Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự học bộ môn phương pháp dạy học sinh học của sinh viên ngành sư phạm sinh trường đại học sư phạm hà nội 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.43 KB, 7 trang )

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC TỰ HỌC BỘ MÔN PHƯƠNG
PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC CỦA SINH VIÊN
NGÀNH SƯ PHẠM SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
Hoàng Thị Kim Huyền
1


Bài báo phân tích, làm rõ những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến năng lực tự học
bộ môn Phương pháp dạy học Sinh học của sinh viên ngành Sư phạm Sinh, trường ĐHSP
Hà Nội 2.

1. Đặt vấn đề
Tự học (TH) có vai trò hết sức quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung, đối với
nhân cách của mỗi con người nói riêng. Năng lực tự học (NLTH) bộ môn Phương pháp dạy học Sinh học
(PPDHSH) cho sinh viên (SV) ngành Sư phạm Sinh không những giúp các em nâng cao chất lượng, hiệu
quả học tập bộ môn PPDHSH mà còn rèn luyện cho các em thói quen, năng lực TH suốt đời và phương
pháp rèn kĩ năng TH cho HS.
Kết quả điều tra 98 SV năm thứ tư ngành Sư phạm Sinh của trường ĐHSP Hà Nội 2 cho thấy, kĩ
năng TH nói chung, NLTH bộ môn PPDHSH của phần lớn các em còn hạn chế [4]. Điều này tác động tới
chính chất lượng học tập của các em, đồng thời sẽ tác động tới chất lượng hành nghề của các em sau khi
ra trường.
Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng đến NLTH bộ môn PPDHSH của SV Sư phạm Sinh trường
ĐHSP Hà Nội 2? Các yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào? Trả lời được câu hỏi này sẽ góp phần định
hướng các biện pháp rèn NLTH bộ môn PPDHSH cho SV ngành Sư phạm Sinh trường ĐHSP Hà Nội 2
2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến NLTH bộ môn PPDHSH của SV ngành Sư phạm Sinh trường
ĐHSP Hà Nội 2
Từ kết quả điều tra thực trạng NLTH bộ môn PPDHSH của 98 SV năm thứ tư ngành Sư phạm Sinh
trường ĐHSP Hà Nội 2 [4], chúng tôi phân tích nguyên nhân của thực trạng và xác định những yếu tố cơ bản
ảnh hưởng đến NLTH bộ môn PPDHSH của SV ngành Sư phạm Sinh trường ĐHSP Hà Nội 2 bao gồm 2
nhóm yếu tố: Nhóm yếu tố chủ quan và nhóm yếu tố khách quan.
2.1. Nhóm yếu tố chủ quan


Những yếu tố chủ quan là những yếu tố thuộc về bản thân người học chi phối NLTH của bản thân
người học. Nhóm yếu tố này bao gồm những yếu tố sau đây:
2.1.1. Nhận thức của SV về nghề dạy học, về bộ môn PPDHSH và về TH
Nhận thức đóng vai trò định hướng cho hoạt động của bản thân. Chỉ khi SV có nhận thức đúng
đắn và đầy đủ về nghề dạy học, về nội dung, ý nghĩa của bộ môn PPDHSH và về bản chất, vai trò, kĩ

