Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Xây dựng nội dung rèn luyện năng lực dạy học cho sinh viên ngành sư phạm sinh học trong quá trình thực tập sư phạm ở trường phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

MAI XUÂN TOÀN

XÂY DỰNG NỘI DUNG RÈN LUYỆN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO
SINH VIÊN NGÀNH SƢ PHẠM SINH HỌC TRONG QUÁ TRÌNH
THỰC TẬP SƢ PHẠM Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC

HÀ NỘI - 2015
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

MAI XUÂN TOÀN

XÂY DỰNG NỘI DUNG RÈN LUYỆN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO
SINH VIÊN NGÀNH SƢ PHẠM SINH HỌC TRONG QUÁ TRÌNH
THỰC TẬP SƢ PHẠM Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC
CHUYÊN NGÀ NH: LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN SINH HỌC)
MÃ SỐ: 60 14 01 11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Đinh Quang Báo


HÀ NỘI - 2015
2


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo trường Đại học
giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành
luận văn.
Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng
dẫn khoa học GS.TS. Đinh Quang Báo - người đã tận tình chỉ dẫn em trong suốt
quá trình thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ Thầy cô, anh chị em Phòng Đào tạo – Trường Đại
học Giáo dục nơi tôi công tác và học tập đã tạo điều kiện trong công việc giúp
tôi hoàn thành luận văn của mình.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn./.
Hà Nội, tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Mai Xuân Toàn

CÁN BỘ HƢỚNG DÂN

TM. HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


GS.TS. Đinh Quang Báo

GS.TS. Vũ Văn Vụ

i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết tắt

Viết đầy đủ

CNN

Chuẩn nghề nghiệp

CNNGV

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên

CSĐTGV

Cơ sở đào tạo giáo viên

ĐTGV

Đào tạo giáo viên

GVPT


Giáo viên phổ thông

GVHD

Giáo viên hướng dẫn

HS

Học sinh

KTSP

Kiến tập sư phạm

KTĐG

Kiểm tra đánh giá

PPDH

Phương pháp dạy học

TTSP

Thực tập sư phạm

TPT

Trường phổ thông


TSP

Trường Sư phạm

THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn .............................................................................................................. i
Danh mục các chữ viết tắt trong luận văn .............................................................. ii
Mục lục ..................................................................................................................iii
Danh mục các bảng ................................................................................................ v
Danh mục các sơ đồ .............................................................................................. vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chƣơng1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..................... 10
1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 10
1.1.1. Năng lực, năng lực nghề nghiệp, năng lực sư phạm và Năng lực dạy học 10
1.1.2. TTSP trong chương trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm .......... 16
1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 21
1.2.1. Nội dung TTSP trong chương trình đào tạo giáo viên hiện hành .............. 21
1.2.2. Thực trạng rèn luyện năng lực dạy học cho sinh viên trong quá trình TTSP... 24

Tiểu kết chương 1................................................................................................. 32
Chƣơng 2 : ĐỀ XUẤT NỘI DUNG RÈN LUYỆN NĂNG LỰC DẠY HỌC
CHO SINH VIÊN NGÀNH SƢ PHẠM SINH HỌC TRONG QUÁ TRÌNH
TTSP Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG ................................................................... 33
2.1. Những căn cứ và nguyên tắc xây dựng nội dung rèn luyện năng lực dạy học.... 33
2.1.1. Những căn cứ ............................................................................................. 33
2.1.2. Nguyên tắc.................................................................................................. 36
2.2. Nội dung rèn luyện năng lực dạy học cho sinh viên ngành sư phạm Sinh học
trong quá trình TTSP ............................................................................................ 37
2.2.1. Năng lực chuẩn bị lập kế hoạch dạy học môn học ................................... 43
2.2.2. Năng lực lập kế hoạch dạy học môn học .................................................. 46
2.2.3. Năng lực lập kế hoạch bài học ................................................................... 47
2.2.4. Năng lực tổ chức dạy học trên lớp ............................................................. 49
iii


2.2.5. Năng lực kiểm tra đánh giá kết quả học tập............................................... 50
2.2.6. Năng lực quản lý hồ sơ dạy học ................................................................. 51
2.3. Mô đun hóa nội dung rèn luyện năng lực dạy học trong TTSP .................... 51
2.3.1. Cấu trúc mô đun rèn luyện năng lực Chuẩn bị lập kế hoạch dạy học môn học.. 51
2.3.2. Cấu trúc mô đun rèn luyện năng lực Lập kế hoạch dạy học môn học ....... 53
2.3.3. Cấu trúc môn đun rèn luyện năng lực Lập kế hoạch dạy học bài học ....... 55
2.3.4. Cấu trúc mô đun rèn luyện năng lực Tổ chức dạy học trên lớp................. 57
2.3.5. Cấu trúc mô đun rèn luyện năng lực Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.. 59
2.3.6. Cấu trúc mô đun rèn luyện năng lực Quản lý hồ sơ dạy học ..................... 62
Tiểu kết chương 2................................................................................................. 64
Chƣơng 3: KHẢO SÁT TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC NỘI DUNG ĐỀ XUẤT .. 65
3.1. Mục đích việc khảo sát .................................................................................. 65
3.2. Đối tượng và địa bàn khảo sát....................................................................... 65
3.2.1. Đối tượng khảo sát ..................................................................................... 65

