Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

Đổi mới tư duy chính trị của đảng cộng sản việt nam về độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.82 KB, 133 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TÍNH TẤT YẾU CỦA SỰ ĐỔI MỚI TƯ DUY CHÍNH TRỊ VÊ
ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRONG BỚI CẢNH TOÀN CẦU HÓA

1.1. Mợt sớ khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2. Toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó đối với vấn đề độc lập dân tộc ở
Việt Nam hiện nay

11
11
21

Chương 2: TƯ DUY CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÊ
ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA

42

2.1. Tư duy chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam về độc lập dân tộc
thời kỳ trước đổi mới (trước Đại hôi VI-12/1986)
2.2. Tư duy chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam về độc lập dân tộc trong

42

thời kỳ đổi mới (từ Đại hôi VI(12/1986) đến Đại hội XI (1/2011)
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN VÀO QUÁ
TRÌNH ĐỔI MỚI TƯ DUY CHÍNH TRỊ VÊ ĐỘC LẬP DÂN


TỘC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG BỐI
CẢNH
54
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN VÀO QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI
TƯ DUY CHÍNH TRỊ VÊ ĐỢC LẬP DÂN TỢC CỦA ĐẢNG

3.1. Đởi mới tư duy chính trị trên lĩnh vực chính trị
3.2. Đổi mới tư duy chính trị trên lĩnh vực kinh tế
3.3. Đổi mới tư duy chính trị trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục
3.4. Đổi mới tư duy chính trị trên lĩnh vực đối ngoại

90
90
99
106
109

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

116
122

CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNXH


:

Chủ nghĩa xã hội

CNH

:

Công nghiệp hóa

ĐLDT

:

Độc lập dân tộc

ĐCSVN

:

Đảng Cộng sản Việt Nam

HĐH

:

Hiện đại hóa

XHCN


:

Xã hội chủ nghĩa


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đợc lập dân tộc là vấn đề thiêng liêng và cũng là vấn đề “cốt tử” đối với
mọi quốc gia. Với Việt Nam, vấn đề này đã được thể hiện rõ nét trong suốt chiều
dài lịch sử dựng nước và giữ nước của cả dân tộc. ĐLDT, chủ quyền quốc gia là
quyền bất khả xâm phạm của một quốc gia độc lập nhất định, được thể hiện trên
tất cả mọi phương diện: chính trị, an ninh, q́c phịng, ngoại giao, kinh tế, văn
hóa, xã hội và được đảm bảo toàn vẹn, đầy đủ về mọi mặt, cả hành pháp, lập
pháp lẫn tư pháp của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã từng nói “không có gì q hơn đợc lập tự do” [84, tr.108]. Bởi
vậy, theo Hồ Chí Minh “toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và
lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy” [75, tr.557].
Thế nhưng, đã có những giai đoạn, những thời kỳ lịch sử nhất định chúng ta
chưa hiểu đúng và cũng chưa nhận thức đầy đủ về vấn đề ĐLDT. Và, đã có
những thời điểm chúng ta quan niệm rằng, ĐLDT chỉ là sự độc lập tuyệt đối trên
lĩnh vực chính trị; tức là, chủ quyền quốc gia được giữ vững, biên giới, lãnh thổ
được toàn vẹn. Vì vậy, trong nhận thức của chúng ta bao giờ cũng tồn tại “suy
nghĩ”: ḿn có ĐLDT thì phải “khép kín”, “ngăn sông cấm chợ” hay “bế quan
tỏa cảng” với các nước bên ngoài hay nếu có “mở cửa” thì cũng chỉ dừng lại ở
mức độ với các nước XHCN và láng giềng truyền thống.
Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khi mà các quốc gia dân
tộc có sự đan xen nhau về lợi ích kinh tế, giữa các nước bao giờ cũng có sợi dây
ràng buộc về mặt lợi ích và “các đường biên giới của nó đang có nguy cơ bị phá

vỡ trước những luồng vật chất và tinh thần di chuyển tự do” [133, tr.14]. Do đó,
nó đã tạo nên một “thế giới phẳng” (theo cách nói của Thomas L.Friedman),
“xóa bỏ” những ranh giới, những rào cản về mặt chính trị, văn hóa và cả địa lý,
mở đường cho các nước hình thành nên những phương thức sản xuất kinh doanh
mới, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, tạo ra môi trường chính trị
- xã hội ổn định và hành lang kinh tế hoàn toàn mới và “cái quan điểm nhìn nhận
hiện thực thế giới chỉ qua lăng kính nhà nước dân tợc đã khơng cịn đầy đủ trong


2

tình hình hiện nay” [133, tr.24]. Thực tế này địi hỏi các nước cần phải có một tư
duy chính trị mới về ĐLDT. Nói một cách cụ thể: ĐLDT không chỉ là việc bảo
vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thở mà cịn phải làm cho đất nước phồn
thịnh, văn minh mới được xem là ĐLDT thật sự. Do đó, mục tiêu ĐLDT luôn là
căn cứ quan trọng nhất để hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Việt
Nam. Chúng ta cần phải hiểu được rằng, ĐLDT không có nghĩa là biệt lập, cô
lập, tách rời, riêng rẽ với thế giới bên ngoài vì trên thực tế quan hệ quốc tế, nhất là
trong bối cảnh toàn cầu hoá là lệ thuộc lẫn nhau, các nước không thể sống biệt lập,
tự ý theo đuổi lợi ích quốc gia của mình mà khơng tính đến lợi ích của nước khác;
do đó phải điều chỉnh hành vi của mình. Bởi thế, ĐLDT có giá trị “tương đối” và
nhận thức về độc lập tự chủ có nội dung khác nhau tùy theo không gian, thời gian
và lĩnh vực cụ thể. Việc đề cao ĐLDT một cách tuyệt đối là “không thực tế”. Cho
nên, việc xử lý mối quan hệ cân bằng giữa có thêm ràng buộc bên ngoài đối với độc
lập tự chủ và tăng thêm lợi ích an ninh phát triển phải rất khéo léo nhưng hoàn toàn
nằm trong tự chủ chính sách của quốc gia. Như vậy, mức độ hội nhập và xử lý quan
hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế là hai yếu tố tạo nên sự biến đổi giá trị này.
Xu thế chung của nhân loại hiện nay là hội nhập để phát triển. Do đó, toàn
cầu hoá được xem như là một vấn đề có tính khách quan nhưng phù hợp với quy
luật của thời đại. Nó đang làm thay đổi sâu sắc từ nhận thức đến hoạt động thực

tiễn của tất cả các nước ở mọi hoạt động trong phạm vi từng quốc gia cũng như
trong quan hệ quốc tế. Nó tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực cơ bản của
đời sống xã hội (từ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… đến bảo vệ môi trường,
môi sinh) của tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Thể hiện ở chỗ, nó vừa
tạo ra những điều kiện vô cùng thuận lợi cho các nước nắm bắt cơ hội phát triển
như: Học hỏi được những kinh nghiệm quản lý xã hội tiến bộ của các nước tiên
tiến, phân bổ và sử dụng tài nguyên hợp lý, mở rộng thị trường tiêu thụ, áp dụng
những thành tựu tiến bộ của khoa học và công nghệ hiện đại, tận dụng lợi thế
của thông tin viễn thông và số hóa… để làm cho sức sản xuất và dịch vụ diễn ra
mạnh mẽ, cho phép quá trình cợng tác diễn ra với quy mô và tốc độ lớn hơn bao
giờ hết. Nói như cái cách của Thomas L.Friedman thì