1
Trường ĐHSP Hà Nội 2
năng TH thì các em mới có thái độ tích cực trong TH (có nhu cầu học, có động cơ đúng đắn trong học tập,
tích cực, tự giác học, ) và có cơ sở vững chắc để hình thành các kĩ năng TH bộ môn PPDHSH.
Ở các mức độ nhận thức khác nhau, yếu tố nhận thức ảnh hưởng đến NLTH bộ môn PPDHSH
của SV ngành Sư phạm Sinh trường ĐHSP Hà Nội 2 theo hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực.
Ảnh hưởng tích cực: Kết quả điều tra, phỏng vấn SV cho thấy: phần lớn các em hiểu được bản
chất của TH, xác định được TH là rất cần thiết trong quá trình học tập ở ĐH, nhận thức được tầm quan
trọng của bộ môn PPDHSH, của năng lực nghiệp vụ đối với hoạt động dạy học. Những SV có hiểu biết
đó sẽ có nhu cầu, hứng thú, tự giác trong TH và sớm hình thành kĩ năng xác định nội dung TH bộ môn.
Ảnh hưởng tiêu cực: thực trạng với không ít SV chưa nhận thức được đầy đủ về những phẩm chất
và kĩ năng dạy học Sinh học cần có của người GV Sinh học, về nội dung bộ môn PPDHSH, đã dẫn đến
việc các em chưa xác định đầy đủ nội dung TH, thường chú trọng học kiến thức, tập trung ở một số kĩ
năng dạy học Sinh học, chưa quan tâm tới học phẩm chất của người GV Sinh học. Đặc biệt, sự hạn chế
những thông tin về phương pháp TH, kĩ năng TH (từ khi học phổ thông và học ĐH) của một bộ phận SV
là những khó khăn của các em trong việc thực hiện hoạt động TH. Những SV này tiến hành hoạt động TH
theo hiểu biết chủ quan, theo thói quen và thiên về quan điểm hiệu quả TH hoàn toàn phụ thuộc vào
lượng thời gian và tần suất lặp lại hoạt động TH. Một số ít SV với suy nghĩ “chỉ cần GV hướng dẫn học,
không cần lên lớp nghe giảng” đã dẫn đến sự chủ quan trong học tập của các em.
2.1.2.Kĩ năng TH nói chung, kĩ năng TH bộ môn PPDHSH nói riêng
Kĩ năng TH nói chung, kĩ năng TH bộ môn PPDHSH nói riêng có tính quyết định tới kết quả hoạt
động TH bộ môn của SV. Kĩ năng TH bộ môn PPDHSH gồm 3 nhóm kĩ năng: về nhóm kĩ năng kế hoạch
hoá hoạt động TH, nhóm kĩ năng tổ chức thực hiện hoạt động TH và nhóm kĩ năng kiểm tra, đánh giá kết
quả TH. Trong mỗi nhóm gồm các kĩ năng TH cụ thể (xem khung NLTH bộ môn PDHSH).

Đối với SV ngành Sư phạm Sinh trường ĐHSP Hà Nội 2, phần lớn các em có kĩ năng đọc tài liệu,
kĩ năng nghe giảng, đó là những thuận lợi giúp các em có được thông tin về bộ môn PPDHSH từ kênh
chữ. Một số SV có kĩ năng ghi chép khi đọc tài liệu, khi nghe giảng, kĩ năng hệ thống hoá kiến thức đã
giúp các em chọn lọc, tổng hợp và lưu giữ thông tin tốt hơn.
Tuy nhiên, ở một số lượng khá lớn SV, những hạn chế trong hiểu biết về phương pháp, kĩ năng
TH đã dẫn đến hạn chế trong thao tác của một số kĩ năng TH của các em. Những kĩ năng TH còn yếu kém
ở hầu hết SV là các kĩ năng trong nhóm kĩ năng kế hoạch hoá hoạt động TH và nhóm kĩ năng kiểm tra,
đánh giá kết quả TH. Hầu hết SV không tiến hành lập kế hoạch TH nói chung và kế hoạch TH bộ môn
PPDHSH nói riêng trong quá trình học. Một số rất ít SV có lập kế hoạch TH lại chỉ tập trung vào yếu tố
nội dung và thời gian học, nội dung TH xác định chưa đầy đủ, sắp xếp thời gian cho TH bộ môn chưa hợp
lí (các em xác định đến năm thứ ba mới bắt đầu TH về PPDHSH, thực tế có thể TH một số nội dung ngay
từ năm thứ nhất và năm thứ hai). Có SV đã đưa phương tiện TH vào kế hoạch TH nhưng chưa đầy đủ (chỉ
nêu tên một số giáo trình bộ môn). Với các lí do đưa ra khác nhau khi chọn địa điểm TH là tại nhà (phòng
trọ) của rất nhiều SV cho thấy các em chưa biết tận dụng nguồn tài liệu và môi trường TH của thư viện.
Đối với những kĩ năng tổ chức thực hiện hoạt động TH, kĩ năng ghi chép “thụ động” – ghi nguyên văn lời
giảng của giảng viên, kĩ năng khai thác thông tin bộ môn từ các “mẫu quan sát” chưa triệt để, kĩ năng thảo
luận còn yếu, đã làm cho hiệu quả TH bộ môn của các em chưa cao. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả TH
của bản thân chỉ diễn ra ở rất ít SV và các em thường chỉ chú ý đánh giá đến kết quả TH về kiến thức,
bằng cách tái hiện kiến thức mà chưa chú ý đến đánh giá kĩ năng và thái độ nghề nghiệp. Bên cạnh yếu tố
“kĩ thuật” của nhóm kĩ năng tổ chức hoạt động TH, yếu tố tổ chức, quản lí hoạt động TH của SV còn hạn
chế cũng dẫn đến kế hoạch TH được SV xây dựng lại không hoàn thành đúng yêu cầu đặt ra.
Những hạn chế về kĩ năng TH nói chung của SV, một số kĩ năng TH cụ thể ở một số SV là những
khó khăn lớn gây ảnh hưởng đến hiệu quả TH của SV ngành Sư phạm Sinh trường ĐHSP Hà Nội 2.
2.1.3. Thái độ tự học
Thái độ TH vừa là kết quả tất yếu của những yếu tố nhận thức và kĩ năng, vừa có vai trò kích
thích, thúc đẩy quá trình nhận thức và rèn kĩ năng TH.
Thái độ với TH bộ môn PPDHSH của SV ngành Sư phạm Sinh trường ĐHSP Hà Nội 2 thể hiện
khác nhau nhưng có thể chia là 2 nhóm: SV có thái độ tích cực trong TH và những SV có thái độ tiêu cực
trong TH.
Ở nhóm SV có thái độ tích cực trong TH (được thể hiện ở nhu cầu, động cơ, hứng thú, tính tự

