Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THIẾT KẾ ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC THEO CHỦ ĐỀ CHƯƠNG ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI (LỚP 12) GÓP PHẦN PHÁT HUY NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (909.65 KB, 75 trang )

i
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Long Khánh
Mã số:
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
THIẾT KẾ ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC THEO CHỦ ĐỀ
CHƯƠNG ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI (LỚP 12)
GÓP PHẦN PHÁT HUY NĂNG LỰC TỰ HỌC
CỦA HỌC SINH
Người thực hiện: LÊ VĂN PHÊ
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp dạy học bộ môn hóa học: 

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học: 2014 - 2015
BM 01-Bia SKKN
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Lê Văn Phê
2. Ngày tháng năm sinh: 15/8/1963
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Trường THPT Long Khánh – TX Long Khánh
5. Điện thoại: (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 0918728135
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: P. Hiệu trưởng
8. Nhiệm vụ được giao:


Giảng dạy môn Hóa học ; P. Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Long Khánh
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất:
Cử nhân ĐHSP Hóa.
- Năm nhận bằng: 1985
- Đang học sau đại học – nhận bằng năm 2015
- Chuyên ngành đào tạo: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn hóa học
Số năm có kinh nghiệm: 30
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
MỘT SỐ NỘI DUNG QUAN TRỌNG CỦA HÓA HỮU CƠ
DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
(Phần cấu trúc phân tử và tính chất của Hidrocacbon)
ii
BM02-LLKHSKKN
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan SKKN này là đề tài nghiên cứu của cá nhân tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong SKKN là trung thực.

Tác giả
Lê Văn Phê
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Viết đầy đủ
1 BTHH Bài tập hóa học
2 Dd Dung dịch
3 ĐC Đối chứng
4 Đktc Điều kiện tiêu chuẩn

5 GV Giáo viên
6 HS Học sinh
7 PPDH Phương pháp dạy học
8 PTPƯ Phương trình phản ứng
9 SBT Sách bài tập
10 SGK Sách giáo khoa
11 THPT Trung học phổ thông
12 TN Thực nghiệm
13 TNSP Thực nghiệm sư phạm
iii
MỤC LỤC
B. NỘI DUNG 6
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6
1.1 Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực [2]; [8] 6
1.1.1. Phương pháp dạy học tích cực 6
1.1.2.Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực 6
1.1.2.1. Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS 6
1.1.2.2. Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học 6
1.1.2.3. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác 7
1.2. Thực tiễn dạy – học môn hóa học ở trường THPT 7
1.2.1. Thực trạng vấn đề dạy – học môn hóa học của HS THPT hiện nay 7
1.2.2. Thiết kế đề cương bài học – giải pháp có hiệu quả để phát huy tính tích cực chủ động và
khuyến khích ý thức tự học của học sinh [3], [12] 8
II. THIẾT KẾ CÁC CHỦ ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
CHƯƠNG ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI LỚP 12 THPT 9
2.1. CÁC CHỦ ĐỀ TRONG CHƯƠNG ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI 9
2.2. CƠ SỞ XÂY DỰNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC 9
2.2.1. Cơ sở xây dựng Đề cương bài học 9
2.2.2. Đề xuất cách sử dụng đề cương bài học trong quá trình dạy học: 10
2.2.3. Ví dụ minh họa: 10

2.2.3.1. Tiết học nghiên cứu bài mới 10
2.2.3.2. Tiết luyện tập 14
2.3. NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC: 17
2.3.1 CHỦ ĐỀ 1: CẤU TẠO, TÍNH CHẤT CHUNG CỦA KIM LOẠI 17
Tiết thứ nhất: Vị trí và cấu tạo của kim loại – Hợp kim 17
Tiết thứ hai: Tính chất vật lý và tính chất hóa học chung của kim loại 20
Tiết thứ ba: Luyện tập chủ đề 1 21
BÀI TẬP LUYỆN TẬP CHỦ ĐỀ I (lưu phụ lục 1) 22
2.3.2. CHỦ ĐỀ 2: DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI 22
– SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI 22
Tiết thứ 4: Dãy điện hóa của kim loại 22
Tiết thứ 5: Sự ăn mòn kim loại 25
Tiết thứ 6: LUYỆN TẬP 27
Luyện tập về dãy điện hóa của kim loại 27
BÀI TẬP ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 2 (lưu phụ lục 2) 30
30
2.3.3. CHỦ ĐỀ 3: SỰ ĐIỆN PHÂN – ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI 30
30
Tiết thứ 7: SỰ ĐIỆN PHÂN 30
Tiết thứ 10. Luyện tập điều chế kim loại 35
BÀI TẬP LUYỆN TẬP CHỦ ĐỀ 3 (LƯU PHỤ LỤC 3) 37
37
2.3.4. CHỦ ĐỀ 4: LUYỆN TẬP –THỰC HÀNH – KIỂM TRA 37
Tiết 11, 12, 13: Luyện tập – ôn tập 3 chủ đề đã học 37
TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG MỘT SỐ DẠNG TOÁN HÓA HỌC 37
TIẾP CẬN ĐỀ THI ĐẠI HỌC 37
LIÊN QUAN CHƯƠNG ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI 37
Tiết thứ 14 : Thực hành (LƯU PHỤ LỤC 5) 38
38
Tiết thứ 15: Kiểm tra 38

IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
PHỤ LỤC 1
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kí ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ
8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung
“Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa
– hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế”. Trong đó mục tiêu của giáo dục phổ thông nêu rõ “ Đối với
giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất,
năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp
cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý
tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng
thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học,
khuyến khích học tập suốt đời”.
Một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng giáo dục bậc THPT còn
có những hạn chế nhất định là do ý thức tự học của học sinh chưa tốt, ỷ lại vào sự
chỉ dẫn của GV, quá coi trọng việc học thêm ngoài giờ. HS thường ít đọc SGK và
không chuẩn bị bài trước khi đến lớp dẫn đến GV không đủ thời gian để truyền tải
nội dung bài học và HS ít tham gia tích cực vào giờ học, làm thêm bài tập để rèn
luyện kỹ năng củng cố kiến thức.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên đồng thời góp phần xây dựng và rèn
luyện thói quen tự học cho HS chúng tôi đề xuất:
- Giáo viên nên thiết kế đề cương bài học cho HS trong mỗi chương qua hệ
thống câu hỏi biên soạn phù hợp trình độ học sinh mỗi lớp nhằm định hướng cho
học sinh những nội dung cần phải tìm hiểu trước ở SGK.
- Xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ phù hợp với từng chủ đề lý thuyết.
Từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài:
“Thiết kế đề cương bài học theo chủ đề
chương Đại cương về kim loại góp phần xây dựng và phát huy năng lực tự học

của học sinh”
SKKN gồm có hai phần:
- Thiết kế các chủ đề bài học và bài tập vận dụng trong chương Đại cương
về kim loại.
-Tuyển chọn, giới thiệu các phương pháp giải toán hóa học nhanh gọn tiếp
cận đề thi đại học liên quan đến chương Đại cương về kim loại.
Phụ lục
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực [2]; [8]
1.1.1. Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, để chỉ những
phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt
động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của
người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy.
Hiện nay chú trọng hình thức dạy học tích hợp là cách tiếp cận giảng dạy
liên ngành theo đó các nội dung giảng dạy được trình bày theo các đề tài hoặc chủ
đề. Mỗi đề tài hoặc chủ đề được trình bày thành nhiều bài học nhỏ để người học có
thể có thời gian hiểu rõ và phát triển các mối liên hệ với những gì mà người học đã
biết. Cách tiếp cận này tích hợp kiến thức từ nhiều ngành học và khuyến khích
người học tìm hiểu sâu về các chủ đề, tìm đọc tài liệu từ nhiều nguồn và tham gia
vào nhiều hoạt động khác nhau.
Điểm mới trong định hướng giáo dục hiện nay chính là quan điểm giáo dục
định hướng năng lực. Định hướng phát triển năng lực là một xu hướng giáo dục
quốc tế. Phát triển năng lực là thành phần quan trọng của mục tiêu giáo dục, năng
lực là tổng hòa kiến thức, thái độ, kỹ năng mà HS cần phải đạt chuẩn trong quá
trình học tập.
Năng lực của người học chỉ được hình thành thông qua hoạt động của chủ
thể người học, chú trọng hoạt động tích cực, tự lực của chủ thể người học trong