3

đây là lần đầu tiên trong lịch sử loài người, các cá nhân có thể vươn ra
toàn cầu theo cách riêng của mình để làm việc và sáng tạo thơng qua
hàng loạt phương tiện mới của “thế giới phẳng” như cơng cụ tìm kiếm
(goolge), phần mềm xử lý cơng việc (work flow), khả năng tải lên
mạng (uploading), từ điển Wikipedia.. [110, tr.2-3].
Thế nhưng, song song với nó cũng phát sinh ra nhiều vấn đề phức tạp cho
các nước, nhất là đối với các nước đang phát triển. Một trong những thách thức to
lớn đặt ra đối với sự phát triển của các nước là gìn giữ nền đợc lập của dân tộc. Hội
nhập mà bị hoà tan, hợp tác mà bị lệ thuộc chẳng khác nào tự đánh mất chính mình
và chịu thân phận phụ tḥc. Mợt dân tợc mợt khi trở thành cái bóng và phụ thuộc
vào dân tộc khác thì sẽ khơng thể có đợc lập, tự do và phát triển bền vững.
Vì vậy, việc đởi mới tư duy chính trị về ĐLDT trong xu thế toàn cầu hóa
luôn được các nước quan tâm đúng mức. Mỗi nước đều có những phương thức
xử lý đúng đắn và khoa học để không những đưa đất nước phát triển đi lên, hợi
nhập cùng thế giới, mà cịn giữ vững được sự độc lập, tự chủ và khẳng định vị

thế của mình trước các nước khác. Việc đởi mới tư duy chính trị về ĐLDT không
chỉ là cuộc “đấu tranh” tránh rơi vào lệ thuộc dân tộc khác, mà quan trọng hơn là
phát huy được sức mạnh vốn có của dân tợc mình, đưa nó trở thành đợng lực nợi
sinh thúc đẩy dân tộc phát triển. Mọi sự vận động và phát triển đều có sự tác
động của cả nhân tố bên trong và các điều kiện bên ngoài. Song, làm thế nào để
vừa giữ vững nền ĐLDT nhưng vừa tận dụng những điều kiện bên ngoài để thúc
đẩy đất nước phát triển lại là một nghệ thuật.
Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước trong 25 năm qua với những bước
đi phù hợp và những chiến lược xây dựng phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn, đã
làm thay đổi mạnh mẽ diện mạo Việt Nam. Một Việt Nam năng động, tự tin, bản
lĩnh đang hội nhập ngày một sâu rộng hơn và có vị thế ngày càng lớn hơn trên
trường q́c tế. Tuy nhiên, trong quá trình “mở cửa”, hợp tác với thế giới thời
gian qua, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với không ít những thách thức từ bên
ngoài như: “không gian của nền kinh tế quốc dân vượt ra ngoài ranh giới chủ
quyền lãnh thổ, bởi vậy vai trò điều tiết và can thiệp trực tiếp của nhà nước sẽ


4

ngày càng trở nên khó khăn hơn” [133, tr 15]; tư tưởng, lối sống ngoại lai đang
đe dọa làm phai nhạt những giá trị truyền thống vốn có của dân tộc, những âm
mưu và thủ đoạn nguy hiểm của các thế lực thù địch và bọn phản động lưu vong
ở nước ngoài; khủng bố, tội phạm quốc tế, những chiêu thức “bành trướng” tinh
vi, những thủ đoạn “chiếm đoạt” kiểu mới của các nước lớn, ô nhiễm môi
trường, cạn kiệt tài nguyên ; “làm suy yếu khả năng bảo vệ an ninh của nhà nước
đối với xã hội dân sự của nó, chu cấp phúc lợi cơng cợng, duy trì sự công bằng
trong xã hội dân sự cũng đã bị giảm sút nhiều” [133, tr 15]. Hơn thế nữa, việc
lựa chọn con đường phát triển XHCN hiện nay đòi hỏi Việt Nam phải nỗ lực,
quyết tâm nhiều hơn để không những đưa đất nước phát triển vững chắc mà còn
giữ vững con đường XHCN đã lựa chọn.

Làm thế nào để tiếp tục mở cửa, hợp tác với bên ngoài trong điều kiện
toàn cầu hóa ngày càng diễn ra sôi động và đang dần đi vào chiều sâu mà
không bị hoà tan? Làm thế nào để khơng đánh mất chính mình, để giữ gìn, kế
thừa và phát huy những đặc điểm bản sắc dân tộc, làm cho các đặc điểm đó
trở thành sức mạnh nội sinh đưa đất nước phát triển không ngừng hướng tới
các mục tiêu đặt ra? Làm thế nào để tạo ra được “sự kết nối” hoàn hảo với tất
cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới để giữ vững chủ quyền quốc gia và phát
triển bền vững?.
Đây vẫn đang là những vấn đề có ý nghĩa sớng cịn của cách mạng Việt
Nam. Vì thế, việc nghiên cứu đề tài "Đổi mới tư duy chính trị của Đảng Cộng
sản Việt Nam về độc lập dân tộc trong bối cảnh tồn cầu hóa" có ý nghĩa cấp
bách, quan trọng cả về mặt lý luận lẫn về mặt thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu các văn kiện của ĐCSVN trước kia, đặc biệt là các văn kiện
trong thời kỳ đổi mới, khai thác những nội dung có liên quan đến đề tài, tác giả
thấy ĐCSVN đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh để đề ra chủ trương, quan điểm về ĐLDT một cách có khoa học. Tác giả
luôn bám sát những quan điểm của ĐCSVN trong cách nhìn nhận, đánh giá,
nhiệm vụ, biện pháp... lấy đó làm định hướng để phân tích nội dung của đề tài.


5

Trong thời gian qua đã có nhiều cơng trình khoa học (đề tài, hội thảo,
sách, bài viết...) đề cập tới vấn ĐLDT; toàn cầu hóa và mối quan hệ giữa độc lập
tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế. Liên quan đến nội dung đề tài có thể kể đến
mợt sớ cơng trình, bài viết tiêu biểu sau đây:
Liên quan đến vấn đề độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế có: Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước của GS.TS Nguyễn Xuân Thắng “Quan hệ
giữa độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới của Việt

Nam”; Bài viết “Quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế” của tác giả
Nguyễn Vũ Tùng; Cuốn sách “Chủ quyền quốc gia, dân tộc trong xu thế toàn
cầu hóa và vấn đề đặt ra với Việt Nam” của TS. Phan Văn Rân và PGS.TS
Nguyễn Hoàng Giáp; Bài viết “Chủ quyền quốc gia trong quan hệ kinh tế
quốc tế và vấn đề chủ qùn q́c gia của Việt Nam trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế” của Th.S Trần Thăng Long - giảng viên Khoa Luật quốc tế,
trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; Cuốn sách “Vận dụng tư tưởng
đối ngoại Hồ Chí Minh thời kỳ hội nhập quốc tế” của Bộ Ngoại giao; Bài viết
“Chủ quyền quốc gia dân tộc trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay” của tác giả
Mai Anh và Nguyễn Hoàng Giáp; Bài viết “Hội nhập quốc tế - Cơ hội và
thách thức với nền kinh tế nước ta” của TS. Lê Đăng Doanh; Cuốn sách
“Những vấn đề quan hệ quốc tế và đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng
và Nhà nước Việt Nam” của Phạm Thành Dung; Bài viết “Quán triệt và triển
khai thực hiện Nghị Quyết của Bộ chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế” của
Nguyễn Mạnh Cầm; Hội thảo “Chính trị và phát triển bền vững trong bối
cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”
của Học viện báo chí và Tuyên truyền; Cuốn sách “Một số vấn đề về quan hệ
quốc tế, chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam” của Vũ Dương Huân.
Qua quá trình tìm hiểu, chúng tơi thấy cái được của các cơng trình nêu
trên là: các tác giả đã đề cập đến khái niệm chủ quyền quốc gia, phân tích được
nội hàm của khái niệm chủ quyền quốc gia, cách tiếp cận về chủ quyền quốc gia
và vấn đề chủ quyền quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa, cùng với nó là những
vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay.


