Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Thiết kế đề cương bài học theo chủ đề phần dẫn xuất hiđrocacbon góp phần nâng cao năng lực tự học của học sinh lớp 11 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.54 KB, 12 trang )

THIẾT KẾ ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC THEO CHỦ ĐỀ PHẦN DẪN XUẤT
HIĐROCACBON GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC
CỦA HỌC SINH LỚP 11 THPT
NGUYỄN VĂN THANH - LÊ VĂN DŨNG
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Tóm tắt: Với mục đích nâng cao vai trị tự học của học sinh (HS), chúng tôi đã thiết
kế các chủ đề bài học định hướng cho HS tìm hiểu nghiên cứu trước nội dung bài học
trong từng chương của chương trình Hóa học ở bậc trung học phổ thơng (THPT). Kết
quả thực hiện với phần dẫn xuất hiđrocacbon lớp 11 đã cho thấy hướng đi này đã đem
lại kết quả khả quan góp phần nâng cao chất lượng học tập và phát huy tính tích cực
của HS trong q trình học tập.
Từ khóa: chủ đề, đề cương bài học, dẫn xuất hiđrocacbon.

1. MỞ ĐẦU
Hiện nay, ngành giáo dục chú trọng hình thức dạy học tích hợp nội mơn là cách tiếp cận
giảng dạy trong đó các nội dung giảng dạy được trình bày theo các đề tài hoặc chủ đề. Mỗi đề
tài hoặc chủ đề được trình bày thành nhiều bài học nhỏ người học có thể có thời gian hiểu rõ
và phát triển mối liên hệ với những gì mà người học đã biết. Cách tiếp cận này khuyến khích
người học tìm hiểu sâu về các chủ đề, tìm đọc tài liệu từ nhiều nguồn và tham gia vào nhiều
hoạt động khác nhau. Kết quả là người học sẽ hiểu rõ hơn và cảm thấy tự tin hơn trong việc
học của mình [1], [4].
Điểm mới trong định hướng giáo dục hiện nay chính là quan điểm giáo dục định hướng
năng lực. Phát triển năng lực là thành phần quan trọng của mục tiêu giáo dục, năng lực là tổng
hòa kiến thức, thái độ, kỹ năng mà HS cần phải đạt chuẩn trong quá trình học tập [2], [3].
Một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng giáo dục bậc trung học phổ thơng cịn
có những hạn chế nhất định là do ý thức tự học của HS chưa tốt, ỷ lại vào sự chỉ dẫn của giáo
viên (GV), quá coi trọng việc học thêm ngồi giờ. HS thường ít đọc sách giáo khoa (SGK) và
không chuẩn bị bài trước khi đến lớp dẫn đến GV không đủ thời gian để truyền tải nội dung bài
học và HS ít tham gia tích cực vào giờ học, làm thêm bài tập để rèn luyện kĩ năng, củng cố kiến
thức. Để khắc phục những hạn chế nêu trên trong thực tiễn dạy - học hóa học hiện nay GV cần tổ
chức cho HS tự học có hướng dẫn. Trong tự học có hướng dẫn, HS nhận được sự hướng dẫn từ


hai nguồn: từ tài liệu hướng dẫn và trực tiếp từ GV.
Nguồn hướng dẫn qua tài liệu:
- GV biên soạn tài liệu hướng dẫn HS tự học trên cơ sở định hướng HS đọc SGK, tham
khảo tài liệu liên quan. Ngồi việc trình bày nội dung kiến thức, còn hướng dẫn cả cách thức
hoạt động để phát hiện vấn đề, thu thập thông tin, xử lý thông tin, rút ra kết luận.
- Đề cương bài học giúp HS biết những nội dung cần phải chuẩn bị trong từng chủ đề giúp
HS tiết kiệm thời gian nghiên cứu bài học, chuẩn bị cho nhiều mơn học khác theo chương trình
lớp 11 hiện hành.
- Đề cương bài học bám sát mục tiêu bài học, phù hợp năng lực tiếp thu kiến thức của HS,
khuyến khích HS đọc SGK dễ nắm được nội dung, từ đó GV có thêm thời gian cùng HS làm rõ
những vấn đề khó giúp các em cơ bản hiểu bài ngay tại lớp.
- Đề cương bài học “tích hợp” lý thuyết và bài tập, bổ sung những nội dung mới cập nhật,
tư liệu hóa học nhằm giúp HS mở rộng kiến thức. Có hệ thống bài tập bổ trợ cho HS tham khảo
291