quá trình dạy học, chú ý đến hoạt động học của HS để có thể tổ chức quá trình học
tập phù hợp.
1.1.2.Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực
1.1.2.1. Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS
Trong PPDH tích cực, người học - đối tượng của hoạt động "dạy", đồng thời
là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV
tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ
không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Người học
trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy
nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, nắm được phương pháp
"làm ra" kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mâu sẵn có, được bộc
lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.
1.1.2.2. Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh
không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy
học. Rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự
học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người,
kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh
hoạt động học trong qúa trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ
động sang tự học chủ động, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả
trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên.
1.1.2.3. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của HS không thể đồng
đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân
hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được
thiết kế thành một chuỗi công việc độc lập. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy -
trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm
lĩnh nội dung học tập.
1.2. Thực tiễn dạy – học môn hóa học ở trường THPT
1.2.1. Thực trạng vấn đề dạy – học môn hóa học của HS THPT hiện nay

Qua khảo sát HS lớp 12 trường THPT Long Khánh (456 HS), tỉnh Đồng Nai
(trường THPT trọng điểm chất lượng cao – xếp top 4 chất lượng giáo dục của tỉnh)
cho kết quả như sau (Phụ lục 7):
Nội dung HS có hứng
thú học môn
hóa
HS không
thích học
môn hóa
HS chọn môn hóa
để thi tốt nghiệp và
xét tuyển đại học
HS thường
không tham gia
xây dựng bài
học
Tỉ lệ (%) 44,7 35,5 58,2 55,8
Số liệu thống kê cho thấy ngay cả trường THPT chất lượng cao một bộ phận
khá lớn HS lớp 12 chưa quan tâm đúng mức việc học tập môn hóa, HS học tập thụ
động thiếu hứng thú và thiếu ý thức tự giác học tập.
Nguyên nhân khách quan:
- Số lượng môn học của năm học cuối cấp quá nhiều (13 môn) vì vậy HS “chấp
nhận” học lệch để dành thời gian ôn tập các môn thi đại học.
- Lượng kiến thức môn hóa học 12 nặng so với số tiết chương trình qui định, có ít
thời gian dành cho luyện tập, thảo luận vì vậy HS nắm kiến thức chưa vững vàng.
Nguyên nhân chủ quan:
- Đối với HS: HS chưa coi trọng đúng mức khâu tự học. HS thường ghi chép nội
dung bài học, học thuộc và trả bài đúng như bài giảng. Vì vậy, HS thường mau
quên kiến thức, thiếu hứng thú học tập. Lệ thuộc quá nhiều vào việc học thêm
ngoài giờ.

- Đối với GV: Dạy học chủ yếu thực hiện trên lớp theo tiết học, mỗi tiết chỉ có 45’
vì thế PPDH còn nặng về thuyết trình. GV dành thời gian để soạn giảng bài còn ít
hoặc sử dụng giáo án cũ nên chưa phù hợp với từng lớp đối tượng HS. Thực hành,
thí nghiệm thực hiện còn sơ sài. Kiểm tra đánh giá chưa quan tâm nhiều đến kỹ
năng vận dụng kiến thức vì thế GV chưa thực sự đổi mới PPDH theo hướng phát
huy năng lực của HS.
- Đối với cha mẹ HS: Cha mẹ HS chưa khuyến khích con tự học ở nhà, có
thói quen gửi con đi học thêm ngoài giờ ngay từ cấp tiểu học. Một bộ phận khá lớn
cha mẹ HS “khoán trắng” việc học của HS cho nhà trường quản lý.
1.2.2. Thiết kế đề cương bài học – giải pháp có hiệu quả để phát huy tính
tích cực chủ động và khuyến khích ý thức tự học của học sinh [3],
[12] .
Để khắc phục những hạn chế nêu trên trong thực tiễn dạy – học hóa học
hiện nay GV cần tổ chức cho HS tự học có hướng dẫn. Trong tự học có hướng
dẫn, HS nhận được sự hướng dẫn từ hai nguồn : từ tài liệu hướng dẫn và trực tiếp
từ GV.
Nguồn hướng dẫn qua tài liệu: Gv biên soạn tài liệu hướng dẫn HS tự học
trên cơ sở định hướng HS đọc SGK, tham khảo tài liệu liên quan. Ngoài việc trình
bày nội dung kiến thức, còn hướng dẫn cả cách thức hoạt động để phát hiện vấn
đề, thu thập thông tin, xử lí thông tin, rút ra kết luận
- Đề cương bài học giúp HS biết những nội dung cần phải chuẩn bị trong từng bài,
từng chủ đề (bao gồm tiết học lý thuyết – luyện tập – ôn tập – thực hành – kiểm
tra) nhằm giúp HS tiết kiệm thời gian nghiên cứu bài học đủ sức chuẩn bị cho
nhiều môn học khác theo chương trình lớp 12 hiện hành (13 môn).
- Đề cương bài học bám sát đề mục bài học phù hợp năng lực tiếp thu kiến thức
của học sinh, khuyến khích HS đọc SGK nắm được những nội dung dễ, từ đó GV
có thêm thời gian cùng với HS làm rõ những vấn đề khó giúp các em cơ bản hiểu
bài ngay tại lớp .
- Đề cương bài học “tích hợp” lý thuyết và bài tập bổ sung những nội dung mới
cập nhật, tư liệu hóa học nhằm giúp HS mở rộng kiến thức. Có hệ thống bài tập bổ

trợ cho HS tham khảo trong từng chủ đề, giúp các em có thêm bài tập tự luyện ở
nhà đạt được chuẩn kiến thức cơ bản theo yêu cầu. Bên cạnh đó GV có thể giới
thiệu thêm các phương pháp giải các bài tập nâng cao, bài tập khó giúp HS khá –
giỏi nâng cao khả năng vận dụng kiến thức.
Nguồn hướng dẫn trực tiếp của GV qua các giờ lên lớp:
GV khuyến khích HS tự lực giải quyết một phần nội dung bài học trên cơ sở đề
cương bài học. Đối với những vấn đề khó, trọng tâm GV tiến hành làm thí nghiệm,
đàm thoại cùng phối hợp với HS để làm nội dung và tăng cường luyện tập, vận
dụng kiến thức.
Như vậy, trong cách dạy học này có hai kiểu hướng dẫn được phối hợp với
nhau. Hướng dẫn bằng lời viết ngay trong tài liệu, đó là những chỉ dẫn về kế
hoạch, về phương pháp giải quyết vấn đề, thu thập, xử lí thông tin nhằm định
hướng cho HS có thể tự lực thực hiện các hành động học một cách có ý thức, có
phương hướng rõ ràng. Hướng dẫn ngay tại lớp để theo dõi giúp đỡ, uốn nắn, nâng
cao kiến thức.
II. THIẾT KẾ CÁC CHỦ ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG
BÀI TẬP CHƯƠNG ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI LỚP 12 THPT

2.1. CÁC CHỦ ĐỀ TRONG CHƯƠNG ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI.
Định mức chuẩn thời gian cho chương này là 15 tiết. Ngoài ra ở các trường
phổ thông thường có thêm tiết luyện tập, học tự chọn nên có thể tăng cường thêm
tiết luyện tập. Tôi chia nội dung các tiết học trong chương này làm 4 chủ đề:
- Chủ đề thứ nhất (3 tiết): Thể hiện mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử, cấu tạo
tinh thể kim loại với tính chất vật lý và tính chất hóa học chung của kim loại, bao
gồm:
+ Vị trí và cấu tạo của kim loại – Tính chất vật lý và hóa học chung của kim loại.
+ Hợp kim, tính chất của hợp kim. + Luyện tập.
- Chủ đề thứ hai ( 4 tiết): So sánh tính oxi hóa – khử giữa các cặp oxi hóa – khử
của kim loại. Ý nghĩa dãy điện hóa của kim loại. Bao gồm:
+ Dãy điện hóa của kim loại – Ý nghĩa của dãy điện hóa.

