Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu định lượng đồng thời toluen, isopropylbenzen, n-propylbenzen trong bao bì thực phẩm được sản xuất từ nhựa polystyren bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ (GCMS)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.55 KB, 8 trang )

NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI TOLUEN, ISOPROPYLBENZEN,
n-PROPYLBENZEN TRONG BAO BÌ THỰC PHẨM ĐƯỢC SẢN XUẤT
TỪ NHỰA POLYSTYREN BẰNG PHƯƠNG PHÁP
SẮC KÝ KHÍ KHỐI PHỔ (GCMS)
VÕ THỊ YẾN MY - ĐẶNG VĂN KHÁNH
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Tóm tắt: Quy trình xác định toluen, isopropylbenzen, n-propylbenzen trong bao bì
thực phẩm Polystyren (PS) đã được xây dựng bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ
(GCMS). Mẫu được hịa tan bằng dung mơi tetrahydrofuran, lọc qua màng lọc 0,45µm
Cellulose và tiêm vào máy GCMS. Phương pháp đạt được độ lặp lại tốt (RSD lần lượt
là 1,8%; 2,1%; 1,7% đối với toluen, isopropylbenzen, n-propylbenzen, n=6), giới hạn
phát hiện thấp (toluen 3,1ppb; isopropylbenzen 2,2ppb; n-propylbenzen 2,9 ppb), độ
đúng tốt (độ thu hồi Rev khoảng 101,0% - 104,0%) và khoảng tuyến tính rộng từ
0,1- 1mg/L (R2 = 0,9995). Phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng để định lượng
toluen, isopropylbenzen, n-propylbenzen trong 15 mẫu bao bì thực phẩm được sản
xuất từ nhựa polystyren.
Từ khóa: toluen, isopropylbenzen, n-propylbenzen, GCMS, polystyren.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay nhu cầu cuộc sống ngày càng được nâng cao, mọi thứ đều được thiết kế sao cho
tiện dụng và hiệu quả. Hầu hết các loại thực phẩm chế biến sẵn được đóng hộp, bảo quản trong
các bao bì bằng những chất liệu như nhựa polivinylclorua (PVC), nhựa polietilen (PE), nhựa
polistyren (PS)… Những loại bao bì trên nếu khơng được quản lý chất lượng một cách nghiêm
ngặt có thể nhiễm một số chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Điển hình là các
thành phần có trọng lượng phân tử thấp như: toluen, isopropylbenzen, n-propylbenzen được thôi
nhiễm từ bao bì chứa đựng thực phẩm được sản xuất từ nhựa polisytren (PS) [4]. Những hợp
chất này có khả năng thôi nhiễm vào thức ăn một cách dễ dàng khi sử dụng ở nhiệt độ cao và có
thể được hấp thụ vào cơ thể người qua đường tiêu hóa, gây chóng mặt, đau đầu, ngộ độc, gây
ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Ngồi ra, cịn có thể là tác nhân gây ung thư da, ung thư
gan… [4], [5], [6], [7].
Trong bài viết này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu quy trình định lượng đồng thời toluen,


isopropylbenzen, n-propylbenzen trong bao bì thực phẩm PS bằng phương pháp GCMS. Phương
pháp này cho kết quả khá tin cậy, độ nhạy cao và độ thu hồi tốt, có thể áp dụng để xác định hàm
lượng toluen, isopropylbenzen, n-propylbenzen trong bao bì thực phẩm được sản xuất từ nhựa PS.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết bị, hóa chất
2.1.1. Thiết bị
- Thiết bị sắc ký khí GCM - QP 2010 Plus của hãng Shimadzu, Nhật Bản.
- Cân phân tích Mettler AUX 220- Shimadzu, Nhật Bản có độ chính xác 10-4g.
- Cột tách sắc kí: cột mao quản DB-5MS: chiều dài 30m; đường kính trong 0,25mm; thành
phần pha tĩnh: (5%-phenyl)-metyl polysiloxan với bề dày 0,25µm.
266


