Những vấn đề lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất tính giá
thành sản phẩm và yêu cầu quản trị chi phí sản xuất giá thành sản xuất của
sản phẩm.
I . CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
Trang 4
II . KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Trang 8
III : TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN
TRỊ KINH DOANH Trang 20
PHẦN II : Tình hình thực tế về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại công ty văn phòng phẩm Hồng Hà
I ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ
Trang 24
II. TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ
Trang 32
PHẦN III : Một số ý kiến đề xuất góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm phục vụ yêu cầu quản trị kinh doanh tại
công ty VPP Hồng Hà.
I ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GÍA THÀNH SẢN PHẨM
CỦA CÔNG TY VPP HỒNG HÀ Trang 52
II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH NHẰM PHỤC VỤ CÔNG VIỆC QUẢN TRỊ KINH DOANH MÔT CÁCH CÓ HIỆU QUẢ TẠI CÔNG TY
VPP HỒNG HÀ Trang 55
KẾT LUẬN Trang 60
PHẦN I
I . CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT :
1. Chi phí sản xuất :
_ Khái niệm:
Hoạt động chính của các doanh nghiệp sản xuất là sản xuất ra của cải vật
chất để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Để tiến hành hoạt động sản xuất, các
doanh nghiệp cần phải có 3 yếu tố cơ bản,đó là : Tư liệu lao động, đối tượng
lao động và sức lao động. Sự tham gia vào quá trình sản xuất của các yếu tố
này được biểu hiện bằng tiền hình thành nên các khoản chi phí tương ứng. Do
vậy :
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao
động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra dể tiến hành
các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định.
Chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại, nhiều yếu tố khác nhau nhưng có
thể quy về hai loại chính là: Chi phí lao động sống và lao động vật hoá.
Trong đó, chi phí về lao động sống bao gồm tiền lương, tiền trích quỹ
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,... của công nhân sản xuất mà doanh nghiệp
phải trả.
Chi phí về lao động vật hóa gồm: chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng
lượng, khấu hao tài sản cố định...
_ Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất có nhiều loại, nhiều khoản, khác nhau về nội dung, tính chất,
công dụng.Để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán, người ta thường tiến
hành phân loại chi phí sản xuất theo nhiều tiêu thức khác nhau như : Theo yếu
tố chi phí; khoản mục giá thành; theo quan hệ của chi phí sản xuất với quá
trình sản xuất; theo quan hệ của chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm đã
sản xuất ra...
a. Dựa vào yếu tố chi phí :
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM VÀ YÊU CẦU QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT, GIÁ
THÀNH SẢN XUẤT CỦA SẢN PHẨM.
Dựa vào tính chất của các chi phí để sắp xếp các chi phí có chung tính chất
vào cùng một yếu tố.Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất bao gồm các yếu
tố sau :
Nguyên vật liệu.
Nhiên liệu, động lực.
Tiền lương và các khoản phụ cấp.
Khấu hao tài sản cố định.
Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Chi phí khác bằng tiền.
Cách phân loại này cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng loại chi phí mà
doanh nghiệp đã chi ra trong một thời kỳ nhất định.
b. Dựa vào khoản mục giá thành :
Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất bao gồm :
* Các chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm cấu thành
nên giá thành sản xuất như:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là những khoản chi phí về nguyên vật
liệu chính, phụ có liên quan trực tiếp đến việc chế tạo sản phẩm hay phục vụ
lao vụ, dịch vụ.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: là những khoản phải trả, phải thanh toán
cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch
vụ, như: tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT),
các khoản phụ cấp, kinh phí công đoàn (KPCĐ)...mà doanh nghiệp phải trả.
+ Chi phí sản xuất chung: bao gồm các chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh
phát sinh trong quá trình chế tạo sản phẩm, phục vụ các lao vụ, dịch vụ như:
chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu công cụ, dụng cụ sản xuất, chi
phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
• Các chi phí gián tiếp không gắn liền với quá trình sản xuất như:
+ Chi phí bán hàng: là tất cả các khoản chi phí liên quan đến bảo quản và
tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ trong kỳ (chi phí quảng cáo,
giới thiệu sản phẩm, đóng gói, chi phí vận chuyển, hoa hồng bán hàng...).
+ Chi phí quản lý: là toàn bộ những chi phí có liên quan đến việc quản lý
hành chính và quản lý kinh doanh mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ (tiền
lương, phụ cấp, BHXH,...) của nhân viên quản lý doanh nghiệp, các chi phí về
vật liệu, đồ dùng văn phòng, khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý và các
khoản chi phí công khai mà chế độ tài chính cho tính vào chi phí quản lý doanh
nghiệp.
Hai loại chi phí này được phân bổ theo số hàng hoá được coi là tiêu thụ
trong kỳ để tính vào giá thành toàn bộ của số sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ.