6

Liên quan đến vấn đề độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội có: Hai bài
viết “Xây dựng đất nước trong thời kì quá đợ lên chủ nghĩa xã hội” và “Nắm
vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ phát triển mới”

của GS.TS Lê Hữu Nghĩa; Bài viết “Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội” của GS.TS Trần Phúc Thăng; Cuốn sách “Một số vấn đề về độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của tác giả Trần Hữu Tiến; Bài viết
“Độc lập dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh” của Nguyễn Đức Hịa; Ćn sách
“Đởi mới - bước phát triển tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của
Nguyễn Khánh; Bài viết “Nhận thức mới về độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội” của Nguyễn Viết Thông.
Trong những bài viết này, chúng tôi thấy các tác giả đã đề cập một cách
sâu sắc đến vấn đề ĐLDT và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam; quan trọng
hơn, nó đã làm rõ được mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề ĐLDT và CNXH,
chứng minh nó như là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt trong toàn bợ tiến trình cách mạng
Việt Nam; mợt bài học kinh nghiệm lịch sử quý báu của dân tộc Việt Nam.
Liên quan đến vấn đề tồn cầu hóa và những tác động của nó đối với
các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội các quốc gia, dân tộc có: Cuốn sách
“Toàn cầu hoá: những vấn đề lý luận và thực tiễn” của GS.TS Lê Hữu Nghĩa và
Lê Ngọc Tòng; Cơng trình “Việt Nam hợi nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hoá
- vấn đề và giải pháp” của Chu Tuấn Cáp; Bài viết “Tác động của toàn cầu hóa
đến an ninh các quốc gia và khu vực” của tác giả Mạnh Ngọc Hùng; Cuốn sách
“Những vấn đề toàn cầu ngày nay” của tác giả Nguyễn Trần Quế; Cuốn sách
“Toàn cầu hoá: những biến đổi lớn trong đời sống chính trị quốc tế và văn hoá”
của PGS.TS Phạm Thái Việt; Cuốn sách “Những vấn đề của toàn cầu hoá kinh
tế” do Nguyễn Văn Dân chủ biên; Ćn sách “Hịa bình, hợp tác và phát triển xu hướng lớn của thế giới hiện nay” của PGS.TS Lê Minh Quân; Bài viết
“Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” của Nguyễn Trọng
Chuẩn; Bài viết “Toàn cầu hóa và thay đổi chính trị Thế giới quanh ta” của Cao
Huy Thuần; Bài viết “Tác động của toàn cầu hóa đến truyền thống cần cù, tiết
kiệm của dân tộc Việt Nam” của Mai Thị Quý; 3 cuốn sách “Chiếc LEXUS và


7


Cây Ôliu; Thế giới phẳng (The World is Flat); Nóng, Phẳng, Chật (Hot, Flat and
Crowded)” của Thomas L.Friedman; Cuốn sách “Toàn cầu hóa - cơ hội và thách
thức đối với sự phát triển của truyền thông Việt Nam” của Th.S Đặng Vũ Cảnh
Linh; Cuốn sách “Tác động của toàn cầu hóa đến văn hóa và con người Việt
Nam” của GS.TS Dương Phú Hiệp; Cuốn sách “Bản sắc dân tộc Việt Nam trong
bối cảnh toàn cầu hóa” của TS Pham Thanh Hà; Cuốn sách “Toàn cầu hóa văn
hóa” của Dominique Wolton; Bài viết “Vấn đề toàn cầu hoá và thế hệ trẻ Việt
Nam hiện nay” của tác giả Đặng Cảnh Khanh.
Trong các cơng trình này, các tác giả đã đưa ra được khái niệm, phân tích
nội khái niệm, nội dung, đặc điểm, bản chất và xu thế vận động của toàn cầu
hóa; tính chất tác động hai mặt của toàn cầu hóa đến mọi mặt đời sống chính trị,
kinh tế, văn hoá, xã hợi, an ninh q́c phịng, mơi trường, mơi sinh... của các nước.
Những bài viết cũng phân tích thời cơ và thách thức đối với Việt Nam khi tham gia
và hội nhập sâu rộng vào xu thế toàn cầu hóa; chỉ ra được một số thành công, hạn
chế và bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong quá trình tham gia toàn cầu hóa; chỉ
ra một bài học lớn đó là: không thể bắt chước máy móc bất cứ mơ hình phát triển
nào, cũng như khơng thể cứng nhắc áp dụng các chính sách và luật lệ cho một thời
gian vô hạn định mà không thường xuyên xem xét lại khả năng thích nghi của
chúng trước những thay đổi của lịch sử; đề cập đến những vấn đề toàn cầu của thời
đại ngày nay: vấn đề chiến tranh và hoà bình, vấn đề dân sớ thế giới, c̣c đấu tranh
chống nạn nghèo khổ, thất nghiệp và dịch bệnh, vấn đề bảo vệ mơi trường sinh thái
trong quá trình phát triển kinh tế, tội phạm kinh tế quốc tế.
Liên quan đến những vấn đề về lý luận và thực tiễn của cơng cuộc đổi
mới có: Ćn sách “Đởi mới và phát triển ở Việt Nam - một số vấn đề lý luận và
thực tiễn” của GS.TS Nguyễn Phú Trọng; Cuốn sách “Quá trình đởi mới tư duy
lý ḷn của Đảng từ năm 1986 đến nay” của PGS.TS Tô Huy Rứa, GS.TS Hoàng
Chí Bảo, Trần Khắc Việt; Cuốn sách “Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước
và của thời đại” của Trường Chinh; Cuốn sách “Đổi mới phong cách tư duy” của
Phạm Như Cương; Cuốn sách “mấy vấn đề cấp bách về đổi mới tư duy lý luận”
của Học viện Nguyễn ái Quốc; Cuốn sách “Đổi mới - bước phát triển tất yếu đi



8

lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Nguyễn Khánh; Cuốn sách “Đổi mới tư
duy và phong cách” của Nguyễn Văn Linh; Bài viết “Mấy vấn đề đổi mới kinh tế
và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Lương Đình Hải; Ćn
sách “Mấy vấn đề cấp bách về đổi mới tư duy lý luận” của Học viện Nguyễn Ái
Quốc; Cuốn sách “Một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay” của
Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương; Bài viết “Định hướng xã hội chủ nghĩa nền
kinh tế thị trường ở nước ta” của Chu Văn Cấp.
Những cơng trình này đã cung cấp những thành quả về mặt lý luận cũng
như thực tiễn của công cuộc đổi mới Việt Nam. Chứng minh rằng, quá trình đởi
mới tư duy lý ḷn ở Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với quy luật
khách quan và điều kiện cụ thể của Việt Nam lúc bấy giờ.
Tóm lại, bài viết của các tác giả đã nêu ra ở trên là những cống hiến quan
trọng về mặt lý luận và thực tiễn. Họ đã giải quyết được những vấn đề về ĐLDT
như: ĐLDT và CNXH, độc lập tự chủ với hội nhập quốc tế, chủ quyền quốc gia
trong xu thế toàn cầu hóa, tác động của toàn cầu hóa đối với chính trị, văn hóa,
an ninh quốc gia, khu vực… Những vấn đề được nêu trên, đó là nguồn tư liệu
quý để tác giả tham khảo phục vụ trong quá trình nghiên cứu.
Tuy nhiên, các cơng trình, ćn sách, các bài viết nêu trên mới chỉ đề
cập đến từng khía cạnh, phân tích trong phạm vi mà bài viết đang đề cập tới.
Các bài viết chưa đề cập mợt cách hệ thớng quá trình nhận thức của ĐCSVN
về vấn đề ĐLDT trong bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi to lớn. Kế thừa có
chọn lọc kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, tác giả đã nghiên cứu
một cách có hệ thống quá trình đởi mới tư duy chính trị của ĐCSVN về
ĐLDT trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay trên cả hai phương diện. Một
mặt, ĐCSVN chủ động đưa ra các quan điểm mới phù hợp với bối cảnh quốc
tế hiện nay để bắt nhịp cùng với yêu cầu của thời đại; nhưng mặt khác

ĐCSVN cũng thấy sự tác động khách quan mang tính toàn cầu của xu thế hội
nhập. Từ đó, luận giải việc ĐCSVN đã phát huy nhân tố bên trong và bên
ngoài để vừa giữ vững ĐLDT, vừa tranh thủ thời cơ để đưa đất nước phát
triển, sánh vai cùng với cường quốc năm châu.