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016

11/2016

2.1.2. Hóa chất
- Chất chuẩn gồm: toluen, isopropylbenzen, n-propylbenzen của hãng Merck.
- Các dung môi tinh khiết của hãng Merck dùng cho phân tích như: tetrahydrofuran, n-hexan...
- Chất nội chuẩn: 1,4-dietylbenzen.
2.2. Đối tượng nghiên cứu:
Thực hiện nghiên cứu trên các mẫu hộp xốp, dĩa nhựa được mua trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Lấy mẫu và bảo quản mẫu
Mẫu được lấy gồm dĩa nhựa và hộp xốp. Mỗi mẫu được lấy ở 5 cơ sở khác nhau trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế và bảo quản theo quy định. Các mẫu được ký hiệu Mi, trong đó: i = 1÷5 đối
với dĩa nhựa mua ở chợ, I = 6÷10 đối với dĩa nhựa mua ở siêu thị, I = 11÷15 đối với hộp xốp
mua ở chợ Đơng Ba.

2.3.2. Chuẩn bị mẫu chuẩn và thử [1]
- Mẫu chuẩn: Cân chính xác 0,10g mỗi chất chuẩn tinh khiết (99,9%) toluen,
isopropylbenzen, n-propylbenzen, định mức thành 100ml bằng tetra hydrofuranđược nồng độ
chuẩn 1.000mg/l.
- Hút lần lượt 0,01; 0,02; 0,04; 0,08; 0,10mL dung dịch chuẩn 1.000mg/l cho vào bình định
mức 100ml, thêm 1ml dung dịch nội chuẩn 1,4-dietylbenzen 1.000mg/l, định mức bằng dung
môi tetra hydrofuran được các nồng độ chuẩn tương ứng là 0,1; 0,2; 0,4; 0,8; 1,0mg/l.
- Mẫu thử: Cân chính xác 0,05g mẫu vào bình định mức 10ml. Hịa tan mẫu bằng
tetrahydrofuran, thêm 0,1ml nội chuẩn 1,4-dietylbenzen nồng độ 10mg/l, định mức bằng
tetrahydrofuranđến 10ml. Lọc dung dịch qua màng lọc 0,45µm. Cho vào lọ nhỏ và tiêm vào
máy GCMS.
2.3.3. Điều kiện phân tích [2]
- Cột tách: DB-5MS:(5%-phenyl)-metyl polysiloxan với bề dày 0,25µm.
- Khí mang Heli tinh khiết 99,99999%.
- Tốc độ dịng 1,4ml/phút.
- Kỹ thuật bơm: Splitless, mẫu được bơm tự động với thể tích 1µl.
- Nhiệt độ MS interface: 250oC.
- Nhiệt độ injector: 160oC.
- Chương trình nhiệt độ: Nhiệt độ đầu 37oC (giữ đẳng nhiệt trong 3 phút), tăng 5oC phút
đến 50oC, tăng 15oC phút đến 250oC (giữ đẳng nhiệt trong 5 phút).
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu
Sau khi phân tích chất chuẩn và chất nội chuẩn ở chế độ Scan (Full scan- qt tồn dải)
chọn ra được một số mảnh phổ có tính chất đặc trưng, mảnh phổ có cường độ tín hiệu mạnh, các
mảnh này dùng để phân tích ở chế độ SIM (Selected Ion Monitoring) nhằm tăng độ nhạy của
phép phân tích.
267


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ


CYS 2016

Từ kết quả phân tích Scan, đã xác định được thời gian lưu và các mảnh phổ cần phân tích,
các mảnh phổ được chỉ ra trong bảng 1 (tR là thời gian lưu của chất phân tích).
Bảng 1. Mảnh phổ m/z của toluen, isopropylbenzen, n-propylbenzen và nội chuẩn
1,4-dietylbenzen dùng để định tính và định lượng
Mảnh phổ (m/z)

Thời gian lưu (tR)

