm của người cung nữ tuy lộ liễu nhưng
hoàn toàn chấp nhận được, bởi nhục cảm ấy thuộc về tâm lý và bản năng của con người: “Những
nhục cảm có phần lộ liễu đối với nàng cũng khơng có gì q đáng, là xa lạ với những quy phạm
nghệ thuật biểu thị nữ tính, vì chúng nằm trong tâm lý khao khát, nhục cảm vốn có của con
người”. [2]
Tương tự như Truyện Kiều, điệp từ “càng” một lần nữa đã thể hiện xuất sắc sự nồng cháy
trong phút ngây ngất của sự thăng hoa:
Càng đàn, càng địch, càng mê
Càng gay gắt điệu, càng tê tái lịng!
(Cung ốn ngâm khúc, câu 151-152, Nguyễn Gia Thiều)
Hay là phút giây động phòng hoa chúc say sưa trong nguồn ân bể ái hương lửa của nàng
Bạch Viên và chàng Tôn Sinh trong Bạch Viên tân truyện:
Tiệc thôi vào chốn màn đào chơi riêng
Động phòng hoa chúc ngã nghiêng
Tả sao cho hết lửa hương mặn nồng
Người yểu điệu kẻ nho phong
Tình cờ đâu biết vợ chồng trời xui
Trúc mai loan phượng ánh đôi
Mây mưa đầm ấm mọc chồi quế Yên
(Bạch Viên tân truyện, Khuyết danh)
Nhìn chung, trong các truyện thơ Nơm về khát vọng tình u đơi lứa, hạnh phúc ái ân đều
được đề cập đến với các mức độ khác nhau. Tình dục là sự dâng hiến, trao gửi cái ngàn vàng cho
người mình u thương chứ khơng đơn thuần chỉ là nhu cầu sinh lý trong duy trì nịi giống hoặc
là kỹ thuật phịng the để đạt đến khối cảm. Điều này khơng chỉ hiện đại mà cịn làm nên tính
văn minh trong mỗi bài thơ Nơm.
3. KẾT LUẬN
Khơng phải đến thơ Nơm thì vấn đề hạnh phúc ái ân mới được đề cập, trong văn hóa dân
gian (thể hiện qua văn học dân gian) đã nói nhiều đến bình diện này. Chính xã hội phong kiến hà
khắc đã bóp nghẹt nhu cầu trần thế và chân chính này của con người. Vì thế, tiếng nói khẳng
định, bênh vực, có phần đề cao hạnh phúc ái ân là một sự bùng nổ trong vấn đề quyền tự do yêu
đương và khát vọng chính đáng của con người. Qua những khát vọng trong hạnh phúc ái ân, ta
thấy được tiếng nói bênh vực cho quyền sống đúng với bản năng con người, cho khao khát hạnh
phúc lứa đơi, cho sự hịa hợp khơng chỉ tâm hồn mà cịn cả thể xác, giáng một đòn mạnh vào cái
ý thức hệ phong kiến hà khắc bóp nghẹt con người trong giáo điều, làm cuộc đột phá về vấn đề
giải phóng con người. Sau mỗi trang thơ Nơm viết về tình u, ta thấy được tình u đơi lứa thật
tinh khơi và khỏe khoắn. Qua bình diện hạnh phúc ái ân trong tình yêu, mỗi người tự rút ra cho
mình thật nhiều bài học ý nghĩa về tình yêu, đặc biệt là đối với thế hệ thanh niên đang trong giai
29
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ
CYS 2016
đoạn u đương tìm hiểu để tiếng tới hơn nhân. Một thực trạng dễ nhận thấy rằng, rất nhiều
những bạn trẻ ngày nay rơi vào những cuộc tình chóng vánh, phải trả giá đắt cho những hậu quả
khơng đáng có. Khẳng định quyền được tự do tìm kiếm xây dựng tình yêu nhưng không đi quá
giới hạn cho phép, không dễ dãi để đánh mất chính mình, cùng đồng sức đồng lịng vượt qua mọi
sóng gió để giữ vững hạnh phúc của chính mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
Tạ Đức (1989), Tình u trai gái Việt xưa: truyền thuyết, lịch sử, văn hóa, Nxb Tự nhiên,
Hà Nội.
Dương Quảng Hàm (1968), Việt Nam văn học sử yếu, Bộ Giáo dục Quốc gia, Sài Gòn.
Nguyễn Lộc (2004), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - đến hết thế kỷ XIX, Nxb
Giáo dục.
Vũ Ngọc Phan (1978), Tục ngữ ca dao dân ca, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Đỗ Lai Thúy (1999), Hồ Xuân Hương hồi niệm phồn thực, Nxb Văn hóa Thơng tin,
Hà Nội.
Title: ASPIRATION OF SWEET (SEX) HAPPINESS IN NOM MEDIEVAL POETRY WITH
CULTURAL FOLK PERSPECTIVE
Abstract: There is a famous saying that: “Love is the combination of soul, mind and body”. Love is not
only the vibration of the soul but not is the true feelings of the body, the thirt for for true sex of the
people, especially the women. Folklore has mentioned this issue gently and humor. In the viewpoint of
feudality, gender relation is considered as a category which is not public, shameful and must be covered
up. Nom Middle Ages poems composed about love couple broke off the barrier to speak out for the right
to authentic live of human instinct. This is a strong blow to the repressive feudal ideal that stranglehold
the human in dogma, made the breakthrough on the issue of human liberation.
Keywords: Aspiration, sweet (sex) happiness, Nom medieval poetry, folklore.
ĐOÀN MAI SANG
Học viên Cao học, chuyên ngành Văn học Việt Nam, khóa 23 (2014-2016), Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế.
Số điện thoại: 0942963467, Email:
TS. NGÔ THỜI ĐÔN
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
30