9

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Ḷn giải dưới góc đợ lý luận về ĐLDT, toàn cầu hóa; những chủ
trương, quan điểm, chính sách của ĐCSVN về vấn đề ĐLDT trong bới cảnh toàn
cầu hóa.
- Phân tích quá trình phát triển nhận thức của ĐCSVN về vấn đề ĐLDT
qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Từ đó, luận giải được sự cần thiết phải đổi
mới tư duy chính trị về ĐLDT trong bối cảnh quốc tế hiện nay.
- Đề xuất luận cứ cho việc hoạch định đường lối, chính sách phát triển nền
kinh tế độc lâp, tự chủ; nền chính trị ổn định; nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tợc; nền q́c phịng an ninh vững chắc, tinh nhuệ, hiện đại... của Việt
Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề ĐLDT trong bối cảnh toàn cầu hóa.
- Làm rõ quá trình biến đởi (phát triển) tư duy chính trị của ĐCSVN về
vấn đề ĐLDT; đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao tư duy chính trị về vấn
đề ĐLDT và bảo vệ ĐLDT trong bối cảnh toàn cầu hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tư duy chính trị mới của ĐCSVN về vấn đề ĐLDT trong bối cảnh toàn
cầu hóa.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tư duy chính trị của ĐCSVN về vấn đề ĐLDT thời kỳ trước
Đổi mới (trước Đại hội VI (1986)).
Nghiên cứu tư duy chính trị mới của ĐCSVN về vấn đề ĐLDT trong bối
cảnh toàn cầu hóa (từ Đại Hội VI (1986) đến nay).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Thế giới quan khoa học và phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của ĐCSVN và thực tiễn


10

cách mạng Việt Nam, đặc biệt là thời gian từ Đại hội VI đến Đại hội XI, là cơ sở
lý luận - thực tiễn quy định, xuyên suốt toàn bộ luận văn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp.
+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp hệ thống hóa.
+ Phương pháp tởng kết thực tiễn.
6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
- Luận văn này trình bày, phân tích những thành tựu và nêu lên những
đóng góp về lý luận và phương pháp luận trong tư duy chính trị của ĐCSVN về
ĐLDT trong bối cảnh toàn cầu hóa.
- Nêu lên một số giải pháp để tiếp tục đổi mới tư duy chính trị về ĐLDT
của ĐCSVN.
7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần vào việc học tập, nghiên cứu, tìm hiểu, quán triệt các
văn kiện của ĐCSVN, các chuyên đề về những vấn đề lý luận; góp thêm ý kiến

vào việc xây dựng cơ sở cho sự lãnh đạo của ĐCSVN trong việc đổi mới công
tác tư tưởng, lý luận.
- Luận văn phục vụ thiết thực cho công việc hằng ngày của tác giả, là tài
liệu tham khảo cho giảng viên, sinh viên trong giảng dạy và học tập các môn lý
luận chính trị (mà chủ đạo là môn Đường lối cách mạng của ĐCSVN) ở các
trường Đại học, Cao đẳng.
9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương, 8 tiết.


11

Chương 1
TÍNH TẤT YẾU CỦA SỰ ĐỔI MỚI TƯ DUY CHÍNH TRỊ
VÊ ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐÊ NGHIÊN CỨU

1.1.1. Về khái niệm đổi mới
Khái niệm đổi mới phản ánh xu hướng vận động, phát triển khách quan
của sự vật, hiện tượng và hàm chứa cả nguyện vọng chủ quan của chủ thể tư duy,
chủ thể hoạt động. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, đổi mới có thể được hiểu và
có nội hàm khác nhau, nhưng nghĩa chung nhất được hiểu, đó là sự thay cái cũ
bằng cái mới tốt hơn. Theo từ điển Tiếng Việt, đổi mới là thay đổi cho khác hẳn
với trước, tiến bợ hơn, khắc phục tình trạng lạc hậu, trì trệ và đáp ứng yêu cầu
của sự phát triển [125, tr.343]. Cuốn đại từ điển Tiếng Việt định nghĩa, đổi mới là
thay đổi hoặc làm cho thay đổi tốt hơn so với trước [9, tr.657].
Xuất phát từ định nghĩa nêu trên, chúng ta nên hiểu rằng, đổi mới không
phải là bất kì sự vận đợng, thay đởi nào mà đó là sự thay đổi theo hướng tốt hơn,
tiến bộ hơn, nó cho phép khắc phục được tình trạng lạc hậu, trì trệ và đáp ứng

được yêu cầu của sự phát triển. Đổi mới là một trạng thái hoạt động của con
người và có nhiều loại hình khác nhau. Tựu trung, có thể phân thành hai loại
chính: đổi mới dưới dạng hoạt động nhận thức, tinh thần như đổi mới tư duy,
phương thức ứng xử, phương pháp nghiên cứu, phương pháp giảng dạy và đổi
mới dưới dạng hoạt động thực tiễn thể hiện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội
như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, cơ chế tổ chức, quản lý, công nghệ sản
xuất. Đổi mới là quá trình loại bỏ những gì kìm hãm, cản trở sự phát triển, tổ
chức lại xã hội, đưa vào cơ chế vận hành của xã hội một hệ thống đồng bộ các
yếu tố vật chất và tinh thần, tạo nên lực lượng cho sự phát triển vượt bậc. Đổi
mới là quá trình giải phóng mang nhiều nghĩa: giải phóng về tư tưởng, giải
phóng về lực lượng sản xuất, giải phóng tiềm năng sáng tạo của con người, giải
phóng khả năng trí tuệ của nhân dân, để phục vụ cho sự phát triển con người,
bảo đảm tự do, sáng tạo của nhân dân. Đởi mới cũng là quá trình sửa lại những
nhận thức không đúng về “cái cũ” - “cái cũ” ấy lại là cái đúng - để hiểu đúng nó


12

hơn, vận dụng có hiệu quả hơn vào thực tiễn mới. Đởi mới cịn làm rõ cái gì là
đúng của ngày hôm qua nhưng do hoàn cảnh đã thay đổi, ngày hơm nay khơng
cịn thích hợp, cần tởng kết từ thực tiễn để khái quát lý luận nhằm bổ sung, phát
triển nhận thức, nền tảng tư tưởng làm cơ sở hoạch định và triển khai đường lối
chính sách của ĐCSVN, thúc đẩy đất nước phát triển.
Như vậy, đổi mới có mục tiêu lý luận và mục tiêu thực tiễn. Về lý luận,
đổi mới nhằm xác lập hệ thống quan điểm đúng đắn hơn về CNXH và con đường
đi lên CNXH ở Việt Nam. Về thực tiễn, đổi mới để CNXH từng bước được xác lập
vững chắc. Đổi mới để giữ vững ĐLDT và CNXH, để làm cho CNXH được nhận
thức đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn. Đổi mới không phải là xa rời
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà làm cho lý luận đó, tư tưởng đó
được nhận thức và vận dụng, phát triển sáng tạo hơn, mang lại kết quả thiết thực

hơn. Đổi mới không phải là phủ nhận sạch trơn nhận thức và cách làm trước đây
cũng những thành tựu đã được tạo ra, mà là khẳng định những gì đã nghĩ đúng, làm
đúng, giữ lại những giá trị tích cực của quá khứ. Đồng thời, loại bỏ những gì hiểu
sai, làm sai, những hậu quả do sai sót đó tạo ra.
Cùng với khái niệm đổi mới, khái niệm cải cách, cải tổ và cách mạng
cũng là những khái niệm cần phải được đề cập tới.
Khái niệm cải cách được hiểu đó là sự sửa đổi cho hợp lý, cho phù hợp
với tình hình mới, đáp ứng yêu cầu của tình hình khách quan.
Khái niệm cải tở, theo từ điển tiếng Việt có hai nghĩa: “Thứ nhất, tổ chức
lại cho khác hẳn trước; Thứ hai, thay đổi căn bản và toàn diện về tổ chức, thể
chế, cơ chế trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội nhằm khắc phục hậu quả
sai lầm trong quá khứ, đưa xã hội tiến lên” [125, tr.117].
Khái niệm cách mạng, được hiểu là sự thay đổi căn bản, sự nhảy vọt về
chất lượng trong quá trình phát triển của tự nhiên, xã hội hoặc nhận thức.
Chúng ta thấy, khái niệm đổi mới, cách mạng, cải cách, cải tổ đã được sử
dụng từ lâu, lẽ dĩ nhiên, cách hiểu nội hàm của chúng qua mỗi thời đại, mỗi giai
đoạn lịch sử ngày càng phong phú hơn.
Như đã trình bày ở trên, đởi mới không những được dùng để chỉ những thay
đổi trong hoạt đợng của đời sớng xã hợi mà cịn chỉ những thay đổi trong hoạt động