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ

CYS 2016

cho từng chủ đề, giúp các em có thêm bài tập tự luyện ở nhà đạt được chuẩn kiến thức theo yêu
cầu. Bên cạnh đó GV có thể giới thiệu thêm các phương pháp giải các bài tập nâng cao, bài tập
khó giúp HS khá - giỏi nâng cao khả năng vận dụng kiến thức.
Nguồn hướng dẫn trực tiếp của GV qua các giờ lên lớp:
- HS tự lực giải quyết một phần nội dung bài học trên cơ sở đề cương bài học.
- Đối với những vấn đề khó, trọng tâm GV tiến hành làm thí nghiệm, tương tác với HS để
làm rõ nội dung và tăng cường luyện tập vận dụng kiến thức [5].
Như vậy, trong cách dạy học này có hai kiểu hướng dẫn được phối hợp với nhau.
2. THIẾT KẾ CÁC CHỦ ĐỀ PHẦN DẪN XUẤT HIĐROCACBON GÓP PHẦN NÂNG CAO
NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HS LỚP 11 THPT

2.1. Các chủ đề trong phần dẫn xuất hiđrocacbon
- Chủ đề thứ nhất (5 tiết): Ancol-phenol (Thể hiện mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất
của ancol-phenol, so sánh tính chất của ancol-phenol).
+ Tiết 1: Định nghĩa, phân loại, đồng phân danh pháp, tính chất vật lý của ancol.
+ Tiết 2: Tính chất hóa học, điều chế, ứng dụng của ancol.
+ Tiết 3: Định nghĩa, cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng của phenol.
+ Tiết 4: Luyện tập chủ đề 1.
+ Tiết 5: Thực hành.
- Chủ đề thứ hai: (3 tiết) Anđehit (Thể hiện mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất
của anđehit).
+ Tiết 1: Định nghĩa, phân loại, danh pháp, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lý của anđehit.
+ Tiết 2: Tính chất hóa học, điều chế, ứng dụng của anđehit.
+ Tiết 3: Luyện tập chủ đề 2.
- Chủ đề thứ ba: (4 tiết) Axit cacboxylic (Thể hiện mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của axit
cacboxylic).

+ Tiết 1: Định nghĩa, phân loại, danh pháp, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lý của axit
cacboxylic.
+ Tiết 2: Tính chất hóa học, điều chế ứng dụng của axit cacboxylic.
+ Tiết 3: Luyện tập chủ đề 3.
+ Tiết 4: Thực hành.
- Chủ đề thứ tư: (3 tiết) Luyện tập, ôn tập, kiểm tra.
+ Tiết 1, 2: Luyện tập - ôn tập.
+ Tiết 3: Kiểm tra.

2.2. Cơ sở xây dựng đề cương bài học
- Căn cứ vào nội dung chương trình, chuẩn kiến thức - kỹ năng của từng đơn vị kiến thức
cần đạt được trong bài học/ tiết học, lường trước những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình
dạy học để xây dựng đề cương.
292



KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016

11/2016

- Xác định phương pháp dạy học (PPDH) và hoạt động dự kiến được lựa chọn trong từng
nội dung và trang thiết bị sử dụng trong bài học để yêu cầu HS chuẩn bị trước những câu hỏi
hoặc đọc SGK, tài liệu có liên quan.
- Xác định và mô tả yêu cầu (biết, hiểu, vận dụng) của mỗi loại câu hỏi/ bài tập yêu cầu HS
thực hiện trong đề cương.
- Biên soạn các câu hỏi/ bài tập cụ thể để sử dụng trong quá trình dạy học và dùng cho HS
củng cố kiến thức rèn luyện sau mỗi tiết học, mỗi chủ đề nhằm tiếp cận kỳ thi tốt nghiệp THPT
quốc gia theo định hướng năng lực.
- Đề cương bài học là một “mắt xích” trong tiến trình tổ chức dạy - học một bài học cụ thể.
Trên cơ sở thiết kế PPDH, GV hướng dẫn HS chủ động tìm hiểu các đơn vị kiến thức, sau đó
“kết nối” các đơn vị kiến thức để nắm vững nội dung bài học.
- Đề cương bài học rèn luyện cho HS các thao tác tư duy như là so sánh, phân tích, tổng
hợp khái quát hóa và cũng rèn luyện cho HS khả năng suy luận logic làm cho HS học bài một
cách khoa học và HS khắc sâu kiến thức hơn.
- Đề cương bài học chưa phải là một nội dung bài học vì vậy khi đến giờ học HS phải lắng
nghe, tham gia chủ động, lĩnh hội, ghi chép nội dung bài học.
2.3. Ví dụ minh họa
2.3.1. Tiết học nghiên cứu bài mới
A. KẾ HOẠCH DẠY HỌC BÀI ANCOL (tiết thứ 2)
I. Vấn đề cần giải quyết trong tiết học
1. Ancol có tính chất hóa học gì? Dùng hóa chất nào để phân biệt ancol đơn chức ancol đa
chức có nhóm -OH cạnh nhau trong phân tử?
2. Phương pháp tổng hợp ancol etylic.
II. Phương pháp giải quyết vấn đề

1. Tính chất hóa học
- Chuẩn bị của GV: Mơ hình phân tử etanol.
Nhóm 1: Một mẫu Na, ống nghiệm, dung dịch etanol, dung dịch CuSO4 2%, dung dịch
NaOH 10%, dung dịch glixerol.
Nhóm 2: Dung dịch etanol, axit bromhiđric, ống nghiệm có nhánh, đèn cồn, dung dịch
H2SO4 đặc.
Nhóm 3: Sợi dây đồng cuộn thành lị xo, đèn cồn, etanol.
* Hoạt động 1: (12 phút) Nghiên cứu tính chất của etanol.
- GV cho HS quan sát mơ hình phân tử etanol.
- GV đặt vấn đề: Dựa vào mơ hình phân tử etanol, các em hãy suy ra tính chất hóa học của
ancol. HS trả lời.
- GV chia lớp thành 3 nhóm bao gồm:
Nhóm 1: Phản ứng thế H của nhóm -OH (phiếu học tập số 1).
Nhóm 2: Phản ứng thế nhóm -OH và phản ứng tách nước (phiếu học tập số 2).
293


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ

CYS 2016

Nhóm 3: Phản ứng oxi hóa (phiếu học tập số 3).
- Sau đó, giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm bằng phiếu học tập.
*) Nhóm 1: Xem xét khả năng phản ứng thế H của nhóm -OH
- Nhiệm vụ 1:
+ Làm thí nghiệm Na + 1-2 ml etanol khan.
+ Chuẩn bị báo cáo: Nêu hiện tượng, giải thích hiện tượng, ghi phương trình phản ứng.
- Nhiệm vụ 2:
+ Chuẩn bị 2 ống nghiệm đựng 3-4 giọt CuSO4 5%, dung dịch NaOH 10%. Lần lượt cho
vào mỗi ống nghiệm 3-4 giọt glixerol lắc nhẹ.