giác và ý chí khắc phục khó khăn trong TH), bản thân các em mong muốn được học ĐH, yêu thích nghề
dạy học và những điều kì thú trong Sinh học từ khi học phổ thông, muốn có cả năng lực chuyên môn và
nghiệp vụ vững vàng để trở thành GV dạy giỏi môn Sinh học, nên ngay từ khi vào trường các em đã tích
cực, tự giác học tập (đi học đầy đủ, tích cực trong giờ học, tích cực đi thư viện, luôn hoàn thành nhiệm vụ
học tập giảng viên giao, chủ động tìm hiểu thêm thông tin ở những tài liệu tham khảo ngoài giáo trình,
nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử, luôn tận dụng thời gian ngoài giờ lên lớp để tự học, ). Khi gặp khó
khăn (thiếu tài liệu, không hiểu bài, ) luôn tự tìm cách khắc phục. Một số SV tự vạch ra kế hoạch học
tập, TH, tự tập các kĩ năng trình bày bảng, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin sau khi quan sát các kĩ
năng này ở giảng viên. Thái độ tích cực trong học tập đã trực tiếp đem lại cho SV những kiến thức và kĩ
năng môn học, đồng thời cũng bồi đắp cho các em những hiểu biết và kĩ năng TH bộ môn. Số SV nhóm
này chiếm số đông trong các khoá, vì vậy cũng tạo nên được phong trào học tập trong nhóm, lớp, khoá và
trong khoa. Đại diện điển hình trong nhóm SV này là một số SV vào trường thuộc diện đào tạo liên kết
theo địa chỉ và Cử tuyển (điểm tuyển sinh đầu vào thấp) và những SV có hoàn cảnh gia đình khó khăn đã
vươn lên đạt thành tích cao trong học tập bằng con đường TH với hành trang khởi đầu là thái độ tích cực
trong học tập, TH.
Tồn tại bên cạnh nhóm SV có thái độ tích cực trong học tập, TH, vẫn còn một số SV có thái độ
tiêu cực trong học tập, TH. Những SV này thi và vào học ngành Sư phạm Sinh là do mong muốn của gia
đình và một số ít SV có nhu cầu vào học nhưng động cơ không mang tính nhận thức, không có ý chí vượt
khó nên mất dần nhu cầu học tập, nhu cầu TH trong quá trình theo học, đặc biệt là những lúc gặp khó
khăn trong học tập và sinh hoạt. Khi SV không có nhu cầu học, nhu cầu TH thì lẽ tất nhiên các em không
thể có hứng thú và ý chí khắc phục khó khăn trong học tập, TH để giành lấy kiến thức, rèn luyện kĩ năng
bộ môn cũng như kiến thức và kĩ năng về TH. Số SV thuộc nhóm này mặc dù chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong
các khoá nhưng đó là vấn đề cần quan tâm, tìm giải pháp giúp các em có thái độ tích cực trong học tập,
tạo nên một không khí học tập tích cực của tất cả SV.
Nhận thức về TH, về nghề dạy học, về bộ môn PPDHSH cùng với kĩ năng TH và thái độ TH là 3
yếu tố chủ quan cơ bản tác động đến NLTH bộ môn của SV. Ngoài ra, yếu tố thể chất của SV cũng có
ảnh hưởng đến NLTH của bản thân các em. Song nhìn chung, SV ngành Sư phạm Sinh của trường có thể
lực tốt, điều này thuận lợi cho quá trình TH của các em.
Các yếu tố chủ quan nêu trên có tính quyết định và ảnh hưởng trực tiếp đến NLTH bộ môn
PPDHSH của SV. Tuy nhiên, ở một mức độ nhất định, các yếu tố lại bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách

quan.
2.1. Nhóm yếu tố khách quan
Yếu tố khách quan bao gồm những yếu tố bên ngoài tác động đến NLTH của SV . Những yếu tố
này tác động đến NLTH của SV thông qua những yếu tố chủ quan. Thuộc nhóm này bao gồm các yếu tố
sau:
2.1.1. Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu đào tạo phản ánh yêu cầu của xã hội đối với ngành, nghề đào tạo. Mục tiêu đào tạo thay
đổi theo từng giai đoạn lịch sử nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội. Mục tiêu đào tạo chi phối nội dung,
hình thức, phương pháp đào tạo.
Liên quan đến mục tiêu về NLTH của SV, điều 42 của Luật Giáo dục (Yêu cầu về nội dung,
phương pháp giáo dục ĐH) đã nêu rõ: “Phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo
điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, ”. Pháp lệnh đó được thể chế hoá trong từng chương
trình đào tạo (thông qua mục tiêu chung và mục tiêu từng môn học).
Đối với chương trình đào tạo ngành Sư phạm Sinh của trường ĐHSP Hà Nội 2, NLTH của SV là
một tiêu chí được xác định rõ trong mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra (đã được công khai), từ đó định
hướng mục tiêu, phương pháp dạy học của từng môn học trong chương trình đào tạo. Tuy nhiên, ở hầu
hết các đề cương môn học trong chương trình đào tạo lại không thể hiện mục tiêu này. Điều đó thể hiện
sự chưa quán triệt trách nhiệm rèn NLTH cho SV tới từng giảng viên, dẫn đến sự tuỳ hứng trong việc
thực hiện mục tiêu này và vì vậy mục tiêu bồi dưỡng NLTH cho SV khó mà đạt được. Sẽ là cụ thể hơn,
hiệu quả hơn nếu mục tiêu rèn NLTH của SV được thể hiện trong đề cương môn học của tất cả các môn
học trong chương trình đào tạo. Khi đó, mỗi giảng viên (cũng như các SV) đều thấy rõ nhiệm vụ rèn
NLTH trong từng môn học và nghiêm túc thực hiện để hoàn thành mục tiêu môn học, góp phần hoàn
thành mục tiêu đào tạo ngành học.
2.1.2. Nhân cách của giảng viên
Nhân cách của GV nói chung, giảng viên nói riêng bao gồm 2 thành phần: phẩm chất và năng lực
Trong đó, năng lực lại gồm năng lực chuyên môn và năng lực nghiệp vụ.
Về phẩm chất của GV, phần lớn số SV được điều tra khẳng định, hầu hết giảng viên đã dạy các
em rất mẫu mực, nhiệt tình trong giảng dạy, quan tâm giúp đỡ SV trong học tập, công bằng trong đánh
giá kết quả học tập, . Những phẩm chất đó có tác động rất lớn tới sự yêu thích môn học, ngành học, thái
độ tích cực học tập, TH của SV. Điều này cũng đã được chính các SV đánh giá trong phiếu điều tra. Tuy