13

nhận thức, tinh thần, tư duy của con người. Đổi mới trong hoạt động thực tiễn và
đổi mới trong tư duy có mối quan hệ biện chứng với nhau, đổi mới nhận thức, tư
duy của con người sâu sắc và đúng đắn là điều kiện để những thay đổi trong xã hội
diễn ra một cách tích cực, đúng hướng và có kết quả. Chính trên ý nghĩa ấy, mà khi
khởi xướng đường lối đổi mới, ĐCSVN nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng và xác định
điểm khởi đầu của đổi mới là đổi mới tư duy. Chúng ta không thể đổi mới được
phong cách, công tác tổ chức và cán bộ cũng như tất cả những vấn đề, lĩnh vực khác

nếu không đổi mới tư duy, nếu không có tư duy mới về lĩnh vực đó.
1.1.2. Về khái niệm tư duy
Tư duy trước hết là sự phản ánh ở trình đợ cao, bằng con đường khái quát
hoá, hướng sâu vào nhận thức bản chất, quy luật của đối tượng. Sự phản ánh ở đây
hiểu theo quan niệm của chủ nghĩa Mác là phản ánh biện chứng, là mợt quá trình
phức tạp và mâu thuẫn của sự tác động qua lại giữa nhận thức cảm tính và nhận
thức lý tính, giữa hoạt động tư duy và hoạt động thực tiễn như là mợt quá trình
trong đó con người khơng thích nghi mợt cách thụ động với thế giới bên ngoài, mà
tác động tới nó, cải tạo nó và bắt nó phải phục tùng những mục đích của mình. Đó
là phản ánh tâm lý, là sự phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính, các mối quan
hệ, liên hệ bản chất, quy luật vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng trong
biện thực khách quan. Theo V.I. Lênin, tư duy là sự phản ánh thế giới tự nhiên sâu
sắc hơn, chính xác hơn, đầy đủ hơn, đi sâu một cách vô hạn, tiến gần đến chân lý
khách quan hơn. Tư duy của người ta - đi sâu một cách vô hạn, từ giả tưởng tới bản
chất, từ bản chất cấp một đến bản chất cấp hai... đến vô hạn.
Tư duy là quá trình vận dụng các khái niệm, phạm trù theo những quy luật
lôgíc chặt chẽ nhằm đạt đến chân lý. Tư duy là quá trình sáng tạo lại hiện thực
dưới dạng tinh thần. Theo C.Mác thì cái tinh thần (ở đây, chúng ta cũng có thể
hiểu đó chính là tư duy) chẳng qua là cái vật chất được chuyển vào trong đầu và
được cải tạo lại ở trong đó. Tư duy cịn là quá trình tiến tới cái mới, đề x́t
những nhận thức mới, là quá trình khơng ngừng bổ sung và đổi mới. Quy luật
của tư duy thực chất là quy luật của sự phát triển và tìm tịi cái mới.
Để định nghĩa tư duy, các nhà tâm lý học trong nước cũng như nước
ngoài, mỗi người có mợt cách hiểu riêng của mình. X.L. Rubinstêin cho rằng, tư


14

duy là thâm nhập vào những tầng mới của bản thể, là giành lấy và đưa ra ánh
sáng những cái cho đến nay vẫn giấu kín trong cõi sâu bí ẩn: Đặt ra và giải quyết

vấn đề của thực tại và c̣c sớng, tìm tịi và giải đáp câu hỏi thực ra nó là như thế
nào, câu trả lời đó là cần thiết để biết nên sống thế nào, cho đúng và cần làm gì?.
Có thể hiểu sâu thêm định nghĩa của tư duy: Tư duy là quá trình tâm lý
phản ánh hiện thực khách quan một cánh gián tiếp là khái quát, là sự phản ánh
những thuộc tính chung và bản chất, tìm ra những mới liên hệ, quan hệ có tính
quy luật của sự vật, hiện tượng mà ta chưa từng biết.
Tóm lại, hiểu một cách khái quát nhất thì: Tư duy là quá trình suy nghĩ, vận
dụng các khái niệm, phạm trù theo những nguyên tắc lôgíc chặt chẽ để kiếm tìm
chân lý, là quá trình tái tạo lại hiện thực dưới dạng tinh thần, là suy nghĩ của con
người nhằm nhận thức bản chất sự vật. Do vậy, đổi mới tư duy, trước hết là đổi mới
quá trình suy nghĩ, quá trình vận dụng các khái niệm, phạm trù để phản ánh hiện
thực khách quan. Quá trình này khơng phải là sự thay đởi các quy luật, các thao tác
logic của tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, quy nạp, khái quát, trừu tượng,
mà chính là sự vận dụng tốt các quy luật, các thao tác đó theo phương pháp biện
chứng duy vật. Hai là, đởi mới tư duy cịn là sự thay đởi quan niệm, nội dung sự
hiểu biết, nội dung tri thức của con người về sự vật, về hiện thực khách quan.
1.1.3. Về khái niệm chính trị
Chính trị là mợt lĩnh vực hoạt động rộng lớn và hết sức quan trọng, nó
quyết định vận mệnh của đất nước, sự phát triển của xã hợi và con người. Trình
đợ xử lý các tình h́ng chính trị mợt cách khoa học và nghệ thuật không chỉ
đem lại sự độc lập và ổn định chính trị mà còn là điều kiện cho việc phát triển
kinh tế - văn hóa - xã hội, phát triển con người, xây dựng và phát triển đất nước.
“Bản chất chính trị, lý tưởng chính trị, trình đợ hoạt đợng chính trị hướng tới một
xã hội nhân đạo, nhân văn, tất cả vì sự phát triển và tiến bợ của xã hội và con
người, nói lên văn hóa chính trị của một nền chính trị” [56, tr.9].
Hiện nay, trên thế giới đã hình thành 4 cách hiểu khác nhau về chính trị:
Nghệ thuật của phép cai trị; những công việc của chung; sự thỏa hiệp và đồng
thuận, quyền lực và cách phân phối tài nguyên hay lợi ích.
Nếu quan niệm rằng: Chính trị chỉ là những hoạt động xoay quanh vấn đề
giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước thì theo lý luận của chủ nghĩa Mác,



15

trong xã hội cộng sản tương lai sẽ không có chính trị bởi vì lúc đó nhà nước đã
tiêu vong. Nói cách khác, chính trị sẽ dần dần trở nên thừa thãi và mất hẳn trong
xã hội lý tưởng của nhân loại - xã hội cộng sản.
Hiểu một cách tổng thể: “Chính trị là hoạt động tổng hợp và có quá trình,
nó diễn ra từ việc lựa chọn mục tiêu chính trị đến việc vạch ra đường lối, nội
dung thực hiện đường lối chính trị, sắp xếp, bố trí và tở chức lực lượng thực
hiện, trình đợ, năng lực thực hiện chính trị” [105, tr.258].
Chính trị theo nghĩa rộng hơn là hoạt đợng của con người nhằm làm ra,
gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung mà những luật lệ này tác động trực
tiếp lên cuộc sống của những người góp phần làm ra, gìn giữ và điều chỉnh
những luật lệ chung đó. Với cách hiểu như thế này thì dù trong xã hợi cợng sản,
chính trị vẫn cịn tồn tại và vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng đối với từng con
người cũng như toàn xã hội. Trong bất kỳ xã hợi nào thì cũng cần những luật lệ
chung để hoạt động nhịp nhàng và khoa học, tránh tình trạng vơ tình hay cớ ý
xâm phạm qùn lợi, lợi ích, tài sản, sức khỏe hay thậm chí tính mạng của người
khác hay của cộng đồng.
1.1.4. Cách hiểu khái qt về đổi mới tư duy chính trị
Vào ći những năm 70 của thế kỷ XX do những điều kiện khắc nghiệt
của hoàn cảnh đất nước và cả do những khuyết điểm chủ quan trong lãnh đạo và
quản lý mà đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân
gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam
đã từng bước thử nghiệm tìm tịi con đường đởi mới để đưa đất nước phát triển.
Trên cơ sở đổi mới tư duy lý luận, nhận thức rõ hơn về CNXH và về thời
kỳ quá độ lên CNXH, dựa vào những kết quả bước đầu của sự đổi mới từng
phần, lắng nghe, tổng kết sáng kiến, kinh nghiệm của nhân dân, của các địa
phương và cơ sở, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986) của ĐCSVN

đã hoạch định đường lối đổi mới. Với tinh thần: Dân chủ, nhìn thẳng vào sự thật,
đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, Đại hội đã nghiêm khắc kiểm điểm những
sai lầm thiếu sót trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động kinh tế - xã hội 10 năm qua
và đề ra đường lối đổi mới đất nước trên tất cả các mặt kinh tế chính trị, xã hội,
đối ngoại và an ninh q́c phịng.