+ Luyện tập. + Sự ăn mòn kim loại. + Luyện tập.
- Chủ đề thứ ba (3 tiết): Sự khử ion kim loại trong dung dịch và sự khử ion kim
loại trong chất điện li nóng chảy. Bao gồm:
+ Sự điện phân. + Điều chế kim loại. + Luyện tập.
- Chủ đề thứ tư ( 5 tiết): Các tiết luyện tập, ôn tập, thực hành và kiểm tra.
Tôi đề nghị tăng số tiết luyện tập thành 6 tiết (40% thời lượng toàn chương)
nhằm tăng cường rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, rèn tư duy và kỹ năng
giải toán hóa học, gián tiếp thúc đẩy HS tự giác chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Nếu HS có thói quen thực hiện tốt các câu hỏi trong đề cương bài học thì GV chỉ
tập trung vào việc hướng dẫn những nội dung quan trọng của bài học và có thêm
thời gian để củng cố, luyện tập.
Các tiết luyện tập thực hiện sau từng nhóm bài để củng cố kiến thức và rèn
luyện kỹ năng vận dụng lý thuyết vào bài tập hóa học theo từng chủ đề.
2.2. CƠ SỞ XÂY DỰNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC.
2.2.1. Cơ sở xây dựng Đề cương bài học
- Căn cứ vào nội dung chương trình, chuẩn kiến thức – kỹ năng của từng đơn vị
kiến thức cần đạt được trong bài học/tiết học, lường trước những khó khăn có thể
gặp phải trong quá trình dạy học để xây dựng đề cương.
- Xác định PPDH và các hoạt động dự kiến được lựa chọn trong từng nội dung và
trang thiết bị sử dụng trong bài học để yêu cầu HS chuẩn bị trước những câu hỏi
hoặc đọc trước SGK, tài liệu có liên quan.
- Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (biết, hiểu, vận dụng) của mỗi loại câu hỏi/
bài tập yêu cầu HS thực hiện trong đề cương.
- Biên soạn các câu hỏi/ bài tập cụ thể để sử dụng trong quá trình dạy học và dùng
cho HS củng cố kiến thức rèn luyện sau mỗi tiết học.
Như vậy việc tổ chức học tập chú ý đến năng lực của người học trên nguyên
tắc HS trả lời những câu hỏi phù hợp với trình độ hiện tại của mình và độ khó của
câu hỏi tăng dần sau một quá trình học tập. Bằng cách này GV vừa động viên HS
học tập tiến bộ hơn đồng thời vừa rèn cho các em thói quen chuẩn bị bài trước khi
đến lớp.

2.2.2. Đề xuất cách sử dụng đề cương bài học trong quá trình dạy học:
Đề cương bài học nhằm giúp HS định hướng chuẩn bị trước nội dung bài
học ở nhà theo kế hoạch dạy học của mỗi giáo viên, vì vậy mỗi GV có cách thiết
kế khác nhau.
Đề cương bài học là một “mắt xích’’ trong tiến trình tổ chức dạy – học một
bài học cụ thể. Dưới sự dẫn dắt của GV, HS chủ động tìm hiểu “ kết nối“ các đơn
vị kiến thức để nắm vững nội dung bài học.
Đề cương bài học chưa phải là nội dung bài học vì vậy khi đến giờ học HS
phải lắng nghe, tham gia chủ động, lĩnh hội, ghi chép nội dung bài học. Để thuận
lợi cho HS, GV nên “tich hợp“ phần nội dung bài học (để trống một vài trang) sau
đề cương mỗi tiết học, HS ghi nội dung chưa rõ cần trao đổi với GV, ghi chép
những vấn đề quan trọng về lý thuyết hoặc sữa chữa sai sót vào phần nội dung bài
học.
2.2.3. Ví dụ minh họa:
2.2.3.1. Tiết học nghiên cứu bài mới
TÍNH CHẤT LÝ – HÓA CHUNG CỦA KIM LOẠI
(Tiết thứ hai của chương)
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
I. Vấn đề cần giải quyết trong tiết học:
1. Kim loại có những tính chất vật lý nào chung? Tại sao chúng thể hiện tính
chất đó?
2. Kim loại có những tính chất vật lý nào khác nhau? Nguyên nhân?
3. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại? Khả năng phản ứng của kim
loại với phi kim, với axit, với dung dịch muối, với nước, với dd kiềm như thế nào?
II. Phương pháp giải quyết vấn đề:
1. Tính chất vật lý chung của kim loại:
Chuẩn bị của GV:
Hình ảnh một số trang sức bằng kim loại vàng bạc; dây dẫn điện bằng
nhôm, đồng; dụng cụ nhà bếp nồi niêu bằng kim loại; Chuẩn bị một đoạn dây thép,
búa nhỏ, 1 lá nhôm đã đánh sạch bề mặt.

Hoạt động 1 (5’):
GV tạo tình huống và đặt câu hỏi nêu vấn đề:
GV cho HS xem một số hình ảnh về đồ trang sức bằng kim loại; dây dẫn
điện bằng đồng; dụng cụ đun nấu. GV dùng lá nhôm đưa ra ánh sáng mặt trời (đèn
pin) cho HS quan sát hiện tượng.
Câu hỏi: Những hình ảnh và thí nghiệm trên thể hiện tính chất vật lý nào của kim
loại?
HS thực hiện: HS trả lời câu hỏi đặt ra và GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi 1
trong đề cương. GV dùng búa đập một mẩu phấn viết bảng và đập 1 đoạn dây thép
nhỏ để làm rõ tính dẻo.
2. Tính chất vật lý riêng của kim loại:
Hoạt động 2: 5’
GV cho HS đọc nội dung có trong đề cương và yêu cầu HS thảo luận câu
hỏi 2. Rút ra kết luận vì sao kim loại có những tính chất vật lý khác nhau.
3. Tính chất hóa học chung của kim loại:
Chuẩn bị của GV:
Nhóm 1: Băng giấy đã kết dính bột Mg; Clip Na, Cu cháy trong clo; Fe với lưu
huỳnh; máy tính xách tay của GV; giấy A3.
Nhóm 2: Bộ dụng cụ thí nghiệm gồm: vụn Cu, Fe; ddHCl; ddHNO
3
; đèn cồn; ống
nghiệm; bông gòn tẩm ddNaOH; kẹp ống nghiệm.
Nhóm 3: 1 mẩu kim loại Na; 1 mẩu Al; 1 mẩu Mg; phenolphtalein; chậu thủy tinh
nhỏ đựng nước (hoặc cốc thủy tinh); đèn cồn.
Nhóm 4: ddCuSO
4
; ddAgNO
3
; ddFeSO
4