Cách phân loại này có ý nghĩa rất lớn trong việc kế toán tập hợp chi phí
sản xuất thực tế của doanh nghiệp và xây dựng các tài khoản trong kế toán chi
phí và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp.
c. Dựa vào mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng sản phẩm, dịch
vụ hoàn thành:
Theo cách phân loại này chi phí được chia thành 2 loại: định phí và biến
phí.
- Định phí (chi phí cố định): là những chi phí không thay đổi theo số lượng
hàng hoá, dịch vụ (như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê tài sản, chi
phí quản lý, chi phí phục vụ...)
- Biến phí (chi phí biến đổi): là những chi phí thay đổi theo khối lượng sản
phẩm, dịch vụ hoàn thành (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp...)
Việc phân loại chi phí theo những tiêu thức khác nhau cho phép phân định
rõ nội dung và tính chất của chi phí, vị trí của các chi phí trong quá trình sản
xuất và chế tạo sản phẩm, mức độ và phạm vi quan hệ của mỗi loại chi phí
trong quá trình sản xuất. Từ đó có thể đáp ứng được nhu cầu thông tin đa
dạng của quá trình quản trị doanh nghiệp và của những người ngoài doanh
nghiệp. Sử dụng phương pháp phân loại nào là tùy thuộc vào từng yêu cầu cụ
thể của nhà quản lý.
Trong sản xuất, chi phí chỉ là 1 mặt thể hiện sự hao phí. Để đánh giá chất
lượng kinh doanh của các tổ chức kinh tế thì chi phí chi ra cũng phải xem xét
trong mối quan hệ chặt chẽ với một mặt cơ bản khác của quá trình sản xuất là
kết quả sản xuất. Quan hệ so sánh đó hình thành nên chỉ tiêu “Giá thành sản
phẩm“.
2. Giá thành sản phẩm:
_ Khái niệm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn
bộ các khoản hao phí về lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có
liên quan đến khối lượng sản phẩm công tác, lao vụ, dịch vụ đã hoàn
thành trong kỳ.
Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp.
Giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với giá trị hàng hoá. Như chúng
ta đã biết, các chi phí mà doanh nghiệp chi ra cấu thành nên giá trị sản phẩm,
lao vụ dịch vụ. Giá trị của sản phẩm, dịch vụ bao gồm 3 bộ phận :
C + V + m = Giá trị sản phẩm dịch vụ
Trong đó:
- C: là toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình tạo ra
sản phẩm, dịch vụ như: khấu hao TSCĐ, chi phí NVL trực tiếp, CCDC ... Bộ phận
này được gọi là hao phí lao động vật hóa.
- V: là chi phí về tiền lương, tiền công trả cho người lao động tham gia vào
quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, dịch vụ, được gọi là hao phí lao động sống
cần thiết.
- m: là giá trị mới do các lao động sống tạo ra trong quá trình tạo ra sản phẩm,
dịch vụ .
Ở góc độ doanh nghiệp thì (C + V) là chi phí sản xuất mà doanh nghiệp
phải bỏ ra để tạo ra sản phẩm, dịch vụ. Giá thành sản xuất sản phẩm là chi phí
sản xuất tính cho sản phẩm dịch vụ do doanh nghiệp tiến hành sản xuất đã
hoàn thành.
_ Phân loại giá thành: Có nhiều cách phân loại giá thành sản phẩm :
a. Căn cứ vào thời điểm lập giá thành và cơ sở số liệu để tính giá
thành:
- Giá thành kế hoạch: là chỉ tiêu được xác định trước khi bước vào kỳ kinh
doanh trên cơ sở giá thực tế kỳ trước và các định mức kinh tế kế hoạch hiện
hành.
- Giá thành định mức: là chỉ tiêu được xác định trước khi bước vào kỳ kinh
doanh trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật tiên tiến hiện hành.
- Giá thành thực tế: là chỉ tiêu được xác định khi kết thúc kỳ kinh doanh trên cơ
sở tổng chi phí thực tế phát sinh liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm,
lao vụ, dịch vụ hoàn thành.
b. Căn cứ vào phạm vi phát sinh chi phí:
- Giá thành sản xuất : là toàn bộ chi phí sản xuất trực tiếp dùng tạo ra sản
phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí
sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành.
- Giá thành sản phẩm tiêu thụ (hay còn gọi giá thành toàn bộ): bao gồm
giá thành sản xuất thực tế sản phẩm tiêu thụ và chi phí bán hàng, chi phí quản
lý doanh nghiệp phân bổ cho số sản phẩm đó. Giá thành sản phẩm tiêu thụ
được dùng để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Giá thành toàn bộ = Giá thành sx + Chi phí bán hàng
của sp tiêu thụ thực tế của sp chi phí quản lý phân
bổ cho sp đã tiêu thụ
3. Quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Chi phí sản xuất biểu hiện mặt
hao phí còn giá thành biểu hiện mặt kết quả của quá trình sản xuất .