+ Chuẩn bị báo cáo: Nêu hiện tượng, giải thích hiện tượng, ghi phương trình phản ứng.
*) Nhóm 2: Xem xét khả năng phản ứng thế nhóm -OH và phản ứng tách nước.
- Nhiệm vụ 1:
+ Làm thí nghiệm khi đun hỗn hợp gồm etanol và axit bromhiđric trong ống nghiệm.
+ Chuẩn bị báo cáo: Nhận xét sản phẩm thu được (tan trong nước hay khơng, có màu hay
không, nặng hay nhẹ hơn nước).
- Nhiệm vụ 2:
+ Làm thí nghiệm khi cho 1ml etanol khan vào ống nghiệm sau đó nhỏ 1ml axit H2SO4 đặc
vào, lắc đều đun sơi nhẹ sau đó nhỏ từng giọt etanol dọc theo thành ống nghiệm.
+ Chuẩn bị báo cáo: Nêu và giải thích hiện tượng viết phương trình hóa học xảy ra, trình
bày khả năng phản ứng (ở nhiệt độ thường hay ở nhiệt độ bao nhiêu)?
- Nhiệm vụ 3:
+ Làm thí nghiệm khi đun ancol etylic với H2SO4 đặc ở nhiệt độ 170oC. Thử sản phẩm thu
được bằng cách cho qua dung dịch brom.
+ Chuẩn bị báo cáo: Nêu và giải thích hiện tượng viết phương trình hóa học xảy ra, trình
bày khả năng phản ứng?
*) Nhóm 3: Xem xét khả năng phản ứng oxi hóa của ancol etylic.
- Nhiệm vụ 1:
+ Làm thí nghiệm đốt nóng sợi dây đồng đã cuộn thành lị xo đến khi ngọn lửa khơng cịn
màu xanh nhúng nhanh vào etanol đựng trong ống nghiệm.
+ Chuẩn bị báo cáo: Nêu và giải thích hiện tượng viết phương trình hóa học xảy ra, vì sao
phải đốt sợi dây đồng đến khi ngọn lửa khơng cịn màu xanh?
- Nhiệm vụ 2:
+ Làm thí nghiệm đốt cháy ancol etylic.
+ Chuẩn bị báo cáo: Nêu và giải thích hiện tượng viết phương trình hóa học xảy ra?
Sau thời gian 7 phút, GV dùng kỹ thuật dạy học ráp các mảnh ghép để kết nối nội
dung bài học. GV cho đại diện của các nhóm trình bày, bổ sung, hồn thiện nội dung bài
học (7 phút).
294



KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016

11/2016

2. Điều chế:
* Hoạt động 2: (5 phút) Tìm hiểu về phương pháp tổng hợp ancol
GV cho HS cho HS đọc nội dung có trong đề cương và thảo luận câu hỏi 4.
3. Ứng dụng: HS đọc đề cương và SGK.
4. Củng cố: (8 phút) HS trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Ancol có những tính chất hóa học nào? Vì sao ancol có những tính chất đó?
Câu 2. Hóa chất dùng để phân biệt ancol đơn chức và ancol đa chức có ít nhất 2
nhóm -OH kề nhau? Hiện tượng quan sát được?
5. Dặn dò: Làm các bài tập sau bài ancol trong đề cương.
B. XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC (Phần HS chuẩn bị ở nhà)
Tiết thứ 2: Tính chất hóa học, điều chế, ứng dụng.
IV. Tính chất hóa học
HS điền vào những chỗ còn khuyết trong các kết luận sau.
1. Phản ứng thế -H của nhóm -OH
a) Tính chất hóa học chung của ancol
- Ancol tác dụng với kim loại kiềm:
+ Thí nghiệm mẫu Na kim loại tác dụng với etanol SGK trang 182.
+ Hiện tượng:
*) Natri phản ứng với etanol giải phóng khí hiđro.
2C2H5-OH + 2Na 
 2C2H5-ONa + H2
*) Đốt khí hiđro thốt ra ở đầu ống vuốt nhọn, hiđro cháy với ngọn lửa màu
xanh mờ:
o


t
2H2 + O2 
 2H2O

*) Ancol tác dụng với kim loại kiềm tạo ra muối ancolat và giải phóng khí
2ROH + 2Na 
 ........................+.....................
b) Phản ứng riêng của glixerol: Thí nghiệm về tính chất đặc trưng của glixerol SGK trang 183.
Hiện tượng:
- Etanol khơng hịa tan và khơng tác dụng với Cu(OH)2.
- Glixerol tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam của muối đồng (II) glixerat.
Câu hỏi 1: Em hãy cho biết:
a. Ancol có những đặc điểm cấu tạo như thế nào?
b. Giải thích vì sao ancol có thể phản ứng với Na?
c. So sánh khả năng phản ứng với kim loại kiềm của ancol và nước?
d. Ancol có tính axit hay khơng? Nếu có thì mạnh hay yếu?
295


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ

CYS 2016

e. Đặc điểm cấu tạo của ancol etylic và glixerol có gì khác nhau? Dự đốn xem glixerol có
tác dụng với Cu(OH)2 khơng?
f. Dùng hóa chất nào để phân biệt ancol đơn chức và ancol đa chức có nhóm -OH cạnh
nhau trong phân tử?
2. Phản ứng thế nhóm -OH
a. Phản ứng với axit vô cơ: Ancol tác dụng với các axit mạnh như axit nitric đậm đặc, axit
halogenhiđric bốc khói ........... Nhóm -OH Ancol bị thay thế bởi gốc axit.

o

t
ROH + HA 
 RA + H2O
o

t
C2H5-OH + HBr 
 ..............................