91; 92; 65

5,5  5,6

isopropylbenzen

105; 120; 79

8,7  8,8

n-propylbenzen

91; 92; 120

9,2  9,3

119; 105; 134

10,6  10,7


Tên chất
Toluen

1,4-diethylbenzen

ĐKTN: mục 2.3.3

(a)

(b)

Hình 1. Phổ Scan (a) và phổ SIM (b) của toluen, isopropylbenzen, n-propylbenzen,
1,4-đietylbenzen
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kiểm tra độ ổn định của hệ thống
Tiến hành định lượng lặp lại 6 lần dung dịch phân tích, xác định độ lặp lại của thời gian
lưu và của tỷ lệ diện tích peak chất nghiên cứu với nội chuẩn và so sánh với ½ RSDH tính được
từ hàm Horwitz (ở nồng độ khoảng 1ppm thì ½ RSDH = 8%) [3]. Kết quả được trình bày ở bảng
2 và 3.
Bảng 2. Kết quả khảo sát độ ổn định GCMS thông qua thời gian lưu (tR)
Mẫu

tR (phút)

Số liệu thống kê
( n = 6)

Toluen

Iso-propylbenzen


n-propylbenzen

Nội chuẩn (NC)

Trung bình

5,5098

8,7357

9,2052

10,6293

SD

0,0064

0,0029

0,0018

0,0014

0,12

0,02

0,02


0,01

1ppm
RSD (%)

ĐKTN: Như mục 2.3.3
268


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016

11/2016

Bảng 3. Kết quả khảo sát độ ổn định GCMS thông qua diện tích peak
Số liệu thống kê
Tỉ lệ diện tích peak trung bình
SD

Toluen/NC

isopropylbenzen/NC

n-propylbenzen/NC

18,9463

15,8962

18,6283


0,3337

0,3345

0,3101

1,8

2,1

1,7

RSD(%)

ĐKTN: Như mục 2.3.3
Kết quả cho thấy tất cả các giá trị RSD thu được đều nhỏ hơn ½ RSDH nên phương pháp
nghiên cứu đạt độ ổn định tốt đối với cả thời gian lưu và diện tích peak. Trong phân tích kiểm
nghiệm, phương pháp có RSD < 2% là chấp nhận được.
3.2. Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính
Pha một dãy hỗn hợp các dung dịch chuẩn có nồng độ 0,1; 0,2; 0,4; 0,8; 1,0mg/l với chất
nội chuẩn là 0,1mg/l. Tiến hành chạy sắc kí, kết quả được ghi ở bảng 4 và hình 2; 3; 4.
Bảng 4. Khảo sát khoảng tuyến tính của toluen, isopropylbenzen và n-propylbenzen
C

Toluen
Tỉ lệ

0,1


1,64

0,2

3,58

phương trình hồi quy

isopropylbenzen
Tỉ lệ

phương trình hồi quy

1,41
y=18,828x-0,295
R2 = 0,9994

Tỉ lệ

phương trình hồi quy

1,65

3,01
5,98

n-propylbenzen

3,52
y=15,737x- 0,2073

R2 = 0,9996

0,4

7,09

6,99

0,8

14,54

12,23

14,36

1,0

18,74

15,68

18,44

y=18,527x-0,2718
R2 = 0,9995

ĐKTN: Như bảng 3, tỉ lệ diện tích peak của chất phân tích so với chất nội chuẩn.