nhiên, qua điều tra, SV cũng đã đánh giá, vẫn còn một vài giảng viên chưa thực sự mẫu mực, nghiêm túc,
nhiệt tình trong giảng dạy (bỏ giờ, cách phát ngôn, ), chưa công bằng, nghiêm túc trong đánh giá kết
quả học tập, Những giảng viên này đã gây ra tâm lí chán nản, thái độ tiêu cực trong học tập.
Về năng lực của GV, “kiến thức sâu, rộng; phương pháp truyền đạt lôgic, dễ hiểu, hấp dẫn, tạo
được bầu không khí vui vẻ trong lớp học; ở một số môn học, giảng viên trình bày khái quát về môn học,
có sự hướng dẫn TH thông qua việc giao các bài tập nghiên cứu nhỏ hoặc chuẩn bị nội dung thảo luận”, là
những nhận xét của SV về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ giảng viên. Những yếu tố này có tác động
tích cực tới thái độ học tập, TH và góp phần rèn kĩ năng TH của SV.
Tuy nhiên, phương pháp dạy học ở ĐH không chỉ cần đem lại sự dễ hiểu, hấp dẫn mà còn phải
coi trọng việc phát huy tính tích cực, chủ động của SV, bồi dưỡng NLTH, tự nghiên cứu cho SV, ; nội
dung dạy học của các giảng viên môn cơ sở, chuyên ngành ở các trường Sư phạm không chỉ thuần tuý là
tri thức của các môn học đó mà phải bao hàm cả phương pháp chiếm lĩnh tri thức đó và thường xuyên có
sự liên hệ với kiến thức ở trường phổ thông Như vậy, với phương pháp dạy học của hầu hết giảng viên
hiện nay là ít yếu tố tổ chức, hướng dẫn SV TH, tự nghiên cứu, thiên về cung cấp thông tin đã tạo điều
kiện cho thói quen ghi chép, học “thụ động” của SV, kĩ năng, thói quen TH của SV ít được rèn luyện. Nội
dung dạy học thiếu tính thực tiễn ở trường phổ thông của phần lớn giảng viên môn cơ sở, chuyên ngành
đã làm mất đi cơ hội TH một số nội dung của bộ môn PPDHSH từ các môn học và giảng viên các môn
học này.
Có thể thấy, yếu tố nhân cách của giảng viên, đặc biệt là yếu tố định hướng TH của giảng viên bộ
môn PPDHSH và sự thường xuyên liên hệ với kiến thức trong chương trình môn Sinh học ở trường phổ
thông của giảng viên các môn cơ sở, chuyên ngành có ảnh hưởng rất lớn đến NLTH bộ môn PPDHSH nói
riêng của SV ngành Sư phạm Sinh trường ĐHSP Hà Nội 2 thông qua tác động đến ba yếu tố chủ quan -
nhận thức, thái độ và kĩ năng TH của SV.
2.1.3. Cơ sở vật chất phục vụ TH và công tác tổ chức, quản lí một số hoạt động liên quan đến TH
của SV
Cơ sở vật chất phục vụ TH của nhà trường như : giáo trình bộ môn, tài liệu tham khảo, câu lạc bộ
internet SV, phòng học ở giảng đường, chất lượng phục vụ thư viện, của nhà trường đảm bảo cho hoạt
động TH của SV. Vấn đề còn tồn tại chưa đáp ứng nhu cầu TH của SV là diện tích của thư viện còn nhỏ,
không đủ chỗ ngồi cho SV lên học. Đây cũng là một trong những lí do SV đưa ra để lí giải việc lựa chọn
địa điểm TH là tại nhà.