Phản ứng này chứng tỏ phân tử ancol có nhóm -OH
b. Phản ứng với ancol
Thí nghiệm phản ứng tách nước liên phân tử SGK trang 183.
Tách nước liên phân tử (Tách 1 phân tử nước từ hai phân tử ancol) tạo ete
H 2SO 4 ,140o C

 R-O-R +H2O
ROH +ROH 
H 2SO 4 ,140o C

 R-O-R’+H2O
hay ROH + R’OH 
H 2SO 4 ,140o C

 ......... ......(đietyl ete hay ete etylic)
C2H5-OH + H-OC2H5 
3. Phản ứng tách nước (Tách một phân tử nước từ một phân tử ancol ) tạo C=C
Ví dụ:


o

H 2SO 4 ,170 C
CnH2n+1OH 
 CnH2n+H2O
o

H 2SO 4 ,170 C
C2H5-OH 
 .....................................(etilen)

Câu hỏi 2:
a. Khi đun ancol etylic trong H2SO4 đậm đặc, ngồi ete và anken ta có thể thu được những
sản phẩm nào khác?
b. So sánh hướng tách HX của dẫn xuất halogen với hướng tách H2O ancol?
c. Có phải ancol nào khi tách nước cũng chỉ tạo 2 sản phẩm. Cách xác định sản phẩm chính?
d. Từ 2 ancol ban đầu khi thực hiện phản ứng tách nước (xt H2SO4, t0 1400C) thu được
bao nhiêu ete? Số ete thu được khi tách nước n phân tử ancol?
4. Phản ứng oxi hóa
a. Phản ứng oxi hóa khơng hồn tồn
Thí nghiệm:
- Ancol bậc 1 bị oxi hóa thành anđehit
to

 RCHO +.................(màu đỏ) + H2O
RCH2OH + CuO(màu đen) 
o

t
 ............................................

CH3CH2-OH +CuO 

296


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016

11/2016

- Ancol bậc 2 bị oxi hóa thành xeton
o

t
 R-CO-R’+..........(màu đỏ) + H2O
R-CH(OH)-R’+ CuO(màu đen) 
to

 ..........................
CH3-CH(OH)-CH2 + CuO 
- Trong điều kiện như trên ancol bậc 3 khơng có phản ứng oxi hóa hữa hạn.
b. Phản ứng oxi hóa hồn tồn: Ancol cháy tạo thành CO2, H2O và tỏa nhiệt
o

t
CnH2n+1OH + O2 
 ..........................................

Câu hỏi 3:
a. Xác định số oxi hóa của C gắn với nhóm -OH ở ancol bậc 1, 2, 3. Từ đó cho biết ancol
có thể thể hiện tính oxi hóa hay khử?

b. Tại sao ancol bậc 3 khơng tham gia phản ứng oxi hóa?
c. Viết phương trình phản ứng cháy tổng quát của ancol no, đơn chức, mạch hở. Nhận xét
mối liên hệ giữa số mol ancol khí cacbonic và nước trong phản ứng.
V. Điều chế
1. Phương pháp tổng hợp
- Điều chế ancol từ etilen, xúc tát H2SO4 hoặc H3PO4 ở nhiệt độ cao (hiđrat hóa etylen)
H 2SO 4 , t o

 .......................................................
CH2=CH2+HOH   
- Tổng hợp ancol bằng cách thủy phân dẫn xuất halogen trong dung dịch kiềm
to

 ...........................................................
CH3CH2Cl +NaỌH 
- Glixerol được tổng hợp từ propilen, ngồi ra ta có thể thu được glixerol từ sản phẩm phản
ứng thủy phân chất béo.
2. Phương pháp sinh hóa
Lên men chất ............... đường (trong gạo, bắp, khoai, quả chín...) ta thu được etanol.
o

enzim
+ H 2 O (xt, t )
(C6H10O5)n 
 C2H5OH
 C6H12O6 

Câu hỏi 4:
a. Phương pháp tổng hợp ancol etylic.
b. Metanol được điều chế như thế nào? Có ứng dụng và tác hại gì?