Hình 2. Quan hệ giữa tỷ lệ diện tích peak và

nồng độ toluen

269

Hình 3. Quan hệ giữa tỷ lệ diện tích peak
và nồng độ isopropylbenzen


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ

CYS 2016

Hình 4. Quan hệ giữa tỷ lệ diện tích peak và nồng độ n-propylbenzen
Qua kết quả phân tích và thống kê ta thấy, tỷ lệ diện tích peak sắc ký và nồng độ chất phân
tích phụ thuộc tuyến tính với nhau một cách chặt chẽ với hệ số tương quan cao. Khoảng tuyến
tính 0,1 - 1,0µg/ml. Do đó có thể để định lượng toluen, isopropylbenzen, n-propylbenzen trong
các mẫu thực tế ở khoảng tuyến tính đã khảo sát.
3.3. Kết quả xác định giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ)
Để xác định LOD và LOQ của phương pháp, chúng tôi áp dụng quy tắc 3 [3]. Tiến hành
pha dãy dung dịch chuẩn hỗn hợp làm việc của toluen, isopropylbenzen và n-propylbenzen ở các
nồng độ: 5; 10; 20; 30 và 50ppb, thêm 0,1mL dung dịch nội chuẩn 1,4-diethylbenzen 10µg/ml và
định mức bằng tetrahydrofuran đến vạch mức 10mL. Tiến hành chạy sắc ký. Biểu diễn mối
tương quan giữa tỉ lệ diện tích peak và nồng độ các chất. LOD, LOQ được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 5. Giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng của
các chất toluen, isopropylbenzen, n-propylbenzen
Chất

LOD (ppb)

LOQ (ppb)


Toluen

3,1

10,1

isopropylbenzen

2,2

7,3

n-propylbenzen

2,9

9,6

Từ bảng 5 ta thấy phương pháp này có giới hạn pháp hiện, giới hạn định lượng thấp,
cỡ nồng độ ppb. Giới hạn phát hiện khoảng 2,2  3,1ppb; giới hạn định lượng khoảng
7,3  10,1ppb.
3.4. Xây dựng quy trình phân tích
Từ các kết quả khảo sát đã nghiên cứu, tiến hành xây dựng quy trình phân tích để định
lượng đồng thời toluen, isopropylbenzen, n-propylbenzen trong bao bì thực phẩm Polystyren
bằng phương pháp GC/MS như sau:
Cân chính xác 0,05g mẫu vào bình định mức 10ml Hịa tan mẫu bằng tetrahydrofuran
Thêm 0,1ml nội chuẩn 1,4-dietylbenzen nồng độ 10mg/l Định mức bằng tetrahydrofuran đến
10ml Lọc dung dịch qua màng lọc 0,45µm Cho dung dịch vào lọ vial 1,5ml Chạy GC MS.


270


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016

11/2016

3.5. Kiểm soát chất lượng quy trình phân tích
3.5.1. Độ lặp lại
Kiểm sốt chất lượng quy trình thơng qua đánh giá độ lặp lại khi phân tích mẫu hộp xốp
với dung dịch nội chuẩn 1,4-dietylbenzen. Tiến hành định lượng mẫu này theo điều kiện đã chọn
và chạy lặp lại 6 lần. Kết quả được đánh giá thông qua độ lệch chuẩn tương đối (RSD) của các
nồng độ và so sánh với ½ RSDH tính được từ hàm Horwitz được thể hiện ở bảng 6 [3].
Bảng 6. Kết quả khảo sát độ lặp lại qui trình phân tích
Số liệu thống kê (n=6)

Toluen

Isopropylbenzen

n-Propylbenzen

Ctb (ppm)

0,074

0,122

0,132


RSD (%)

2,2

1,6

1,1

½ RSDH

11,8

10,9

19,9

ĐKTN: Như bảng 4.
Kết quả thử độ lặp lại cho thấy trong các điều kiện sắc ký đã chọn, độ lệch chuẩn tương đối
của kết quả đều nhỏ hơn ½ RSD. Như vậy phương pháp phân tích cho độ lặp lại tốt.
3.5.1. Độ thu hồi (Recovery)
Kiểm soát chất lượng quy trình phân tích dựa vào mẫu thêm chuẩn. Đánh giá độ đúng
thông qua độ thu hồi (Rev). Xác định hàm lượng thơng qua tỉ số diện tích píc của toluen,
isopropylbenzen, n-propylbenzen với chất nội chuẩn và áp dụng phương pháp đường chuẩn để
tính tốn [3].
Chuẩn bị các dung dịch hỗn hợp chuẩn gồm toluen, isopropylbenzen, n-propylbenzen cho
vào mẫu trắng với 3 nồng độ 0,1mg/l; 0,5mg/l; 1,0mg/l và dung dịch nội chuẩn nồng độ
0,1mg/l. Mỗi nồng độ làm song song 3 mẫu. Tiến hành phân tích theo qui trình đã xây dựng. Kết
quả đuợc trình bày ở bảng 7.
Độ thu hồi được tính theo cơng thức sau:
Rev =