3.2.2. Chọn trường khảo sát ................................................................................. 65
3.3. Nội dung khảo sát.......................................................................................... 66
3.3.1. Khảo sát tính cần thiết và phù hợp của các năng lực cấu thành năng lực
dạy học được rèn luyện trong quá trình TTSP ..................................................... 66
3.3.2. Khảo sát tính phù hợp của các nội dung rèn luyện năng lực dạy học cho
sinh viên sư phạm trong quá trình TTSP ............................................................. 67
3.3.3. Phỏng vấn, lấy ý kiến xác định tính khả thi của việc triển khai các nội
dung rèn luyện năng lực dạy học cho sinh viên trong TTSP ............................... 68
3.4. Kết quả khảo sát ............................................................................................ 68
3.4.1. Thông tin chung về phiếu điều tra ............................................................. 68
3.4.2. Hình thức thu thập thông tin ...................................................................... 69
3.4.3. Kết quả và bàn luận .................................................................................... 69
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 85
iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Khung tổng hợp theo khối kiến thức chương trình đào tạo ngành Sư
phạm Sinh học………………………………………………………………………... 18
Bảng 1.2. Tổng hợp các phương pháp và khách thể cung cấp tin…………… 27
Bảng 1.3. Tổng hợp các khách thể cung cấp tin…………………………………. 28
Bảng 2.1. Bảng logic cấu trúc năng lực dạy học………………………………… 38
Bảng 3.1. Bảng đối tượng lấy ý kiến………………………………………………. 69
Bảng 3.2: Kết quả xử lý về tính cần thiết và phù hợp của các năng lực cấu thành
năng lực dạy học được rèn luyện trong quá trình TTSP………………………

70

Bảng 3.3: Kết quả xử lý về mức độ phù hợp của các nội dung đề xuất rèn luyện

năng lực chuẩn bị lập kế hoạch dạy học môn học……………………………..

71

Bảng 3.4: Kết quả xử lý về mức độ phù hợp của các nội dung đề xuất rèn luyện
năng lực lập kế hoạch dạy học môn học………………………………………… 73
Bảng 3.5: Kết quả xử lý về mức độ phù hợp của các nội dung đề xuất rèn luyện
năng lực lập kế hoạch dạy học bài học………………………………………….. 75
Bảng 3.6: Kết quả xử lý về mức độ phù hợp của các nội dung đề xuất rèn luyện
năng lực tổ chức dạy học trên lớp………………………………………………… 76
Bảng 3.7: Kết quả xử lý về mức độ phù hợp của các nội dung đề xuất rèn luyện
năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập…………………………………….. 78
Bảng 3.8:. Kết quả xử lý về mức độ phù hợp của các nội dung đề xuất rèn luyện
năng lực quản lý hồ sơ dạy học…………………………………………………… 80

v


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ1.1: Tổng quát năng lực nghề nghiệp giáo viên……………………………. 14
Sơ đồ1.2: Cấu trúc năng lực dạy học...................................................................15

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ vai trò quan trọng và yêu cầu ngày càng cao của nghề sư
phạm
Bàn về vai trò và vị trí của nghề sư phạm, nhà giáo dục người Nga

Comenxki đã khẳng định: “Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn
nghề dạy học”. Người giáo viên với những hoạt động giáo dục của mình đã tác
động vào nhận thức, tình cảm, tâm hồn của người học, cung cấp cho người học
những phương pháp khám phá tri thức. Do vậy, sản phẩm lao động của người
giáo viên là tạo nên tài sản vô giá về đạo lý, nhân cách, trí tuệ cho người học.
Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự
bùng nổ về thông tin, người học có thể học bằng nhiều cách, song con đường học
tập thông qua giảng dạy, dẫn dắt của người Thầy vẫn là con đường mang lại kết
quả nhanh và tin cậy nhất, đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Không
có thầy giáo thì không có giáo dục”.
Trong bối cảnh phát triển xã hội và con người Việt Nam trong thời đại
CNTT và toàn cầu hoá mạnh mẽ đã thúc đẩy quyết tâm canh tân giáo dục và
đào tạo của toàn Đảng và toàn dân ta. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc XI đã
nhấn mạnh “ Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và
công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư
phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát
triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã
hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện
cho mọi công dân được học tập suốt đời”[16]. Như vậy, đào tạo theo nhu cầu
phát triển xã hội được khẳng định là quan điểm để định hướng phát triển và
đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo. Mặt khác, yêu cầu chuẩn hoá, xã hội
1


hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế như những nguyên tắc để định giá chất
lượng giáo dục và đào tạo thì hơn ai hết vai trò của người Thầy giáo lại càng
trở nên vô cùng quan trọng.
Xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu đối với nghề sư phạm lại càng cao,
và theo như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI: “Đổi mới mạnh mẽ nội dung

chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học. Tích cực
chuẩn bị để từ sau năm 2015 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới”
[27] và Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020: “Thực hiện đổi mới chương
trình và sách giáo khoa từ sau năm 2015 theo định hướng phát triển năng lực
học sinh, vừa đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc vừa phù hợp đặc thù
của mỗi địa phương”[7] thì việc phát triển về năng lực của người Thầy giáo lại
càng trở nên cấp thiết.
1.2. Xuất phát từ thực trạng rèn luyện năng lực dạy học cho sinh viên các
trường sư phạm trong quá trình TTSP tại các trường phổ thông
Nhiều trường Sư phạm trên cả nước đã có những nghiên cứu về thực trạng
ĐTGV phổ thông, qua đó chỉ ra những hạn chế, bất cập trong ĐTGV ở các trường
sư phạm hiện nay và đề xuất những chiến lược, các giải pháp cải cách đào tạo đáp
ứng những yêu cầu về năng lực nghề nghiệp của giáo viên trong thời kì mới.
Nguyên nhân chính của hạn chế chất lượng đào tạo là quá trình đào tạo chủ yếu
nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành nghề.
Thực tế cho thấy, công tác TTSP của các trường sư phạm vẫn chưa tập
trung chú trọng đến việc rèn luyện năng lực sư phạm cho sinh viên. Khâu kiểm
tra, đánh giá trong quá trình đào tạo ít chú ý đến yêu cầu sinh viên vận dụng kiến
thức giải quyết những tình huống nghề nghiệp ở phổ thông. Đặc biệt trong TTSP
là cơ hội thuận lợi để sinh viên thực hành nghề nhưng cả nội dung thực tập, cả
đánh giá chưa dựa vào các tiêu chí cấu thành các năng lực giáo dục và dạy học.

2


Do vậy, việc xây dựng nội dung và quy trình cụ thể rèn luyện năng lực sư
phạm nói chung và năng lực dạy học nói riêng cho sinh viên trong quá trình
TTSP tại các trường phổ thông là rất cần thiết.
1.3. Xuất phát từ những đặc thù của môn Sinh học
Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm luôn gắn với thực tiễn đời sống,

các kiến thức sinh học đều bắt nguồn từ thực tiễn, gắn liền với thực tiễn cuộc
sống, có nhiệm vụ giải thích thực tiễn, phục vụ đời sống con người. Với những
đặc thù như vậy, nên trong phương pháp nhận thức và phương pháp dạy học
cũng có những yêu cầu riêng biệt dành cho môn học, đòi hỏi người giáo viên
phải có những năng lực và kỹ năng đặc thù tương ứng.
Từ những lý do trên đây chúng tôi đề xuất đề tài: “Xây dựng nội dung rèn
luyện năng lực dạy học cho sinh viên ngành Sư phạm Sinh học trong quá
trình TTSP ở trường Phổ thông”.
2. Lịch sử những vấn đề liên quan đến đề tài
2.1. Lịch sử nghiên cứu về năng lực, năng lực nghề nghiệp giáo viên và năng
lực dạy học
2.1.1. Trên thế giới
Nghiên cứu về năng lực, nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáo dục trên thế giới
đã có những quan điểm làm sáng tỏ khái niệm về năng lực, như Xavier Roegier
(2002) [36], John Erpenbeck (1996)... Các khái niệm về năng lực của các tác giả
đều rất gần nhau, nêu bật được 3 thành phần của năng lực: nội dung, kĩ năng và
tình huống. Tác giả Weitnert (2001) [39] cho rằng: năng lực là những khả năng
và kĩ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác
định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội,…và khả năng vận dụng các cách
giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống
linh hoạt. Như vậy khi đề cập tới năng lực, người ta nhấn mạnh khía cạnh khả
năng thực hiện, phải biết làm, biết vận dụng, chứ không chỉ biết và hiểu.
3


Bàn về năng lực dạy học và kỹ năng giảng dạy đã có một số công trình đề
cập đến, như:
Đầu những năm 60, vấn đề rèn luyện nghiệp vụ sư phạm mới trở thành hệ
thống lý luận với công trình nghiên cứu của O.A. Apđulinna “Bàn về kỹ năng sư
phạm”. Trong công trình này, tác giả đã nêu rõ từng loại kỹ năng sư phạm của

một người giáo viên và phân tích tỉ mỉ những kỹ năng chung và kỹ năng chuyên
biệt trong hoạt động giảng dạy và giáo dục của họ.
Công trình của F.N. Gônôbôlin “Những phẩm chất tâm lý của người giáo
viên” đã vạch ra cho người sinh viên thấy được những yêu cầu nghề nghiệp đề ra
cho họ và chỉ ra cho họ cần rèn luyện và phát triển những năng lực sư phạm gì,
cách rèn luyện chúng như thế nào để trở thành một người giáo viên [17].
2.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, có thể kể đến công trình nghiên cứu đầu tiên của Lê Văn
Hồng vào năm 1975, “Một số vấn đề về năng lực sư phạm của người giáo viên
xã hội chủ nghĩa”. Hay tác giả Nguyễn Trọng Khanh (2011) đã nghiên cứu phát
triển năng lực và tư duy kĩ thuật, cho rằng năng lực cũng được hiểu là một thuộc tính
nhân cách phức hợp, nó bao gồm kĩ năng, kĩ xảo cần thiết, được định hình trên cơ sở
kiến thức, được gắn bó đa dạng với động cơ và thói quen tương ứng, làm cho con
người có thể đáp ứng được những yêu cầu đặt ra trong công việc [25]; Tác giả
Nguyễn Hồng Thuận (2012) đề cập đến khái niệm, các thành tố của năng lực.
Theo đó, năng lực được cấu thành từ những bộ phận cơ bản là: tri thức về lĩnh
vực hoạt động hay quan hệ đó; Kĩ năng tiến hành hoạt động hay xúc tiến, ứng
xử với quan hệ nào đó; những điều kiện tâm lí. Năm 1995, “Hình thành kỹ năng
sư phạm cho giáo sinh sư phạm” của tác giả Nguyễn Hữu Dũng và năm 2005 là
đề tài: “Thực trạng rèn luyện kỹ năng giảng dạy của sinh viên trường Cao đẳng
sư phạm Hà Nội” của Trịnh Thị Quý.