2.3.2. Tiết luyện tập: Luyện tập ancol-phenol
A. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
I. Vấn đề cần giải quyết trong tiết học:
1. So sánh đặc điểm cấu tạo của ancol, phenol và so sánh tính chất hóa học của ancol và
phenol; Nêu những phương pháp dùng điều chế ancol, phenol; Nêu những ứng dụng quan trọng
của ancol, phenol.
297


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ

CYS 2016

2. Rèn luyện năng lực tư duy từ cấu tạo suy ra tính chất, rèn luyện năng lực tư duy (vận dụng
tính chất hóa học viết phương trình hóa học cho sơ đồ chuyển hóa và phân biệt các chất), rèn luyện
năng lực tính tốn (phân tích và giải bài tốn hóa học từ tính chất suy cơng thức cấu tạo).
II. Phương pháp giải quyết vấn đề
1. So sánh đặc điểm cấu tạo của ancol, phenol và so sánh tính chất hóa học của ancol và
phenol; Nêu những phương pháp dùng điều chế ancol, phenol; Nêu những ứng dụng quan trọng
của ancol, phenol.
Hoạt động 1 (10 phút): Kiểm tra bài cũ:
- Dựa vào bảng tổng kết kiến thức cần nắm vững ở SGK, GV yêu cầu thảo luận câu hỏi 1
trong đề cương bài học để củng cố kiến thức.
- Yêu cầu HS cả lớp thực hiện vào giấy làm bài trong 8 phút, sau đó GV thu bài làm của
3-5 HS mỗi dãy; Gọi 1 HS lên trình bày, GV sửa chữa lỗi, kết luận.
2. Rèn luyện năng lực tư duy từ cấu tạo suy ra tính chất, rèn năng lực vận dụng tính chất
hóa học viết phương trình hóa học cho sơ đồ chuyển hóa và phân biệt các chất, rèn năng lực
phân tích và giải bài tốn hóa học từ tính chất suy cơng thức cấu tạo.
Hoạt động 2 (15 phút):
- Giáo viên đàm thoại với học sinh đưa ra các dạng toán trong chủ đề 1 và phương pháp giải.

- Sau đó GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm bằng hệ thống câu hỏi.
Nhóm 1: HS thảo luận câu hỏi 2 trong đề cương bài học.
Nhóm 2: HS thảo luận câu hỏi 3 trong đề cương bài học.
Nhóm 3: HS thảo luận câu hỏi 4 trong đề cương bài học.
Sau thời gian 10 phút, GV dùng kĩ thuật dạy học ráp các mảnh ghép để kết nối nội dung
bài luyện tập.
Hoạt động 3 (5 phút): Yêu cầu đại diện nhóm 1 lên trình bày kết quả, GV dùng bảng so
sánh ancol - phenol trong SGK để chốt lại các kiến thức cần ghi nhớ.
- Thực hiện tượng tự đối với nhóm 2, 3.
- GV giúp HS rút ra: Cấu trúc phân tử quyết định tính chất của chất. Do đó, từ tính chất của
chất suy ra được CTCT của chất đó và ngược lại.
- Củng cố (3 phút): GV dùng phần mềm MindMapper 8.1.0 hướng dẫn HS tóm tắc nội
dung trọng tâm về ancol, phenol.
- Dặn dị: Bài tập về nhà bài tập theo các mức độ cho HS, đọc đề cương chuẩn bị
bài mới.
B. XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC (Phần cho HS chuẩn bị ở nhà)
Tiết thứ 4: Luyện tập chủ đề 1
I. Kiến thức cần nắm vững:
Câu hỏi 1: Dựa vào bảng tổng kết phần kiến thức cần nắm vững ở SGK HS trả lời các câu