; ddNaOH; đinh sắt sạch; dây đồng; lá
nhôm sạch; ống nghiệm; kẹp ống nghiệm.
Hoạt động 3: 25’
- GV đặt vấn đề: Các vật dụng bằng kim loại thường bị phá hủy khi tiếp xúc với
phi kim; axit; dd muối; nước. Các em hãy tìm hiểu khả năng phản ứng của kim
loại với các chất nói trên như thế nào? Nêu nhận xét, kết luận?
- Sau đó GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm bằng phiếu học tập.
Nhóm 1: Xem xét khả năng phản ứng của kim loại với phi kim.
Nhiệm vụ: Các em hãy xem các clip về thí nghiệm Na, Cu cháy trong khí clo; Fe
với lưu huỳnh. Nêu hiện tượng, ghi phương trình phản ứng. Xác định số oxi hóa
của chất trước và sau phản ứng, vai trò của kim loại? (HS sử dụng bảng phụ hoặc
giấy A3 để ghi).
Chuẩn bị báo cáo: Trình bày khả năng phản ứng của kim loại với phi kim?
Nhóm 2: Xem xét khả năng phản ứng của kim loại với axit.
Nhiệm vụ: Các em làm các thí nghiệm: Cu + ddHCl; Fe + ddHCl; Cu + ddHNO
3
;
Fe + ddHNO
3
đun nóng. Dùng bông gòn tẩm ddNaOH để nút ống nghiệm.
Nêu hiện tượng, ghi PTPỨ, xác định vai trò chất tham gia phản ứng. Nhận xét về
khả năng phản ứng của kim loại với ddHCl; ddHNO
3
?
Chuẩn bị báo cáo: Trình bày khả năng phản ứng của kim loại với nhóm axit: HCl,
H
2
SO
4
loãng và nhóm axit HNO

3
, H
2
SO
4
đặc?
Nhóm 3: Xem xét khả năng phản ứng của kim loại với nước.
Nhiệm vụ: Các em chuẩn bị 3 ống nghiệm đựng nước (mực nước khoảng 1/4 ống
nghiệm) và nhỏ vào mỗi ống vài giọt phenolphtalein. Cho 1 mẩu nhỏ Na vào ống
nghiệm 1; 1 mẩu Mg và 1 mẩu Al vào ống nghiệm 2,3. Quan sát hiện tượng, sau
đó dùng đèn cồn đun nóng ống nghiệm 2,3. Nhận xét, viết PTPỨ, vai trò chất
tham gia phản ứng?
Chuẩn bị báo cáo: Trình bày khả năng phản ứng của kim loại với nước (ở nhiệt độ
thường, ở nhiệt độ cao)?
Nhóm 4: Xem xét khả năng phản ứng của kim loại với dd muối.
Nhiệm vụ: Các em chuẩn bị 3 dd: gồm dd Cu(NO
3
)
2
; AgNO
3
; FeSO
4
ở 3 ống
nghiệm. Lần lượt cho vào ống nghiệm 1 một đinh sắt sạch; ống 2 và ống 3 một
đoạn dây đồng mảnh. Ghi hiện tượng, viết PTPỨ, xác định vai trò chất phản ứng?
Chuẩn bị báo cáo: Trình bày khả năng phản ứng của kim loại với dd muối (khi nào
có phản ứng, khi nào không xảy ra phản ứng)?
- Sau thời gian 10’, GV dùng kỹ thuật dạy học ráp các mảnh ghép để kết nối
nội dung bài học.

Yêu cầu đại diện nhóm 1 lên báo cáo kết quả (qua bảng phụ), HS mô tả hiện
tượng thí nghiệm, GV cùng HS cả lớp nhận xét – sữa chữa. Sau đó GV đốt băng
giấy có kết dính bột Mg (hoặc dây Mg) cho cả lớp xem cùng ghi PTPỨ.
Thực hiện tương tự nhóm 2,3,4.
4. Củng cố bài học: 10’
- GV dặt câu hỏi: Qua các thí nghiệm trên hãy cho biết tính chất hóa học đặc trưng
của kim loại? Nguyên nhân nào làm cho kim loại có tính chất đó?
- Thực hiện câu hỏi 3 và 4 trong đề cương bài học.
XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC (phần HS chuẩn bị ở nhà)
I. Tính chất vật lý:
1. Tính chất vật lý chung:
Những kim loại khác nhau nhưng có những tính chất vật lý giống nhau đó là
: tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim.
a) Tính dẻo: các lớp mạng tinh thể kim loại khi trượt lên nhau vẫn liên kết
được với nhau nhờ lực hút tĩnh điện của các electron tự do với các cation kim loại.
Những kim loại có tính dẻo cao là Au, Ag, Al, Cu, Zn…
b) Tính dẫn điện: nhờ các electron tự do có thể chuyển dời thành dòng có
hướng dưới tác dụng của điện trường. Nói chung nhiệt độ của kim loại càng cao
thì tính dẫn điện của kim loại càng giảm. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, tiếp sau
là Cu, Au, Al, Fe…
c) Tính dẫn nhiệt: nhờ sự chuyển động của các electron tự do mang năng
lượng (động năng) từ vùng có nhiệt độ cao đến vùng có nhiệt độ thấp của kim loại.
Nói chung kim loại nào dẫn điện tốt thì dẫn nhiệt tốt
d) Ánh kim: nhờ các electron tự do có khả năng phản xạ tốt ánh sáng khả
kiến (ánh sáng nhìn thấy)
Câu hỏi 1:
a. Vì sao nhiệt độ kim loại càng cao thì độ dẫn điện của kim loại càng giảm?
b. Nguyên nhân nào làm cho kim loại có tính chất vật lý chung nêu trên?
c. Trong thép (hợp kim Fe với C) có chứa hợp chất Fe
3

C (xementit).
Trong thép có tồn tại liên kết hóa học nào?
Thép có dẫn điện không? Nếu có thì độ dẫn điện của thép tốt hơn hay kém hơn sắt,
vì sao?
2. Tính chất vật lý riêng:
Những kim loại khác nhau có những tính chất vật lý khác nhau trong đó nổi
bật là: khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy, độ cứng.
Qui ước kim loại có khối lượng riêng < 5g/cm
3
gọi là kim loại nhẹ, nhẹ nhất
là Li (0,5g/cm
3
) nặng nhất là osimi (Os – 22,6g/cm
3
).
Kim loại có nhiệt độ nóng chảy dưới 1000
0
C gọi là kim loại dễ nóng
chảy,kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg (-39
0
C), cao nhất là W
(vonfram: 3410
0
C).
Chọn độ cứng kim cương bằng 10 thì kim loại kiềm, kiềm thổ là những kim
loại mềm. Na, K, có thể cắt bằng dao kéo. Độ cứng Cs chỉ bằng 0,2. Ngược lại
có những kim loại rất cứng không thể dũa được như W, Cr trong đó cứng nhất là
crom độ cứng bằng 9.
Câu hỏi 2: Em hãy cho biết:
a. Khối lượng riêng của kim loại phụ thuộc vào những yếu tố nào?

b. Độ cứng của kim loại phụ thuộc vào những yếu tố nào?
c. Nhiệt độ nóng chảy của kim loại phụ thuộc vào những yếu tố nào?
II. Tính chất hóa học chung của kim loại
1. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại
Từ đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại (số e ở lớp ngoài cùng; bán kính
nguyên tử; độ âm điện) so với các nguyên tử phi kim cùng chu kì ta nhận thấy tính
chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử hay tính oxi hóa?
Sơ đồ: M (nguyên tử kim loại) 
2. Dẫn chứng minh họa: Em hãy lựa chọn ví dụ cho các dẫn chứng dưới đây, xác
định số oxi hóa của kim loại trước và sau phản ứng.
a. Kim loại tác dụng với phi kim:
b. Kim loại tác dụng với axit:
- Đối với axit mà ion H
+
đóng vai trò là chất oxi hóa như: HCl,
Ví dụ (ghi phương trình phân tử và pt ion rút gọn):
- Đối với axit mà gốc axit đóng vai trò là chất oxi hóa như HNO
3
, H
2
SO
4
đặc.
Ví dụ: HNO
3
(ghi phương trình phân tử và pt ion rút gọn):
Axit H
2
SO
4

đặc:
c. Tác dụng với dung dịch muối:
Ví dụ: Fe + CuSO
4
(dd). Pt ion rút gọn:
Al + AgNO
3
(dd). Pt ion rút gọn:
d. Tác dụng với nước:
Ví dụ: K + H
2
O (nhiệt độ phòng) 
Fe + H
2
O (hơi, nhiệt độ cao) 
Câu hỏi 3: Em hãy viết các phương trình phản ứng (nếu xảy ra) khi cho lá sắt lần
lượt tác dụng – ghi điều kiện phản ứng : oxi; ddHCl đặc nguội; ddHNO
3
loãng
(N
+5
bị khử về N
+1
); ddH
2
SO
4
đặc nguội; khí clo; Lưu huỳnh; ddMgSO
4
?