4


Trong công trình “Phát triển năng lực dạy học Toán cho sinh viên các
trường Sư phạm” của Đỗ Thị Chinh, tác giả đã đưa ra ba nhóm biện pháp với
bảy biện pháp cụ thể để phát triển năng lực dạy học cho sinh viên ngành Toán.
Tuy nhiên những biện pháp này mang tính đặc thù cao cho Sinh viên sư phạm
Ngành Toán, và chỉ đáp ứng được một số kỹ năng cụ thể trong quá trình giảng

dạy môn Toán chứ chưa bao quát được toàn bộ năng lực dạy học dành cho một
người giáo viên [8].
Tác giả Vũ Xuân Hùng trong công trình “Rèn luyện năng lực dạy học cho
sinh viên đại học sư phạm kỹ thuật trong TTSP theo tiếp cận năng lực thực hiện”
cũng đưa ra các nội dung và quy trình tổ chức rèn luyện năng lực dạy học cho sinh
viên trong quá trình TTSP. Tuy nhiên những nội dung này mới chú trọng tới
những năng lực nhất định trong quá trình dạy học và tổ chức dạy học, chưa đề cập
tới những năng lực quan trọng khác và những nội dung mà tác giả đưa ra cũng chỉ
đặc thù cho sinh viên ngành sư phạm kỹ thuật [22].
Luận án: “Tổ chức hoạt động dạy học bộ môn Phương pháp dạy học Toán
theo định hướng tăng cường rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên” của
Nguyễn Hoàng Dương (2008) đã phân tích đầy đủ về việc tổ chức hoạt động dạy
học bộ môn, về kỹ năng dạy học và đề xuất được năm nhóm giải pháp nhằm tổ
chức việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên. Tuy nhiên luận văn chưa đề
cập tới nội dung cụ thể cho việc rèn luyện các kỹ năng dạy học đó [14].
2.2. Lịch sử nghiên cứu về đào tạo giáo viên và tổ chức TTSP trong đào tạo
giáo viên
Bàn về công tác TTSP trong ĐTGV đã có không ít các nhà nghiên cứu
quan tâm, trong đó phải kể đến công trình “Hệ ĐTGV PTTH theo hình thức tự
học có hướng dẫn, kết hợp với thực tập dài hạn tại trường phổ thông” (chỉ thị
34/CT – 1987 – Bộ giáo dục) do GS.TS. Nguyễn Cảnh Toàn chủ trì đã biên soạn
một số tài liệu hướng dẫn sinh viên hệ đào tạo được thực hành giảng dạy [34].
5


Cùng thời điểm đó, còn có đề tài cấp nhà nước “Người thầy giáo theo yêu
cầu của sự phát triển giáo dục” được triển khai từ năm 1987 đến năm 1991 do
trường Đại học Sư phạm Hà Nội chủ trì.
Năm 1993, Bùi Ngọc Hồ với những nghiên cứu về công tác TTSP của sinh
viên và đưa ra tài liệu “Hỏi – đáp về TTSP”, tài liệu nhằm giúp cho sinh viên có

những hiểu biết cơ bản về hoạt động TTSP tại các trường phổ thông [20].
Năm 1996, tác giả Trần Anh Tuấn với luận án “Xây dựng quy trình tập
luyện các kĩ năng giảng dạy cơ bản trong các hình thức thực hành TTSP”, công
trình đã đưa ra các quy trình tập luyện nhằm hình thành cho sinh viên hệ thống
các kĩ năng giảng dạy cơ bản, trên cơ sở đó có thể đạt hiệu quả cao trong các bài
lên lớp[34].
Năm 1997, Nguyễn Đình Chỉnh với công trình “Vấn đề TTSP” đã chỉ rõ
những hạn chế cũng như có những giải pháp nhằm tác động trong công tác TTSP
của sinh viên [10].
Hay các tác giả TS Nguyễn Đình Chỉnh – TS Phạm Trung Thanh với công
trình “Kiến tập và TTSP” (2001), Nguyễn Hoàng Long với cuốn “Đề cương
môn học TTSP” (2004). Những tài liệu này đã trang bị cho sinh viên những cơ
sở lí luận và những kĩ năng nghiệp vụ cơ bản trong hoạt động TTSP.
Năm 2007, tại Viện nghiên cứu giáo dục, hội thảo: “Công tác TTSP tại
các trường Sư phạm” nhằm đánh giá thực trạng công tác tổ chức TTSP hiện nay
của các trường Sư phạm về nội dung, hình thức tổ chức, quan hệ phối hợp rường
Sư phạm với trường phổ thông và cơ quan quản lí giáo dục các cấp ở địa phương,
những khó khăn và thuận lợi. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác
TTSP của các trường Sư phạm về các mặt; những điểm cần đổi mới cần bổ sung
về nội dung, phương pháp tổ chức, quan hệ phối hợp giữa trường sư phạm với
trường phổ thông, trường mầm non và các cơ quan quản lí giáo dục các cấp ở địa
phương, chế độ chính sách, cơ chế… để góp phần nâng cao chất lượng TTSP và
6