hỏi sau:
298


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016

11/2016

1. So sánh đặc điểm cấu tạo của ancol, phenol và chỉ rõ:
- Nhóm OH ancol liên kết với nguyên tử C có kiểu lai hóa gì?

- Nhóm OH phenol có gì khác so với -OH ancol? Độ bền liên kết C-O ở ancol và phenol?
Độ phân cực của liên kết O-H ancol và phenol?
2. So sánh tính chất hóa học của ancol và phenol, cụ thể các phản ứng:
- Với kim loại kiềm, dung dịch NaOH, dung dịch HCl, tách nước, với dung dịch brom.
Giải thích vì sao có sự giống và khác nhau?
3. Nêu những phương pháp dùng điều chế ancol, phenol. Viết sơ đồ phản ứng.
4. Nêu những ứng dụng quan trọng của ancol, phenol.
II. Luyện tập theo các vấn đề:
Vấn đề 1: Rèn luyện năng lực tư duy từ cấu tạo suy ra tính chất.
Câu hỏi 1: Hợp chất hữu cơ A có cơng thức cấu tạo như sau

A phản ứng được với những chất nào trong số các chất sau Na, Zn, dung dịch NaOH, axit
HBr? Viết phương trình hóa học?
Vấn đề 2: Rèn luyện năng lực tư duy (vận dụng tính chất hóa học viết phương trình hóa
học cho sơ đồ chuyển hóa và phân biệt các chất)
Câu hỏi 2: Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng để thực hiện chuyển hóa sau:
(CH3)2CHCH2CH2OH thành (CH3)2C(OH)CH2CH3.
Vấn đề 3: Rèn luyện năng lực tính tốn (phân tích và giải bài tốn hóa học, từ tính chất suy
ra công thức cấu tạo)
Câu hỏi 3: Chia hỗn hợp gồm 2 ancol no mạch hở A và B làm hai phần bằng nhau.
- Cho phần thứ nhất tác dụng với Na thu được 0,896 lít khí (đktc).
- Đốt cháy phần thứ 2 thu được 3,06g H2O và 5,28g CO2.
Xác định CTCT của 2 ancol, biết rằng khi đốt V thể tích hơi A và B thì thể tích CO2 thu
được trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất điều không vượt quá 3V.
A. C3H7OH và C2H4(OH)2.

B. C2H5OH và C3H6(OH)2

C. C4H9OH và C4H8(OH)2.


D.CH3OH và C5H10(OH)2

Đáp án: Chọn đáp án A.
3. HIỆU QUẢ CỦA NGHIÊN CỨU
Để đánh tính hiệu quả của việc thiết kế đề cương bài học theo chủ đề trong giảng dạy phần
dẫn xuất hiđrocacbon - Hóa học 11, chúng tôi so sánh kết quả giảng dạy của lớp thực nghiệm và
lớp đối chứng ở trường THPT Vinh Xuân và trường THCS - THPT Hà Trung thuộc tỉnh Thừa
Thiên Huế nhằm đánh giá khả năng áp dụng của GV và HS trong giảng dạy hóa học vào các
trường THPT.
299


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ

CYS 2016

3.1. Nội dung thực nghiệm sư phạm
Bảng 1. Lớp tham gia thực nghiệm và GV giảng dạy
Trường THPT

Lớp TNSP

Lớp thực tế

Sĩ số HS

TN1

11B5


31

Nguyễn Văn Thanh

ĐC1

11B6

30

Nguyễn Văn Thanh

TN2

11/5

25

Nguyễn Thị Diệu Hương

ĐC2

11/4

24

Nguyễn Thị Diệu Hương

GV giảng dạy


Vinh Xuân

Hà Trung

3.1. Kết quả thực nghiệm
Bảng 2. Bảng phân phối tần suất, tần suất lũy tích bài kiểm tra 45’
Số HS đạt điểm xi

% Số HS đạt điểm xi

% HS đạt điểm xi trở xuống

Điểm xi
ĐC

TN

TN

ĐC

TN

ĐC

0

0

0


0,00

0,00

0,00

0,00

1

0

0

0,00

0,00

0,00

0,00

2

0

0

0,00


0,00

0,00

0,00

3

0

0

0,00

0,00

0,00

0,00

4

0

3

0,00

5,56


0,00

5,56

5

6

11

10,71

20,37

10,71

25,93

6

12

18

21,43

33,33

32,14


59,26

7

17

11

30,36

20,37

62,50

79,63

8

14

9

25,00

16,67

87,50

96,30


9

5

2

8,93

3,70

96,43

100,00

10

2

0

3,57

0,00

100

100

Tổng


56

54

-

-

-

-

Bảng 3. Bảng tổng hợp các tham số bài kiểm tra 45 phút
Lớp

Điểm TB

Phương sai
(Si2)

Độ lệch chuẩn
(S)

Sai số
tiêu chuẩn
(m)

Hệ số
biến thiên

(V)

TN

7,10

1,59

1,26

0,17

17,75

ĐC

6,30

1,55

1,24

0,17

19,68

t tính = 3,35 lớn hơn so với tp,f(p=0,05; f=108) = 1,98.