16

Quan điểm đổi mới của ĐCSVN và mục tiêu đổi mới đất nước trong quá trình
đi lên CNXH khơng phải là thay đổi mục tiêu của CNXH mà làm cho mục tiêu ấy trở
thành hiện thực có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về cách mạng khoa học
- kỹ thuật về nhiều hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp, đổi mới phải toàn diện
và đồng bộ về kinh tế, chính trị đến tư tưởng xã hội, đổi mới về kinh tế không thể
không đi đôi với đổi mới về chính trị nhưng trọng tâm là kinh tế. Đổi mới về tư duy
chính trị phải tích cực, vững chắc mang lại kết quả thực tế, không gây mất ổn định về
chính trị, không làm thương hại đến toàn bộ công cuộc đổi mới.
Đổi mới về tư duy chính trị, thực chất là xây dựng và từng bước hoàn
thiện XHCN, bảo đảm quyền lực thực sự về nhân dân lao động, công cuộc đổi
mới bắt đầu từ đổi mới tư duy chính trị, việc hoạch định đường lối chính sách
đối nội, đối ngoại, nó cần phải tiến hành từng bước vững chắc trên cơ sở đổi mới
kinh tế - xã hội. ĐCSVN nhấn mạnh đến vấn đề dân chủ hoá xã hội trên quan
điểm lấy dân làm gốc theo phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra. Coi đó là nề nếp hàng ngày của xã hội mới, thể hiện chế độ nhân dân lao
động tự quản lý lấy nhà nước của mình.
Trọng tâm của đởi mới tư duy chính trị là hoàn thiện nội dung và đổi mới
phương thức lãnh đạo của ĐCSVN, gắn quyền hạn với trách nhiệm trong thực
hiện chức năng lãnh đạo của các cấp ủy đảng; mở rộng dân chủ trong Đảng và
trong toàn xã hợi nhằm phát huy vai trị chủ động của các cơ quan nhà nước, khả
năng sáng tạo to lớn của nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để xây

dựng và bảo vệ đất nước.
Đổi mới tư duy chính trị được thể hiện ở nhiều vấn đề, trong nhiều lĩnh
vực và với các mức độ, quy mô khác nhau. Nhưng, tựu trung lại dưới dạng tổng
quát, cô đọng và tập trung nhất là đổi mới nhận thức về ĐLDT và những đặc
điểm của thời đại ngày nay. Mọi sự ràng buộc, lệ thuộc, thậm chí có thể nói, tình
trạng nơ lệ cho những quan điểm và thể chế cũ đang là xiềng xích trói ḅc đởi
mới tư duy chính trị và kìm hãm đởi mới kinh tế ở Việt Nam.
Đổi mới tư duy chính trị địi hỏi phải có những đợt phá căn bản. Nếu như ở
giai đoạn trước đây, đổi mới tư duy chính trị đã đợng chạm đến phần ngoài thì sắp
tới, đổi mới buộc phải động chạm đến phần nhân lõi: hệ thống chính trị, phương


17

thức phân phối, công bằng xã hội, dân chủ và văn minh, …, bởi nó trực tiếp động
đến nền tảng chính trị và kinh tế của toàn xã hội và của các bộ phận dân cư.
Đổi mới tư duy chính trị cịn cần phải đởi mới cách thức giải qút hàng
loạt vấn đề cụ thể của đời sống xã hội, như cải cách hành chính, quan hệ
ĐCSVN - Nhà nước cợng hịa XHCN Việt Nam - các đoàn thể chính trị, xã hội
trong hệ thống chính trị Việt Nam, … Việc đổi mới đường lối cần phải được tiến
hành đồng thời vừa trên cơ sở nghiên cứu lý luận, vừa trên cơ sở tổng kết thực
tiễn. Điều đó, một mặt, giúp Việt Nam tránh được chủ quan, giáo điều sách vở;
mặt khác, tránh được chủ nghĩa kinh nghiệm, thiếu nhìn xa trông rộng, “chỉ thấy
cây mà không thấy rừng”, chỉ thấy trạng thái tĩnh mà không thấy trạng thái động.
Điều này cũng là hợp lôgíc với nguyên tắc đổi mới kinh tế đi trước một bước so
với đổi mới chính trị. Những đổi mới về kinh tế của chúng ta sẽ tiến triển chậm
chạp, nếu chúng ta không tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn về chính trị.
1.1.5. Quan niệm về vấn đề độc lập dân tộc
ĐLDT và chủ quyền quốc gia là một vấn đề gây nên sự tranh luận giữa
các nhà triết học, chính trị học, luật học, các nhà chính trị, các nhà ngoại giao,

các nhà kinh tế,... và là một khái niệm được giải thích khác nhau dưới nhiều góc
độ. Người ta thường quan tâm tới các thuộc tính liên quan đến một quốc gia độc
lập, có quyền tự quyết trong cộng đồng quốc tế; nguồn gốc của quyền lực chính
trị trong một quốc gia dân tợc.
1.1.5.1. Quan niệm của Hờ Chí Minh về độc lập dân tộc
Việt Nam là một quốc gia dân tộc đã hình thành sớm trong quá trình dựng
nước và giữ nước. Nhân dân Việt Nam có ý thức sâu bền về qùn tự chủ q́c
gia dân tợc. Quá trình dựng nước và giữ nước đã tạo dựng và phát triển cho dân
tộc Việt Nam một nền văn hoá tư tưởng rực rỡ, trong đó chủ nghĩa dân tộc, ý chí
độc lập và khát vọng tự do là dòng chủ lưu của lịch sử. Đó là nền tảng văn hoá tư
tưởng của sự hội tụ và đoàn kết dân tộc, là động lực vĩ đại và duy nhất của nhân
dân Việt Nam trong lịch sử xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Trên cơ sở giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, Hồ Chí Minh tiếp thu
tinh hoá văn hoá của phương Đông và cuộc cách mạng ở các nước phương Tây
thế kỷ XVII, XVIII, đặc biệt là thế giới quan và phương pháp duy vật biện chứng


18

của học thuyết Mác - Lênin và kinh nghiệm của cuộc cách mạng vô sản trên thế
giới của thế kỷ XX, để xây dựng một hệ thống quan điểm toàn diện và sáng tạo
về tư tưởng giải phóng và phát triển dân tộc, trong đó, cốt lõi là tư tưởng độc lập
tự do làm kim chỉ nam cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì nhu cầu
phát triển của đất nước theo xu thế tiến bộ của thời đại. Hệ thống quan điểm cách
mạng của Hồ Chí Minh là cơ sở của tư tưởng và chiến lược đại đoàn kết dân tộc
của Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh giải phóng và phát triển đất nước.
Tư tưởng về ĐLDT và chủ quyền quốc gia là nét nổi bật trong lịch sử tư
tưởng Việt Nam. Lịch sử Việt Nam đã ghi đậm những trang đấu tranh hào hùng
giành và giữ nền độc lập thiêng liêng của Tổ quốc. Từ thế kỷ thứ V, Lý Bí lãnh
đạo nhân dân Việt Nam đánh đuổi giặc Lương. Thế kỷ XI, Lý Thường Kiệt đã

tuyên bố Việt Nam không phải là thuộc quốc của phương Bắc mà là một quốc
gia có chủ quyền. Tiếp đó, thế kỷ XV Nguyễn Trãi một lần nữa khẳng định về
chủ quyền của Đại Việt khi viết:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Cõi bờ sông núi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác…” (Bình Ngơ Đại Cáo).
Đến ći thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, ĐLDT trở thành niềm khát khao
cháy bỏng, là mục tiêu trước hết của cách mạng Việt Nam và là quyền thiêng
liêng, bất khả xâm phạm của cả dân tộc. Hồ Chí Minh nhận ra hạn chế về con
đường cứu nước của các bậc tiền bối. Và mong ḿn tìm ra con đường cứu
nước, đánh đ̉i giặc ngoại xâm, giành lại nền ĐLDT đã bị mất vào tay giặc
Pháp. Chính mục tiêu giành lại ĐLDT đã đưa Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa
Mác - Lênin, đến với chân lý của thời đại. Từ yêu nước chân chính, Hồ Chí
Minh đã trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Đây là bước nhảy vọt,
một sự thay đổi về chất trong tư tưởng và lập trường chính trị của Hồ Chí Minh.
Bước chuyển đó phù hợp với trào lưu tiến bộ của thời đại và lôi cuốn cả lớp
người Việt Nam yêu nước đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin.
Trong những năm ở Liên Xô, với những hiểu biết sâu sắc về tình hình thế
giới và đặc điểm cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh kiên trì bảo vệ các quan