những vấn đề khác liên quan đến công tác TTSP. Cũng tại Hội thảo, cuốn kỉ yếu
“Trường thực hành với vấn đề đào tạo nghiệp vụ của các trường sư phạm” đã
đề cập đến vai trò của trường thực hành sư phạm trong việc rèn luyện và chuẩn
hoá kĩ năng nghiệp vụ cho sinh viên. Những công trình nghiên cứu trên nhằm
góp phần cho hoạt động TTSP được tốt hơn, đáp ứng yêu cầu về nâng cao chất

lượng trong ĐTGV.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất nội dung rèn luyện năng lực dạy học cho sinh viên ngành Sư
phạm Sinh học trong quá trình TTSP ở trường Phổ thông .
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.1. Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài như: năng lực, năng
lực dạy học; TTSP trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm.
3.2.2. Nghiên cứu, khảo sát mục tiêu, nội dung, quy trình TTSP và thực trạng rèn
luyện năng lực dạy học cho sinh viên trong quá trình TTSP tại các trường Phổ
thông.
3.2.3. Đề xuất nội dung rèn năng lực dạy học cho sinh viên ngành sư phạm Sinh
học, từ đó đưa ra định hướng tổ chức hoạt động TTSP cho sinh viên.
3.2.4. Khảo sát để kiểm tra đánh giá tính hiệu quả và khả năng thực thi của nội
dung rèn luyện năng lực dạy học mà luận văn đề xuất.
4. Khách thể, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Việc Tổ chức TTSP cho sinh viên sư phạm trong chương trình ĐTGV.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung rèn luyện năng lực dạy học cho sinh viên ngành sư phạm Sinh
học trong quá trình TTSP tại trường Phổ thông.
4.3. Nghiệm thể nghiên cứu
7


Sinh viên ngành sư phạm Sinh học năm thứ 4.
4.4. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung TTSP của sinh viên trong đợt TTSP tại trường THPT.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết để nghiên cứu các vấn đề lý
luận liên quan đến đề tài.
5.2. Phương pháp thống kê – phân loại
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để xử lí các số liệu đã thu thập được
trong quá trình điều tra, thực nghiệm, để đi tới kết luận chính xác, tin cậy.
5.3. Phương pháp điều tra và khảo sát
Điều tra, khảo sát nội dung TTSP, cách thức tổ chức triển khai và chất
lượng đầu ra của quá trình TTSP.
Khảo sát tính khả thi của các nội dung rèn luyện năng lực dạy học.
5.4. Phương pháp chuyên gia
Lấy ý kiến chuyên gia về tính khả thi và phù hợp của việc ứng dụng các
nội dung đề xuất vào thực tiễn.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất các nội dung dựa trên các tiêu chí về năng lực dạy học trong
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên và Môđun hóa các nội dung đó thì việc rèn luyện
năng lực dạy học cho sinh viên trong quá trình TTSP tại trường Phổ thông sẽ
khả thi.
7. Đóng góp mới của đề tài
Lựa chọn, xác định được cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất cấu trúc nội
dung rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong TTSP.
Đề xuất được các nhóm nội dung rèn luyện năng lực dạy học và mô đun
hóa các nội dung để tổ chức rèn luyện năng lực dạy học.
8


Định hướng tổ chức rèn luyện năng lực dạy học trong quá trình TTSP ở
trường Phổ thông.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được chia thành
3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nội dung rèn luyện năng lực
dạy học cho sinh viên ngành sư phạm Sinh học trong quá trình TTSP ở trường
Phổ thông.
Chương 2: Đề xuất nội dung rèn luyện năng lực dạy học cho sinh viên
ngành sư phạm Sinh học trong quá trình TTSP ở trường Phổ thông.
Chương 3: Khảo sát tính khả thi của nội dung rèn luyện năng lực dạy học
cho sinh viên trong quá trình TTSP.

9


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Năng lực, năng lực nghề nghiệp, năng lực sư phạm và Năng lực dạy
học
1.1.1.1. Năng lực
Khái niệm “năng lực” có nguồn gốc từ tiếng Latinh “competentia”.
Ngày nay khái niệm năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
Theo ERIC Thesaurus: “Năng lực: cá nhân thể hiện khả năng thực hiện, tức là,
có được các kiến thức, kĩ năng và những đặc điểm nhân cách cần thiết để đáp
ứng được những yêu cầu hoặc đòi hỏi cụ thể của từng tình huống” (12/10/1979).
Tác giả Vũ Dũng trong Từ điển Tâm lý học (2000), định nghĩa: “năng lực
là tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lý cá nhân, đóng vai trò là điều
kiện bên trong, tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất
định”. Hay tác giả John Erpenbeck, cho rằng: “năng lực lấy tri thức làm cơ sở,
được sử dụng như khả năng, được quy định bởi giá trị, được tăng cường qua
kinh nghiệm và được hiện thực hóa qua chủ định”.
Tác giả Weinert (2001), định nghĩa “năng lực là những khả năng và kỹ
xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định,

cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội và khả năng vận dụng các cách giải
quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh
hoạt”[39]. Tác giả A.N.Leônchiev khẳng định, năng lực là “đặc điểm cá nhân
quy định việc thực hiện thành công một hoạt động nhất định”. Phạm Minh Hạc
cho rằng năng lực là “tổ hợp đặc điểm tâm lí của một con người/nhân cách. Tổ
hợp đặc điểm này vận hành theo một mục đích, tạo ra kết quả của một hoạt động
nào đấy.” (theo trích dẫn tài liệu Nguyễn Thị Kim Dung trong đề tài “Giải pháp
đổi mới đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên đại học sư phạm đáp ứng yêu
cầu giáo dục phổ thông trong thời kì mới” (2014),) [12].
10


Trong quá trình nghiên cứu về năng lực học tập, tác giả Xavier Togiers đã
quan niệm: “năng lực là một khái niệm tích hợp các kĩ năng (tập hợp trật tự các
kĩ năng/hoạt động) cho phép nhận biết tình huống và có sự đáp ứng tình huống
đó tương đối tự nhiên và thích hợp (tác động lên các nội dung trong một loại
tình huống cho trước để giải quyết vấn đề do tình huống này đặt ra)”. Cũng theo
X.Rogiers, việc thực hiện một năng lực là biết sử dụng các nội dung và các kí
năng trong một tình huống có ý nghĩa. [35].
Tác giả Nguyễn Thị Kim Dung trong đề tài “Giải pháp đổi mới đào tạo
nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ
thông trong thời kì mới” (2014), khẳng định: Năng lực là sự tích hợp các kiến
thức, kĩ năng, thái độ và kinh nghiệm cá nhân cho phép thực hiện có trách nhiệm
và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình
huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân”[12].
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài bàn về năng lực của sinh viên trong
trường sư phạm, chúng tôi lấy quan niệm về năng lực của tác giả Nguyễn Thị Kim
Dung làm điểm tựa cho việc triển khai nghiên cứu, cụ thể là: Năng lực là sự tích
hợp các kiến thức, kĩ năng, thái độ và kinh nghiệm cá nhân cho phép thực hiện có
trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong

những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân.
1.1.1.2. Năng lực nghề nghiệp giáo viên
Trong tâm lý học, năng lực được chia thành nhiều loại khác nhau. Theo đó,
những năng lực đảm bảo thành công cho hoạt động nghề nghiệp được gọi là
những năng lực nghề nghiệp. Và như vậy, có thể nói rằng, có bao nhiêu loại hình
nghề nghiệp thì có bấy nhiêu loại năng lực nghề nghiệp
Theo ERIC Thesaurus: “Năng lực giáo viên: Kiến thức rõ ràng, sâu sắc
và các kĩ năng cần thiết để thực hiện vai trò của người giáo viên” Một giáo viên
có năng lực là người biết tổ chức hoạt động của nhóm học sinh, quan tâm đến sự
tiến bộ của các em; tổ chức hoạt động học tập hướng đến mục tiêu đặt ra; biết
11


đào sâu một số nội dung; biết giao tiếp với các đồng nghiệp; biết tự đặt câu hỏi
về việc mình làm và biết đánh giá chất lượng công việc của bản thân. Những vấn
đề này, giáo viên có thể đã được học tập cả về mặt lý thuyết, nhưng có thể không
biết áp dụng vào thực tế nghề nghiệp. Có năng lực có nghĩa là biết làm.
Tác giả World Bank (2005) đã đưa ra định nghĩa như sau về năng lực giáo
viên: Một năng lực hoặc kỹ năng dạy học là khả năng huy động nhiều nguồn lực
nhận thức để xử lý một loại tình huống dạy học đặc biệt. Thay vì liên quan đến
việc dạy một nội dung hoặc kiến thức đặc biệt, các kỹ năng và năng lực dạy học
gắn kết và kết hợp các nguồn lực nhận thức phù hợp với tình huống xảy ra.
(Theo trích dẫn tài liệu Nguyễn Thị Kim Dung) [12].
Theo tác giả Nguyễn Thị Kim Dung trong đề tài “Giải pháp đổi mới đào
tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu giáo dục
phổ thông trong thời kì mới” (2014), năng lực giảng dạy của người giáo viên có
liên quan đến khả năng giảng dạy tốt, và năng lực giáo viên là những kiến thức,
kỹ năng và thái độ giúp cho việc đáp ứng thỏa mãn những yêu cầu xã hội và
nghề nghiệp đối với vai trò giảng dạy và đem đến quá trình học tập tốt. [12].
Như vậy, năng lực nghề nghiệp giáo viên được hiểu là những kiến thức,

kỹ năng, thái độ giúp cho việc đáp ứng thỏa mãn những yêu cầu xã hội và nghề
nghiệp đối với vai trò giảng dạy đem đến quá trình học tập tốt cho người học.
Với quan niệm đó về năng lực nghề nghiệp giáo viên thì năng lực nghề
nghiệp giáo viên sẽ bao gồm 2 nhóm năng lực chính: năng lực khoa học chuyên
ngành và năng lực sư phạm. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tập
trung làm rõ năng lực sư phạm.
- Năng lực sư phạm:
Để làm rõ được khái niệm năng lực sư phạm chúng ta cần phải hiểu rõ
nghiệp vụ sư phạm là gì?
Khái niệm “Nghiệp vụ”: theo các từ điển ở nước ta hiện nay được định
nghĩa là “công việc chuyên môn của một nghề” [19].
12