Câu hỏi 4: Viết phương trình ion rút gọn cho các phản ứng sau, xác định vai trò
chất tham gia phản ứng?
Mg + ddCuSO
4
?
Cu + ddAgNO
3
?
Zn + ddH
2
SO
4
loãng?
Zn + ddHNO
3
loãng (tạo khí không màu hóa nâu ngoài không khí)?

2.2.3.2. Tiết luyện tập
LUYỆN TẬP SỰ ĐIỆN PHÂN VÀ ĂN MÒN ĐIỆN HÓA (tiết thứ tám )
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
I. Vấn đề cần giải quyết trong tiết học:
1. So sánh sự khác nhau của quá trình ăn mòn điện hóa và sự điện phân, viết
thành thạo sơ đồ điện phân, phương trình điện phân chất điện li nóng chảy và điện
phân dung dịch; Xác định dạng ăn mòn kim loại, viết được cơ chế ăn mòn điện
hóa?
2. Phương pháp chung giải bài toán điện phân?
II. Phương pháp giải quyết vấn đề:
1. So sánh sự khác nhau giữa sự điện phân và sự ăn mòn điện hóa
Hoạt động 1: 20’ (kết hợp kiểm tra bài cũ).
GV ghi 2 câu hỏi ở trên bảng:

Câu hỏi 1 – dành cho HS dãy bàn bên phải: Em hãy nêu khái niệm sự điện phân?
Muốn thực hiện sự điện phân dd Pb(NO
3
)
2
em cần chuẩn bị dụng cụ và thiết bị gì?
Viết sơ đồ điện phân dd đó?
Câu hỏi 2 – dành cho HS dãy bàn bên trái: Có 1 lá nhôm tinh khiết ngâm trong
ddHCl sau đó nhỏ thêm vào dd axit khoảng 2ml ddCuSO
4
thì thấy tốc độ thoát khí
hidro xảy ra nhanh hơn, em hãy giải thích hiện tượng đó? Viết cơ chế sự ăn mòn lá
nhôm?
Yêu cầu HS cả lớp thực hiện vào giấy làm bài trong 10’ sau đó GV thu bài
làm của 3 – 5 HS mỗi dãy; gọi 1 HS xung phong mỗi dãy lên thực hiện bài làm
trên bảng, GV sữa chữa lỗi, kết luận.
Hoạt động 2 – 10’: GV cho 2 HS thực hiện câu hỏi 2 trong đề cương bài học để
củng cố kiến thức.
2. Phương pháp giải bài toán điện phân:
Hoạt động 3: 5’
GV đàm thoại với HS nêu ra các bước thực hiện một bài toán điện phân:
- Xác định trạng thái chất điện phân (nóng chảy hay dd); vật liệu làm anot trơ hay
là điện cực tan.
- Những ion, phân tử nào có thể tham gia phản ứng ở các điện cực.
- Ở mỗi điện cực có thể xảy ra những quá trình nào? Thứ tự xảy ra các quá trình
đó? Viết các quá trình oxi hóa – khử ở 2 điện cực theo thứ tự trước – sau.
- Trường hợp 1: Nếu đề tài cho biết lượng sản phẩm (hoặc I, t để tính sô mol e cho
– nhận ở 2 cực) thì giải bài toán bằng cách so sánh dư – thiếu theo phương trình
điện phân.
Trường hợp 2: Lập luận hoặc biện luận xác định khi ngừng điện phân đã xảy ra

những quá trình nào, từ đó tính toán kết quả.
Hoạt động 4: 20’.
GV gợi ý HS làm câu hỏi 4, 6, 7 trong đề cương bài học.
XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC (phần HS chuẩn bị ở nhà)
1. Bài tập vận dụng lý thuyết điện phân và ăn mòn điện hóa (Viết sơ đồ điện
phân, phương trình điện phân; Xác định kiểu ăn mòn kim loại).
Câu hỏi 1: Viết sơ đồ điện phân ở mỗi cực và phương trình điện phân khi điện
phân các chất điện li sau đây với anot bằng than chì?
1. KCl nóng chảy và dd KCl. 2. NaOH nóng chảy và dd NaOH.
3. dd HCl và dd H
2
SO
4
.
Cho biết vai trò của NaOH và của H
2
SO
4
khi điện phân dd NaOH, dd H
2
SO
4
Câu hỏi 2: Em hãy viết sơ đồ điện phân dung dịch CuCl
2
(với điện cực trơ) và sơ
đồ ăn mòn điện hoá xảy ra khi nhúng hợp kim Zn-Cu vào dung dịch HCl ?
So sánh các quá trình xảy ra ở cực âm và cực dương của sự điện phân và sự ăn
mòn điện hóa?
Câu hỏi 3. Cho lá Al vào dung dịch HCl, có khí thoát ra. Thêm vài giọt dung dịch
CuSO

4
vào thì tốc độ thoát khí hidro thay đổi như thế nào?
2. Toán điện phân dung dịch một chất điện li.
Phương pháp chung giải bài toán điện phân:
Ở các điện cực của bình điện phân xảy ra quá trình oxi hóa và quá trình khử;
Phản ứng điện phân thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử vì thế phương pháp cơ bản
giải bài tập điện phân vẫn là sự bảo toàn electron.
- Xác định thành phần chất điện li và vật liệu làm anot trơ hay không trơ.
- Dự đoán thứ tự phản ứng xảy ra ở các điện cực.
- Xác định thời điểm kết thúc điện phân đã xảy ra những phản ứng hóa học
nào ở catot và ở anot.
- Sử dụng giả thiết và phương trình điện phân hoặc phản ứng điện phân ở
các điện cực để giải quyết bài tập. Sau đây là một số ví dụ.
Câu hỏi 4: Điện phân 500 ml dung dịch CuSO
4
0,2M (điện cực trơ) cho đến khi ở
catot thu được 3,2 gam kim loại.
a. Ghi sơ đồ điện phân, phương trình điện phân?
b. Tính thể tích khí thoát ra ở anot? (0,56 lít)
Câu hỏi 5: Điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ) với dòng điện I=1,93A trong
6 phút 40giây thu được 0,1472g Na. Hiệu suất điện phân là :
A. 100% B. 90% C. 80% D. 75%.
3. Toán điện phân dung dịch hỗn hợp chất điện li.
Câu hỏi 6: Điện phân (với điện cực trơ) một dung dịch gồm NaCl và CuSO
4

cùng số mol, đến khi ở catot xuất hiện bọt khí thì dừng điện phân.
a. Viết sơ đồ điện phân ở mỗi cực, khi catot có khí bay ra thì ở anot có còn
ion Cl
-

không?
b. Khí nào thoát ra ở anot? ( Clo và oxi).
Hướng dẫn giải:
Catot: Cu
2+
+ 2e  Cu tiếp theo là: 2H
2
O

+ 2e  H
2
+ 2OH
-
Anot: 2Cl
-
 Cl
2
+ 2e tiếp theo là: 2H
2
O  O
2
+ 4H
+
+ 4e
Vì số mol Cu
2+
= số mol Cl
-
vậy khi hết Cl
-

thì ở catot Cu
2+
vẫn còn một
nửa. Vậy khi hết Cu
2+
ở catot thì ở anot có khí clo và oxi.
Câu hỏi 7: Điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO
4
và 0,12
mol NaCl bằng dòng điện có cường độ 2A. Thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot sau
thời gian 9650 giây là:
A. 1,344 lít. B. 2,240 lít. C. 1,792 lít. D. 2,912 lít.
Câu hỏi 8: Điện phân dd gồm 0,15 mol Cu(NO
3
)
2
và 0,05 mol FeCl
3
cho đến khi
dd hết màu xanh của ion Cu
2+
. Khối lượng của dd giảm đi khi kết thúc điện phân là
(bỏ qua sự bay hơi nước):
A. 16,525g B. 9,60g C. 14,925g D. 15,725g

2.3. NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC:
2.3.1 CHỦ ĐỀ 1: CẤU TẠO, TÍNH CHẤT CHUNG CỦA KIM LOẠI

Tiết thứ nhất: Vị trí và cấu tạo của kim loại – Hợp kim.
I. Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn:

Quan sát bảng tuần hoàn và tham khảo SGK em hãy xác định Đúng, Sai và hoàn
thiện câu hỏi sau:
- Các nguyên tố hóa học phân thành kim loại và phi kim trong đó kim loại chiếm
đa số?
- Nguyên tố kim loại có ở hầu hết các nhóm A nhưng tập trung chủ yếu ở nhóm
IA, IIA, IIIA?
- Ghi ký hiệu các nguyên tố kim loại có trong nhóm IVA, VA, VIA?
- Tất cả các nguyên tố nhóm B là kim loại?
II. Cấu tạo cùa kim loại:
1. Cấu tạo nguyên tử:
- Hầu hết các nguyên tố kim loại tập trung ở nhóm IA đến IIIA và tất cả các nhóm
B nên nguyên tử kim loại có ít electron ở lớp ngoài cùng chủ yếu
từ đến
- Nguyên tố kim loại chủ yếu nằm ở đầu chu kì nên có bán kính nguyên
tử hơn và điện tích hạt nhân hơn các nguyên tử của nguyên tố phi
kim.
2. Cấu tạo tinh thể (đọc thêm):
- Ở nhiệt độ thường trừ Hg là chất lỏng các đơn chất kim loại đều là chất rắn ở
dạng tinh thể. Trong tinh thể kim loại nút mạng chủ yếu là ion kim loại (có thể có
1 số nút mạng là nguyên tử kim loại) giữa các nút mạng có các electron chuyển
động tự do.
- Có 3 kiểu mạng tinh thể kim loại là mạng tinh thể lập phương tâm khối; lập
phương tâm diện; lục phương theo hình vẽ dưới đây (hình vẽ cho 1 ô mạng cơ sở):
Trong hình vẽ những hạt màu đen là ion kim loại (hoặc nguyên tử kim loại).
- Liên kết hóa học trong tinh thể kim loại là liên kết kim loại.
Liên kết kim loại là
Câu hỏi 1: Em hãy ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) cho các phát biểu sau:
a. Tất cả các kim loại đều có từ 1e đến 3e ở lớp ngoài cùng.
b. Đa số các nguyên tử kim loại có từ 1e đến 3e ở lớp ngoài cùng.
c. Bán kính của nguyên tử natri bé hơn bán kính nguyên tử clo.

d. Độ âm điện của nguyên tử Na bé hơn độ âm điện nguyên tử K .
Câu hỏi 2:
a. Em hãy cho biết electron tự do trong tinh thể kim loại sinh ra từ đâu?
b. Em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa liên kết kim loại và liên kết
ion?
Giống nhau:
Khác nhau:
III. Hợp kim:
1. Định nghĩa:
Các vật liệu bằng kim loại thường gặp được chế tạo từ hợp kim. Ví dụ: thép là hợp
kim của Fe với C và một số nguyên tố khác; Đuyra là hợp kim của Al, Mg, Cu.
Hợp kim là
2. Cấu tạo của hợp kim (đọc thêm):
Hợp kim có cấu tạo mạng tinh thể tương tự kim loại.
a. Tinh thể hỗn hợp:
- Có nguồn gốc từ khi hỗn hợp các đơn chất trong hợp kim ở trạng thái lỏng. Ở
trạng thái này, các đơn chất không tan vào nhau và cũng không tác dụng hóa
học với nhau.
- Các đơn chất tham gia hợp kim có tính chất hóa học và kiểu mạng tinh thể không
khác nhau nhiều, nhưng kích thước các ion khác nhau.
Ví dụ: hợp kim Cd – Bi, hợp kim Sn – Pb…
- Kiểu liên kết hóa học chủ yếu là liên kết kim loại
- Thường có nhiệt độ nóng chảy thấp
b. Tinh thể dung dịch rắn:
- Có nguồn gốc từ hỗn hợp các đơn chất trong hợp kim ở trạng thái lỏng. Ớ trạng
thái này, các đơn chất trong hỗn hợp tan vào nhau không theo một tỉ lệ nào nhất
định, ta có dung dịch lỏng. Ở nhiệt độ thấp hơn, dung dịch lỏng chuyển thành
dung dịch rắn
- Các đơn chất tham gia hợp kim có kiểu mạng tinh thể giống nhau, tính chất hóa
học tương tự và kích thước các ion không khác nhau nhiều.

Ví dụ: hợp kim Au – Ag, hợp kim Fe – Mn…
- Kiểu liên kết hóa học chủ yếu là liên kết kim loại
c. Tinh thể hợp chất hóa học:
- Có nguồn gốc từ khi hợp kim ở trạng thái lỏng. Ở trạng thái này, nếu các đơn
chất tham gia hợp kim có kiểu mạng tinh thể khác nhau , tính chất hóa học khác
nhau và kích thước các ion khác nhau rõ rệt thì giữa những đơn chất này sẽ tạo ra
hợp chất hóa học
- Khi hợp kim chuyển sang trạng thái rắn, ta có những tinh thể hợp chất hóa học.
Ví dụ tinh thể hợp chất hóa họcMg
2
Pb, AuZn, AuZn
3
, AuZn
5
, Al
4
C
3

- Kiểu liên kết hóa học là liên kết kim loại và liên kết cộng hóa trị.
3. Tính chất của hợp kim:
Bằng thực nghiệm đã xác định được:
- Cho bột hợp kim Fe – Cu vào dung dịch HCl dư đun nhẹ thì chỉ có một phần bột
bị hòa tan còn phần không tan là đồng.
- Thép (Fe – C) cứng hơn sắt nhưng độ dẫn điện và nhiệt độ nóng chảy thấp hơn
sắt.
Câu hỏi 3: Em cho biết các nhận định dưới đây là đúng hay sai:
+ Tính chất hóa học của hợp kim tương tự tính chất của các đơn chất tạo ra chúng.
+ Tính chất hóa học của hợp kim nhìn chung tương tự tính chất của các đơn chất
tạo ra chúng.

+ Tính chất vật lý và cơ học của hợp kim khác nhiều so với tính chất các đơn chất
tạo ra chúng.
Câu hỏi 4: Em hãy lấy một số ví dụ về ứng dụng của hợp kim trong đời sống và
trong nền kinh tế:
+ Hợp kim nhẹ, bền chịu được nhiệt độ cao áp suất lớn dùng để chế tạo
+ Hợp kim dẫn nhiệt tốt, không độc hại dùng chế tạo
+ Thép dùng để chế tạo
BÀI TẬP
1. Cho nguyên tử Ca (Z = 20); nguyên tử Fe (Z =26).
a. Viết cấu hình electron của nguyên tử Ca, nguyên tử Fe? Ion Ca
2+
, ion
Fe
2+
?
b. Tinh thể Ca có kiểu mạng lập phương tâm diện. Vậy 1 ô mạng cơ sở
trong tinh thể có bao nhiêu nguyên tử canxi?
2. Hòa tan 7,7g hợp kim gồm natri và kali vào nước thoát ra 3,36 lít khí hidro
(đktc). Thành phần % khối lượng Na trong hợp kim?
3. Một loại đồng thau có chứa 59,63% Cu và 40,37% Zn. Hợp kim này có cấu tạo
tinh thể của hợp chất hóa học giữa đồng và kẽm. Tìm công thức hóa học của hợp
chất?

Tiết thứ hai: Tính chất vật lý và tính chất hóa học chung của kim loại
(đã trích dẫn ở ví dụ mục 2.2.3)

Bài đọc thêm: LIÊN KẾT KIM LOẠI
Những đặc tính chủ yếu của kim loại như dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim, tính
dẻo bắt nguồn từ bản chất của dạng liên kết trong chúng. Drude cho rằng trong
mạng lưới tinh thể kim loại có mặt các electron tự do. Các electron này đã tách

khỏi các nguyên tử kim loại (tạo nên các ion dương) chuyển động tự do trong
mạng tinh thể giữa các hạt mang điện dương. Lực liên kết phân bố đều đặn theo
mọi hướng (có đối xứng cầu). Khác với tinh thể ion với số lượng xác định của
cation và anion để trung hòa điện tích, trong tinh thể kim loại vốn có sự trung hòa
điện tích giữa điện tích dương của hạt nhân nguyên tử và điện tích âm của các
electron chuyển động xung quanh. Do vậy, hợp chất tạo nên từ những kim loại
khác nhau thường không tuân theo qui tắc hóa trị mà chỉ phụ thuộc vào yếu tố hình
học. Trong tinh thể kim loại có sự chuyển động tự do của electron từ nguyên tử
này sang nguyên tử kia.
Tác dụng của lực liên kết kim loại với đối xứng dạng cầu làm cho các
nguyên tử kim loại có xu hướng đặc trưng: sắp xếp thành tinh thể theo nguyên lý
sắp xếp đặc khít nhất các quả cầu với 3 dạng cấu trúc đặc trưng: Lập phương tâm
khối; Lập phương tâm diện; Lục phương.
Có mối tương quan giữa cấu hình electron của kim loại với kiểu tinh thể của
nó như sau (rất ít trường hợp ngoại lệ):
Lập phương tâm
khối
s
1
p
0
d
3
s
2
d
4
s
2
hay d

5
s
1
Lục phương d
2
p
0
d
1
s
2
d
2
s
2
d
5
s
2
d
6
s
2
d
10
s
2
Lập phương tâm
diện
s

2
p
x
d
0
s
2
d
7
s
2
d
8
s
2
d
9
s
2
hoặc d
10
s
1
Trong những kim loại có cùng cấu trúc và khoảng cách nguyên tử xấp xỉ
nhau, kim loại nào có số electron hóa trị lớn thì lực liên kết của nó càng mạnh;
điểm nóng chảy, điểm sôi và độ cứng cao. Ví dụ: Mg và Zr có kiểu mạng tinh thể
lục phương với khoảng cách giữa các nguyên tử là 3,2A
0
nhưng số electron hóa trị
lần lượt là 2 và 4 nên chúng khác xa về nhiệt độ nóng chảy (657

0
C và 1860
0
C), độ
cứng của Zr lớn gấp 3 lần độ cứng của Mg
Đặc điểm của dạng liên kết kim loại dẫn đến sự đa dạng của hợp kim.
Chẳng hạn, vàng và bạc có cùng cấu trúc và cùng giá trị bán kinh nguyên tử nên
chúng có thể thay thế liên tục cho nhau trong cấu trúc tinh thể
(theo Giáo trình hóa học tinh thể - Trần Dương; Nhà xuất bản Đại học Huế
2013).

Tiết thứ ba: Luyện tập chủ đề 1
Câu hỏi 1: Viết cấu hình electron cho các nguyên tố có số thứ tự lần lượt bằng:
12, 16, 19, 26, 31. Xác định vị trí trong bảng tuần hoàn của các nguyên tố? Những
nguyên tố nào là nguyên tố s, nguyên tố p? Những nguyên tố nào là kim loại?
Câu hỏi 2: Chỉ ra những nội dung đúng, sai trong các phát biểu sau đây?
1. Các kim loại đều có tính dẫn điện, dẫn nhiệt nhưng khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt
của chúng khác nhau.
2. Tất cả các nguyên tố s, p đều thuộc nhóm A; Các nguyên tố d, f đều thuộc nhóm
B.
3. Tất cả các nguyên tố s, nguyên tố d, nguyên tố f đều là kim loại. Các nguyên tố
p là phi kim.
Câu hỏi 3: Em hãy nhận xét những phát biểu sau đây là đúng hay sai?
1. Các kim loại khi tác dụng với các dung dịch axit HX (HF, HCl, HBr, HI),
H
2
SO
4
loãng thì chúng chỉ khử ion hidro thành khí hidro mà không khử gốc axit.
2. Hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt) khi tác dụng với dung dịch HNO

3
hoặc axit
H
2
SO
4
đặc lấy dư thì chúng khử N
+5
và S
+6
về số oxi hóa thấp hơn.
Câu hỏi 4: Khi cho một ít vụn đồng tan hết vào ống nghiệm đựng dung dịch
HNO
3
loãng đến phản ứng hoàn toàn thì có thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy
nhất của N
+5
) và dung dịch X.
1. Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn của phản ứng. Nêu vai
trò của kim loại và các ion tham gia phản ứng trong phương trình ion rút gọn ?
2. Nếu cho vụn đồng vào ống nghiệm đựng dung dịch có KNO
3
và H
2
SO
4
loãng
thì đồng có tan không? Tại sao?
Câu hỏi 5.
1. Đốt 7,2g kim loại X hóa trị 2 trong khí oxi một thời gian thu được 10,4g chất

rắn Y. Cho Y vào ddHCl dư thì Y tan hết và thu được 2,24 lít hidro đkc. Tìm kim
loại X?
2. Hòa tan hoàn toàn 4,05g bột Al trong ddHNO
3
thu được ddX và 2,24 lít khi NO
ở đktc. Tính khối lượng muối có trong dung dịch X?

BÀI TẬP LUYỆN TẬP CHỦ ĐỀ I (lưu phụ lục 1)

2.3.2. CHỦ ĐỀ 2: DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI
– SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
Tiết thứ 4: Dãy điện hóa của kim loại
I. Cặp oxihóa – khử của kim loại:
- Xét phản ứng: Mg + 2Ag
+
 Mg
2+
+ 2Ag
Mg là chất khử bị ion Ag
+
oxi hóa thành ion Mg
2+
ta có cặp chất Mg
2+
/Mg là cặp
oxi hóa – khử của nguyên tố Mg ; ion Ag
+
là chất oxi hóa bị Mg khử về Ag ta có
cặp Ag
+

/Ag là cặp oxihóa-khử của nguyên tố Ag.
- Xét phản ứng: 2 Na + Cl
2
 2NaCl
Na là chất khử bị clo oxihóa thành ion Na
+
ta có cặp oxihóa – khử là Na
+
/Na; Clo
là chất oxi hóa bị Na khử về ion Cl
-
ta có cặp oxihóa- khử của khí clo là Cl
2
/2Cl
-
.
Câu hỏi 1: Em hãy viết các cặp oxi hóa-khử của Cu; Al; Fe. Nêu khái niệm về cặp
oxihóa-khử của kim loại?
II. So sánh tính chất các cặp oxihóa-khử của kim loại:
Em hãy hoàn thành phương trình ion rút gọn và xác định vai trò các chất tham gia
trong mỗi PTPƯ:
Fe + Cu
2+
(dd) 
Cu + Ag
+
(dd) 
Câu hỏi 2:
a. So sánh tính khử các kim loại Fe, Cu, Ag và tính oxihóa của các ion kim loại
đó?

b. Biết tính khử của Al > Zn > Ni. Em hãy so sánh tính oxi hóa của các ion Al
3+
;
Zn
2+
; Ni
2+
và sắp xếp các cặp oxihóa-khử các kim loại đó theo chiều giảm dần tính
khử của kim loại?
III. Dãy điện hóa của kim loại:
Ở SGK trang 88 trong dãy điện hóa theo chiều từ trái qua phải thì:
1. Tính khử của kim loại, tính oxi hóa của ion kim loại tăng dần hay giảm dần?
2. So sánh tính oxi hóa giữa hai ion Mg
2+
và Fe
2+
; tính khử giữa hai kim loại Mg và
Fe?
3. Biết crom (Cr) tác dụng ddHCl tạo ra khí H
2
và muối CrCl
2
. Vậy cặp oxi hóa –
khử Cr
2+
?Cr xếp trước hay sau cặp 2H
+
/H
2
?

IV. Ý nghĩa của dãy điện hóa:
Em hãy tham khảo SGK và nêu ra cách xác định chiều phản ứng giữa 2 cặp oxi
hóa-khử của 2 kim loại xảy ra trong dung dịch là:
Hoàn thành phản ứng sau nếu có xảy ra phản ứng:
Al + Sn
2+

Mg + K
+

Pb + Cu
2+

Câu hỏi 3: Em hãy tìm ra điểm chưa chính xác cho các câu nhận xét sau:
1. Kim loại đứng trước (có tính khử mạnh hơn) trong dãy điện hóa thì khử được
ion của kim loại đứng sau (kim loại có tính khử yếu hơn) trong dung dịch muối.
2. Kim loại đứng trước hidro trong dãy điện hóa tác dụng với dung dịch axit tạo
muối và khí hidro.

BÀI TẬP
1. Cho lá sắt lần lượt vào các dung dịch sau: Pb(NO
3
)
2
; AgNO
3
; AlCl
3
; HCl.
Trường hợp nào có phản ứng? Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút

gọn?
2. Khối lượng lá Zn tăng hay giảm sau khi ngâm một thời gian vào các dd:
a. CuCl
2
? b. Pb(NO
3
)
2
? c. NiSO
4
? d. MgCl
2
?
3. Cho các cặp oxi hóa – khử xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của ion kim
loại như sau: Fe
2+
/Fe ; Cu
2+
/Cu ; Fe
3+
/Fe
2+
. Trường hợp nào có phản ứng xảy ra?
Viết pt ion rút gọn?
a. Fe + ddCuCl
2
?
Cu + ddFeCl
3
?

b. Cho lá sắt (dư) vào dd có 0,12mol CuCl
2
. Sau khi phản ứng hoàn toàn
khối lượng lá sắt tăng hay giảm bao nhiêu gam?
4. Cho 8,85g hh gồm Mg, Cu, Zn vào ddHCl dư (ddX) sau phản ứng thu 3,36 lít
khí hidro đkc. Phần chất rắn không tan đem đốt cháy trong khí oxi dư thu 4g oxit.
Tính phần trăm khối lượng Zn trong hh?

Bài đọc thêm: PIN ĐIỆN HÓA
1. Khái niệm về pin điện hóa, suất điện động và thế điện cực
a) Cấu tạo pin điện hóa:
Hai cốc thủy tinh, một cốc chứa 50 ml dung dịch CuSO
4
1M, cốc kia chứa 50 ml
dung dịch ZnSO
4
1M. Nhúng một lá Cu vào dung dịch CuSO
4
, một lá Zn vào dung
dịch ZnSO
4
. Nối hai dung dịch bằng một hình chữ U đựng dung dịch Na
2
SO
4
(hoặc KNO
3
). Ống này được gọi là cầu muối. Thiết bị nói trên được gọi là pin điện
hóa vì khi nối hai lá kim loại bằng một dây dẫn sẽ đo được một dòng điện đi từ lá
Cu (điện cực +) đến lá Zn (điện cực –)

b) Suất điện động và thế điện cực:
- Sự xuất hiện dòng điện đi từ cực Cu sang cực Zn chứng tỏ rằng có sự chênh lệch
điện thế giữa hai điện cực nói trên, tức là trên mỗi điện cực đã xuất hiện một thế
điện cực nhất định.
- Suất điện động của pin (E) là hiệu của thế điện cực dương E
(+)
và điện cực âm
E
(-)
. Điện cực dương là điện cực có thế lớn hơn và suất điện động của pin luôn là
số dương : E = E
(+)
– E
(-)
- Suất điện động chuẩn của pin (E
o
) là suất điện động khi nồng độ ion kim loại ở
điện cực đều bằng 1M (ở 25
o
C) : E
o
= E
o
(+)
– E
o
(-)
hoặc E
o
= E

o
catot
– E
o
anot

2. Cơ chế phát sinh dòng điện trong pin điện hóa
a) Quan sát thí nghiệm:
Chuẩn bị sẵn pin điện hóa Zn – Cu, nối hai điện cực Zn và Cu bằng một dây dẫn,
trên dây có mắc nối tiếp một vôn kế:
- Xuất hiện dòng điện một chiều từ lá Cu (cực +) sang lá Zn (cực –) nhưng chiều
di chuyển của dòng electron mạch ngoài thì ngược lại, từ lá Zn (cực –) sang lá Cu
(cực +). Suất điện động của pin đo được là 1,10 V
- Điện cực Zn bị ăn mòn dần
- Có một lớp kim loại đồng bám trên điện cực Cu
- Màu xanh của cốc đựng dung dịch CuSO
4
bị nhạt dần
b) Giải thích hiện tượng của thí nghiệm:
- Điện cực Zn bị oxi hóa: Zn → Zn
2+
+ 2e (sự mất electron xảy ra trên bề mặt lá Zn
và lá Zn trở thành nguồn electron nên đóng vai trò cực âm, các electron theo dây
dẫn đến cực Cu). Do vậy cực Zn bị ăn mòn.
- Trong cốc đựng dung dịch CuSO
4
, các ion Cu
2+
di chuyển đến lá Cu, tại đây
chúng bị khử thành Cu kim loại bám trên cực đồng: Cu

2+
+ 2e → Cu. Nồng độ
Cu
2+
trong dung dịch giảm dần, khiến cho màu xanh trong dung dịch nhạt dần
- Trong quá trình hoạt động của pin điện hóa Zn – Cu, nồng độ ion Zn
2+
trong cốc
đựng dung dịch ZnSO
4
tăng dần, nồng độ ion Cu
2+
trong cốc kia giảm dần. Đến
một lúc nào đó, dòng electron trong dây dẫn không còn, dòng điện tự ngắt
- Để duy trì được dòng điện trong quá trình hoạt động của pin điện hóa, người ta
dùng cầu muối. Vai trò của cầu muối là trung hòa điện tích của 2 dung dịch: các
ion dương Na
+
hoặc K
+
và Zn
2+
di chuyển qua cầu muối đến cốc đựng dung dịch
CuSO
4
. Ngược lại , các ion âm SO
4
2-
hoặc NO
3

-
di chuyển qua cầu muối đến dung
dịch ZnSO
4
.
- Ở mạch ngoài (dây dẫn), dòng electron đi từ cực Zn sang cực Cu còn dòng điện
đi từ cực Cu sang cực Zn. Vì thế điện cực Zn được gọi là anot (nơi xảy ra sự oxi
hóa), điện cực Cu được gọi là catot (nơi xảy ra sự khử).
Vậy trong pin điện hóa, anot là cực âm còn catot là cực dương.
- Phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong pin điện hóa Zn – Cu: quy tắc α
Cu
2+
+ Zn → Zn
2+
+ Cu
c) Kết luận:
- Có sự biến đổi nồng độ của các ion Cu
2+
và Zn
2+
trong quá trình hoạt động của
pin.
- Năng lượng của phản ứng oxi hóa – khử trong pin điện hóa đã sinh ra dòng điện
một chiều.
- Những yếu tố ảnh hưởng đến suất điện động của pin điện hóa như: nhiệt độ,
nồng độ của ion kim loại, bản chất của kim loại làm điện cực.

Tiết thứ 5: Sự ăn mòn kim loại.
I. Khái niệm: Hầu hết vật liệu bằng kim loại hay hợp kim sau một thời gian sử
dụng đều bị hư hỏng phải thay thế. Hiện tượng này gọi là sự ăn mòn kim loại.

Câu hỏi 1: Em hãy cho biết trường hợp nào sau đây là sự ăn mòn kim loại? Vì
sao?
1. Mài giũa dao, rựa làm cho chúng trở nên sắc bén.
2. Đốt 1 mẩu dây Mg trong không khí.
3. Tôn lợp nhà bị hỏng sau một thời gian sử dụng.

×