Về công tác tổ chức, quản lí một số hoạt động liên quan đến TH của SV, TH ở các trường ĐH
được tổ chức quản lí theo hình thức tự quản, song công tác tổ chức và một số hoạt động của khoa Sinh –
KTNN và nhà trường như : tổ chức Hội thi về kiến thức khoa học chuyên ngành (Olympic Sinh học, Dạ
hội Sinh học), Hội thi về nghiệp vụ sư phạm, Hội nghị trao đổi kinh nghiệm học tập, Hội thảo Khoa học
SV, Hội nghị Khoa học trẻ, ; Giới thiệu về Trường, Khoa trong đợt học chính trị đầu năm của SV năm
thứ nhất, trong chương trình Chào tân SV, ; thực hiện nghiêm túc quy chế thi cử; sắp xếp thời khoá biểu,
lịch thi khoa học; quản lí SV ở kí túc xá, kiểm tra hoạt động TH của SV ở trọ trong khu dân cư; thành lập
một số Câu lạc bộ của SV; tổ chức cho SV tham quan, dự giờ dạy của GV phổ thông, đã có ảnh hưởng
tích cực đến thái độ TH của SV (các em hào hứng, chủ động, tích cực, tự giác học tập, nghiên cứu khoa
học - mức độ cao của TH, ). Tuy nhiên, việc nhà trường, khoa và giảng viên chưa cung cấp cho SV
khung chương trình đào tạo, đề cương môn học đã hạn chế NLTH của SV (SV khó có thể lập được kế
hoạch TH để chủ động TH). Việc thường xuyên sử dụng câu hỏi kiểm tra trí nhớ (mức độ thấp nhất trong
nhận thức) trong kiểm tra, đánh giá ở một số môn học cũng đã tạo cho SV thói quen học thuộc lòng theo
vở ghi, lười đọc thêm tài liệu và vận dụng kiến thức.
Ngoài ba yếu tố khách quan nêu trên, NLTH nói chung, NLTH bộ môn PPDHSH nói riêng của
SV còn bị ảnh bởi yếu tố gia đình (hoàn cảnh kinh tế của gia đình, truyền thống gia đình, công việc của
các thành viên trong gia đình và người thân của gia đình, ), sự đoàn kết và không khí học tập trong lớp,
trong khoa.
Như vậy, các yếu tố khách quan cũng ảnh hưởng rất lớn NLTH bộ môn PPDHSH của SV ngành
sư phạm Sinh trường ĐHSP Hà Nội 2. Trong các yếu tố khách quan, yếu tố nhân cách của giảng viên có
sự ảnh hưởng lớn nhất tới NLTH bộ môn của SV.
3. Kết luận và đề nghị
NLTH bộ môn PPDHSH của SV ngành Sư phạm Sinh, trường ĐHSP Hà Nội 2 còn hạn chế là do
nhiều yếu tố chủ quan và khách quan tác động. Những yếu tố chủ quan - nội lực bản thân người học, có
tính chất quyết định trực tiếp tới NLTH, hiệu quả TH, những yếu tố khách quan có tác động gián tiếp đến
NLTH bộ môn của SV (thông qua con đường hình thành, phát triển các yếu tố chủ quan).
Cần có những biện pháp cụ thể tác động tới những yếu tố ảnh hưởng tới NLTH bộ môn PPDHSH
của SV, để từ đó nâng cao chất lượng học tập bộ môn và NLTH bộ môn PPDHSH nói riêng, NLTH nói
chung, góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo GV Sinh học THPT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Hoàng Anh, PGS.TS. Đỗ Thị Châu, Tự học của sinh viên, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2008.
2. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành, Lí luận dạy học Sinh học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998.
3. Hoàng Thị Kim Huyền, “Bồi dưỡng NLTH bộ môn PPDHSH cho SV ngành Cử nhân Sư phạm Sinh -
Một vấn đề quan trọng trong quá trình đào tạo GV Sinh học phổ thông”, Tạp chí Khoa học trường
ĐHSP Hà Nội 2, số 8, 2009.
4. Nguyễn Thạc - Phạm Thành Nghị, Tâm lý học sư phạm đại học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1992.
5. Nguyễn Cảnh Toàn, Tuyển tập các tác phẩm về giáo dục, tự học, tự nghiên cứu, Tập 1, Trường
ĐHSPHN, Trung tâm Văn hóa – Ngôn ngữ Đông Tây, 2006.

ELEMENTS AFFECTING SELF – STUDY ABILITY OF BIOLOGY TEACHING
METHODOLOGY OF BIOLOGICAL STUDENTS,
HA NOI PEDAGOGICAL UNIVERSITY N
0
2
Hoang Thi Kim Huyen
Abstract
The article analysis elements affecting self – study ability of teaching biology Methodology of
Biological students, Hanoi Pedagogical University N
0
2.

×