Thuật ngữ “sư phạm” được hiểu là: sự khuôn thước mẫu mực của người
thầy giáo; người thầy giáo là người khuôn thước, mẫu mực (dưới góc độ là một
loại hình hoạt động thì “sư phạm” còn được hiểu là hoạt động dạy học) [19].
Từ đây có thể suy luận rằng, nghiệp vụ sư phạm là công việc chuyên môn
của nghề giáo viên (nghề dạy học – giáo dục). Vậy nghiệp vụ sư phạm được hiểu
là những kỹ năng nghề nghiệp thiết yếu của người giáo viên nhằm thực hiện quá
trình dạy học – giáo dục học sinh.
Theo Từ điển Giáo dục học, “trình độ nghiệp vụ sư phạm” được định
nghĩa như sau: “Trình độ nghiệp vụ sư phạm, tổng số vốn kiến thức, kỹ năng,
kinh nghiệm thu nhận được trong quá trình học tập và hoạt động giáo dục của
mỗi người và được thể hiện bằng kết quả dạy học và rèn luyện phẩm chất đạo
đức của người học qua từng giai đoạn” [19].
Điều này cho thấy khi nói đến trình độ NVSP là một cách nói tương đồng
với năng lực về nghiệp vụ sư phạm, bởi vì trình độ NVSP không phải chỉ là vốn
kiến thức, kỹ năng thu nhận được trong quá trình học, mà còn phải thể hiện bằng
kết quả dạy học – giáo dục – nghĩa là phải làm được nghề. Như vậy có thể coi

trình độ NVSP là một cách nói khác của năng lực NVSP và năng lực sư phạm
chính là hình chiếu của hoạt động sư phạm.
Theo tác giả Nguyễn Thị Kim Dung trong đề tài “Giải pháp đổi mới đào
tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu giáo dục
phổ thông trong thời kì mới” (2014): Năng lực sư phạm là sự tích hợp các kiến
thức, kĩ năng, giá trị nghề nghiệp cho phép thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả
các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc lĩnh vực nghề
nghiệp giáo viên, đem đến kết quả DH-GD tốt [12].
Như vậy, năng lực sư phạm có thể hiểu là tổng hòa những kiến thức, kỹ
năng nghề nghiệp được thực hiện một cách có trách nhiệm và hiệu quả các công
việc chuyên môn trong lĩnh vực nghề nghiệp giáo viên nhằm đem đến kết quả
DH-GD tốt.
13


Ta có sơ đồ cấu trúc năng lực nghề nghiệp giáo viên như sau:

Sơ đồ1.1: Tổng quát năng lực nghề nghiệp giáo viên
Nhìn vào sơ đồ trên ta có thể thấy rằng năng lực năng lực sư phạm là một
trong những năng lực cấu thành nên năng lực nghề nghiệp giáo viên và năng lực
dạy học cùng với năng lực giáo dục và năng lực phát triển nghề nghiệp là những
năng lực rất quan trọng của năng lực sư phạm.
1.1.1.3. Quan điểm năng lực dạy học
Với quan niệm năng lực sư phạm là hình chiếu của hoạt động sư phạm thì
năng lực dạy học cũng là hình chiếu của hoạt động dạy học.
Theo tác giả Vũ Xuân Hùng: “năng lực dạy học là kiến thức, kỹ năng, thái
độ cần thiết được kết hợp nhuần nhuyễn, không tách rời để thực hiện các nhiệm
vụ công việc dạy học cụ thể theo chuẩn đặt ra, trong những điều kiện nhất định”
[22].
Từ những quan điểm trên về năng lực sư phạm, năng lực dạy học chúng ta

có thể hiểu: năng lực dạy học là những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp được tích
hợp và thực hiện một cách trách nhiệm và hiệu quả các công việc trong hoạt
động dạy học nhằm đem đến kết quả học tập tốt.
Theo Quy định chuẩn nghề nghiệp GV THCS, GV THPT (ban hành kèm
theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ
trưởng Bộ GD-ĐT, với tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học, bao gồm các tiêu chí:
14


Xây dựng kế hoạch dạy học; Đảm bảo kiến thức môn học; Đảm bảo chương
trình môn học; Vận dụng các phương pháp dạy học; Sử dụng các phương tiện
dạy học; Xây dựng môi trường học tập; Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
học sinh; Quản lý hồ sơ dạy học [30].
Theo khung Chuẩn đầu ra trình độ đại học khối ngành sư phạm ĐTGV
phổ thông về tiêu chuẩn năng lực dạy học có các tiêu chí: kiến thức các khoa học
liên môn, bổ trợ, nền tảng; kiến thức, kĩ năng môn học sẽ dạy ở phổ thông; năng
lực phát triển chương trình môn học; năng lực vận dụng phương pháp, phương
tiện và hình thức tổ chức dạy học bộ môn; năng lực dạy học phân hóa; năng lực
dạy học tích hợp; năng lực lập và thực hiện kế hoạch dạy học; năng lực kiểm tra
đánh giá kết quả học tập; năng lực xây dựng, quản lý và sử dụng hồ sơ dạy học.
Và cùng với quan niệm coi năng lực dạy học là hình chiếu của hoạt động
dạy học (chuẩn bị và lập kế hoạch dạy học môn học, lập kế hoạch dạy học bài
học, tổ chức dạy học trên lớp, tổ chức kiếm tra đánh giá kết quả học tập, quản lý
hồ sơ dạy học) thì những công việc được thực hiện trong hoạt động dạy học cũng
chính là những năng lực cấu thành của năng lực dạy học. Ta có thể cấu trúc năng
lực dạy học như sau:

Sơ đồ1.2: cấu trúc năng lực dạy học
15



Qua sơ đồ trên cho thấy năng lực dạy học là một tổ hợp các năng lực cấu
thành bao gồm:
- Năng lực chuẩn bị lập kế hoạch dạy học môn học;
- Năng lực lập kế hoạch dạy học môn học;
- Năng lực lập kế hoạch bài học;
- Năng lực tổ chức dạy học trên lớp;
- Năng lực kiểm tra, đánh giá kế quả học tập;
- Năng lực quản lý hồ sơ dạy học.
1.1.2. TTSP trong chương trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm
1.1.2.1. TTSP
Khái niệm
Khái niệm “TTSP” có thể được hiểu ở những góc độ khác nhau:
Một cách chung nhất, TTSP là hoạt động giáo dục đặc thù của các trường sư
phạm nhằm hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cần thiết của nhà giáo
cho các giáo sinh theo mục tiêu đào tạo đã đề ra. Như vậy, mục tiêu chung của
các trường sư phạm (hay mô hình ĐHGD) đều hướng tới việc ĐTGV hay nhà
giáo, những người làm nhiệm vụ dạy học hay giáo dục ở trường phổ thông hay
các cơ sở giáo dục khác. Theo mục tiêu chung đó, sinh viên của các trường này
được đào tạo không chỉ về kiến thức chuyên môn thuộc các lĩnh vực khoa học –
công nghệ mà còn cả về nghiệp vụ sư phạm. Trong đó, TTSP là một phần của
đào tạo nghiệp vụ sư phạm.
Xét ở góc độ đào tạo NVSP, TTSP là hoạt động thực tiễn của giáo sinh tại
các trường phổ thông sau khi học lý thuyết về nghề sư phạm hoặc phương pháp
dạy học bộ môn. Hoạt động này nhằm mục đích củng cố và nâng cao nhận thức
và lòng yêu nghề dạy học, áp dụng các kiến thức vào thực tiễn, rèn luyện năng
lực dạy học, giáo dục. Do vậy, nội dung TTSP đòi hỏi vận dụng tổng hợp các
kiến thức, nghiệp vụ được trang bị vào hoạt động cụ thể theo từng loại hình công
16



tác giáo dục và giảng dạy. Theo cách hiểu này, TTSP là hoạt động thực hành của
giáo sinh các trường sư phạm và được tiến hành ở các cơ sở TTSP trường phổ
thông. Hoạt động này rất quan trọng vì trong thời gian TTSP, giáo sinh được trải
nghiệm với thực tiễn sinh động của hoạt động nghề nghiệp nhằm giúp cho họ
được vận dụng, mở rộng, nâng cao các kiến thức, kỹ năng đã học ở trường sư
phạm. TTSP còn được coi là giai đoạn kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kỹ
năng, cũng như khả năng giải quyết công việc của giáo sinh qua thực tế ở trường
phổ thông. Đối với các nhà quản lý, thông qua TTSP họ có thể xác định được
mức độ chuẩn bị về lý luận và thực hành của giáo sinh cho công việc tương lai
của họ sau này. Từ đó, các trường sư phạm có thể đánh giá cải tiến chương trình
đào tạo và có những điều chỉnh phù hợp để đào tạo chất lượng hơn.
Một cách hiểu cụ thể hơn, TTSP là một học phần quan trọng trong quá
trình ĐTGV, thường được thực hiện vào năm thứ ba hoặc năm thứ tư của
chương trình đào tạo.
Theo đó, TTSP xét theo nội dung đào tạo là một cấu phần nội dung
chương trình và được mô tả như là một học phần với số lượng tín chỉ nhất định.
Khi là một học phần trong chương trình đào tạo thì học phần đó cũng bao gồm
mục tiêu, nội dung, phương thức, phương tiện, phương pháp kiểm tra đánh giá.
Xét theo góc độ phương thức đào tạo thì TTSP là một phương thức được đặc
trưng bởi gắn đào tạo với thực tiễn hành nghề ở nhà trường phổ thông, tức là tổ
chức cho sinh viên học nghề bằng thực hành nghề nghiệp tại nơi diễn ra quá
trình giáo dục học sinh, có khi gọi đó là phương thức học tại “Thực địa”, tương
tự phương thức đào tạo bác sĩ nội trú.
1.1.2.2. Vị trí của TTSP trong chương trình ĐTGV
Chương trình ĐTGV được thiết kế để dựa vào đó triển khai quá trình đào
tạo những nhà giáo dục có trình độ nhất định (trung học, cao đẳng, đại học, thạc
sĩ, tiến sĩ) với mục tiêu cụ thể là hình thành và phát triển hệ thống các năng lực
17



×