19

điểm của mình về vấn đề dân tợc và giải phóng dân tộc. Tư tưởng này của Hồ
Chí Minh đã nêu ra trong Chánh cương vắn tắt do Hồ Chí Minh soạn thảo được
thông qua tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước đã xác định rõ
mục tiêu chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam là: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa
Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập” [75, tr.1].
Theo Hồ Chí Minh, giành ĐLDT là mục tiêu trước hết và bao trùm của cách

mạng Việt Nam.
Trong Thư Kính cáo đồng bào, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trong lúc này quyền
lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy” [4, tr.198]. Sau đó, Hồ Chí Minh cùng
Trung ương ĐCSVN chuẩn bị mọi mặt để khi thời cơ đến sẽ phát động toàn dân
tộc nổi dậy giành chính quyền. Hồ Chí Minh khẳng định: “Dù có phải đốt cháy
cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được đợc lập”. Hồ Chí Minh
khẳng định: “Khơng có gì q hơn độc lập, tự do”. Đó là chân lí của thời đại, là
ý chí và lẽ sống của dân tộc Việt Nam.
Theo Hồ Chí Minh, có ĐLDT mới có điều kiện mang lại cuộc sống ấm
no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Nước mất đợc lập thì nhân dân cũng phải
chịu kiếp ngựa trâu. Do đó phải kiên quyết giành ĐLDT. Khi đã có đợc lập thì
phải kiên qút giữ, kể cả việc phải sử dụng phương thức không mong muốn là
chiến tranh. Và khi đã có ĐLDT phải từng bước mang lại cuộc sống ấm no, hạnh
phúc cho đồng bào.
1.1.5.2. Quan niệm mới về độc lập dân tộc
Xét từ giác độ lịch sử, độc lập chủ quyền là một khái niệm có riêng của
nền văn minh phương Tây. Nó chỉ được chia sẻ với các dân tộc khác trên thế giới
vào thế kỷ XX, khi được gắn với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của
các nước đang phát triển.
Trong thời đại ngày nay, khái niệm chủ quyền quốc gia dân tộc được cấu
thành từ ba khái niệm quan trọng, đó là: chủ quyền dân tộc (quyền của mỗi dân tộc
được thành lập một quốc gia dân tợc đợc lập của mình), chủ qùn q́c gia và chủ
quyền nhân dân (quyền của nhân dân làm chủ trong việc hoạch định một hệ thống
kinh tế - xã hội và hình thái tở chức nhà nước theo sự lựa chọn phù hợp với mình,
qùn xác định trong mợt qui chế chính trị, kinh tế, xã hội và pháp lý cho mình).


20

Bước sang thế kỷ XXI, xuất phát từ lợi ích chung của phần lớn các quốc

gia dân tộc có chủ qùn trong việc tơn trọng tình trạng lãnh thở hiện tại nên
mặc dù vẫn còn những bất đồng nhưng chưa bao giờ các đường biên giới quốc
gia lại được đảm bảo ổn định như hiện nay. Trong bối cảnh như vậy, độc lập chủ
quyền quốc gia, dân tộc đã có nhiều thay đổi về nội dung, ý nghĩa: chủ quyền
quốc gia, hiểu theo nghĩa cơ bản nhất đang trong quá trình được định nghĩa lại.
Điều này diễn ra khơng chỉ do tác đợng của quá trình toàn cầu hóa và hợp tác
q́c tế. Vì vậy, việc các nước ln phải đề cao nguyên tắc ĐLDT cũng cho thấy
ĐLDT, chủ quyền quốc gia và tự quyết dân tộc không phải là một điều tự nhiên
do chưa có sự tương hợp giữa tính nguyên tắc và thực tiễn, vì các lí do sau:
Thứ nhất, các nước lớn ln tìm mọi cách chi phối trật tự quốc tế, đồng
thời tác động, gây ảnh hưởng tới các nước nhỏ (từ hình thức gây sức ép gián tiếp
đến can thiệp trực tiếp), hy sinh quyền lợi của các nước nhỏ để thoả mãn quyền
lợi của họ. Ngoài ra, trên thực tế, khả năng giữ độc lập, tự chủ của các nước nhỏ
trước các nước lớn.
Thứ hai, thế giới ngày càng trở nên tùy thuộc lẫn nhau - dưới tác đợng của
toàn cầu hoá, thì khả năng một nước giữ được ĐLDT theo nghĩa cổ điển của từ
này là rất khó khăn và thậm chí là không hiện thực. Các tập đoàn kinh tế, các
công ty đa quốc gia lớn đang chi phối nền kinh tế và phần nào nền chính trị quốc
tế. Cuộc tranh luận về chủ quyền quốc gia trong nền kinh tế đang ngày càng toàn
hoá đã cho thấy các nước dù lớn hay nhỏ đều gặp phải thách thức về quyền tự
chủ dân tộc khi phải đương đầu với những tập đoàn kinh tế xun q́c gia.
Thứ ba, quá trình hợp tác quốc tế ngày càng gia tăng cũng cản trở khả
năng mỗi quốc gia thi hành chính sách ĐLDT. Xét về mặt nợi dung, hợp tác là
quá trình phới hợp chính sách trong đó các chủ thể có chủ ý điều chỉnh hành vi
của mình theo những ưu tiên trên thực tế hoặc sẽ phát sinh của chủ thể khác. Nói
cách khác, hợp tác xuất hiện khi các chủ thể chủ đợng điều chỉnh hành vi của
mình để đáp ứng lợi ích của bên đối tác mà vẫn đảm bảo lợi ích của mình.
Như vậy, đến thế kỷ XXI, khái niệm lợi ích quốc gia dân tộc phải được
xác định lại với ý nghĩa rộng hơn để thúc đẩy các quốc gia dân tộc thống nhất
với nhau hơn trong việc theo đuổi những mục tiêu và giá trị chung. ĐLDT là



21

mục đích cao nhất, là nội dung cơ bản nhất của lợi ích q́c gia vì nó liên quan
tới chủ quyền quốc gia, dân tộc vốn thuộc phạm trù nguyên tắc trong quan hệ
quốc tế và lẽ sinh tồn của từng nước trong hệ thống quan hệ quốc tế. Tuy nhiên,
ĐLDT là một trạng thái “tối ưu” tồn tại trên lý thút, bởi vì trên thực tế quan hệ
q́c tế hiện đại, các nước không thể sống biệt lập, tự ý theo đ̉i lợi ích q́c
gia của mình mà khơng tính tới lợi ích của nước khác, và do vậy phải điều chỉnh
hành vi của mình. Từ đó, nhận thức về ĐLDT trong giai đoạn hiện nay chỉ có
giá trị tương đối. Xử lý mối quan hệ cân bằng giữa có thêm ràng buộc bên ngoài
đối với độc lập tự chủ và tăng thêm lợi ích quốc gia là một trong những mối
quan tâm nhất của các nước trên thế giới trong thế kỉ XXI .
1.2. TOÀN CẦU HÓA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI VẤN ĐÊ ĐỘC
LẬP DÂN TỢC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.2.1. Tồn cầu hóa - xu thế chung mang tính khách quan của thời đại
1.2.1.1. Khái niệm tồn cầu hóa
Mặc dù đã trở thành mợt vấn đề thời sự, có ảnh hưởng sâu sắc đến vận
mệnh của mỗi cá nhân, quốc gia, dân tộc,… thu hút sự quan tâm chú ý của giới
nghiên cứu, giới chính trị cũng như của đông đảo các tầng lớp nhân dân trên thế
giới, nhưng toàn cầu hoá vẫn là mợt khái niệm cịn để ngỏ. Ở bất cứ mợt lĩnh vực
nào của đời sống hiện thực, người ta cũng cảm nhận được sự hiện diện, thấm sâu
của toàn cầu hoá vào tất cả các yếu tố cấu thành nên đời sống toàn cầu. Có thể kể
ra một số định nghĩa về toàn cầu hóa như sau:
Theo Scholte.J.A: Toàn cầu hóa là tự do hóa sự dỡ bỏ các rào cản của nhà
nước đới với các dịng ln chủn để tạo ra một nền kinh tế thế giới phi quốc gia.
Theo Wall.Derek: Toàn cầu hóa là phương Tây hóa, là cơ chế hủy diệt những
nền văn hóa và những thể chế tự trị hiện hành, để thay vào đó bằng một cấu trúc xã