CTC- CTR
×100
Co

Trong đó:
- CTC: Nồng độ chất phân tích xác định trong mẫu đã thêm chuẩn;
- CTR: Nồng độ phân tích trong mẫu;
- Co: Nồng độ thêm chuẩn.
Bảng 7. Kết quả khảo sát độ thu hồi toluen, isopropylbenzen, n-propylbenzen sau 3 lần đo
TT

Nồng độ thêm chuẩn

Nồng độ thêm chuẩn

Nồng độ thêm chuẩn

0,1 mg/l

0,5 mg/l

1,0 mg/l

Lượng tìm
thấy (mg/l)
Toluen

0,103


Độ thu
hồi (%)
103,0

Lượng tìm
thấy (mg/l)

Độ thu hồi
(%)

0,514

102,8

271

Lượng tìm
thấy (mg/l)
1,017

Độ thu hồi
(%)
101,7


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ

CYS 2016

isopropylbenzen


0,102

102,0

0,520

104,0

1,025

102,5

n-propylbenzen

0,101

101,0

0,510

102,0

1,012

101,2

ĐKTN: Như bảng 6
Từ số liệu ở bảng 7, cho thấy phương pháp định lượng toluen, isopropylbenzen,
n-propylbenzen có độ thu hồi biến thiên từ 101,0% - 104,0% nằm trong khoảng cho phép của

Hiệp hội các nhà hóa học phân tích chính thống (AOAC) là 80,0% - 110,0%. Phép đo có độ thu
hồi cao.
3.6. Kết quả phân tích mẫu thực tế
Tiến hành phân tích 15 mẫu nhựa PS bao gồm dĩa nhựa, hộp xốp. Các mẫu này được mua
ở chợ, siêu thị khác nhau trên thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế (kí hiệu là Mi), kết quả kiểm
nghiệm được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 8. Kết quả phân tích mẫu thực tế và so sánh với QCVN
Hàm lượng (mg/kg)


hiệu

Toluen

M1

48,24

24,79

17,14

M2

43,23

9,19

M3


75,50

M4

Tổng hàm lượng
(mg/kg)

QCVN
(mg/kg)

Kết
luận

90,17

4.000

Đạt

7,57

59,99

4.000

Đạt

16,94

11,86


104,30

4.000

Đạt

57,27

12,30

8,62

78,19

4.000

Đạt

M5

51,89

24,68

21,91

98,48

4.000


Đạt

M6

24,35

27,65

17,85

69,85

4.000

Đạt

M7

23,32

12,01

8,50

43,83

4.000

Đạt


M8

22,31

9,42

7,09

38,82

4.000

Đạt

M9

28,14

9,06

7,09

44,39

4.000

Đạt

M10


28,83

4,06

3,73

36,62

4.000

Đạt

M11

13,56

25,61

21,36

60,53

4.000

Đạt

M12

8,66


4,19

3,81

16,66

4.000

Đạt

M13

8,68

9,78

6,60

25,06

4.000

Đạt

M14

12,35

19,03


15,21

46,59

4.000

Đạt

M15

12,14

23,03

14,73

49,90

4.000

Đạt

isopropylbenzen

n-propylbenzen

Kiểm nghiệm cho thấy có 15/15 mẫu chứa toluen, isopropylbenzen, n-propylbenzen, chiếm
tỷ lệ 100%. Qua bảng cho thấy tổng hàm lượng toluen, isopropylbenzen, n-propylbenzen trong
nhựa PS đều thấp hơn giá trị hàm lượng cho phép theo QCVN 12-1 :2011/BYT. Vậy có thể nói

việc sử dụng các mẫu nhựa polistyren tại các vùng khảo sát trên khơng có gì đáng lo ngại đến
sức khỏe con người.
3. KẾT LUẬN
Xây dựng được quy trình phân tích toluen, isopropylbenzen, n-propylbenzen trong mẫu
nhựa PS. Quy trình có độ lặp lại tốt, giới hạn phát hiện thấp (ppb) và tương quan tuyến tính tốt
272