300



KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016

11/2016

Tần suất (%)

3.2. Vẽ đồ thị đường lũy tích và biểu đồ

Hình 1. Đồ thị đường lũy tích
bài kiểm tra 45 phút

Hình 2. Biểu đồ biểu diễn kết quả học tập
bài kiểm tra 45 phút

4. KẾT LUẬN
Sau khi xử lý kết quả bài kiểm tra bằng phương pháp toán học thống kê chúng tôi rút ra
một số nhận xét sau:
- Các đường lũy tích của các lớp TN điều nằm bên phải và ở phía dưới các đường lũy tích
của các lớp ĐC chứng tỏ chất lượng học tập của HS của các lớp TN cao hơn so với các lớp ĐC.
- Tỉ lệ % HS yếu kém trung bình của các lớp TN điều thấp hơn so với các lớp ĐC; ngược
lại tỉ lệ % HS khá, giỏi của các lớp TN điều cao hơn so lớp ĐC.
- Điểm trung bình cộng của bài kiểm tra các lớp TN điều cao hơn so với các lớp ĐC.
- Hệ số biến thiên V của lớp TN (nhỏ hơn 30%) là đáng tin cậy và hệ số biến thiên các lớp
TN luôn nhỏ hơn so với lớp ĐC chứng tỏ mức độ phân tán điểm của HS lớp TN luôn thấp hơn so
với lớp ĐC, như vậy chất lượng học tập của các lớp TN đồng đều hơn.
- Hệ số kiểm định trị tTN> tp,f (Với p = 0,05) qua các bài kiểm tra của từng trường và chung
cho cả hai trường cho phép khẳng định sự khác nhau giữa XTN và X DC là có ý nghĩa, sử dụng
Đề cương bài học theo chủ đề có hiệu quả hơn.
Qua nhận xét trên chúng tôi nhận thấy:

- Việc xây dựng đề cương bài học và bài tập bổ trợ cho HS nghiên cứu bài học trước
khi đến lớp mang hiệu quả rõ rệt góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ mơn hóa học ở
trường THPT.
- Xây dựng đề cương bài học và bài tập hỗ trợ phải phù hợp với trình độ nhận thức của HS
ở mỗi trường, mỗi lớp. Ngoài yêu cầu HS phải đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng bộ môn, đề
cương bài học và hệ thống bài học cần chú ý đáp ứng nhu cầu nâng cao kiến thức bộ môn cho
HS khá giỏi.

301


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ

CYS 2016

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập
theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT mơn hóa học,
Nxb Giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra
đánh giá kết theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nguyễn Văn Cường (2014), Lý luận dạy học hiện đại, Nxb Đại học Sư phạm thành phố Hồ
Chí Minh.

Lê Trọng Tín (2007), Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học, Tài liệu bồi
dưỡng thường xuyên chu kỳ III 2004-2007.

Title: DESIGNING OUTLINE FOR THEME LESSONS INHYDROCARBON DERIVATIVES
SECTION TO PROMOTE SELF-TAUGHT COMPETENCIES FOR STUDENTS
Abstract: With the aim of promoting self-taught competencies for students, we have designed these
theme lesson to help them study the advanced lessons in each chapter in chemistry course at high school.
The results obtained from the derivatives of hydrocarbons in chemistry grade 11 showed that this
approach has brought positive results, which contribute to improving the quality of learning and promote
the positiveness of students during the learning process.
Keywords: them lessons, outline, hydrocarbon derivatives.

NGUYỄN VĂN THANH
Học viên Cao học, chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học mơn Hóa học, khóa 23 (2014-2016),
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
TS. LÊ VĂN DŨNG
Khoa Hóa học, trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế

302



×