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giống nhau về chất: đều bao
gồm hao phí về lao động sống và lao động vật hóa nhưng trong phạm vi và nội
dung của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có những điểm khác nhau.
Chi phí sản xuất chỉ tính những chi phí sản xuất phát sinh trong một kỳ
nhất định (quý, tháng, năm). Giá thành sản phẩm thì chỉ giới hạn số chi phí sản
xuất có liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.
Giá thành sản phẩm có liên quan đến chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ trước chuyển sang kỳ
này, chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau.
II . KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM:
1. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm:
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp có
nhiệm vụ chủ yếu sau:
* Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm chi phí, tổ chức sản xuất
và sản phẩm của đơn vị mà xác định đối tượng và phương pháp tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành cho phù hợp.
* Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất kinh doanh theo
đúng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định bằng phương pháp thích hợp để
trên cơ sở đó tính giá thành sản phẩm thực tế cho từng đối tượng, từng đơn vị
theo quy định, đúng kỳ hạn, đúng phương pháp, đảm bảo tính chính xác.
* Kiểm tra việc thực hiện các định mức tiêu hao vật tư, kỹ thuật, dự toán chi
phí quản lý sản phẩm nhằm thúc đẩy việc sử dụng tiết kiệm, hợp lý mọi chi phí
cho quá trình sản xuất phục vụ yêu cầu hạch toán kinh tế của doanh nghiệp.
* Định kỳ kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm và nhiệm vụ
hạch toán giá thành, chỉ ra nguyên nhân làm doanh nghiệp hoàn thành hoặc
chưa hoàn thành nhiệm vụ, từ đó có phương pháp cần phấn đấu để không
ngừng hạ giá thành một cách hợp lý.
2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
a. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là xác
định nội dung chi phí và giới hạn tập hợp chi phí đó. Tùy theo yêu cầu và trình
độ của
công tác quản lý, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, theo loại hình sản
xuất... mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp có từng loại,
nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng phân xưởng sản xuất, từng đội sản
xuất hay từng đơn đặt hàng.
Việc xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí, phù hợp với đặc điểm hoạt
động và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp có ý nghĩa to lớn trong việc tổ chức
kế toán tập hợp chi phí sản xuất, từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến tổ
chức tổng hợp số liệu ghi chép trên sổ sách.
b. Đối tượng tính giá thành:
Đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất.
Thực chất là việc xác định giá thành của từng loại sản phẩm, dịch vụ và giá
thành đơn vị.
Căn cứ vào đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, loại sản
phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để xác định đối tượng tính giá thành cho phù
hợp với thực tế. Ngoài ra cần căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất của
doanh nghiệp. Nếu quy trình giản đơn thì đối tượng tính giá thành là loại sản
phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ, ngược lại nếu quy trình công
nghệ phức tạp theo kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành có thể là nửa
thành phẩm của từng giai đoạn sản xuất và thành phẩm ở giai đoạn cuối...
Xác định đúng đối tượng tính giá thành, phù hợp với đặc điểm của
doanh nghiệp giúp kế toán mở sổ sách kế toán, lập các bảng tính giá thành và
tính cho từng đối tượng cần quản lý và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch
giá thành sản phẩm có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu quản lý nội bộ doanh
nghiệp.
c. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng
tính giá thành sản phẩm:
Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành giống nhau ở bản
chất chung, chúng đều là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí và phục vụ cho
công tác quản lý, phân tích, kiểm tra chi phí và giá thành.
Cũng có khi đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính
giá thành là trùng nhau đối với quy trình công nghệ giản đơn, chế tạo ra một
loại sp
Tuy nhiên, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành
cũng có những đặc điểm khác nhau cơ bản sau:
* Xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định phạm vi phát sinh chi phí
để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Còn xác định đối tượng tính giá
thành có liên quan đến kết quả của quá trình sản xuất (thành phẩm hoặc dịch
vụ hoàn thành).
* Một đối tượng tập hợp chi phí có thể có nhiều đối tượng tính giá thành.
* Xác định đối tượng tập hợp chi phí sx có liên quan chặt chẽ với việc xác
định đối tượng tính giá thành .Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
phụ thuộc vào việc xác định đối tượng tính giá sản phẩm tại doanh nghiệp.
Như vậy, tùy thuộc vào mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản
xuất và đối tượng tính giá thành mà cần lựa chọn, áp dụng phương pháp tính
giá thành cho phù hợp.
3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá
thành sản phẩm, dịch vụ:
a. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất :
Tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp cấu thành giá thành sản xuất của sản phẩm
là nhằm mục đích để tính được giá thành sản xuất của sản phẩm sản xuất,vì
vậy phương pháp tập hợp chi phi sản xuất thực tế phụ thuộc vào phương pháp
tính giá thành sản xuất ở doanh nghiệp, vì vậy phương pháp tập hợp chi phí
sản xuấtở các doanh nghiệp là :
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo sản phẩm.
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo chi tiết hoặc bộ phận sx
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm.