Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Định hướng một số kỹ năng cơ bản cho sinh viên ngành sư phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.5 KB, 7 trang )

ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ KỸ NĂNG CƠ BẢN
CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM
NGUYỄN VĂN QUANG - DƯƠNG THỊ MINH HOÀNG
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Tóm tắt: Kỹ năng sư phạm (KNSP) đang là một chủ đề thu hút sự chú ý và
được bàn luận sôi nổi bởi tầm quan trọng của nó đối với sự thành cơng trong
giáo dục và đào tạo của các trường đại học sư phạm cũng như đối với từng
cá nhân sinh viên. Nhằm góp phần cung cấp cơ sở thực tiễn cho lĩnh vực
này, chúng tôi đã nghiên cứu thực trạng rèn luyện kỹ năng sư phạm của sinh
viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, từ đó đề xuất những kỹ năng
cơ bản cần trang bị cho sinh viên.
Từ khóa: kỹ năng, kỹ năng sư phạm, sinh viên.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Một giáo viên với kiến thức chuyên môn đơn thuần thì chỉ được gọi là “thợ dạy”,
họ chỉ thực sự là “thầy” khi có đủ hệ thống các kỹ năng sư phạm và vận dụng chúng
một cách hiệu quả vào thực tiễn giáo dục. Căn cứ kết quả khảo sát thực tế về công tác
bồi dưỡng kỹ năng từ 927 sinh viên của trường Đại học Sư phạm Huế, chúng tôi thấy
rằng bên cạnh sự hăng hái, giàu tinh thần xung phong của sinh viên, vẫn còn tồn tại
nhiều khuyết điểm như sự ham chuộng hình thức, thiếu thực tế, bệnh cá nhân... Chính
các khuyết điểm đó đã dẫn đến sự thiếu hụt về kiến thức thực tế và yếu kỹ năng. Điều
này trở thành một vật cản rất lớn đối với sinh viên trong q trình hồn thiện để trở
thành người giáo viên thực thụ trong tương lai. Từ kết quả khảo sát thực tế, chúng tôi
mong muốn đưa ra một số ý kiến bàn luận, cũng như định hướng một số kỹ năng cần
thiết bồi dưỡng cho sinh viên nói chung và trong khối trường sư phạm nói riêng nhằm
đáp ứng kịp thời với những đổi mới của đất nước.
2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA KỸ NĂNG VÀ KỸ NĂNG SƯ PHẠM ĐỐI VỚI SINH
VIÊN SƯ PHẠM
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng. Những định nghĩa này thường
bắt nguồn từ góc nhìn chun mơn và quan niệm cá nhân của từng người. Tuy nhiên,
hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kỹ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến


thức vào thực tiễn. Kỹ năng học được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm
hành động nhất định nào đó. Kỹ năng ln có chủ đích và định hướng rõ ràng.
Kỹ năng sư phạm là hệ thống nhiều kỹ năng bao gồm 2 nhóm chính là nhóm kỹ
năng quản lý lớp học và nhóm kỹ năng truyền đạt nội dung bài giảng [1]. Các nhóm kỹ
năng trên là tổ hợp của nhiều kỹ năng như: giao tiếp và xử lý tình huống, thuyết trình, tổ
chức sinh hoạt cộng đồng, làm việc nhóm, xây dựng kế hoạch, quản lý thời gian…
414


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA...

03/2017

Đối với sinh viên sư phạm, kỹ năng là yếu tố quan trọng, cùng với tri thức sẽ trở
thành hành trang để trở thành người giáo viên. Nếu giáo dục là một con tàu, người giáo
viên là người thuyền trưởng thì kỹ năng chính là yếu tố căn bản điều khiển con tàu.
Đúng như Thomas Fuller nhận định “Kỹ năng, chứ không phải sức mạnh, điều khiển
con tàu” (Tis skill, not strength, that governs a ship).
Chúng ta đều biết rằng dạy học là hoạt động đặc thù cần nhiều kỹ năng. Chính vì
vậy, giáo viên cần trang bị cho mình nhiều kỹ năng sư phạm để đáp ứng với thực tế xã
hội [3]. Sinh viên ngày nay không chỉ đến trường để học kiến thức chun mơn, mà cịn
mong muốn được làm việc, được sống trong một môi trường thật sự chuyên nghiệp và
năng động. Do đó, người giáo viên vừa phải có hiểu biết sâu rộng về chuyên môn, vừa
phải thuần thục về kỹ năng sư phạm mới có thể đáp ứng được những chuyển biến của
thời cuộc.
Từ kết quả điều tra thực tế tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế (Bảng 1),
chúng tôi thấy rằng hầu hết sinh viên đều nhận thức được tầm quan trọng của KNSP đối
với đặc thù nghề nghiệp của họ. Cụ thể: có 54,4% ý kiến cho rằng “kỹ năng và nghiệp
vụ sư phạm” có vai trị “quan trọng” và 45,6% ý kiến “rất quan trọng”. Thêm vào đó,
100% đồn viên sinh viên cũng đánh giá “kiến thức về kỹ năng và nghiệp vụ sư phạm”

có vai trị “quan trọng” (53,5%) và “rất quan trọng” (46,5%).
Bảng 1. Kết quả đánh giá vị trí và vai trò của kiến thức và kỹ năng sư phạm đối với sinh viên
STT

Nội dung
Mức độ

Kỹ năng và nghiệp vụ
sư phạm (%)

Kiến thức về kỹ năng và
nghiệp vụ sư phạm (%)

1

Rất quan trọng

45,6

46,5

2

Quan trọng

54,4

53,5

3


Khơng quan trọng

0,0

0,0

Do đó, ngồi các học phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong chương trình đào
tạo thì việc trang bị kiến thức và kỹ năng sư phạm cho sinh viên cũng là yêu cầu cần
thiết đối với sứ mạng giáo dục và đào tạo của Nhà trường, cũng như các tổ chức Đoàn
thể, đặc biệt là Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên. Đây là khâu quan trọng để đánh giá
chất lượng giáo dục và đào tạo của Nhà trường nói chung, chất lượng cơng tác
Đoàn - Hội các cấp và chất lượng sinh viên trong học chế tín chỉ nói riêng.
Khi đánh giá về “Sự hữu ích của KNSP đối với việc nâng cao hiệu quả học tập,
rèn luyện và giảng dạy của sinh viên sau khi ra trường” (Bảng 2), chúng tôi thu được
kết quả rất khả quan. Có đến 43,9% ý kiến cho rằng KNSP “rất hữu ích”, 56,1% đánh
giá ở mức độ “hữu ích” và cần thiết phải trang bị cho sinh viên.
415


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ

2017

Bảng 2. Kết quả đánh giá về sự hữu ích của KNSP đối với việc nâng cao hiệu quả học tập,
rèn luyện và giảng dạy của sinh viên sau khi ra trường
Nội dung
Kỹ năng và nghiệp vụ
STT
sư phạm (%)

Mức độ
1
Rất hữu ích
43,9
2
Hữu ích
56,1
3
Không hữu ích
0,0

Kết quả khảo sát về tầm quan trọng của KNSP đối với sinh viên sư phạm (Bảng 3)
cho thấy KNSP rất cần thiết, giúp sinh viên “hoàn thiện bản thân”, “đáp ứng các yêu
cầu của nghề nghiệp” và “hỗ trợ công việc tương lai”. Tỷ lệ tương ứng là 27,2%, 21,8%
và 14,7%. 9.2% sinh viên cho rằng, trong quá trình kiến tập và thực tập sư phạm, KNSP
sẽ hỗ trợ đắt lực, giúp sinh viên hoàn thành tốt hơn cơng tác chủ nhiệm và cơng tác đồn
thể tại cơ sở thực tập. Thêm vào đó, việc trang bị và hình thành KNSP cho sinh viên cịn
có ý nghĩa giúp sinh viên “nâng cao hiệu quả học tập và rèn luyện”, chủ động “hội nhập,
hịa nhập cộng đồng”, “thích ứng với môi trường sống”. Đồng thời, giúp sinh viên có
thể “sống tốt và lành mạnh”, tạo cơ sở để có thể “xây dựng các mối quan hệ xã hội”.
Bảng 3. Kết quả khảo sát tầm quan trọng của KNSP đối với sinh viên sư phạm
STT
Mục đích
Tỷ lệ (%)
1
Hồn thiện bản thân
27,2
2
Đáp ứng yêu cầu của ngành sư phạm
21,8

3
Hỗ trợ công việc tương lai
14,7
4
Phục vụ cho kiến tập và thực tập sư phạm
9,2
5
Nâng cao hiệu quả học tập và rèn luyện
6,0
6
Hội nhập, hòa nhập cộng đồng
5,4
7
Tự tin tham gia các hoạt động Đồn - Hội
5,4
8
Thích ứng với mơi trường sống
4,9
9
Xây dựng các mối quan hệ xã hội
2,7
10
Sống tốt và lành mạnh
2,7

3. THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KNSP CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM
3.1. Thực trạng về nhận thức
Từ kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy, một bộ phận sinh viên chỉ mới nhận
thức được mục đích, lợi ích trước mắt của việc trang bị KNSP cho bản thân mình. 9,2%
sinh viên có ý kiến cho rằng cần trang bị KNSP nhằm phục vụ cho việc “Kiến tập và

thực tập sư phạm”, 5,2% sinh viên “vì điểm học tập các học phần rèn luyện nghiệp vụ
sư phạm và điểm rèn luyện” nên mới tham gia các lớp học chính khóa, các chương trình
tập huấn kỹ năng và các câu lạc bộ kỹ năng, 5,4% sinh viên thờ ơ, không quan tâm đến
“kỹ năng sư phạm”. Vẫn còn nhiều sinh viên thiếu kiến thức lẫn kỹ năng sư phạm, cũng
như chưa xác định các kỹ năng nền tảng cần phải trang bị cho mình, mà chỉ mới chú ý
đến điểm số các học phần bắt buộc, những kỹ năng phụ, thiêng về hoạt động vui chơi.
416


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA...

03/2017

Vì chưa nắm bắt rõ tầm quan trọng của KNSP nên nhiều sinh viên chưa thật sự
quan tâm các lớp rèn luyện, đào tạo kỹ năng sư phạm. Quyết định số 988/QĐ-ĐHSP
ngày 22/4/2016 của Trường Đại học Sư phạm Huế công nhận 244 sinh viên hồn thành
khóa đào tạo kỹ năng mềm khóa 4 năm học 2014 - 2015 (giao với năm 2016). Con số
này còn rất hạn chế so với số lượng hơn 6.000 sinh viên của nhà trường.
3.2. Thực trạng về rèn luyện KNSP
Qua các hoạt động thực tiễn, chúng tôi nhận thấy, chỉ có một bộ phận sinh viên là
cán bộ Đoàn - Hội chủ chốt (thường là thủ lĩnh, chủ nhiệm các câu lạc bộ, đội, nhóm,
ban chấp hành đồn cơ sở…) và những sinh viên u thích, thiết tha với ngành học,
nghề sư phạm mới nắm vững và vận dụng thành thạo KNSP. Đa phần những sinh viên
còn lại yếu cả về lý thuyết, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành.
Theo kết quả khảo sát ở Bảng 4, nhóm kỹ năng mà sinh viên sư phạm yếu nhất và
cần được trang bị nhất là kỹ năng quản lý thời gian; kỹ năng xây dựng và tổ chức thực
hiện kế hoạch; kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin; kỹ năng lắng nghe, chia sẻ, tư
vấn, hợp tác; kỹ năng tổ chức và quản lý lớp học… Cụ thể, chỉ 6,6% ý kiến cho rằng
cần xây dựng kỹ năng lãnh đạo, 6,3% sinh viên cần được trang bị kỹ năng làm việc
nhóm, kỹ năng tổ chức và quản lý lớp học được 3,8% sinh viên quan tâm. Ngoài ra, 4

kỹ năng khác như: lắng nghe, chia sẻ, tư vấn, hợp tác, ứng dụng công nghệ thông tin,
xây dựng kế hoạch và quản lý thời gian đều bị sinh viên xem nhẹ. Rõ ràng 7 kỹ năng
nêu trên rất cần thiết, tuy nhiên sinh viên không thể phân biệt và xác định được những
kỹ năng nền tảng, cơ bản với những kỹ năng phụ trợ khác. Từ thực tiễn giảng dạy và
cơng tác đồn thể, chúng tơi thấy rằng, sinh viên cịn rất yếu trong diễn đạt, thuyết trình
và xử lý các tình huống, thiếu hụt kinh nghiệm trong tổ chức sinh hoạt đoàn, và hạn chế
trong khả năng làm việc nhóm…
Bảng 4. Những KNSP cần trang bị cho sinh viên
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Kỹ năng sư phạm
Giao tiếp và xử lý tính huống
Thuyết trình, diễn thuyết
Tổ chức sinh hoạt cộng đồng
Tổ chức các sự kiện
Tổ chức trò chơi nhỏ, trò chơi lớn
Tham mưu, lãnh đạo
Làm việc nhóm

Tổ chức và quản lý lớp học
Lắng nghe, chia sẻ, tư vấn, hợp tác
Ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin
Xây dựng kế hoạch
Quản lý thời gian
417

Tỷ lệ (%)
23,3
15,5
16,7
13,8
11,6
6,6
6,3
3,8
0,9
0,6
0,6
0,3


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ

2017

4. NHỮNG KỸ NĂNG CẦN TRANG BỊ THEO NHU CẦU THỰC TẾ CỦA SINH VIÊN
Từ kết quả báo cáo công tác rèn luyện đoàn viên của các cấp Đoàn hằng năm, đặc
biệt là từ kết quả khảo sát nhu cầu của sinh viên ở Bảng 4, chúng tôi mạnh dạn đề xuất 6
nhóm kỹ năng cần được trang bị cho sinh viên sư phạm theo nhu cầu thực tế.

- Thứ nhất, kỹ năng tham mưu, lãnh đạo, lắng nghe, chia sẻ, tư vấn và hợp tác. Để
trở thành giáo viên không chỉ có học vấn mà cịn phải có kỹ năng tham mưu, lãnh đạo,
biết lắng nghe và chia sẻ, phải có phương pháp, tình cảm, trách nhiệm, văn hóa. Người
giáo viên phải có kỹ năng tham mưu những vấn đề liên quan đến các mảng cơng tác của
Nhà trường và đồn thể chính trị xã hội, những vấn đề phát sinh, những tình huống thực
tế. Đồng thời, phải biết lãnh đạo các mặt công tác, từ tư tưởng đến hành động, nắm bắt
tình hình và định hướng hoạt động của học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, người giáo
viên phải có kỹ năng lắng nghe, chia sẻ để nắm bắt các thơng tin, nắm vững đặc điểm
tình hình, nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của học sinh, sinh viên để làm tốt công
tác tham mưu, lãnh đạo. Người giáo viên phải làm tốt công tác tư vấn, tham vấn, cầu nối
giữa các cấp đoàn với từng học sinh sinh viên.
- Thứ hai, kỹ năng xây dựng, tổ chức, quản lý lớp học và thực hiện kế hoạch công
tác. Trong thực tiễn, sự thành công của một tập thể, một lớp học và mỗi học sinh, sinh
viên phụ thuộc vào công tác tổ chức, quản lý lớp học và thực hiện kế hoạch của lớp học.
Do đó, sinh viên sư phạm phải tự hình thành kỹ năng xây dựng, tổ chức và thực hiện
các kế hoạch cơng tác, phải có “óc tổ chức”, xây dựng các chương trình hành động, kế
hoạch hoạt động cụ thể khơng chỉ cho cá nhân mình, mà cịn cho cả tập thể lớp học.
Ngồi ra, cần làm tốt công tác quản lý lớp học về công việc và tư tưởng, quản lý hồ sơ
học sinh sinh, các văn bản quyết định.
Trong sinh hoạt, cần phát huy tối đa nguyên tắc “tập trung dân chủ”, phát huy vai
trò từng cá nhân; phải biết biết thiết kế nội dung chương trình một hoạt động, đợt hoạt
động, tổ chức phát động một phong trào; làm tốt công tác quản lý, phân cơng phụ trách
các cơng việc trong chương trình hoạt động.
- Thứ ba, kỹ năng quản lý thời gian, làm việc nhóm. Đối với sinh viên sư phạm,
quản lý thời gian hiệu quả sẽ giúp sinh viên “tiến hành các công việc hiệu quả hơn”,
“tăng hiệu quả công việc”, “tạo động lực để thực hiện nhanh và đúng hạn các cơng
việc”[3, tr.289]. Do đó, sinh viên sư phạm cần phải có kỹ năng quản lý, phân bổ thời
gian hợp lý nhằm giải quyết các cơng việc, điều hịa các nhiệm vụ cá nhân và tập thể.
- Thứ tư, kỹ năng thuyết trình, diễn giải và xử lý các tình huống sư phạm. Với đặc
thù ngành sư phạm, sinh viên cần có những kỹ năng mềm cần thiết, trong đó, kỹ năng

thuyết trình, diễn giải là một kỹ năng đặc biệt quan trọng. Bản lĩnh của sinh viên không
chỉ nằm ở điểm số của q trình học tập, mà cịn được thể hiện ở tư duy linh hoạt, suy
nghĩ sáng tạo, thơng minh trong thuyết trình và diễn giải các vấn đề trong sinh hoạt chi
đoàn. Sinh viên sư phạm phải hình thành kỹ năng để xử lý các tình huống nảy sinh từ
thực tiễn, các tình huống phát sinh trong quan hệ cá nhân.
418


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA...

03/2017

- Thứ năm, kỹ năng tổ chức sinh hoạt cộng đồng, trò chơi nhỏ, trò chơi lớn. Trong
các hoạt động giáo dục, các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt ngoài trời, các trò
chơi nhỏ, trò chơi lớn, các sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao… đều được
triển khai hằng năm gắn với các sự kiện của đất nước. Do đó, sinh viên khơng thể khơng
hình thành cho mình kỹ năng tổ chức sinh hoạt cộng đồng, trò chơi nhỏ, trị chơi lớn. Để
tổ chức các hoạt động có hiệu quả các hoạt động trên, Nhà trường và các tổ chức đoàn
thể cần trang bị lý thuyết và kỹ năng thực hành về các nội dung sinh hoạt cộng đồng,
các trị chơi… Bên cạnh đó, bản thân sinh viên cần tự trang bị, tự tích lũy kinh nghiệm
về kiến thức cũng như kỹ năng tổ chức các hoạt động này.
- Thứ sáu, kỹ năng khai thác, sử dụng công nghệ thông tin. Một trong những kỹ
năng quan trọng mà bất cứ sinh viên nào cũng phải có đó là kỹ năng khai thác và sử
dụng công nghệ thông tin. Đó có thể là soạn thảo các loại văn bản từ giáo án, đến các
bài thuyết trình, xây dựng chương trình, kế hoạch, báo cáo, kiểm điểm, biên bản; biết tổ
chức triển khai trình bày một nội dung, một chủ trương, quan điểm, nghị quyết của,
Đảng, Đồn. Hoặc có thể sử dụng công nghệ thông tin, thông qua thư điện tử, phần
mềm, mạng xã hội để quản lý, theo dõi đồn viên.
5. NHỮNG BIỆN PHÁP GĨP PHẦN HÌNH THÀNH KNSP CHO SINH VIÊN
Căn cứ vào kết quả khảo sát những biện pháp để rèn luyện, giáo dục và bồi dưỡng

KNSP cho sinh viên và báo cáo tổng kết, bài học kinh nghiệm cơng tác đồn thể hằng
năm, chúng tơi xác định 5 nhóm biện pháp như sau:
- Một là, tuyên truyền, giáo dục lý luận nghiệp vụ sư phạm. Tăng cường công tác
tuyên truyền, giáo dục, trang bị những kiến thức mang tính nền tảng về nghiệp vụ sư
phạm thơng qua các mơn học. Bản thân sinh viên cần tích cực lĩnh hội tri thức, lý luận
về nghiệp vụ sư phạm và thực hành để sớm tích lũy, hình thành kỹ năng cho bản thân.
Phải biến việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trở thành nhu cầu tự thân của mình.
- Hai là, bồi dưỡng nghiệp vụ, KNSP, tổ chức, xây dựng và thực hiện kế hoạch
công tác. Hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng tổ chức, cách thức xây
dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch… sẽ giúp sinh viên chủ động trong việc hình
thành kỹ năng sư phạm. Do đó, cần thiết phải trang bị nhóm kỹ năng này khơng chỉ cho
sinh viên thơng qua các khóa đào tạo ngắn hạn, các buổi sinh hoạt, tập huấn, rèn luyện
theo chủ đề có định hướng, các cuộc thi, các hoạt động giao lưu kỹ năng…
- Ba là, tổ chức trao đổi kinh nghiệm thực tiễn và chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức
trao đổi, giới thiệu những mơ hình, giải pháp hay từ thực tiễn từ cơ sở. Những kinh
nghiệm này có thể giúp cho sinh viên học hỏi và vận dụng. Đồng thời, không ngừng bổ
sung kiến thức, nâng cao trình độ chun mơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình thực hiện nhiệm vụ sinh viên. Tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn sinh viên,
xây dựng các câu lạc bộ, đội, nhóm làm cơng tác tập huấn kỹ năng.
6. KẾT LUẬN
Chúng tơi hồn toàn đồng ý với một câu thành ngữ thú vị trong bộ ảnh “Thành
ngữ Thanh Niên Chuẩn” do Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn giới thiệu - “Giỏi kỹ
419


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ

2017

năng đời hết khó khăn, khơng kỹ năng làm gì cũng nặng”. Việc hình thành KNSP cho

sinh viên thật sự là một nhiệm vụ quan trọng đối với Nhà trường và các tổ chức đồn
thể, có ý nghĩa quyết định sự hồn thành sứ mạng giáo dục và đào tạo của nhà trường,
góp phần hình thành nên những sinh viên giỏi chun môn, vững nghiệp vụ, giàu kỹ
năng và tràn đầy nhiệt huyết.
Mặc dù q trình rèn KNSP vẫn cịn tồn tại rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng
bản thân chúng tơi thiết nghĩ muốn có kết quả rèn luyện tốt thì mỗi cá nhân phải luôn ý
thức, nổ lực, phấn đấu. Hy vọng rằng những ý kiến và phương pháp chúng tôi đưa ra
trên đây sẽ phần nào giúp các bạn sinh viên có cái nhìn đúng đắn trong việc học tập và
rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm của mình để có thể tự tin trên mọi nẻo đường và
có thể cảm nhận được trọng trách, vinh dự của nghề dạy học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bhavya Madhu I B Ed (2015), Pedagogical skills, Mangalam College of education.
[2] Trần Chi Mai (2016), “Cần chú trọng giáo dục kỹ năng sư phạm”, Tạp chí Giáo dục
Thủ đơ, Số tháng 5,6/2016.
[3] Huỳnh Văn Sơn (2014), Kỹ năng sư phạm của giáo viên, đừng là quả thị trong mơ?, tại
trang [truy cập ngày 20/12/2016].

Title: BASIC SKILLS ORIENTATION FOR PEDAGOGICAL STUDENTS
Abstract: Pedagogical Skills is a topic that attracts attention and is hotly debated due to its
importance to the success of pedagogical universities’ education and training as well as to
individual students. With the aim of contributing to providing factual basis for this field, we
have studied the actual practice of pedagogical skills of students in Hue University of
Education, and propose some basic skills needed for students.
Keywords: Skills, Pedagogical Skills, Students

NCS. NGUYỄN VĂN QUANG
Phó Bí thư Đoàn trường - Chủ tịch Hội Sinh viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Email: , Điện thoại: 0973.882.488
ThS. DƯƠNG THỊ MINH HOÀNG
Khoa Giáo dục Tiểu học - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế.

Email: , Điện thoại: 0914.976.550

420



×