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016

11/2016

(R2 = 0,9995) trong khoảng nồng độ 0,1- 1,0mg/l, độ thu hồi cao (90,75% - 108,3%). Với quy
trình trên có thể áp dụng để kiểm tra hàm lượng toluen, isopropylbenzen, n-propylbenzen trong
tất cả các bao bì nhựa PS.
Tuy nhiên kết quả trên chỉ là phần đánh giá bước đầu, vì số lượng mẫu còn hạn chế,
khoảng thời gian nghiên cứu chưa nhiều nên chưa đánh giá toàn diện hàm lượng toluen,
isopropylbenzen, n-propylbenzen trong các mẫu nhựa tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo chúng tôi,
cần mở rộng nghiên cứu với thời gian, số lượng mẫu và phạm vi lớn để có thể đánh giá một cách
chính xác và đa dạng hơn chất lượng các loại mẫu nhựa. Từ đó có sự quản lý an toàn vệ sinh chặt
chẽ giúp bảo vệ đời sống người tiêu dùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
[7]


Bộ Y tế (2010), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn đối với bao bì,dụng cụ bằng
nhựa tổng hộp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, QCVN 12-1:2011/BYT.
Chu Phạm Ngọc Sơn, Phạm Thị Ánh và Diệp Ngọc Sương (2014), Bao bì nhựa cho thực phẩm,
thức uống và an toàn cho người tiêu dùng, Hội thảo bao bì và an tồn thực phẩm.
Nguyễn Văn Hợp (2014), Thống kê ứng dụng trong quản lí tài nguyên và môi trường, Trường
Đại học Khoa học, Đại học Huế.
Paraskevopoulou D., Achilias D.S., Paraskevopoulou A (2012), “Migration of styrene from
plastic packaging based on polystyrene into food stimulants”, Polymer Int., 61, 141-148.
WHO (2000), Air quality guidelines for Europe, Copenhagen, Denmark, chapter 5.14.
World Health Organization (1985), Toluen, Geneva, Environmental Health Criteria, No. 52.
WHO (1999), Cumen, Concise International Chemical Assessment Document 18.

Title: SIMULTANOEUS DETAMINATION OF TOLUENE, ISOPROPYLBENZENE AND nPROPYLBENZENE IN FOOD CLINGWRAP POLYSTYRENE BY GAS CHROMATOGRAPHY
MASS SPECTROMETRY
Summary: The process of simultaneous determination of toluene, isopropylbenzene and n-propylbenzene
by gas chromatography mass spectrometry (GCMS) in food clingwrap polystyren (PS) was construct.
After dissolved in tetrahydrofuran solvent, the samples were filtered through 0,45μm cellulose membrand
filter and injected into GCMS. Under the conditions, the method gained good repeatability (RSD = 1,8%,
2,1% and 1,7% for toluene, isopropylbenzene and n-propylbenzene respectively, n = 6), low limit of
detection (3,1ppb for toluene, 2,2ppb for isopropylbenzene and 2,9ppb for n-propylbenzene), good
precision (recovery from 90,8% to 108,3%) and a large linear range of 0,1 ÷ 1,0 mg/L (R2 = 0,9995) for
toluene, isopropylbenzene and n-propylbenzen. The method was applied for determination of toluene,
isopropylbenzene and n-propylbenzene in 15 food clingwrap polystyren samples.
Keywords: toluene, isopropylbenzene, n-propylbenzene, gas chromatography mass spectrometry,
polystyren.

VÕ THỊ YẾN MY
Học viên Cao học, chun ngành Hóa phân tích, khóa 23 (2014-2016), Trường Đại học Sư phạm - Đại
học Huế
Số điện thoại: 01202757022. Email:


273



×