hội nhất dạng (chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa công nghiệp).
Theo Fried T.L: Toàn cầu hóa là tiến trình hợi nhập khơng thể cưỡng lại
được của các thị trường, của các nhà nước dân tộc và của công nghệ với một
mức độ chưa từng có, tức chủ nghĩa tư bản kiểu thị trường tự do đã lan sang hầu
hết các nước trên thế giới.
Theo R.Robertson: Toàn cầu hóa là sự tăng cường ý thức về một thế giới
trọn vẹn, tính tùy thuộc lẫn nhau.


22

Theo Lukashuk.I: Toàn cầu hóa là quá trình mang tính toàn thế giới, tạo ra
những mối ràng buộc lẫn nhau giữa các thiết chế kinh tế - xã hội để hình thành
nên mợt hệ thớng kinh tế và xã hợi duy nhất.
Theo H.I.Bashekin: Toàn cầu hóa là đặc điểm và khuynh hướng chủ đạo
của giai đoạn phổ quát xã hội thông tin-hậu công nghiệp (cái hiện đang cuốn
toàn nhân loại vào một nấc thang văn minh mới trong sự phát triển của nó).
Theo Panarin A.C: Toàn cầu hóa là quá trình sinh thành nền kinh tế toàn
cầu, mà đợng lực chủ đạo của quá trình này là sự hình thành nên khu vực kinh tế
xuyên quốc gia và lĩnh vực tài chính tự điều tiết.
Từ sự phân tích những định nghĩa nêu trên chúng ta có thể rút ra những ưu
điểm và khuyết điểm sau đây:
Về ưu điểm: các định nghĩa trên đều đạt yêu cầu về hình thức định nghĩa,
về nội dung, tất cả các định nghĩa trên đều rõ ràng, dễ hiểu.
Về khuyết điểm: Nhiều định nghĩa trên thiên về những phương diện khác
nhau. Có định nghĩa thiên về kinh tế; có định nghĩa thiên về phương diện văn
hóa, có định nghĩa thiên về công nghệ thông tin; có định nghĩa thiên về liệt kê.
Trên cơ sở những ưu điểm và khuyết điểm của các định nghĩa nêu trên, có
thể rút ra một định nghĩa chung nhất và khách quan nhất về toàn cầu hóa như
sau: Toàn cầu hóa là quá trình trao đởi, liên kết, phụ tḥc lẫn nhau giữa các

quốc gia, các dân tộc trên tất cả các lĩnh vực, xuất phát từ xây dựng một nền kinh
tế thế giới thống nhất. Hay nói cách khác, là sự phụ thuộc qua lại không ngừng
giữa các quốc gia và các cá nhân. Sự phụ thuộc qua lại có thể xảy ra trên lĩnh
vực kinh tế, công nghệ, môi trường, văn hoá hay xã hội.
1.2.1.2. Đặc điểm và bản chất tồn cầu hóa
* Đặc điểm của toàn cầu hóa: Có thể nhận biết toàn cầu hoá thông qua một
số xu hướng, hầu hết các xu hướng đó bắt đầu từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Trong số đó, có lưu thông quốc tế ngày càng tăng đối với hàng hoá, tiền tệ, thông
tin và người; cùng với việc phát triển các công nghệ, tổ chức, hệ thống luật lệ và
cơ sở hạ tầng cho việc lưu thông này. Sự phát triển nhanh của các tập đoàn kinh
tế xuyên quốc gia, dường như toàn cầu hoá rốt cuộc là sự hợp nhất, sát nhập các
tổ chức, các tập đoàn và các ngân hàng thành các tổ hợp xuyên quốc gia khổng
lồ chi phối trên trực tế nền kinh tế và thị trường thế giới.


23

Sự tan rã của Liên Xô và Đông Âu làm mất đi sức mạnh kinh tế của các nước
XHCN, làm cho xu hướng toàn cầu hoá bớt đi tính chất phụ thuộc vào hai cực. Các
vấn đề (dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, di cư, maphia, tội phạm quốc tế, các căn bệnh thế
kỉ và hiểm hoạ môi trường, sinh thái... ) hơn bao giờ hết nổi lên thành vấn đề bức
xúc toàn cầu vừa gây cản trở không nhỏ cho quá trình toàn cầu hoá lại vừa thúc đẩy
những nỗ lực chung của quốc tế để giải quyết chúng”. Chúng ta dễ dàng nhận thấy
dấu hiệu của toàn cầu hóa thông qua những đặc điểm sau:
Tự do hóa các yếu tố của tái sản xuất xã hội mang tính toàn cầu được thể hiện
qua tự do hóa thương mại đang trở thành nợi dung quan trọng của quá trình toàn
cầu hóa kinh tế. Bằng chứng là, mục tiêu của hầu hết các thể chế kinh tế song
phương và đa phương, đặc biệt là WTO, đều tập trung giải quyết vấn đề tiếp cận thị
trường thông qua các cam kết về tự do hóa thương mại. Đây là quá trình dỡ bỏ dần
những cản trở trong hoạt động thương mại, xóa bỏ sự phân biệt đối xử, tạo lập sự

cạnh tranh bình đẳng, nhằm làm cho hoạt đợng thương mại trên phạm vi quốc tế
ngày càng tự do hơn thông qua việc cắt giảm dần thuế quan; giảm bớt, tiến tới loại
bỏ hàng rào phi thuế quan, như hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, quản lý
ngoại hối, phụ thu hàng nhập khẩu, các loại lệ phí và nhiều cản trở vơ hình khác;
bảo đảm cạnh tranh cơng bằng và không phân biệt đối xử.
Đẩy mạnh tự do hóa các hoạt động tài chính và đầu tư quốc tế được đẩy
mạnh. Toàn cầu hóa trong lĩnh vực tài chính được đẩy mạnh thông qua việc tự do
hóa rộng rãi các giao dịch tài chính quốc gia và phát triển các thị trường tài chính
quốc tế, hướng tới một thị trường tài chính mang tính toàn cầu. Tự do hóa tài
chính bao gồm các nội dung cơ bản, như: nới lỏng kiểm soát tín dụng; tự do hóa
lãi suất; tự do hóa tham gia hoạt động ngân hàng và các dịch vụ tài chính trên
toàn thế giới, không phân biệt biên giới; tự do hóa việc di chuyển của các luồng
vớn q́c tế. Quá trình này dẫn đến hệ thớng các nền tài chính quốc gia hội nhập
và tùy thuộc, tác động lẫn nhau ngày càng mạnh mẽ.
Các công ty đa q́c gia (MNCs) ngày càng đóng vai trị quan trọng và chủ
đạo trong các quan hệ kinh tế thế giới. Với sức mạnh ngày càng lớn, các công ty
đa q́c gia ngày càng mở rợng ảnh hưởng, duy trì và nâng cao quyền lực kiểm
soát trong các lĩnh vực quan trọng như tài chính, công nghệ, dịch vụ và lao động.
Các công ty xuyên quốc gia chính là một nhân tố cực kỳ quan trọng góp phần


×